Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN

-------------------------------

ĐINH HỒI TÂM

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01

Long An, tháng 05 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN

--------------------------------

ĐINH HỒI TÂM

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ ĐÌNH VIÊN

Long An, tháng 05 năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các
tạp chí khoa học và cơng trình nào khác. Các thơng tin số liệu trong luận văn này đề
có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./.

Học viên thực hiện luận văn

Đinh Hoài Tâm


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy (Cô)
Trường Đại học Kinh tế Cơng nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong thời gian học tập tại Trường theo chương
trình Cao học. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy GS.TS Lê
Đình Viên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho em nhiều kinh nghiệm trong
thời gian thực hiện đến lúc hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị đang công

tác tại BIDV Long An đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến q
báu giúp tơi hồn thành luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Phòng SĐH&QHQT Trường Đại học
Kinh tế Công nghiệp Long An và các anh, chị và các bạn học viên cao học của đã
nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy
(Cô) và các anh chị học viên./.
Học viên thực hiện luận văn

Đinh Hoài Tâm


iii

NỘI DUNG TĨM TẮT
Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp là một trong những
hoạt động có vai trị hết sức quan trọng, là điều kiện để hoạt động kinh doanh của
ngân hàng tăng trưởng bền vững. Xuất phát từ vấn đề trên, luận văn này được thực
hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp BIDV Long An giai đoạn 2016 – 2018. Qua đó, đưa ra một số
giải pháp quản trị rủi ro tín dụng để phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu tổn thất do
rủi ro tín dụng gây ra và dựa trên môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh
BIDV Long An nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng
phát triển mạnh mẻ và bền vững. Kết quả nghiên cứu đã:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ
bản liên quan đến rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại;
Thứ hai, luận văn đã phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng quản trị

rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An giai đoạn 2016
– 2018. Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra các điểm mạnh, điểm tồn tại cũng như
nguyên nhân những tồn tại tại BIDV Long An trong giai đoạn nghiên cứu;
Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế đó, luận văn đưa ra một số giải pháp tăng
cường công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV
Long An. Đồng thời, luận văn cũng mong muốn được đóng góp phần nào trong việc
đề ra giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp tại BIDV Việt Nam trong thời gian tới./.


iv

ABSTRACT
Credit risk management for corporate clients is one of the most important
activities, which is a condition for the bank's business to grow sustainably. Based on
this issue, this thesis was conducted to analyze and assess the current situation of
credit risk management for corporate customers of BIDV Long An in the period of
2016 - 2018. Credit risk management in order to prevent, limit and minimize loss
caused by credit risk and based on the business environment and business strategy
of BIDV Long An to promote the business operation of the bank. more and more
strong and sustainable development. The research results were:
Firstly, the thesis has systematized the basic theoretical issues related to
credit risk and credit risk management for corporate customers at commercial
banks;
Secondly, the thesis analyzed and assessed in detail the current state of credit
risk management for corporate clients at BIDV Long An for the period of 2016 2018. Based on this, the thesis has shown strengths and weaknesses as well as the
shortcomings of BIDV Long An in the research period;
Thirdly, on the basis of these limitations, the thesis proposes some solutions
to strengthen credit risk management for corporate customers at BIDV Long An. At
the same time, the thesis is also expected to contribute some part in proposing

solutions to improve the credit risk management for corporate customers in BIDV
Vietnam in the coming time.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... .ii
NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................ iii
ABSTRACT .................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... .v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... .viii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU .................................................................................. ...x
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. ..xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2
2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................. 4
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .............................................. 4
1.1.1 Khái niệm và bản chất tín dụng ngân hàng ................................................. 4
1.1.2 Vai trị của tín dụng ngân hàng .................................................................. 6
1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................................................................... ...8
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ........................................................................ ...8
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng .......................................................................... . 9
1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng .................................................................... . 9
1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ..................................................... .11
1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.. .14
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng........................................................... .14


vi
1.3.2 Sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng ........................................................ .15
1.3.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng ....................................... .15
1.3.4 Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng ................................. .18
1.3.5 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng ...................................................... .18
1.4 KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN ........................................................ .25
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại
trên địa bàn ............................................................................................. .25
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Long An ........................................................................................ .26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... .27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN .... 28
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH LONG AN ............................... 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................... 28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận ............................................. 29
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An.......................................... 30

