Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Mở rộng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN
-------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG MINH

MỞ RỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01

Long An, tháng 05 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN
-------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG MINH

MỞ RỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH TIỀN GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN

Long An, tháng 05 năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận vănnày là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.Các số
liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí khoa
học và cơng trình nào khác.
Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Hoàng Minh


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tác giả đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Mở rộng dịch vụ ngân hàng tại
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang”.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) trường Đại học Kinh

Tế Công Nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho tơi
trong q trình học tập tại trường. Đồng thời, tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thầy
PGS.TS.Nguyễn Đăng Dờn đã nhiệt tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện, động viên và
giúp đỡ tác giả trong cả quá trình nghiên cứu này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Agribank Tiền Giang; các anh, chị,
em và gia đình đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tác giả rất nhiều để có thể hoàn thành
luận vănnày.
Mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn luận
văn này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận
được những ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo và các bạn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Hoàng Minh


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT

Dịch vụ ngân hàng đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh
tế nhờ những tiện ích, sự nhanh chóng, chính xác của các giao dịch. Dịch vụ ngân hàng
chính là giải pháp cho thanh tốn hiện đại, cạnh tranh về chi phí và chất lượng dịch vụ.
Dịch vụ ngân hàng chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Sự mới mẻ của dịch vụ cùng sự non trẻ về kinh nghiệm, nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ
chưa cao khiến việc ứng dụng các dịch vụ chưa đa dạng, hoàn thiện và mở rộng, việc
chiếm lĩnh thị trường trở nên khốc liệt hơn. Đồng thời, đây cũng là vũ khí cạnh tranh
chiến lược của các ngân hàng, cơng cụ hỗ trợ đắc lực và cần thiết mà ngân hàng cần
nắm bắt, vận dụng sáng tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong môi

trường cạnh tranh khốc liệt này. Trong phạm vi nghiên cứu hẹp của luận văn, giới hạn
trong phạm vi Agribank Tiền Giang, luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề chủ
yếu:
-

Thứ nhất, hệ thống lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại và sản phẩm dịch vụ

ngân hàng của ngân hàng thương mại;
-

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng

nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang, qua đó chỉ ra các
mặt đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân;
-

Cuối cùng, đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng sản phẩm dịch vụ

ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Tiền Giang thời gian tới./.


iv

ABSTRACT

Banking services bring many benefits to customers, banks and economy thanks
to the convenience, speed and accuracy of transactions. Banking is the solution for
modern payment, competing in cost and service quality. Banking service occupies an
important position in banking business. The newness of the service and the immaturity

of experience, limited capital, low technology make the application of services less
diverse, complete and expanded, and the market dominance becomes more fierce. At the
same time, this is also a strategic weapon of competition, effective and necessary
support tools that banks need to capture and apply creatively to improve business
performance in a competitive environment. This fierce competition, Within the narrow
research scope of the thesis, limited to Agribank Tien Giang, the thesis focused on
solving the following major issues:
-

Firstly, the basic reasoning system about commercial banks and banking

products and services of commercial banks;
-

Secondly, analyzing and assessing the situation of expanding banking services at

Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Tien Giang Branch, thereby
pointing out the achieved areas, the limitations and reason;
-

Finally, proposing solutions and recommendations to expand banking products

and services at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Tien Giang
Branch in the coming time./.


v

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................... .....i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................... ii
NỘI DUNG TÓM TẮT................................................................................................................... iii
ABSTRACT....................................................................................................................................... iv
MỤC LỤC..................................................................................................................................... .....v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU……………………………………………………… .ix
DANH MỤC HÌNH VẼ……………………………………………………………......x
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU.............................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................ 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................................................. 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................................ 2
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......................................................................................................... 2
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại........................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại................................................................................. 4
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại........................................................................ 4
1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng thương mại................................................................. 6
1.2. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại................................. .9
1.2.1. Khái niệm.......................................................................................................................... .9
1.2.2. Phân loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng.................................................................... .10
1.2.3. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ ngân hàng................................................................... .16


