Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.83 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

PHẠM VĂN HIẾU

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI PHỊNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH
PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

Long An, tháng 05/2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

PHẠM VĂN HIẾU

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI PHỊNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH
THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ KỲ


Long An, tháng 05/2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả.
Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các
tạp chí khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.
Học viên thực hiện luận văn

Phạm Văn Hiếu


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tác giả xin gửi lời cám ơn
sâu sắc và chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Công
nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác
giả trong suốt thời gian tác giả học tập tại trường.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc và các Anh/Chị đồng
nghiệp đang cơng tác tại Phịng Tài chính – Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu trong quá
trình làm luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn Cô TS. Trần Thị Kỳ, người đã trực

tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Phòng SĐH&QHQT Trường Đại học
Kinh tế Công nghiệp Long An và các anh, chị và các bạn học viên cao học của đã
nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hồn
thiện khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được
những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Tác giả

Phạm Văn Hiếu


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Tác giả chọn nghiên cứu đề tài: "Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước tại Phịng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh
Tiền Giang", mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên. Để đạt
được mục tiêu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích dữ
liệu thứ cấp và sơ cấp đánh giá thực trạng. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ:
Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại
cơ quan tài chính các Thành phố trực thuộc Tỉnh (ngân sách cấp Huyện).
Phân tích thực trạng và đánh giá những kết quả đạt được, cũng như các hạn
chế và nguyên nhân của hạn chế về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
tại cơ quan Phịng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho giai đoạn 2017-2019.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Mỹ Tho. Đồng thời, kiến nghị với các đối
tượng liên quan để các giải pháp được khả thi.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm nghiên cứu và

vận dụng, như các nhà quản lý UBND Thành phố, KBNN, học viên.


iv

ABSTRACT
The author chose to research theo topic: “Improving the efficiency of regular
state budget management at the Finance and Planning Departerment of My Tho city
Tien Giang province”, the goal is to improve the efficiency of regular recurrent
expenditure management. To achieve the goal, the dissertation uses qualitative
research methods, secondary data analysis and tatus assessment. The research
results have clarified:
Theoretical basis for the management of recurrent state budget spending at
the financial agencies of the cities directly under the province (district budget)
Analyze the situation and evaluate the achieved results, as well as the
limitations and causes of limitations on the management of recurrent state budget
spending at the Department of Finance and Planning of My Tho City in 2017 -2019.
Proposing solutions to improve the efficiency of regular state budget
management in My Tho city. At the same time, make recommendations to related
objects so that the solutions are feasible
The dissertation is a reference for those who are interested in researching and
applying, such as managers of the city People’s Committee State Treasury,
trainees…


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
NỘI DUNG TÓM TẮT ........................................................................................iii
ABSTRACT .......................................................................................................... iv
MỤC LỤC.............................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ............................................................ x
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................. 1
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN/THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH ........ 4
1.1. Lý luận về chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện ........... 4
1.1.1. Ngân sách nhà nước ............................................................................ 4
1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước cấp Huyện ..................................... 5
1.1.3. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện .............................. 6
1.2. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện ............... 6
1.2.1. Các khái niệm ..................................................................................... 6
1.2.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước.................................................................................................................. 8
1.2.3. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện 9
1.2.4. Đặc điểm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện . 11


vi
1.2.5. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện . 11
1.2.6. Quy trình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện . 13

1.2.7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước ...................................................................................................................... 16
1.2.8. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước địa phương ............................................................................................. 17
1.3 Bài học từ kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại các địa
phương khác trong nước ..................................................................................... 20
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của các Huyện khác trong
nước ...................................................................................................................... 20
1.3.2. Bài học cho Phịng Tài chính – Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh
Tiền Giang ............................................................................................................ 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHỊNG TÀI CHÍNH-KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ
MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG.......................................................................... 24
2.1. Giới thiệu về Phòng Tài chính- Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh
Tiền Giang ........................................................................................................... 24
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................ 24
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ................................................... 24
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ......................................................... 26
2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Phịng
Tài chính- Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2019
.............................................................................................................................. 28
2.2.1. Quy định về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước .............. 28
2.2.2. Mối quan hệ giữa Phịng Tài chính- Kế hoạch với các đối tượng có liên
quan về tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ............................. 29
2.3. Kết quả chi thường xuyên ngân sách nhà nước................................ 30
2.3.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ........................... 31


