Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện cái bè tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

--------------------------------

TRẦN THANH TÙNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI
HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 8.34.01.01

Long An, tháng 6 năm 2019


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

--------------------------------

TRẦN THANH TÙNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI
HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 8.34.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ HỒNG

Long An, tháng 6 năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú
rõ ràng và tôi xin chịu trách nhiệm về số liệu công bố trong bài nghiên cứu này./.

Học viên thực hiện luận văn

Trần Thanh Tùng


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tác giả xin trân trọng cám ơn Ban Lãnh đạo khoa đào tạo sau đại
học đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tác giả được có cơ hội dự học

lớp cao học Quản trị kinh doanh năm 2017 – 2019 tại nhà trường.
Đồng thời tác giả xin chân thành cám ơn đến Q Thầy Cơ giảng viên sau đại
học - những người đã truyền đạt kiến thức cho tác giả trong suốt hai năm học cao
học vừa qua tại nhà trường.
Và tác giả rất vơ cùng cám ơn TS. Đồn Thị Hồng đã tận tình hướng dẫn,
nhiệt tình giúp đỡ cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Chân thành cảm ơn.!.

Tác giả luận văn

Trần Thanh Tùng


iii

TÓM TẮT
Đề tài này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo
hiểm y tế hộ gia đình tại Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang. Đề tài đã thực hiện một
quy trình nghiên cứu chặt chẽ, dựa trên mẫu đại diện của hộ gia đình khu vực này,
và đã xây dựng, điều chỉnh thành công các thang đo trên cơ sở dựa vào mơ hình của
Nguyễn Thị Trúc Hương (2016) và Dương Thị Lệ Huyền (2018).
Kết quả phân tích đã khẳng định có 6 yếu tố của mơ hình nghiên cứu đề xuất
là Mức đóng BHYT, Vai trò người tư vấn, Chất lượng dịch vụ, Quyền lợi khi tham
gia, Thủ tục hành chính, Thơng tin tun truyền trong đó có 2 yếu tố khơng có ý
nghĩa thống kê với mơ hình, 4 yếu tố có ảnh hưởng dương đến QĐTG BHYT HGĐ
của người dân tại Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền giang và đặc biệt, độ tin cậy và độ giá trị
của các thang đo các cấu trúc khái niệm đều đạt các mức được đề nghị. Được biết đây
là nghiên cứu đầu tiên về BHYT HGĐ áp dụng cơ sở lý thuyết về quyết định, hành vi
mua hàng, sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng tại Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang
nhưng nghiên cứu về một nhóm đối tượng diện rộng là hộ gia đình, khắc phục được

hạn chế của các đề tài nghiên cứu trước đây về quyết định mua/tham gia, vì vậy nghiên
cứu này có một ý nghĩa nhất định, góp phần củng cố và làm hoàn thiện hơn việc vận
dụng lý thuyết về quyết định hành vi vào việc giải thích QĐTG BHYT HGĐ tại
Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang. Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể để cải
thiện, nâng cao hơn nữa các nhân tố ảnh hưởng cũng như sự tham gia BHYT HGĐ tại
Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang. Với những kết quả này, đề tài đã giải quyết tốt mục
tiêu nghiên cứu đã đề ra.


iv

ABSTRACT
Subject study the factors affecting the decision to join the health insurance of
households in Cai Be District, Tien Giang Province. Thread made a research process
closely, based on a representative sample of households this area, and has built up,
adjust successfully scales on the basis based on the model of Nguyen Thi Truc Huong
(2016) and Duong Thi Le Huyen (2018).
Analytical results are confirmed with 6 elements of the research model
proposed health insurance premiums, Role counselor, Quality of service, rights to
participate, administrative procedures, information dissemination in including 2 factor
no statistically significant pattern, four factors have positive effects to decided to join
the household health insurance people in Cai Be District, Tien giang and in particular,
the reliability and validity of the scale structures concepts are reaching the
recommended levels. Reportedly this is the first study on Household health insurance
apply the theoretical basis of the decision, buying behavior, use the services of
consumers in Cai Be District, Tien Giang Province, but research on a group of objects
large scale are households, overcome limitations of previous research on the decision
to buy / join, so this study has a certain significance, reinforce and make the
application more complete decision theory to explain the behavior of households
decided to join health insurance in Cai Be District, Tien Giang Province. This project

