Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Cao Thị Trà My- 18H4020046 - 010400500201

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SINH VIÊN

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đào Văn Minh

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC. .......3
1.1: Vai trị, sức mạnh của đạo đức ...................................................................3
1.2: Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại với những cống hiến to lớn về đạo đức cách
mạng. ...................................................................................................................5
1.2.1: Quan niệm của Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân ...........6
1.2.2: Quan niệm của Hồ Chí Minh về yêu thương con người ......................7
1.2.3: Quan niệm của Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư
..........................................................................................................................7
1.2.4: Quan niệm của Hồ Chí Minh về inh thần đồn kết quốc tế trong sáng
..........................................................................................................................8
1.3: Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới: .........................8
1.3.1: Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng của con người. ..............8
1.3.2: Nêu gương đạo đức, lời nói đi đơi với việc làm nêu gương tốt, làm việc


tốt. ..................................................................................................................10
1.3.3: Tu dưỡng đạo đức bền bỉ suốt đời thông qua thực tiễn cách mạng. .10
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC HỒ
CHÍ MINH VỚI SINH VIÊN. .............................................................................11
2.1. Những vấn đề đạo đức cấp bách hiện nay ................................................11
2.2: Học tập, rèn luyện theo tấm gương và tư tương đạo đức Hồ Chí Minh. 13
Kết luận ................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................16

1


Mở đầu
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có một con người mà khi nhắc đến tên, người Việt Nam đều vô cùng kính
u và ngưỡng mộ, đó là Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hố thế giới. Đất nước Việt Nam tự hào về
Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân
tộc.
Luận bàn minh triết và minh triết Việt, cố Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến khẳng
định: “… trong nền minh triết Việt có nhiều nguồn, có minh triết lục giáo, có minh
triết đạo thờ cúng tổ tiên… có minh triết văn hóa các dân tộc anh em. Trong thời đại
Hồ Chí Minh, minh triết Hồ Chí Minh với sức thấm sâu và lan tỏa rộng trong lòng
dân là nguồn trung tâm trong đa nguồn minh triết Việt”1. Đặc trưng của minh triết
Hồ Chí Minh nói chung, đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng là vận dụng ý tưởng tinh
hoa của nhân loại, đặc biệt của các vị tiền nhân phương Đông mà dân tộc ngưỡng
mộ, cô đúc thành thông điệp mang tâm thức Việt để giáo dục cho nhân dân Việt
Nam. Vì thế, đạo đức Hồ Chí Minh là điểm nhấn định hướng giá trị đạo đức trong
thời đại mới.Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của người cộng sản mẫu mực, kiên
định trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giữa chủ nghĩa

yêu nước của dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp cơng
nhân. Đó là đạo đức của người chiến sĩ suốt đời đấu tranh, dâng hiến cả cuộc đời và
sự nghiệp của mình cho lý tưởng và mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày Chủ
tịch Hồ Chí Minh đi xa, nhưng tấm gương sáng về đạo đức của Hồ Chí Minh đã thể
hiện các vấn đề cấp bách và vai trị khơng hề nhỏ trong xã hội hiện nay. Từ đó em
xin thực hiện đề tài: ‘‘Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và ý nghĩa của nó đối với
sinh viên” để làm bài tiểu luận kết thúc học phần môn Tư tưởng Hồ Chí Minh .

1

Hồng Ngọc Hiến, Luận bàn minh triết và minh triết Việt, Nxb Tri thức. H.2011
2


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC.
1.1: Vai trò, sức mạnh của đạo đức
Đạo đức là hệ thống những nguyên tắc, những yêu cầu của xã hội mà nhờ đó
con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình nhằm đảm bảo sự hài hịa về lợi ích
giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội.
Đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức:
 Đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách
mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán
bộ, đảng viên và nhân dân. Trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc”, Người khẳng định: đạo
đức là cái gốc của người cách mạng.
Rõ ràng khi cách mạng đã giành được chính quyền và khi từ chiến tranh chuyển
sang hịa bình xây dựng, những u cầu về đạo đức đối với cán bộ, đảng viên càng
đòi hỏi phải tăng cường rèn luyện và tu dưỡng để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn đến công tác xây dựng Đảng về
đạo đức cách mạng Theo Người, đạo đức là cái "gốc" của người cách mạng. Có đạo
đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi
bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của
lồi người mà khơng ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần,
thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng khơng tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ
rệt, cao quý của đạo đức cách mạng.
Bác nói: Có đạo đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn
giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên
hạ", lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt, chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không
công thần, không quan liêu, khơng kiêu ngạo, khơng hủ hóa. Đó là biểu hiện của đạo
đức cách mạng. Người cịn nói: Đạo đức cách mạng khơng phải trên trời rơi xuống.
Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bĩ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như
3


ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Cả cuộc đời hoạt động cách
mạng, Bác Hồ luôn rèn luyện mình để trở thành người có đạo đức cách mạng. Theo
đó, Người đã làm giàu truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam bằng sự kế thừa
tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức nhân loại; tấm gương đạo
đức của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã nêu cho Người một mẫu mực về sự giản
dị và sự khiêm tốn cao độ, Người đã học tập và hành động bởi các tấm gương ấy, với
nếp sống giản dị, coi khinh sự xa hoa, yêu lao động, đồng cảm sâu sắc với người cùng
khổ, hướng cuộc đấu tranh của mình vào cơng cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người.
 Đạo đức là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm
quyền.
Đây là bài học lớn, được đúc kết sâu sắc trong suốt quá trình 90 năm xây dựng
và lãnh đạo của Đảng ta. Đạo đức là thước đo “chất người’, “trình độ người”. Trước
đây, khi chuẩn bị cho Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng,

qua tác phẩm Đường cách mệnh, một tác phẩm khai tâm, khai đức, khai trí cho thanh
niên và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tư cách của người cách
mạng lên hàng đầu. Trong nhiều tác phẩm, Người chỉ rõ hai mặt trong mối quan hệ
giữa quyền lực và đạo đức với một quan điểm căn cốt: “Có quyền mà thiếu lương
tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ cơng vi tư” 2. Người cịn nói rõ
có quyền mà “khơng giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến
thành sâu mọt của dân”3.
Thực tế hiện nay cho thấy, càng đi vào đổi mới, phát triển kinh tế thị trường,
mở cửa, hội nhập quốc tế, lại càng phải xây dựng Đảng về đạo đức.Đây là một trong
bốn mục tiêu bảo đảm thành công đối với công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng đủ
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Những năm qua nơi này, nơi khác, lúc này, lúc
khác, ở các cấp khác nhau, cán bộ vẫn chưa nhận thức một cách sâu sắc vấn đề này;
có chỗ chỉ tư duy nặng về kinh tế, chưa quan tâm đầy đủ nội dung đạo đức trong xây
dựng Đảng; hoặc xem nhẹ, làm chưa đến nơi đến chốn, làm chiếu lệ. Thậm chí có ý
2
3

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 6, tr. 127
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 122
4


kiến cho rằng phát triển kinh tế thị trường, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, mà
kêu gọi cán bộ, đảng viên trong sạch, liêm chính thì làm sao làm giàu được .
Từ thực tiễn phong phú của cách mạng, một khía cạnh trong bài học xây dựng
Đảng được Đảng nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) là Đảng phải không ngừng nâng cao
phẩm chất đạo đức; phải chống các nguy cơ của Đảng cầm quyền, trong đó là sai lầm
về đường lối, bệnh quan liêu và sự thối hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên.
 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.

Sự hấp dẫn đó được thể hiện qua đạo đức, lý tưởng cách mạng, nhân cách, lối
sống gương mẫu của người cán bộ đảng viên. Chính tấm gương đạo đức , lối sống
cao đẹp của từng cán bộ, đảng viên đã tạo nên nét riêng biệt, đực thù của chế độ mới
mà ở các chế độ khác khơng hề có, nhân dân không thấy được ở những con người
của chế độ cũ. Chính tấm gương đạo đức cách mạng, nhân cách , lý tưởng cao đẹp,
lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân lao động đã tạo nên sức hấp dẫn của chế độ
CNXH được nhân dân ta và nhân dân thế giới tin theo, ca ngợi, là nguồn cổ vũ, động
viên cho toàn thể dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì hịa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
1.2: Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại với những cống hiến to lớn về đạo đức cách
mạng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là nền tảng của người cách mạng, ví như
gốc của cây, ngọn nguồn của dịng sơng: “Cũng như sơng có nguồn mới có nước,
khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, khơng có dạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
được nhân dân”.4 Với cán bộ, đảng viên, càng phải yêu cầu cao về đạo đức, bởi: “Làm
cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng
nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ.
Sức có mạnh mới gánh dược nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức

4

Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, t. 5, tr.292.
5


cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”5. Đạo
đức cách mạng sẽ giúp cán bộ, đảng viên vượt qua mọi khó khăn, gian kHồ, phấn đấu
hoàn thành tốt nhiệm vụ; khắc phục bệnh kiêu ngạo, quan liêu, xa dân, khinh dân, lên
mặt “quan cách mạng”. Ngay trong những bài giảng đầu tiên về chủ nghĩa Mác Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề tư cách, đạo đức người

cách mạng làm bài học và tiêu chuẩn đầu tiên. Người yêu cầu tư cách người cách
mệnh phải: “Cần- kiệm- liêm- chính. Chí- cơng – vơ – tư. Khơng hiếu danh, khơng
kiêu ngạo. Có tinh thần quốc tế trong sáng. Thương yêu quý trọng con người…’’
Đối với Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ quan tâm xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng, tổ chức, mà Người cịn đặc biệt quan tâm xây dựng Đảng về đạo
đức, coi đó là đặc trưng bản chất của một chính đảng cách mạng. Người coi “chính
trị cốt ở đồn kết và thanh khiết, thanh khiết từ việc nhỏ tới việc lớn”; đồng thời sớm
cảnh báo, nếu không thường xuyên tu dưỡng đạo đức thì rất có thể: “Một dân tộc,
một đảng, một con người ngày hơm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định
hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lịng dạ khơng
cịn trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”6. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Mỗi
đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng... Phải giữ gìn Đảng
ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành
của nhân dân”7. Đặc biệt, Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ
(đoàn viên, thanh niên) đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội xã hội
chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Lời căn dặn cuối cùng của Người đã nói vắn tắt
cái điều cốt tử nhất trong xây dựng Đảng cầm quyền, nó quyết định vận mệnh của
Đảng, của Nhà nước, vận mệnh của cả chế độ - đó là đạo đức cách mạng
Quan niệm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng
1.2.1: Quan niệm của Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân

5

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t. 11, tr. 601
; Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 12, Nxb CTQG, H.2002, tr.557, tr.510.

6 4

6



Trung với nước, hiếu với dân là nội dung cơ bản, đầu tiên của đạo đức cách
mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân,
người cách mạng khơng gì hạnh phúc hơn là được phục vụ nhân dân; cái gì lợi cho
dân thì phải hết sức làm, cái gì hại đến dân thì phải hết sức tránh. Người cách mạng
phải trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đấu tranh giành độc
lập dân tộc, làm cho đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Trung với
nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về trung với nước, hiếu với dân thể hiện quan điểm của Người về mối quan hệ
và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước.
1.2.2: Quan niệm của Hồ Chí Minh về yêu thương con người
Yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cách mạng cao
đẹp nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng
dân tộc cho đến trước lúc đi xa, Người luôn quan tâm đến con người, trước hết là
những người cùng khổ. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là phải nhằm
đem lại tự do, hạnh phúc, con người có điều kiện phát triển tồn diện. Người nói:
“Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành”8 . Thương yêu con người phải tin vào con người. Với mình thì chặt
chẽ, nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên,
kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm. Yêu thương con
người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Vì vậy, phải thực hiện
tự phê bình và phê bình, chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu
điểm để không ngừng tiến bộ. Yêu thương con người phải biết và dám dấn thân để
đấu tranh giải phóng con người.
1.2.3: Quan niệm của Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư
Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư là phẩm chất đạo đức cao đẹp của người
cách mạng được Người đề cập ngay từ cuốn Đường Kách mệnh đến Di chúc trước

