Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM MÔN ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANHTp.HCM, 11/2015GIỚI THIỆU NGÀNH: SALES – MARKETING, BÁO CHÍ, HẢI QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.08 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP

BÁO CÁO BÀI TẬP NHĨM
MƠN ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

GIỚI THIỆU NGÀNH: SALES – MARKETING, BÁO CHÍ,
HẢI QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC

Tp.HCM, 11/2015



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP

BÁO CÁO BÀI TẬP NHĨM
MƠN ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

GIỚI THIỆU NGÀNH: SALES – MARKETING; BÁO CHÍ;
HẢI QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC

GVHD: ThS Lê Phước Lng
NHĨM 1:

TpHCM,
1. 11/2015
Nguyễn Thị Thu Hằng
2. Nguyễn Lan Anh



Tp.HCM,
01/2015
3. Lê
Bảo Trâm

4. Nguyễn Anh Tuấn

71301100
71300104
71304268
71304546



MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................i
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÁC NGÀNH NGHỀ............................................2
1.1.

Ngành sales – marketing............................................................................................................2

1.1.1.

Sales.................................................................................................................................................2

1.1.2.

Marketing........................................................................................................................................3


1.1.3.

Cơ hội nghề nghiệp......................................................................................................................3

1.1.4.

Những tố chất cần có của người làm nghề Sales – Marketing.......................................4

1.1.4.1. Những tố chất cần có của người làm nghề Sales................................................................4
1.1.4.2. Những tố chất cần có của người làm Marketing................................................................5
1.2.

Ngành báo chí...............................................................................................................................6

1.2.1.

Cơ hội nghề nghiệp......................................................................................................................7

1.2.2.

Những tố chất cần có của nhà báo..........................................................................................7

1.2.3.

Triển vọng nghề báo....................................................................................................................8

1.3.

Ngành Hải Quan..........................................................................................................................9


1.3.1.

Cơ hội nghề nghiệp......................................................................................................................9

1.3.2.

Yêu cầu công việc của ngành Hải Quan.............................................................................10

1.3.3.

Triển vọng nghề nghiệp............................................................................................................10

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC.........................................................................11
2.1.

Cơ sở lý thuyết............................................................................................................................11

2.2.

Các vấn đề đạo đức của ngành Sales – Marketing...........................................................11

2.3.

Các vấn đề đạo đức của nhà báo............................................................................................16

2.4.

Các vấn đề đạo đức của ngành Hải quan............................................................................23


TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................27

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Cơ sở lý thuyết của phân tích Algorithm đạo đức..............................................11
Bảng 2.2 Phân tích Algorithm đạo đức trường hợp cơng ty Masan..................................15
Bảng 2.3 Phân tích Algorithm đạo đức trường hợp nhà báo Phan Hà Bình......................23
Bảng 2.4 Phân tích Algorithm đạo đức trường hợp Hải quan sân bay buôn lậu yến.........26


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÁC NGÀNH
NGHỀ
1.1. NGÀNH SALES – MARKETING
1.1.1. Sales
Bất cứ ai cũng hiểu rằng đội ngũ nhân viên bán hàng năng động và hiệu quả là yếu tố
thành cơng chính cho sự phát triển thịnh vượng của hầu hết các cơng ty trong mơi trường
kinh doanh ngày nay. Chính vì vậy, nghề Sales đang trở thành một trong những nghề hấp
dẫn và đầy lôi cuốn với lao động trẻ. Thành công hay thất bại của một nhân viên bán hàng
được đo đếm bằng chính doanh thu mà họ mang đến cho công ty. Nhân viên Sales thường
được biết đến như những người có tài ăn nói, lanh lợi và nhất là khả năng nắm bắt tâm lý
khách hàng. Đạt được điều đó địi hỏi mỗi người làm Sales ln phải nỗ lực trong công
việc.
Trong Marketing, lực lượng bán hàng được xem là một công cụ truyền thông cá thể hiệu
quả. Người bán hàng không chỉ truyền thông điệp đến khách hàng về lợi ích và tính ưu
việt của sản phẩm mà còn thu nhận lại phản hồi của khách hàng về sản phẩm đó cho cơng
ty. Điều này làm cho nhân viên bán hàng trở thành một công cụ truyền thông hữu hiệu

nhất trong tất cả các công cụ truyền thông.
Nhân viên bán hàng là chiếc cầu nối giữa khách và doanh nghiệp. Người làm Sales vừa
phải bảo đảm lợi ích của cơng ty mình: bán được sản phẩm với đúng giá mang lại lợi
nhuận, vừa phải chăm sóc quyền lợi của khách hàng: mua được sản phẩm ở mức giá phải
chăng, giúp họ sử dụng sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất và mang lại lợi ích
cao nhất cho khách hàng.
Cơng việc của một Salesman:
-

Tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ với khách hàng, đàm phán ký kết hợp đồng
kinh tế, thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh, marketing của ban lãnh
đạo, báo cáo số lượng, phản hồi từ khách hàng và tình hình kinh doanh.

-

Lập và triển khai kế hoạch bán hàng, đốc thúc các bộ phận thực hiện theo đúng
tiến độ đã cam kết.

-

Cung cấp thông tin sản phẩm, khuyến mãi, và giá cả qua việc xác định các yêu cầu
khách hàng; tư vấn cho khách hàng trong việc tìm địa điểm, ngân sách, tiến độ,
chất lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng và lựa chọn phương án tối ưu.

-

Liên lạc thường xuyên, thuyết trình phương án, theo đuổi và thuyết phục khách
hàng ký hợp đồng.



Chương 2: Các vấn đề đạo đức

-

Phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với khách hàng, chủ động tìm
kiếm nguồn khách hàng mới.
1.1.2. Marketing

Marketing hoặc tiếp thị là việc nhận dạng ra được những gì mà con người và xã hội cần.
Một sản phẩm nếu được tạo ra mà khơng ai có nhu cầu dùng và mua thì sẽ khơng bán ra
được, từ đó sẽ khơng có lãi. Mà nếu vậy, thì sản xuất sẽ trở thành khơng sinh lợi. Do đó,
định nghĩa ngắn nhất mà ta có được đó là nhận dạng được nhu cầu một cách có lợi.
Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) cho định nghĩa sau:
"Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm
tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách
hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong
hội đồng cổ động.
Có thể xem như Marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì
họ cần và muốn thơng qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản
phẩm và dịch vụ với nhau (MM - Kotler).
Theo định nghĩa dành cho các nhà quản lý, Marketing được ví như "nghệ thuật bán hàng",
nhưng khá ngạc nhiên rằng, yếu tố quan trọng nhất của Marketing thật ra không nằm ở
chỗ bán sản phẩm. Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng: "Những mục
đích của Marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm
hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó”. Lý tưởng nhất,
Marketing nên là kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm. Từ đó, việc hình thành nên sản phẩm
hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết để tạo ra chúng.
Quy trình Marketing bao gồm 5 bước cơ bản: Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị
trường, định vị thị trường, quá trình thực hiện và cuối cùng là kiểm soát.
1.1.3. Cơ hội nghề nghiệp

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, kinh doanh đình
trệ, các doanh nghiệp phải tìm đủ mọi cách để sản phẩm, dịch vụ của họ làm ra phải có
thương hiệu và chỗ đứng trong lịng khách hàng. Đây là cơ hội cho ngành Marketing phát
triển. Như nhu cầu năng lực của ngành này không chỉ đến từ các công ty chuyên về truyền
thông, tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, quảng cáo…, mà còn đến từ tất cả các
doanh nghiệp ở Việt Nam. Thực tế hiện nay, nhu cầu tuyển nhân viên Marketing luôn ở
mức "cung không đủ cầu", Marketing đang thật sự là ngành “thời thượng”. Thống kê trực
tuyến trên trang web về việc làm của Vietnamworks.com cho thấy: Marketing là ngành có
cầu nhân lực cao nhất hiện nay. Cũng theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, thì nhu cầu cần người làm Marketing là
nóng nhất.
Theo thống kê, 49% bản tin tuyển người ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc
lĩnh vực Marketing. Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao, có đến 30% vị trí quản lý cao
cấp trong doanh nghiệp được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc
ngành Marketing.
Thu nhập bình quân của nhân viên Marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi từ 400 đến 600 USD một tháng, cấp quản lý từ 1.000 đến 1.500 USD một tháng. Có
thể nói Marketing đang là một ngành học “thời thượng” mà nhiều thí sinh mơ ước.
1.1.4. Những tố chất cần có của người làm nghề Sales – Marketing
1.1.4.1.
-

