Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.04 KB, 213 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình
nghiên cứu độc lập, sáng tạo của riêng tôi.
Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án
có xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lương Tiến Lực


MỤC LỤC
Trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.
Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan đến
đề tài luận án
1.2.
Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến
đề tài luận án
1.3.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học
đã được cơng bố có liên quan và những vấn đề đặt ra luận
án cần tập trung giải quyết
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC XÂY
DỰNG ĐẢNG CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ
BAN HẬU CẦN TRUNG ĐỒN BỘ BINH
TRONG QUÂN ĐỘI
2.1.
Đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đồn bộ binh và
năng lực cơng tác xây dựng Đảng của bí thư chi bộ ban
hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội
2.2.
Quan niệm, những vấn đề có tính ngun tắc và tiêu chí
đánh giá bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của
đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đồn bộ binh trong
Quân đội
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI
DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG
CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ BAN HẬU CẦN
TRUNG ĐỒN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI
3.1.
Thực trạng bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng
của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh
trong Quân đội
3.2.
Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực công
tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung
đoàn bộ binh trong Quân đội

5
10
10
16


25

29

29

55

71

71

95


Chương 4

YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CƠNG TÁC
XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI
BỘ BAN HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN BỘ BINH

TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
110
4.1.
Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường bồi dưỡng
năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ
ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay
110

4.2.
Những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác
xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần
trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay
121
KẾT LUẬN
159
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC
CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
162
PHỤ LỤC
176


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1.

Ban hậu cần trung đồn

BHCTĐ

2.


Cơng tác đảng, cơng tác chính trị

CTĐ, CTCT

3.

Cơng tác xây dựng Đảng

CTXDĐ

4.

Đội ngũ bí thư

ĐNBT

5.

Qn ủy Trung ương

QUTW

6.

Trong sạch vững mạnh

TSVM

7.


Vững mạnh toàn diện

VMTD

8.

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

MỞ ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức tế bào cơ bản, hợp thành nền
tảng của Đảng; nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện, kết nạp, thi hành kỷ
luật, phân công và kiểm tra công tác của đảng viên. Sự vững mạnh, năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng phụ thuộc vào sự vững mạnh của chi bộ. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì
mọi việc sẽ tốt” [98, tr. 278]. Chi bộ BHCTĐ bộ binh nằm trong cơ cấu tổ chức
của Đảng bộ Trung đoàn bộ binh, hạt nhân chính trị, cầu nối liền Đảng với
quần chúng, nhân tố quyết định mọi thắng lợi của BHCTĐ bộ binh. Khơng
ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo tồn diện và sức chiến đấu của chi bộ, làm
cho chi bộ BHCTĐ bộ binh thật sự trở thành “pháo đài chiến đấu” hiện nay ở
cơ sở là trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong đó ĐNBT chi bộ
BHCTĐ bộ binh giữ vai trị đặc biệt quan trọng.
Bí thư chi bộ BHCTĐ có vai trị rất quan trọng trong xây dựng chi bộ
TSVM, là người chủ trì các mặt công tác của chi ủy, chi bộ, trực tiếp cùng với
cấp uỷ quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, xây dựng nghị quyết của

cấp mình và chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết; hạt nhân lãnh
đạo, trung tâm đoàn kết trong chi uỷ, chi bộ BHCTĐ bộ binh. Vì vậy, bí thư
chi bộ BHCTĐ bộ binh phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, phẩm
chất đạo đức, phẩm chất tâm lý và phẩm chất nghề nghiệp, có năng lực cơng
tác tốt, trong đó năng lực CTXDĐ phải đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, xây dựng đảng bộ, chi bộ trong điều kiện mới.
Năng lực CTXDĐ là yếu tố cấu thành năng lực toàn diện, tạo nên nhân
cách, uy tín của người bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh, phản ánh trình độ, khả
năng thực tế của người bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh trong nắm bắt và giải
quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng Đảng. Đó là trình độ, khả năng
nhận thức và tiến hành các hoạt động xây dựng Đảng của người bí thư chi bộ
BHCTĐ bộ binh nhằm xây dựng chi ủy, chi bộ BHCTĐ bộ binh vững mạnh
về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Năng lực CTXDĐ của bí


thư chi bộ BHCTĐ bộ binh không tự nhiên mà có, nó được hình thành, phát
triển trong q trình học tập tại trường và trong thực tiễn công tác.
Bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh là một
nội dung quan trọng trong công tác bồi dưỡng cán bộ của Đảng, được tiến
hành thường xuyên ở chi bộ BHCTĐ bộ binh nhằm củng cố, bổ sung, phát
triển, hoàn thiện tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo tiến hành CTXDĐ,
bảo đảm cho ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh hồn thành tốt chức trách nhiệm
vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả CTXDĐ ở chi bộ
BHCTĐ bộ binh. Tuy nhiên, đây là đội ngũ cán bộ “kiêm nhiệm” cho nên rất
khó khăn trong cơng tác xây dựng, qui hoạch, đào tạo và bồi dưỡng.
Trong những năm qua, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị và tầm quan
trọng của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh, cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức
năng các cấp, đặc biệt là Đảng ủy, Ban Chính trị, cán bộ chủ trì các trung đồn
bộ binh đã thường xun quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều
chủ trương, giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm bồi dưỡng trình độ tồn diện

của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh, trong đó rất coi trọng bồi dưỡng năng lực
CTXDĐ. Bản thân ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh đã tích cực, chủ động, tự
giác học tập, rèn luyện; năng lực cơng tác nói chung, năng lực CTXDĐ nói
riêng có nhiều chuyển biến tiến bộ đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được
giao, có những đóng góp tích cực xây dựng chi bộ BHCTĐ bộ binh TSVM,
BHCTĐ bộ binh VMTD, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Tuy
nhiên, việc bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh
cịn khơng ít hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm, năng lực của chủ
thể và các lực lượng cũng như nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành. Năng
lực CTXDĐ của một bộ phận bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh chưa tương xứng
yêu cầu, nhiệm vụ, chưa ngang tầm với vị trí, vai trị của người chủ trì
CTXDĐ, đảm nhiệm hoạt động CTĐ, CTCT.


Bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng
Đảng bộ Quân đội và xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại, đổi mới phương thức bảo đảm hậu cần của Quân đội đã
đặt ra yêu cầu cao đối với công tác bảo đảm của Ngành Hậu cần Quân đội,
nhất là bảo đảm hậu cần cấp trung đoàn trong điều kiện chiến tranh vũ khí
cơng nghệ cao. Nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho trung đồn bộ binh địi hỏi,
phải thường xuyên xây dựng chi ủy, chi bộ BHCTĐ bộ binh TSVM. Trong
đó, bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh có ý
nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Bồi dưỡng
năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần
trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ,
chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về năng lực CTXDĐ, bồi dưỡng
năng lực CTXDĐ và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực
CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến bồi dưỡng năng lực
CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh.
Luận giải làm rõ năng lực CTXDĐ và bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của
ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm bồi
dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội.
Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng
năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội hiện nay.


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về năng lực CTXDĐ và bồi
dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội.
Phạm vi khảo sát là các chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội, tập
trung chủ yếu ở các chi bộ BHCTĐ trung đoàn bộ binh đủ quân thuộc sư đoàn
bộ binh đủ quân và chi bộ BHCTĐ trung đoàn bộ binh rút gọn, khung thường
trực thuộc Quân khu 3, Quân khu 5, Quân khu 9; các số liệu, tư liệu giới hạn
từ năm 2015 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng,
xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng.
Cơ sở thực tiễn
Hiện thực bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh;
các báo cáo tổng kết của cấp ủy, cơ quan chức năng về CTXDĐ, xây dựng ĐNBT
chi bộ BHCTĐ bộ binh và bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ
bộ binh; kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và
liên ngành, chú trọng kết hợp phương pháp lơgích với lịch sử; phân tích với
tổng hợp; khảo sát, điều tra thực tế, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên
gia.
5. Những đóng góp mới của luận án


Xây dựng quan niệm năng lực CTXDĐ và bồi dưỡng năng lực CTXDĐ
của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội.
Khái quát một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT
chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội.
Đề xuất một số nội dung, biện pháp thiết thực, khả thi trong các giải
pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ
binh trong Quân đội hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm những
vấn đề lý luận, thực tiễn về năng lực CTXDĐ và bồi dưỡng năng lực CTXDĐ
của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội.
Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học
phục vụ cấp uỷ, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp lãnh đạo, chỉ đạo bồi
dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo phục
vụ giảng dạy, học tập môn CTĐ, CTCT ở các nhà trường Quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các cơng
trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan
đến đề tài luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về cán bộ và xây
dựng đội ngũ cán bộ
Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Liên Xơ (1976), Tóm tắt lịch sử
cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xơ 1918 1973 [148], đã phân tích khá sâu sắc vị trí, vai trị, nhiệm vụ của chính ủy, chính
trị viên, khẳng định vị thế của chính ủy, chính trị viên trong quân đội qua các
thời kỳ cách mạng: “các chính ủy, chính trị viên đã trở thành những người đầu
tiên tổ chức và lãnh đạo công tác đảng, công tác chính trị trong các bộ đội và
hạm tàu” [148, tr. 63] và đóng vai trị “Là đại diện của Đảng trong Quân đội và
hạm đội” [148, tr. 66]. Vì vậy, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng
Cộng sản Liên Xô cũng đều quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng; xây dựng đội ngũ chính
ủy, chính trị viên vững mạnh, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Các tác
giả cho rằng: “Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chính trị

được tiến hành theo hai phương hướng cơ bản: bằng học tập ở các nhà trường
quân sự và trực tiếp ở đơn vị” [148, tr. 173].
A.M.Ioblev (1979), Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh
vực đào tạo cán bộ quân đội [83], đã đề cập khá toàn diện hoạt động của
Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo và giáo dục quân ngũ đối với
sĩ quan quân đội. Tác giả khẳng định, muốn xây dựng một quân đội mạnh
phải xây dựng được đội ngũ cán bộ mạnh, để có đội ngũ cán bộ mạnh phải
tiến hành đồng bộ tất cả các khâu, các bước của quá trình xây dựng đội ngũ
cán bộ. Tác giả nhấn mạnh, phải luôn đổi mới mục tiêu, chương trình, nội


dung đào tạo của các học viện, nhà trường Quân đội Xô viết. Công tác bồi
dưỡng cán bộ của Hồng quân phải làm thường xuyên, liên tục, ráo riết về bản
lĩnh chính trị, chun mơn, nghiệp vụ tác chiến, cách đánh và kinh nghiệm
chiến đấu phù hợp với đặc điểm của từng thời kỳ, từng mặt trận của Quân đội
và Hải quân Liên Xô. Khi đề cập đến việc xây dựng lực lượng vũ trang trong
thời bình, tác giả đã chỉ rõ: đặt ra cho các trường đại học quân sự nhiệm vụ
đào tạo đội ngũ sĩ quan có trình độ phù hợp với trình độ phát triển của khoa
học kỹ thuật quân sự, trên cơ sở chú ý kinh nghiệm chiến đấu, đặc biệt quan
tâm đến rèn luyện phẩm chất chính trị tinh thần… Để nâng cao trình độ, năng
lực CTXDĐ toàn diện cho đội ngũ sĩ quan quân đội, tác giả cho rằng việc
tuyển chọn, đào tạo có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng.
Chu Phúc Khởi (2004), “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây
dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” [84], khẳng định phải xuất phát từ đại
cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị có tố chất cao là
nhiệm vụ chiến lược và lâu dài, bảo đảm cho đường lối của Đảng “100 năm không
lay chuyển”. Tác giả cho rằng nội dung của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ kế
cận bao gồm: tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, quản lý. Để thực hiện các nội dung ấy
cần nắm vững và thực hiện tốt các việc: xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi; chế
độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và u cầu đối với các khâu