has also proposed a number of specific measures to improve, to further enhance the
influencing factors as well as the insured households in Cai Be District, Tien Giang
Province. With these results, the subject was solved research objectives outlined.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
ABSTRACT .................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ x
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... ..xi
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài. ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.4.1. Phạm vi không gian ....................................................................................... 2
1.4.2. Phạm vi thời gian ........................................................................................... 2
1.4.3. Đối tƣợng khảo sát ......................................................................................... 3
1.5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.6. Những đóng góp mới luận văn .............................................................................. 3
1.6.1. Đóng góp về phƣơng diện khoa học ............................................................. 3
1.6.2. Đóng góp về phƣơng diện thực tiễn ............................................................. 3

1.7. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 4


vi

1.8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trƣớc ....................................................... 4
1.8.1. Các nghiên cứu trong nƣớc ......................................................................... 5
1.8.2. Các nghiên cứu nƣớc ngoài ........................................................................... 6
1.9. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 6
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................................... 7
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 8
2.1. Cơ sở lý thuyết về Bảo hiểm y tế............................................................................. 8
2.1.1. Khái niệm về bảo hiểm y tế ......................................................................... 8
2.1.2. Bản chất của Bảo hiểm y tế ........................................................................... 9
2.1.3. Vai trò của Bảo hiểm y tế ............................................................................ 10
2.1.4. Các mơ hình nghiên cứu về quyết định mua/tham gia ............................. 11
2.2. Giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................ 20
2.2.1. Các giả thuyết tác động đến quyết định mua Bảo hiểm y tế tự nguyện của
ngƣời dân tại Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang. ............................................................ 20
2.2.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 23
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 23
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHÊN CỨU ........................................................ 25
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 25
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 26
3.3. Xây dựng thang đo ............................................................................................. 288
3.4. Nghiên cứu chính thức .......................................................................................... 30
3.4.1. Xác định cỡ mẫu, quy cách chọn mẫu ............................................................ 31
3.4.2. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 31
3.4.3. Phƣơng pháp chọn mẫu và thu thập thông tin .......................................... 31
3.4.4. Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu ............................................................ 32



vii

3.5. Các bƣớc phân tích dữ liệu .................................................................................... 33
3.6. Giới thiệu về Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang – Thực trạng và kết quả tổ
chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế................................................................... 34
3.6.1. Giới thiệu về Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang............................................ 34
3.6.2. Thực trạng và kết quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ......... 34
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................................... 36
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 38
4.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 38
4.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha .............................................. 42
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................................... 45
4.4. Kiểm định mơ hình nghiên cứu........................................................................... 53
4.4.1. Ma trận hệ số tƣơng quan Pearson: ............................................................ 53
4.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ................................................................. 56
4.5. Kiểm định sự khác biệt ...................................................................................... 588
4.5.1. Sự khác biệt giữa các nhóm giới tính ........................................................ 588
4.5.2. Sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi .......................................................... 588
4.5.3. Sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập ....................................................... 599
4.5.4. Sự khác biệt giữa các nhóm trình độ ........................................................ 599
4.5.5. Sự khác biệt giữa các nhóm Nghề nghiệp ................................................... 60
4.6. Thảo luận nghiên cứu .......................................................................................... 60
CHƢƠNG 5. KÊT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................ 63
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 63
5.2. Hàm ý quản trị ..................................................................................................... 64
5.2.1. Thủ tục hành chính ....................................................................................... 64
5.2.2. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ..................................... 65



viii

5.2.3. Mức đóng bảo hiểm y tế ............................................................................... 66
5.2.4. Vai trò nhân viên tƣ vấn............................................................................... 67
5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu thời gian tới ..................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 70
TIẾNG VI ỆT .............................................................................................................. 70
TIẾNG NƢỚC NGOÀI .............................................................................................. 71


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Tiếng Anh
(Viết đầy đủ)

Tiếng Việt
(Viết đầy đủ)

1

ASXH

An sinh xã hội


2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3
4
5
6
7
8
9
10

BHYT BB
HGĐ
CLDV
MĐBH
NVTV
QLTG
QĐTG
TTHC

Bảo hiểm y tế bắt buộc
Hộ gia đình
Chất lượng dịch vụ
Mức đóng bảo hiểm
Nhân viên tư vấn