vii

2.3.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước................. 33
2.3.3. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước Thành phố Mỹ Tho
.............................................................................................................................. 35
2.3.4. Kết quả kiểm tra hồ sơ thanh toán chi thường xuyên ngân sách nhà
nước ...................................................................................................................... 38
2.4. Đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước................. 39
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân ........................................... 39
2.4.2. Các hạn chế....................................................................................... 42
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................... 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH –
KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG ........................... 54
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Mỹ Tho giai đoạn
2020-2025 ............................................................................................................. 54
3.1.1. Mục tiêu của Tỉnh Tiền Giang........................................................... 54
3.1.2. Mục tiêu của Thành phố Mỹ Tho ...................................................... 55
3.2. Định hướng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước............ 56
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước trên địa bàn Thành phố mỹ Tho ................................................ 57
3.3.1. Nâng cao chất lượng việc lập, quyết định và phân bổ dự toán ngân
sách ....................................................................................................................... 57
3.3.2. Chấp hành dự toán ngân sách cấp Huyện cần tuân thủ đúng pháp luật,
đồng thời chú trọng đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước... 58
3.3.3. Quyết toán ngân sách cấp Thành phố ................................................ 60
3.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................ 61
3.3.5. Tổ chức quản lý, điều hành quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước theo quy định của pháp luật .......................................................................... 63



viii
3.3.6. Tăng cường thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm ............................................................................................... 65
3.3.7. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước và
các cơ quan tài chính quản lý chi thường xuyên Ngân sách ................................... 66
3.3.8. Tăng cường sự lãnh đạo, điều hành của Uỷ ban Nhân dân Thành phố
Mỹ Tho đối với quản lý chi ngân sách nhà nước .................................................... 66
3.3.9. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc cơng khai, dân chủ tài chính các cấp
.............................................................................................................................. 67
3.3.10. Giải pháp về công nghệ ................................................................... 67
3.4. Kiến nghị ............................................................................................ 69
3.4.1. Sở Tài chính Tỉnh Tiền Giang ........................................................... 69
3.4.2. Ủy ban Nhân dân Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.................... 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 70
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 72


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

CNTT

Cơng nghệ thơng tin


ĐVSDNS

Đơn vị sử dụng Ngân sách

HCSN

Hành chính sự nghiệp

HĐND 

Hội đồng Nhân dân 

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KT-XH

Kinh tế xã hội

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NXB


Nhà xuất bản

TX

Thường xuyên

UBND

Ủy ban Nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


x

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
1. DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

TÊN BẢNG

TRANG

Tăng trưởng và cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Bảng 2.1

trên địa bàn Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang từ năm


30

2017-2019
Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Dự toán chi thường xuyên NSNN trên địa bàn Thành phố
Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang từ năm 2017-2019.
Thực tế chi thường xuyên NSNN trên địa bàn Thành phố Mỹ
Tho, Tỉnh Tiền Giang từ năm 2017-2019.
Thực hiện so dự toán chi thường xuyên NSNN trên địa bàn
Thành phố Mỹ Tho Tỉnh Tiền Giang từ năm 2017-2019

32

34

37

Kết quả kiểm tra hồ sơ chi thường xuyên NSNN tại Phịng
Bảng 2.5

Tài chính – Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang

39

từ năm 2017-2019

Kết quả khảo sát sự hài lịng của khách hàng tại Phịng Tài
Bảng 2.6

chính – Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang từ

40

năm 2017-2019
Kết quả khảo sát nội bộ Phịng Tài chính- Kế hoạch và kế
Bảng 2.7

toán các cơ quan, phường xã sử dụng NSNN thuộc Thành

41

phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
Bảng 2.8

Bảng 2.9

Thực tế nguồn thu NS được phép để lại chi của Thành phố
Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang từ năm 2017-2019
Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên NSNN Thành phố Mỹ
Tho, Tỉnh Tiền Giang từ năm 2017-2019

43

45



xi
2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

Thực hiện so với dự toán chi thường xuyên NSNN trên địa
Biểu đồ 2.1

bàn Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang từ năm 2017-

38

2019.
3. DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
Sơ đồ 01

TÊN SƠ ĐỒ
Sơ đồ tổ chức bộ máy Phịng Tài chính - Kế hoạch Thành
phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.