của công tác cán bộ; mở rộng dân chủ trong tuyển chọn; đào tạo đa dạng theo
nguyên tắc “thiếu gì bù nấy”; quản lý động thái, bảo đảm số lượng và chất lượng
cán bộ; kiên trì dự trữ và kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn những cán bộ
chín muồi vào ban lãnh đạo; nắm đầu nguồn tuyển chọn từ sinh viên tốt, giỏi ở các
trường đại học và cao đẳng, sau đó đào tạo, rèn luyện ở cơ sở một cách có kế hoạch.
Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (2008), Tôn trọng tri thức, tôn trọng
nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [74], nhấn mạnh việc coi công
tác cán bộ, công tác nhân tài là “kế lớn trăm năm” chấn hưng đất nước.
Những vấn đề về đường lối tổ chức cán bộ, công tác cán bộ; việc lựa chọn lớp
người kế tục; vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ theo phương châm “bốn hóa”,
nguyên tắc và tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới; công tác tuyển chọn, đào


tạo, bồi dưỡng, giáo dục và bố trí, sử dụng nhân tài; việc thực hiện chế độ
nhân sự cán bộ; những vấn đề về tơn trọng trí thức, trọng dụng nhân tài; bảo
đảm chế độ, chính sách và tạo mơi trường cho cán bộ, nhân tài phát triển,... đã
được công trình luận giải một cách sâu sắc.
Bunlon Sa Li Sắc (2016), Xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các
trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [124], đã luận
giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ thủ trưởng
chính trị ở các trung đồn bộ binh Qn đội nhân dân Lào; đánh giá thực trạng
và rút ra những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung
đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. Tác giả xác định mục tiêu, yêu cầu và đưa
ra 6 giải pháp cơ bản trong đó giải pháp thứ 02 đưa ra là: Thực hiện tốt công tác
quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh
Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải bảo đảm phương châm
“mở’ và “động”, một chức danh có thể quy hoạch nhiều người và một người có
thể quy hoạch nhiều chức danh. Trong tạo nguồn thì phải xuất phát từ nhiệm vụ
chính trị của đơn vị và khẳng định việc lựa chọn, phát hiện nguồn là khâu rất
quan trọng. Trong giải pháp thứ 03, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thủ

trưởng chính trị ở các trung đồn bộ binh Qn đội nhân dân Lào giai đoạn hiện
nay. Tác giả xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức mà trực tiếp là
đảng ủy, thủ trưởng trung đoàn dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy trực tiếp quản lý
thủ trưởng chính trị. Làm tốt cơng tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ giải quyết
được vấn đề số lượng mà quan trọng là nâng cao được chất lượng đội ngũ thủ
trưởng chính trị, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.
Neang Phat (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia
Campuchia hiện nay [102], cho rằng: trong Qn đội Hồng gia Campuchia,
đội ngũ cán bộ có vị trí vai trị đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần xây dựng
quân đội, cơ quan, đơn vị VMTD thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Nhà
vua, chính phủ Hoàng gia và nhân dân giao cho. Từ khi ra đời cho đến nay
Hồng gia và Chính phủ Campuchia đặc biệt quan tâm, chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ quân đội, bảo đảm cho quân đội được quản lý và chỉ huy thông


suốt. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm của đội ngũ cán bộ, chỉ ra những yếu tố
tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội Hoàng gia Campuchia, tác giả
đã đề xuất 06 giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng
gia Campuchia hiện nay; ở giải pháp thứ 03, bàn về đổi mới, nâng cao chất
lượng tạo nguồn, tuyển chọn, quy hoạch đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia
Campuchia, tác giả cho rằng: thực hiện đúng phương châm “động”, “mở” và
“mềm” trong quy hoạch đội ngũ cán bộ các cấp, đảm bảo cho công tác quy
hoạch không hạn chế số người định sẵn, có nhiều nguồn để lựa chọn, khơng
khép kín trong từng cơ quan, đơn vị; cần nhớ đến chính sách tiến cử, bầu cử,
thăng chức vượt cấp của các triều đại Campuchia trong lịch sử dựng nước và
giữ nước nhằm trọng dụng, khơng bỏ sót người tài. Chính sách này đã được
thực tiễn lịch sử chứng minh là đúng đắn và có hiệu quả.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về năng lực và bồi dưỡng năng lực
của đội ngũ cán bộ
I.S. Met-nhi-côp (1974), Đảng Cộng sản người lãnh đạo và giáo dục

các lực lượng vũ trang Xô Viết [90], khẳng định: “Bí thư là nhân vật trung
tâm, cốt cán Đảng, là người tổ chức chính cơng tác Đảng” [90, tr. 1]. Đồng
thời đưa ra những yêu cầu rất cụ thể về phẩm chất và năng lực của bí thư đó
là “cần phải có những yêu cầu cao đối với phẩm chất chính trị, tư tưởng và
cơng tác của người bí thư” [90, tr. 1]. Trong đó, về phẩm chất của người bí
thư cần có là: “lịng trung thành vơ hạn với lý tưởng cộng sản, tính tháo vát,
gan dạ trong đấu tranh cho những nguyên tắc Đảng” [90, tr. 8]. Về năng lực,
người bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ phải có năng lực tồn diện, tập trung vào
những vấn đề cơ bản: “phải có hiểu biết về chính trị và chun mơn” [90, tr.
2], “có kiến thức cơ bản về lý luận và chính trị, về quân sự và sư phạm, về
văn học và nghệ thuật” [90, tr. 7]. Để đạt được những yêu cầu đó, tác giả đã
chỉ ra: “Phải học tập kiên trì hàng ngày, khơng những theo sách vở mà cịn
theo cơng việc, phải tích lũy về vốn sống” [90, tr. 7]. Bí thư chi bộ phải tu
dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn chiến đấu và cơng tác bởi “việc học chỉ có
kết quả tốt nhất khi kết hợp chặt chẽ với thực tiễn” [90, tr. 7].


