Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT H.CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS THIỆN MỸ. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Chuyên đề:. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC TOÁN-TIN Ở TRƯỜNG THCS THIỆN MỸ + Họ tên người thực hiện: Lê Văn Trường + Đơn vị công tác: Tổ Toán-Lý-CN-Tin. Trường THCS Thiện Mỹ. A. Đặt vấn đề Việc đổi mới chơng trình sách giáo khoa đặt trọng tâm vào việc đổi mới phơng pháp dạy học. Chỉ có đổi mới căn bản phơng pháp dạy học và chúng ta có thể tạo đợc sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo đợc lớp ngời năng động, sáng tạo có tiềm năng cạnh tranh trÝ tuÖ trong bèi c¶nh nhiÒu níc trªn thÕ giíi híng tíi nÒn kinh tÕ tri thøc. Trong vài thập kỷ gần đây, đã có sự bùng nổ về thông tin hay gọi là thời đại thông tin. Cùng với việc sáng tạo ra hệ thống công cụ mới, con ngời cũng đã tập trung trí tuệ từng bớc xây dựng ngành khoa học tơng ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành cụng nghệ thụng tin đợc hình thành và phát triển với các nội dung, môc tiªu, ph¬ng ph¸p nghiªn cøu ngµy cµng cã nhiÒu øng dông trong hÇu hÕt c¸c lĩnh vùc ho¹t động của xã hội loài ngời. Cụng nghệ thụng tin đợc đa vào nhà trờng, vào giáo dục của nớc ta nhằm giúp học sinh chúng ta theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Bờn cạnh đú cũng khụng thể quên đi sự tiếp nhận tri thức của học sinh và giảng dạy của giáo viên đó cũng chính là lý do tổ toán-lý-CN-Tin triển khai chuyên đề này.. B. Cơ sở lí luận Sơ đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp dạy học: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực: Qua một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, huy động tối đa tiền năng của bộ não. Việc học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội hoạ, sở thích của học sinh, các em tự chọn màu sắc, đường nét, các em tự sáng tác trên mỗi Bản đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và Sơ đồ tư duy cho các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình... Sơ đồ tư duy giúp học sinh ghi chép có hiệu quả: Do đặc điểm của Bản đồ tư duy nên người thiết kế Bản đồ tư duy phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy sử dụng Bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành các ghi chép có hiệu quả Sử dụng Sơ đồ tư duy có thể giúp GV bộ môn có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp .. dễ theo dõi quá trình thực hiện đồng thời có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu, biện pháp ... một cách dễ dàng so với việc viết kế hoạch theo cách thông thường thành các dòng chữ..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> C. Triển khai thực hiện I. Triển khai chuyên đề: 1. Giới thiệu: Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác. Bản đồ tư duy là một biểu đồ được sử dụng để thể hiện từ ngữ, ý tưởng, nhiệm vụ, hay các mục được liên kết và sắp xếp toả tròn quanh từ khóa hay ý trung tâm. Bản đồ tư duy là một phương pháp đồ họa thể hiện ý tưởng và khái niệm. Trong Bản đồ tư duy,thông tin được cấu trúc hóa theo cách giống như bộ não hoạt động. Bản đồ tư duy có thể được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau: trên giấy, trên bảng hoặc trên máy tính. Bản đồ tư duy số có thể được tạo bằng các phần mềm ứng dụng như MS PowerPoint hay MS Word, hay bằng các phần mềm tạo Bản đồ tư duy nâng cao và chuyên biệt. Bản đồ khái niệm là một ý tưởng tương tự, nhưng chú trọng đến mối liên kết giữa các khái niệm qua từng cấu trúc đa dạng, trong khi đó Bản đồ tư duy được sắp xếp theo hướng phân cấp các nhánh thể hiện mỗi quan hệ quanh ý trung tâm. Trong bộ công cụ này, cả hai khái niệm này có thể hoán đổi cho nhau. Bản đồ tư duy- một thiết kế hướng dẫn, là một khái niệm rất có ý nghĩa trong giáo dục vì nó đem lại một cách tiếp cận mới, phi tuyến trong việc kiến tạo ý tưởng, kiến thức và suy nghĩ, và vì vậy nó đổi mới và làm chuyển biến mối tương tác giữa giáo viên và người học. 2. GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP 2.1 Mục đích giáo dục Bản đồ tư duy dùng để * Động não ý tưởng: Người học xác định ý tưởng quanh những chủ đề cho trước và liệt kê các ý tưởng liên quan đến chủ đề đó. * Phân loại ý tưởng: Sau khi liệt kê một loạt ý tưởng, người học bắt đầu tìm mối liên kết giữa các ý tưởng và phân loại chúng sao cho Bản đồ tư duy trở nên có hệ thống và dễ dàng phân tích. * Xác định vấn đề và giải pháp: Trong một số trường hợp, Bản đồ tư duy có thể giúp xác định những vấn đề để người học có thể đưa ra những cách giải quyết phù hợp. * Ghi chép và trình bày ý tưởng: Người học có thể sử dụng Bản đồ tư duy để ghi lại và trình bày ý tưởng một cách trực quan. 2.2 Hướng dẫn làm bản đồ tư duy Bản đồ tư duy một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của nhà trường hiện nay. Có thể thiết kết BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ ... bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy ... Việc học sinh vẽ bản đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em tự chon màu sắc, đường nét.... thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh Có thể thiết kế trên phần mềm BĐTD với trường có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho Giáo viên, Học sinh sử dụng * Cách tạo sơ đồ tư duy hiệu quả.