TRANG
26


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nguồn thu NSNN có hạn, nhưng nhu cầu chi tiêu rất nhiều, thường xảy ra chi
lớn hơn thu.
Chi NSNN bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát triển và chi thường
xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có vai trị rất quan trọng để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền nhà nước trung ương và địa
phương.
Giai đoạn 2017-2019, quản lý NSNN tại cơ quan tài chính Thành phố Mỹ
Tho, Tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả nhất định, thực hiện thu ln vượt
so với dự tốn, tỷ lệ thực hiện thu so dự toán lần lượt trong giai đoạn nghiên cứu là
134,91%; 132,3% và 148,19% [Nguồn: Báo cáo thực hiện NSNN của UBND Thành
phố Mỹ Tho năm 2017, 2018, 2019]
Chi thường xuyên trên địa bàn Thành phố Mỹ Tho giai đoạn 2017-2019 chiếm
tỷ trọng cao so với tổng chi. Thực tế chi thường xuyên năm 2017 chiếm tỷ trọng
88,01%, năm 2018 là 90,32% và năm 2019 là 87,61%) [Nguồn: Trích từ bảng 2.1].
Quản lý chi thường xuyên trong giai đoạn nghiên cứu tại Phịng Tài chính-kế hoạch
Thành phố Mỹ Tho còn những bất cấp: Thực tế chi thường xuyên vượt so với dự
toán, cụ thể: Năm 2018 so với 2017 tổng chi thường xuyên ngân sách thực tế vượt
so với dự toán 28.855 triệu đồng, tỷ lệ vượt là 7,14% và năm 2019 so với 2018,
mức vượt là 90.597 triệu đồng, tỷ lệ vượt là 20,93% [Nguồn: Phòng Tài chính-kế
hoạch Thành phố Mỹ Tho], cơ cấu chi thường xuyên một số lĩnh vực chưa hợp lý,
thường xuyên phải bổ sung dự toán…
Để giải quyết những bất cập trên, cần thiết phải có sự nghiên cứu để có biện
pháp khắc phục. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước tại Phịng Tài chính - Kế hoạch Thành phố
Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang" làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Tài chính
ngân hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xun NSNN tại Phịng Tài chính - Kế hoạch
Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.


2
Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
địa phương (cấp Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh).
Phân tích thực trạng hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại
phịng Tài chính -kế hoạch Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang giai đoạn từ 20172019, đánh giá những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước tại Phịng Tài chính- kế hoạch Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
giai đoạn 2020-2025.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần trả lời các câu hỏi sau:
Thực trạng hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Phòng
Tài chính- Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2019 như
thế nào?
Cần có giải pháp gì nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước tại Phịng Tài chính- Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
giai đoạn 2020-2025?
4. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Huyện/ Thành phố trực thuộc Tỉnh và
thực tiễn tại Phịng Tài chính- Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Từ năm 2017-2019.
Về không gian: Tại Phịng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh
Tiền Giang.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên

cứu định tính, cụ thể:
Phương pháp diễn dịch, quy nạp và tổng hợp sử dụng để làm rõ cơ sở lý
luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
Phương pháp thống kê mơ tả và phân tích sử dụng để đánh giá thực trạng
quản lý quản lý chi thường xun ngân sách nhà nước tại Phịng Tài chính -Kế


3
hoạch Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2019. Xác định những
kết quả đạt được cũng như các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
Phương pháp điều tra, khảo sát các đối tượng có liên quan để tăng tính
khách quan về những hạn chế, nguyên nhân và là một trong các căn cứ đề xuất
giải pháp, kiến nghị thích hợp, khả thi và hiệu quả.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN/THÀNH PHỐ
THUỘC TỈNH
1.1. Lý luận về chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện
1.1.1. Ngân sách nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm
Ngân sách: Theo từ điển tiếng Việt, (1994): "Ngân sách là tổng số nói chung
tiền thu và chi trong một thời gian nhất định của nhà nước, của xí nghiệp hoặc của
một cá nhân.
Ngân sách nhà nước
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà
nước trong dự tốn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực
hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Theo Dương Công Minh, (2015), Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung
lớn nhất của nhà nước để đảm bảo cho nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ của mình.
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2017), Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ: Ngân sách Nhà
nước là tồn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền (Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp) quyết định và được tổ chức
thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Ngân sách Nhà nước là tổng thể
các mối quan hệ về kinh tế tài chính giữa Nhà nước với nền kinh tế xã hội và phát
sinh trong quá trình phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước (các nguồn
lực tài chính) để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình
quản lý kinh tế và quản lý trật tự xã hội Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung
lớn nhất của Nhà nước để đảm bảo cho Nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ của mình Quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, là nguồn lực tài chính để
thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
Theo Luật NSNN, (2015): “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu -chi
của Nhà nước được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước”.
Trong luận văn này, ngân sách nhà nước được hiểu theo Luật NSNN.