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN .............................. 34
2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro ......................................................... 34
2.2.2 Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam - Chi nhánh Long An ....................................................................... 39
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG
AN ...................................................................................................................... 43


vii
2.3.1 Những kết quả đạt được ........................................................................... 43
2.3.2 Những mặt còn hạn chế............................................................................ 44
2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế .................................................................... 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 49
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI
NHÁNH LONG AN. .................................................................................................. 51
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ MỤC TIÊU THỰC HIỆN
CỦA CHI NHÁNH LONG AN THỜI GIAN TỚI................................................................ 51
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và phát triển Việt Nam ................................................................. 51
3.1.2 Định hướng hoạt động của Chi nhánh Long An thời gian tới ................. 52
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN.......... 54
3.3.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy cấp tín dụng và qui trình cấp tín dụng ......... 54
3.2.2 Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả ................................................... 56
3.2.3 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro .............................................................. 57
3.2.4 Về công tác quản lý khách hàng doanh nghiệp ........................................ 60
3.2.5 Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra .......................... 64
3.2.6 Giải pháp khác.......................................................................................... 66
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 66
3.3.1 Đối với Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam .......................................................................................................... 66
3.3.2 Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An ....... 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 68
KẾT LUẬN ............................................................................................................... .69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... .70


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT

TỪ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Tiếng Anh: Joint Stoock Commercial Bank for

1

BIDV


Investment and Development of Vietnam
Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam
Tiếng Anh: Joint Stoock Commercial Bank for
Investment and Development of Vietnam – Branch

2

BIDV Long An

Long An
Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An

3

CAR

Tiếng Anh: Capital Adequacy Ratio
Tiếng Việt: Hệ số an toàn vốn
Tiếng Anh: Vietnam Debt and Assets Trading

4

DATC

Corporation
Tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán
nợ Việt Nam
Tiếng Anh: Expected Loss


5

EL

6

EAD

7

EURO

8

HĐQT

9

LGD

10

NH

11

NHCSXH

12


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

13

NHTM

Ngân hàng thương mại

Tiếng Việt: Ước tính tổn thất dự kiến
Tiếng Anh: Exposure at Default
Tiếng Việt:
Tiếng Anh: European currency
Tiếng Việt: đồng tiền chung châu Âu
Hội đồng quản trị
Tiếng Anh: Loss Given Default
Tiếng Việt: Tỷ trọng tổn thất ước tính
Ngân hàng
Ngân hàng chính sách xã hội


ix
Tiếng Anh: Probability of Default

14

PD


15

PGD

16

PQLRR

Phòng quản lý rủi ro

17

PQTTD

Phòng quản trị tín dụng

18



19

QLKH

Quản lý khách hàng

20

QLRR


Quản lý rủi ro

21

QTTD

Quản trị tín dụng

22

TCKT

Tổ chức kinh tế

23

TCTC

Tổ chức tài chính

25

TCTD

Tổ chức tín dụng

26

USD


Tiếng Việt: Xác suất vỡ nợ
Phòng Giao Dịch

Quyết định

United States Dollar
Tiếng Việt: Đồng đô la Mỹ
Tiếng Anh: Vietnam Asset Management Company

27

VAMC

Tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam


x

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Thứ tự
Bảng 2.1

Tên bảng
Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Long An

Bảng 2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Long An
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5


Thị phần huy động vốn của các ngân hàng thương mại lớn và
của BIDV Long An trên địa bàn
Dư nợ tín dụng và thị phần dư nợ tín dụng của BIDV Long An
Dư nợ tín dụng doanh nghiệp theo thành phần kinh tế của
BIDV Long An trên địa bàn tỉnh Long An

Trang
30
31
31
32
33

Bảng 2.6

Nợ cơ cấu của BIDV Long An

35

Bảng 2.7

Nợ quá hạn của BIDV Long An

35

Bảng 2.8

Nợ xấu của BDV Long An


36

Bảng 2.9

Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Long An so với tỷ lệ nợ xấu trên địa
bàn tỉnh Long An

