Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mối quan hệ giữa quản trị công ty với chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.37 KB, 5 trang )

MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VỚI
CHẤT ƯỢNG THƠNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHỐN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cao Thị Ánh Huyền, Cao Thị Thúy Nga, Vũ Hải Yến, Trần Tuệ Nghi
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo

TĨM TẮT
Sau những năm đổi mới thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, hệ thống doanh nghiệp ở
Việt Nam đã hình thành và phát triển rộng khắp trên cả nước ở tất cả các ngành kinh tế. Cùng với
sự phát triển nhanh chóng về số lượng, xuất hiện của các công ty lớn, quản trị công ty đang ngày
càng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp cơng ty lớn niêm yết trên sàn chứng khốn. Trong
điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, báo cáo tài chính có vai trị và ý nghĩa quan trọng trong
việc cung cấp thông tin đối với nhà đầu tư, các tổ chức quản lý, điều hành thị trường, là điều kiện
thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển hiệu quả và lành mạnh. Trong bối cảnh thị trường chứng
khoán còn khá non trẻ ở Việt Nam, những quy định và thực tế nội dung thông tin và công bố thơng
tin định kỳ trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết gần đây bộc lộ một số vấn đề có ảnh
hưởng quan trọng đến tính hữu ích của thơng tin và tính minh bạch của thị trường. Sự phát triển của
thị trường chứng khốn Việt Nam địi hỏi sự phát triển đồng bộ nhiều yếu tố, trong đó, nổi lên vấn
đề có ảnh hưởng tới tính minh bạch, công khai và sự phát triển bền vững của thị trường. Đó là việc
cơng bố thơng tin của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn. Trước khi quyết định đầu tư
mua cổ phiếu, nhà đầu tư phải có những thơng tin về tình hình tài chính của cơng ty đó. Những
thơng tin này được cung cấp chủ yếu trên báo cáo tài chính được cơng khai tại nơi niêm yết. Nhưng
vấn đề được đặt ra là liệu các thơng tin trên báo cáo tài chính có hợp lý và phản ánh thực chất tình
hình tài chính của doanh nghiệp đó hay khơng? Mối quan hệ giữa quản trị công ty với chất lượng
thông tin trên báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn như thế nào?
Từ khóa: Quản trị cơng ty, báo cáo tài chính.

1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Để tìm hiểu vấn đề này, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty


và chất lượng thơng tin trên báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên Sàn Chứng khốn
Thành phố Hồ Chí Minh và tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị công ty và chất lượng thông tin trên
báo cáo tài chính.
Ngày nay thuật ngữ “Quản trị cơng ty” đang trở nên ngày càng phổ biến trong việc điều hành các
doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thị trường chứng khoán. QTCT là một hệ thống quy định bởi các

1440


mối quan hệ, được xác định bởi các cơ cấu và các quy trình. Quản trị cơng ty tốt sẽ giúp cho công ty
tạo được lợi nhuận vững chắc, tăng cường khả năng phát triển và huy động tốt hơn các nguồn vốn
từ bên ngoài, từ thị trường trong nước và quốc tế, từ khu vực Nhà nước và tư nhân, đồng thời nhằm
nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các cơng ty. Ngồi ra việc quản trị công ty
tốt sẽ giúp các công ty tạo dựng được uy tín, thu hút được đội ngũ lao động tốt và gắn bó họ với
cơng ty.
Theo Wang và cộng sự năm 1999 “Chất lượng thơng tin có thể định nghĩa là thông tin phù hợp cho
việc sử dụng của người sử dụng thông tin” (đây là quan điểm phổ biến nhất về chất lượng thơng tin
vì nó xuất phát từ các nghiên cứu có tính kinh điển về chất lượng của Deming năm 1986, Juran and
Gryna năm 1988, Figenbaum 1991 (Khalil et al., 1999)); hoặc theo Kahn, Strong năm 1998 “Chất
lượng thơng tin là đặc tính của thông tin để giúp đạt được các yêu cầu hay sự mong đợi của người
sử dụng thông tin”; hoặc theo Lesca, Lesca năm 1995 “Chất lượng thông tin được định nghĩa là sự
khác biệt giữa thông tin yêu cầu được xác định bởi mục tiêu và thông tin đạt được. Trong một tình
huống lý tưởng sẽ khơng có sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tin đạt được. Việc đo
lường chất lượng thơng tin có tính cảm tính và sự khác biệt giữa thơng tin u cầu và thơng tin đạt
được càng nhỏ thì chất lượng thơng tin càng cao” (Eppler and Wittig, 2000).
Tuy các định nghĩa và quan điểm của các nhà nghiên cứu về chất lượng thơng tin có sự khác nhau,
nhưng chúng đều có 1 số đặc điểm chung, đó là: Chất lượng thơng tin hay chất lượng dữ liệu tùy
thuộc cảm nhận của người sử dụng thơng tin. Nó có nhiều đặc tính (hay tính chất) khác nhau tùy
thuộc vào quan điểm triết lý của người sử dụng hay nghiên cứu và nó cần được xem xét trong bối
cảnh (hay ngữ cảnh) cụ thể của người sử dụng thông tin (Knight and Burn, 2005). Điều này có thể

