Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.78 KB, 50 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề 1 ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012 Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. 1. Trong những câu sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn. A. Mùa xuân, hoa mai vàng nở rộ. B. Chim én về theo mùa gặt. C. Tôi đi học còn mẹ đi làm. D. Ngày mai, Nam đi Hà Nội. 2. Câu thơ: “Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.” đã sử dụng phép tu từ: A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. 3. Bài “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại nào? A. Thơ B. Kí C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết 4. Dòng nào nói đúng tâm trạng của thầy Ha-men trong “Buổi học cuối cùng”? A. Đau đớn, xúc động. B. Bình tĩnh, tự tin.. C. Bình thường như những buổi học khác. D. Tức tối, căm phẫn. 5. Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì? A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc lấy vạ vào thân. B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân. C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân. D. Ở đời phải biết trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân. 6. Câu thơ sau thuộc kiểu Ẩn dụ nào : “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. A. Ẩn dụ hình thức. B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác . C. Ẩn dụ cách thức. D. Ẩn dụ phẩm chất ..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 7. Bức thư của thủ lĩnh Xi-at-tơn trong văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã phê phán gay gắt những hành động và thái độ gì của người da trắng đối với người da đỏ thời đó? A. Tàn sát những người da đỏ. B. Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ.. C. Xâm lược các dân tộc khác. D. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống.. 8. Kết luận nào chưa chính xác khi muốn làm văn miêu tả? A. Xác định được đối tượng miêu tả. B. Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. C. Chọn ngôi kể phù hợp. D. Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. Phần II : Tự luận (8 điểm) Câu 1 : (1điểm) Thế nào là câu trần thuật đơn ? Đặt một câu trần thuật đơn ? Câu 2 : (2điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.” (“Đêm nay Bác không ngủ” - Minh Huệ) Câu 3 : (5điểm) Viết bài văn tả lại niềm vui hạnh phúc của người bạn thân khi vừa làm được một việc tốt..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐÁP ÁN ĐỀ 1 CHẤM THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012 Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất mỗi câu đúng cho 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C B A C B D C Phần 2 : Tự luận. Câu 1: (1điểm) Nêu khái niệm câu trần thuật đơn (0,5 điểm) Đặt câu trần thuật đớn đúng (0,5 điểm) Câu 2: (2điểm) Những câu thơ trên là dòng cảm nghĩ và tâm trạng của anh đội viên về hình ảnh Bác Hồ trong một đêm không ngủ trong chiến dịch Biên giới năm 1950. Trong chiến dịch này Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Chứng kiến từng cử chỉ, việc làm, hành động ân cần chu đáo của Bác Hồ với bộ đội và dân công, anh đội viên “mơ màng” như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm áp. Anh đội viên cảm nhận Bác Hồ hiện lên vừa thiêng liêng, lớn lao, đẹp đẽ như ông tiên trong cổ tích vừa gần gũi, thân thương. Hình ảnh so sánh: “Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” làm nổi bật tình yêu thương bao la của Bác với bộ đội và dân công trong đêm mưa rừngViệt Bắc, tình yêu thương của Bác ấm áp hơn ngọn lửa hồng. Những câu thơ trên còn giúp ta cảm nhận tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. * Cho ®iÓm: - Cho 1,5 - 2,0 điểm : Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế. - Cho 0,75 - 1,25 điểm : Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc, tinh tế. - Cho 0,25 - 0,5 điểm : Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu 3 : (điểm) 1. Mở bài : (0,5 điểm) Yêu cầu: Giới thiệu về người bạn thân và tình cảm của mình với bạn. Cho điểm : Đảm bảo yêu cầu cho 0,5 điểm Thiếu hoặc sai không cho điểm. 2. Thân bài : (4điểm) * Yêu cầu: Bằng sự quan sát, liên tưởng, so sánh và nhận xét tả lại niềm vui, hạnh phúc của người bạn thân trong tình huống cụ thể: Lúc làm được việc tốt..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chú ý tả những biểu hiện của nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động, ứng xử ...của người bạn theo một trình tự hợp lí. * Cho điểm: - Cho 3,5-4,0 điểm : Bài viết được trình bày theo một trình tự hợp lí, thể hiện sự quan sát tinh tế, liên tưởng, so sánh độc đáo, mạch văn trôi chảy, mạch lạc, cảm xúc làm nổi bật niềm hạnh phúc của người bạn khi làm được việc tốt. Mắc không quá 2 lỗi dùng từ, đặt câu. - Cho 2,5-3,25 điểm : Bài viết được trình bày theo một trình tự tương đối hợp lí, thể hiện sự quan sát tinh tế, biết liên tưởng, so sánh, đồng thời phải làm nổi bật làm nổi bật niềm hạnh phúc của người bạn khi làm được việc tốt. Lời văn gọn, rõ, cảm xúc, mắc không quá 5 lỗi. - Cho 1,5 – 2,25 điểm : Bài viết đảm bảo ý theo yêu cầu. Tuy nhiên các nét cảnh còn mờ nhạt, liên tưởng hoặc sử dụng hình ảnh so sánh còn gượng ép, chưa tự nhiên,chưa hợp lý. - Cho 0,5 – 1,25 điểm : Bài viết có ý chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. 3. Kết bài : (0,5 điểm) * Yêu cầu: Nêu ấn tượng, cảm nghĩ của em về bạn. * Cho điểm: - 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu. - 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn Đề 3 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I- Trắc nghiệm (2,0 điểm) Trả lời bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Câu thơ “ Ngày Huế đổ máu” sử dụng phép tu từ gì? A. Nhân hóa B. Hoán dụ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 2. Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của 3 câu thơ cuối bài “Đêm nay Bác không ngủ” ? Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ. B. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước. C. Đó chính là lẽ sống: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác. D. Là Hồ Chí Minh thì không còn thời gian để ngủ..