vi

1.3. Mở rộng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại.......................18
1.3.1. Khái niệm........................................................................................................................ .18
1.3.2. Tiêu chí đánh giá việc mở rộng sản phẩm dịch vụ ngân hàng............................ .20
1.3.3. Vai trò của việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng....................................... 23
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................................. .31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
TIỀN GIANG................................................................................................................................. .32
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang........................................................................................................ .32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................................. .32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận............................................................ .33
2.1.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng.......................... .36
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh................................................................................... .40
2.2. Thực trạng về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang........................................................... .41
2.2.1. Nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn................................................................... .42
2.2.2. Nhóm cung ứng tín dụng............................................................................................. .46
2.2.3. Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán và ngân quỹ................................................... 48
2.2.4. Các sản phẩm dịch vụ khác.......................................................................................... 51
2.3. Đánh giá chung hoạt động mở rộng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền
Giang........................................................................................................................................ .53
2.3.1. Những mặt đạt được..................................................................................................... .53
2.3.2. Hạn chế tồn tại................................................................................................................ 55
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................................... .55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................................. .57


vii

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH TIỀN GIANG............................................................................................................... .58
3.1. Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ tại ngân hàng Nơng nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam và của Chi nhánh Tiền Giang........................... .58
3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trong thời gian tới............................ .58
3.1.2. Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ tại ngân hàng Nơng nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang.................................... .59
3.2. Giải pháp mở rộng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang................................................. .62
3.2.1. Đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm........................................................................... .62
3.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại................. .63
3.2.3. Đa dạng hóa, phát triển nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng................................ .64
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực ngân hàng....................................................................... .65
3.2.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng................................................................ .67
3.2.6. Hoàn thiện kỹ năng quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử.............69
3.2.7. Nâng cao khả năng nhận thức và sự hợp tác của khách hàng.............................. 70
3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................................... .71
3.3.1. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam..................71
3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tiền Giang..............72
3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.............................................................. .73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................................. .75
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 77


viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

1

2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14


15


ix

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Thứ tự

Bảng 1.1

Ma trận

Bảng 2.1

Tình hì

Bảng 2.2

Tình hì

Bảng 2.3

Tình hì

Bảng 2.4

Cơ cấu
Doanh

Bảng 2.5

TiềnGi

Bảng 2.6

Doanh
Doanh


Bảng 2.7

đoạn 2

Bảng 2.8

Các sản


x

DANH MỤC HÌNH VẼ
Thứ tự
Hình 1.1

Các hoạt

Hình 1.2

Các nghi

Hình 2.1

Cơ cấu tổ

Hình 2.2

Cơ cấu n



1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Năng lực cạnh tranh và quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa
bàn Tiền Giang ngày càng mở rộng và phát triển đi lên với hàng lọat các NHTMCP
mới ra đời, theo đó các dịch vụ ngân hàng cũng được đa dạng hố, hồn thiện và
phát triển hơn. Sản phẩm d ịch vụ ngân hàngđược hầu hết các ngân hàng thương mại
quan tâm phát triển, đặc biệt là các NHTM đã tạo ra sự khác biệt trong các sản phẩm
dịch vụ cung ứng. Thông qua các dịch vụ ngân hàng các NHTM khẳng định được
thương hiệu và phát triển về công nghệ. Điều này đòi hỏi mỗi NHTM trên địa bàn
phải ln hồn thiện về sản phẩm dịch vụ của mình để đáp ứng tốt nhu cầu của
khách hàng.
Với mục tiêu bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả
năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, hiện đại đáp ứng
được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng
thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam chi nhánh Tiền Giang luôn hướng tới khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng bằng những sản phẩm dịch vụ có chất lượng và tiện ích tốt hơn, với các biện
pháp thực hiện là coi trọng nghiên cứu phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp thu ý
kiến của khách hàng, khơng ngừng cải tiến, hồn thiện hệ thống quản lý chất lượng,
nâng cao sức cạnh tranh, nhằm cung ứng cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ
có chất lượng cao, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho
khách hàng.
Để đạt được mục tiêu trên, việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có
chất lượng cao giúp Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang phát
triển ổn định, khẳng định vị thế, thương hiệu của mình trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế là vấn đề cần thiết, xuất phát từ đó,tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Mở rộng dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và


2
phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang” làm đề tài luận văn thạc
sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính Ngân hàng.
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang. Qua việc tìm
hiểu những kết quả đạt được cũng như những hạn chế tác giả đề ra giải pháp nhằm
mở rộng dịch vụ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi
nhánh Tiền Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề đạt được mục đích trên thì đề tài cần phải có những mục tiêu cụ thể như
sau:
9 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NHTM và dịch vụ NHTM
9 Phân tích thực trạng các SPDVNH tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn chi nhánh Tiền Giang.
9 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng dịch vụ ngân hàng tại Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang thời gian tới.
3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Mở rộng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại và thực tiễn

tại Agribank Tiền Giang.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về không gian: Tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
-Chi nhánh Tiền Giang.
Về thời gian: Giai đoạn 2016 – 2019.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Thực trạng SPDVNH tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn chi nhánh Tiền Giangnhư thế nào? Những kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân?


