Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SKKN CHAY NHANH BAI TAP BO TRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.49 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Lời cảm ơn Để hoàn thành đề tài này một cách thuận lợi tôi được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, các đồng nghiệp và các em học sinh lớp 9a1. Do vậy tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp 9a1 trường THCS Chu Văn An- Đak Pơ. Xin chân thành cảm ơn các bạn động nghiệp đã cung cấp tài liệu cho tôi tham khảo để hoàn thành đề tài này một cách thuận lợi nhất. Do thời gian có hạn, kinh nghiệm của bản thân, nên việc thực hiện đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. PHẦN MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thể dục Thể thao là một bộ phận không thể thiếu trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhằm đào tạo và xây dựng con người mới phát triển toàn diện. Cùng với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá thì Thể dục, Thể thao còn phản ánh sự lớn mạnh của đất nước, tạo ra sự ổn định chính trị, nâng cao cuộc sống tinh thần văn minh, tạo mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc phát triển Thể dục, Thể thao nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nền Thể dục, Thể thao phát triển tiến bộ có tính dân tộc và khoa học. Giáo dục thể chất cho học sinh trung hoc cơ sở là một bộ phận cơ bản trong hệ thống giáo dục thể chất nhân dân, là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. . Để đáp ứng được nhiệm vụ quan trọng đó thì giáo dục thể chất cho nhân dân là việc làm không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Bác Hồ đã nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khoẻ mới thành công” và người đã chỉ rõ muốn có sức khoẻ thì “ Nên tập luyện thể dục hàng ngày” và coi đó là “Bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Giáo dục thể chất trong học trường học thật sự có vị trí quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ về thể chất để phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. Để phong trào Thể dục, Thể thao của đất nước phát triển không thể coi nhẹ giáo dục thể chất trong trường học. Đó là nhân tố phát hiện, bồi dưỡng và đóng góp các vận động viên tài năng cho đất nước. Muốn các phong trào Thể dục, Thể thao phát triển mạnh cần có những chính sách quan tâm tạo điều kiện hơn nữa cho giáo dục thể chất trường học phát triển..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Điền kinh được mệnh danh là môn thể thao “Nữ Hoàng”, rất đa dạng và phong phú bao gồm các hoạt động tự nhiên của con người: Đi bộ, chạy nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp, ở nước ta môn điền kinh đã có lịch sử phát triển từ lâu đời, với các hình thức tập luyện đa dạng đã thu hút đông đảo mọi tầng lớp, đối tượng quần chúng tham ra tập luyện và thi đấu. Môn chạy nói chung và chạy ngắn nói riêng là biện pháp tốt nhất để rèn luyện nâng cao sức khoẻ, phát triển các tố chất sức nhanh, mạnh, bền, sự mềm dẻo, khéo léo và khả năng phối hợp của con người, ngoài ra còn trang bị cho người tập những phẩm chất đạo đức ý chí cũng như tăng cường vốn kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong cuộc sống. Điền kinh giữ vai trò quan trọng trong nền giáo dục thể chất trong trường học nói chung và trong các trường phổ thông trung học nói riêng, đặc biệt là trường trung học cơ sở. Ngày nay phong trào Thể dục, Thể thao nói chung và điền kinh nói riêng trong chạy ngắn 60m đang được phát triển mạnh mẽ ở các trường cơ sở và ở các địa phương. Qua thực tế cho thấy trường trung học cơ sở được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, cùng các tổ chức trong nhà trường. Bộ môn thể dục đã