8


Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 4, Nxb CTQG, H.2002, tr.161.
7


lúc đi xa. Theo Hồ Chí Minh, Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con người,
như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Đức tính “cần” của người cách mạng, theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh: phải lao động cần cù, siêng năng, sáng tạo, năng suất, hiệu
quả cao, không lười biếng; “kiệm” là phải tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tài sản, tiền
bạc của dân, của nước, của bản thân mình, khơng xa xỉ, phơ trương, hình thức...;
“liêm” là phải ln tơn trọng giữ gìn của cơng, khơng tham địa vị, tiền tài, danh
vọng...; “chính” là không tà, thẳng thắn, đúng đắn, chân thành, khiêm tốn, không tự
cao, tự đại, không dối trá, lừa lọc; “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù
nhỏ mấy cũng tránh”. Người cách mạng phải chí cơng vơ tư, đặt lợi ích của Đảng,
của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết.
1.2.4: Quan niệm của Hồ Chí Minh về inh thần đoàn kết quốc tế trong sáng
Tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng là một nội dung không thể thiếu của đạo
đức cách mạng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế là sự mở rộng
những quan niệm đạo đức nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vi tồn nhân loại,
vì Người là “Người Việt Nam nhất”, đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam
mang tầm vóc nhân loại, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào
cộng sản quốc tế.
Đoàn kết quốc tế trong sáng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đồn kết với nhân
dân lao động; là đoàn kết quốc tế giữa những người vơ sản tồn thế giới; là đồn kết
với các dân tộc vì mục tiêu chung: đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức,
bóc lột, vì hịa bình, cơng lý và tiến bộ xã hội. Đồn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa
yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sang,
chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa sô vanh, vị kỷ, hẹp hòi, kỳ thị dân tộc...

1.3: Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới:

1.3.1: Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng của con người.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trị của đạo đức trong xã hội. Hồ Chí Minh
coi đạo đức là gốc, là nền tảng của con người. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ
8


Chí Minh khơng có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng
đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đơi, khơng
thể có mặt này, thiếu mặt kia. Đức là nền tảng của tài, định hướng cho tài phát triển.
Ngược lại, tài là thành tố góp phần tạo nên đức, hồn thiện đức. Do đó, người cán bộ
cần phải có cả hai phẩm chất này. Người viết: Người có đức mà khơng có tài thì cũng
chẳng khác gì ơng bụt ngồi trong chùa, khơng làm hại ai, nhưng cũng chẳng có ích gì
cho lồi người. Ngược lại, nếu người có tài mà khơng có đức, thì cũng chẳng khác gì
một anh làm kinh doanh giỏi, đem lại nhiều lãi, nhưng lãng phí, tham ơ, ăn cắp của
cơng, như vậy, chỉ có hại cho dân cho nước, cịn sự nghiệp của bản thân thì sớm muộn
cũng đổ vỡ. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình
độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Khi đã thấy
sức khơng vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng
hộ và nhường bước để họ vượt lên trước. Ý nghĩa “đức là gốc” chính là ở chỗ đó.
Đạo đức là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm
quyền Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc đến tấm gương đạo đức của V.I. Lênin:
“Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần
yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp
của người thầy đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim
của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”9. Đã là cán bộ, đảng viên thì trước
hết phải trở thành một cơng dân mẫu mực, làm nịng cốt cho giữ gìn phẩm chất đạo
đức và kỷ cương xã hội. Sự mực thước, nêu gương của người cán bộ, đảng viên trước
nhân dân là vô cùng cần thiết. Hồ Chí Minh coi đạo đức là nhân tố làm tăng thêm sức
mạnh của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. “Chủ nghĩa cộng sản là mục đích cuối
cùng của Đảng ta. Đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản là lẽ sống của người đảng viên…,

mỗi đảng viên nâng cao quyết tâm phấn đấu suốt đời cho lý tưởng cộng sản…, cần
luôn ghi nhớ: Người cộng sản chúng ta không được phút nào quên lý tưởng cao cả
của mình là: suốt đời làm cách mạng phấn đấu cho Tổ quốc hồn tồn độc lập, làm

