Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu bệnh da liễu và các yếu tố liên quan trên học viên ở trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 115 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN THÀNH AN

NGHIÊN CỨU BỆNH DA LIỄU
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM
CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC
- LAO ĐỘNG XÃ HỘI
TỈNH NINH THUẬN
CHUYÊN NGÀNH:DA LIỄU
MÃ SỐ: CK 62 72 35 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS.LÊ THÁI VÂN THANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu bệnh Da Liễu và các yếu tố liên
quan trên học viên ở Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội


Ninh Thuận” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thành An

.


.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chương 1 ........................................................................................................... 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 5
1.1. Đại cương về bệnh STI-HIV/AIDS ..................................................... 5
1.2. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh STI ................................................. 14
1.3. Những hiểu biết về bệnh STIs- HIV/AIDS ........................................ 17
1.4. Các biến chứng của STIs .................................................................. 25
1.5. Điều trị STIs ..................................................................................... 26
1.6. Tác động qua lai giữa STIs với đại dịch HIV/AIDS ........................ 26
1.7. Chiến lược phòng chống các nhiễm khuẩn LTQĐTD của Việt Nam . 27
1.8. Các bệnh ngoài da ............................................................................. 28
Chương 2 ......................................................................................................... 31
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 31

2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu .................................................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 31
2.3. Biện pháp kiểm sốt sai lệch ............................................................. 38
2.4. Phân tích và xử lý số liệu .................................................................. 38
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................. 39
2.6. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................... 39
Chương 3 ......................................................................................................... 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 40
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................. 40

.


.

3.2. Tỷ lệ liên quan nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.............. 43
3.3. Tỷ lệ mắc bệnh ngồi da .................................................................... 48
3.4. Các yếu tố liên quan đến nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục 50
Chương 4 ......................................................................................................... 56
BÀN LUẬN .................................................................................................... 56
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 56
4.2. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục ................... 59
4.3. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da .................................................................... 67
4.4. Các yếu tố liên quan đến nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục 69
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH HỌC VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH


.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

Acquired Immunodefieiency Syndrome

BCS

Bao cao su

ELISA

Enzym Linked Immono Sorbent Assay

HIV

Human Immunodefieiency virus

NTLTQĐTD Nhiễm trung lây truyền qua đường tình dục
QHTD

Quan hệ tình dục

STD


Sexually Transmitted Diseases

STI

Sexually Transmitted Infections

TPHA

Treponema Pallidum Hemagglutination Test

VDRL

Veneral Disease Reserch Laboratory Test

WHO

World Heath Organization

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng các bệnh STI tồn cầu ..................................................... 10
Bảng 1.2: Tình hình STI ở Việt Nam từ 1976 - 2003 ..................................... 12
Bảng 1.3: Số BN NKLQTD 2018 ................................................................... 13
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi......................................... 40
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ........................... 41
Bảng 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo học vấn .................................. 41

Bảng 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư ..................................... 42
Bảng 3.5: Hiểu biết về đường lây STIs ........................................................... 43
Bảng 3.6: Hiểu biết đúng về đường lây STIs .................................................. 43
Bảng 3.7: Hiểu biết về biện pháp phòng STIs ................................................ 43
Bảng 3.8: Hiểu biết đúng về biện pháp phòng STIs ....................................... 44
Bảng 3.9: Hiểu biết về hành vi nguy cơ cao lây nhiễm STIs .......................... 44
Bảng 3.10: Hiểu biết đúng về về hành vi nguy cơ cao lây nhiễm STIs .......... 44
Bảng 3.11: T̉i QHTD................................................................................... 45
Bảng 3.12: Số bạn tình .................................................................................... 45
Bảng 3.13: Đặt dị vật ở bộ phận sinh dục ....................................................... 45
Bảng 3.14: Tần suất sử dụng bao cao su ......................................................... 46
Bảng 3.15: Tỷ lệ sử dụng ma túy .................................................................... 46
Bảng 3.16: Đường dùng ma túy (n=78) .......................................................... 46
Bảng 3.17: Sử dụng bơm kim tiêm riêng (n=78) ............................................ 47
Bảng 3.18: Tỷ lệ nhiễm từng STI.................................................................... 47
Bảng 3.19: Tỷ lệ nhiễm chung STIs ............................................................... 48
Bảng 3.20: Tỷ lệ nhiễm HIV ........................................................................... 48
Bảng 3.21: Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ............................................................... 49
Bảng 3.22: Độ tuổi và nhiễm STIs .................................................................. 50
Bảng 3.23: Giới và nhiễm STIs....................................................................... 50

.


.

