Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.49 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
....................................

ĐẶNG THỊ NGA

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
....................................

ĐẶNG THỊ NGA

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐƠNG HẢI DƯƠNG

Chun ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS ĐÀM GIA MẠNH

HÀ NỘI, NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn
của giảng viên hướng dẫn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Hà Nội, tháng 08 năm 2020
Học viên
(Kí ghi rõ họ tên)

Đặng Thị Nga


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường
Đại Thương Mại đã truyền đạt kiến thức, cung cấp tài liệu cần thiết giúp tơi hồn
thành bài luận văn này.
Lời cảm ơn tiếp theo xin gửi tới Thầy giáo PGS.TS Đàm Gia Mạnh người đã
tận tình chỉ báo, hướng dẫn tơi hồn thành đề tài.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Anh/ Chị lãnh đạo, đồng nghiệp đang công tác tại
Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Đông Hải Dương đã giúp đỡ tôi trong thời gian
thực hiện đề tài.

Và tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tơi trong thời gian qua.
Trong q trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành nghiên cứu,
tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi và tiếp thu nhiều ý kiến quý báu của thầy cô và
bạn bè. Song luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi
mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của Q thầy cơ và các bạn.
Hà Nội, tháng 08 năm 2020
Học viên
(Kí ghi rõ họ tên)

Đặng Thị Nga


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...................................................... 5
3.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 6

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................. 6
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................ 7
6. Kết cấu luận văn .................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG VÀ PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI9
1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng .................................................................................. 9
1.1.1 Khái niệm, phân loại thẻ tín dụng ...................................................................... 9
1.1.2 Các chủ thể tham gia vào q trình thanh tốn thẻ tín dụng ............................ 12
1.1.3 Vai trị của dịch vụ thẻ tín dụng ....................................................................... 15
1.2 Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá ............................... 19
1.2.1 Quan niệm về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng .................................................. 19
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của NHTM .............. 20
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại các ngân


iv

hàng thương mại...................................................................................................... 24
1.3.1 Các nhân tố khách quan ................................................................................... 24
1.3.2 Các nhân tố chủ quan ....................................................................................... 26
1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại một số chi nhánh Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam và bài học đối với Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam chi nhánh Đông Hải Dương ........................................... 28
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại một số chi nhánh Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam ................................................................................. 28
1.4.2 Bài học đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đông
Hải Dương ................................................................................................................. 30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG HẢI DƯƠNG...................................................................... 31
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đơng

Hải Dương ................................................................................................................ 31
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển ................................................................... 31
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ..................................................................................... 32
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................................... 34
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng
thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương ................................................. 37
2.2.1 Các sản phẩm thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi
nhánh Đông Hải Dương ............................................................................................ 37
2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương qua các chỉ tiêu định tính ......................... 39
2.2.3 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương qua các chỉ tiêu định lượng ...................... 48
2.3 Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ
tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải
Dương………… ....................................................................................................... 52


v

2.3.1 Thực trạng các nhân tố khách quan.................................................................. 52
2.3.2 Các nhân tố chủ quan ....................................................................................... 54
2.4 Đánh giá về thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương .......................... 56
2.4.1 Những kết quả đạt được ................................................................................... 56
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân ......................................................................... 58
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HẢI DƯƠNG .............................................. 61
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng trong tương lai của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương .......................... 61

3.1.1 Định hướng phát triển chung ........................................................................... 61
3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng ..................................................... 62
3.2 Các đề xuất nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương ....................................... 63
3.2.1. Mở rộng mạng lưới dịch vụ và các đơn vị chấp nhận thẻ ............................... 63
3.2.2. Tăng cường công tác marketing để phát triển dịch vụ thẻ tín dụng ................ 65
3.2.3. Hồn thiện chính sách chăm sóc khách hàng ................................................. 66
3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng....................................... 67
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp .......................................................................... 68
3.3.2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................................... 68
3.3.3. Tăng cường cơng tác quản lý và phịng ngừa rủi ro ....................................... 69
3.4. Một số kiến nghị ............................................................................................... 71
3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................................................ 71
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ....................... 75
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1