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 3. Bài văn Vượt thác muốn làm nổi bật điều gì? A. Cảnh vượt thác. B. Vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ. C. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động chinh phục thiên nhiên. D. Cảnh dòng sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau, tập trung vào cảnh vượt thác. Câu 4. Qua văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê, khi nghe thầy thông báo đây là Buổi học cuối cùng tâm trạng cậu bé Phrăng diễn ra như thế nào? A. Vui mừng phấn khởi B. Choáng váng, nuối tiếc, ân hận C. Tỏ ra buồn bã D. Ngạc nhiên, đau đớn. Câu 5. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà Mau là gì? A. Tả cảnh sông nước B. Tả cảnh quan vùng cực nam của Tổ quốc C. Tả cảnh sông nước miền Trung. D. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người. Câu 6. Hình ảnh Lượm được tập trung miêu tả ở đặc điểm nào? A. Trang phục, hành động B. Ăn mặc, cử chỉ, hành động C. Dáng vẻ, trang phục, cử chỉ D. Lời nói, cử chỉ. Câu 7. Khi viết văn miêu tả cần chú trọng rèn luyện thao tác nào nhất? A. Hư cấu B. Xây dựng nhân vật C. Xây dựng cốt truyện D. Quan sát, tưởng tượng, so sánh. Câu 8. Trong văn tả người, chi tiết nào được coi là phần quan trọng ở phần thân bài? A. Miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói … của đối tượng B. Miêu tả tỉ mỉ, chi tiết quần áo, giầy dép… của đối tượng C. Miêu tả tỉ mỉ chi tiết các sở thích của đối tượng D. Miêu tả tỉ mỉ chi tiết nghề nghiệp của đối tượng Phần II- Tự luận (8,0 điểm) Câu 1(1điểm): Nêu đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là ? Đặt một câu trần thuật đơn có từ là và cho biết thuộc kiểu nào ? Câu 2 (2điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” (Cây tre Việt Nam,Thép Mới) Câu 3( 5điểm) Miêu tả hình ảnh mẹ (cha) khi em làm việc tốt. …………………………….
<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHÒNG GD&ĐT HẢI HẬU TRƯỜNG THCS HẢI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I- Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1 2 3 Đáp án B D C. 4 B. 5 A. 6 C. 7 D. 8 A.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Phần II- Tự luận (8,0 điểm) Câu 1(1,0điểm) : - Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là + Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ) … cũng có thể làm vị ngữ. + Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải. (0,5 điểm) - Lấy ví dụ về câu trần thuật đơn có từ là (0,25 điểm) - Chỉ đúng kiểu câu trần thuật đơn có từ là (0,25 điểm) Câu 2 (2,0điểm) Yêu cầu: -Đoạn văn trên trích trong văn bản Cây tre Việt Nam của tác giả Thép Mới, đoạn văn cho thấy tre đã gắn bó với con người trong chiến đấu. - Suốt chín năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp tre đã đứng lên, thật sự chiến đấu như người. Không còn là nghệ thuật nhân hóa thông thường mà đã là sự hóa thân kỳ diệu. Tre biến thành người trong cuộc chiến đấu và chiến thắng thần kỳ. Đoạn văn đã sử dụng phép điệp từ, điệp ngữ rất đặc sắc làm nổi bật sự anh dũng kiên cường của cây tre, đồng thời tác giả còn sử dụng hàng loạt những động từ chỉ hành động để nói về sự cống hiến, sự hy sinh cao cả dũng cảm của cây tre: Chống, xung phong, giữ, hy sinh… - Để ca ngợi công lao, phẩm chất tốt đẹp của cây tre, tác giả đã tôn vinh cây tre bằng những danh hiệu cao quý qua cách sử dụng nối điệp kiểu câu: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!. Thực tế trong lịch sử xa xưa tre đã từng là vũ khí hiệu nghiệm trong tay người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân. -Qua đoạn trích trên với âm hưởng sôi nổi, hào hùng trong cách ngắt vế câu bằng những dấu phẩy kết hợp nhân hóa đã khắc họa được những phẩm chất đẹp đẽ của cây tre. Tre mãi mãi là biểu tượng cao quý của dân tộc Việt Nam. Cho điểm: - Cho 1,5-2,0 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế. - Cho 0,75-1,25 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc tinh tế. - Cho 0,25-0,5 điểm: Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu 3( 5,0điểm) 1. Mở bài: (0,5điểm) * Yêu cầu: Giới thiệu khái quát đối tượng miêu tả: Mẹ hoặc cha rất vui khi em làm việc tốt. * Cho điểm:.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu - 0điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn 2. Thân bài: (4điểm) * Yêu cầu - Kể lại việc tốt em đã làm - Miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha khi em làm việc tốt Có thể chọn miêu tả các chi tiết chính như: Hình dáng, hành động, cử chỉ, việc làm, tình cảm, quan hệ với người xung quanh… * Cho điểm: - Cho 3,5-4,0 điểm: Bài viết được trình bày theo một trình tự hợp lý, thể hiện sự quan sát tinh tế, liên tưởng, so sánh độc đáo, đồng thời phải làm nổi bật được hình ảnh của mẹ hoặc cha rất vui khi em làm việc tốt, tâm trạng của mình khi nhìn thấy cha(mẹ) vui. - Cho 2,5 đến 3,25 điểm: Bài viết được trình bày theo một trình tự tương đối hợp lý, thể hiện sự quan sát tinh tế, liên tưởng, so sánh độc đáo, đồng thời phải làm nổi bật được hình ảnh của mẹ hoặc cha rất vui khi em làm việc tốt, tâm trạng của mình khi nhìn thấy cha(mẹ) vui. - Cho 1,5-2,25 điểm: Bài viết đảm bảo ý theo yêu cầu. Tuy nhiên các chi tiết miêu tả còn mờ nhạt, liên tưởng hoặc hình ảnh so sánh còn gượng ép, chưa tự nhiên, chưa hợp lý. - Cho 0,5- 1,25 điểm: bài viết có ý chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. 3. Kết bài: * Yêu cầu: Cảm nghĩ chung về mẹ (cha), thấm hứa với chính mình. * Cho điểm 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu - 0điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn Chú ý: 1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giảm khảo linh hoạt cho điểm thích hợp. 2. Sau khi cộng điểm toàn bài nếu mắc từ 6 đến 10 lỗi câu, chính tả trừ 0,5 điểm. Nếu mắc từ 11 lỗi trở lên trừ 1 điểm. 3. Chỉ để điểm lẻ phần thập phân ở cả bài thi ở mức 0,5 điểm ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> NĂM HỌC 2011-2012 Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài 90 phút (Không kể thời gian phát đề). Môn Ngữ Văn lớp 6 PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Câu nào ghi lại chính xác lời Dế Choắt nói với Dế Mèn ? A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân. B. Ở đời không cẩn thận nói năng, nếu không sớm muộn cũng sẽ mang vạ vào mình. C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Câu 2: Truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 3: Vị trí quan sát của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” ở đâu ? A. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch. B. Từ trên cao bao quát toàn cảnh. C. Tại một địa điểm nhất định. D. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch. Câu 4: Cảnh mặt trời mọc trên biển trong văn bản Cô Tô được tả như thế nào ? A. Dịu dàng và bình lặng. B. Rực rỡ và tráng lệ. C. Duyên dáng và mềm mại. D. Hùng vĩ và lẫm liệt. Câu 5: Hai câu thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ gì? “Vì sao ? Trái đất nặng ân tình. Hát mãi tên người Hồ Chí Minh” A. So sánh Nhân hoá. B. Ẩn dụ. C. Hoán dụ. D.. Câu 6: Cụm từ “chẳng bao lâu” trong câu: “Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần nào dưới đây ? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ. D. Phụ ngữ..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 7: Muốn tả người cần phải làm gì ? A. Quan sát, lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần miêu tả theo thứ tự. B. Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần tả. C. Chỉ cần nói đến những tình cảm của mình về đối tượng cần tả. D. Chỉ cần tái hiện được nét tính cách nào đó về đối tượng cần tả. Câu 8: Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ? A. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí. B. Em bị ốm không đến lớp học được. C. Em muốn vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng.. PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm) : Câu 1: (1 điểm) Thế nào là câu trần thuật đơn ? Lấy ví dụ và chỉ ra mục đích nói của câu đó? Câu 2: (2,5 điểm) Cảm nhận khổ thơ sau: “ Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) Câu 3: (4,5 điểm) Tả cảnh quê hương trong một buổi sáng mùa xuân đẹp trời? BÀI LÀM. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN: NGỮ VĂN 6.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) * Yêu cầu: Khoanh đúng các chữ cái trong các câu như sau: Câu số. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Đáp án. C. A. A. B. B. C. A. D. * Cho điểm: Mỗi câu khoanh đúng cho 0,25 điểm, khoanh sai hoặc khoanh thừa cho 0 điểm. Phần II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) - Nêu đúng khái niệm được 0,5 điểm - Lấy được ví dụ 0,25 điểm, chỉ ra được mục đích nói 0,25 điểm. Câu 2: (2,5 điểm) * Yêu cầu: Cảm nhận được: Đây là đoạn kết của bài thơ bộc lộ sự vỡ lẽ của nhà thơ trước sự kiện “Đêm nay Bác không ngủ”. Thì ra Bác đã không ngủ vì thương bộ đội, dân công và còn “Vì một lẽ thường tình – Bác là Hồ Chí Minh”, là một lãnh tụ có tình yêu thương bao la, “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Lý lẽ lời thơ thật mộc mạc, bình dị mà đã tạo được sự bất ngờ, thú vị, làm bừng sáng nhận thức cùng tình cảm sâu sắc của nhà thơ về Bác kính yêu, Bác Hồ sáng mãi trong lòng chúng ta. * Cách cho điểm: a) Điểm 2,0 – 2,50: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, diễn đạt sáng rõ. b) Điểm 1,25 – 1,75: Cảm nhận khá đầy đủ, có ý sâu sắc. c) Điểm 0,25 – 1,0: Có một vài chi tiết đúng. d) Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu 3: (4,5 điểm) a) Mở bài: 0,25 điểm * Yêu cầu: Giới thiệu cảnh quê hương trong một buổi sáng mùa xuân đẹp trời * Cho điểm: - Cho 0,25 điểm: Đạt như yêu cầu..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn b) Thân bài: 4,0 điểm * Yêu cầu: Tả lại quê hương một cách chi tiết theo một trình tự hợp lý với các hình ảnh tiêu biểu của cảnh vật thiên nhiên, cảnh sinh hoạt con người... của quê hương. Chủ yếu dùng phương thức miêu tả cùng ngôn ngữ nghệ thuật giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh... người viết dệt lên một bức tranh phong cảnh tươi đẹp của quê hương trong không gian buổi sáng mùa xuân đẹp. Ở đó, con người, thiên nhiên, sự vật giao hoà với nhau cùng ngời lên sắc nét gương mặt, hồn sống quê hương. Qua bức tranh phong cảnh quê hương, người viết tỏ rõ năng lực quan sát, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh... về tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống. * Cho điểm: - Cho 3,0 – 4,0 điểm: Cảnh được miêu tả đúng, khá phong phú, sinh động và có hồn sống, diễn đạt trong sáng. - Cho 1,75 – 2,75 điểm: Cảnh được miêu tả đúng, có hình ảnh sinh động tuy nhiên còn tản mạn. - Cho 0,75 – 1,5 điểm: Cảnh được miêu tả đúng nhưng nghèo nàn, tản mạn. - Cho 0,25 – 0,5 điểm: Tỏ ra có hiểu chút ít về yêu cầu của đề. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. c) Kết bài: 0,25 điểm * Yêu cầu: Thể hiện ấn tượng sâu đậm và cảm xúc cô đọng nhất về quê hương. * Cho điểm: - Cho 0,25 điểm: Đạt như yêu cầu - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Chú ý: 1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế chất lượng bài làm của thí sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp. 2. sau khi cộng điểm toàn bài, nếu mắc từ 6 – 10 lỗi câu, từ, chính tả thì trừ 0,5 điểm, nếu mắc từ 11 lỗi câu, từ, chính tả trở lên thì trừ 1,0 điểm. 3. Chỉ để điểm lẻ phần thập phân của cả bài thi ở mức 0,5.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> ĐỀ 5 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ Văn 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) Năm học: 2011-2012. I/ Trắc nghiệm:(2. điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: 1. Bài “Cây tre Việt Nam” thuộc phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Nghị luận. D. Biểu cảm. 2. Bài học đầu tiên Dế Mèn nhận được từ đâu? A. Từ chị Cốc. B. Từ dế Choắt. C. Từ cái chết của dế Choắt. D. Từ những năm tháng sống độc lập. 3. Trong truyện “Vượt thác” ai là nhân vật chính? A. Chú Hai. B. Thằng Cù Lao. B. Dượng Hương Thư. D. Tác giả. 4. “Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài”. Tại sao người anh trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” lại như vậy? A. Vì những bức tranh của em gái vẽ rất buồn. B. Vì nhận thấy em có tài hơn hẳn mình. C. Vì thương hại em. D. Vì cảm thấy những bức tranh ấy chế giễu mình. 5. Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá: A. Cây dừa sải tay bơi. B. Cỏ gà rung tai. C. Kiến hành quân đầy đường. D. Bố em đi cày về. 6. Câu thơ “Ấm hơn ngọn lửa hồng” là biện pháp tu từ: A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. 7. Dòng nào nói đúng tâm trạng của thầy Ha-men trong “Buổi học cuối cùng”? A. Đau đớn, xúc động. B. Bình tĩnh, tự tin. C. Bình thường như những buổi học khác. D. Tức tối, căm phẫn. 8. Lí do nào khiến đêm nay Bác không ngủ? A. Do người già thường khó ngủ. B. Bác thương dân công, bộ đội, thương nhân dân vất vả và lo lắng cho công cuộc kháng chiến. C. Vì trời mưa và rét. D. Cả ba đáp án trên đều đúng. II/ Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm)Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ? Câu 2:(2 điểm) Cảm nhận khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. Câu 2: (5 điểm) Hãy tả lại hình ảnh của mẹ khi em làm một việc tốt./. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> I/ Trắc nghiệm:(2. điểm) Từ câu 1 đến câu 8, đúng mỗi câu 0.25 điểm Câu Trả lời. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. A. C. B. B. D. B. A. B. II/ Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm): Nêu đúng định nghĩa câu trần thuật đơn ( 0,75 điểm) Cho ví dụ đúng( 0,25 điểm) Câu 2: (2 điểm)Yêu cầu: - Là đoạn kết của bài, là chân lí anh chiến sĩ nhận ra sau khi chứng kiến một đêm không ngủ của Bác - Nghệ thuật đối lập khẳng định khái quát nhấn mạnh sự cao cả vĩ đại của Bác: nâng niu tất cả chỉ quên mình. - Khổ thơ ngẵn gọn giản dị mà sâu sắc khiến ta thêm hiểu biết, kính yêu và biết ơn Bác . Cho 1,75-2 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc diến đạt sáng rõ Cho 1-1,5 điểm: Cảm nhận kha đầy đủ sâu sắc Cho 0,25-0,75: Có vài chi tiết đúng Cho 0 điểm: thiếu hoặc sai hoàn toàn Câu 3*Yêu cầu: - Tả mẹ trong tình huống nào? (Tả trong tình huống cụ thể: Lúc em làm được việc tốt) - Khi em làm được việc tốt thì nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động ...của mẹ như thế nào? - Cảm nghĩ của em khi ở bên mẹ. * Biểu điểm: - Điểm 9-10: văn trôi chảy, mạch lạc, cảm xúc. Mẹ hiện lên thật rõ nét có ý nghĩa, mắc không quá 2 lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 7- 8: Văn gọn, rõ, cảm xúc. Mẹ hiện lên rõ nét, đáng yêu, mắc không quá 5 lỗi. - Điểm 5- 6: Giọng văn thường, gọn, rõ, chưa thật đặc sắc., sử dụng biện pháp tu từ chưa thuần, mắc không quá 8 lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 3- 4: Bố cục chưa rõ ràng, câu văn lủng củng, miêu tả mẹ chưa rõ nét, mắc không quá 10 lỗi. - Điểm 1-2: Không đạt như 3-4. ĐỀ 6 Đề kiểm tra chất lượng học kì II Môn Ngữ văn lớp 6.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Phần I. Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu dòng với mỗi câu trả lời đúng nhất. Cõu 1: Câu: “ Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lÆng nh×n xuèng níc” sö dông biÖn ph¸p tu tõ nµo? A. Èn dô B. Nh©n ho¸ C. Ho¸n dô Câu 2: C¶nh mÆt trêi mäc trªn biÓn đảo Cô Tô lµ mét bøc tranh nh thÕ nµo? A. Duyªn d¸ng vµ mÒm m¹i B. Rùc rì vµ tr¸ng lÖ C. DÞu dµng vµ b×nh lÆng D. Hïng vÜ vµ lÉm liÖt Câu 3: Trong những văn bản sau, văn bản nào không có cốt truyện? A/ Bức tranh của em gái tôi B/ Cây tre việt Nam C/ Bài học đờng đời đầu tiên D/ Buổi học cuối cùng Câu 4: Muốn làm bài văn tả người ta cần: A/ Quan sát, lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần miêu tả. B/ Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần tả C/ Chỉ cần nói đến tình cảm của mình về đối tượng cần tả D/ Chỉ cần tái hiện những nét tính cách nào đó của đối tượng cần tả Câu 5: Hình ảnh Bác Hồ trong bài “ Đêm nay Bác không ngủ được miêu tả qua những phương diện nào? A/ Vẻ mặt, hình dáng B/ Cử chỉ, hành động C/ Lời nói, vẻ mặt, hình dáng D/ Dáng vẻ, hành động, lời nói Câu 6: Câu “ Tre là cánh tay của người nông dân.” thuộc kiểu câu: A/ Câu trần thuật đơn B/ Câu trần thuật đơn có từ là C/ Câu trần thuật đơn không có từ là Câu 7: Biện pháp nghệ thuật nào bao trùm toàn văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”. A/ So sánh B/ Ẩn dụ C/ Đối lập tương phản D/ Hoán dụ Câu 8: Có ý kiến cho rằng trong văn miêu tả không thể có yếu tố tự sự và ngược lại, trong văn tự sự không thể có yếu tố miêu tả. Điều đó đúng hay sai? A/ Đúng B/ Sai Phần II/ Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1: ( 1,0 điểm) a/ Câu trần thuật đơn là gì? b/ Đặt 1 câu trần thuật đơn để kể lại một việc làm tốt mà em đã làm. Câu 2: ( 3 điểm ) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn: “ Cây tre Việt Nam ! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.”.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> ( Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 3: ( 5 điểm ) Hãy miêu tả một cảnh đẹp trên quê hương em.. Đáp án và biểu điểm: Phần I/ Trắc nghiệm ( 2 điểm - Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm . Nếu khoanh vào 2 đáp án trong cùng một câu không cho điểm ) Câu Đáp án đúng. 1 B. 2 B. 3 B. 4 A. 5 D. 6 B. 7 C. 8 B. Phần II/ Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1: ( 1,0 điểm) a/ - Nêu đúng khái niệm câu trần thuật đơn: ( 0,5 điểm) - Nếu sai hoặc thiếu không cho điểm b/ - Đặt đúng câu trần thuật đơn để kể lại một việc làm tốt mà em đã làm:( 0,5 điểm) - Sai không cho điểm. Câu 2: ( Cho 2 điểm ) * Yêu cầu: Nêu được cảm nhận của em về đoạn văn với những ý sau: - Đoạn văn khái quát nên vẻ đẹp, phẩm chất của cây tre. - Lời văn giàu cảm xúc, sử dụng thành công nghệ thuật so sánh và nhân hoá. Víi câu cảm thán “ Cây tre Việt Nam !” để bộc lộ cám xúc, câu khẳng định “ Cây tre mang đức tính ….. của dân tộc VN” để khẳng định vẻ đẹp của cõy tre. Tre mang vẻ đẹp bình dị, ngay thẳng, thuỷ chung. Tre gắn bó thân thiết, lâu đời với con người Việt Nam. Trên đất nước ta hiếm có cây nào như cây tre. Cây tre đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc VN. - Cây tre là tượng trưng cao quý của con người VN, dân tộc VN. Đoạn văn còn thể hiện tình cảm yêu quý, tự hào của tác giả về cây tre. * Cho điểm: - Cho 1,5 -> 2 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế. - Cho 0,75 -> 1,25 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc, tinh tế. - Cho 0,25 -> 0,5 điểm: Cảm nhận còn sơ sài, hời hợt, có chi tiết chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu 3: ( 5 điểm ) * Yêu cầu chung: - Học sinh làm đúng kiểu bài tả cảnh. - Diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> * Yêu cầu cụ thể. A/ Mở bài: ( 0,5 điểm ) * Yêu cầu: Giới thiệu đối tượng miêu tả: Một cảnh đẹp trên quê hương em. * Cho điểm: - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. B/ Thân bài: Yêu cầu: Học sinh biết lựa chọn và miêu tả được một cảnh đẹp của quê hương. Vận dụng được phương pháp tả cảnh, kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, sö dông c¸c tõ ng÷ gîi h×nh, gîi ¶nh, biÖn ph¸p nghÖ thuËt so s¸nh, nh©n hãa để làm nổi bật cảnh được tả. * Cho điểm: - Cho 3,25 -> 4 điểm: Cảnh phong phú, sinh động, hấp dẫn, cảm xúc chân thực, tự nhiên. - Cho 2,25-> 3 điểm: Cảnh sinh động, khá hấp dẫn. Bài viết còn ít cảm xúc. - Cho 1,25 -> 2 điểm: Tả đúng cảnh nhưng còn tản mạn, ít cảm xúc. - Cho 0,25 -> 1 điểm: Tả cảnh còn sơ sài, diễn đạt yếu. - Cho 0 điểm: Sai hoàn toàn. C/ Kết bài: * Yêu cầu: Nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp trên quê hương . * Cho điểm: - Cho 0,5 điểm: Đảm bảo như yêu cầu - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Lưu ý: - Căn cứ vào khung điểm và chất lượng bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. - Nếu sai từ 5 -> 10 lỗi từ, câu, chính tả, diễn đạt trừ 0,5 điểm. Trên 10 lỗi trừ 1 điểm. ĐỀ 8 §Ò kiÓm tra chÊt lîng häc kú iI ( N¨m häc:2011-2012) M«n : Ng÷ V¨n 6 Thêi gian: 90 phót PhÇn I. Tr¾c nghiÖm( 2 ®iÓm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trớc câu trả lời đúng. C©u 1.Trong nh÷ng t¸c phÈm sau, t¸c phÈm nµo kh«ng thuéc thÓ kÝ ? A. C©y tre ViÖt Nam. C. C« T«. B. Bøc tranh cña em g¸i t«i. D. Lßng yªu níc. C©u 2. C©u v¨n : “MÆt trêi nhó lªn dÇn dÇn, råi lªn cho k× hÕt” cã vÞ ng÷ lµ: A. Một động từ. C. Hai động từ. B. Một cụm động từ. D. Hai cụm động từ. Câu 3. Phép tu từ nào dới đây đợc sử dụng trong câu tục ngữ : “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ?.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> A. So s¸nh. C. Èn dô. B. Nh©n ho¸. D. Ho¸n dô. C©u 4. C©u th¬ : Ra thÕ Lîm ¬i !... bị ngắt đôi làm hai dòng thể hiện điều gì ? A. ThÓ hiÖn sù nhËn biÕt mét ®iÒu bÊt ngê. B. ThÓ hiÖn sù ng¹c nhiªn. C. Diễn tả sự đau xót đột ngột của nhà thơ. D. Yếu tố nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. C©u 5. Bµi th¬ nµo díi ®©y lµ th¬ bèn ch÷ ? A. §ªm nay B¸c kh«ng ngñ. C. Lîm. B. Ma. D. Tre ViÖt Nam. C©u 6. Dßng nµo díi ®©y nªu ®iÓm gièng nhau trong viÖc miªu t¶ c¶nh vËt gi÷a hai v¨n b¶n Vît th¸c vµ S«ng níc Cµ Mau ? A. T¶ c¶nh s«ng níc. C. T¶ c¶nh th¸c níc miÒn Trung. B. Tả ngời lao động. D. T¶ c¶nh vïng cùc nam cña Tæ quèc. Câu 7. Muốn miêu tả đợc, ngời viết (nói), cần phải làm gì ? A. So s¸nh, nh©n ho¸, rót ra kÕt luËn. B. Quan s¸t, tëng tîng, so s¸nh, nhËn xÐt. C. NhËn xÐt, gi¶i thÝch, chøng minh. D. Nh×n ng¾m, suy nghÜ, gi¶i thÝch cÆn kÏ. C©u 8. Dßng nµo díi ®©y kh«ng phï hîp víi yªu cÇu cña mét bµi luyÖn nãi vÒ v¨n miªu t¶ ? A. Ng¾n gän, sóc tÝch. C. Ng«n ng÷ trong s¸ng, dÔ hiÓu. B. C¸c ý râ rµng, m¹ch l¹c. D. Lêi lÏ trau chuèt, bãng bÈy. PhÇn II. Tù luËn (8 ®iÓm) C©u 1.( 1,5®iÓm) a. Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là ? Cho biết câu trần thuật đơn không có từ là có những kiểu câu nào ? b. Viết đoạn văn từ năm đến bảy câu tả Dợng Hơng Th đa thuyền vợt qua thác dữ, trong đó có sử dụng ít nhất là một câu tồn tại ( gạch chân câu tồn tại đó). C©u 2. (2 ®iÓm) Tr×nh bµy c¶m nhËn vÒ khæ th¬ sau: “ Đêm nay Bác ngồi đó §ªm nay B¸c kh«ng ngñ V× mét lÏ thêng t×nh B¸c lµ Hå ChÝ Minh.” ( TrÝch bµi th¬ §ªm nay B¸c kh«ng ngñ- Minh HuÖ. ) C©u 3 ( 4,5 ®iÓm). Mùa hè đến với rực rỡ hoa phợng, râm ran tiếng ve. Em hãy tả lại cảnh đó..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Đáp án và biểu điểm chấm kiểm tra học kỳ II. Môn: Ngữ văn 6 Năm học 2011 – 2012 I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu Đáp án. 1 2 3 4 5 6 7 8 B D C C C A B D Yêu cầu: Khoanh đúng các chữ cái ở mỗi câu như trên Cho điểm: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm. Khoanh sai hoặc khoanh 2 chữ cái trở lên cho 0 điểm. II. Phần tự luận ( 8 điểm) Câu 1 ( 1,5 điểm) a. (0, 5 điểm). Học sinh cần nêu được : * Trong câu trần thuật đơn không có từ là : - Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa. * Trong câu trần thuật đơn không có từ là có hai kiểu câu là : câu tồn tại và câu miêu tả. b. (1 điểm). * Yêu cầu : - Về hình thức . + Phải là một đoạn văn, tính từ chỗ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. + Đoạn văn phải từ năm đến bảy câu. + Đoạn văn có thể viết theo lối quy nạp hoặc diễn dịch. - Về nội dung : + Đoạn văn tả Dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ . + Phải sử dụng ít nhất một câu tồn tại và gạch chân câu tồn tại đó. * Cụ thể: - Câu 1: Tả sự chuẩn bị của Dượng Hương Thư ( sai người nấu cơm ăn cho chắc bụng, chuẩn bị những chiếc sào)..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Câu 2, 3, 4, 5, 6 : Tả Dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ. - Câu 7 : Kết lại ( hình ảnh Dượng Hương Thư là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho người lao động…). Câu 2. (2 điểm) * Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau: - Đây là khổ thơ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ . Khổ thơ trên đã nâng ý nghĩa của bài thơ lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc thấu hiểu một chân lí giản dị mà lớn lao. - Cụm từ “Đêm nay” được điệp lại hai lần ở đầu mỗi câu thành điệp cấu trúc câu nhằm khảng định sự việc Bác không ngủ là một lẽ thường tình . Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài thơ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo cho nước, thương bộ đội, dân công...đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, lẽ thường tình đơn giản, dễ hiểu và sâu sắc. - Hai câu kết làm chấn động tâm hồn mỗi chúng ta : cái thường tình của Hồ Chí Minh là sự hi sinh , lòng thương yêu vô hạn đối với đồng bào, với dân tộc. Nó là lẽ thường tình đối với Bác nhưng nó lại là điều kì diệu đối với mỗi chúng ta. Anh đội viên đã cảm nhận được về Bác : Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ rất gần gũi và vô cùng vĩ đại. - Đoạn thơ được xem như một lời bình luận trữ tình . Tác giả chỉ gợi mở về cái lẽ thường tình, tạo nên liên tưởng, làm xúc động tâm hồn người đọc về tình nhân ái, về đạo đức, về nhân cách cao đẹp của Người. * Cho điểm: - Cho 1,5-2,0 điểm : Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế. - Cho 0,75-1,25 điểm : Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc, tinh tế. - Cho 0,25-0,5 điểm : Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu 3 ( 4,5 điểm) a. Mở bài ( 0,5 điểm). * Yêu cầu: - Giới thiệu chung khung cảnh mùa hè với hàng phượng vĩ, tiếng ve trong thời điểm và địa điểm cụ thể ( ở sân trường…). * Cho điểm: - Cho 0,5 điểm: Như yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. b. Thân bài ( 3,5 điểm). * Yêu cầu : Bài viết cần miêu tả cụ thể theo một trình tự nhất định ( trình tự thời gian, không gian ). - Tả bao quát ( khi nhìn từ xa ) : Hình ảnh hàng hoa phượng đỏ rực trên nền lá xanh non hoà lẫn màu xanh của trời, âm thanh tiếng ve ngân giữa trưa hè… - Tả cụ thể ( khi lại gần ) : Có thể chọn một cây tả với những chi tiết về gốc, thân, cành , lá, hoa…Mỗi chi tiết cụ thể từ hình dáng đến màu sắc ( sử dụng.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> tính từ miêu tả với những liên tưởng,Tưởng tượng, so sánh, ví von, nhân hoá…, lồng cảm xúc ). - Quang cảnh xung quanh : bầu trời, ánh nắng, thời tiết mùa hè,… - ý nghĩa của những hình ảnh đó đối với trường em, với mọi người nói chung và bản thân em nói riêng. * Cho điểm : - Cho 3- 3,5 điểm : Bài viết được trình bày theo một trình tự hợp lí , thể hiện sự quan sát, liên tưởng, so sánh độc đáo, nêu bật được ấn tượng về cảnh định tả. - Cho 2,5- 2,75 điểm : Bài viết được trình bày theo một trình tự tương đối hợp lí , thể hiện sự quan sát, biết liên tưởng, so sánh, nêu được ấn tượng về cảnh định tả. - Cho 1,5- 2,25 điểm : Bài viết đảm bảo ý theo yêu cầu. Tuy nhiên cách miêu tả còn mờ, liên tưởng hoặc so sánh còn gượng ép, chưa tự nhiên , hợp lí. - Cho 0,5- 1,25 điểm : Bài viết có ý chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. c. Kết bài ( 0,5 điểm). - Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đó ( hoa phượng rực rỡ và tiếng ve râm ran mỗi dịp hè về ). * Cho điểm: - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu. - Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Lưu ý chung: - Giáo viên vận dụng linh hoạt để cho điểm từng phần bài làm của học sinh. - Tổng điểm toàn bài chỉ để lẻ tới 0,5 điểm. ĐỀ 9 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN : NGỮ VĂN 6 ( Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề) Phần I : Trắc nghiệm(2 điểm) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất ? Câu 1 : Câu thơ sau đây sử dụng phép tu từ nào ? ‘‘ Thuyền về có nhớ bến chăng.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ’’ A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 2 : Văn bản ‘‘Cây tre Việt Nam’’ của Thép Mới thuộc thể loại gì ? A. Kí B. Truyện ngắn C. Thơ D. Tiểu thuyết Câu 3 : Văn bản ‘‘Vượt thác’’ của Võ Quảng có nội dung gì ? A. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn và miêu tả hình ảnh con người lao động. B. Ca ngợi vẻ đẹp hùng dũng, sức mạnh con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. C. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Câu 4 : Câu ‘‘Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót’’ có mấy vị ngữ ? A. Hai vị ngữ B. Ba vị ngữ C. Bốn vị ngữ D. Năm vị ngữ Câu 5 : Trong những câu sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn ? A. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. B. Chim én về theo mùa gặt. C. Tôi đi học còn em bé đi nhà trẻ. D. Những dòng sông đỏ lặng phù sa. Câu 6 : Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không thuộc thể kí ? A. Cây tre Việt Nam B. Bức tranh của em gái tôi C. Cô Tô D. Lao xao Câu 7 : Câu nào sau đây ghi đúng trình tự của một bài tập làm văn miêu tả ? A. Tả chi tiết và giới thiệu đối tượng. B. Tả chi tiết đối tượng theo một thứ tự nhất định. C. Nêu nhận xét và tả chi tiết đối tượng. D. Giới thiệu đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo một thứ tự nhất định, nêu nhận xét, cảm nghĩ..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Câu 8 : Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật bài thơ ‘‘Lượm’’ của Tố Hữu ? A. Thể thơ tự do, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu. B.Thể thơ năm chữ, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu. C.Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu. D.Thể thơ lục bát, nhiều từ láy và giàu âm điệu. Phần II : Tự luận(8 điểm). Câu1 :(1 điểm). Thế nào là câu trần thuật đơn ? Lấy ví dụ và phân tích chủ ngữ, vị ngữ ? Câu 2 : (2 điểm). Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau : ‘‘Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh’’. ( Trích ‘‘ Đêm nay Bác không ngủ’’ của Minh Huệ) Câu 3 :( 5 điểm). Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha vui mừng, khi biết em vừa làm được một việc tốt.. BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC 2011- 2012 Tổng điểm cho cả bài thi : 10 điểm : Phân chia như sau : Phần I : Trắc nghiệm( 2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A C B C B D C * Cách cho điểm : Thực hiện đúng mỗi yêu cầu trên cho : 0,25 điểm. Khoanh sai hoặc khoanh hai chữ cái trở lên cho 0 điểm. Phần II : Tự luận ( 8 điểm). Câu 1 :(1 điểm). Nêu đúng khái niệm câu trần thuật đơn cho : 0,5 điểm, thiếu hoặc sai cho 0 điểm..