Những tố chất cần có của người làm nghề Sales

Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt


Là những tố chất không thể thiếu của một nhân viên Sales giỏi. Bằng khả năng giao tiếp,
thuyết phục và đàm phán của mình tạo dựng nên các mối quan hệ tốt với những khách
hành tiềm năng hay các đối tác kinh doanh, các đại lý kinh doanh… Khả năng giao tiếp
này được thể hiện ở việc có thể giao tiếp tốt thơng qua nhiều hình thức như gặp mặt trực
tiếp, email, thư tay hay điện thoại. Một khi đã tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách
hàng thì nhân viên Sales đã đạt được 80% cơ hội thành công.
-

Linh hoạt, nhạy bén

Nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng đúng cái mà họ đang cần. Năng động để
hiểu tâm lý, khéo léo hướng khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình. Cơng đoạn từ tìm
kiếm khách hàng đến việc khách hàng lựa chọn sản phẩm trải qua rất nhiều giai đoạn và
khâu chuẩn bị. Vì vậy, phải ln bám sát tâm lý của khách hàng để có thể phục vụ kịp
thời.
-

Phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm mình bán

Để “đụng đâu biết đấy” chứ khơng ú ớ, quên quên nhớ nhớ kiểu “Hình như sản phẩm này
có cơng dụng là…” khi khách hàng thắc mắc. Phải làm cho sản phẩm của mình được đối
tượng thấy nhiều ưu điểm so với các sản phẩm cùng loại khác. Đây là một yếu tố rất quan
trọng vì chỉ khi hiểu mình đang bán cái gì thì họ mới bán có thể được nó.
-

Có vốn hiểu biết sâu rộng

Người làm sales không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy vì họ cần có khả
năng tư vấn cho khách hàng, họ phải biết cách nói như thế nào để tăng khả năng thuyết
phục người nghe. Vì vậy, họ cần phải có kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội và cả nghệ



Chương 2: Các vấn đề đạo đức

thuật nữa để có thể nói chuyện được với nhiều người với những sở thích, mối quan tâm
khác nhau. Chính vì vậy, có thể nói rằng, nghề sales như một cơng việc đi kết bạn, đi chia
sẻ những điều tốt nhất cho khách hàng của mình.
-

Nhân viên sales thường xuyên chịu áp lực về doanh số và từ phía khách hàng

Một thực tế đầy thách thức đối với nhân viên Sales là họ phải chứng tỏ được khả năng của
mình thơng qua kết quả kinh doanh đạt được. Vì vậy nghề Sales địi hỏi nhân viên phải có
khả năng chịu đựng áp lực cao và tinh thần thép để vượt qua những thách thức đó. Họ cịn
phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn
đề.
-

Nhân viên sales là người có bản lĩnh cao

Họ luôn phải đối đầu với những cái lắc đầu, những lời từ chối và đôi khi là thái độ thiếu
thiện cảm. Để có thể có được một lần khách hàng đồng ý thì họ phải mất 10, 20 hoặc có
thể nhiều hơn nữa những lần chào hàng. Nếu là người mới vào nghề thì thật khó khăn khi
phải đương đầu với những lời từ chối ấy. Tuy nhiên, người làm Sales chun nghiệp là
người kiên trì, đơi khi là lì lợm và có bản lĩnh cao nên họ có thể vượt qua những sự từ
chối đó.
-

Ln giữ nụ cười trên mơi và bề ngồi chỉn chu


Người làm Sales phải ln cởi mở, tươi cười thì khách hàng mới có hứng thú nói chuyện
chứ chưa phải nói đến chuyện họ đồng ý mua hay hợp tác thì cịn địi hỏi cao hơn. Vẻ bề
ngoài gọn gàng, gương mặt sáng sủa, đầu tóc gọn gàng, quần áo hợp thời, lịch sự vừa
giúp người làm Sales tự tin hơn vừa cho khách hàng thấy vẻ chuyên nghiệp, lịch sự của
họ.
Bên cạnh đó, người làm Sales cần phải có thêm những nhân tố quan trọng sau:
-

Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint,
Outlook và Internet.
Hiểu biết về internet và website, quảng cáo trực tuyến.
Phối hợp trong nhóm kinh doanh tốt.
1.1.4.2.

-

Những tố chất cần có của người làm Marketing

Biết tạo thương hiệu cá nhân và xây dựng mối quan hệ

“Bạn muốn làm Marketing thì bạn phải biết Marketing cho chính bản thân bạn.” Trong
thuật ngữ chuyên ngành có từ ‘Personal Branding’ – thương hiệu cá nhân. Các bạn phải
biết làm thương hiệu cho bạn, và quảng bá cho thương hiệu của chính mình”.
-

Đam mê kinh doanh

Để đạt kết quả cao trong học tập và có được cơ hội việc làm tốt khi học ngành Marketing,
trước tiên phải là người đam mê lĩnh vực kinh doanh và có khát vọng làm giàu chân



Chương 2: Các vấn đề đạo đức

chính. Đam mê chính là ngọn nguồn của sự thành công, là chất xúc tác giúp người làm
Marketing vượt qua mọi khó khăn thử thách gặp phải trong nghề.
-

Phải có tư duy sáng tạo

Sáng tạo khơng ngừng là một yếu tố quan trọng địi hỏi ở người làm Marketing. Các ý
tưởng phải liên tục đổi mới nhằm kích thích thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, càng độc
đáo càng tốt.
-

Khả năng giao tiếp

Marketing là sự không ngừng truyền đạt những thông điệp thông qua giao tiếp ngơn ngữ
và gia tiếp hình ảnh. Về mặt ngơn ngữ, người có kỹ năng giao tiếp, linh hoạt trong ứng xử
sẽ dễ dàng thành cơng.
-

Nhạy bén, kiên trì

Marketing là mơi trường ln vận động, biến đổi, do đó nếu muốn theo đuổi nó phải có sự
nhạy bén với thị trường từ đó biết tiên liệu, dự báo. Kiên trì, nhẫn nại là phẩm chất cũng
khơng kém phần quan trọng của người học Marketing. Nếu thiếu đi tố chất này, rất dễ bị
căng thẳng trước những áp lực của công việc, trước những kết quả không phải lúc nào
cũng như mong đợi.
1.2. NGÀNH BÁO CHÍ

Thuật ngữ "báo chí" hiểu một cách chung nhất, thì là sự tổng hợp hoạt động của các
phương tiện truyền thơng đại chúng. Cịn theo Điều 3 Luật Báo chí (LBC) hiện hành thì:
''Báo chí trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời
sự, bản tin thơng tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền
hình, chương trình nghe nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác
nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính ) bằng tiếng Việt, tiếng
các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngồi''.
Là một loại hình hoạt động thông tin, ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội đã phát
triển đến một trình độ nhất định, báo chí có vai trị, ý nghĩa to lớn trong xã hội. Tổng hợp
những vai trò, ý nghĩa, tác dụng của báo chí chính là những chức năng xã hội của báo chí
''... là phương tiện thơng tin đại chúng thiết yếu đối với đời sông xã hội; là cơ quan ngôn
luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân
dân''.
Nhà báo là người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Họ tìm kiếm, xác minh, đánh giá và
cung cấp thơng tin nhanh nhất về tất cả những sự kiện mới tới cơng chúng.
Những nhiệm vụ chính của nhà báo:
-

Săn tin: tìm tịi, phỏng vấn, chụp ảnh, quay hình.
Dựng tin bài: Tổ chức các dữ liệu thành một tác phẩm hoàn chỉnh.
Biên tập: Tác phẩm nộp lên sẽ được thẩm định, chỉnh sửa, bổ sung (hoặc quẳng đi
không dùng!).