A.Ph.Ê-pi-sép (1978), Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị
trong các lực lượng vũ trang Liên Xơ [71], đã xác định chính trị viên - bí thư chi
bộ phải: “trực tiếp chịu trách nhiệm về tổ chức và tình hình cơng tác chính trị và
cơng tác giáo dục của đơn vị” [71, tr. 191]. Như vậy theo tác giả, chính trị viên bí thư chi bộ có nhiệm vụ tổ chức và tiến hành cơng tác chính trị, tư tưởng cho bộ
đội trong đơn vị, đảm bảo cho bộ đội có tư tưởng vững vàng, có đầy đủ các phẩm
chất để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Từ đó đặt ra yêu cầu rất cụ thể về
năng lực của người bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ đó là: “phải có kiến thức và kinh
nghiệm tồn diện ... phải có khả năng phân tích các hiện tượng xã hội, xem xét và
giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề đặt ra cho tập thể” [71, tr. 192]. Đồng
thời, tác giả đã chỉ rõ con đường, biện pháp tu dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực
CTXDĐ của người bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ đó là: “Người ta bẩm sinh khơng
phải là người lãnh đạo có tính ngun tắc, kiên quyết và đồng thời tế nhị, chu đáo
và là lãnh tụ chân chính của quần chúng. Một người lãnh đạo như vậy trưởng

thành trong q trình cơng tác thực tiễn” [71, tr. 187]. Cần bồi dưỡng cho đội ngũ
cán bộ chính trị: “Kinh nghiệm hoạt động tổ chức, hoạt động Đảng. Điều quan
trọng là làm sao cho mỗi đồng chí đó hiểu biết rõ những đặc điểm của sinh hoạt
đảng trong các lực lượng vũ trang” [71, tr. 193].
John BurKe (Editor - biên tập) (2005), Competency Based Education
and Training, First published 1989, This edition published in the Taylor &
Francis e-Library, Bristol, in 2005 [1]. Chương 2 của cuốn sách (Chapter 2 competence baseb education and training: background and origins) chỉ rõ,
năng lực được hình thành, phát triển thơng qua giáo dục, đào tạo tại các nhà
trường. Đây là cơ sở, nền tảng, là nguồn gốc hình thành nên năng lực.
Chương 3 của cuốn sách (Chapter 3 - competence and standars) - Năng lực và
tiêu chuẩn đánh giá, chỉ ra năng lực bao gồm: kiến thức, hiểu biết, kỹ năng,
kinh nghiệm, chất lượng, hiệu quả công việc đạt được cao hay thấp phụ thuộc
rất lớn vào người đó có năng lực cao hay thấp và được thể hiện trên thực tế,
để biết được năng lực đó cần phải thơng qua việc đánh giá (assessment) và


muốn đánh giá được cần phải xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể, phù hợp với
đối tượng và điều kiện thực tiễn.
Chương Tư Nghị (2006), Giáo trình cơng tác chính trị của Quân Giải
phóng nhân dân Trung Quốc [101], đã làm rõ vị trí, vai trị, chức trách, nhiệm vụ,
phẩm chất, năng lực, những tố chất cần có ở chính trị viên - bí thư chi bộ đại đội.
Đồng thời cho rằng, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới chính trị
viên, bí thư chi bộ cần phải có những năng lực CTXDĐ cốt lõi sau đây: “I. Cần có
lập trường chính trị vững vàng. II. Phải có tinh thần trách nhiệm và niềm tin mạnh
mẽ vào sự nghiệp cách mạng. III. Phải có tư tưởng đạo đức cao thượng. IV. Phải
có trình độ chun mơn, năng lực nghiệp vụ. V. Chính trị viên phải có tác phong
cơng tác tốt. VI. Chính trị viên phải có phương pháp làm công tác khoa học” [101,
tr. 358 - 366]. Để đạt được những yêu cầu đó cuốn sách chỉ rõ: Quân ủy Trung
ương và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc rất quan tâm, coi trọng đến công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ln có tính cấp

thiết, là một trong những nhiệm vụ chiến lược lâu dài có ý nghĩa quyết định đến
việc xây dựng quân đội cách mạng hóa, hiện đại hóa và chính quy hóa. Các tác giả
xác định: “Học viện, nhà trường là nơi quan trọng nhất để bồi dưỡng cán bộ”.
Song, phải kết hợp chặt chẽ với việc: “Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ trong
thực tiễn cơng tác” [101, tr. 336 - 342]. “Q trình bồi dưỡng phải tiến hành
nhiều mặt, nhiều hướng, nhiều nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng nhằm
nâng cao kiến thức, năng lực cán bộ; tự học thành tài là con đường chủ yếu để cán
bộ đạt được tri thức, là cái nôi đào tạo ra nhân tài” [101, tr. 347].
Phor Nara (2016), Xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp
chiến dịch, chiến lược Quân đội Hồng gia Campuchia hiện nay [103], đã phân
tích, làm rõ những vấn đề cơ bản về xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ
cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia; xác lập 5 vấn
đề có tính ngun tắc và bộ tiêu chí đánh giá xây dựng phẩm chất, năng lực của
đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia. Trên
cơ sở luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận, tác giả đã đánh giá thực trạng, chỉ
rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm trong xây dựng phẩm chất, năng lực
của đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia.