Bảng 3.24: Học vấn và nhiễm STIs ................................................................ 50
Bảng 3.25: Tình trạng hơn nhân và nhiễm STIs ............................................. 51
Bảng 3.26: Nơi cư trú và nhiễm STIs ............................................................. 51
Bảng 3.27: Tuổi QHTD lần đầu và nhiễm STIs ............................................. 51

Bảng 3.28: Số bạn tình và nhiễm STIs............................................................ 52
Bảng 3.29: Dị vật sinh dục và nhiễm STIs ..................................................... 52
Bảng 3.30: Sử dụng BCS và nhiễm STIs ........................................................ 52
Bảng 3.31: Tuổi QHTD lần đầu và nhiễm HIV .............................................. 53
Bảng 3.32: Số bạn tình và nhiễm nhiễm HIV ................................................. 53
Bảng 3.33: Sử dụng BCS và nhiễm HIV ........................................................ 53
Bảng 3.34: Dị vật sinh dục và nhiễm nhiễm HIV ........................................... 54
Bảng 3.35: Sử dụng ma túy và nhiễm STIs .................................................... 54
Bảng 3.36: Đường dùng ma túy và nhiễm STIs ............................................. 54
Bảng 3.37: Sử dụng ma túy và nhiễm HIV ..................................................... 55
Bảng 3.38: Đường dùng ma túy và nhiễm HIV .............................................. 55
Bảng 3.39: Nhiễm STI và nhiễm HIV ............................................................ 55

.


.

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm về giới......................................................................... 40
Biểu đồ 3.2: Tình trạng hơn nhân ................................................................... 42
Biểu đồ 3.3: Phân bố nhóm bệnh ngồi da theo giới tính ............................... 48
Biểu đồ 3.4: Chi tiết bệnh ngoài da ................................................................. 49
Biểu đồ 3.5: Bệnh ngoài da và STI ................................................................. 49

.


.


1

MỞ ĐẦU
Bệnh da liễu (dermato- venereology) bao hàm hai phạm vi là bệnh da
và bệnh hoa liễu. Bệnh da là các rối loạn liên quan đến da, niêm mạc và các
phần phụ của da. Bệnh hoa liễu là các rối loạn của cơ quan chức năng trong
cơ thể bị gây ra bởi vi khuẩn, virut, vi nấm hoặc ký sinh vật. Bệnh hoa liễu có
tính lây truyền, cho nên cịn được gọi là bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục
hay bệnh xã hội vì tính chất liên quan đến sức khoẻ cộng đồng.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục hiện nay là vấn đề y tế nghiêm trọng
trên toàn Thế giới mà đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong vài thập
niên qua các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) được xếp vào 5
loại bệnh hàng đầu của người lớn cần phải có sự quan tâm của y tế [29]. Một
điều đặc biệt nghiêm trọng là sự gia tăng các STIs luôn phối hợp và đồng
hành cùng sự phát triển của đại dịch HIV/AIDS trên tồn cầu. Chính vì vậy
cần có một chiến lược đúng đắn, phù hợp để giảm thiểu sự lây lan của STI và
ngăn chặn sự phát triển của đại dịch HIV/AIDS [17].
Theo WHO hàng năm trên thế giới có khoảng 340-400 triệu người mắc
bệnh STI (kể cả nhiễm HIV). Riêng vùng Đơng Nam Á có khoảng 36 triệu
người mắc bệnh này [29]. Tại Mỹ ước tính mỗi năm có khoảng 19 triệu người
tuổi từ 25-29 bị mắc các NTLTQĐTD, đặc biệt là nhiễm Chlamydia và Lậu
cầu. Tại Anh Quốc năm 2008 có khoảng 400.000 người mắc Giang mai, Lậu,
Chlamydia và HPV [29]. Ở Việt Nam, theo báo cáo từ các đơn vị Da liễu của
các tỉnh, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị mắc STIs. Tuy nhiên con số
này thấp hơn nhiều so với thực tế, nguyên nhân cơ bản là đa số các phòng
khám tư nhân hoặc các cơ sở y tế khác mặc dù có khám và điều trị STI song
không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ [2].
Căn nguyên gây nên các STI có 22 loại bao gồm các nhóm virus, vi
khuẩn, nấm, đơn bào, KST trên da [7]. Chúng gây nhiều bệnh cảnh lâm sàng


.


.

2

khác nhau như: Viêm niệu đạo, viêm âm đạo, loét sinh dục, viêm khớp, viêm
hầu họng… Đặc biệt còn gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe,
giống nòi và cả tính mạng bệnh nhân. Hiện nay có các STIs thường gặp là:
Lậu, giang mai, viêm niệu đạo do chlamydia, viêm âm đạo do nấm …Và bệnh
mới phát hiện nhưng nguy hiểm nhất là AIDS [21]. Các bệnh STI và nhiễm
HIV/AIDS là đôi bạn song hành, tác động qua lại lẫn nhau cùng phát triển.
Trong báo cáo của Bệnh viện Da Liễu TP. HCM những năm qua giai
đoạn 10 năm từ 2007-2017 tình hình STI ngày càng tăng, trong đó đặc biệt là
Bệnh giang mai trong những năm gần đây có xu hướng phát hiện nhiều hơn.
Trong khi đó việc khám phát hiện, điều trị, quản lý chưa đầy đủ và gặp nhiều
khó khăn.
Thêm vào đó, việc nghiên cứu tình hình STI trong cộng đồng là vơ cùng
khó khăn. Đây là vấn đề hết sức tế nhị vì khi mắc bệnh người bệnh thường có
khuynh hướng giấu diếm, thường cần đến sự kín đáo, giữ kín danh tánh khi
đến khám và điều trị. Rất khó khăn để một người đang sống bình thường
trong cộng đồng chấp nhận hợp tác thực hiện phỏng vấn về những vấn đề
nhạy cảm và tế nhị đối với STIs. Do đó, thực hiện một cuộc khảo sát trên học
viên của một Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động khi đã được sự
đồng ý của Ban giám đốc sẽ hết sức thuận lợi cho việc nghiên cứu và học viên
cũng là đối tượng có nguy cơ cao đã bị lây nhiễm STI. Mặt khác tỉnh Ninh
Thuận với khí hậu nắng gió quanh năm khô hanh, đồng thời các học viên ở
đây sống trong môi trường tập thể nên đây cũng là những yếu tố thuận lợi và
học viên dễ mắc các nhóm bệnh ngoài da như bệnh dị ứng, nhiễm trùng,…