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết. Đây là những thành phần cấu tạo nên một bản đồ tư duy, mặc dù chúng có thể được chỉnh sửa tự do theo ý muốn cá nhân 2.2.1/ Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề hoặc từ chính sử dụng ít nhất 3 mầu 2.2.2/ Sử dụng hình ảnh, kí hiệu, mật mã, mũi tên trong BĐTD của bạn 2.2.3/ Chọn những từ khóa và viết chúng ra bằng chữ viết hoa 2.2.4/ Mỗi từ/hình ảnh phản ứng một mình và trên một dòng riêng 2.2.5/ Những đường thẳng phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm 2.2.6/ Những đường thẳng dài bằng từ/hình ảnh 2.2.7/ Sử dụng màu sắc trong khắp bản đồ 2.2.8/ Phát huy phong cách cá nhân riêng 2.2.9/ Sử dụng các điểm nhấn và chỉ ra các mối liên kết trong bản đồ 2.2.10/ Làm cho bản đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc dàn ý để bao quát các nhánh của bản đồ 2.3 Giảng dạy trong lớp học Bản đồ tư duy có thể được sử dụng ở các thời điểm khác nhau trong giờ học cho các mục đích khác nhau: * Tìm hiểu nội dung một chủ đề mới: Giáo viên cung cấp chủ đề cho người học, yêu cầu họ liệt kê các ý tưởng quanh chủ đề đó. * Để người học lĩnh hội tri thức mới: Giáo viên yêu cầu người học tạo Bản đồ tư duy để tổng kết, hệ thống lại những vấn đề cơ bản vừa mới được lĩnh hội giúp các em củng cố bước đầu, khắc sâu trọng tâm. Giáo viên cũng có thể kết hợp sử dụng Bản đồ tư duy với các câu hỏi làm rõ các chủ đề, qua đó sẽ giúp các em hiểu rõ hơn và nắm kiến thức một cách có hệ thống. * Để kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Giáo viên yêu cầu người học vẽ Bản đồ tư duy về một chủ đề học tập, qua đó giúp giáo viên đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức của các em. 2.4 Học tập của học sinh * BĐTD giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn toán, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. * BĐTD- giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. * Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình. * BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả. * Tác giả Stella Cottrell đã tổng kết cách “ghi chép” có hiệu quả trên BĐTD: 1). Dùng từ khóa và ý chính; 2). Viết cụm từ, không viết thành câu; 3). Dùng các từ viết tắt. 4).Có tiêu đề. 5). Đánh số các ý; 6). Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,… 7). Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 8). Sử dụng màu sắc để ghi. 2.5 Một số ví dụ minh họa: * Bản đồ tư duy cho vấn đề soạn thảo văn bản :. * Bản đồ tư duy cho ngôn ngữ lập trình:.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Bản đồ tư duy về toán hình lớp 7. * Bản đồ tư duy bài toán hình lớp 8.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> II. Thực hiện: Năm học 2011 - 2012 tổ Toán-Lý-CN-Tin trường THCS Thiện Mỹ thực hiện sử dụng bản đồ tư duy vào bài giảng và học tập. D. KẾT LUẬN : Với đặc điểm của bản đồ tư duy - cho phép pháp thảo những ý tưởng chính và quan sát nhanh chóng, rõ ràng mối liên hệ giữa chúng - ngoài việc sử dụng để ghi chép, ta còn sử dụng bản đồ tư duy để tư duy, kích thích óc sáng tạo của học sinh. Sử dụng bản đồ tư duy ta có được một giai đoạn trung gian vô cùng hữu ích giữa quá trình tư duy và việc ghi chép ra giấy thực sự. --------------------------------------------------------------------. Tài liệu tham khảo - Tony & Barry Buzan, Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2009. - Nguyễn Đình Sơn, Dám thay đổi chính mình, NXB Tri Thức, 2010..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Hoàng Đức Huy, Bản đồ tư duy đổi mới dạy học, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2009. - Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần TCH HĐ học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009. - Stella Cottrell (2003), The study skills handbook (2nd edition), PalGrave Macmillian.. Bản đồ tư duy tham khảo.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>
<span class='text_page_counter'>(9)</span>
<span class='text_page_counter'>(10)</span>
<span class='text_page_counter'>(11)</span>