Quyền lợi tham gia
Quyết định tham gia
Thủ tục hành chính

11

TTTT

Thơng tin tun truyền

12

SDLĐ

Sử dụng lao động

13

NLĐ

Người lao động

14

EFA

15

PSS


16

TRA

17

TPB

Exploration Factor
Analysis
Statistical Package for
Social Sciences
Theory of Reasoned
Action
Theory Plan of
Behavior

Phân tích nhân tố khám phá
Phần mềm xử lý thống kê dùng
trong các ngành khoa học xã hội
Mơ hình hành động hợp lý
Mơ hình hành vi dự định


x

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ....................................................... 199
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện BHYT 3 năm tại Huyện Cái Bè ..................................35

Bảng 4.1. Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu ............................................................38
Bảng 4.2. Kết quả phân tích thống kê mơ tả các yếu tố của mơ hình .......................40
Bảng 4.3. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha ..............................................42
Bảng 4.4. Kết quả phân tích EFA đối với yếu tố độc lập lần 1 ................................46
Bảng 4.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập lần 2 ............................. 499
Bảng 4.6. Kết quả phân tích EFA đối với yếu tố phụ thuộc .....................................52
Bảng 4.7. Ma trận hệ số tương quan Pearson............................................................54
Bảng 4.8. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................56
Bảng 4.9. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ..........................................................57
Bảng 4.10. Sự khác biệt giữa các nhóm giới tính .................................................. 588
Bảng 4.11. Sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi..................................................... 588
Bảng 4.12. Sự khác biệt các nhóm thu nhập .......................................................... 599
Bảng 4.13. Sự khác biệt giữa các nhóm trình độ ................................................... 599
Bảng 4.14. Sự khác biệt giữa các Nhóm nghề ..........................................................60
Bảng 4.15. Bảng tổng hợp kiểm định giả thuyết nghiên cứu ....................................61
Bảng 5.1. Trung bình thang đo Thủ tục hành chính .................................................64
Bảng 5.2. Trung bình thang đo Quyền lợi khi tham gia BHYT HGĐ ......................65
Bảng 5.3. Trung bình thang đo Mức đóng BHYT ....................................................66
Bảng 5.4. Trung bình thang đo Vai trò nhân viên tư vấn .........................................67


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Mơ hình hành vi tiêu dùng của Philip Kotler ............................................12
Hình 2.2. Mơ hình hành vi dự định ...........................................................................14
Hình 2.3. Mơ hình EKB ............................................................................................15
Hình 2.4. Mơ hình quyết định mua sản phẩm hữu cơ ...............................................15
Hình 2.5. Mơ hình mua nước ép trái cây đóng hộp của người dân TP. HCM ....... 166

Hình 2.6. Mơ hình quyết định mua cà phê bột Trung nguyên tại TP. HCM ......... 177
Hình 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế của hộ gia
đình trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre ................................................. 188
Hình 2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế hộ nông dân
ở Thành phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp .................................................................. 188
Hình 2.9. Mơ hình nghiên cứu ..................................................................................23
Hình 3.1 Quy trình Nghiên cứu.................................................................................25


1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Sự cần thiết của đề tài.
Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế, xã hội
của đất nước. Việc tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện về thể chất và
tinh thần luôn là một vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm và xem trọng. Có lẽ
vì vậy mà giáo dục và y tế với vai trị của mình đã trở thành quốc sách hàng đầu
trong việc phát triển nguồn lực con người ở các quốc gia. Trong lĩnh vực y tế, vấn đề
chăm sóc sức khỏe, nhu cầu chia sẻ rủi ro khi bệnh tật là nhu cầu tự phát. Dần dần,
nhu cầu này nhận được sự điều tiết và hỗ trợ từ nhà nước. Qua thời gian phát triển,
vấn đề chăm sóc sức khỏe trở thành một vấn đề mang ý nghĩa cộng đồng sâu sắc,
một chính sách lớn và quan trọng của nhà nước. Ngày này, chính sách chăm sóc
sức khỏe cộng đồng được hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện và ghi nhận
chủ yếu dưới hình thức bảo hiểm y tế (BHYT).
Với nỗ lực đổi mới toàn diện, những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có việc đảm bảo tốt
hơn vấn đề ASXH. Trên cơ sở đổi mới toàn diện, chính sách BHYT ra đời đã đem lại
nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, đặc biệt là từ khi Luật BHYT số
25/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII,

kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 14/11/2008, có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 và được
triển khai trên phạm vi toàn quốc từ ngày 01/01/2010.
Tuy nhiên, với chính sách kinh tế mở cửa như hiện nay thì trong lĩnh vực bảo
hiểm xuất hiện nhiều thể thức bảo hiểm về sức khỏe con người từ các doanh nghiệp
tư nhân trong và ngoài nước, dẫn đến tình trạng người tham gia BHYT của địa
phương bị giảm. Điều này một mặt làm giảm Quỹ BHYT, mặt khác gây khó khăn
trong các thủ tục khám chữa bệnh giữa các loại bảo hiểm khác nhau gây ra, trong đó
Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang cũng không ngoại lệ. Nhận thức được tầm quan
trọng của việc phủ sóng tồn diện BHYT đối với xã hội nói chung và đối với người
dân tại Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang nói riêng, tác giả quyết định chọn đề tài: "


2

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình tại
Huyện Cái Bè - Tỉnh Tiền Giang " làm đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Xây dựng và kiểm định mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham
gia BHYT HGĐ của người dân trên địa bàn Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Để giải quyết mục tiêu chung, đề tài cần hướng đến các mục tiêu cụ thể như
sau:
Kiểm định mơ hình giả thuyết, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định tham gia BHYT HGĐ của người dân trên địa bàn Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền
Giang.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi người dân có ý định tham
gia BHYT HGĐ.
Xem xét sự khác biệt về quyết định tham gia BHYT HGĐ theo các yếu tố

nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập.
Đưa ra hàm ý chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu được để cung cấp cơ
sở thực nghiệm giúp phát triển tăng nhanh số người tham gia BHYT HGĐ của
người dân trên địa bàn Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang góp phần đảm bảo thực hiện
thắng lợi Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị.
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hướng đến Quyết định tham gia BHYT HGĐ của hộ gia
đình tại Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang..

1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn Huyện Cái
Bè, Tỉnh Tiền Giang.
1.4.2. Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2018 và thời gian tiến hành


3

khảo sát lấy số liệu được thực hiện từ tháng 02/2019 đến 04/2019.
1.4.3. Đối tƣợng khảo sát
Người dân từ 18 tuổi trở lên đã và đang sử dụng BHYT trên địa bàn Huyện
Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang đủ năng lực và hành vi để trả lời phiếu khảo sát.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu chính là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
BHYT hộ gia đình tại địa bàn huyện Cái Bè, đề tài cần nghiên cứu để trả lời những
câu hỏi sau:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT hộ gia đình
tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang?
- Mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
BHYT hộ gia đình tại huyện Cái Bè hiện nay?
- Đối tượng khác nhau về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập có ảnh

hưởng gì đến đến quyết định tham gia BHYT hộ gia đình?
- Nhận thức của người dân về BHYT HGĐ hiện nay ra sao?
- Các hàm ý quản trị nào giúp cho cơ quan quản lý nhà nước và Ban Giám đốc
bệnh viện đa khoa Cái Bè phủ sóng tồn diện BHYT tuyến huyện đến Hộ gia đình
trên địa bàn nhằm góp phần đảm bảo thực hiện tốt cơng tác an sinh xã hội trong thời
gian tới?
1.6. Những đóng góp mới của luận văn
Với nội dung và kết quả nghiên cứu như đã thực hiện, đề tài đã có những ý
nghĩa về những mặt sau:
1.6.1. Đóng góp về phƣơng diện khoa học
Kết quả của đề tài tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về lĩnh vực liên quan
đến quyết định mua BHYT/marketing và hành vi người tiêu dùng.

1.6.2. Đóng góp về phƣơng diện thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản trị trong hệ thống quản lý
BHYT nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định tham gia BHYT
HGĐ của hộ gia đình tại Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang, từ đó có những giải pháp


4

phù hợp nhằm thúc đẩy hệ thống hóa tồn diện việc mua và sử dụng BHYT của hộ
gia đình trên địa bàn Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang.