Tác giả luận án phân tích những yếu tố tác động, xác định các yêu cầu và đề xuất
5 giải pháp tăng cường xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp
chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay.
Bun Thăn Chăn Thạ Ly Ma (2016), Bồi dưỡng năng lực công tác của đội
ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện
nay [88], đã đưa ra quan niệm về bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ
các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào như sau:
Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến
lược Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Lào là tổng thể những chủ
trương, hình thức, biện pháp của chủ thể, các lực lượng tham gia và sự
phấn đấu, rèn luyện của đội ngũ cán bộ góp phần mở rộng, cập nhật

nâng cao tri thức, truyền thụ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, củng cố,
nâng cao năng lực công tác, nhằm bảo đảm cho đội ngũ cán bộ các cơ
quan chiến lược Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Lào hoàn
thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao [88, tr. 59]
Theo tác giả, để tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán
bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay
cần phải nâng cao nhận thức của chủ thể và các lực lượng tham gia; đổi mới
nội dung bồi dưỡng; kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Tổng cục Chính trị với
các học viện, nhà trường; tổ chức tốt các hoạt động thực tiễn; phát huy tính tích
cực, chủ động, tự giác trong tự học tập, tự bồi dưỡng. Trong đó, tác giả xác
định nâng cao nhận thức của chủ thể và lực lượng tham gia là cơ bản, quyết
định đến toàn bộ quá trình bồi dưỡng năng lực cơng tác của đội ngũ cán bộ các
cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Qn đội nhân dân Lào.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước có liên
quan đến đề tài luận án
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về cán bộ và xây
dựng đội ngũ cán bộ
Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa [137], đã chỉ ra vấn đề cán


bộ là then chốt của khâu then chốt, là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng,
đồng thời đưa ra cơ sở lý luận, thực tiễn của việc đổi mới đồng bộ công tác cán bộ
hiện nay là xuất phát từ địi hỏi của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, từ yêu cầu chiến lược cán bộ của Đảng thời kỳ mới. Từ đó, tác giả đề xuất
những giải pháp đồng bộ bao gồm: xây dựng tiêu chuẩn, tạo nguồn, đào tạo, bồi
dưỡng, luân chuyển, quản lý, bố trí, sử dụng, thực hiện chế độ chính sách đối với
đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết về công tác cán bộ, tác giả đã đưa
ra những vấn đề mới trong xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay như: đổi mới quy
hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiệu quả; nâng cao chất lượng

nguồn quy hoạch đáp ứng yêu cầu trẻ hóa cán bộ; đưa ra nhiều hình thức, phương
pháp cụ thể phát huy vai trò của nhân dân giám sát, đánh giá, kiểm tra cán bộ.
Nguyễn Văn Quynh (2016), Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương [114], đã xác định được nội
hàm của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu của các cơ quan Đảng ở
Trung ương, phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về đội
ngũ cán bộ này, nhất là nội dung của công tác cán bộ, làm cơ sở việc đề ra các
giải pháp đổi mới. Dựa trên các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc của việc đổi
mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu của các cơ quan Đảng ở
Trung ương, các tác giả đã đề xuất 06 nhóm giải pháp nhằm đổi mới công tác
xây dựng đội ngũ này thời gian tới. Trong đó có 03 nhóm giải pháp được coi
là mới, khác với các cơng trình nghiên cứu trước đây, đó là nhóm giải pháp
đổi mới tư duy về cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu; nhóm giải
pháp về phương pháp, cách thức quản lý, điều hành hoạt động, thực hiện
nhiệm vụ của từng cơ quan, liên quan chủ yếu đến vai trò, trách nhiệm lãnh
đạo, điều hành của những người lãnh đạo, quản lý trong mỗi cơ quan, đơn vị;
nhóm giải pháp về xây dựng mơi trường hoạt động tham mưu, được coi là
điều kiện cần và đủ để bảo đảm hiệu quả đổi mới công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương.
Cao Văn Thống, Vũ Trọng Lâm (2019), Đổi mới và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong giai đoạn mới [127], đã trình


bày hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng ta về đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ; đánh giá thực trạng đội ngũ cán
bộ và công tác cán bộ ở nước ta kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới cho
đến nay; từ đó phân tích, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán
bộ và từng khâu trong công tác cán bộ, chỉ ra những ngun nhân khách quan,
chủ quan của tình trạng đó. Đồng thời các tác giả đã đưa ra hệ thống các quan
điểm định hướng, mục tiêu, giải pháp chung và cụ thể cho từng khâu công tác

nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Việt Nam đủ năng lực, trình độ, phẩm chất
đạo đức đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới.
Nguyễn Hồng Phương (2021), “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các
cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu theo tinh thần Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng - Ý nghĩa đối với xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội hiện
nay” [105], đã đưa ra những cơ sở khẳng định sự cấp thiết trong xây dựng đội
ngũ cán bộ các cấp, dự báo những yếu tố tác động đến xây dựng đội ngũ cán
bộ, xác định một số nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội ngũ là cán bộ cấp chiến
dịch, chiến lược và người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình
mới. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích, làm rõ vị trí, vai trị, tầm quan trọng của
đội ngũ cán bộ chiến dịch, chiến lược trong Quân đội, đánh giá thực trạng, chỉ
rõ nguyên nhân và đưa ra một số nội dung cơ bản trong xây dựng đội ngũ này
như sau: Thứ nhất, các cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp
trong Đảng bộ Quân đội phải tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thực hiện
nghiêm túc quan điểm, chủ trương Đại hội XIII của Đảng về cán bộ và công
tác cán bộ; Thứ hai, phải thường xuyên quan tâm xây dựng và thực hiện tốt
quy hoạch, bảo đảm sự kế thừa liên tục, vững chắc trong quá trình chuyển tiếp
giữa các thế hệ cán bộ chiến dịch, chiến lược; Thứ ba, không ngừng nâng cao
chất lượng đào tạo cán bộ chiến dịch, chiến lược; Thứ tư, đẩy mạnh luân
chuyển cán bộ chiến dịch, chiến lược để tích lũy kinh nghiệm tồn diện; Thứ
năm, gắn xây dựng đội ngũ cán bộ chiến dịch, chiến lược với xây dựng và
kiện toàn cấp ủy, tổ chức đảng các cấp [105, tr. 44 - 52].