hơn những người sống trong cộng đồng.
Các tác giả Nguyễn Mạnh Tề, Lê Diên Hồng và cộng sự (1997) đã nghiên
cứu tỉ lệ nhiễm HIV trong phạm nhân ở trại cải tạo các tỉnh: Quảng Ninh, An
Giang, Tiền Giang, Bình Dương thấy tỷ lệ nhiễm chung là 17,3%, nhóm phạm

.


.

3

nhân nghiện ma túy 28%, gái mại dâm 6,3% [23]. Nguyễn Lê Tâm, Dương
Quang Minh, Hà Thị Ngọc, Nguyễn Đình Sơn nghiên cứu dịch tễ HIV/AIDS
tỉnh Thừa Thiên Huế 1993- 2004 cho thấy 33,41% người nhiễm HIV là đối
tượng phạm nhân [18]. Tại Lâm Đồng, tác giả Nguyễn Đình Thắng đã khảo sát
thấy tỉ lệ nhiễm STI ở phạm nhân năm 1998 là 27,39% [23].
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Ninh thuận là
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và xã hội
tỉnh Ninh Thuận. Chức năng đang thực hiện: Tiếp nhận, chữa bệnh, cai
nghiện; Giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; Dạy nghề, lao động sản xuất;
Tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma
túy. Đặc biệt trước khi học viên vào Trung tâm chưa được khám sàng lọc các
bệnh STI, mặt khác nơi đây học viên sống trong mơi trường tập thể. Ngồi
thời gian học tập học viên được giáo viên hướng dẫn tham gia lao động chân
tay trồng và chăm sóc các cây nơng nghiệp tại địa phương như: Ngơ, mía, sắn,
rau củ,... và học các nghề khác. Trung tâm cịn tở chức quản lý, chăm sóc, tư
vấn điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS; thơng tin, giáo dục, truyền thông và
triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm. Hàng
năm Trung tâm tiếp nhận từ 70-100 học viên từ nhiều tỉnh thành trong cả

nước.
Để góp phần nghiên cứu một cách hệ thống thực trạng STIs cũng như
quản lý STIs ở đối tượng nguy cơ cao này và mơ hình mắc các bệnh ngoài da
ở các học viên tại Trung tâm; Mặt khác những yếu tố liên quan đến nhiễm
STIs ở đối tượng đặc biệt này cũng cần được nghiên cứu một cách chi tiết,
điều đó chẳng những giúp cho cơng tác điều trị mà cịn giúp cho cơng tác giáo
dục phịng bệnh. Vì những lý do trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu bệnh Da Liễu và các yếu tố liên quan trên học viên tại Trung
tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Ninh Thuận”.

.


.

4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh
ngoài da và các yếu tố liên quan trên học viên ở Trung tâm Chữa bệnh - Giáo
dục - Lao động xã hội Ninh Thuận.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục trên học viên
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Ninh Thuận
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên học viên Trung tâm Chữa bệnh
- Giáo dục - Lao động xã hội Ninh Thuận.
- Xác định những yếu tố liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình
dục ở đối tượng nghiên cứu.


.


.

5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh STI-HIV/AIDS
1.1.1. Danh từ
- STD: Sexually Transmitted Diseases: Bệnh lây truyền qua đường tình
dục
- HIV: Human Immunodeficiency Virus: Virus làm suy giảm miễn dịch
ở người
- AIDS: Acquired Immunodeficiency Syndrome: Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải.
1.1.2. Vài nét về lịch sử
- STD: Theo quan niệm cở điển gồm 5 bệnh chính: Giang mai, Lậu, Hạ
cam, Hột xoài và Donovanose. Ngày nay người ta đã biết có 22 bệnh trong đó
AIDS là bệnh phát hiện mới nhất [21].
- AIDS: Trong tạp chí New England Journal of Medicine ra ngày
10/12/1981 đăng tải cùng một lúc 3 bài báo nói về bệnh AIDS, qua đó tồn
thế giới biết được một bệnh mới vơ cùng nguy hiểm ở thanh niên Hoa Kỳ
đồng tính luyến ái [48].
- HIV: Virus gây bệnh AIDS được phát hiện năm 1983 bởi các nhà bác
học người Pháp, năm 1984 bởi Gallo và các bác học người Mỹ, Levy và cộng
sự. Năm 1986 tại một phiên họp của International Committee on Toxonomy
of virus đề nghị đặt tên cho siêu vi gây bệnh AIDS là HIV [36].
- Bệnh giang mai: Một trong những câu hỏi chủ yếu của lịch sử y học