1.7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, đề tài được thực hiện
dựa trên cơ sở các mơ hình liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng, của khách hàng do các học viên, các
nhà khoa học đã cơng bố trong và ngồi nước, các lý thuyết về hành vi và các tài
liệu có liên quan khác.

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ
thơng qua phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức thơng qua phương pháp
định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính
với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn cá nhân. Mục đích của nghiên cứu này
nhằm khám phá các biến số mới và dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo các
nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định tham gia BHYT HGĐ của hộ gia đình.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn người dân đã
và đang mua BHYT tại Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang.
Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS.
+ Phân tích thống kê mơ tả mẫu thu thập.
+ Kiểm định độ tin cậy của các thang đo: bằng hệ số Cronbach’s Alpha để
phát hiện những chỉ báo không đáng tin cậy trong q trình nghiên cứu.
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA: bóc tách, sắp xếp các chỉ báo đo lường
các khái niệm, biến tiềm ẩn.
+ Kiểm định mơ hình giả thuyết và các giả thuyết đề xuất bằng phân tích hồi
quy.
1.8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trƣớc
Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của tác giả hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua Bảo hiểm y tế hộ gia đình của những


5

Hộ gia đình trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang, cũng như những đề tài và bài viết với
nội dung liên quan có rất ít ở trong và ngồi nước. Đề tài này cung cấp một số các
nghiên cứu chính, quan trọng liên quan đến lĩnh vực này trong thời gian gần đây.

Bảo hiểm y tế là một chính sách quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã
hội (ASXH) ở nước ta. Đây là một vấn đề tuy không mới với nhiều nước trên thế
giới nhưng là một vấn đề vẫn đang trong quá trình tiếp cận ở nước ta khi lần đầu tiên
được ghi nhận dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật mới. Vấn đề BHYT hiện
nay vẫn đang được giới nghiên cứu quan tâm.
1.8.1. Các nghiên cứu trong nƣớc:


Ở cấp độ nghiên cứu thạc sĩ có nhiều luận văn đề cập đến vấn đề này, tiêu

biểu như luận văn:
- Nguyễn Thị Trúc Hương (2016), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn Huyện Thanh Phú, Tỉnh Bến
Tre”. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Trà Vinh.
- Dương Thị Lệ Huyền (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham
gia bảo hiểm y tế hộ nông dân ở Thành phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn
thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Cửu Long.
- Lê Thị Ngọc Thảo (2012),“Giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
đối với đối tượng bảo hiểm y tế tự nguyện tại Tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn thạc sỹ
này đã tập trung nghiên cứu về thực trạng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Tỉnh
Vĩnh Long.
- Phạm Đình Thành, Lưu Thị Thu Thủy (2013), “Các giải pháp cơ bản nhằm
tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân”, AMBN.vn. Đây là đề tài nghiên cứu
khoa học cấp ngành Bảo hiểm xã hội đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về
bảo hiểm y tế. Tác giả Phạm Đình Thành và Lưu Thị Thu Thủy đã giới thiệu mơ
hình bảo hiểm y tế của một số nước trên thế giới và đã đưa ra các giải pháp cơ bản
nhằm tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

như:


Đối với các bài viết đăng trên tạp chí, có thể kể tên một số bài viết tiêu biểu


6

- Vũ Ngọc Huyên, Nguyễn Văn Song (2014), “Phân tích thực trạng tham gia
BHYT tự nguyện của nông dân tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Khoa học và Phát triển,
12(6), tr. 853-861.
- Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Hồng Ban (2013), “Phân tích thực trạng tham
gia BHYT tự nguyện ở Thành phố Hà Tĩnh”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(1),
tr. 115-124.
1.8.2. Các nghiên cứu nƣớc ngoài:
Yamada et al. (2009), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến mua BHYT tư
nhân ở Nhật Bản. Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy Probit. Biến phụ thuộc là
một biến giả, nó đo lường quyết định mua hay không mua bảo hiểm y tế tư nhân,
bằng 1 nếu mua và bằng 0 nếu không mua. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố
có tác động đến mua BHYT tư nhân ở Nhật Bản bao gồm: thu nhập của HGĐ, tổng
tài sản của HGĐ, thế chấp, nghề nghiệp của HGĐ, tuổi của chủ hộ, tình trang hơn
nhân của chủ hộ và tổng số con trong gia đình.
Yellaiah và Ramakrishna (2012), nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế
xã hội đến tham gia bảo hiểm y tế ở Ấn Độ: trường hợp thành phố Hyderabad.
Yellaiah và Ramakrishna (2012), sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập từ 200 hộ gia
đình tại thành phố Hyderabad và sử dụng mơ hình hồi quy logistic để xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến tham gia bảo hiểm y tế. Kết quả ước lượng cho thấy các yếu
tố ảnh hưởng đến nhu cầu bảo hiểm y tế tại thành phố Hyderabad là nghề nghiệp,
thu nhập, chỉ tiêu y tế và nhận thức về bảo hiểm y tế. Dựa trên phân tích thực
nghiệm của tác giả về các yếu tố quyết định BHYT, Yellaiah và Ramakrishna
(2012) đã đề xuất một số hàm ý chính sách.
Qua nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu trước trước gồm 03 luận văn thạc sĩ
và 01 đề tài nghiên cứu cấp ngành Bảo hiểm xã hội, tác giả kế thừa cơ sở lý luận,

tham khảo thực trạng và giải pháp, từ đó đưa ra kết luận và hàm ý quản trị thích hợp
tại đơn vị. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng sự khác biệt của tác
giả về mặt không gian và thời gian. Mặt khác đến nay tháng 5 năm 2019 tại Bảo
hiểm xã hội Huyện Cái Bè chưa có nghiên cứu nào về đề tài này, do đó khơng có sự
trùng lắp.
1.9. Kết cấu của luận văn


7

Kết cấu của luận văn gồm các phần và chương như sau:
Chƣơng 1. Tổng quan về đề tài: Sự cần thiết của đề tài, tình hình nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu khái quát, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa
của đề tài.
Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu: các lý thuyết về hành
vi của khách hàng, quyết định mua BHYT, thang đo nghiên cứu.
Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Quy trình nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu cụ thể.
Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: mơ tả mẫu, kiểm định thang
đo, phân tích EFA, phân tích hồi quy, tương quan và sự khác biệt.
Chƣơng 5. Kết luận và hàm ý quản trị
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 tác giả đã nêu lên được lý do chọn đề tài là đưa ra các hàm ý cuối
cùng để cơ quan quản lý và Ban Giám đốc bệnh viện đa khoa Cái Bè quản trị tốt hệ
thống BHYT và phủ sóng BHYT đến tồn bộ người dân trên Huyện Cái Bè, Tỉnh
Tiền Giang. Với lý do trên, tác giả đã nêu ra được các mục tiêu cụ thể cũng như
mục tiêu tổng quát. Với thời gian nghiên cứu là từ tháng 10 đến tháng 12/2018. Đối
tượng được lựa chọn là những Hộ gia đình đã và đang sử dụng BHYT trên địa bàn
Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là
nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu có ý nghĩa thực tế

giúp cho các nhà quản trị trong hệ thống quản lý BHYT nhận diện được các nhân tố
ảnh hưởng đến Quyết định tham gia BHYT HGĐ của hộ gia đình, từ đó có những
phương án phù hợp nhằm thúc đẩy hệ thống hóa tồn diện việc mua và sử dụng
BHYT của hộ gia đình trên địa bàn.


8

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH
NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết về Bảo hiểm y tế
2.1.1. Khái niệm về bảo hiểm y tế
Bảo hiểm Y tế Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam có định nghĩa về BHYT
như sau: “Bảo hiểm Y tế là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy
động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khoẻ,
khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân”.
Trong Điều lệ Bảo hiểm Y tế Việt Nam có định nghĩa: “Bảo hiểm Y tế là
một loại chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng
góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân để thanh
tốn chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ Bảo hiểm Y tế khi ốm đau”. Đây
đồng thời là một trong 9 nội dung quan trọng nhất của bảo hiểm xã hội được quy
định tại Công ước 102 ngày 28/06/1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về
các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội. Khi nói đến BHYT là
nói tới BHXH về y tế, là loại hình bảo hiểm của Nhà nước quản lý, khác với BHYT
tư nhân hay bảo hiểm có tính chất thương mại.
Theo Điều 2, Luật bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, bảo hiểm y tế không
nhắm tới lợi nhuận, được nhà nước cơ cấu và tổ chức để phục vụ và bảo vệ nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của những người có trách nhiệm tham gia theo quy định của luật