CBTD

Cán bộ tín dụng

2

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

3

KHCN

Khách hàng cá nhân

4

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

5

KHDNNVV

Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

6


NHNN

Ngân hàng nhà nước

7

TMCP

Thương mại cổ phần

8

TCPHT

Tổ chức phát hành thẻ

9

TCTQT

Tổ chức thẻ quốc tế

10

TCTTT

Tổ chức thanh toán thẻ


vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động của Chi nhánh .............................................................34
Bảng 2.2. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh ..................................................35
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh ..............................................36
Bảng 2.4. Tăng trưởng dư nợ thẻ tín dụng của Vietinbank Đơng Hải Dương..........48
Bảng 2.5: Thống kê thẻ tín dụng tại Vietinbank Đơng Hải Dương ..........................49
Bảng 2.6: Doanh số thanh tốn của dịch vụ thẻ tín dụng tại Vietinbank Đông Hải
Dương ........................................................................................................................50
Bảng 2.7. Số lượng ATM/POS của Vietinbank Đông Hải Dương ...........................51
Bảng 2.8. Thu nhập từ dịch vụ thẻ tín dụng của Vietinbank Đơng Hải Dương .......51
Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ xấu từ dịch vụ thẻ tín dụng của Vietinbank Đông Hải Dương .........52


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức tại Vietinbank Đông Hải Dương ....................................32


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời gian vừa qua, Ngành ngân hàng tại Việt Nam đã có những bước
phát triển mạnh mẽ, số lượng ngân hàng tăng lên nhanh chóng; mạng lưới chi




nhánh, phịng giao dịch mở rộng trên khắp cả nước; quy mô của các ngân hàng
không ngừng tăng lên, các ngân hàng tăng cường đầu tư mạnh vào lĩnh vực công
nghệ; chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng ngày càng tăng… Cùng với sự phát
triển nhanh chóng đó, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trong cung ứng các sản
phẩm, dịch vụ đến với khách hàng ngày một tăng. Ngoài ra, khi Việt Nam hội nhập
kinh tế thế giới, Việt Nam phải mở cửa lĩnh vực tài chính – ngân hàng, cho phép
các ngân hàng nước ngoài 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Với
sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng
trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Các ngân hàng không thể chỉ dựa vào các sản phẩm,
dịch vụ truyền thống như huy động, cho vay mà phải nghiên cứu, triển khai các sản
phẩm, dịch vụ hiện đại để thu hút được khách hàng và cạnh tranh với các ngân hàng
khác. Một xu thế trong thời gian qua là các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các
ngân hàng cổ phần đã coi trọng phát triển dịch vụ trong lĩnh vực thẻ thanh toán.
Thẻ là một sản phẩm tài chính cá nhân đa chức năng dựa trên việc ứng dụng
công nghệ tin học hiện đại, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Dịch vụ thẻ góp
phần tích cực cải thiện văn minh thanh tốn, tăng tính cạnh tranh của ngân hàng. Phát
triển thẻ tín dụng như một mũi nhọn chiến lược trong cơng cuộc hiện đại hố, đa dạng
hố các loại hình dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể phát triển một cách có hiệu
quả nhất, giành được lợi thế trong cuộc cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các ngân
hàng thương mại (NHTM) đòi hỏi cơng tác phát triển thẻ tín dụng phải có một chiến
lược rõ ràng, quy trình chặt chẽ nếu quyết định vội vàng sẽ đem lại rủi ro trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng và gây thiệt hại cho nền kinh tế, tác động tiêu cực đến môi
trường đầu tư, đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, để thực hiện mục tiêu thanh tốn khơng dùng tiền mặt mà Ngân
hàng nhà nước Việt Nam đã đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải phát triển được dịch vụ


2

thẻ. Tại Việt Nam, thẻ ghi nợ đang chiếm phần lớn thị phần thị trường thẻ thanh

tốn, trong khi đó thẻ tín dụng lại là loại thẻ tương đối mới mẻ. Do đó, việc nghiên
cứu đề tài phát triển dịch vụ thẻ tín dụng là cấp thiết hiện nay.
Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh
Đơng Hải Dương hiện cũng đang kiện tồn cơng tác phát triển thẻ tín dụng nhằm
giữ vững thị phần hiện có và tiếp tục thu hút lượng khách hàng mới nhưng vẫn cịn
có rất nhiều hạn chế xuất phát từ các nguyên nhân cả từ nội lực và ngoại lực. So với
các đối thủ hiện nay, mạng lưới phục vụ thanh tốn thẻ của Vietinbank Đơng Hải
Dương nhìn chung cịn khá mỏng, số lượng máy ATM/POS của Vietinbank Đơng
Hải Dương còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng tốt nhu cầu thanh tốn của khách
hàng. Thêm vào đó, số lượng thẻ tín dụng phát hành cịn ít, chưa đáp ứng được kỳ
vọng của Ban lãnh” đạo chi nhánh.
Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương” làm đề tài
luận văn thạc sĩ nhằm tìm ra các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Chi
nhánh.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có một số đề tài khoa học cũng như các bài viết đề cập đến các thành tựu
đạt được, tồn tại và các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ thanh
tốn nói chung và thẻ tín dụng nói riêng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam,
có thể kể đến một số nghiên cứu sau:
Bài viết Giải pháp phát triển thị trường thẻ Việt Nam của tác giả Bùi Quang
Tiên đăng trên tạp chí tài chính ngày 20/05/2013. Tác giả đã nêu một số kết quả đạt
được trong quá trình phát triển thẻ tại Việt Nam về phát hành thẻ mới và nâng cao