trong gần 500 năm là nguồn gốc của bệnh giang mai. Một sự kiện rõ ràng
rằng trong những năm cuối của thế kỷ XV là dịch giang mai đã lan tràn khắp
châu Âu và giết chết nhiều người. Khi đó bệnh được đặt tên là Great Pox để
phân biệt với bệnh đậu mùa (Small Pox). Bệnh được mang tên một nhân vật

.


.

6

trong một bài thơ rất nổi tiếng của Jerome Fracastoro năm 1530 là một chàng
chăn cừu anh hùng tên là Syphilis [38], [39]. Các nhà quan sát thời đó đã hiểu
rằng bệnh giang mai đặc trưng bởi các ban trên da và các tổn thương loét.
Bệnh thường gây nên bệnh lý tồn thân và có thể gây tử vong cho người bệnh.
Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Sự xuất hiện đột ngột của dịch làm cho
nhiều nhà quan sát nhận định đây là bệnh mới do đoàn thám hiểm của
Columbus mang về từ tân lục địa châu Mỹ vào năm 1493 [29]. Sau đó, do
chiến tranh ở châu Âu với Tây Ban Nha xảy ra, nhiều người châu Âu mắc
bệnh này nên đã có thời bệnh mang tên “Iphanho”. Sự trầm trọng của dịch đã
gợi ý rằng có một loại vi sinh vật mới xuất hiện mà dân châu Âu trước đây
chưa từng bị phơi nhiễm và do vậy họ khơng có miễn dịch. Những bằng
chứng về lịch sử, khảo cổ học và bệnh học cổ đã chứng minh luận chứng này.
Tình hình dịch bệnh giang mai ở châu Âu cũng tương tự như hàng tá các bệnh
dịch khác tràn từ châu Âu, châu Phi qua châu Mỹ đã tàn phá các bộ lạc thổ
dân ở châu lục này [29], [36], [42].
Tuy nhiên, cũng có những giải thích khác về nguồn gốc bệnh giang mai.
Một số tác giả cho rằng giang mai đã có ở châu Âu từ trước thế kỷ 15 mà
trước đó khơng phân biệt với bệnh phong (Leprosy). Bệnh giang mai có

những triệu chứng da giống bệnh phong. Theo thuyết đó, các nhiễm xoắn
khuẩn khác như ghẻ cóc, pinta (Maldel pinto), giang mai dịch địa phương và
giang mai hoa liễu đã là bệnh thường gặp ở châu Âu [36]. Những thay đổi của
người dân châu Âu về lối sống, điều kiện môi trường đã làm thay đởi hình
thái lây truyền của bệnh. Vệ sinh tốt hơn đã làm giảm sự lây truyền da-da và
con người khơng cịn bị nhiễm xoắn khuẩn từ nhỏ nữa, do đó họ khơng có
miễn dịch với vi khuẩn này. Sau này chỉ có những chủng xoắn khuẩn khỏe
mạnh lây truyền qua đường tình dục mới sống sót và tạo nên dịch mới ở châu
Âu [21].

.


.

7

- Bệnh lậu: Bệnh lậu được biết như là một trong các bệnh lâu đời nhất của
loài người. Hyppocrates đã viết về bệnh lậu từ thế kỷ IV-V trước công ngun
và ơng gọi là chứng “đái són đau“ và cũng biết bệnh là do hậu quả của chuyện
tình ái [38]. Các thầy thuốc Italia cũng biết về bệnh này và hậu quả của nó là gây
chít hẹp niệu đạo. Cho đến thế kỷ thứ II sau công nguyên, Galen đã gọi là bệnh
đái ra tinh dịch “gonorrhea“. Các thầy thuốc Hy Lạp - La Mã cũng đã đề cập đến
việc điều trị bệnh và đề xuất phòng bệnh là kiêng quan hệ tình dục, rửa mắt cho
trẻ sơ sinh để đề phòng viêm kết mạc mắt do lậu. Cho đến thế kỷ thứ IV, bệnh
lậu được gọi là bệnh hoa liễu và có liên quan đến mại dâm. Trong nhiều thế kỷ
sau đó các nhà khoa học khơng phân biệt được hai bệnh lậu và giang mai. Đến
thế kỷ XVIII, Phillippe Ricord đã phân biệt hai bệnh lậu và giang mai, nhưng
phải đến khi Neisser phân lập được vào năm 1879 và Leisnikow và Loeffler nuôi
cấy được lậu cầu vào năm 1882 thì y học mới thực sự phân biệt được hai bệnh