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

-

Tổ chức nội dung: Tất cả những tác phẩm được duyệt sẽ được sắp xếp thành một
chỉnh thể rồi được dàn trang, đem đi in hoặc đưa vào lịch phát sóng.

Phát hành: Báo, tạp chí được đưa tới nơi tiêu thụ, cịn các tác phẩm truyền hình,
phát thanh thì lên sóng.
1.2.1. Cơ hội nghề nghiệp

Các cử nhân ngành Báo chí có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập
viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình, làm cán bộ
nghiên cứu-giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền
thơng đại chúng, làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lí thơng tin báo
chí hoặc thực hiện các chức trách cơng tác địi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lí
luận và kĩ năng nghiệp vụ báo chí, làm chuyên viên tại các công ty truyền thông, làm
nhân viên truyền thông, quan hệ công chúng (PR)…
Các cử nhân Báo chí cịn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức
trách công tác tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thơng đại chúng
như các cơ quan văn hố – tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội,
các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội, các
cơng ty, tổ hợp, tập đồn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ, tổ chức phi chính
phủ trong và ngồi nước…
1.2.2. Những tố chất cần có của nhà báo
Làm báo là một nghề, nhưng là một nghề đặc biệt, mang tính chất một hoạt động
chính trị - xã hội. Mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hướng dẫn
dư luận xã hội, định hướng tư tưởng và hành vi con người. Vì thế, Đảng và Nhà nước ta
thường xuyên quan tâm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo có bản lĩnh
chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng và giỏi về nghiệp vụ, chun mơn,
có tư duy sắc bén, có vốn sống phong phú và phương pháp khoa học.
Những người làm báo có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phải lựa chọn, xử lý thơng tin nhanh chóng,
trung thực, chính xác, phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của công chúng, đúng định
hướng của Đảng, tác động tích cực, có hiệu quả đến tiến bộ xã hội.
Nhà báo phải am hiểu pháp luật, gương mẫu chấp hành pháp luật cả trong cuộc sống
cũng như trong hoạt động báo chí của mình. Trên thực tế, nhiều nhà báo đã nêu gương tốt

trong việc thi hành pháp luật, lấy pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các tác phẩm báo chí
của mình. Nghĩa vụ cơng dân khơng chỉ địi hỏi nhà báo phải tn thủ Hiến pháp và pháp
luật trong hoạt động nghề nghiệp, mà cịn phải ln ln tâm niệm mình phục vụ ai, viết
cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào, như Bác Hồ kính yêu đã từng dạy. Một tác
phẩm báo chí chỉ có sức sống, có sức lay động dư luận xã hội, được đông đảo bạn đọc
đồng tình, trước hết tác phẩm đó đã đề cập đúng vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, với
sự chắt lọc tư liệu trong quá trình khảo sát thực tiễn cơng phu, với sự đầu tư trí tuệ của tác
giả bằng tất cả sự say mê nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

của nó. Nghĩa vụ cơng dân của nhà báo địi hỏi họ bên cạnh việc biểu dương những người
tốt, việc tốt, những nhân tố mới, không sợ gian khổ, hiểm nguy trong cuộc đấu tranh
chống tham nhũng, quan liêu và các tệ nạn xã hội, góp phần làm trong sạch bộ máy đảng
và chính quyền các cấp, thực hiện dân chủ hóa xã hội gắn liền với việc thiết lập trật tự kỷ
cương phép nước, được đông đảo cán bộ, nhân dân ghi nhận và hoan nghênh.
Bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng là những phẩm chất
hàng đầu của nhà báo, nhưng vẫn chưa đủ, nếu như khơng có năng lực nghề nghiệp. Năng
lực nghề nghiệp của nhà báo quyết định đến việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc bảo
đảm thơng tin nhanh chóng, chính xác, nhưng đồng thời đúng định hướng chính trị. Độ
nhạy bén của nghề nghiệp, nói chính xác hơn là độ nhạy bén chính trị của nhà báo, địi hỏi
nhà báo phải “bắt” được mạch sống chủ đạo của xã hội để phát hiện vấn đề và chọn thời
điểm cũng như tìm cách thức thơng tin phù hợp, có hiệu quả. Một hiện tượng tiêu cực
trong xã hội là đáng bị lên án, nhưng vấn đề là ở chỗ, nếu thông tin vào thời điểm khơng
thích hợp, hoặc thơng tin q liều lượng cần thiết, thì chẳng những khơng có tác dụng
giáo dục, trái lại, làm cho tình hình ở cơ sở ấy càng thêm trầm trọng hơn. Đấu tranh chống
tiêu cực, bài trừ các tệ nạn xã hội là cần thiết, nhưng đấu tranh, phê phán như thế nào để
đạt hiệu quả cao nhất, mà vẫn giữ vững ổn định chính trị - xã hội, không gây hoang mang
trong dư luận? Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, địi hỏi mỗi nhà báo cần nhanh

nhạy, nắm bắt vấn đề, xử lý thơng tin chuẩn xác bằng bản lĩnh chính trị kiên cường, bằng
đạo đức nghề nghiệp trong sáng và trình độ chun mơn giỏi.
Chất lượng báo chí trước hết thể hiện ở chất lượng những người làm báo. Mỗi nhà báo
cần tâm niệm hằng ngày để sáng tạo những tác phẩm báo chí mang hơi thở cuộc sống, đáp
ứng đúng, trúng và hay những nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, góp
sức và cổ vũ có hiệu quả các phong trào hành động cách mạng trong cả nước.
1.2.3. Triển vọng nghề báo
Báo chí truyền thơng là một lĩnh vực đào tạo đầy triển vọng. Với sự chuyển đổi nhanh
chóng từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, nhu cầu về dịch vụ truyền
thông và dịch vụ liên quan đến truyền thông ở nước ta đã có bước phát triển vượt bậc
trong 20 năm qua. Số lượng các cơ sở thông tin-truyền thông khơng ngừng tăng lên và
ngày càng đa dạng, địi hỏi nguồn cung cấp nhân lực cho ngành báo chí truyền thông cũng
phải gia tăng cả về số lượng và chất lượng.
Lấy ví dụ trong ngành báo in, từ năm 1995 đến 2008, số lượng đầu báo, tạp chí đã
tăng lên hơn gấp đôi, từ 375 tờ lên 896 tờ. Hiện nay, cả nước có 67 đài phát thanh và
truyền hình, trong đó 3 đài phát thanh - truyền hình trung ương. Đó là chưa kể đến mạng
lưới phát thanh, truyền hình địa phương, trong đó, riêng mạng lưới phát thanh có đến
hàng ngàn đài phát thanh/truyền thanh vươn tới những cộng đồng nhỏ ở từng phường, xã.
Mới xuất hiện từ năm 1997, nhưng có báo điện tử đã có những bước phát triển vượt bậc.
Hiện nay Việt Nam có 13 báo điện tử, 250 trang tin điện tử và hàng ngàn trang website
cung cấp thông tin.