3
Câu hỏi 2: Cần đưa ra giải pháp gì nhằm mở rộng dịch vụ ngân hàng tại
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang thời
gian tới?
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp định tính cụ thể bao gồm các phương pháp
sau:
-

Kế thừa lý luận cơ bản từ sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng của giảng

viên.
-

Thu thập thông tin từ báo cáo tổng kết của Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi

nhánh Tiền Giang, của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi
nhánh Tiền Giang.
-


Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, tiếp cận sản phẩm dịch vụ của các NHTM

khác trên địa bàn tỉnh nhằm tìm hiểu và đề ra những giải pháp hữu ích giúp nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ.
-

Ngồi ra cịn tham khảo thêm những tài liệu có liên quan từ các số liệu báo

cáo thống kê, báo cáo hoạt động kinh doanh của ngành, của các tổ chức KT-XH có
liên quan; sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành.


4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
1.1. Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thươngmại
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội Nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam thơng qua ngày 16 tháng 06 năm 2010, định nghĩa về NHTM như sau:
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục
tiêu lợi nhuận”. [21]
Như vậy, có thể hiểu NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vựctiền tệ với các hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch
vụ thanh tốn qua tài khoản và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy
định pháp luật nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại [2]

Hình 1.1. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM

Chức năng trung gian tín dụng

Hoạt động huy
động vốn

- Vốn chủ sở hữu
- Tiền gửi tiết kiệm
- Tiền gửi giao dịch
- Phát hành chứng khoán
- Vay các NH khác
- Hoạt động khác

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


5
Chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của
một NHTM, chức năng này khơng những cho thấy bản chất của NHTM mà cịn cho
thấy nhiệm vụ chính yếu của NHTM. Trong chức năng này - NHTM đóng vai trị là
người trung gian đứng ra tập trung, huy động nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi
trong nền kinh tế (bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của
các đơn vị, tổ chức kinh tế...) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín
dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và
nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Thông qua chức năng này, nhờ nguồn vốn lớn và
luân chuyển liên tục sẽ góp phần quan rọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát
triển.
Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh tốn là chức

năng quan trọng, khơng những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy
tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của NHTM. NHTM đứng ra làm trung gian để
thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua,
người bán... để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau. Thực hiện
chức năng trung gian thanh toán, NHTM trở thành người thủ quỹ vàlà trung tâm
thanh toán của xã hội. Nhờ thực hiện chức năng này, cho phép làm giảm bớt khối
lượng tiền mặt lưu hành, tăng khối lượng thanh toán chuyển khoản, làm giảm bớt
chi phí cho xã hội về in tiền, bảo quản, vận chuyển tiền tệ, tiết kiệm chiều chi phí về
giao dịch thanh toán... Nhờ chức năng này mà hệ thống NHTM góp phần đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển Tiền - Hàng, qua đó các mối quan hệ kinh tế - xã hội được thực
hiện cả trên bình diện quốc nội lẫn trên bình diện quốc tế. Điều này khơng những
chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trong nước phát triển, màcòn thúc
đẩy các quan hệ kinh tế thương mại và tài chính tín dụng quốc tế phát triển.
Chức năng cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
đó là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của nó mới có thể thực
hiện được một cách trọn vẹn và đầy đủ. Các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân
hàng không những cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng mà còn
hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng thứ nhất và