này [38]. Đến thế kỷ XX đã có trị liệu mới có hiệu quả cao, an tồn để điều trị
bệnh thay thế cho các trị liệu cổ điển trước đó (như sử dụng chất làm se niệu
đạo, thụt rửa niệu đạo, dùng trị liệu bằng gỗ đàn hương). Sulfonamides lần đầu
tiên được dùng điều trị bệnh lậu vào năm 1936 và Penicillin được dùng vào năm
1943. Tiến bộ quan trọng thứ hai đạt được trong thế kỷ này là hiểu được cơ chế
gây bệnh của lậu cầu, năm 1963 Kellogg và cộng sự đã xác định được khả năng
gây bệnh của lậu cầu phụ thuộc vào hình thái khuẩn lạc. Điều này giải thích
được tại sao lậu cầu gây tái nhiễm ở bệnh nhân và cũng là cơ sở để phát triển vắc
- xin [31], [32].
1.1.3. Thuật ngữ
Từ khi có những phát hiện sinh học về các bệnh STI đến nay có nhiều
thuật ngữ khác nhau để chỉ các bệnh này.
- Các bệnh hoa liễu (tiếng Anh là Venereal diseases, tiếng Pháp là
Maladies vénériénnes) để chỉ các bệnh hoa liễu cổ điển lây truyền qua quan

.


.

8

hệ tình dục (từ Venereal lấy từ nhân vật nữ thần Venus- nữ thần sắc đẹp và ái
tình trong thần thoại Hy-Lạp). Các bệnh đó là bệnh Giang mai, bệnh Lậu, Hạ
cam, Hột xoài và U hạt bẹn hoa liễu. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, người ta
đã phát hiện thêm các tác nhân gây bệnh mới lây truyền qua đường tình dục,
từ đó thuật ngữ bệnh hoa liễu được thay bằng các bệnh lây truyền qua đường
tình dục (Sexually Transmitted Diseases- STD). Đến năm 1999, Tổ chức Y tế
thế giới đã đưa ra một thuật ngữ mới là các nhiễm khuẩn (nhiễm trùng) lây
truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Infections- STIs).

- Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs: Sexually
Transmitted Infections): Thuật ngữ này được dùng từ những năm đầu 1990 để
chỉ sự nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng, chủ yếu lây qua quan
hệ tình dục khơng an tồn, khơng được bảo vệ. Các nhiễm trùng này có thể có
triệu chứng hay khơng có triệu chứng lâm sàng, có thể không gây thương tổn
các cơ quan. Thuật ngữ STIs được dùng một cách rộng rãi hơn so với thuật
ngữ STD (Sexually Transmitted Diseases), đặc biệt ở tuyến cộng đồng.
- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do nhiều tác nhân như:
Nấm, HIV, xoắn khuẩn, chlamydia, lậu cầu… Muốn chẩn đốn chính xác thì
phải làm xét nghiệm. Tuy nhiên ở tuyến cộng đồng vì chưa sẵn có hệ thống
xét nghiệm nên thường phát hiện bằng “tiếp cận hội chứng”.
- Tiếp cận hội chứng (Syndromatic approach): Là phương pháp dựa
vào các nhóm dấu hiệu hoặc nhóm triệu chứng để xác định các căn nguyên và
điều trị STIs. Phương pháp này chỉ áp dụng ở tuyến cộng đồng, vì ở tuyến này
khơng có hệ thống xét nghiệm. Mỗi hội chứng do các nhóm căn ngun khác
nhau gây nên. Ví dụ: Hội chứng tiết dịch âm đạo thường do Lậu cầu,
Chlamydia, Trichomonas gây nên, hội chứng loét sinh dục do Giang mai,
Herpes… Vì vậy cần phải điều trị tất cả các căn ngun có liên quan. Tiếp cận
hội chứng với mục đích là đưa dịch vụ y tế sớm nhất đến người bệnh ở tuyến

.


.

9

cộng đồng trong điều kiện khơng có các trang thiết bị để chẩn đoán. Hơn nữa
qua phương pháp này người thầy thuốc cũng giáo dục y tế cho người bệnh về
an tồn tình dục, sức khỏe sinh sản và phịng chống STIs, HIV/AIDS. Như vậy