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

Bên cạnh đó, nhu cầu về các hoạt động kinh tế dựa trên truyền thông – như quảng cáo,
PR, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, tiếp thị, truyền thơng tập đồn – trong xã hội đang
tăng mạnh. Theo một cuộc khảo sát thị trường gần đây, Việt Nam hiện có hàng trăm
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực PR và quảng cáo, với mức tăng trưởng hàng năm
đạt khoảng 30%. Khoảng 2/3 công ty quốc doanh và hơn 3/4 công ty tư nhân trong cuộc

khảo sát này đã sử dụng các dịch vụ PR. Nhu cầu về nhân lực truyền thông được đào tạo
chuyên nghiệp vì thế đang tăng lên.
Ngành báo chí truyền thơng ở Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong vài
thập kỷ tới, bởi lẽ, cho đến nay, mức hưởng thụ báo chí của người dân Việt Nam, trong
tương quan với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, vẫn còn rất khiêm tốn.
Đơn cử trong lĩnh vực báo in, mức độ hưởng thụ báo in (bao gồm cả báo ngày, báo
tuần và tạp chí) của Việt Nam là 8.3 tờ cho 1000 dân. Trong khi đó, theo báo cáo của
UNESCO, số đầu báo ngày trên 1000 dân ở Nhật, Thụy Điển và Anh lần lượt là 565, 409
và 326 tờ. Ngay trong khu vực Đông Nam Á, cơ hội hưởng thụ báo chí của người dân ở
nhiều nước ASEAN cũng cao hơn hẳn so với người dân Việt Nam. Theo số liệu năm
2007, ở Singapore, một quốc gia chỉ có hơn 3 triệu dân, nhưng có tới hơn 1,6 triệu bản
báo ngày (bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc), gần 100 kênh truyền hình khác nhau, và
có mạng lưới phát thanh gần 30 đài. Điều đó có nghĩa là ngành truyền thơng Việt Nam
cần tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa để sánh ngang với các quốc gia trong khu vực và
trên thế giới.
Số lượng thí sinh thi vào ngành báo chí truyền thơng luôn đứng đầu trong số các
ngành học của trường ĐH KHXH và NV cũng là một yếu tố khẳng định nhu cầu mạnh mẽ
của thị trường truyền thông hiện nay.
1.3. NGÀNH HẢI QUAN
Hải Quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương
tiện vận tải, phịng chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tổ chức
thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu, kiến nghị chủ trương,
biện pháp quản lý Nhà nước về Hải Quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Địa bàn hoạt động Hải Quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên
vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các
địa điểm làm thủ tục Hải Quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo
thuế, khu vực ưu đãi Hải Quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt
Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động

Hải Quan khác theo quy định của pháp luật.


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

1.3.1. Cơ hội nghề nghiệp
Hiện nay các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu ngày càng phát triển và rất cần những người có hiểu biết sâu về các nghiệp vụ Hải
Quan, nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó nhu cầu tư vấn trong lĩnh vực thuế và Hải
Quan cũng như lĩnh vực XNK ngày càng gia tăng cả trong khu vực công và tư, nhân viên
ngành Hải Quan là lực lượng có khả năng tư vấn đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực này. Đặc
biệt với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế hiện nay, các dịch vụ khai thuế và khai Hải
Quan rất phát triển.
Ngành Hải Quan cũng như ngành thuế và còn nhu cầu bổ sung và thay thế cán bộ khá
lớn, nhất là trong điều kiện quản lý thuế và Hải Quan hiện đại. Bên cạnh đó ngành Hải
Quan rất quan tâm đến việc thu hút lực lượng sinh viên Chuyên ngành Hải Quan và
Nghiệp vụ ngoại thương trở thành cán bộ, công chức của ngành. Hàng năm, ngành Hải
Quan tuyển khoảng 1.000 cơng chức vào các vị trí khác nhau trong khi số lượng sinh viên
tốt nghiệp ngành không cao. Chính vì vậy cơ hội việc làm ở ngành Hải Quan ln rộng
mở.
Các cơng việc có liên quan tới ngành Hải Quan:
-

Tổng cục Hải Quan
Công ty xuất nhập khẩu
Công ty vận tải quốc tế…
1.3.2. Yêu cầu công việc của ngành Hải Quan

Nhân viên Hải Quan đảm nhận công việc ở các bộ phận khác nhau của các cơ quan Hải
Quan; làm công tác Hải Quan ở các khu kinh tế; giao dịch với các đối tác trong và ngoài

nước….Do đó nhân viên Hải Quan cần có những tố chất như:
-

Giao tiếp, xử lý được các tình huống trong hoạt động chuyên môn đối với đối tác
và các doanh nghiệp
Nắm vững kiến thức pháp luật về kinh tế, thương mại.
Giỏi ngoại ngữ
Sẵn sàng: Dường như khơng có sự nghỉ ngơi dành cho nhân viên Hải Quan vì họ
có thể phải làm việc vào ban đêm, cuối tuần hoặc cả ngày lễ.
Óc quan sát: Khả năng quan sát và tổng hợp xuất sắc là những điều kiện cần thiết
để phát hiện và tóm gọn bọn tội phạm.
Nghiêm khắc: Những văn bản, điều luật, thuế và thủ tục liên quan đến vận chuyển
hàng hóa cần được xác nhận một cách cơng minh.
Liêm khiết: Trước tiên, nhân viên Hải Quan cần có một lý lịch tư pháp trong sạch
để bước vào nghề. Họ không thể nhường bước trước những cám dỗ khi thực hiện
hành vi tịch thu hàng hóa.


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

1.3.3. Triển vọng nghề nghiệp
Viêt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế với thế giới và là thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), đòi hỏi chúng ta cần phải nhanh chóng thúc đẩy cải cách,
phát triển chính sách thương mại tồn cầu hóa, chính sách quản lý nhà nước về Hải Quan
để thích ứng với tình hình mới nhằm vừa đảm bào thuận lợi thương mại quốc tế vừa đảm
bảo việc chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh, lợi ích của
quốc gia. Do đó, các doanh nghiệp rất cần đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thay mặt DN
làm các thủ tục Hải Quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC

2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Thuật ngữ Algorithm đạo đức chỉ một tập hơp có hệ thống những câu hỏi logic được sử
dụng làm cơ sở xác minh những nhân tố cơ bản hình thành nên hành vi và quết định sự
khác nhau trong hành vi giữa các cá nhân, hay ở từng hoàn cảnh.
Bảng 2.1 Cơ sở lý thuyết của phân tích Algorithm đạo đức
CÂU HỎI LOGIC

NHÂN TỐ CƠ BẢN

Một ai đó, khi hành động

ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN

Là vì một lý do nào đó

Tác nhân

Bị thơi thúc bởi một sức mạnh nào đó

Động cơ

Để nhằm đạt được điều gì đó

Mục đích

Sẽ thực hiện theo cách thức nào đó

Phương tiện

Gây tác động như thế nào


Hệ quả

2.2. Các vấn đề đạo đức của ngành Sales – Marketing
2.2.1. Tiêu chuẩn đạo đức của ngành Sales – Marketing
-

Thừa nhận trách nhiệm đối với tổ chức và xã hội bằng việc cải thiện tri thức và
nguyên tắc của ngành Sales – Marketing và theo đuổi những tiêu chuẩn nghề
chuyên nghiệp nhất trong sự nghiệp và trong các mối quan hệ cá nhân.
Sales – Marketing là nguyên tắc cơ bản thống trị tất cả khách hàng trên thị trường
và sự cần thiết mang lại lợi ích đối với người mua và người bán trong mọi hoạt
động giao dịch..
Duy trì những tiêu chuẩn đạo đức và sự chuyên nghiệp cao nhất trong xây dựng
mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, đồng nghiệp, đối thủ cạnh tranh, cơ
quan chính phủ, và công chúng.