Bảng 2.10 Dư nợ tín dụng theo nhóm nợ của BIDV Long An

37
39


xi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Thứ tự

Tên hình vẽ

Trang

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phịng ban

29

Hình 2.2 Dư nợ tín dụng và thị phần dư nợ tín dụng của BIDV Long An

33


Hình 2.3

Tỷ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp theo thành phần kinh tế
của BIDV Long An trên địa bàn tỉnh Long An

Hình 2.4 Tình hình nợ cơ cấu, nợ quá hạn và nợ xấu của BDV Long An
Hình 2.5

Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Long An so với tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn
tỉnh Long An

34
37
38


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việc kinh doanh của các Ngân hàng thương mại trong nước hầu như tập
trung vào tăng cường hoạt động tín dụng, nhưng chất lượng hoạt động tín dụng
trong nước lại chưa cao, việc quản trị rủi ro tín dụng cịn nhiều bất cập, tỷ lệ nợ xấu,
nợ quá hạn vẫn luôn nỗi lo lớn các nhà quản trị rủi ro. Thu nhập từ hoạt động tín
dụng chiếm tới hơn 80% thu nhập của các Ngân hàng trong nước và nếu rủi ro tín
dụng xảy ra thì thu nhập của các Ngân hàng sẽ sụt giảm đáng kể. Nếu điều này xảy
ra thường xun với quy mơ lớn sẽ làm giảm uy tín của Ngân hàng, thậm chí có thể
đẩy Ngân hàng đến nguy cơ phá sản, đồng thời gây tác động tiêu cực đến tồn hệ
thống Ngân hàng trong nước.
Thực tế cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam

thời gian qua cũng đã bộc lộ những yếu kém, rất nhiều Ngân hàng thương mại trong
nước đã phải gánh chịu hậu quả lớn do rủi ro tín dụng gây ra. Dù là từ nguyên nhân
chủ quan hay khách quan thì việc phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là rất cần
thiết nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định và bền vững đối với hệ
thống các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An nói riêng.
Trong q trình hoạt động, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Long An luôn quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tín
dụng. Vì vậy trong giai đoạn 2016-2018 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi
nhánh luôn thấp hơn 2%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng có xu hướng
tăng dần từ năm 2016 trở đi. Đây là một dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng có xu
hướng gia tăng.
Xuất phát từ thực trạng hoạt động tín dụng và cơng tác quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Long An, đồng thời xác định được tính cấp thiết của việc phịng ngừa và hạn chế rủi
ro tín dụng nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng, tác giả chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi
nhánh Long An” làm luận văn Thạc Sĩ Kinh tế chuyên ngành Tài chính Ngân hàng


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá, phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Long An
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng

đối với khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại.
Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An,
chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Long An.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý luận nào được áp dụng trong phân tích và đánh giá rủi tín
dụng với nhóm Khách hàng doanh nghiệp
Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV
Long An như thế nào? Phân tích những vấn hạn chế cịn tồn tại để đưa ra các giải
pháp khắc phục.
Để hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp thì BIDV Long An cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với
khách hàng doanh nghiệp tại NHTM và thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An.


3
Về thời gian: Hoạt động tín dụng, số liệu thống kê, báo cáo và dữ liệu nghiên
cứu khác được thu thập từ năm 2016 – 2018.
6. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các kỹ thuật phân tích như

luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp cùng với phương pháp
so sánh, đánh giá, tham khảo số liệu trong thống kê và báo cáo để minh họa làm rõ
nội dung nghiên cứu của đề tài.