với tiếp cận hội chứng người bệnh sẽ được điều trị sớm, tránh được biến chứng
và họ cũng sẽ hiểu được các phương pháp phòng bệnh. Tuy nhiên vì phải điều
trị nhiều căn nguyên nên phương pháp này tốn kém và mất thời gian.
- Khác nhau giữa STD và STIs:
+ Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD): Để chỉ những bệnh
thuộc nhóm này mà có biểu hiện lâm sàng và có thể phát hiện được qua khám
lâm sàng.
+ Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs): khơng chỉ
gồm các STDs có biểu hiện lâm sàng mà cả các bệnh nhân có nhiễm trùng ở
sinh dục và ngồi sinh dục khơng biểu hiện triệu chứng bệnh: ví dụ như bệnh
Giang mai tiềm ẩn, nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ có tới 70-80% khơng có
biểu hiện triệu chứng bệnh...
- Quan hệ tình dục đồng giới (Homosexual): Quan quan hệ tình dục
cùng giới nam hay cùng giới nữ. Đây là đường rất dễ lây nhiễm HIV cũng
như các NTLTQĐTD.
- Quan hệ tình dục khác giới (Heterosexual): Quan hệ tình dục thơng
thường giữa nam và nữ, nhưng nếu khơng được bảo vệ an tồn cũng bị nhiễm
các NTLTQĐTD và HIV.
- Quan hệ tình dục lưỡng giới (Bisexual): Một người có quan hệ tình
dục với cả hai giới nam và nữ.
- Nhiễm trùng đường sinh sản (Reproductive Tract Infections - RTI):
Là các nhiễm trùng ở đường sinh sản do:
+ Nhiễm trùng nội sinh(Endogenous Infections) ví dụ: các nấm men, vi
khuẩn ký sinh ở âm đạo

.


.


10

+ Nhiễm trùng do can thiệp y tế(Iatrogenic Infections), đặc biệt các thủ
thuật/can thiệp sản khoa
+ Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs).
1.1.4. Tình hình các bệnh STIs trên Thế giới và Việt Nam
Các bệnh STIs là những bệnh xã hội có đặc điểm lây truyền qua đường
tình dục khi quan hệ tình dục khơng an tồn. Theo ước tính của WHO cứ mỗi
ngày trên tồn cầu, có gần 1 triệu người mắc STIs, mỗi năm có khoảng 340
triệu bệnh nhân mới. Trong số đó số nhiễm mới HIV là gần 5 triệu người.
Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương có khoảng 35 triệu người mắc STIs
mới hàng năm, trong đó trùng roi âm đạo cao nhất chiếm 47%, nhiễm
Chlamydia Trachomatis 33%, lậu 18%, giang mai 2% [22]. Tuy nhiên, nhiều
người trong số họ không biểu hiện triệu chứng bệnh hoặc họ khơng có kiến
thức về bệnh nên khơng biết mình bị bệnh, khơng biết sự nguy hại và sự trầm
trọng của bệnh nên đã không đi khám chữa bệnh. Vì vậy, STIs khơng được
ngăn chặn mà vẫn tiếp tục lây lan trong cộng đồng, gây biến chứng cho người
bệnh và việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn nhiều [24].
Bảng 1.1: Số lượng các bệnh STD toàn cầu
Bệnh

Số bệnh nhân (triệu)

Trùng roi sinh dục
Nhiễm C. trachomatis sinh dục

170
89

Bệnh lậu


2

Sùi mào gà

0

Herpes sinh dục

0

Giang mai

2

Hạ cam

7

Tổng cộng
270
Nguồn : Báo cáo của WHO về tình hình STIs tòan cầu năm 2007

.


.

11


Ở Việt Nam, sau khi Thực dân Pháp rút khỏi miền Bắc (1954) đã để lại
gần 2 vạn gái mại dâm ở các thành phố lớn, trong số đó có nhiều người bị
STIs. Sau năm 1975 miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cùng với tàn dư
của lối sống cũ và nhiều yếu tố khác đã làm bệnh STIs bùng nổ và lan rộng
khắp cả nước. Theo thống kê chưa đầy đủ của Viện Da liễu từ năm 1976 1997 bệnh STIs ngày một gia tăng từ 17.906 trường hợp lên 70.918 trường
hợp. Từ 1998 đến nay trung bình mỗi năm có gần 150 ngàn trường hợp STIs
được phát hiện và điều trị, cao nhất là năm 2002 có 183.927 và năm 2004 có
143.880 trường hợp. Trong đó bệnh Giang mai phát hiện cao nhất năm 1998
là 3.048 (2,11%), bệnh Lậu phát hiện cao nhất năm 2003 là 6.885 (4,82%).
Đặc biệt các trường hợp nhiễm HIV/AIDS được phát hiện lây qua đường tình
dục gia tăng hàng năm: Năm 1998 là 1015 mới chiếm 0,7%, thì năm 2003 đã
tăng 3.752 (3,51%) các bệnh STD [26], [27], [28].
Trương Tấn Minh và CS nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc STIs ở Khánh Hoà từ
năm 1998-2002 cho thấy số trường hợp mới mắc STIs tăng lên rõ rệt theo thời
gian. Năm 1999 chỉ có 216 trường hợp, năm 2000 là 433 trường hợp và năm
2002 là 517 tường hợp. Như vậy chỉ trong vòng 4 năm số lượng bệnh nhân
STIs đã tăng lên trên 200%.
Một nghiên cứu khác trên 4 tỉnh thành phố khác ở Việt Nam năm 2003,
cũng cho thấy trong số các bệnh lây truyền qua đường tình dục được nghiên
cứu thì tỷ lệ hiện mắc chung các loại vi khuẩn khác chiếm tỷ lệ cao nhất
(17,2%). Tiếp theo là tỷ lệ hiện mắc HIV/AIDS 6,9%, nấm chiếm tỷ lệ 4,8%,
chlamydia chiếm tỷ lệ 3,2%, lậu 1,6%, giang mai 0,9% và thấp nhất là nhiễm
trùng roi 0,7% [12].
Theo báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh trong toàn quốc, năm 2003 số
người mắc giang mai là 2.892, mắc lậu là 6.885 người, mắc STIs khác là
128.165 người và mắc HIV/AIDS 5.014 người.