9

Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 1 , tr.295.
9


cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và
trên thế giới”.10
1.3.2: Nêu gương đạo đức, lời nói đi đơi với việc làm nêu gương tốt, làm
việc tốt.
Nói đi đơi với làm, nêu gương tốt làm việc tốt. Đây không chỉ là nguyên tắc rèn
luyện mà còn là sự phân biệt giữa đạo đức cách mạng và phi đạo đức cách mạng.
Chúng ta biết, nói mà khơng làm là đặc tính của giai cấp bóc lột, cho nên, lời nói phải
đi đôi với việc làm và phải thực hiện việc làm gương - đó là đạo đức của người cách
mạng. Người từng nói: “Một tấm gương sống cịn có giá trị hơn 100 bài diễn văn
tuyên truyền”, “trước mắt quần chúng, không phải cứ viết lên trán hai chữ cộng sản
mà ta được họ yêu quý. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức.
Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Hơ
hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã…”. Cho nên, đảng viên phải làm
gương mọi mặt cho quần chúng noi theo, thực hiện đúng lời dạy của Hồ Chí Minh:
“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Việc làm gương phải thực hiện ở mọi nơi,
mọi việc, phải quán triệt trong toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị, từ cán bộ cấp
Trung ương đến tận cơ sở.

1.3.3: Tu dưỡng đạo đức bền bỉ suốt đời thông qua thực tiễn cách mạng.
Làm cách mạng phải là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Xây là

giáo những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam
trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chơng là chống các biểu hiện, các
hành vi vô đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân, cửa quyền, hách dịch. Xây đi đôi với
chống trên cơ sở giáo dịch, đồng thời phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi.
Điều này thuộc quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi chủ nghĩa xã hội là
cơng trình tập thể của quần chúng nhân dân tự xây dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chống

10

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2011,t. 15, tr. 114 115
10


và xử lý nghiêm nhằm xây, đi liền với xây muốn xây thì phải chống. Mục đích cuối
cùng là xây dựng con người có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam. Vì vậy phải
xác định đây là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài.
Khơng có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân
đúng đắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa. Trong xã hội có giai cấp bóc lột thống trị, chỉ có lợi ích cá nhân của
một số rất ít người thuộc giai cấp thống trị là được thoả mãn, cịn lợi ích cá nhân của
quần chúng lao động thì bị giày xéo. Trái lại, trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, thì mỗi người là một bộ phận
của tập thể, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần cơng lao trong xã hội. Cho
nên lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể.
Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện
để được thoả mãn. Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá
nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng địi hỏi lợi ích riêng của cá
nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể.

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC HỒ

CHÍ MINH VỚI SINH VIÊN.
2.1. Những vấn đề đạo đức cấp bách hiện nay
Thế hệ trẻ hiện nay đang tiếp thu nhanh những kiến thức mới, trung thành, dũng
cảm, khiêm tốn, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đạo lý của dân tộc sống có tình có nghĩa, bầu ơi thương lấy bí cùng, lá lành đùm
lá rách... được tiếp tục nhân rộng. Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, về
cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, quý trọng các danh nhân
văn hố, đền ơn đáp nghĩa những người có công, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn... trở
thành phong trào quần chúng. Các đoàn viên thanh niên đem tri thức, lòng quyết tâm,
sự quan tâm tới cộng đồng... đến mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là vùng sâu, vùng
xa, vùng khó khăn; giúp đỡ nhân dân cải thiện mơi trường sống, mơi trường văn hố...
11


Phong trào “Hiến máu nhân đạo”, “Tiếp sức mùa thi”… được nhiều sinh viên quan
tâm hưởng ứng. Những phong trào đó nói lên ý thức đạo đức cộng đồng, ý thức tiên
phong gương mẫu của sinh viên đã được nâng cao.
Một tác động tích cực đối với đạo đức sinh viên là tạo ra sự đồng nhất tương
đối giữa quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử của cộng đồng sinh viên Việt Nam với
các quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử chung mang tính quốc tế. Với ưu thế của
tuổi trẻ, lại được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông
tin hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hóa tiến trình giao lưu quốc tế, sinh viên Việt
Nam ngày nay đã hồ kịp vào dịng chảy mới trong q trình hội nhập. Điều đó tạo
ra sự xích lại gần nhau giữa các giá trị đạo đức trong một tinh thần cảm thông và cởi
mở. Các quan niệm đạo đức của sinh viên Việt Nam, bên cạnh cái riêng của mình,
đang xuất hiện những cái chung hồ nhập cùng thế giới, mở ra những cơ hội giao lưu,
học hỏi. Có thể dự đốn về một xu hướng đạo đức được quốc tế hoá, vừa trên cơ sở
thống nhất những quy tắc đạo đức chung của con người, vừa giữ được truyền thống
tốt đẹp của dân tộc nói chung, đạo đức sinh viên Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên chưa bao giờ các vấn đề đạo đưc lại trở thành vấn đề nóng hổi như