xây dựng được rất nhiều đội tuyển như: Bóng đá, Đá cầu, đặc biệt là đội tuyển Điền kinh, đã đưa các phong trào của trường ngang tầm với các đoàn trường khác và đã được xếp tốp đầu trong toàn huyện. Trong đó môn chạy 60m được nhà trường chọn làm nội dung mũi nhọn của đội tuyển điền kinh. Để đạt được kết quả cao trong học tập cũng như hiệu quả cao trong thi đấu, đòi hỏi người tập phải có thể lực tốt, thể lực chiếm một vị trí quan trọng trong cả quá trình thực hiện cự ly. Mặc dù thành tích chạy cự ly 60m của các học sinh trường trung học cơ sở đã đạt được những thành tích đáng được ghi nhận nhưng vẫn còn kém so với các vận động viên của huyện bạn, thị xã, thành phố. Điều này đang đặt ra cho Nhà trường cùng các giáo viên thể dục, các em học sinh nhiệm vụ hết sức.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> nặng nề. Đó là làm sao tìm ra phương pháp hệ thống các bài tập nâng cao thành tích của chạy 60m. Theo các nhà nghiên cứu khoa học đi trước thì thành tích thể thao nói chung và chạy 60m nói riêng cần các yếu tố như: Trình độ chuyên môn, thể lực, kỹ thuật, tâm lý, ý chí... Tất cả các yếu tố đều có tác động qua lại nhưng quan trọng nhất vẫn là cường độ cực đại (Tốc độ tối đa). Để đạt được điều đó người chạy phải tập với những điều kiện tương tự như thi đấu, tập thay đổi tốc độ, tăng tốc độ. Muốn làm được điều đó người chạy phải có cường độ cực đại tốt, để chạy hết cự ly với tốc độ cao. Từ thực tế cho thấy quá trình huấn luyện và thi đấu của các học sinh. Vấn đề thể lực của các em còn yếu, nhất là khả năng về chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó đáng kể nhất là việc sử dụng trong nhiều năm và cho đến nay một số bài tập không phù hợp với xu hướng huấn luyện hiện đại và theo phương pháp đổi mới, do các bài tập quá đơn điệu chỉ lặp đi lặp lại một bài tập. Ngoài ra còn phải kể đến một số nguyên nhân khác như kinh phí huấn luyện còn khó khăn, thời gian tập luyện và các điều kiện khác còn hạn chế. Để công tác huấn luyện có hiệu quả hơn thì đòi hỏi phải có các phương pháp huấn luyện tập luyện khoa học hiện đại, phù hợp với lứa tuổi, vì mỗi bài tập phù hợp với từng đối tượng khác nhau, cho nên phải lựa chọn cho phù hợp để nâng cao và phát triển tố chất sức bền tốc độ. Xuất phát từ các yêu cầu nêu trên tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn 60m cho học sinh lớp 9. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này với mục đích lựa chọn và ứng dụng các nhóm bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn cho học sinh lớp 9. Từ đó giúp cho.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> giáo viên giảng dạy kĩ thuật này, có phương pháp phù hợp nhằm nâng cao thành tích cho học sinh. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 1) Đối tượng nghiên cứu: Lựa chọn và ứng dụng các nhóm bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn 60m cho học sinh lớp 9. 2) Khách thể nghiên cứu: Môn thể dục lớp 9 trường trung học cơ sở Chu Văn An- Đak Pơ- Gia Lai. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1) Căn cứ đặc điểm kĩ thuật và cơ sở lý luận lựa chọn bài tập ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn cho học sinh. 2) Lựa chọn và ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy cự ly ngắn 60m. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài này được vận dụng ở trường trung học cơ sở Chu Văn An- Đak Pơ- Gia Lai. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để giải quyết hai nhiệm vụ trên trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng những phương pháp sau: 1) Phương pháp phỏng vấn toạ đàm: Để đảm bảo cho đề tài mang tính khoa học và thực tiễn, tôi đã sử dụng phiếu hỏi để phỏng vấn các giáo viện bộ môn thể dục trong và ngoài huyện để thu thập thông tin nhằm nghiên cứu các thực trạng sử dụng các nhóm bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp- chạy lao trong giảng dạy và tập luyện. (kèm phần sau trang 22)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2) Phương pháp quan sát sư phạm: Cùng với phiếu phỏng vấn, tôi đã quan sát sư phạm các giờ lên lớp của các em học sinh lớp 9a1 trường trung học cơ sở Chu Văn An. Trên cơ sở đó tìm ra những nhóm bài tập và ứng dụng các nhóm bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn 60m. 3) Phương pháp toán học thông kê: Để giải quyết các nhiệm vụ một cách chính xác và mang tính khoa học, tôi đã sử dụng phương pháp toán học thống kê để sử lý các số liệu. VII. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp 9a1 trường trung học cơ sở Chu Văn An- Đak Pơ- Gia Lai. VIII. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Đề tài thực hiện từ ngày 9/ 2011 đến 02/ 2012..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1) Đặc điểm kĩ thuật xuất phát thấp: Trong chạy cự ly ngắn thường sử dụng xuất phát thấp vì xuất phát thấp giúp học sinh bắt tốc độ nhanh hơn và sớm đạt được tốc độ cực đại trong thời gian ngắn nhất. Để xuất phát nhanh thường sử dụng bàn đạp để xuất phát, đảm bảo cho học sinh có điểm tì vững chắc để đạp sau, sự ổn định khi bắt đầu và tạo cho học sinh có tư thế thích hợp nhất khi xuất phát. Nhiệm vụ của giai đoạn này là chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái vận động, tạo ra vận tốc lớn, tạo điều kiện để nhanh chóng bắt được tốc độ cao ngay từ giây đầu. Muốn vậy học sinh phải tuân thủ các yêu cầu về thông số kĩ thuật như yêu cầu về bàn đạp, góc độ đóng bàn đạp, góc độ giữa các khớp, tư thế thân người... . Để đạt được hiệu quả cao khi xuất phát thấp, học sinh phải thực hiện chính xác kĩ thuật của từng giai đoạn. Kĩ thuật của từng giai đoạn đều có liên quan chặt chẽ với nhau, kĩ thuật của giai đoạn trước ảnh hưởng lớn kĩ thuật của giai đoạn tiếp theo. Trong xuất phát thấp thì trong tư thế “sẵn sàng” là biểu hiện của "trạng thái tĩnh linh hoạt" . Mặc dù ở trạng thái này không có sự chuyển động bề ngoài nhưng về mặt tâm sinh lý thể hiện sự hướng đích tập trung rõ dệt. Tư thế sẵn sàng trong xuất phát phải đảm bảo như độ ổn định vững chắc của cơ thể, giảm căng thẳng thừa cho cơ... . Khi đó sẽ tận dụng được lực đạp sau, tạo khả năng thuận lợi cho giai đoạn chạy lao sau xuất phát. 2) Giai đoạn chạy lao sau xuất phát: Đây là giai đoạn khá phức tạp. học sinh phải khắc phục sức ỳ quán tính để nhanh chóng bắt được tốc độ gần cực đại. Giai đoạn này được tính từ bước chạy đầu tiên sau xuất phát đến khi tần số và biên độ bước chạy tương đối ổn định (Khi đạt tới 90% tốc độ chạy tối đa) . Song không có giới hạn chính xác giữa chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng, ở lứa tuổi 14 -15 thì giai đoạn chạy lao khoảng 20- 30m..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Để đạt được hiệu quả cao trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát học sinh phải đáp ứng được những yêu cầu sau: + Tạo ra góc độ của cơ thể với mặt đường chạy hợp lý. + Tận dụng được sức mạnh, sức nhanh của cơ thể. + Đảm bảo được tư thế ổn định, thăng bằng của cơ thể trong khi chạy. * Tóm lại: Kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích chạy ngắn. Vì hai giai đoạn này là yếu tố quyết định thành tích trong chạy cự li ngắn. Muốn nâng cao hiệu quả kĩ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát, phải biết kết hợp tập luyện những nhóm bài tập hợp lý với việc hoàn thiện các giai đoạn kĩ thuật đó, chỉ có như vậy mới khắc phục được tình trạng lạc hậu và nhanh chóng đạt được thành tích cao. II. THỰC TRẠNG HỌC SINH KHI HỌC KĨ THUẬT XUẤT PHÁT