6
thứ hai của NHTM. Một số hoạt động cụ thể trong chức năng này có thể kể đến như
các dịch vụ về ngân quỹ, kiều hối, chuyển tiền nhanh, ủy thác, tư vấn đầu tư, dịch
vụ ngân hàng (E-banking),…
Đây là ba chức năng cơ bản của một NHTM, giữa chúng có mối quan hệ hữu
cơ chặt chẽ, vì vậy địi hỏi sự định hướng hoạt động của một NHTM phải được xây
dựng theo cách trải đều trên tất cả các chức năng này nhưng vẫn phải đảm bảo được
tính đồng bộ. Nếu một NHTM hoạt động trên nền tảng quá chú trọng vào một chức
năng mà xem nhẹ các chức năng khác sẽ dẫn đến hệ quả là hoạt động của NHTM
này sẽ ngày càng trở nên đơn điệu, thiếu tính phối hợp và hiệu quả mang lại chắc

chắn sẽ không cao. Nếu các NHTM đều chú trọng tất cả các chức năng và nhiệm vụ
của mình, thì khơng những làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tỷ suất
lợi nhuận cao hơn, mà cịn có khả năng phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng. Phối hợp hài hòa và coi trọng các chức năng này thì các NHTM sẽ có cơ
hội đứng vững hơn trong cuộc chạy đua trên thị trường. [2]
1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng thương mại [2]
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động kinh doanh cơ bản và
thường xuyên của các NHTM vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho
NHTM. NHTM được huy động vốn dưới những hình thức:
Nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá: Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền
của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền
gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các
hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho
người gửi tiền theo thỏa thuận để huy động vốn trong nước và nước ngoài theo quy
định của NHNN Việt Nam và quy định của pháp luật.
Vay vốn của NHNN Việt Nam dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của
Luật NHNN Việt Nam. Vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước
ngồi theo quy định của pháp luật.


7
Hình 1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại
Các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM

Nghiệp vụ sử
dụng vốn

Nghiệp vụ huy
động vốn


Nguồn vốn phátsinh

Nguồn vốn quản lý
và huyđộng
Nguồn vốn đivay

Trả tiền gửi, tiền vay, chi
phí hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận

Cho vay
Chiếtkhấu
Đầu tư, liêndoanh

Thu lãi tiền vay, tiền
đầu tư, liên doanh

dịch vụ ngân hàng

Dịch vụ trunggian
Dịch v ụ kinh doanh
vàng bạc, ngoạitệ
Dịch vụ nhận ủythác

Thu hoa hồng từ các
dịch vụ trung ian

Tổng chi phí


Nghiệp v ụ trung gian,
dịch vụ ngân hàng

Lợi nhuận ròng

Các quỹ ngân hàng

trước thuế

Thuế thu nhập

Nghiệp vụ trung gian,

Nguồn: Nguyễn Đăng Dờn, 2016 [1]
1.1.3.2. Hoạt động cấp tín dụng
Hoạt động tín dụng cũng là một hoạt động cơ bản của NHTM, đồng thời đây
chính là hoạt động cung cấp một khối lượng vốn khổng lồ cho nền kinh tế.NHTM
được phép cấp tín dụng dưới những hình thức sau đây:
-

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết

giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
-

Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác:

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy địi các cơng cụ

chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh
toán. Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá
khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.


8
-

Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam

kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hồn trả cho tổ chức tín dụng theo
thỏa thuận. Phát hành thẻ tín dụng là việc ngân hàng thực hiện cho vay thơng qua
nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế.
-

Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế: là hình thức cấp tín dụng

cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thơng qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy
đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hố, cung ứng dịchvụ.
-

Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN Việt Nam chấp

thuận. 1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
-

Dịch vụ cung ứng các phương tiện thanh toán;


Dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm; séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu,

ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
-

Dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;

-

Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ các các tổ chức và cá nhân;

-

Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng;

-

Các sản phẩm khác như tư vấn tài chính, giữ hộ tài sản, thanh toán séc...

1.1.3.4. Các hoạt động khác
Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; Mở tài khoản tiền gửi tại NHNN
Việt Nam; Mở tài khoản thanh toán tại TCTD khác; Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản
thanh toán ở nước ngồi theo quy định của pháp luật về ngoạihối.
Góp vốn đầu tư, mua cổ phần của doanh nghiệp, TCTD khác từ nguồn vốn
tự có. Tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán cơng cụ chuyển nhượng, trái
phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN Việt Nam và các giấy tờ có giá
khác trên thị trường tiền tệ.
Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi
suất, tiền tệ và tài sản tài chính khác theo văn bản chấp thuận của NHNN Việt