chất lượng thẻ cũng như dịch vụ tới khách hàng; cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh
toán thẻ tiếp tục được đầu tư và cải thiện; hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ tiếp
tục được hoàn thiện; tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, đơn vị liên quan.
Bài viết cũng đưa ra mục tiêu phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã được

xác định tại Quyết định 2453 là: Đa dạng hóa dịch vụ thanh tốn; phát triển cơ sở hạ


3

tầng thanh tốn; đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thanh tốn điện tử; chú trọng phát
triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn
nhu cầu thanh toán của nền kinh tế; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ rõ rệt về tập quán thanh tốn trong xã hội; góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước.
Bài viết Thẻ tín dụng – Lợi và hại của tác giả Phương Linh đăng trên trang
web của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 24/04/2014. Bài viết đã nêu lên một
số lợi ích của thẻ tín dụng như: là hình thức tín dụng tiêu dùng được đơn giản hóa
tối đa về thủ tục; ngân hàng phát hành thẻ thường có điều khoản miễn lãi cho chủ
thẻ tối đa đến 45 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch mua hàng hóa dịch vụ; thẻ tín
dụng là hình thức cấp tín dụng tín chấp, ngân hàng căn cứ vào mức độ tín nhiệm,
điều kiện thu nhập của khách hàng mà quy định hạn mức tín dụng phù hợp đối với
chủ thẻ và chủ thẻ không phải thế chấp hay cầm cố tài sản cho ngân hàng. Tuy
nhiên, bài viết cũng đề cập đến vấn đề lãi suất thẻ tín dụng cao hơn nhiều so với lãi
suất cho vay thông thường. Tác giả cũng đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến lãi
suất thẻ tín dụng cao đồng thời đưa ra khuyến cáo cho chủ thẻ cần tìm hiểu kỹ các
quy định của ngân hàng phát hành thẻ, đặc biệt là nắm vững cách tính lãi suất của
ngân hàng phát hành thẻ.
Bài viết Thanh toán thẻ vướng ở dịch vụ công của tác giả Phạm Hà Nguyên
đăng trên Thời báo ngân hàng ngày 04/06/2014 có đề cập đến việc phí thanh tốn
qua POS khơng được hạch tốn vào chi phí tính thuế ở khu vực cơng như bệnh viện
hay trường học. Nếu đẩy khoản phí quẹt thẻ vào tay bệnh nhân, bệnh viện sẽ bị
phản ứng do mức thu phí cao hơn quy định chung nên họ thường hay yêu cầu thanh
toán bằng tiền mặt để giảm bớt thiệt hại. Hiện nay, mới có khoảng 1% trong tổng
giao dịch thanh toán khám chữa bệnh qua thẻ ngân hàng, trong khi khối lượng giao

dịch ngày một lớn. Việc hỗ trợ phí quẹt thẻ thanh tốn POS sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh cho các đơn vị cung ứng dịch vụ cơng là quyết định cần thiết của Bộ tài
chính nhằm góp phần thực hiện chủ trương chung của chính phủ trong việc hạn chế
sử dụng tiền mặt.


4

Phạm Quốc Bảo (2018), Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn
đã làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTM. Từ
đó, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng thông qua các nội dung phát triển dịch vụ thẻ tín
dụng và chỉ tiêu đo lường sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng. Trên cơ sở đó, luận văn
đề xuất 5 giải pháp chính để phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng đó là điều chỉnh lãi suất và phí suất tín dụng, nâng cao chất
lượng chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết thắc
mắc, khiếu nại của khách hàng, củng cố hình ảnh thương hiệu của ngân hàng.
Trịnh Mạnh Chiến (2017), Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ
thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà
Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn đi sâu vào phân tích
sự hài lịng của khách hàng về dịch vụ thẻ tín dụng thơng qua mơ hình SERQUAL.
Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lịng của khách
hàng về dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội.
Nguyễn Thành Đạt (2015), Những giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng
tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại
học Thương Mại. Luận văn đã phân tích thực trạng dịch vụ thẻ tín dụng tại BIDV,
từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại BIDV. Trong đó,
hai giải pháp quan trọng nhất của luận văn là nâng cao chất lượng quản trị rủi ro
trong dịch vụ thẻ tín dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng.