THẤP VÀ CHẠY LAO SAU XUẤT PHÁT TRONG CHẠY NGẮN: 1) Thực trạng chung: Trước khi thực hiện đề tài, năng lực học sinh thực hiện kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát còn rất yếu. Đây là nội dung tương đối khó đối với học sinh lớp 9, nên trong quá trình học kĩ thuật các em thường mất tự tin: Phối hợp các giai đoạn không ăn nhịp, chạy còn đặt cả bàn chân, khả năng phản ứng của cơ thể với tín hiệu còn chậm, mức độ hoàn thiện kĩ thuật còn yếu, chưa thể hiện được sức mạnh tốc độ… . Lý do đó dẫn đến học sinh không thích học. Vì điều kiện tập luyện của học sinh còn quá ít, không có người hướng dẫn thường xuyên. Qua khảo sát chất lượng 15 học sinh lớp 9a 1, kết quả chạy 60m thu được như sau: BẢNG 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐIỀU TRA. STT 01. Họ và tên Nguyễn Chí Bảo. Kết quả ban đầu 8”24.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 02. Đoàn Thị Loan. 8”46. 03. Trần Duy Hiếu. 8”33. 04. Đỗ Thị Liên. 8”44. 05. Võ Thị Mộng My. 8”89. 06. Bùi Duy Kha. 8”14. 07. Nguyễn Văn Phát. 8”00. 08. Nguyễn Thị My. 7”89. 09. Nguyễn Quốc Tân. 7”63. 10. Trần Thị Ngân. 8”18. 11. Nguyễn Ngọc Dũ. 7”80. 12. Nguyễn Quốc Tân. 8”00. 13. Lâm Thanh Toàn. 7”67. 14. Trần Thị Thư. 9”43. 15. Hà Quốc Vương. 8”55. 2) Chuẩn bi thực hiện đề tài: Để chuẩn bị thực hiện đề tài tôi đã thực hiện một số khâu quan trọng sau: a) Lựa chọn bài tập ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn cho học sinh: Trong quá trình lên lớp tôi đã quan sát học sinh lớp 9a 1 trường trung học cơ sở Chu Văn An, học kĩ thuật chạy ngắn. Ban đầu tôi đã lựa chon được 3 nhóm bài tập nằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát cho học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Chu Văn An- Đak Pơ như sau: Bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ: * Chạy đạp sau. * Chạy nâng cao đùi. * Chạy tốc độ cao 30, 60, 80, 100m..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Nhóm bài tập phát triển khả năng phản ứng vận động: * Chạy theo tín hiệu. * Xuất phát theo tín hiệu. * Trò chơi vận động về phản xạ (trò chơi cướp cờ). Nhóm bài tập hoàn thiện kĩ thuật: * Bài tập thực hiện toàn bộ kĩ thuật. * Xuất phát thấp chạy lao trên vạch kể sẵn (30m). Trên đây là các nhóm bài tập trong quá trình quan sát sư phạm khi học sinh thực hiện kĩ thuật chạy ngắn 60m. một vấn đề đặt ra là phải xác định được những bài tập nào mang tính phổ biến và cơ bản nhất mà trong quá trình học chạy ngắn để nâng cao thành tích. Trong quá trình quan sát sư phạm tôi đã lập bảng thống kê ghi chép lại số lượng các diễn biến các nhóm bài tập ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn cho học sinh. Qua thực tế quan sát tôi đã thu được bảng sau: BẢNG 2: KẾT QUẢ QUAN SÁT SƯ PHẠM 08 BÀI TẬP. S. SỐ BAI TẬP. TỈ LỆ. LỰA CHON. %. * Chạy đạp sau.. 7. 87,5. * Chạy nâng cao đùi.. 6. 75. * Chạy tốc độ cao 30, 60, 80, 100m.. 7. 87,5. * Chạy theo tín hiệu.. 8. 100. * Xuất phát theo tín hiệu.. 8. 100. * Trò chơi vận động về phản xạ (trò chơi. 6. 75. T. TÊN BÀI TẬP. T 1 Bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ:. 2. Nhóm bài tập phát triển khả năng phản ứng vận động:. cướp cờ)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3. Nhóm bài tập hoàn thiện kĩ thuật: * Bài tập thực hiện toàn bộ kĩ thuật.. 8. 100. * Xuất phát thấp chạy lao trên vạch kể sẵn. 7. 