4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm và bản chất tín dụng ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Khái niệm về tín dụng xuất phát từ gốc La tinh Creditum có nghĩa là sự tin
tưởng, tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác đó là lịng tin. Tín dụng là quan hệ vay
mượn dựa trên cơ sở có hồn trả cả gốc và lãi.
Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hố, là hình thức vận động của
vốn cho vay. Nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử
dụng đối với nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, là sự chuyển nhượng quyền sử
dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện, cam kết mà hai bên đã
thoả thuận, trên ngun tắc hồn trả cả vốn và lãi.
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu
sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá trị
lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Như vậy tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay
thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền
tệ hoặc hàng hố.
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên là Ngân
hàng - một tổ chức hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - với một bên là các tổ
chức, cá nhân trong xã hội, mà trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa
là người cho vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng (NH) huy động mọi nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội bằng các hình thức: Nhận tiền gửi, phát hành chứng

chỉ tiền gửi, trái phiếu, thẻ tiết kiệm ... để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là
người cho vay, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, các tổ
chức, cá nhân khi có nhu cầu vốn cần được bổ sung cho quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh, phát triển đời sống và tiêu dùng. Quá trình tạo vốn và sử dụng vốn của tín
dụng ngân hàng tức là quá trình đi vay để cho vay, ln có quan hệ chặt chẽ với nhau.


5
1.1.1.2 Bản chất của tín dụng ngân hàng
Bản chất của tín dụng biểu hiện ở q trình hoạt động của tín dụng trong nền kinh
tế thị trường thể hiện thơng qua các giai đoạn
Giai đoạn 1: Phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn
này, vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang đi
vay. Đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hóa (giao ngay) thơng
thường. Trong quan hệ mua bán hàng hóa thì giá trị chỉ thay đổi hình thái tồn tại.
Người bán nhượng đi giá trị hàng hóa, nhưng lại nhận lại giá trị tiền tệ. Người mua
nhượng đi giá trị tiền tệ nhưng nhận lại giá trị hàng hóa. Cịn trong việc cho vay, chỉ
có một bên nhận được giá trị và cũng chỉ một bên nhượng đi giá trị mà thơi.
Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi nhận
được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn
một mục đích nhất định. Ở giai đoạn này, vốn được sử dụng trực tiếp nếu vay bằng
hàng hóa; hoặc vốn vay được sử dụng để mua hàng hóa nếu vay bằng tiền để thỏa
mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi vay. Tuy nhiên, người đi vay
khơng có tồn quyền sở hữu giá trị đó, mà chỉ được quyền sử dụng trong một thời
gian nhất định.
Giai đoạn 3: Sự hoàn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vịng tuần
hồn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hồn thành nhiệm vụ sản xuất hoặc tiêu
dùng thì vốn tín dụng được người đi vay hồn trả lại cho người cho vay. Sự hồn trả
của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn
phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Mặt khác, sự hoàn trả

của tín dụng là q trình quay trở về của giá trị. Hình thái vật chất của sự hồn trả là
sự vận động dưới hình thái hàng hóa hoặc giá trị. Tuy nhiên, sự vận động đó khơng
phải với tư cách là phương tiện lưu thông, mà với tư cách một lượng giá trị được
vận động. Sự hoàn trả trong tín dụng ln ln phải được bảo tồn về mặt giá trị và
có phần tăng thêm dưới hình thức lợi tức tín dụng.
Sự hồn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là
dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù khác
Tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay (khách
hàng) và người cho vay (ngân hàng). Đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan


6
hệ tín dụng. Người cho vay tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả đầy đủ khi đến hạn;
người đi vay cũng tin vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Sự gặp gỡ giữa
người đi vay và người cho vay về lịng tin là điều kiện hình thành quan hệ tín dụng.
Cơ sở của sự tin tưởng này có thể do uy tín của người đi vay, do giá trị tài sản thế
chấp hoặc do sự bảo lãnh của một bên thứ ba ...
Tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị mà
người cho vay cho một người khác (người đi vay) được sử dụng trong một thời gian
nhất định với cam kết hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Đối tượng của sự chuyển nhượng là sự
chuyển nhượng tiền tệ. Tính chất tạm thời của sự chuyển nhượng đề cập đến thời
gian sử dụng lượng giá trị đó. Thực chất trong tín dụng ngân hàng chỉ có sự chuyển
nhượng quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong khoảng thời gian nhất
định mà khơng có sự thay đổi quyền sở hữu đối với lượng giá trị đó.
Tính hồn trả: Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn
cả về thời gian và về giá trị, giá trị bao gồm cả gốc và lãi. Phần lãi phải đảm bảo
cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự chênh lệch này là giá trả
cho quyền sử dụng vốn tạm thời, do vậy giá trị đó phải đủ lớn để đủ sức hẫp dẫn
người sở hữu vốn sẵn sàng bỏ qua quyền sử dụng lượng giá trị tiền tệ của mình
trong một thời gian nhất định và mang tính chất tạm thời.