9
Nam và quy định của pháp luật. Được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh
vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo
quy định của NHNN ViệtNam. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán: tổ
chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia; tham
gia hệ thống thanh toán quốc tế.
Các hoạt động khác của NHTM: Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng,
tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an tồn; Tư vấn tài
chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn
đầu tư; Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp theo quy địnhcủa
pháp luật; Cung cấp dịch vụ môi giới tiền tệ; Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng
và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo văn bản
chấp thuận của NHNN Việt Nam và các quy định của pháp luật.
1.2. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại [2]
1.2.1. Khái niệm
Cho đến nay, khái niệm dịch vụ ngân hàng chưa được định nghĩa một cách cụ
thể, mỗi quốc gia đều có những cách hiểu khác nhau về dịch vụ ngân hàng.
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO cũng không nêu
khái niệm dịch vụ mà thay vào đó là liệt kê dịch vụ thành 12 ngành lớn. Mỗi ngành
lớn lại được chia ra các phân ngành nhỏ (55 phân ngành) và mỗi phân ngành lại liệt
kê các hoạt động dịch vụ cụ thể chi tiết (155 phân ngành). Các dịch vụ ngân hàng,
theo GATS, là: nhận tiền gửi, cho vay, cho thuê tài chính, chuyển tiền và thanh toán
thẻ, séc,… bảo lãnh và cam kết, mua bán các cơng cụ thị trường tài chính, phát hành
chứng khốn, mơi giới tiền tệ, quản lý tài sản, dịch vụ thanh toán và bù trừ, cung cấp
và chuyển giao thơng tin tài chính, dịch vụ tư vấn, trung gian và hỗ trợ về tài chính.
Đây là những cơ sở thích hợp cho việc xúc tiến đàm phán nhằm mở cửa thị trường
dịch vụ quốc tế.
Ở nước ta, đến nay vẫn chưa có sự minh định rõ ràng về dịch vụ N H , khơng

ít quan điểm cho rằng: dịch vụ ngân hàng không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và
các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính
(như cho vay, huy động tiền gửi…) mà chỉ những hoạt động không


10
thuộc nội dung nói trên mới gọi là dịch vụ ngân hàng. Một số khác lại cho rằng tất
cả hoạt động ngân hàng phục vụ cho doanh nghiệp và công chúng đều là dịch vụ
ngân hàng.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng do Quốc Hội Việt Nam ban hành năm 2010,
dịch vụ ngân hàng cũng không được định nghĩa và giải thích cụ thể.Tại khoản 12,
điều 20 thì hoạt động ngân hàng và dịch vụ NH bao hàm cả 3 nội dung: nhận tiền
gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, nhưng đâu là kinh
doanh tiền tệ và đâu là dịch vụ NH thì vẫn chưa được phân định rõ ràng. Hiện nay ở
Việt Nam vẫn chưa có sự thống nhất về cách định nghĩa cũng như danh mục các chỉ
tiêu về dịch vụ ngân hàng trong các văn bản luật. Tuy nhiên, Hiệp định thương mại
Việt Nam–Hoa Kỳ và Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) đã được xây
dựng trên các nguyên tắc chuẩn mực của WTO nên hầu như các nội dung và phương
pháp phân loại dịch vụ tài chính (trong đó có dịch vụ NH) tương tự như WTO.
Kết hợp với thực tế cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại các NHTM Việt Nam,
tác giả thống nhất cách hiểu về dịch vụ NH như sau: Dịch vụ n gân hàng là tồn bộ
hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối…của hệ thống ngân hàng cung ứng
cho nền kinh tế.
1.2.2. Phân loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Nhu cầu xã hội ngày càng cao, sản phẩm dịch vụ ngân hàng (SPDVNH) ngày
càng phát triển đa dạng. Vì vậy, rất khó để thống kê tồn bộ các SPDVNH. Sự phân
loại tuỳ thuộc vào đặc điểm, chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng nhưng về cơ
bản thì sản phẩm dịch vụ ngân hàng bao gồm những loại chính như: Huy động vốn,
sử dụng vốn - tín dụng, dịch vụ thanh toán, và các dịch vụ khác.
1.2.2.1. Huy động vốn

Một trong những chức năng quan trọng của NHTM là huy động vốn để cho
vay và đầu tư. Để huyđộng được nguồn vốn cần thiết, các NHTM cung cấp hàng
loạt các loại dịch vụ huy động vốn như sau:
Tiền gửi thanh tốn (khơng kỳ hạn): Là loại tiền gửi hồn tồn theo nguyên
tắc khả dụng, nghĩa là người gửi tiền có quyền rút tiền vào bất cứ lúc nào họ muốn,