bảo hiểm.
Ngoài ra, BHYT mang tính xã hội, khơng vì mục tiêu lợi nhuận, hướng tới
mục tiêu công bằng, hiệu quả trong khám, chữa bệnh và toàn dân tham gia. Sự tham
gia của mọi người là trách nhiệm đối với những người lao động và tự nguyện với tất
cả các đối tượng khác, không phân biệt giới tính, tuổi tác, tình trạng sức khỏe.v.v.
Theo phương thức quản lý của nhà nước thì hiện nay có 2 loại hình là BHYT bắt
buộc và BHYT tự nguyện:


9

+ Bảo hiểm Y tế bắt buộc: Là hình thức Bảo hiểm Y tế mà các đối tượng
được xác định trong Luật có trách nhiệm và thuộc diện bắt buộc phải tham gia
BHYT.
+ Bảo hiểm Y tế tự nguyện (nay gọi là BHYT HGĐ): Theo quy định của
Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014, BHYT tự nguyện được chuyển đổi sang
hình thức BHYT HGĐ. Tham gia BHYT HGĐ là tồn bộ những người có tên trong
hộ khẩu hoặc sổ tạm trú phải tham gia (trừ những người có thẻ BHYT thuộc các
nhóm đối tượng khác), khi tham gia hết các thành viên trong HGĐ thì được giảm
dần mức đóng.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm BHYT như là một tổ chức
cộng đồng đoàn kết, tương trợ, chia sẻ rủi ro của những người tham gia BHYT.
BHYT có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho người tham gia BHYT thơng qua việc
huy động đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá
nhân để thanh tốn chi phí khám chữa bệnh và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho
người tham gia BHYT. Đồng thời, người tham gia BHYT cần phải cùng có trách
nhiệm với bản thân họ bằng cách tham gia vào các biện pháp rèn luyện và chăm sóc
sức khoẻ, phòng tránh hoặc ngăn cản bệnh tật cũng như tác động tích cực vào việc
chữa bệnh và khơi phục sức khoẻ và vượt qua những hậu quả do bệnh tật gây ra.
Một xã hội phát triển trước hết phải có những con người khoẻ mạnh. Có sức khoẻ

con người mới có thể thực hiện các hoạt động sống phục vụ cho chính bản thân
mình và cho cộng đồng. Nhưng khơng phải lúc nào con người cũng khoẻ mạnh và
không phải ai cũng có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh khi không may gặp
rủi ro bất ngờ như ốm đau, bệnh tật. Chính vì vậy ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều triển khai BHYT nhằm giúp đỡ và tạo ra sự công bằng trong chăm sóc sức
khoẻ đối với người bệnh.
2.1.2. Bản chất của Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội, mang tính nhân
văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người
khỏe mạnh với người ốm đau, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập


10

cao với người có thu nhập thấp. Chính sách BHYT do nhà nước quy định, tổ chức
thực hiện và bảo hộ, hình thành nên quỹ tài chính tập trung để thanh tốn chi phí
khám, chữa bệnh cho người tham gia BHYT. Bảo hiểm y tế là một loại hình dịch vụ
công, hoạt động phi lợi nhuận lấy hiệu quả xã hội làm mục đích. BHYT hoạt động
theo nguyên tắc chia sẻ rủi ro của một người cho nhiều người cùng gánh chịu, tức là
lấy số đơng bù số ít, đồng thời là quá trình phân phối thu nhập giữa những người
cùng tham gia BHYT theo hướng có lợi cho người gặp rủi ro do ốm đau bệnh tật.
2.1.3. Vai trò của Bảo hiểm y tế

+ Đối với người lao động (NLĐ):
Thứ nhất, BHYT có vai trị ổn định về tài chính trong trường hợp rủi ro bị
ốm đau, bệnh tật người tham gia BHYT không phải chịu gánh nặng tài chính của
chi phí KCB và do đó duy trì mức sống ổn định cho bản thân và gia đình. Trong
chăm sóc sức khỏe được bình đẳng, cơng bằng và được tiếp cận với các dịch vụ kỹ
thuật cao;