Phạm Thị Phương Dung (2017) Giải pháp marketing dịch vụ thẻ thanh toán
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc
sỹ, Đại học Đà Nẵng. Tác giả có nêu: Việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp
marketing, nhằm tạo được một thương hiệu thẻ nổi tiếng với bản sắc riêng, thu hút
được sự quan tâm của khách hàng và nhằm đem đến dịch vụ thẻ có giá trị lợi ích tốt
nhất cho khách hàng, gia tăng số lượng cũng như phạm vi thanh toán của thẻ là vấn


5

đề được quan tâm không chỉ với BIDV Đà Nẵng. Tuy nhiên luận văn mới chỉ
nghiên cứu các số liệu để hiểu rõ về tình hình kinh doanh thẻ của BIDV Đà Nẵng để
có cái nhìn tổng qt và định hướng cho hoạt động thẻ thanh toán tại chi nhánh. Từ
đó đề xuất các giải pháp marketing khả thi nhằm phát triển dịch vụ thẻ thanh toán
tại BIDV Đà Nẵng.
Luận văn thạc sỹ kinh tế (2018): Giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường
thẻ ngân hàng tại Việt Nam, của tác giả Trần Tấn Lộc nghiên cứu về thẻ ngân hàng
nói chung, số liệu và thực trạng ở vào giai đoạn thị trường thẻ ngân hàng chưa phát
triển, Việt Nam chưa gia nhập WTO. Đây mới là giai đoạn đầu cơ cấu lại hai khối
NHTM, nên công nghệ ngân hàng, dịch vụ phi tín dụng chưa phát triển.
Có thể nói đề tài về giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng khơng mới, tuy
nhiên, tại mỗi một tổ chức tín dụng lại có những đặc trưng, chính sách đầu tư khác
nhau. Trong không gian và thời gian khác nhau nên việc đưa ra giải pháp để áp
dụng hiệu quả các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng cũng là không giống
nhau. Qua tham khảo nội dung những nghiên cứu trên, tác giả đã phần nào có
những định hướng căn bản và góc nhìn mới để bổ sung nhằm hồn thiện hơn cho
luận văn của mình. Vì vậy qua luận văn nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ nêu lên
được thực trạng tổng thể về các điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản trị và
phát triển sản phẩm thẻ, cũng như đưa ra được một số giải pháp thích hợp để góp
phần phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Vietinbank Đơng Hải Dương trên thị trường

hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, luận
văn sẽ đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương. Từ đó chỉ ra những hạn chế, yếu
kém trong phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
- Chi nhánh Đông Hải Dương. Đề xuất những giải pháp, kiến nghị đối với phát triển dịch
vụ thẻ tín dụng trong gian đoạn 2020 – 2025 của Vietinbank Đơng Hải Dương, từ đó có


6

thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước tại thị trường
Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đi sâu vào ba nội dung
chính gồm:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về dịch vụ thẻ tín dụng và phát triển dịch vụ thẻ
tín dụng của các ngân hàng thương mại để từ đó hiểu được tầm quan trọng trong
việc sử dụng thẻ trong hoạt động kinh tế hiện nay, những lợi ích mà thẻ mang lại
cho ngân hàng, cho khách hàng và cho nền kinh tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương để thấy được những
mặt tích cực cũng như những hạn chế, nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: một số vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ thẻ tín
dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Đông

Hải Dương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung : nghiên cứu phát triển dịch vụ thẻ tín dụng.
+ Về thời gian: dữ liệu thứ cấp thu thập trong gian đoạn từ 2017-2019; dữ
liệu sơ cấp thu thập trong tháng 2/2020; các đề xuất giải pháp phát triển thẻ tín dụng
áp dụng đến năm 2025.
+ Về không gian: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh
Đông Hải Dương
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
* Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp đọc tài liệu. Dữ liệu được
thu thập từ các nguồn sau:


7

- Các giáo trình, bài giảng, sách tham khảo liên quan đến đề tài.
- Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới tên đề tài
luận văn.
- Các văn bản pháp lý của NHNN và các cơ quan quản lý liên quan tới
nghiệp vụ cho vay bán lẻ
- Các báo cáo, nghiên cứu, đánh giá về mơi trường kinh tế, chính trị, xã
hội… trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Tài liệu nội bộ của Vietinbank Đông Hải Dương: Báo cáo thường niên giai
đoạn 2017 đến 2019; Báo cáo tín dụng và nhân sự Vietinbank Đông Hải Dương giai
đoạn 2017 đến 2019…
* Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp phiếu điều tra trực tiếp
khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của Vietinbank Đơng Hải Dương. Số

lượng phiếu khảo sát: 30 phiếu khảo sát, thu về 30 phiếu khảo sát.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được dùng để so sánh số lượng
thẻ phát hành, thu nhập từ thẻ tín dụng, số lượng khách hàng sử dụng thẻ tín
dụng,… qua các năm nhằm làm rõ sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại chi nhánh.
- Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này được sử dụng để tính tốc độ tăng
trưởng của số lượng thẻ phát hành, thu nhập từ thẻ tín dụng, số lượng khách hàng sử
dụng thẻ tín dụng,… qua các năm nhằm làm rõ sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại
chi nhánh. Đồng thời, phương pháp này cũng được dùng để thể hiện cơ cấu thẻ tín
dụng tại chi nhánh.
- Phương pháp thống kê: Sau khi khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín
dụng của Vietinbank Đơng Hải Dương, tác giả tiến hành tổng hợp phiếu điều tra
theo mục đích nghiên cứu. Sau đó, phân tích các nội dung để làm rõ sự phát triển
dịch vụ thẻ tín dụng của Vietinbank Đông Hải Dương.
- Các dữ liệu của bài luận văn được xử lý bằng phần” mềm excel.
6. Kết cấu luận văn


8

Ngồi mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia thành 3
chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về dịch vụ thẻ tín dụng và phát triển dịch vụ thẻ tín
dụng của các ngân hàng thương mại
Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương
Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hải Dương



9

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG VÀ
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng
1.1.1 Khái niệm, phân loại thẻ tín dụng
1.1.1.1 Khái niệm
Thẻ ngân “hàng là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt tiên tiến và
hiện đại. Thẻ ngân hàng ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và
phát triển gắn liền với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng. Thẻ
ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử
dụng thanh tốn hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt trong phạm vị số dư tiền gửi của
mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ ngân hàng cịn dùng để thực hiện các
dịch vụ thơng qua hệ thống giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ
ATM.
Theo Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ban hành kèm
theo quyết định số 371/1999 QĐ/NHNN ngày 19/10/1999 thì thẻ ngân hàng là cơng
cụ thanh tốn do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng
ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ.
Theo thơng tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN Việt Nam,
thì thẻ tín dụng được định nghĩa như sau: Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép
chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo
thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.
Theo giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính
năm 2008: Thẻ tín dụng là loại thẻ được sử dụng phổ biến, ngân hàng cho phép chủ
thẻ sử dụng một hạn mức nhất định. Đối với những khách hàng có quan hệ thường
xuyên với ngân hàng, có tình hình tài chính tốt, ln đảm bảo khả năng thanh tốn
thì ngân hàng cho phép sử dụng thẻ tín dụng (Nguyễn Thị Mùi, 2008)
Theo định nghĩa của Ngân hàng trung ương Châu Âu: Thẻ tín dụng là thẻ

cho phép chủ thẻ mua sắm và/hoặc rút tiền mặt trong phạm vi hạn mức tín dụng


10

được cấp. Khoản tín dụng mà khách hàng vay có thể thanh tốn tồn bộ vào ngày
đáo hạn hoặc thanh tốn một phần, phần tín dụng cịn lại sẽ bị ngân hàng tính lãi.
Ngồi ra thẻ tín dụng cịn được định nghĩa: là cơng cụ thanh tốn khơng
dùng tiền mặt, cho phép người sử dụng khả năng chi tiêu trước, trả tiền sau. Thẻ tín
dụng được dùng để thanh tốn tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc rút tiền từ máy
ATM.
Trong luận văn này, thẻ tín dụng được hiểu là cơng cụ thanh tốn khơng
dùng tiền mặt, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín
dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát” hành thẻ.
1.1.1.2. Phân loại thẻ tín dụng
Có nhiều cách để phân loại thẻ tín dụng, tuỳ thuộc vào các tiêu chí khác
nhau:
- Theo phạm vi sử dụng thẻ:
Thẻ tín dụng nội địa: Là thẻ được phát hành và giới hạn thanh toán trong
phạm vi một quốc gia, sử dụng đồng tiền bản tệ để thanh tốn.
Thẻ tín dụng quốc tế: Là loại thẻ tín dụng có thể được sử dụng để thanh tốn
và rút tiền trên tồn thế giới, sử dụng ngoại tệ mạnh để thanh toán.
Thẻ tín dụng đồng thương hiệu: Là loại thẻ tín dụng do các ngân hàng cùng
liên kết với các đơn vị nhãn hàng, thương hiệu khác nhau để đưa ra sản phẩm. Chủ
thẻ không chỉ được hưởng ưu đãi đặc biệt từ các đơn vị, nhãn hàng này mà còn
hưởng các ưu đãi khác như một chiếc thẻ tín dụng.
- Theo công nghệ sản xuất thẻ:
Thẻ khắc chữ nổi: là loại thẻ được sản xuất dựa trên công nghệ khắc chữ nổi,
tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta khơng cịn sử
dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật q thơ sơ dễ bị giả mạo.