Nguyễn Đức Tưởng (2015), Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư
đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam [138], đã đưa ra
khái niệm về đội ngũ cán bộ hậu cần và xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần sư
đoàn bộ binh, chỉ ra các nguyên tắc, tiêu chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ
này từ đó đánh giá đúng thực trạng và đưa ra 5 nhóm giải pháp cơ bản: Nâng
cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của các cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính

trị viên, cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc xây dựng
đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đồn bộ binh; Thực hiện tốt cơng tác quy
hoạch, tạo nguồn đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đồn bộ binh; Nâng cao
chất lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hậu cần ở các sư đồn
bộ binh; Đổi mới cơng tác quản lý, đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ hậu cần ở
các sư đồn bộ binh; Thực hiện tốt cơng tác chính sách đối với đội ngũ cán bộ
hậu cần và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ hậu cần ở các sư đoàn bộ binh.
Nguyễn Văn Phương (2017), Xây dựng đội ngũ cán bộ ban tổ chức ở các
sư đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [104], đã luận giải và làm
rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ ban tổ
chức ở các sư đoàn trong Quân đội, đánh giá đúng thực trạng và đưa ra 5 nhóm
giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ ban tổ chức ở các sư đoàn trong
Quân đội nhân dân Việt Nam: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức,
các lực lượng; Làm tốt công tác tạo nguồn, tuyển chọn; quy hoạch đội ngũ cán
bộ ban tổ chức; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ban tổ chức; Làm
tốt công tác sử dụng và thực hiện tốt chính sách đối với đội ngũ cán bộ ban tổ
chức; Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chức năng cấp trên; phát
huy tính tích cực, chủ động tự học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ ban tổ chức.
Diệp Chi (2020), “4 giải pháp xây dựng đội ngũ bí thư chi bộ” [24], đã
khẳng định “Bí thư chi bộ là người đứng đầu, có vai trị quan trọng góp phần tạo
nên chất lượng, hiệu quả hoạt động của chi ủy, chi bộ” [24, tr. 27]. Đồng thời,
tác giả cho rằng, để phát huy vai trò của ĐNBT chi bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn
CTXDĐ địi hỏi phải: “Chú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng; Phân công cấp


ủy viên dự sinh hoạt chi bộ; Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát; Tăng cường
trao đổi, học tập kinh nghiệm” [24, tr. 27 - 29].
Vũ Lân (2021), “Cán bộ “6 dám” và bí thư cấp ủy khơng là người địa
phương” [85], đã khẳng định thành công Đại hội XIII của Đảng, chỉ rõ tầm

quan trọng của việc tổ chức thực hiện Nghị quyết và vai trò, sự cần thiết của
người đứng đầu cấp ủy tổ chức đảng các cấp trong triển khai phổ biến, quán
triệt, xây dựng chương trình hành động của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa
phương, cơ quan, đơn vị, lĩnh vực của mình. Trong cơ chế hiện nay, tác giả
nhấn mạnh đến những cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, đảng viên giữ vị trí
then chốt thực hiện “6 dám” đó là: dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu
trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và
quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung; đồng thời chỉ rõ những thuận lợi,
thế mạnh và thử thách của bí thư cấp ủy khơng là người địa phương trong thực
hiện chức trách, nhiệm vụ. Để q trình cơng tác được tiến bộ, lâu bền, có uy
tín người đứng đầu cấp ủy cần: “Thứ nhất, phải giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất
cả về nhận thức và hành động trong nội bộ cấp ủy, nhất là giữa bí thư cấp ủy
với người đứng đầu chính quyền; Thứ hai, người đứng đầu cấp ủy phải trực
tiếp lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát; Thứ ba, người đứng đầu cấp ủy cần
tăng cường giao lưu, đối thoại, lăn lộn với cuộc sống của người dân, nhất là
thực hiện các quy định của Đảng trong việc nêu gương” [85, tr. 37 - 39].
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về năng lực và bồi dưỡng năng lực
của đội ngũ cán bộ
Nguyễn Thanh Hùng (2010), Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công
tác chính trị cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội [78], đã đưa ra quan niệm về
năng lực CTĐ, CTCT của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội như sau:
Năng lực CTĐ, CTCT của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội là tổng hòa kiến
thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, phản ánh trình độ hiểu biết, khả năng
nhận thức và tổ chức tiến hành các hoạt động thực tiễn CTĐ, CTCT theo
cương vị chức trách của người chỉ huy, quản lý ở phân đội, bảo đảm cho
hoạt động này đạt được chất lượng và hiệu quả cao [78, tr. 33].