.



.

12

Bảng 1.2 cho thấy xu hướng mắc STIs tăng theo thời gian, so sánh
những năm 1970, 1980 và những năm đầu 1990 với những năm cuối 1990 và
những đầu 2000 thì số lượng bệnh nhân tăng từ 3-10 lần.
Bảng 1.2: Tình hình STI ở Việt Nam từ 1976 - 2003
Năm

Tổng số

Năm

Tổng số

1976

17.906

1990

19.678

1977

23.871

1991


21.029

1978

22.914

1992

19.826

1979

32.672

1993

54.403

1980

36.500

1994

49.212

1981

32.148


1995

44.138

1982

33.392

1996

42.934

1983

23.289

1997

70.918

1984

34.198

1998

144.274

1985


30.120

1999

110.619

1986

31.594

2000

112.141

1987

34.575

2001

156.262

1988

34.200

2002

183.927


1989

28.436

2003

142.956

Nguồn: Báo cáo của BVDLTW năm 2004

.


.

13

Theo báo cáo của Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh trong năm 2018:
Bảng 1.3: Số BN NKLQTD 2018
Đơn vị báo cáo

Số BN NKLQTD 2018

Cơ sở CK DL(BVDL)

58.581

Cơ sở đa khoa

1.390


Trạm y tế P/X

5.864

Cơ sở y tế tư nhân

8.833

Tổng số

74.668

Số lượng STIs tại BVDL TP.HCM (2007-2018)
65000
60933

60000

56452

55000
50000
45000

45043

40000
35000


35126

33478

30000

29974
26643 25111

25000
20000

40181

38087

18715

Giang mai
Tổng

20991

15000
10000
5000
0

5340
1804 1260 1079 882 1110 1097 1201 1779 1678 2460 3366

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

.


.

14

45000
40000
35000
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Giang mai

Lậu

Sùi mào gà

1.2. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh STI
Như đã trình bày ở trên, bệnh STIs liên quan chặt chẽ với hoạt động tình
dục. Tuy nhiên, nhiều tác giả trên thế giới cũng đã nghiên cứu một số yếu tố
nguy cơ (hay các yếu tố đặc trưng) của bệnh STIs, đó là t̉i, giới, chủng tộc,

văn hố, điều kiện kinh tế, tình trạng hơn nhân, lối sống,...
Tại miền Bắc nước Ý, trong 9 năm từ 1993-2002, tỷ lệ mắc STIs ở vị
thành niên tăng từ 3,6% lên đến 13,3% [31]. Cũng theo nghiên cứu này, tỷ lệ
vị thành niên mắc chlamydia là cao nhất, tăng từ 6,1% lên đến 7,4%. Nghiên
cứu này cũng khuyến cáo việc giám sát thường xuyên các bệnh STIs trong vị
thành niên nhằm chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và có các biện pháp dự
phịng hữu hiệu STIs cho vị thành niên.
Một nghiên cứu khác ở California, Hoa Kỳ cho thấy vị thành niên là
nhóm có yếu tố nguy cơ mắc STIs. Trong số 3.579 vị thành niên có hoạt động
tình dục có sử dụng rượu hoặc ma t thì vị thành niên càng trẻ t̉i càng có
nguy cơ mắc bệnh STIs cao hơn các vị thành niên lớn tuổi hơn [32].
Yaber và CS thông báo là 25% vị thành niên đã có hoạt động tình dục
mắc bệnh STIs. Trẻ vị thành niên trong trường học có tỷ lệ mắc bệnh STIs

.


.

15

thấp hơn rất nhiều, chỉ chiếm 4%. Nghiên cứu này cũng đề cập các yếu tố tác
động mạnh đến sự lây truyền của STIs là các phụ nữ trẻ tuổi, nghèo và các
phụ nữ người dân tộc sống ở thành thị. Nghiên cứu này cũng đề xuất các giải
pháp nhằm khống chế STIs trong vị thành niên là chẩn đoán sớm, tư vấn kịp
thời, nâng cao chất lượng môi trường xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục.
Những trẻ vị thành niên tuổi 14-18 gốc châu Phi sống tại Hoa Kỳ có tỷ lệ mắc
STIs là cao nhất so với tất cả các trẻ vị thành niên gốc Hoa Kỳ hoặc gốc ở các
châu lục khác sống tại Hoa Kỳ [25]. Một số yếu tố về xã hội, dân số ảnh
hưởng đến bệnh lậu cũng được Rice JC và CS nghiên cứu [49]. Điều này liên