5
1.1.1.2. Đặc điểm ngân sách nhà nước
Từ khái niệm NSNN, cho thấy: NSNN bao gồm hoạt động thu và chi của Nhà
nước trong một khoảng thời gian nhất định.
Hoạt động thu, chi NSNN luôn gắn liền với quyền lực của Nhà nước, thực
hiện trên cơ sở luật định (như Luật thuế, Luật NSNN...), là hoạt động phân phối lại
nguồn tài chính để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thu, chi ngân sách nhà nước chủ yếu được thực hiện theo ngun tắc khơng
hồn trả trực tiếp.
NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, được chia thành nhiều

quỹ nhỏ cho những mục đích nhất định.
1.1.1.3. Hệ thống ngân sách nhà nước
Thông thường tổ chức hệ thống NSNN gắn với việc tổ chức bộ máy nhà nước.
Tại Việt Nam, hệ thống NSNN gồm: ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách Trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp
trung ương hưởng và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp Trung ương.
Ngân sách địa phương là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp địa phương
hưởng, thu bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương và các
khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, phù hợp với mơ hình tổ chức chính quyền
địa phương hiện nay. Ngân sách địa phương bao gồm:
Ngân sách cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là NS cấp
Tỉnh).
Ngân sách cấp Huyện, quận, thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh (gọi chung là
NS cấp Huyện).
Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước cấp Huyện
Ngân sách nhà nước cấp Huyện là ngân sách của chính quyền cấp Huyện (Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân), phù hợp với mơ hình tổ chức chính quyền cấp
Huyện, là nguồn lực tài chính để thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước tại địa
phương -cấp Huyện.


6
Các hoạt động thu -chi của ngân sách Huyện luôn gắn với chức năng, nhiệm
vụ của chính quyền Huyện theo luật định, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sát
của cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp Huyện. Các chỉ tiêu thu -chi của ngân sách
Huyện luôn mang tính pháp lý.
Ngân sách Huyện vừa là một cấp trong hệ thống NSNN vừa là một đơn vị dự

toán (đơn vị dự tốn cấp 2). Bởi vì ngân sách Huyện thực hiện nhiệm vụ thu -chi
của một cấp ngân sách và là đơn vị nhận bổ sung từ ngân sách cấp Tỉnh, đồng thời
cấp bổ sung cho ngân sách cấp xã/phường. [6]
1.1.3. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước
nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Nói cách khác, chi ngân sách nhà nước là q trình phân phối lại các nguồn tài
chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo thực hiện chức
năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Nội dung chi ngân sách nhà nước
Theo Luật NSNN, (2015): Chi đầu tư phát triển; Chi dự trữ quốc gia; Chi
thường xuyên; Chi trả nợ lãi; Chi viện trợ; Các khoản chi khác theo quy định của
pháp luật.
Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện: Là các khoản chi nhằm duy
trì hoạt động của các đơn vị thuộc lĩnh vực không sản xuất vật chất tại địa bàn do
chính quyền cấp Huyện quản lý.
1.2. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện
1.2.1. Các khái niệm
Khái niệm về quản lý
Theo giáo trình “Quản lý học”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2012
thì: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực
và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực
và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động”.
Theo Đặng Quốc Bảo (1999), trong cuốn “Khoa học Tổ chức và Quản lý”
quan niệm: “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra
những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ
chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”.