Thẻ từ: Là loại thẻ có một dải băng từ chia các rãnh ở mặt sau thẻ để ghi các
thông tin về chủ thẻ và các thông tin cần thiết khác. Thẻ từ hiện nay đang chiếm
phần lớn trong tổng số lượng thẻ đang sử dụng trên thị trường. Nhược điểm của thẻ
này là do thông tin ghi trên thẻ khơng tự mã hố được, thẻ chỉ mang thơng tin cố


11

định, khơng gian chứa dữ liệu ít, khơng áp dụng được kỹ thuật mã hố, bảo mật
thơng tin...
Thẻ thơng minh (thẻ chip): Là thế hệ mới nhất của thẻ thanh tốn. EMV là
chuẩn thẻ thanh tốn thơng minh do 3 liên minh thẻ lớn nhất thế giới là Europay,
MasterCard và Visa cùng phát triển. Thẻ chip theo chuẩn EMV là sản phẩm thẻ
được gắn chip điện tử với bộ vi xử lý như một máy tính thu nhỏ đa chức năng và
ứng dụng, có khả năng lưu trữ các thơng tin quan trọng được mã hóa với độ bảo mật
cao. Cơng nghệ chip EMV được đánh giá cao về tính an toàn và bảo mật, giúp giảm
thiểu rủi ro, giả mạo nhằm tạo cho khách hàng sự yên tâm khi sử dụng sản phẩm
thẻ. Chính vì vậy, hiện các nước trên thế giới đang đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi
thẻ từ sang thẻ chip.
- Theo chủ thể phát hành thẻ:
Thẻ do ngân hàng phát hành: Là loại thẻ do các ngân hàng đứng ra phát
hành. Đây là chủ thể phát hành thẻ tín dụng phổ biến nhất.
Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: Bên cạnh ngân hàng, các tổ chức
phi ngân hàng cũng tham gia phát hành thẻ với các thương hiệu nổi tiếng như:
Diners Club, Amex…
Thẻ liên kết (thẻ đồng thương hiệu): là sản phẩm của một ngân hàng hay một
tổ chức tài chính kết hợp với bên thứ ba phát hành. Hiện nay, với xu hướng cạnh
tranh ngày một cao và nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, các ngân
hàng đang tích cực phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu.
- Theo chủ thể sử dụng thẻ:

Thẻ tín dụng cá nhân: là dịng thẻ tín dụng hướng tới đối tượng khách hàng
cá nhân, phục vụ nhu cầu mua sắm chi tiêu hàng hố, dịch vụ hàng ngày của các cá
nhân.
Thẻ tín dụng doanh nghiệp: ngoài đối tượng chủ yếu là các cá nhân, ngày
nay các tổ chức phát hành thẻ tín dụng đã bắt đầu phát hành các loại thẻ tín dụng
dành cho đối tượng doanh nghiệp. Thông thường, thẻ này phát hành cho một cá
nhân do doanh nghiệp uỷ quyền đứng ra sử dụng thẻ.