hiện nay. Bên cạnh những thành tựu, nổi lên những mặt yếu kém về nhận thức, tư
tưởng, chính trị dẫn tới phai nhạt lý tưởng và sa sút về lối sống, phẩm chất đạo đức.
Hai vấn đề này gắn bó với nhau.
Trào lưu dân chủ hố, làn sóng cơng nghệ thơng tin và việc nâng cao dân trí đã
làm ý thức cá nhân, cụ thể là sinh viên, được tăng lên; họ ý thức cao về bản thân mình
và muốn thể hiện vai trị cá nhân. Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều khi lấn át cái cộng
đồng, họ coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Họ cho rằng, kinh doanh là hoạt
động đem lại lợi nhuận bằng bất cứ giá nào và không cần đếm xỉa đến vấn đề đạo
đức. Quan niệm đó dẫn đến một biểu hiện nguy hiểm là thái độ bàng quan đối với
những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện được phát động khá rầm
rộ trong sinh viên, nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng. Một số sinh
viên so đo sự hy sinh và quan tâm đến người khác là việc làm đưa lại lợi ích gì cho
chính mình. Cùng với đó, sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các
12


nước phát triển đã dần dần làm khơng ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền
thống tốt đẹp vốn vẫn đang phù hợp với thời kỳ hiện đại. Ở khơng ít sinh viên đã hình
thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị dao
động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế, xã hội
mở cửa. Các quan niệm đạo đức trong một bộ phận sinh viên đang bị lệch chuẩn, đặc
biệt một số sinh viên quan niệm cho rằng, đạo đức và lợi ích cá nhân là hồn tồn
đồng nhất trong mọi lúc, ở mọi nơi.
Sự thực dụng trong học tập, trong cách sống do ảnh hưởng của lối sống và sản
phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển đã làm khơng ít sinh viên xa rời các
giá trị đạo đức truyền thống. Những biểu hiện văn hóa lệch lạc, lối sống thiếu lành
mạnh, những hiện tượng tha hóa, những sai lệch chức năng, lệch chuẩn mực giá trị,
đạo đức, xa rời thuần phong mỹ tục của dân tộc... đã và đang xuất hiện trong đời sống
văn hóa của sinh viên; Vấn nạn bạo lực học đường có xu hướng gia tăng (xuất hiện
nhóm “nữ quái”, nữ “đầu gấu” trong trường học); sự vi phạm pháp luật ngày càng

nghiêm trọng (phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, gây án nơi học đường, nghiện hút, lô
đề, cờ bạc, đua xe...). Sự lạnh lùng trong các mối quan hệ tình cảm ngày càng lan
rộng trong một bộ phận sinh viên.

2.2: Học tập, rèn luyện theo tấm gương và tư tương đạo đức Hồ Chí Minh.
Một là, cần nâng cao nhận thức của tồn xã hội về vai trị, vị trí của đạo đức
sinh viên; coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục nhằm xây dựng đời sống đạo Đạo đức
sinh viên Việt Nam: Thực trạng và giải pháp 61 đức, lối sống đạo đức lành mạnh,
trong sáng cho sinh viên. Xác định đây là công việc của cả xã hội; có định hướng
đúng cho sinh viên về mặt phẩm chất, tư cách, nguyên tắc đạo đức. Huy động các
phương tiện thông tin đại chúng biểu dương kịp thời tập thể, cá nhân điển hình tiên
tiến, phê phán những biểu hiện lệch lạc trong đạo đức, lối sống và sinh hoạt văn hoá
của sinh viên. Tuyên truyền rộng rãi cuộc vận động sinh viên “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