7

Như vậy, quản lý là sự tác động của các thành viên của tổ chức trong việc sử
dụng nguồn lực của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra bằng những phương pháp và
công cụ nhất định.
Khái niệm về quản lý Ngân sách Nhà nước
Theo Nguyễn Kim Quyến và cộng sự (2005) trong “Giáo trình nghiệp vụ quản
lý và kế toán kho bạc Nhà nước”: “Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của
các chủ thể quản lý ngân sách Nhà nước thơng qua việc sử dụng có chủ định các
phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động
của ngân sách Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định”.
Khái niệm về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Huyện
Từ khái niệm quản lý NSNN, theo đó, quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước cấp Huyện là hoạt động của chính quyền cấp Huyện quản lý ngân sách
nhà nước nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng theo những nguyên tắc và
phân cấp quản lý ngân sách đúng luật định, nhằm thực hiện mục tiêu của chính
quyền cấp Huyện.
Hiệu quả và nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN
Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, "hiệu quả" là tương quan giữa kết quả đạt
được so với lao động, vật tư, tài chính để tạo ra nó, cịn hiệu quả kinh tế xã hội là
chỉ tiêu biểu hiện quan hệ của nền sản xuất xã hội (xét trên cả hai mặt kinh tế - xã
hội) và các nguồn phương tiện tạo ra nó.
Theo Hà Văn Dương (2019), hiệu quả là những kết quả sử dụng các nguồn lực
để đạt được những mục tiêu đã định trước. Thuật ngữ hiệu quả được sử dụng rộng
rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả
thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đầu ra thu được so với các yếu tố đầu vào được
sử dụng để tạo ra những kết quả theo dự tính.
Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN
Từ quan niệm về hiệu quả và khái niệm về quản lý chi thường xuyên NSNN
cấp Huyện, có thể hiểu: Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN là chính quyền
cấp Huyện sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý theo luật định để lập dự

toán khoa học, đúng thời hạn và sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên được
phân bổ thực tế bằng dự toán hoặc thấp hơn dự toán (thể hiện sự tiết kiệm), đồng


8
thời hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đặt
ra, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững an ninh, an toàn xã hội.
Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN là đề cập tới mức độ về
hiệu quả từ thấp đến cao, "làm cho cao hơn trước, đưa lên mức cao hơn" (từ điển
tiếng Việt, năm 1994).
1.2.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước
Thực hiện cân đối ngân sách địa phương, góp phần cân đối ngân sách quốc gia.
Đặc điểm chi thường xuyên NSNN mang tính chất tiêu dùng xã hội (chi cho
lĩnh vực không sản xuất vật chất, nhưng rất cần thiết duy trì sự tồn tại và phát triển),
nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính Nhà nước, về quốc phịng,
an ninh, về các hoạt động sự nghiệp, các hoạt động xã hội khác do Nhà nước tổ
chức. Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Huyện, phần tiết
kiệm về chi thường xuyên NSNN chuyển sang cho chi đầu tư phát triển (thuộc lĩnh
vực sản xuất vật chất), góp phần gia tăng nguồn thu ngân sách Ngân sách cấp
Huyện, tạo thuận lợi cân đối NS cấp Huyện, góp phần vào cân đối NS quốc gia
(NSNN cấp Huyện là bộ phận của ngân sách quốc gia).
Góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ.
Chi thường xuyên thường chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng chi NSNN, phạm
vi chi rộng (chi cho nhiều lĩnh vực). Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên
NSNN (Thực tế chi ≤ so với dự toán với điều kiện dự toán lập đã khoa học), khơng
phát sinh bội chi NSNN, sẽ góp phần cân đối ngân sách quốc gia, cân đối tiền hàng,
ổn định tiền tệ, lạm phát được kiểm soát, giảm thất nghiệp, kinh tế tăng trưởng.
Nâng cao trình độ quản lý, tơn trọng luật pháp, tạo thế chủ động trong điều
hành ngân sách.

Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Huyện được nâng cao cũng
phản ánh trình độ tăng lên về quản lý lập dự tốn NSNN nói chung và chi thường
xun NSNN nói riêng lên một tầm cao mới (Dự tốn chi thường xun NSNN phù
hợp với thực tế; khơng có sự lạc hậu về tiêu chuẩn, chế độ , định mức…).
Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Huyện được nâng cao cũng
phản ánh chấp hành dự toán chi được kiểm soát tốt, tuân thủ đúng các tiêu chuẩn,
định mức, chế độ.