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

-

-

-

Bảo vệ, hỗ trợ, và thúc đẩy những nguyên tắc chọn lựa của khách hàng, sự cạnh
tranh, doanh nghiệp đổi mới theo những tiêu chuẩn chính sách nhà nước tương
xứng.
Khơng tham gia vào những hoạt động, thoả thuận, hoặc các chính sách tiếp thị có

thể gây hại cho khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hoặc tổ chức xã hội hoặc các chính
sách và tiêu chuẩn kinh tế.
Nỗ lực để đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ được phân phối qua các kênh với các
phương thức nhằm tối ưu hóa qui trình phân phối bằng việc tạo ra những giá trị tối
đa cho khách hàng và cung cấp dịch vụ có chi phí thấp nhất trong khi đó vẫn mang
lại sự cơng bằng và lợi ích cho tất cả các bên.
Nỗ lực cải tiến năng suất hoặc giảm chi phí sản suất hoặc chuẩn hóa các hoạt động
tiếp thị bằng việc cung cấp những phương pháp không ngăn cản sự đổi mới hay sự
sáng tạo.
Giá cả phản ánh đúng giá trị sử dụng của sản phẩm hay dịch vụ đối với khách
hàng, bao gồm việc định giá sản phẩm và dịch vụ được chuyển qua toàn bộ tổ
chức.
Cung cấp giá trị sản phẩm kinh tế và xã hội tốt nhất, phù hợp với chi phí: Cơng
nhận quyền của khách hàng kỳ vọng những sản phẩm an tồn, có hướng dẫn rõ
ràng việc sử dụng và bảo quản. Cung cấp những kênh thông tin để khách hàng dễ
dàng khiếu nại. Nghiên cứu sự bất mãn của khách hàng một cách khách quan và
thực hiện những hoạt động hợp lý. Nhận diện và hỗ trợ những mục tiêu của chính
sách cơng đã được kiểm chứng như bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường.
Nỗ lực để đảm bảo rằng các hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng cáo, và tung
sản phẩm, dịch vụ, hoặc những khái niệm được xác định rõ ràng, trung thực, và
phù hợp để khách hàng không hiểu sai hoặc xúc phạm khách hàng. Đảm bảo rằng
những hoạt động này được thực hiện theo những tiêu chuẩn cao nhất của mỗi
ngành nghề và những nguyên tắc này cũng được chấp nhận rộng rãi đảm bảo sự
cạnh tranh công bằng.
2.2.2. Các vấn đề vi phạm đạo đức trong ngành Sales – Marketing

Sự bất đối xứng thông tin vốn là điều thuận lợi cho nhà sản xuất giờ đang đi đến hồi kết
thúc, phần lớn là do sự xuất hiện của Internet. Nhà sản xuất phải tìm cách điều chỉnh tình
hình mới này.
Các cơng ty phải cam kết giữ đúng lời hứa, nghĩa là họ phải rút ngắn khoảng cách giữa

những lời hoa mỹ về sản phẩm cũng như về thương hiệu công ty với thực tế mà khách
hàng trải nghiệm.
Hầu như những thông điệp Marketing khơng nhận được sự chú ý, đón nhận của mọi
người. Cách hiệu quả để giải quyết tình trạng này là cung cấp những thông điệp
Marketing chứa đựng một giá trị nào đó đối với khách hàng.


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

Những người làm công tác Sales - Marketing nói chung và quảng cáo nói riêng thường
mắc phải các vấn đề về chuẩn mực đạo đức. Sự nhận biết của công chúng về hành vi này
chắc chắn sẽ làm giảm tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư Marketing.
a) Đạo đức đối với sản phẩm
-

Sản phẩm khơng an tồn và khơng có trách nhiệm pháp lý

-

Các tiêu chuẩn trong hợp đồng về sự an toàn sản phẩm khơng được thực hiện.

-

Có nhiều tiêu chuẩn sai lệch trong an toàn sản phẩm.

b) Quảng cáo và bán hàng
Những vấn đề đạo đức trong quảng cáo bao gồm:
-

Quảng cáo những sản phẩm có hại: Hai sản phẩm bị tấn công nhiều nhất là thuốc

lá và rượu, một số quốc gia cấm tuyệt đối quảng cáo thuốc lá dưới bất kỳ hình thức
nào (Canada, Phần Lan, trong đó có nước ta), một số nước chỉ hạn chế mà
không cấm tuyệt đối như Mỹ, Thụy Điển. Các nhà sản xuất thuốc lá cho rằng miễn
là sản phẩm của họ được pháp luật thừa nhận thì họ có quyền quảng cáo, lý do
khác nữa là họ chỉ thuyết phục những người hút thuốc chuyển sang tiêu dùng nhãn
hiệu của họ chứ khơng có ý khuyến khích trẻ em hoặc những người không hút
thuốc. Tuy nhiên luận điểm này bị các tổ chức sức khỏe, tổ chức những người
không hút thuốc phản đối mạnh mẽ.

-

Quảng cáo tác động vào trẻ em: Hằng ngày rất nhiều quảng cáo quanh ta nhắm
vào trẻ em và đã gây nhiều chỉ trích trong giới báo chí, quảng cáo lơi cuốn sự tị
mị, hiếu kỳ, kích động những nhu cầu chưa thực sự cần thiết trong trẻ em ở lứa
tuổi chưa đủ khôn ngoan để nhận định có thể dẫn đến việc đua địi hoặc xao lãng
việc học.

-

Quảng cáo phóng đại: Chúng ta đã từng nghe biết bao nhiêu những lời quảng cáo
phóng đại như : “Cuộc sống sẽ thú vị biết bao nếu như có X”, “Ngủ trên nệm Y êm
như ngủ trên mây”, không ai có thể kiểm chứng được sự so sánh này, vì thế mà
khơng ai có thể chứng thực được những lời quảng cáo đó. Luật quảng cáo có thể
cho phép phóng đại trong phạm vi nhất định, doanh nghiệp không thể dùng quảng
cáo để lừa người tiêu dùng. Tại nước ta cho đến thời điểm này vẫn chưa có luật
quảng cáo cụ thể, rõ ràng. Tại các nước phát triển hoạt động quảng cáo được điều
chỉnh theo khung pháp lý, có những qui định hẳn hoi và luật quảng cáo đóng một
vai trị quan trọng trong mơi trường quảng cáo.



Chương 2: Các vấn đề đạo đức

-

Xây dựng sự nhận thức: Quấy rầy khách hàng hết lần này đến lần khác bằng thơng
điệp của mình, sẵn sàng xâm phạm sự riêng tư của khách hàng nếu cần thiết.

-

Giúp các sản phẩm và dịch vụ của công ty nổi bật trong đám đơng: Cường điệu
các điểm tích cực và che giấu những điểm tiêu cực bằng một vẻ ngoài đẹp, bắt mắt.

-

Khuyến khích khách hàng mua hàng: Hứa hẹn với khách hàng quá mức.

Mặc dù nhiều nước, chẳng hạn như Mỹ, đã ban hành luật cấm những hành vi vô đạo đức
trong Marketing, song rõ ràng là những luật này sẽ chẳng bao giờ kiềm chế được tất cả
mọi nhiều hành vi xấu dưới danh nghĩa Marketing. Chỉ những nguyên tắc đạo đức tốt đẹp
trong phạm vi các công ty, ngành cơng nghiệp và các nhóm chun nghiệp là đủ khả năng
làm điều đó. Theo cơng ty Ethics Quality thì "Các nguyên tắc đạo đức hoạt động như một
chiếc máy lọc dầu trong cỗ máy Marketing: chúng lọc các tạp chất để dầu có thể làm cho
cỗ máy hoạt động. Tất cả các công ty cần những nguyên tắc đạo đức để lọc bỏ bản chất
không tốt của thương trường cạnh tranh để có thể nhắm đến, thu hút và giữ chân những
khách hàng tốt cho công ty".
2.2.3. Nước mắm Chinsu: Có thật là hảo hạng?
Nước mắm Chinsu, sản phẩm của công ty Masan.
Theo quảng cáo ghi trên nhãn sản phẩm chỉ rõ sản phẩm nước mắm “hương cá hồi thượng
hạng”, nhưng ở phía trên sản phẩm lại có ghi rõ “loại hảo hạng”. Thậm chí, trong đoạn
clip phát trên VTV, sản phẩm nước mắm Chinsu cá hồi cũng được quảng cáo: “Nước

mắm hảo hạng Chinsu – Gia vị của người Việt”.
Như vậy, theo TCVN 5107:2003 thì nước mắm có độ đạm trên 30 độ được xếp vào loại
đặc biệt, trên 25 độ là loại thượng hạng. Vậy, độ đạm của mắm Chinsu có đúng như tiêu
chuẩn?
Nếu tính theo TCVN 5107:2003 trên đã nêu, mắm có độ đạm trên 25 độ là thượng hạng.
Cụ thể với 7,5g protein/100ml ghi trên chai nước mắm Chinsu hương cá hồi loại 500ml,
có thể tính ra độ đạm là 12, hoàn toàn chưa đủ tiêu chuẩn để sử dụng từ “nước mắm hảo
hạng”.
Trước đó, người tiêu dùng không khỏi hoang mang khi nước mắm Chinsu từng bị bóc
trần hành động thu mua nước mắm thải loại ở các vùng sản xuất nước mắm nhiều như
Ninh Thuận, Khánh Hịa, Bình Thuận, Phú Quốc về chế biến lại thành nước mắm của
mình.
Một ơng chủ doanh nghiệp chun sản xuất nước mắm tại Ninh Thuận đã tố cáo Chinsu
thường thu mua nước mắm loại 3 (khoảng 7-8 độ đạm) của doanh nghiệp này. Mỗi lần
Chinsu thường thu mua 10.000-15.000 lít/tháng, có những tháng lên đến gần 20.000 lít.
Theo doanh nghiệp này, đây là loại nước mắm doanh nghiệp thải loại ra.