1.1.2 Vai trị của tín dụng ngân hàng
1.1.2.1 Tín dụng góp phần thúc đẩy q trình tái sản xuất của xã hội
Tín dụng ngân hàng có vai trị vơ cùng to lớn đối với cả nền kinh tế. Trong
nền kinh tế thường xuyên có sự không khớp về thời gian nhàn rỗi tiền giữa chủ thể
thiếu vốn và chủ thể thừa vốn.
Bên cạnh đó khơng phải lúc nào những người đi vay cũng tìm được người có
nhu cầu cho vay và những người cho vay khơng phải lúc nào cũng tìm được người
sẵn sàng vay vốn để cho người cho vay có thể thu lãi ở tương lai. Hoạt động tín
dụng trực tiếp này cũng tốn rất nhiều chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro về người đi vay
và cho vay.
Tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn kịp thời cho
quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đầu tư mới, dẫn đến việc tuyển thêm
lao động trong nền kinh tế, làm dịch chuyển lao từ khu vực này sang khu vực khác.


7
Từ đó góp phần ổn định đời sống cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, nhu cầu
tiêu dùng tăng.
Thơng qua hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết việc
làm cho người lao động. Thơng qua hoạt động tín dụng, Nhà nước hỗ trợ vốn cho
các đối tượng chính sách xã hội như: hộ nghèo, học sinh sinh viên… bằng quỹ xóa
đói nghèo, quỹ hỗ trợ học sinh sinh viên … nhằm giải quyết một phần khó khăn về
vốn cho các đối tượng chính sách xã hội. Từ đó, trật tự xã hội được ổn định và như
vậy sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.
1.1.2.2 Tín dụng là cơng cụ thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước
Tín dụng thúc đẩy sản xuất và lưu thơng hàng hóa phát triển
Thơng qua hoạt động tín dụng cịn đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh tốn,
có thể thanh tốn khơng phân biệt khơng gian và thời gian làm cho hàng hóa dịch
chuyển từ nơi này đến nơi khác, dẫn đến kích thích quá trình lưu thơng hàng hóa
phát triển.

Mặt khác thơng qua hoạt động tín dụng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn
của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó kích thích sản
xuất phát triển chẳng hạn như các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, mua sắm máy
móc thiết bị xây dựng, mở rộng nhà xưởng.
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả
Khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ tạm thời nhàn
rỗi, đã góp phần giảm tiền mặt trong lưu thơng, góp phần ổn định lại tiền tệ, kiểm
soát lạm phát. Sự ổn định tiền tệ đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh doanh nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cung ứng cho thị trường, điều
đó làm thị trường ổn định và giá cả ổn định.
Tín dụng ngân hàng là động lực đối với việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tín dụng ngân hàng cịn tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế với nước
ngồi thơng qua các ngân hàng đại lý để phục vụ khách hàng quốc tế trong hoạt
động thanh toán thẻ, cho vay các cá nhân và tổ chức nước ngoài, là cầu nối cho việc
giao lưu kinh tế và phương tiện để thắt chặt mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên
thế giới.