12

- Theo hạng thẻ:
Hiện nay, thẻ tín dụng thường được chia thành ba hạng với những đặc quyền
nhất định, bao gồm: Thẻ hạng thường (Classic), Thẻ hạng vàng (Gold), Thẻ bạch
kim (Platinum).
Tuỳ từng hạng thẻ mà khách hàng sẽ nhận được những quyền lợi khác nhau
như: hạn mức được cấp, số tiền ứng tiền mặt tối đa hay những đặc quyền như bảo
hiểm du lịch toàn cầu, tham gia các câu lạc bộ 5 sao…
1.1.2 Các chủ thể tham gia vào q trình thanh tốn thẻ tín dụng
Hoạt động phát “hành, sử dụng và thanh tốn thẻ tín dụng có sự tham gia chặt
chẽ của 5 chủ thể là: Tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh
toán thẻ, chủ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ. Từng chủ thể đóng vai trị quan trọng
khác nhau trong việc phát huy tối đa vai trò làm phương tiện thanh tốn hiện đại của
thẻ tín dụng.
a. Tổ chức thẻ quốc tế
Theo Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN, tổ chức thẻ quốc tế là tổ chức
được thành lập, hoạt động ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngồi, có
thỏa thuận với các TCPHT, TCTTT, tổ chức chuyển mạch thẻ và/hoặc các bên liên
quan để hợp tác về hoạt động thẻ ngân hàng đối với thẻ có mã TCPHT do TCTQT
cấp hoặc thẻ có mã TCPHT của quốc gia khác, phù hợp với các quy định của pháp

luật Việt Nam và cam kết quốc tế. Đây là các tổ chức tài chính, tín dụng lớn, có
mạng lưới hoạt động rộng khắp và đạt được sự nổi tiếng với thương hiệu và các loại
sản phẩm đa dạng. Ví dụ tổ chức thẻ Visa, MasterCard, American Epress (Amex),
JCB, Diners Club, China UnionPay …. Tổ chức thẻ quốc tế đưa ra những quy định
cơ bản về việc phát hành, sử dụng và thanh tốn thẻ, đóng vai trị trung gian giữa tổ
chức và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lượng tiền
thanh toán giữa các công ty thành viên.
b. Ngân hàng phát hành thẻ
Thẻ ngân hàng được hình thành từ mối quan hệ gắn bó giữa người mua hàng,
các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ và các tổ chức tài chính - tín dụng. Khi ngân


13

hàng và các tổ chức tài chính - tín dụng trở thành thành viên chính thức hoặc đại lý
của các tổ chức thẻ quốc tế thì tồn bộ hệ thống phát hành và thanh toán thẻ trở nên
đồng bộ. Ngân hàng phát hành thẻ là ngân hàng được sự cho phép của tổ chức thẻ
hoặc công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của những tổ chức và
công ty này. Ngân hàng phát hành là ngân hàng có tên in trên thẻ do ngân hàng đó
phát hành.
Ngân hàng phát hành thẻ quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ cho
chủ thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba, là
một ngân hàng hay tổ chức tài chính - tín dụng nào khác trong việc thanh tốn hoặc
phát hành thẻ tín dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng tận dụng ưu thế bên thứ
ba về kinh nghiệm, khả năng thâm nhập thị trường và ưu việt về vị trí địa lý; tuy
nhiên, cũng phải chịu rủi ro về tài chính bởi bên thứ ba lúc này hoạt động với danh
nghĩa là ngân hàng đại lý. Bên thứ ba khi ký kết hợp đồng đại lý với ngân hàng phát
hành được gọi là ngân hàng đại lý phát hành. Nếu tên của ngân hàng đại lý xuất
hiện trên tấm thẻ của khách hàng thì nhất thiết ngân hàng đại lý phải là thành viên
chính thức của tổ chức thẻ hoặc các công ty thẻ.

c. Chủ thẻ
Chủ thẻ là những cá nhân hoặc người được ủy quyền được ngân hàng phát
hành thẻ, có tên in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ theo những điều khoản, điều kiện do
ngân hàng phát hành quy định.
Chủ thẻ sử dụng thẻ của mình để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ tại các nơi
cung ứng hàng hóa có chấp nhận thẻ, ứng tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt thuộc
hệ thống ngân hàng hoặc sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch tại máy rút tiền tự
động ATM. Sau một khoảng thời gian nhất định tùy theo quy định của từng ngân
hàng phát hành, chủ thẻ sẽ nhận được sao kê (statement). Sao kê là bản thơng báo
chi tiết tồn bộ các giao dịch chi tiêu sử dụng thẻ, số dư nợ cuối kỳ, ngày đến hạn
thanh toán cũng như số tiền thanh toán tối thiểu bắt buộc, các khoản lãi, phí phát
sinh và các thơng báo liên quan đến việc sử dụng thẻ. Căn cứ vào thông tin trên sao