87,5. (30m). Qua kết quả bảng 2 tôi đã nhận thấy những bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 chiếm tỉ lệ cao. Như vậy, chứng tỏ các các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (bảng 2) là những bài tập ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn 60m. b) Xác định những bài tập bằng phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình quan sát quan sát sư phạm và nghiên cứu tìm tòi những tài liệu liên quan. Để nhằm khẳng định thêm căn cứ xác định rõ chính xác của những bài tập trong khi học kĩ thuật chạy ngắn. Tôi đã liệt kê những bài tập vào phiếu thăm dò nhằm lấy ý kiến trả lời đánh giá những bài tập. Thông qua ý kiến trả lời của các giáo viên bộ môn thể dục trong và ngoài huyện đã trả lời qua thực tiễn giảng dạy kĩ thuật chạy ngắn 60m. Tôi đã thu được kết quả của 14 phiếu phát ra và thu vào như sau: BẢNG 3: KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHỮNG BÀI TẬP ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KĨ THUẬT XUẤT PHÁT THẤP VÀ CHẠY LAO SAU XUẤT PHÁT TRONG CHẠY NHANH CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN 14 PHIẾU: S SỐ PHIẾU T NHỮNG BÀI TẬP Đồng ý Tỉ lệ Không Tỉ lệ T (%) đồng ý (%) 1 Bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ: * Chạy đạp sau.. 11. 78,6. 3. 21,4. * Chạy nâng cao đùi.. 9. 64,3. 5. 35,7. * Chạy tốc độ cao 30, 60, 80, 100m.. 10. 71,4. 4. 28,6. 2 Nhóm bài tập phát triển khả năng.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> phản ứng vận động: * Chạy theo tín hiệu.. 12. 85,7. 2. 14,3. * Xuất phát theo tín hiệu.. 11. 78,6. 3. 21,4. * Trò chơi vận động về phản xạ (trò. 10. 71,4. 4. 28,6. * Bài tập thực hiện toàn bộ kĩ thuật.. 12. 85,7. 2. 14,3. * Xuất phát thấp chạy lao trên vạch kể. 10. 71,4. 4. 28,6. chơi cướp cờ). 3 Nhóm bài tập hoàn thiện kĩ thuật:. sẵn (30m). Qua kết quả từ bảng 3 của phương pháp phỏng vấn trên, chúng ta nhận thấy rằng các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 vẫn chiếm tỉ lệ cao tương ứng với phương pháp sư phạm. Như vậy, từ kết quả thu được của phương pháp phỏng vấn, tôi nhận thấy các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 đúng là những bài tập ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn cho học sinh. Để khẳng định chính xác các bài tập ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong quá trình học chạy ngắn. Tôi đã tổng hợp so sánh kết quả của phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp phỏng vấn như sau:. BẢNG 4: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> TÊN ĐỘNG TÁC 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. PHƯƠNG PHÁP Quan sát sư phạm ( % ) Phỏng vấn ( % ). 87,5 75 87,5 100 100 75 100 87,5 78,6 64,3 71,4 85,7 78,6 71,4 85,7 71,4. Tổng hợp hai phương pháp qua bảng 4. Tôi đã thấy kết quả thực tế của những phương pháp phù hợp với nhau, các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 vẫn chiến tỉ lệ cao. Tôi xem đây là những bài tập ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn 60m. c) Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát: Dựa vào bảng tổng hợp kết quả của hai phương pháp sư phạm, phương pháp phỏng vấn và cơ sở lý luận chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn tôi xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát là: - Sức mạnh tốc độ. - Khả năng phản ứng của cơ thể với tín hiệu. - Mức độ hoàn thiện kĩ thuật. III. KINH NGHIỆM VẬN DỤNG ĐỀ TÀI VÀO THỰC TIỄN: Để nâng cao hiệu quả kĩ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát trong quá trình học kĩ thuật chạy ngắn 60m, tôi đã chú ý tới các vấn đề sau:. 1) Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ: 1.1) Chạy đạp sau: 2 lần x 15m. - Qua các lần tập cán sự điều khiển.. + xxx. GV . xxx.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Giáo viên theo dõi qua các lần tập sửa sai cho học sinh. xxx. xxx.  Hình 1. 1.2) Chạy nâng cao đùi: 2 lần x 15m.. +. - Qua các lần tập cán sự điều khiển.. GV. xxx. . xxx. - Giáo viên theo dõi qua các lần tập sửa sai cho học sinh. xxx. . xxx. Hình 2 1.3) Chạy tốc độ cao 30, 60, 80, 100m: 1 lần.. +. - Qua các lần tập cán sự điều khiển.. GV. x. . - Giáo viên theo dõi qua các lần chạy nhắc nhở học sinh chạy. x - Yêu cầu: chạy tốc độ tối đa 95-100% sức.. XP. VĐ Hình 3. 