8
1.2 Lý luận chung về rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương
mại
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng
Theo (Timothy Koch và Scott Mac Donald, 1995) thì “Một khi NH nắm giữ
tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn – có nghĩa là khách hàng khơng
thanh tốn vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn
của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng khơng thanh
tốn hay thanh toán trễ hạn”. Trong nghiên cứu của (Henie Van Greuning - Sonja B
rajovic Bratanovic, 2003) thì “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người
đi vay khơng thể chi trả tiền lãi hoặc hồn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định

trong hợp đồng tín dụng. Đây là thuộc tính vốn có của hoạt động NH”.
Theo Điều 3, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Thống
đốc NHNN: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH là tổn thất có khả năng xảy ra đối
với nợ của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài do khách hàng khơng thực hiện, hoặc
khơng có khả năng thực hiện một phần hay tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam
kết”.
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tín dụng là hoạt động kinh doanh
đem lại nguồn thu chủ yếu, chiếm đến 70% - 80% lợi nhuận của NHTM. Tuy nhiên
đây cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự luân
chuyển tiền tệ và khả năng thanh khoản của NHTM (Nguyễn Thị Gấm, Nguyễn
Thanh Tùng, Phạm Quang Hưng, 2017). Vì vậy, việc nghiên cứu về rủi ro trong
hoạt động cho vay của NHTM có ý nghĩa quan trọng nhằm hạn chế tối đa tổn thất
và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của tổ chức này
Khoản 01 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm
2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau:
“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có
khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi
do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc
tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Như vậy, có thể nói rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ
mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng là con nợ lại không thực hiện hoặc


9
không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong q trình
cho vay, chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho th tài chính,
bảo lãnh, bao thanh tốn của ngân hàng.
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
1.2.2.1 Rủi ro giao dịch
Theo (Joel Bessis, 2012) Rủi ro giao dịch là rủi ro liên quan đến từng khoản

vay hoặc từng khách hàng cụ thể bao gồm: rủi ro xét duyệt liên quan đến thẩm
định, xét duyệt cho vay; rủi ro kiểm soát liên quan đến việc kiểm soát, theo dõi
khoản vay; rủi ro bảo đảm liên quan đến chính sách và hợp đồng cho vay … .Như
vậy, đây là rủi ro có thể phát sinh liên quan đến q trình thẩm định xét duyệt cho
vay, kiểm soát sau khi cho vay hoặc do sơ hở trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay
và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng. Hay nói một cách đơn giản
đó là rủi ro trước, trong và sau khi cho vay.
1.2.2.2 Rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục tín dụng bao gồm: rủi ro cá biệt là rủi ro liên quan đến từng
sản phẩm tín dụng và rủi ro tập trung cho vay do kém đa dạng hóa danh mục tín
dụng. Là rủi ro phát sinh liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín dụng trong danh
mục tín dụng của Ngân hàng do sản phẩm không phù hợp hoặc quá tập trung cho
vay vào một ngành, lĩnh vực. Đây là rủi ro sẽ ít nhận ra trong q trình cấp tín dụng
đối với các khách hàng riêng lẻ mà chỉ nhận biết nó khi quản lý tổng thể danh mục
tín dụng.
1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng
Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng khơng thu được vốn tín dụng đã cấp
nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản vốn huy động đến hạn. Điều này sẽ
làm ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vịng quay vốn tín dụng giảm làm cho
ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân hàng tăng lên so với dự
kiến. Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử
dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một giới hạn, ngân
hàng khơng cịn đủ vốn để trả cho người gửi tiền, ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng
mất khả năng thanh tốn, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Và kết quả


10
là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh
tranh và mức giảm khơng những trong thị trường nội địa mà cịn lan rộng ra các

nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng đến
thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp
thời.
Đối với hệ thống ngân hàng, mỗi ngân hàng trong một quốc gia đều có liên
quan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền
kinh tế. Do vậy, nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất
khả năng thanh tốn và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu
đến các ngân hàng và bộ phận kinh tế khác. Nếu khơng có sự can thiệp kịp thời của
Ngân hàng Trung Ương và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ
người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng thương mại khác, làm
cho các ngân hàng khác vơ hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
toán.
Đối với nền kinh tế xã hội
Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian
tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các
doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những
khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi
rủi ro tín dụng xảy ra thì khơng những ngân hàng chịu thiệt mà quyền lợi của người
gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá
sản thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì
có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế như vậy nên một ngân hàng bị phá sản sẽ
làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất
bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình
an ninh chính trị bất ổn ... .Ngồi ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế
thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu
vực và thế giới. Kinh nghiệm cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á(1997),
cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) và mới đây là cuộc khủng hoảng
tài chính tồn cầu năm 2008 đã làm rung chuyển cả thế giới. Mặt khác mối liên hệ