được lý giải rõ ràng rằng cùng một thông tin như nhau nhưng với người này cho rằng thế là tốt
nhưng với người khác lại không phù hợp. Hoặc cùng một thông tin như nhau, nếu được lấy từ
nguồn là giấy tờ, báo chí thì người sử dụng có thể cảm thấy tin tưởng hơn là lấy từ trên mạng vì khó
kiểm chứng nguồn gốc dữ liệu.
Qua xem xét hai nghiên cứu của Liên đoàn các chuyên gia kế toán châu Âu và của Giáo sư
Zabihollah Rezaee, Đại học Memphis của Mỹ, đây là hai đại diện cho mơ hình quản trị hai cấp
(Châu Âu) và một cấp (Mỹ). Trong nghiên cứu của Zabihollah Rezaee tháng 8 năm 2002 với tiêu đề:

Vai trị quản trị cơng ty đối với báo cáo tài chính (Coporate govermance role in financial reporting).
Tác giả đưa ra mơ hình cơng cụ 06 chân (The six-legged stool) gồm: Hội đồng quản trị;

y ban

Kiểm toán, Ban Quản lý cấp cao; Kiểm toán độc lập; Kiểm toán nội bộ; Các cơ quan quản lý.
Ho, S.S.M., & Wong, K.S. (2001): “A study of corporate disclosure practices and effectiveness in Hong
Kong” đã nghiên cứu về hiệu quả của việc thực hiện công bố thông tin DN ở Hồng Kơng.
Tác giả phân tích mối liên hệ giữa các cấu trúc của quản trị DN (tỷ lệ thành viên của Hội đồng quản
trị (HĐQT) độc lập không kiểm soát, sự tồn tại của Ban kiểm toán (BKS), sự tồn tại của những thành
viên HĐQT chi phối, tỷ lệ của các thành viên HĐQT trong gia đình) với mức độ công bố thông tin tự
nguyện trong các báo cáo của DNNY ở TTCK Hồng Kông.

1441


Nguyễn Trọng Nguyên “Những định hướng về quản trị công ty nhằm nâng cao chất lượng báo cáo
tài chính của cơng ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh” năm 2007. Tác giả sử
dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, dựa trên phương
pháp thống kê điều tra. Tác giả đưa ra mơ hình với 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo
tài chính: Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, Các cơ quan
quản lý, Người sử dụng báo cáo tài chính. Kết quả cho thấy chất lượng báo cáo tài chính bị ảnh

hưởng bởi chất lượng của cuộc kiểm tốn. Từ đó tác giả đưa ra những định hướng về ngăn ngừa và
sai sót để nâng cao chất lượng trên báo cáo tài chính. Lê Trường Vinh, (2008): “Đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của DN niêm yết SGDCK TP.HCM”. Phân tích tác động của
5 nhân tố độc lập: Quy mô DN, nợ phải trả, tài sản cố định, lợi nhuận, vòng quay tổng tài sản. Tác
động đến nhân tố phụ thuộc là minh bạch thông tin, được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm,
tính điểm trung bình cho tất cả câu hỏi. Kết quả cho thấy quy mô cơng ty và lợi nhuận có ý nghĩa
thống kê và là nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin của DNNY ở SGDCK TP.HCM.