2) Nhóm bài tập phát triển khả năng phản ứng vận động: 2.1) Chạy theo tín hiệu: Lần 1 chạy nhanh, lần 2 chạy chậm, lần 3 quay sau. - Giáo viên điều khiển 1 lần sau đó các lần còn lại cán sự. x. x. lớp điều khiển.. x GV x. - Giáo viên theo dõi các lần chạy nhắc nhở học sinh chạy cho đúng.. x Hình 4. 2.2) Xuất phát theo tín hiệu: 2 lần x 30m có bàn đạp.. +  GV. - Giáo viên điều khiển 1 lần, lần 2 cán sự điều khiển.. x. . - Qua các lần chạy giáo viên cho dừng lại sửa sai cho học sinh. x Hình 5 2.3) Trò chơi vận động về phản xạ (trò chơi cướp cờ): 3 lần.. +  GV. - Giáo viên chia làm 2 đội.. x x. xxxxx. - Cán sự lớp điều khiển cho 2 đội chơi.. xxxxx. Hình 6. - Giáo viên theo dõi qua các lần chơi nhắc nhở học sinh tích cực chơi. 3) Nhóm bài tập hoàn thiện kĩ thuật: 3.1) Bài tập thực hiện toàn bộ kĩ thuật: 2 lần x 60m. Học sinh tự điều chỉnh kĩ thuật, lập lại nhiều lần “Vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”. - Học sinh: Chạy nhanh 60m với 100% sức với 4 giai. XP. VĐ.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> đoạn kĩ thuật có tính thời gian.. x. (theo sự điều khiển của giáo viên): 1- 2 lần. x. - Giáo viên: Chia nhóm cùng sức khoẻ cho học sinh.  +.  GV. thực hiện, theo dõi và sửa sai kĩ thuật.. Hình 7. - Học sinh: Tiếp tục tập luyện để hoàn thiện động tác và nâng cao thành tích. 3.2) Xuất phát chạy lao trên vạch kể sẵn: 2 lần x 30m. - Giáo viên: Chia 2 tổ, làm mẫu lại động tác (1 lần) và các. +. lần còn lại lớp trưởng điều khiển tập động tác.. x. - Học sinh: Luyện tập động tác theo sự điều khiển của lớp. x. trưởng xuất phát thấp và chạy lao..  GV Hình 8. . - Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập, sửa sai động tác cho học sinh.. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1. Kết quả đạt được: Những kinh nghiệm nêu trong đề tài đã phát huy rất tốt khả năng luyện tập, hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích cho học sinh trong việc học kĩ thuật chạy ngắn 60m nói riêng và học tập bộ môn Điền Kinh nói chung. Qua áp dụng đề tài này, học sinh được rèn luyện củng cố kĩ thuật một cách vững chắc, kết quả học tập luôn được nâng cao. Từ chỗ học sinh không thích, hoặc lo sợ khi học kĩ thuật xuất phát thấp chạy ngắn 60m, lúng túng trong việc thực hiện các giai đoạn, thì nay hầu hết học sinh rất tự tin, biết thực hiện động tác thành thạo, rất muốn thích học bộ môn. Đặc biệt có nhiều học sinh đạt được thành tích cao trong các kỳ “Hội khỏe Phù đổng” do trường, huyện và tỉnh tổ chức. KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI 15 HỌC SINH LỚP 9A1 NHƯ SAU: STT 01 02. Họ và tên Nguyễn Chí Bảo Đoàn Thị Loan. Kết quả ban đầu. Kết quả sau tập luyện. 8”24 8”46. 8”00 8”22.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 03. Trần Duy Hiếu. 8”33. 8”10. 04. Đỗ Thị Liên. 8”44. 8”20. 05. Võ Thị Mộng My. 8”89. 8”59. 06. Bùi Duy Kha. 8”14. 7”89. 07. Nguyễn Văn Phát. 8”00. 7”78. 08. Nguyễn Thị My. 7”89. 7”54. 09. Nguyễn Quốc Tân. 7”63. 7”21. 10. Trần Thị Ngân. 8”18. 7”85. 11. Nguyễn Ngọc Dũ. 7”80. 7”50. 12. Nguyễn Quốc Tân. 8”00. 7”89. 13. Lâm Thanh Toàn. 7”67. 7”44. 14. Trần Thị Thư. 9”43. 9”00. 15. Hà Quốc Vương. 8”55. 8”12. 2. Bài học kinh nghiệm: Trong thời gian công tác tại trường THCS Chu Văn An- Đak Pơ, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Muốn đưa những bài tập trong học kĩ thuật chạy ngắn 60m thì nhất thiết giáo viên phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó mới có những bài tập thích hợp để giúp học sinh nâng cao được thành tích tập luyện. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung tập luyện trong một tiết dạy, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học để tập luyện, biết tuân thủ nguyên tắc: Từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ trực quan đến tư duy và từ cơ bản đến nâng cao và chú trọng đến an toàn tránh chấn thương trong tập luyện..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> C. KẾT LUẬN CHUNG Việc nghiên cứu và vận dụng các bài tập ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn 60m nêu trong đề tài là nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn giáo dục thể chất trong Nhà trường. Đề tài đã chắc, đem lại hiệu quả và tác dụng rất tốt cho việc phát triển sức mạnh chuyên môn, phát triển được trí tuệ, tạo hứng thú cho học tập tốt hơn, mai sau trở thành những con người phát triển toàn diện: Có đủ đức,.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> trí, thể, mĩ để phục vụ cho đất nước. Tuy nhiên khi thực hiện đề tài, giáo viên phải biết khéo léo lựa chọn những phương pháp thích hợp đúng khoa học mới có thể nâng cao được thành tích trong học sinh. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chắc chắn còn những thiếu sót mà tôi chưa thấy được khi thực hiên, tôi mong muốn được đón nhận những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để cho đề tài này càng hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tân An, ngày 07 tháng 02 năm 2012 Người thực hiện. Nguyễn Dũng ----------------------------. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Sách thể dục 6- Nhà xuất bản giáo dục năm 2002. 2) Sách thể dục 7- Nhà xuất bản giáo dục năm 2003. 3) Sách thể dục 8- Nhà xuất bản giáo dục năm 2004. 4) Sách thể dục 9- Nhà xuất bản giáo dục năm 2005. 5) Sách điền kinh- Trường cao đẳng Thể dục thể thao Đà Nẵng năm 1999..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 6) Ngô Trần Ái- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn thể dục trung học cơ sở- Nhà xuất bản giáo dục năm 2010. 7) Ngô Trần Ai- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên- Nhà xuất bản giáo dục năm 2006. 8) Phạm Tiến Bình, Trần Đồng Lâm, Nguyễn Văn Hiếu, Ngô Bội Ngọc, Đoàn Khắc Hiếu- Tiêu chẩn rèn luyện thể thao trong học sinh phổ thông- Nhà xuất bản Thể dục thể thao 1979. 9) Phi Trọng Hanh- Điền kinh trong trường phổ thông- Nhà xuất bản Thể dục thể thao 2000. 10) GS Nguyễn Kim Minh- Nguyễn Thế Xuân- Chạy tiếp sức, cự ly trung bình, cự ly dài, việt dã- Nhà xuất bản giáo dục 1998. 11) Phạm Ngọc Viễn- Tâm lý học Thể dục thể thao- Nhà xuất bản Thể dục thể thao 1991. ----------------------------. MỤC LỤC. Trang. Lời cảm ơn .....................................................................................................1 A. PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ....................................................................4 III.ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ...................................5 1) Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................5.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2) Khách thể nghiên cứu ................................................................................5 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...................................................................5 V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................5 VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................5 1) Phương pháp phỏng vấn tọa đàm ..............................................................5 2) Phương pháp quan sát sư phạm .................................................................6 3) Phương pháp toán học thống kê ................................................................6 VII. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ..........................................................................6 VIII. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.................................................................6 B. PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................7 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................7 1) Đặc điểm kĩ thuật xuất phát thấp ..............................................................7 2) Giai đoạn chạy lao sau xuất phát ..............................................................7 II. THỰC TRẠNG HỌC SINH KHI HỌC KĨ THUẬT XUẤT PHÁT THẤP VÀ CHẠY LAO SAU XUẤT PHÁT TRONG CHẠY NGẮN....................8 1) Thực trạng chung ......................................................................................8 2) Chuẩn bị thực hiện đề tài ..........................................................................9 III. KINH NGHIỆN VẬN DỤNG ĐỀ TÀI VÀO THỰC TIỄN ...................13 1) Các bài tập phát triển tốc độ ......................................................................14 2) Nhóm bài tập phát triển khả năng phản ứng vận động .............................14 3) Nhóm bài tập hoàn thiện kĩ thuật ..............................................................15 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .....................15 1. Kết quả đạt được ........................................................................................15 2. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................16 C. KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................19 PHIẾU PHỎNG VẤN ...................................................................................22.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN. Bộ môn: Thể dục. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Tân An, ngày …… tháng …… năm 20… PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi Thầy (Cô): …………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Đơn vị công tác: ………………………………………………………………… Chức vụ chuyên môn: …………………………………………………………… Để góp phần nâng cao chất lượng môn học giáo dục thể chất trong Nhà trường và giúp chúng tôi có căn cứ thực hiện đề xuất một số bài tập ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn 60m cho học sinh lớp 9 trường trung học cơ sơ Chu Văn An- Đak Pơ. Xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những bài tập trong khi học kĩ thuật chạy ngắn 60m mà thầy (cô) đã thường gặp trong giảng dạy, luyện tập phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 9. Xin thầy (cô) vui lòng đánh dấu ( X ) vào ô mà th ầy (cô) cho là thích h ợp với ý kiến của mình. ST T 1. TÊN CÁC NỘI DUNG SAI LẦM. Bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ: * Chạy đạp sau. * Chạy nâng cao đùi. * Chạy tốc độ cao 30, 60, 80, 100m.. 2. Nhóm bài tập phát triển khả năng phản ứng vận động: * Chạy theo tín hiệu. * Xuất phát theo tín hiệu. * Trò chơi vận động về phản xạ (trò chơi cướp cờ).. 3. Nhóm bài tập hoàn thiện kỹ thuật: * Bài tập thực hiện toàn bộ kỹ thuật. * Xuất phát thấp chạy lao trên vạch kể sẵn (30m).. MỨC ĐỘ SAI LẦM Không sai lầm Có sai lầm.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Xin chân thành cảm ơn quý thầy (cô) đã quan tâm đóng góp ý kiến cho các bài tập mà chúng tôi đã đề xuất. Mong quý thầy (cô) gửi lại phiếu kết quả cho chúng tôi theo địa chỉ: Nguyễn Dũng, giáo viên dạy môn thể dục, trường THCS Chu Văn An- Đak Pơ hoặc qua gmail: Kính chúc các thầy (cô) sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống và trong công tác. Người được phỏng vấn. Người phỏng vấn. (Ký tên) Nguyễn Dũng.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×