14

kê, chủ thẻ sẽ thực hiện thanh tốn khoản tín dụng thẻ đã sử dụng cho ngân hàng
phát hành thẻ.
d. Ngân hàng thanh toán
Ngân hàng thanh toán là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như một phương
tiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung
ứng hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn. Trong hợp đồng chấp nhận thẻ ký kết với các
đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, ngân hàng thanh toán thẻ cam kết:
- Chấp nhận các đơn vị này vào hệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng.
- Cung cấp các thiết bị đọc thẻ tự động cho các đơn vị này kèm theo những
hướng dẫn sử dụng hoặc chương trình đào tạo nhân viên về cách thức vận hành
cùng với dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng đi kèm trong suốt thời gian hoạt động.
- Quản lý những giao dịch có sử dụng thẻ tại những đơn vị này.
Thơng thường, ngân hàng thanh tốn thu từ các đơn vị cung ứng hàng hóa,
dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với một mức phí chiết khấu (discount

rate) cho việc xử lý các giao dịch có sử dụng thẻ tại đây. Mức phí này cao hay thấp
phụ thuộc vào từng ngân hàng và vào mối quan hệ chiến lược đối với các đơn vị
khác nhau.
Trên thực tế, rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là ngân
hàng thanh toán thẻ. Với tư cách là ngân hàng phát hành, khách hàng của họ là chủ
thẻ cịn với tư cách là ngân hàng thanh tốn, khách hàng là các đơn vị cung ứng
hàng hóa, dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ.
e. Đơn vị chấp nhận thẻ
Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) là các tổ chức hay cá nhân được ủy quyền
chấp nhận thanh tốn hàng hóa, dịch vụ và/hoặc ứng tiền mặt cho Chủ thẻ. Các
ngành kinh doanh của các đơn vị chấp nhận thẻ trải rộng từ những cửa hiệu bán lẻ,
những nhà hàng ăn uống, khách sạn, sân bay… Tại nhiều nước trên thế giới, khi thẻ
ngân hàng đã trở thành một phương tiện thanh tốn thơng dụng, chúng ta có thể
nhìn thấy những biểu trưng của thẻ xuất hiện thường tại các cửa hàng. Ở Việt Nam,
các đơn vị chấp nhận thẻ tập trung chủ yếu tại những ngành hàng, dịch vụ có thu


15

hút nhiều khách nước ngoài như những cửa hàng thời trang, cửa hàng bán đồ thủ
công mỹ nghệ, lưu niệm tại các trung tâm thương mại, những nhà hàng, khách sạn
lớn, các đại lý bán vé máy bay…
Để trở thành đơn vị chấp nhận thẻ đối với một loại thẻ ngân hàng nào đó thì
đơn vị này phải có tình hình tài chính tốt và có năng lực kinh doanh. Cũng như việc
ngân hàng phát hành thẩm định khách hàng trước khi phát hành thẻ cho họ, các
ngân hàng thanh toán cũng sẽ chỉ quyết định ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với
những đơn vị kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hút nhiều giao dịch sử dụng thẻ.
Mặc dù phải trả cho ngân hàng thanh toán một tỷ lệ phí chiết khấu theo
lượng tiền trong mỗi giao dịch, các đơn vị chấp nhận thẻ vẫn có được lợi thế cạnh
tranh bởi việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ giúp các đơn vị này thu hút được

một lớp khách hàng lớn, nâng cao số lượng các giao dịch thực hiện, góp phần tăng
cao hiệu” quả kinh doanh.
1.1.3 Vai trị của dịch vụ thẻ tín dụng
Mặc dù ra đời sau nhiều phương tiện thanh toán khác, nhưng thẻ tín dụng
ngày càng khẳng định vị thế của nó trong thanh tốn nhờ vào những vai trị và tính
năng ưu việt của nó đối với chủ thẻ, doanh nghiệp, ngân hàng cũng như đối với nền
kinh tế.
a. Đối với chủ thẻ
- An toàn: Với việc sử dụng thẻ, chủ thẻ khơng cần phải mang theo nhiều
tiền mặt bên mình, hạn chế tối đa việc bị mất cắp tiền mặt. Hiện nay, thẻ được chế
tạo dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại, tinh vi, khó có thể làm giả nên tính an tồn
của thẻ rất cao. Hơn nữa, thẻ cịn có chữ ký của chủ thẻ nên khi mua sắm hàng hoá
dịch vụ, chủ thẻ phải ký vào hoá đơn thanh toán để người bán so sánh với chữ ký
mẫu, điều này cùng với các thơng tin được mã hố trên thẻ tạo nên sự bảo mật cao
trước nguy cơ bị kẻ gian lợi dụng.
- Nhanh chóng và thuận tiện: Với kích thước gọn nhẹ, chủ thẻ có thể mang
theo người và sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại một mạng lưới rộng
rãi các đơn vị chấp nhận thẻ cả trong và ngoài nước. Ngoài ra, sử dụng thẻ tín dụng


×