Đồng thời, khi nhắc tới những vấn đề có tính nguyên tắc trong bồi dưỡng
năng lực CTĐ, CTCT cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, tác giả đã nhấn mạnh

phải kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng của tổ chức với tự bồi dưỡng, tự rèn luyện;
gắn bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT với nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức
và năng lực toàn diện. Theo tác giả, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực
CTĐ, CTCT cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, cần phải nâng cao nhận thức của
của lãnh đạo, chỉ huy các cấp; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi
dưỡng; thực hiện tốt tự học tập, tự rèn luyện; xây dựng đơn vị VMTD. Trong đó,
tác giả nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo,
chỉ huy các cấp về bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT.
Đỗ Hồng Ngân (2011), Bồi dưỡng năng lực cơng tác thanh niên của đội
ngũ chính trị viên ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu
trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay [100], đã đưa ra quan niệm
“Năng lực cơng tác thanh niên của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị cơ sở làm
nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu là tổng hòa tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh
nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động công tác thanh niên phù hợp với
yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao” [100, tr. 50]. Tác giả chỉ ra các yếu tố cơ
bản cấu thành năng lực công tác thanh niên bao gồm: “tri thức, kỹ năng công tác
thanh niên; kỹ xảo, tố chất, năng khiếu sở trường” [100, tr. 52 - 55] và con đường
hình thành, phát triển năng lực cơng tác thanh niên của chính trị viên là thơng qua
đào tạo, qua thực tiễn và tự tu dưỡng nâng cao năng lực của mỗi chính trị viên.
Nguyễn Chính Lý (2012), Bồi dưỡng năng lực thực hành cơng tác đảng,
cơng tác chính trị của học viên đào tạo chính trị viên hiện nay [87], đã bàn
nhiều về năng lực, nhất là con đường hình thành năng lực của con người đó là:
“Thơng qua đào tạo, học tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn, phải được bồi đắp
thường xuyên, phấn đấu không mệt mỏi của mỗi người” [87, tr. 23]. Đồng thời,
tác giả chỉ ra yếu tố cấu thành năng lực CTĐ, CTCT, bao gồm: tri thức lý luận;
kinh nghiệm CTĐ, CTCT; trình độ tổ chức hoạt động thực tiễn CTĐ, CTCT;
kỹ năng tiến hành công tác tư tưởng, tổ chức; kỹ xảo tổ chức các hoạt động


CTĐ, CTCT và đưa ra nội dung giải pháp để bồi dưỡng năng lực thực hành về

công tác giáo dục chính trị, trong đó đề cập đến việc tăng cường thực hành
giảng bài chính trị cho học viên đào tạo chính trị viên hiện nay.
Nguyễn Văn Huy (2013), Nâng cao năng lực thực tiễn của người
chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [79], đã đưa ra
cách tiếp cận tương đối toàn diện, đa chiều về phạm trù năng lực. Tác giả
phân chia năng lực thành hai loại cơ bản, đó là năng lực nhận thức và năng lực
thực tiễn. “Năng lực thực tiễn là tổng thể những yếu tố hợp thành khả năng
hoạt động vật chất có hiệu quả của chủ thể, trên những nhiệm vụ xác định, đáp
ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định” [79, tr. 23].
Các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực thực tiễn, bao gồm: tri thức chuyên môn;
kỹ năng, tố chất thực hành nghề nghiệp; tình cảm, thái độ, động cơ, ý chí quyết
tâm đối với nghề nghiệp. Năng lực thực tiễn được thể hiện ở khả năng xác
định, duy trì mục đích hoạt động thực tiễn; ở khả năng quy tụ, sử dụng lực
lượng, công cụ, phương tiện vật chất để cải tạo hiện thực; ở khả năng tổng kết
thực tiễn rút ra những bài học kinh nghiệm của chủ thể để cải tạo hiện thực; ở
kỹ năng, kỹ xảo gắn với kinh nghiệm trong hoạt động của chủ thể. Từ đó tác
giả quan niệm: “Năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội
nhân dân Việt Nam là tổng thể các yếu tố hợp thành khả năng hoạt động vật
chất có hiệu quả các chức trách, nhiệm vụ, góp phần xây dựng đơn vị, trong đó
có xây dựng về chính trị vững mạnh tồn diện” [79, tr. 33].
Hoàng Việt Hùng (2015), Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí
thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay
[77], đã khẳng định: “phẩm chất của bí thư chi bộ đại đội là tổng hịa của
những phẩm chất chính trị, đạo đức giữ vai trò nền tảng, định hướng các hoạt
động thực hiện chức trách, nhiệm vụ của bí thư chi bộ đại đội.” [77, tr. 42],
“năng lực của bí thư chi bộ đại đội là tổng hợp những khả năng nắm vững, làm
chủ các tri thức khoa học, các kỹ năng, kinh nghiệm công tác và vận dụng
những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm ấy vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ
của bí thư chi bộ.” [77, tr. 44]. Tác giả luận giải làm sáng tỏ khái niệm bồi



dưỡng phẩm chất, năng lực của ĐNBT chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn
bộ binh, đưa ra các tiêu chí đánh giá, rút ra những kinh nghiệm trong bồi dưỡng
phẩm chất, năng lực của ĐNBT chi bộ đại đội. Đồng thời đề xuất 5 giải pháp
bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của ĐNBT chi bộ hiện nay. Luận án đã bàn đến
phẩm chất, năng lực của ĐNBT chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ
binh, tuy nhiên chưa đi sâu vào làm rõ năng lực CTXDĐ của đội ngũ này.
Tạ Minh Hưng (2016), Bồi dưỡng năng lực cơng tác của đội ngũ chính trị
viên Ban chỉ huy Quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay [82], đã luận
giải làm rõ những vấn đề cơ bản về đội ngũ chính trị viên Ban chỉ huy Quân sự
huyện, năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên Ban chỉ huy Quân sự huyện
ở địa bàn Quân khu 1. Đưa ra quan niệm và luận giải làm rõ nội hàm quan niệm,
xác định những vấn đề có tính ngun tắc và tiêu chí đánh giá bồi dưỡng năng
lực công tác của đội ngũ chính trị viên Ban chỉ huy Quân sự huyện ở địa bàn
Quân khu 1. Làm rõ những yếu tố tác động đến hoạt động bồi dưỡng, xác định
yêu cầu và đề xuất 5 giải pháp chủ yếu bồi dưỡng năng lực cơng tác của đội ngũ
chính trị viên Ban chỉ huy Quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay.
Cấn Xuân Hùng (2017), Nâng cao năng lực công tác xây dựng Đảng
của đội ngũ bí thư đảng ủy trung, lữ đồn phịng khơng hiện nay [76], đã
nghiên cứu toàn diện, luận giải một cách cơ bản, hệ thống những vấn đề lý
luận về năng lực CTXDĐ và nâng cao năng lực CTXDĐ của ĐNBT đảng ủy
trung, lữ đoàn phịng khơng. Đánh giá thực trạng, chỉ rõ ngun nhân, rút ra
những kinh nghiệm nâng cao năng lực CTXDĐ của ĐNBT đảng ủy trung, lữ
đồn phịng khơng. Tác giả phân tích những yếu tố tác động, trên cơ sở đó xác
định yêu cầu, đề xuất 5 nhóm giải pháp nâng cao năng lực CTXDĐ của
ĐNBT đảng ủy trung, lữ đoàn phịng khơng hiện nay.
Đồn Khắc Mạnh (2018), Nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của
đội ngũ chính trị viên ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt
Nam hiện nay [89], đã nêu ra quan niệm về nâng cao năng lực giảng dạy
chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các trung đồn bộ binh như sau:

Nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên ở
các trung đồn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng


thể chủ trương, nội dung, hình thức, biện pháp của các tổ chức, các
lực lượng tác động vào những yếu tố cấu thành năng lực giảng dạy
chính trị của đội ngũ chính trị viên và sự nỗ lực tự phấn đấu của
từng chính trị viên, nhằm làm cho năng lực giảng dạy chính trị của
đội ngũ chính trị viên được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,
chức trách, cương vị được giao [89, tr. 62 - 63].
Tác giả luận giải làm rõ nội hàm quan niệm, xác định những vấn đề có
tính ngun tắc và tiêu chí đánh giá nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của
đội ngũ chính trị viên ở các trung đồn bộ binh. Phân tích những yếu tố tác
động đến hoạt động nâng cao, xác định yêu cầu và đề xuất 5 giải pháp chủ
yếu nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các
trung đồn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Văn Lợi (2020), Nâng cao năng lực công tác thanh niên của đội
ngũ cán bộ đoàn ở các sư đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay [86], đã làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn năng lực
công tác thanh niên, nâng cao năng lực công tác thanh niên của đội ngũ cán bộ
đoàn ở các sư đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đánh giá đúng
thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao năng lực
công tác thanh niên của đội ngũ cán bộ đoàn ở các sư đoàn bộ binh. Xác định
yêu cầu và đề xuất 05 giải pháp cơ bản sau: Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng; Tăng cường sự lãnh đạo của
cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo của chính ủy, chính trị viên, sự quản lý của
người chỉ huy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị các cấp ở sư đoàn
bộ binh; Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động
công tác thanh niên cho đội ngũ cán bộ đoàn; Phát huy tính tích cực, chủ động
trong tự học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực công tác thanh niên của đội ngũ

cán bộ đoàn; Phát huy sức mạnh tổng hợp trong nâng cao năng lực công tác
thanh niên của đội ngũ cán bộ đoàn [86, tr. 122 - 144].
Nguyễn Duy Tịnh (2020), “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực cơng
tác xây dựng Đảng cho đội ngũ bí thư chi bộ ở đơn vị cơ sở hiện nay” [139], đã


làm rõ vị trí, vai trị của bí thư chi bộ đối với CTXDĐ, chỉ ra những ưu điểm,
hạn chế trong bồi dưỡng năng lực CTXDĐ cho ĐNBT chi bộ ở đơn vị cơ sở. Từ
đó, tác giả rút ra một số kinh nghiệm trong bồi dưỡng năng lực CTXDĐ cho
ĐNBT chi bộ ở đơn vị cơ sở như sau: Thứ nhất, coi trọng nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của các cấp ủy, cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt;
Thứ hai, bám sát thực tiễn lãnh đạo nhiệm vụ chính trị của đơn vị và yêu cầu xây
dựng, chỉnh đốn Đảng để xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt các hình
thức, biện pháp bồi dưỡng; Thứ ba, kết hợp chặt chẽ bồi dưỡng năng lực công
tác xây dựng Đảng với bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ bí thư
chi bộ; Thứ tư, coi trọng phát huy tính tích cực, chủ động, tự học tập, tự bồi
dưỡng của đội ngũ bí thư chi bộ; Thứ năm, phát huy vai trị của các tổ chức, lực
lượng bồi dưỡng nâng cao năng lực cơng tác xây dựng Đảng cho đội ngũ bí thư
chi bộ ở đơn vị cơ sở [139, tr. 62 - 65].
Nguyễn Văn Duy (2021), “Bồi dưỡng năng lực chủ trì cơng tác xây
dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội bộ binh thuộc Đảng bộ Sư đoàn
10/Quân đoàn 3 hiện nay” [26], đã đánh giá đúng thực trạng bồi dưỡng năng
lực chủ trì CTXDĐ của ĐNBT chi bộ đại đội, từ đó tác giả đề xuất một số
giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực chủ trì CTXDĐ cho ĐNBT
chi bộ đại đội như sau: Thứ nhất, tăng cường giáo dục tạo chuyển biến tích
cực về nhận thức và phát huy vai trị trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng
các cấp; Thứ hai, xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các
hình thức, biện pháp bồi dưỡng; Thứ ba, phát huy tính tích cực, chủ động của
đội ngũ bí thư chi bộ; Thứ tư, tăng cường bồi dưỡng năng lực chủ trì cơng tác
xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ gắn với xây dựng cấp ủy, chi bộ đại

đội bộ binh trong sạch vững mạnh [26, tr. 98 - 100].
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa
học đã được cơng bố có liên quan và những vấn đề đặt ra luận án
cần tập trung giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã
được cơng bố có liên quan


×