quan đến trình độ văn hoá thấp, sự hiểu biết kém về hoạt động tình dục an
tồn và hoạt động tình dục bừa bãi của những đối tượng này.
Williams nghiên cứu tại Nam Phi cho thấy nam giới và nữ giới mắc
chlamydia tương tự nhau, nhưng nam giới mắc giang mai nhiều hơn nữ.
Brewis và CS nghiên cứu về STIs tại New Zealand đã thấy rằng nam giới
thường có quan hệ tình dục sớm và ngồi hơn nhân do vậy thường bị nhiễm
sớm hơn phụ nữ và phụ nữ thường bị lây bệnh STIs từ nam giới.
Kyriakis nghiên cứu tại Hy Lạp cho thấy trong giai đoạn 1990-1996
herpes sinh dục đứng hàng thứ hai của các bệnh STIs và những phụ nữ
nhập cư vào Hy Lạp có tỷ lệ mắc bệnh STI cao gấp 5 lần những phụ nữ gốc
Hy Lạp [31].
Trong một nghiên cứu của Aral về tính phở biến, các yếu tố nguy cơ và
hậu quả của bệnh STIs năm 2001 cho thấy gánh nặng bệnh tật do bệnh STIs
tăng không thuận chiều theo tuổi, người nghèo, người dân tộc và phụ nữ.
Nghiên cứu này cũng đề xuất nhu cầu giáo dục sức khoẻ về bệnh STIs, tập
trung vào vị thành niên, trong đó khuyến cáo mạnh mẽ việc sử dụng bao cao
su để tránh lây truyền bệnh STIs [39].
Bailey nghiên cứu bệnh STI ở những phụ nữ có quan hệ đồng giới cho

.


.

16

thấy nhiễm trùng đường sinh sản là khá cao trong những đối tượng có lối sống
khơng lành mạnh [48]. Nhiễm khuẩn đường sinh dục chiếm 31,4% và nhiễm
nấm candida chiếm 18,4%.
Chesson nghiên cứu trong giai đoạn 1983-1998, cho thấy sự thay đởi về

thói quen sử dụng rượu liên quan mật thiết đến tỷ lệ mắc bệnh lậu và giang
mai. Cứ tỷ lệ uống rượu tăng 1% thì tỷ lệ mắc lậu tăng 0,7% và tỷ lệ mắc
giang mai tăng 3,6%. Nghiên cứu cũng đưa ra giả thuyết rằng sử dụng rượu
làm tăng tỷ lệ mắc bệnh STI là do yếu tố hành vi.
Zenilman trong nghiên cứu của mình đã thơng báo về nguy cơ nhiễm
bệnh LTQĐTD cao của các vị thành niên có hoạt động tình dục đồng giới.
Nguy cơ này đặc biệt cao ở các nước công nghiệp phát triển do lối sống
không lành mạnh, tỷ lệ người hoạt động tình dục đồng giới cao. Mặt khác,
những người hoạt động đồng giới khi có bệnh lại thường đi khám và chữa
bệnh ít hơn những đối tượng khác [42].

.


.

17

1.3. Những hiểu biết về bệnh STIs- HIV/AIDS
1.3.1. Tác nhân gây STIs
Tác nhân

Bệnh hoặc hội chứng bệnh

Vi khuẩn
- Lậu cầu khuẩn

- Viêm niệu đạo, viêm mào tinh hồn, viêm cở

(Neisseria gonorrhoeae)


tử cung, viêm hầu họng, viêm kết mạc mắt,
viêm nội mạc tử cung, viêm trực tràng, viêm
quanh gan, viêm tuyến Bartholin, hội chứng
nhiễm khuẩn nước ối, mắc lậu cầu toàn thân
(nhiễm khuẩn huyết do lậu cầu), đẻ non và
bong rau sớm, viêm vịi tử cung và những di
chứng của nó như vơ sinh, chửa ngồi tử cung,
viêm vịi tử cung tái phát, viêm nội tâm mạc,

- Chlamydia trachomatis

các thương tổn da.
- Viêm niệu đạo, viêm mào tinh hồn, viêm cở
tử cung, viêm trực tràng, viêm vòi tử cung,
viêm kết mạc mắt, - Viêm phổi trẻ em, viêm
tai giữa, viêm mũi, mắt hột, bệnh hột xồi,
viêm phởi người lớn do dùng các thuốc giảm
miễn dịch, hội chứng đi tiểu khó, đi tiểu nhiều
lần ở phụ nữ, viêm quanh gan, viêm tuyến
Bartholin, Hc Reiter, gây tử vong thai nhi và
trẻ sơ sinh, viêm nội mạc tử cung sau đẻ, loạn

- Mycoplasma hominis

sản cổ tử cung, sảy thai tự nhiên, viêm màng

- Mycoplasma genitalium

trong tim.


- Ureaplasma urealyticum

- Sốt sau đẻ, viêm vòi tử cung

- Xoắn khuẩn giang mai

- Viêm niệu đạo không do lậu

.


×