9
Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Huyện được nâng cao cũng
phản ánh thế chủ động của cấp chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách,
đảm bảo chính trị ổn định…tạo thuận lợi để thực hiện hồn thành, hoàn thành vượt
mức kế hoạch các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội của địa phương đã đặt ra. [6]
1.2.3. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện
Theo Lâm Hồng Cường (2014), các nguyên tắc quản lý NSNN nói chung và
quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Huyện nói riêng phải tuân thủ các nguyên tắc
sau:
√ Nguyên tắc thống nhất và tập trung dân chủ
Nguyên tắc thống nhất
Nguyên tắc thống nhất được thể hiện: (1) Mọi khoản chi thường xuyên NSNN
cấp Huyện đều phải phản ánh, tập trung đầy đủ vào NSNN; (2) Thống thống nhất về
ban hành và thực hiện các chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi thường xuyên NSNN;
(3) Thống nhất về trình tự, nội dung, thời gian lập dự toán, chấp hành và quyết toán
chi thường xuyên NSNN (Tất cả các khâu phải thực hiện theo đúng theo luật định);
(4) NSNN cấp Huyện là một bộ phận/một khâu trong tổng thể NSNN, nên chi
thường xuyên NSNN cấp Huyện là một bộ phân cấu thành chi thường xuyên NSNN
của một quốc gia.
Nguyên tắc tập trung, dân chủ
Nguyên tắc tập trung được quán triệt thông qua sự phân công và phối hợp chặt

chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong phân cấp quản lý ở cả ba khâu của chu trình
ngân sách, thể hiện: phần lớn NSNN tập trung ở ngân sách trung ương nhằm giải
quyết các vấn đề lớn về kinh tế - xã hội. Ngân sách cấp dưới (NSNN cấp Huyện)
phải chịu sự chỉ đạo của ngân sách cấp trên (NSNN cấp Tỉnh) và ngân sách cấp trên
có quyền kiểm tra, giám sát thực hiện của ngân sách cấp dưới trong việc chấp hành
pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc dân chủ thể hiện qua mỗi cấp chính quyền nhà nước có một ngân
sách theo phân cấp quản lý, có quyền quyết định ngân sách cấp mình trong việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao một cách tự chủ.
√ Công khai, minh bạch trong quản lý chi thường xun NSNN
Cơng khai có nghĩa là để cho mọi người biết, khơng giữ kín. Minh bạch là
làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu, tránh hiểu lầm. Quản lý ngân sách đòi hỏi


10
phải cơng khai, minh bạch xuất phát từ địi hỏi chính đáng của người dân với tư
cách là người nộp thuế cho Nhà nước.
Tính cơng khai, minh bạch trong quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Huyện
thể hiện: Các khoản chi thường xuyên NSNN cấp Huyện đều phải có chứng từ hợp
pháp, hợp lệ chứng minh, được phê chuẩn bởi cấp có thẩm quyền, được ghi sổ kế
tốn và báo cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng
có thể giám sát, kiểm sốt các quyết định về chi thường xuyên NSNN cấp Huyện,
hạn chế những thất thốt và đảm bảo tính hiệu quả.
√ Ngun tắc đảm bảo cân đối NSNN
Nguyên tắc đảm bảo cân đối NSNN, xuất phát từ mục tiêu của chính quyền
nhà nước địa phương-cấp Huyện.
Nguyên tắc đảm bảo cân đối chi thường xuyên NSNN cấp Huyện thể hiện: (1)
Các khoản chi thường xuyên NSNN chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các
nguồn thu bù đắp (nói cách khác chi thường xuyên NSNN được thực hiện trên cơ sở

dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Thơng thường, khi thực hiện ngân
sách, các khoản thu dự kiến sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Vì vậy, khơng chỉ trong khâu lập dự tốn, mà cả khâu chấp hành dự tốn ln phải
tn thủ ngun tắc cân đối ngân sách: Chi thường xuyên NSNN cấp Huyện phải
cân đối với nguồn thu/kinh phí được phân bổ; (2) Cân đối NSNN, ngoài sự cân
bằng về thu, chi, còn là sự hài hòa, hợp lý trong cơ cấu chi thường xuyên NSNN
giữa các lĩnh vực (Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; Sự nghiệp khoa học và
cơng nghệ; Quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản
lý; Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình…) giữa các cấp chính quyền (cấp Huyện và
cấp phường/xã).
√ Tuân thủ pháp luật về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Huyện:
Các đơn vị, cơ quan thuộc quản lý của chính quyền địa phương -cấp Huyện
phải chấp hành đúng Luật ngân sách nhà nước, các văn bản pháp quy của cấp có
thẩm quyền (HĐND & UBND), đảm bảo trật tự, kỹ cương trong quá trình quản lý
chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
√ Ngun tắc chun mơn hóa trong hoạt động quản lý:


11
Chun mơn hóa là ngun tắc địi hỏi việc quản lý ngân sách Huyện phải
được thực hiện bởi những người có chun mơn được đào tạo, có kinh nghiệm và
tay nghề theo đúng vị trí trong guồng máy của hệ thống quản lý. Đây là cơ sở của
việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý. Mỗi cán bộ phải nắm vững chun mơn
nghề nghiệp ở vị trí cơng tác của mình, mặt khác họ phải ý thức được mối quan hệ
với những người khác, bộ phận khác.
1.2.4. Đặc điểm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện
Theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, quản lý chi thường xuyên NSNN
cấp dưới- cấp Huyện, được ngân sách cấp trên-cấp Tỉnh phân bổ kinh phí, để bảo
đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN được giao.
Nguồn thu NSNN cấp Huyện dùng cho chi thường xuyên NSNN cấp Huyện thường

bao gồm: Khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân
chia giữa các cấp NS và số bổ sung từ ngân sách cấp trên-ngân sách cấp Tỉnh cho
ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng,
các địa phương.
Ngân sách cấp Huyện là đơn vị dự toán cấp 2, nhận dự toán chi thường xuyên
ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân Tỉnh giao. Đồng thời, thực hiện giao dự
toán thu, chi ngân sách nhà nước cho các cơ quan, ban ngành đoàn thể và UBND
các xã, phường trên địa bàn Huyện quản lý.
1.2.5. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện
Để phục vụ cho việc phân tích và đánh giá chi thường xuyên NSNN, nội dung
quản lý chi thường xuyên NSNN thường được phân loại theo các tiêu chí sau:
1.2.5.1. Theo lĩnh vực chi
Chi thường xuyên NSNN được chia thành: (1) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và
dạy nghề; (2) Sự nghiệp khoa học và cơng nghệ; (3) Quốc phịng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý; (4) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
(5) Sự nghiệp văn hóa thơng tin; (6) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; (7) Sự
nghiệp thể dục thể thao; (8) Sự nghiệp bảo vệ môi trường; (9) Các hoạt động kinh
tế; (10) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ
chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;


12
(11) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy
định của pháp luật; (12) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
1.2.5.2. Theo nhóm nghiệp vụ hạch tốn
Các khoản chi thường xuyên có thể được phân chia thành các nhóm:
Các khoản chi thanh tốn cho cá nhân: tiền lương, tiền cơng, phụ cấp lương,
các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh
toán khác cho cá nhân theo quy định.

Các khoản chi nghiệp vụ chun mơn: chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng, chi
thuê mướn, chi vật tư văn phòng, chi các khoản đặc thù, chi sửa chữa thường xuyên
tài sản cố định phục vụ chuyên môn.
Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện vật tư khơng theo các chương
trình dự án sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên.
Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định.
1.2.5.3. Theo phương thức cấp phát kinh phí
Cấp phát theo dự tốn là chuyển giao kinh phí từ ngân sách nhà nước theo mức
tối đa mà đơn vị được thụ hưởng có thể nhận từ ngân sách, nhằm đáp ứng nhu cầu chi
thường xuyên. Áp dụng với những chủ thể quan hệ thường xuyên với ngân sách, như:
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập, tổ chức được nhà nước đảm bảo kinh
phí hoạt động. Cách thức thực hiện: Cơ quan tài chính (Phịng Tài chính - Kế hoạch
cấp Huyện) xem xét đơn vị sử dụng có đủ điều kiện chi, hồ sơ đầy đủ hợp lệ, hợp
pháp sẽ chuyển hồ sơ sang Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục thanh toán.
Cấp phát theo lệnh chi tiền là việc chuyển giao kinh phí từ ngân sách cho đối
tượng thụ hưởng theo nhu cầu thực tế phát sinh. Áp dụng với đối tượng phát sinh
không thường xuyên. Cách thức thực hiện: Cơ quan tài chính (Phịng Tài chính - Kế
hoạch cấp Huyện) lập lệnh chi tiền chuyển hồ sơ sang Kho bạc Nhà nước để làm
thủ tục chi tiền.
1.2.5.4. Theo hình thức chi thường xuyên ngân sách nhà nước:
Tạm cấp NSNN, áp dụng trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán
ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền giao,
thì cơ quan Tài chính/kho bạc nhà nước thực hiện tạm cấp kinh phí cho các đơn vị.
Thanh toán NSNN, áp dụng khi dự toán chi thường xuyên ngân sách/ phương
án phân bổ ngân sách đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.


×