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thông qua việc tìm hiểu về các lý thuyết liên quan: Lý thuyết đại diện, lý thuyết chi phí đại diện, lý
thuyết chi phí sở hữu và lý thuyết bất cân xứng thông tin đã cho ta thấy những cơ sở lý thuyết nền
tảng về mối quan hệ với chất lượng thông tin kế tốn. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kiểm
định 08 biến độc lập bao gồm: quy mô công ty, cấu trúc vốn Nhà nước, quy mô HĐQT, tỷ lệ thành
viên HĐQT độc lập, tính kiêm nhiệm 2 chức danh chủ tịch và tổng giám đốc, tồn tại ban kiểm tốn,
Tỷ lệ thành viên Ban kiểm sốt có chun mơn tài chính - kế tốn - kiểm tốn, kiểm sốt nội bộ tác
động đến chất lượng thơng tin trên BCTC. Mỗi nhân tố sẽ đại diện cho một biến độc lập, kiểm định
giả thuyết để cho thấy mối tương quan thuận hay nghịch chiều của các nhân tố đến chất lượng
thơng tin.
Mẫu nghiên cứu: Báo cáo tài chính của 111 cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn Thành phố Hồ
Chí Minh. Dữ liệu nghiên cứu: Được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm tốn.
Kế thừa các nghiên cứu trước trong việc đưa ra các biến. Việc ước lượng chỉ số CLTTKT xấp xỉ bằng
với chỉ số công bố thông tin sẽ kế thừa 78 khoản mục dùng để đo lường chỉ số công bố thơng tin
trong mơ hình nghiên cứu của tác giả Jouini Fathi để đo lường chỉ số chất lượng TTKT cho mơ hình
nghiên cứu này, và kế thừa nhân tố về đặc điểm DN, đặc điểm tài chính,… kết hợp nhân tố riêng ở
TTCK VN để là nền tảng để xây dựng mơ hình.
Mơ hình nghiên cứu được xây dựng với biến phụ thuộc là CLTTKT và 8 biến độc lập. Các biến độc
lập được đo lường bằng thang đo định tính và định danh. Các biến đo lường theo thang đo tỷ lệ
bao gồm các biến: (1) Quy mô DN; (2) Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT; (3) Quy mô của HĐQT; (4)
Tỷ lệ thành viên Ban kiểm sốt có chun mơn tài chính-kế tốn-kiểm tốn. Các biến đo lường theo
thang đo định danh bao gồm: (5) Sự tồn tại của BKS HĐQT; (6) Tính kiêm nhiệm 2 chức danh chủ

tịch HĐQT và Tổng giám đốc; (7) Kết cấu vốn Nhà nước; (8) Kiểm soát nội bộ. Biến phụ thuộc là
CLTTKT.
Phương trình hồi quy tuyến tính bội:
1442


Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3+ β4 X4+ β5 X5+ β6X6 +β7X7+ β 8 X8 + ε
Nghiên cứu thực hiện chạy mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt
(phương pháp Enter), đây là phương pháp mà phần mềm SPSS sẽ xử lý cùng một lúc tất cả các biến
độc lập sẽ đưa vào mơ hình. Đồng thời, nhóm tác giả đã sử dụng kỹ thuật thống kê mơ tả, ma trận
hệ số tương quan và mơ hình hồi quy tuyến tính bội được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để phân
tích các yếu tố tác động đến chất lượng của BCTC.
Với cách đo lường biến phụ thuộc Y, kết quả khảo sát cho thấy có 71.32% thơng tin chất lượng được
trình bày trên BCTC. Kết quả cho thấy các hệ số VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 5 chứng tỏ mơ
hình khơng bị đa cộng tuyến. Đồng thời giá trị của thống kê D (Durbin-Watson) bằng 2.217 – giá trị
này nằm trong khoảng từ 1 đến 3, chứng tỏ khơng có hiện tượng tự tương quan giữa các biến.
Khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập: QUYMODN, VONNHANUOC,
TVIENDOCLAP, QUYMOHDQT, BANKIEMSOAT, CHUYENMONBKS, KIEMSOATNB đều đạt yêu cầu do
tstat > tα/2(9,91) và các giá trị Sig. của các biến này đều thể hiện độ tin cậy khá cao, đều <0.05. Tuy
nhiên, biến KIEMNHIEM lại không đạt ở cả hai tiêu chuẩn: tstat và Sig., thể hiện độ tin cậy kém.
Ngồi ra, vì hệ số R2 = 0.614 < 0.8 và hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 5 và hệ số
Tolerance đều > 0.5 cho thấy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc,
2008). Giá trị hệ số R2 là 0.614, nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu
61.4%. Nói cách khác, mơ hình hồi quy này giải thích được 56.8% mức độ CBTT, các phần cịn lại là
do sai số và các yếu tố khác.
Hệ số F sau khi đổi là 11.000 và giá trị Sig. rất nhỏ (< 0.05) nên hàm có độ tin cậy cao. Điều này có ý
nghĩa là các biến độc lập trong mơ hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, tức là sự kết
hợp của các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc.