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

TS. Nguyễn Tử Cương - Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ thủy
sản Việt Nam cho biết, hiện nay một số doanh nghiệp sản xuất nước mắm quảng cáo nước
mắm có độ đạm lên đến 60 song 90% thực chất là nước mắm công nghiệp được pha độ
đạm vào và đó là đạm tổng số chứ khơng phải đạm amin. Ngồi ra, người sản xuất nước
mắm cịn thực hiện hành vi đánh lừa người tiêu dùng bằng cách cho phân đạm hoặc cho
mì chính vào nước mắm cơng nghiệp nhằm tăng độ đạm...
Hiện nay 1kg cá sản xuất ra 1 lít nước mắm thường có khoảng 25 - 28 độ đạm. Nước
mắm truyền thống ủ từ một năm rưỡi đến hai năm cũng chỉ cho độ đạm được 35 độ
đạm/lít.
Cũng theo TS. Nguyễn Tử Cương, về nguyên lý nước mắm công nghiệp không khác với

cổ truyền, nhưng nhiều doanh nghiệp lợi dụng nguyên lý cổ truyền đưa vào những thành
phần và rút ngắn quy trình để tạo ra sản phẩm nước mắm. Hiện nay, bước vào quầy nước
mắm trong siêu thị, trước các sản phẩm được trưng bày thì có tới 80% có thêm vào chất
này, chất kia.
2.2.4. Phân tích theo các nhân tố Algorithm đạo đức
Bảng 2.2 Phân tích Algorithm đạo đức trường hợp công ty Masan
NHÂN TỐ CƠ BẢN
Đối tượng hữu quan
Tác nhân

VẤN ĐỀ THỰC TẾ
- Công ty Masan.
-

Động cơ
Mục đích

-

Phương tiện
Hệ quả

-

Thu mua được nước mắm tại các vùng sản xuất hiều
nước mắm.
Có các yếu tố cần thiết để làm nước mắm kém chất
lượng và khai gian độ đạm của nước mắm.
Đạt được doanh thu cao
Tăng lòng tin của khách hàng bằng việc khai gian lận

độ đạm của nước mắm.
Tăng lợi nhuận bằng việc mua nước mắm giá rẻ chế
biến lại thành nước mắm và sử dụng chất độc tăng
hương vị.
Nước mắm mua lại từ các vùng sản xuất nhiều nước
mắm.
Các chất độc hại tăng hương vị.
“Gậy ông đập lưng ông”, người tiêu dung lần lượt
quay lưng với Chinsu, đến nay nước nắm Chinsu
chiếm thị phần khá nhỏ trên thị trường nước mắm.


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

2.3. Các vấn đề đạo đức của nhà báo
2.3.1. Tiêu chuẩn đạo đức của nhà báo Việt Nam
Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam (thông qua tại Đại hội Hội
Nhà báo Việt Nam ngày 13-8-2005), gồm 9 điều:
1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
2. Ln gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân;
3. Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật;
4. Sống lành mạnh, trong sáng, không được lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái
pháp luật;
5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm trịn nghĩa vụ cơng dân, làm tốt trách nhiệm xã
hội;
6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thơng tin;
7. Tơn trọng, đồn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp;
8. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn, cầu
tiến bộ;
9. Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa

khác
2.3.2. Các vấn đề vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong nghề báo
Sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong thực hiện quy trình sáng tạo tác
phẩm báo chí, chủ yếu thể hiện qua các nội dung dưới đây:
1) Nhà báo không nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn để phát hiện đề tài sáng
tạo tác phẩm báo chí mà chỉ sao chép, bịa đặt thông tin, hư cấu chi tiết trong tác
phẩm, dẫn tới gây hậu quả xấu cho dư luận xã hội.
Bước đầu tiên của nhà báo khi sáng tạo tác phẩm báo chí là nghiên cứu, thâm nhập
thực tiễn để phát hiện đề tài. Các nhà báo chuyên nghiệp, tự trọng nghề nghiệp
thực hiện rất nghiêm túc bước này. Hiện nay, sở dĩ cịn có những tác phẩm báo chí
chưa hấp dẫn hoặc làm mất niềm tin đối với công chúng là do tác giả bịa đặt, sao
chép, làm sai lệch thông tin về các sự kiện, vấn đề. Đây là kết quả lao động của các
phóng viên, cộng tác viên “sa lơng”, tức là ngồi tại tịa soạn, ở nhà để “sáng tạo”.
Những phóng viên, cộng tác viên lười lao động, thiếu trách nhiệm với nghề nghiệp
và xã hội thường có hành động này. Trong thực tế hoạt động báo chí ở nước ta hiện
nay, đã và đang xuất hiện khơng ít các “nhà báo sa lơng”. Họ là những phóng viên
thực thụ trong một cơ quan báo chí hoặc là những cộng tác viên hoạt động báo chí
tự do. Họ cũng có thể là một nhà báo đã cơng tác lâu năm hoặc là người mới vào
nghề. Vì những mục đích khác nhau, họ đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong tác
nghiệp.


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

2) Tác phẩm báo chí sai số liệu, nhầm lẫn thơng tin, nhà báo bị kiện – lỗi vi phạm
đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong sử dụng các phương pháp thu thập thông
tin, dữ liệu.
Các nhà báo chuyên nghiệp khi thu thập thơng tin, dữ liệu sáng tạo tác phẩm báo
chí đều sử dụng ít nhất 3 phương pháp, đó là: quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu tư
liệu. Ngoài ra, các nhà báo cịn có thể sử dụng các phương pháp khác để thu thập

thông tin, dữ liệu làm báo như: điều tra xã hội học, thảo luận nhóm, lập diễn đàn
trao đổi thơng tin…Trong thực tiễn hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay, vẫn cịn
những phóng viên, cộng tác viên thể hiện sự yếu kém trong kỹ năng thu thập thơng
tin, dữ liệu sáng tạo tác phẩm báo chí. Các nhà báo không chuyên hoặc mới vào
nghề thường lúng túng về vấn đề này. Ngay cả những nhà báo có tuổi nghề cao,
nếu khơng “thuộc bài” phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu cũng dễ bị lúng
túng. Trong thực tế hoạt động báo chí mà có nhiều nhà báo không “thuộc bài”
phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, chắn chắn thông tin trong các tác phẩm
của họ sẽ hời hợt, nơng cạn, thậm chí là sai lệch, bịa đặt, vi phạm đạo đức nghề
nghiệp.Trên báo chí của chúng ta hiện nay đã và đang xuất hiện những bài viết
mang tính chủ quan, võ đốn dẫn đến sai sự thật, đó là thể hiện sự non yếu của nhà
báo trong sử dụng phương pháp quan sát thu thập thơng tin, dữ liệu sáng tạo tác
phẩm báo chí. Các nhà báo mắc lỗi này thường mới chỉ quan sát bằng cảm tính chứ
chưa quan sát bằng lý tính. Khi phát hiện, tiếp cận các sự kiện, vấn đề, nhà báo đã
chưa tìm hiểu kỹ lưỡng bản chất của các sự kiện, vấn đề, do đó chưa có được
những chi tiết, dữ kiện phù hợp thể hiện trong tác phẩm báo chí. Có thể đưa ra một
số ví dụ gần đây để minh chứng cho sự non yếu của nhà báo khi quan sát thu thập
thông tin, dữ liệu. Trên kênh Truyền hình An ninh (ANTV) của Bộ Cơng an, có
chun mục “Camera giấu kín”. Chun mục do Cơng ty Cổ phần Nghe nhìn Tồn
cầu AVG (Audio Visual Global), cụ thể là Truyền hình An Viên phối hợp với
ANTV tổ chức sản xuất. Nhà đài thường xây dựng kịch bản và bí mật ghi hình
những tình huống trong đời sống xã hội. Trong một kịch bản phát sóng, nhóm làm
chuyên mục đã mời một sinh viên người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam
đóng vai người hành nghề “Xe ôm Tây”. Nhà đài muốn xem “khách ta” và những
người cùng hành nghề chạy xe ôm của ta sẽ ứng xử ra sao với tình huống này.
Nhóm làm chun mục đã tổ chức ghi hình tại nhiều điểm khác nhau ở Hà Nội như
cổng trường đại học, cổng bệnh viện, bến xe… Ngay chiều hơm đó, trên một số tờ
báo mạng, trang tin điện tử đã xuất hiện các bài viết về sự kiện này với những dịng
tít mùi mẫm kiểu “Một tấm gương sinh viên nước ngồi vượt khó”, “Xe ơm
Tây”… Tiếp đó là hồng loạt các comment tán dương theo kiểu “Họ ở tận bên Tây