11
về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước liên quan.
1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
❖ Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng
➢ Về con người
Trình độ chun mơn: chất lượng cán bộ yếu kém, khơng đủ trình độ đánh
giá khách hàng hoặc đánh giá khơng chính xác, cố tình làm sai ...
Kinh nghiệm: với cán bộ làm cơng tác tín dụng chưa có kinh nghiệm, khơng
được đào tạo chun mơn, kiến thức am hiểu về ngành nghề, vùng miền không cao
sẽ dễ dàng đưa ra các quyết định sai lầm, gây ra tổn thất cho ngân hàng khi khách
hàng không trả được nợ.
Tuân thủ: khi làm việc trong tổ chức không qui định rõ trách nhiệm khi xảy
ra tổn thất cho ngân hàng, sự dễ dãi trong khâu quản lý của tổ chức cũng là một
trong những nguyên nhân làm cho cán bộ cố tình làm sai qui trình, nghiệp vụ do sự
cám dỗ của đồng tiền vi phạm đạo đức, tiếp tay cho khách hàng rút ruột ngân hàng.
➢ Về quy trình
Vấn đề hướng dẫn thực hiện quy trình: việc ban hành qui định, qui trình
nghiệp vụ khơng rõ ràng, cụ thể, hướng dẫn chồng chéo sẽ dẫn đến sự hiểu sai hoặc
cố tình làm sai của bộ phận cán bộ làm cơng tác tín dụng.
Vấn đề áp dụng và vận dụng quy trình tại đơn vị kinh doanh: khi ngân hàng
mẹ ban hành qui trình nghiệp vụ áp dụng cho tất cả các ngân hàng con nhưng do
không rõ ràng, hướng dẫn chung chung sẽ dẫn đến việc vận dụng qui trình tại các
đơn vị phụ thuộc khác nhau, gây ra thất thoát cho hệ thống khi các ngân hàng cịn
cố tình sai phạm …
➢ Về hệ thống
Sự phối hợp, gắn kết giữa các đơn vị, cá nhân trong đơn vị và toàn ngân
hàng. Trong hệ thống, nhất là các đơn vị phụ thuộc tại các tỉnh lân cận, nếu khơng
có sự phối hợp, tìm hiểu thơng tin khách hàng khi khách hàng thuộc địa bàn khác
quản lý sẽ gây ra rủi ro cho hệ thống khi đơn vị cho vay không thu thập đầy đủ

thông tin của khách hàng vay.


12
Cơ sở hạ tầng công nghệ, hệ thống lưu trữ thơng tin, hồ sơ tín dụng: việc lưu
trữ thơng tin khách hàng không khoa học, thất lạc sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá,
thẩm định khách hàng khi khách hàng đã từng có nợ xấu tại đơn vị đang thẩm định
cho vay hoặc các đơn vị lân cận cùng hệ thống.
❖ Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
Ý thức trả nợ, hành vi vi phạm, gian lận: đa số các doanh nghiệp khi vay vốn
ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh
nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản
không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Những thay đổi về cơ cấu sở hữu, định hướng hoạt động của khách hàng:
khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần
là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi
mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế tốn
theo đúng chuẩn mực. Quy mơ kinh doanh phình ra q to so với tư duy quản lý là
nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra
nó phải thành cơng trên thực tế.
Tình hình tài chính của khách hàng: quy mơ tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ
nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp. Ngồi ra,
thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các
doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các
doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là
thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp
dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác
thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn ln xem nặng phần tài sản
thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

Tình hình thực hiện phương án kinh doanh vay vốn: do trình độ yếu kém của
người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, mạo hiểm
với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao hoặc người vay khơng tính tốn kỹ lưỡng
những bất trắc có thể xảy ra, khơng có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn
trong kinh doanh.


×