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào kết quả từ thơng số thống kê trong mơ hình hồi quy, phương trình hồi qui tuyến tính đa
biến của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết
trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM như sau:
Y = 0.420*KIEMSOATNB + 0.419*TVIENDOCLAP + 0.319*QUYMOHĐQT + 0.316*QUYMODN +
0.301*VONNHANUOC + 0.237*BANKIEMSOAT + 0.203*CHUYENMONBKS
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố tác động thể hiện mối quan hệ giữa quản trị công ty với
CLTTKT được trình bày trên BCTC đó là: Quy mơ doanh nghiệp (QUYMODN), Tỷ lệ sở hữu vốn Nhà
nước (VONNHANUOC), Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập (TVIENDOCLAP), Quy mô HĐQT
(QUYMOHDQT), Tồn tại Ban kiểm sốt (BANKIEMSOAT), Trình độ chun mơn của BKS
(CHUYENMONBKS), Tồn tại hệ thống KSNB (KIEMSOATNB) giúp cho các NĐT có thể đưa ra các quyết
định đầu tư chính xác hơn, giúp cho các cơng ty cải thiện các nhân tố để có thể nâng cao CLTTKT,
tăng độ tin cậy của BCTC và niềm tin cho các NĐT.
Thị trường chứng khoán Việt Nam thật sự bắt đầu từ năm 2000. Qua thời gian hoạt động, thị trường
chứng khoán đã phát huy tích cực trong vai trị là một kênh để đáp ứng nhu cầu đầu tư của nền
1443


kinh tế. Để đáp ứng được yêu cầu cung cấp thơng tin đáng tin cậy là một trong những địi hỏi tất
yếu và khách quan đặt ra cho các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là
thơng tin trên báo cáo tài chính. Các công ty phải xem việc cung cấp thông tin đáng tin cậy trên báo
cáo tài chính từ đó mới ý thức được vai trị của cơng ty. Khi xác định được các nhân tố tác động sẽ
cho thấy mối quan hệ giữa quản trị công ty với CLTTKT trên BCTC của các công ty niêm yết trên
SGDCK TP.HCM sẽ giúp cho các NĐT có cơ sở để đánh giá độ tin cậy của BCTC khi sử dụng BCTC
để đưa ra các quyết định đầu tư.
Yêu cầu cung cấp thông tin nhằm giảm sự bất tương xứng về thông tin là quan trọng. Tuy nhiên,
điều quan trọng hơn là chất lượng của nhựng thơng tin này có đáng tin cậy hay không là một
chuyện khác. Mục tiêu thiết lập hệ thống quản trị công ty tốt phù hợp với thông lệ quốc tế khơng
những nó địi hỏi sự nổ lực của chính cơng ty niêm yết mà cịn có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc
tạo lập một hành lang pháp lý vững chắc, đảm bảo cho các bên liên quan trong cơ cấu quản trị
công ty thực hiện đồng bộ và đầy đủ chức năng của mình. Cần cải thiện chất lượng báo cáo tài

chính của các cơng ty niêm yết. Cần sớm áp dụng toàn bộ các Tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc
tế vào Tiêu chuẩn Kế tốn Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng về thơng tin trên báo cáo tài chính.
Cần cải thiện chất lượng báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết. Cần sớm áp dụng toàn bộ các
Tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế vào tiêu chuẩn Kế tốn Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng
về thông tin trên báo cáo tài chính. Các cơng ty niêm yết phải cơng bố công khai và đầy đủ những
nguyên tắc quản trị cơng ty cùa mình và bảo đảm hoặc BKS đảm nhiệm về mọi hoạt động của
ban kiểm toán, bảo đảm chất lượng báo cáo tài chính cũng như giám sát, tn thủ tài chính trong
cơng ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Lê Trường Vinh, 2008, “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng tin của
doanh nghiệp niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM”. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh
Tế TP.HCM.

[2]

Lê Hoàng Tùng, 2009, “Thành viên HĐQT độc lập: Quy định và thực tiễn.”, Tạp chí Nhà quản lý
số 68.

[3]

Belkaoui, A. and A. Kahl (1978). “Corporate Financial Disclosure in Canada” Research
Monograph No.1 of Canadian Certified General Accountants Association,Vancouver.

[4]

Bujaki.M. & Mc Conomy,B (2002). “Corporate governance: Factors influencing voluntary
disclosure by Publicly Traded Canadian Firms.” Canadian Accounting Perspective, 1,105-39

Bujaki và McConomy.

[5]

Céline Michaïlesco, Université de Paris (2010): “The determinants of the quality of accounting
information disclosed by French listed companies.”

[6]

Rusnah Muhamad, Suhaily Shahimi, Yazkhiruni Yahya, University of Malaya (2009):
“Disclosure Quality on Governance Issues in Annual Reports of Malaysian PLCs".

1444



×