11
do đó lãi suất thường rất thấp hoặc khơng có lãi. Khách hàng lựa chọn tiền gửi theo
hình thức này vì mục đích đảm bảo an tồn về tài sản và tính tiện ích trong việc thực
hiện các giao dịch thanh tốn, giải quyết cơng nợ qua ngân hàng (NH).
Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian rút tiền giữa
KH và NH. Do đó NH có thể dự báo được khi nào KH sẽ sử dụng ngân quỹ trong
tương lai. Tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định tuỳ theo kỳ hạn gửi và số
tiền gửi. Lãi suất mà NH áp dụng cho tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn nhiều so
với tiền gửi thanh tóan.
Tiền gửi tiết kiệm: Là loại tiền gửi để dành của tầng lớp dân cư, được gửi vào
NH để hưởng lãi, bao gồm hai loại: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của dân cư và
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư. Khi gửi tiền vào ngân hàng, người gửi tiền
được ngân hàng cấp cho một sổ dùng để ghi nhận những khoản tiền gửi vào và tiền
rút ra. Quyển sổ này đồng thời có giá trị như một chứng thư xác nhận về khoản tiền
đã gửi. Ngân hàng không cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán cho KH gửi
tiền tiết kiệm.
Ngồi ra, cịn có các nguồn huy động khác như: nguồn ủy thác của các Tổ
chức quốc tế và nguồn tiền đang chuyển.
1.2.2.2. Sử dụng vốn – nhóm dịch vụ tín dụng
Một trong những hoạt động quan trọng nhất của NH là làm thế nào để sử
dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Việc sử dụng vốn có thể được thực hiện theo
các hình thức sau: cấp tín dụng và đầu tư.
Cấp tín dụng

Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một
khoản tiền với ngun tắc có hồn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho
thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng. Trong đó bảo lãnh ngân hàng là ngoại bảng (sẽ
được nói rõ ở phần khác), cịn các nghiệp vụ cấp tín dụng mà sử dụng vốn bao gồm
những dịch vụ chủ yếu sau:
+

Cho vay: Là một loại hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng (tổ chức

tín dụng) chuyển giao cho khách hàng (người đi vay) một khoản tiền, khách hàng
cam kết khi đến hạn thanh tốn sẽ hồn trả vơ điều kiện cho ngân hàng một lượng


12
giá trị tiền lớn hơn giá trị tiền gốc ban đầu mà ngân hàng đã chuyển giao (bao gồm
gốc và lãi).
Có nhiều loại cho vay tuỳ vào cách phân loại:
9
9

Căn cứ vào thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: vay sản xuất kinh doanh, xuất nhập

khẩu, tiêu dùng, du học…
9

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: cho vay có đảm bảo tiền vay

và khơng có đảm bảo tiền vay…

+

Chiết khấu: là hình thức cấp tín dụng mà qua đó NH mua lại thương phiếu

và các giấy tờ có giá ngắn hạn mà chưa đến hạn của các tổ chức, cá nhân và có thể
tái chiết khấu các thương phiếu và giấy tờ có giá từ ngân hàng khác. Đây là nghiệp
vụ được ưa chuộng khơng những đối với KH mà cịn cả đối với ngân hàng vì đây là
nghiệp vụ cho vay có đảm bảo bằng chứng từ có giá, rủi ro tín dụng ở mức độ thấp.
+

Cho thuê tài chính: Là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở

hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với KH th, theo
đó bên cho th chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên đi thuê sử sụng.
Khi kết thúc thời hạn thuê, KH mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều
kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn cho thuê, các bên không
được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng.
Đầu tư
Bên cạnh hoạt động chính là cho vay để tăng thêm thu nhập và phân tán rủi
ro các NHTM đã biết sử dụng một phần nguồn vốn kinh doanh của mình cho những
khoản mục đầu tư sinh lời khác như đầu tư vào các khoản chứng khốn, bao gồm
các loại chứng khốn do chính phủ và các công ty phát hành.
+

Đầu tư trực tiếp: NHTM đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp, công

thương nghiệp thông qua việc hùn hạp liên doanh, liên kết, thành lập công ty con
hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu sang lập để tham gia Hội đồng
quản trị công ty và để phân chia lợi nhuận.



×