Thứ hai, thông qua việc đóng phí BHYT, người tham gia BHYT đã chuyển
giao những hậu quả rủi ro về tài chính sang cơ quan bảo hiểm;
Thứ ba, trong quá trình hoạt động, bên cạnh việc bảo đảm tài chính cho
người tham gia bảo hiểm khi rủi ro các tổ chức bảo hiểm cũng luôn chú ý đến việc
tăng cường áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT, góp
phần nâng cao sức khỏe con người, làm giảm bớt rủi ro có thể xảy ra;
Thứ tư, người tham gia BHYT an tâm về mặt tinh thần, giải tỏa được nỗi sợ
hãi, lo lắng về những tổn thất xảy ra đối với mình;
Thứ năm, BHYT tác động đến nếp suy nghĩ của các cá nhân, gia đình, chủ sử
dụng lao động, góp phần hình thành ý thức, thói quen về việc dành một phần thu
nhập để cho cuộc sống tương lai an toàn hơn.
+ Đối với xã hội:
Thứ nhất, tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động
(SDLĐ) và NLĐ là mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ
rủi ro chỉ có được trong quan hệ của BHXH, BHYT. Tuy nhiên, mối quan hệ này
thể hiện trên góc độ khác nhau. Người lao động tham gia BHYT với vai trò bảo vệ
quyền lợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã


11

hội. Người SDLĐ tham gia BHYT là trách nhiệm và cùng chia sẻ rủi ro cho NLĐ
nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội.
Mối quan hệ này thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của BHYT;
Thứ hai, BHYT thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHYT tạo cho những
người khơng may gặp rủi ro có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để
khắc phục những biến cố xã hội, hồ nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực
của xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân thiện - mỹ nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà nấy sáng”. BHYT là
yếu tố tạo nên sự hồ đồng mọi người, khơng phân biệt giàu nghèo, trẻ già, tôn
giáo, chủng tộc, đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống

công bằng, bình n;
Thứ ba, BHYT thể hiện truyền thống đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân
tương ái của cộng đồng, đây là nhân tố quan trọng của cộng đồng, giúp đỡ những
người rủi ro ốm đau, bệnh tật, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và
bền vững;
Thứ tư, BHYT góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội,
BHYT là một chuẩn mực đánh giá điều kiện sống cho mọi thành viên trong xã hội;
trên giác độ kinh tế, BHYT là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành
viên trong cộng đồng. Nhờ sự điều tiết này người tham gia BHYT được thực hiện
bình đẳng, cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe.
2.1.4. Các mơ hình nghiên cứu về quyết định mua/tham gia
2.1.4.1. Mơ hình nghiên cứu nước ngồi
+ Hành vi tiêu dùng:
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, “Hành vi tiêu dùng chính là sự tác động
qua lại giữa các yếu tố kích thích của mơi trường với nhận thức và hành vi của con
người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ”. Hay nói cách
khác, hành vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có
được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố
như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thơng tin về giá cả, bao bì, bề
ngồi sản phẩm… đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách
hàng. Theo Philip Kotler, “Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá


12

nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch
vụ”. “Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm
người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ, những suy
nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của
họ”. (Solomon Micheal- Consumer Behavior, 1992). “Hành vi tiêu dùng là toàn bộ

những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở
hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm cả những q trình ra quyết
định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó”. (James F.Engel, Roger D.
Blackwell, Paul W.Miniard – Consumer Behavior, 1993). Như vậy qua các định
nghĩa trên, chúng ta có thể xác định được một số đặc điểm của hành vi tiêu dùng là:
- Hành vi người tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một
nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ. Tiến
trình này bao gồm những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ và những hoạt động bao gồm
mua sắm, sử dụng, xử lý của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng.
- Hành vi tiêu dùng có tính năng động và tương tác vì nó chịu tác động bởi
những yếu tố từ mơi trường bên ngồi và có sự tác động trở lại đối với mơi trường
ấy.
Mơ hình hành vi ngƣời tiêu dùng của Philip Kotler

Hình 2.1. Mơ hình hành vi tiêu dùng của Philip Kotler
Nguồn: Philip Kotler


×