sang học mà cịn tranh thủ chạy xe ơm kiếm sống, tại sao mình cũng là sinh viên,
lại khơng chạy xe ơm kiếm thêm nhỉ…”(?!). Hay trong một tình huống ghi hình
của kịch bản: nếu có một ai đó gửi nhờ mang hộ đồ vật, trên đường đi bị công an
kiểm tra, bắt giữ vì thấy có ma túy, nhân vật sẽ ứng xử ra sao?. Nhà đài đã bí mật
chọn nghệ sĩ Quyền Linh làm nhân vật ghi hình. Nhân vật đã bị một phen hú vía
khi phải đối phó với những rắc rối, chi khi biết đó chỉ là kịch bản của “Camera
giấu kín” nghệ sĩ Quyền Linh mới thở phào. Ai ngờ sau phen hú vía với nhà đài,


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

diễn viên Quyền Linh lại phải điên đầu với việc báo chí và dư luận (chủ yếu báo
mạng và các trang mạng xã hội) đưa tin “Nghệ sĩ Quyền Linh bị bắt vì bn ma
túy”. Chỉ khi nhà đài phát sóng tình huống trên, nghệ sĩ Quyền Linh mới được
công chúng “giải oan”. Hai ví dụ trên cho thấy các tác giả viết bài rất lười đọc báo,
nghe đài, xem truyền hình nên mới khơng biết đó là một tình huống tác nghiệp của
các đồng nghiệp. Các tác giả nọ đã quan sát, thu thập thơng tin, dữ liệu một cách
cảm tính, điều này khơng chỉ ảnh hưởng đến tính chân thực của thơng tin mà còn
làm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của mỗi con người. Như vậy, không
những nhà báo đã vi phạm tính chân thực, khách quan mà cịn vi phạm cả tính
nhân văn trong hoạt động báo chí. Đối với việc sử dụng phương pháp phỏng
vấn để thu thập thơng tin, dữ liệu, hiện nay vì sao nhiều người ngại tiếp xúc với
báo giới, vì nhiều nhân vật trả lời phỏng vấn đã trở thành nạn nhân của báo chí, bị
nhà báo “nhét miệng” những câu trả lời sai sự thật. Một ví dụ cười ra nước mắt về
một vị lãnh đạo cấp vụ ở Bộ Giáo dục và Đào tạo – nạn nhân của báo chí bởi sự
“nhét miệng” này. Chuyện là trong một lần dự hội nghị tập huấn giáo viên dạy văn
toàn quốc được tổ chức tại Thừa Thiên – Huế. Phóng viên giáo dục của một tờ báo
nọ đã phỏng vấn vị vụ trưởng về chủ đề dạy và học văn học ở nhà trường phổ
thông. Vốn là giáo viên văn, vị lãnh đạo trả lời đại ý là “các thầy cô dạy văn cần
dạy học trị tình u q hương, đất nước… Ví dụ, các thầy cô dạy các em học sinh

ở Huế phải biết u dịng sơng Hương thơ mộng, dạy học sinh ở Nghệ An phải biết
u dịng sơng Lam”. Hơm sau, trên trang “Giáo dục” của tờ báo nọ đăng tải bài
viết về sự kiện tập huấn này và đã trích lời vị vụ trưởng nọ “… lãnh đạo Bộ Giáo
dục và Đào tạo chỉ đạo các thầy cô dạy văn phải dạy cho học trị đã u sơng
Hương phải biết yêu cả… sông Lam”. Vị lãnh đạo nọ điếng người, khơng biết giải
thích ra sao vì bài viết gán ghép nực cười này. Ông đã đưa ra một kết luận, cần
cảnh giác với cánh báo chí, vì dễ chết oan có ngày. Trong thực tế hoạt động báo
chí, khi sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu để thu thập thông tin, dữ liệu, một
số nhà báo đã tự khoe khả năng “cóp pết” (copy and paste) lành nghề của mình
trên Google của internet. Đây cũng là câu chuyện vi phạm đạo đức nghề nghiệp
của nhà báo. Tư liệu để nhà báo sáng tạo tác phẩm báo chí có nhiều dạng thức khác
nhau như: tư liệu văn tự (từ các nguồn sách, báo, văn bản pháp luật, hành chính,
khoa học, báo cáo…); tư liệu âm thanh (từ ghi âm, đài phát thanh…); tư liệu hình
ảnh (từ hình ảnh tĩnh, hình ảnh động…). Nhà báo nghiên cứu, thu thập tư liệu là để
phát hiện các chi tiết đặc sắc, có cơ sở để dẫn chứng phân tích, lập luận, chứng
minh cho đề tài mình thể hiện trong tác phẩm. Tuy nhiên, không phải nhà báo nào
khi tác nghiệp cũng sử dụng tốt phương pháp này. Qua quan sát việc tác nghiệp của
các đồng nghiệp tại những chuyến đi cơ sở, tại những sự kiện lễ tân cho thấy, nhiều
nhà báo rất lười thu thập tài liệu để phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí.
Các nhà báo này chủ yếu trông cậy vào việc thu nhận các văn bản báo cáo hoặc
thơng cáo báo chí, sau đó về chế tác thành tác phẩm. Việc “xào nấu” này cũng là sự
vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Nhà bảo chỉ có thể sử dụng các báo
cáo, thơng cáo báo chí với tư cách là những tài liệu cung cấp thông tin, chứ không
được phép “chế biến” các báo cáo, thơng cáo báo chí thành tác phẩm báo chí. Các