13


Hai là, hồn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng đời sống đạo đức, chuẩn mực
đạo đức trong các trường học; đẩy mạnh các phong trào “nói lời hay, làm việc tốt”
trở thành phổ biến trong xã hội; đẩy mạnh xã hội hoá việc xây dựng những quy tắc,
quy phạm, chuẩn mực đạo đức, làm tiền đề xây dựng lối sống có văn hố trong các
nhà trường .
Ba là, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà
nước và vai trò của tổ chức đồn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong lĩnh vực xây
dựng đời sống văn hoá, đời sống đạo đức của sinh viên trong các trường học; tổ chức
thường xuyên các hoạt động văn hóa thể thao lành mạnh, hấp dẫn, tạo sân chơi bổ ích
cho sinh viên để họ tránh xa các tệ nạn xã hội.
Bốn là, tổ chức nghiên cứu khoa học định kỳ hàng năm, trong đó chú trọng việc
dự báo các xu hướng phát triển của đạo đức trong đời sống sinh viên; kịp thời phát

hiện những nhân tố mới để tuyên truyền nhân rộng, cung cấp những luận cứ khoa học
cho việc hình thành cơ chế, chính sách về xây dựng đời sống đạo đức, văn hoá trong
nhà trường.
Năm là, mở rộng giao lưu, hợp tác với nước ngồi; khuyến khích những trường
có điều kiện chủ động tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác văn hoá với các trường
học tiên tiến ở khu vực và thế giới nhằm tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân
loại và kinh nghiệm tổ chức xây dựng đời sống văn hoá trong trường học. Từ đó, kế
thừa và phát huy những giá trị đạo đức toàn cầu, loại bỏ những quan niệm đạo đức
cũ, cổ hủ, lỗi thời khơng cịn phù hợp với tình hình hiện nay.

14


Kết luận
Có thể khẳng định Hồ Chí Minh là một nhà đạo đức học. Người không phải là
nhà đạo đức học hàn lâm, kinh viện mà là một nhà đạo đức học thực hành, thực hành
một cách biện chứng, sáng suốt, trí tuệ và nhân văn. Lý thuyết đạo đức của Chủ tịch
Hồ Chí Minh chuyển hóa, lan tỏa vào thực tiễn đạo đức xã hội. Đó là một nét riêng,
đặc thù, in đậm dấu ấn, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln tự mình nêu gương khơng chỉ thực hành mà cịn
làm hết sức mình, cơng phu rèn luyện, giáo dục đạo đức cách mạng cho lớp lớp cán
bộ, đảng viên, cho quần chúng nhân dân ở mọi tầng lớp, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới
tính. Làm cho cái hay, cái tốt ở mỗi con người nảy nở, còn cái dở, cái xấu sẽ mất dần
đi. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu
mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời
đại. Học tập theo gương bác là là niềm vinh dự tự hào đôi với mỗi cán bộ đảng viên
và mỗi người dân Việt Nam.
Đối với bản thân là một đoàn viên thanh niên, học theo gương Bác là một
nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng
đáng là con cháu của Bác. Nhận biết được điều đó bản thân em ln tự rèn luyện, trau

dồi về phẩm chất đạo đức, biết kính trên nhường dưới, cư xử đúng mực, hòa nhã với
bạn bè, người thân, bà con lối xóm. Đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ những người có
hồn cảnh đặc biệt; khơng kiêu căng, tự cao, tự đại trong mọi trường hợp, đặc biệt ko
tham gia vào các tệ nạn xã hội, là tấm gương cho các em, con cháu sau này noi theo.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2017), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bài giảng môn tư tưởng Hồ Chí Minh của thầy Đào Văn Minh về: TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI
MỚI.
3. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề
đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
4. Tạp chí cộng sản: Học tập, và làm theo tư tưởng, phong cách của chủ tịch Hồ
Chí Minh.
/>print=true.
5. Tạp chí tổ chức nhà nước chuyên mục: Học tập, và làm theo tư tưởng, phong
cách của chủ tịch Hồ Chí Minh.
/>6. Báo thanh niên chuyên mục về Giới trẻ: Những lý do ‘ nổi cộm’ khiến giới trẻ
suy thoái đạo đức
/>
16




×