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

nhà báo nên cảnh giác với những chi tiết, con số được đưa vào báo cáo, thơng cáo
báo chí, bởi nó thường chỉ là những chi tiết, số liệu chủ quan, mang nặng tính

thành tích mà cá nhân, tổ chức muốn quảng bá cho hình ảnh của mình. Nếu chỉ chế
biến tác phẩm bằng các số liệu, dẫn chứng báo cáo, vơ hình chung nhà báo ủng hộ
cho “bệnh thành tích”, cịn cơng chúng thì nhận được một món ăn dở, như vậy
cũng là vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người cầm bút.
3) Mục đích thơng tin khơng rõ ràng, lạm dụng những chi tiết “hot”, giật gân, câu
khách, tác phẩm thiếu tính khách quan, chân thực và giá trị nhân văn – nhà báo
đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong bước thể hiện tác phẩm báo chí. Thể hiện
tác phẩm là bước quan trọng trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Chọn thể
loại nào, kết cấu gì, chi tiếtra sao, ngơn ngữ biểu đạt thế nào, đó là khâu quan trọng
quyết định nội dung, hình thức của một tác phẩm báo chí. Chủ tịch Hồ Chí Minh –
người thầy lỗi lạc của nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đưa ra bài học báo chí
bổ ích cho các nhà báo bằng các câu hỏi là: viết cho ai? viết để làm gì? Viết như
thế nào?. Các nhà báo chuyên nghiệp, có thương hiệu trong báo giới thường làm
rất tốt điều này. Hoạt động có chủ ý về chọn lựa thể loại, chi tiết, bố cục tác phẩm
làm nên sự thành công trong nghề nghiệp của các nhà báo chuyên nghiệp. Thường
thì họ đặt ra câu hỏi khi thể hiện tác phẩm là: Tác phẩm sẽ dành cho công chúng
nào? Thơng tin của tác phẩm có gì liên quan đến lợi ích của quốc gia, cộng đồng,
cá nhân? Tác phẩm đem lại hiệu quả hay hậu quả cho công chúng xã hội? Từ đó,
các nhà báo mới quyết định chọn hình thức thể loại nào thể hiện sẽ tạo hiệu quả
thông tin, hấp dẫn công chúng. Cụ thể là: Tác phẩm sẽ được xây dựng bố cục ra
sao? Cần chọn lựa những chi tiết nào để đưa vào tác phẩm? Sử dụng ngôn ngữ biểu
đạt tác phẩm như thế nào? Trong thực tiễn hoạt động báo chí, vẫn cịn khơng ít các
nhà báo thể hiện sự non yếu ở bước sáng tạo này. Các tác phẩm của họ thường
không rõ mục đích thơng tin, chưa rành mạch về thể loại, chưa khéo léo trong xây
dựng bố cục tác phẩm, chưa tinh xảo trong chọn lựa chi tiết, chưa giỏi về sử dụng
ngôn ngữ biểu đạt. Sự non yếu về năng lực sáng tạo của nhà báo, tất yếu trên mặt
báo sẽ xuất hiện những “tác phẩm báo chí” vơ thưởng, vô phạt, kém hấp dẫn hoặc
gây hậu quả xã hội nghiêm trọng.
4) Không tự biên tập tác phẩm của mình, nhà báo vơ tình hoặc cố ý để lọt sai sót,
đánh đố biên tập viên. Những nhà báo có kinh nghiệm sau khi viết bài xong

thường đọc đi đọc lại nhiều lần, sửa chữa câu văn, lược bỏ những chi tiết rườm rà,
sai, bổ sung những chi tiết mới. Tự biên tập tác phẩm là bước không thể bỏ qua đối
với một nhà báo chuyên nghiệp. Không biên tập viên nào có thể biên tập tác phẩm
tốt hơn là do chính tác giả tự biên tập. Các biên tập viên biên tập tác phẩm của
phóng viên, cộng tác viên chỉ là để làm cho các tác phẩm đó tốt hơn khi nó được tổ
chức trên sản phẩm báo chí. Trong thực tế hoạt động báo chí, vẫn cịn những phóng
viên, cộng tác viên “ngại” tiến hành bước này trong quy trình sáng tạo tác phẩm.
Họ thường đùn đẩy, phó thác trách nhiệm này cho các biên tập viên. Các biên tập
viên chuyên nghiệp, tự trọng nghề nghiệp thường phải cố gắng “gạn đục, khơi
trong” để “nuôi đứa con tinh thần” mà các phóng viên, cộng tác viên đã “đẻ non”.
Nếu biên tập viên có chun mơn yếu lại lười lao động, rất dễ họ sẽ để nguyên


Chương 2: Các vấn đề đạo đức

những “đứa con tinh thần cịi cọc, bệnh tật” đó để tổ chức trên các sản phẩm báo
chí và hậu quả là cơng chúng xã hội sẽ được thưởng thức những “món ăn” kém
hấp dẫn, thâm chí là độc hại. Việc phóng viên, cộng tác viên ít quan tâm đến việc
tự biên tập tác phẩm của mình trước khi gửi đến tồ soạn là do những lý do chủ
quan, khách quan. Yếu tố chủ quan là các tác giả thiếu trách nhiệm với tác phẩm,
lười lao động. Lý do khách quan là do nhiều toà soạn chưa nghiêm túc trong khâu
nhận tác phẩm hoặc làm việc với đội ngũ tác giả. Điều này không những chỉ gây
trở ngại cho các biên tập viên mà còn là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm đối với
nghề nghiệp. Thậm chí cịn là sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp nếu như cả tác giả
và những người có trách nhiệm trong tồ soạn để lọt những chi tiết sai, những lý
giải, bình luận vi phạm đến lợi ích, sử dụng ngôn từ gây hiểu lầm cho công chúng.
5) Vì lợi ích cá nhân, nhóm hoặc vì mục đích thương mại mà coi nhẹ các chức năng,
nguyên tắc hoạt động của báo chí khi tổ chức tác phẩm trên các sản phẩm báo chí.
Tác phẩm báo chí là một trong những thành tố làm nên sản phẩm báo chí. Một sản
phẩm báo chí đúng, trúng và hấp dẫn công chúng là sản phẩm được kết cấu bằng

những tác phẩm báo chí có chất lượng cao. Để có một sản phẩm báo chí chất lượng
cao, ngồi việc phóng viên, cộng tác viên sáng tạo ra các tác phẩm hấp dẫn thì
những người chịu trách nhiệm tổ chức chúng trên các sản phẩm phải thực sự cơng
tâm, có đạo đức nghề nghiệp cao cả. Nếu chỉ vì lợi ích cá nhân, nhóm hoặc vì mục
đích thương mại mà coi nhẹ các chức năng, nguyên tắc hoạt động của báo chí, thì
việc tổ chức tác phẩm báo chí trên sản phẩm báo chí của nhà báo đã vi phạm pháp
luật và đạo đức nghề nghiệp báo chí. Trong thực tế hoạt động báo chí đã có những
tổng biên tập, phó tổng biên tập, thư ký toà soạn chủ ý hoặc “hồn nhiên” chỉ đạo
phóng viên, cộng tác viên viết tin, bài giật gân, câu khách, viết bài quảng cáo trá
hình để đăng tải trên các sản phẩm báo chí. Sở dĩ gần đây trên diễn đàn báo chí ở
nhà bàn luận nhiều đến thuật ngữ “báo lá cải” cũng là do bức xúc của báo giới và
công chúng xã hội về việc đang xuất hiện các sản phẩm báo chí chú trọng đăng tải
thơng tin “cướp, giết, hiếp”. Vì chạy theo thị hiếu tầm thường của một phận cơng
chúng hoặc vì mục đích thương mại rẻ tiền mà một số lãnh đạo cơ quan báo chí đã
coi thường các nguyên tắc, chức năng hoạt động của báo chí khi áp dụng cách làm
này. Chưa kể để việc, hiện nay có một số phóng viên, cộng tác viên “canh ti” với
người tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí để dành “đất” đăng bài quảng cáo trá
hình, bài viết doạ nạt, đánh đấm, tống tiền cơ sở. Khi bài viết được tổ chức trên
mặt báo, ban biên tập duyệt cũng đã vô tình hoặc cố ý để lọt hoặc “cho qua”. Vơ
hình chung, cả lãnh đạo và nhân viên của cơ quan báo chí đó đã vi phạm nghiêm
trọng đạo đức nghề nghiệp.
6) Không theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi từ hiệu quả, hậu quả của tác
phẩm báo chí, lãnh đạo, phóng viên, cộng tác viên, biên tập. Theo dõi, nắm bắt và
xử lý thông tin phản hồi là một bước quan trọng trong quy trình sáng tạo tác phẩm
báo chí. Theo dõi, nắm bắt thơng tin phản hổi là để nhà báo biết được tác phẩm của
mình đem lại hiệu quả hay hậu quả xã hội. Xử lý thông tin phản hồi là để nhà báo
kịp thời giải quyết các tình huống đặt ra liên quan đến dư luận xã hội mà tác phẩm



×