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Yêu cầu : Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C- V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. - Lấy ví dụ đúng cho :0,25 điểm, phân tích đúng chủ ngữ, vị ngữ cho :0,25 điểm. Câu 2 ( 2 điểm). * Yêu cầu : Cảm nhận được : Đây là đoạn kết của bài thơ bộc lộ sự vỡ lẽ của nhà thơ trước sự kiện‘‘Đêm nay Bác không ngủ’’. Thì ra Bác không ngủ vì thương bộ đội, dân công và còn ‘‘Vì một lẽ thường tìnhBác là Hồ Chí Minh’’, là một lãnh tụ có tình yêu thương bao la, ‘‘Nâng niu tất cả chỉ quên mình’’ ( Tố Hữu). Lí lẽ lời thơ thật mộc mạc, bình dị mà đã tạo được sự bất ngờ, thú vị, làm bừng sáng nhận thức cùng tình cảm sâu sắc của nhà thơ về Bác kính yêu. Cùng với nhiều nhà thơ khác, Minh Huệ với bài thơ ‘‘Đêm nay Bác không ngủ’’, thêm một lần, giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về Bác kính yêu. Bác Hồ sáng mãi trong lòng chúng ta. * Cách cho điểm : - Điểm 1,5-> 2,0 : Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, diễn đạt sáng rõ. - Điểm 0,75-> 1,25 : Cảm nhận khá đầy đủ, có ý sâu sắc. - Điểm 0,25-> 0,5 : Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu. - Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Câu 3 : ( 5 điểm). 1, Mở bài : ( 0,5 điểm). * Yêu cầu : Giới thiệu người mẹ hoặc người cha được chọn để miêu tả cùng với thiện cảm của mình. * Cho điểm : - 0,5 điểm : Đạt như yêu cầu. - 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. 2. Thân bài : (4 điểm). * Yêu cầu : Chủ yếu dùng phương thức biểu đạt miêu tả để thể hiện một cách tự nhiên, sinh động, có hệ thống những chi tiết, nét đặc sắc, cử chỉ, lời nói, điệu bộ, tâm lí....kết.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> dệt nên bức chân dung của người mẹ hoặc cha rạng rỡ niềm vui vì biết con mình vừa làm được một việc tốt. Người viết thể hiện được một năng lực quan sát khoáng đạt, tinh tế, một óc liên tưởng phong phú, nhạy cảm và quan tâm sử dụng các từ ngữ giàu sức gợi tả( như so sánh, ẩn dụ, tượng hình, tượng thanh....). * Cách cho điểm : - Điểm 3,25-> 4,0 : Miêu tả đúng, phong phú và sinh động. - Điểm 2,25-> 3,0 : Miêu tả đúng, nhiều chỗ tạo được sự hấp dẫn, sinh động. - Điểm 1,25-> 2,0 : Miêu tả đúng nhưng sơ sài, thiếu sự hấp dẫn, sinh động. - Điểm 0,25-> 1,0 : Quá nghèo chi tiết, thậm chí có chỗ sai lạc. - Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. 3. Kết bài : ( 0,5 điểm). * Yêu cầu : Thể hiện cảm nghĩ sâu đậm nhất của mình về người được miêu tả. * Cách cho điểm : - Điểm 0,5 : Đạt như yêu cầu. - Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. * Chú ý : 1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế chất lượng bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp. 2. Sau khi cộng điểm toàn bài, nếu mắc từ 6 đến 10 lỗi câu, từ, chính tả thì trừ 0,5 ; nếu mắc từ 11 lỗi câu, từ, chính tả trở lên thì trừ 1,0 điểm. 3. Chỉ để điểm lẻ phần thập phân của cả bài thi ở mức 0,5.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> ¦. B - Biểu điểm và đáp án : I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Chọn đáp án đúng như dưới đây. Mỗi đáp án đúng 0, 5 điểm.. Câu. 1 2. 3. 4. 5. Đáp án. B B D C B. 6. 7. 8. C A. C. II. Phần tự luận (8 điểm) Câu 1 : Làm rõ được những ý sau : Đoạn văn tả dòng sông Năm Căn với vẻ đẹp sự rộng lớn, hùng vĩ ( 0,5điểm ) Tác giả đã thành công trong việc sử dụng nhiều nghệ thuật đặc sắc : + Tập trung nhiều chi tiết để miêu tả dòng sông và rừng đước một cách rất ấn tượng “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”, “con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận…”… Một loạt các hình ảnh so sánh giúp ta hình dung vẻ đẹp hùng vĩ và có hồn của cảnh vật nơi dòng sông Năm Căn. ( 0,5 điểm) + Cách dùng động từ chính xác và tinh tế để cùng chỉ một hoạt động của con thuyền : “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn.” . Các cụm động từ thoát qua, đổ ra, xuôi về đều chỉ hoạt.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> động của con thuyền. Nhưng cái tài cúa nhà văn đã lựa chọn từ và sắp xếp từ đó theo một trình tự “tối ưu” gợi ra khung cảnh mà con thuyền vượt qua : “thoát qua” diễn tả tràng thái vượt qua nơi khó khăn, nguy hiểm; “đổ ra” diễn tả trạng thái từ nơi hẹp (kênh nhỏ) ra nơi rộng (sông lớn); còn “xuôi về” diến tả trạng thái con thuyền nhẹ nhàng trôi trên dòng sông nước êm ả. (0, 5 điểm) +Còn cái vẻ hoang dã của dòng sông Năm Căn thì được vẽ lại tài tình bằng cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ sắc thái khác nhau : “Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, … loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai” . những cung bậc màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cây đước từ non đến già, tiếp nối từ bao đời nay vẫn thế! Quả thật là nhà văn đã quan sát tinh tế và miêu tả càng tài tình trong cách dùng tính từ chỉ màu sắc. (0,5 điểm). Câu 2 : Ẩn dụ : *Trình bày đúng khái niệm ẩn dụ (0,5 điểm). Ân dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình gợi ảm cho sự diễn đạt.. *Ví dụ có sử dụng ẩn dụ (0,25 điểm). Phân tích đúng hình ảnh ẩn dụ (0,25 điểm). Câu 3 : Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…) Bài viết trình bày theo bố cục sau : a. Mở bài: - Giới thiệu người định tả : ông (bà, cha, mẹ, anh, chị, em, …) - Tình cảm của em với người định tả. Biểu điểm: - Đạt như yêu cầu : 0,5 điểm. - Thiếu hoặc sai hoàn toàn : 0 điểm. b.Thân bài: Đảm bảo các ý sau:.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> -Tả hình dáng: +Tả khái quát : vóc dáng, chiều cao, tuổi tác, cách ăn mặc… +Tả chi tiết : nét mặt, mái tóc, mắt, mũi, miệng, tay chân, làn da… -Tả tính tình, hoạt động : tả sơ lược một vài việc làm bộc lộ phẩm chất, đạo đức được thể hiện qua lời nói,cử chỉ, thói quen, sở thích… Biểu điểm: * Điểm 3-4: Làm tốt các yêu cầu, lỗi điễn đạt không đáng kể. - Viết đúng kiểu bài miêu tả,bố cục 3 phần : Mở bài ,thân bài,kết bài - Biết lựa chọn các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu để tả cảnh - Biết vận dụng các thao tác liên tưởng, tưởng tượng , so sánh ví von, nhận xét trong quá trình miêu tả - Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc * Điểm 2: Biết trình bày theo bố cục, có sử dụng hình ảnh so sánh, ví von, diễn đạt được nhưng chưa sâu sắc. * Điểm 1: Đúng đối tượng, nội dung quá sơ sài, chưa biết chọn hình ảnh, chi tiết để làm rõ đặc điểm đối tượng. Diễn đạt còn nhiều lỗi. *Điểm 0: Chưa làm hoặc lạc đề. c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của em về người đó. Biểu điểm: - Đạt như yêu cầu : 0,5 điểm. - Thiếu hoặc sai hoàn toàn : 0 điểm. ĐỀ 10. Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II Năm học: 2011-2012. Môn ngữ văn 6 (Thời gian làm bài là 90 phút không kể thời gian giao đề). Phần I : Trắc nghiệm ( 2,0 điểm ) Câu 1 : Dế Mèn có thái độ như thế nào trước cái chết thương tâm của Dế Choắt? A. Buồn rầu và sợ hãi. B. Thương và ăn năn hối hận. C. Than thở và buồn phiền. D. Nghĩ ngợi và xúc động. Câu 2: Trình tự nào thể hiện đúng diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình. A. Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ. B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> C. Ngạc nhiên, tức tối, xấu hổ. D.Tức tối, hãnh diện, xấu hổ. Câu 3: Câu thơ nào dưới đâydùng phép ẩn dụ? A. Người Cha mái tóc bạc. B. Bóng Bác cao lồng lộng. C. Bác vẫn ngồi đinh ninh. D. Chú cứ việc ngủ ngon. Câu 4: Tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”? A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Miêu tả và tự sự. Câu 5: Hình ảnh Bác Hồ được miêu tả từ những phương diện nào? A. Vẻ mặt, hình dáng, hành động. B. Cử chỉ, hành động, hình dáng. C. Lời nói, vẻ mặt, hình dáng. D. Dáng vẻ, hành động, lời nói. Câu 6: Trong những câu sau, câu nào là câu tồn tại? A. Chim hót líu lo. B. Những đoá hoa thi nhau khoe sắc. C. Trên đồng ruộng, trắng phau những cánh cò. D. Dưới sân trường, những học sinh nô đùa. Câu 7: Chi tiết nào không miêu tả cảnh dòng sông ở vùng đồng bằng? A. Bãi dâqu trải ra bạt ngàn. B. Những con thuyền xuôi chầm chầm. C. Càng về ngược vườn tược càng um tùm. D. Nước bị cản văng bọt tứ tung. Câu 8: Trường hợp nào sau đây phải viết đơn? A. Em phạm lỗi trước thầy giáo và muốn xin thầy tha lỗi. B. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên ở trường. C. Em bị ốm không đến lớp được. D. Có một vụ đánh nhau, và em là người chứng kiến.. Phần II: Tự luận (8 điểm). Bài 2: ( 1 điểm). a, Hoán dụ là gì? b, Lấy ví dụ là hoán dụ phân tích? Bài 3: (2 điểm). Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên…..hùng vĩ (Trích Vượt thác – Ngữ văn 6). Bài 4: ( 5 điểm) Em hãy miêu tả hình ảnh người mẹ khi chứng kiến em làm được một việc tốt..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> ĐÁP ÁN : MÔN NGỮ VĂN 6 Phần I : Trắc nghiệm ( 2,0 điểm ) Học sinh khoanh tròn các chữ cái đầu dòng , đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án. B. A. A. D. D. C. A. B. Phần II : Tự luận ( 8,0 điểm ) Bài 2 ( 1 điểm ) a : Nêu đúng khái niệm hoán dụ (0.5đ) b – Lấy đúngví dụ hoán dụ cho 0.25đ - Phân tích đúng cho 0.25đ Bài 3: (2đ) - Đoạn văn miêu tả hình dáng to khoẻ vạm vỡ , động tác nhịp nhàng, nhanh nhẹn , mạnh mẽ của dượng Hương Thư khi đẩy thuỳên vượt thác dữ. + Bằng bút pháp tả thực , cách sử dụng hình ảnh điển hình với những động từ mạnh, sự liên tưởng so sánh độc đáo, tác giả đã miêu tả hình ảnh đẹp đẽ của dượng Hương Thư chỉ huy đẩy thuyền vượt thác. + Dương Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, như một hiệp sỹ của vùng núi Trường Sơn với thân hình vạm vỡ, động tác mạnh mẽ - Đoạn văn giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu lao động để làm giàu cho quê hương đất nước cho điểm : - Điểm từ 1.5 đến 2đ : Cảm nhận đày đủ tinh tế sâu sắc. Diễn đạt tốt - Điểm 0.75 – 1.25đ: Cảm nhận tương đối đầy đủ . Diễn đạt đôi chỗ còn vụng về - Điểm 0.5 có ý chạm vào đề Bài 4: (5đ ) a. Mở bài ( 0.5đ ): Giới thiệu hình ảnh người mẹ và cảm nghĩ chung Cho điểm - Điểm 0.5 : Như yêu cầu - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn b. Thần bài :( 4đ ) Yêu cầu : Miêu tả chi tiết : Ngoại hình , cử chỉ , lời nói, hành động , tâm trạng …. của mẹ khi em làm được việc tốt biểu hiện trên khuôn mặt, cử chỉ , niềm tự hào Trong khi miêu tả học sinh biết nồng cảm xúc, tình cảm của mình với người mẹ Cho điểm : - Điểm 3.5 – 4: Như yêu cầu . Diễn đạt tốt cảm xúc , tình cảm - Điểm 2 – 3 : Miêu tả tương đối chi tết , diễn đạt đôi khi lủng củng - Điểm 0,5-1,0: Nặng về kể,mắc nhiều lỗi. c ) Kết bài (0,5 điểm ) * Yêu cầu : Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của bản thân về mẹ.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> * Cho điểm - Điểm : 0,5 : Như yêu cầu - Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. ĐỀ 11 ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 6 (Thời gian: 90 phút) I. Trắc nghiệm khách quan ( Khoanh vào đáp án mà em cho là đúng nhất) Câu 1: Cụm từ “Chẳng bao lâu” trong câu “ Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần nào dưới đây? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Phụ ngữ Câu 2: Nếu viết “Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể” thì câu văn mắc lỗi nào? A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Không thiếu chủ ngữ vị ngữ Câu 3: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào? A. Minh Huệ B. Tố Hữu C. Trần Đăng Khoa D. Tô Hoài Câu 4: Dòng nào không đúng ý nghĩa của ba câu thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” Đêm nay Bác ngồi đó Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ B. Cả cuộc đời Bác giành chọn cho dân cho nước C. Đó là một lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” D. Là Hồ Chí Minh thì không còn thời gian để ngủ Câu 5: Tác phẩm nào dưới đây nêu ý nghĩa “Phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương tiện quan trọng để giữ nền độc lập”? A. Vượt thác B. Lòng yêu nước C. Cây tre Việt Nam D. Buổi học cuối cùng Câu 6: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” A. Tả cảnh sông nước B. Tả người lao động C. Tả cảnh sông nước miền Trung D. Tả cảnh vùng cực Nam tổ quốc Câu 7: Muốn tả người cần phải làm gì ? A. Quan sát, lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần tả B. Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần tả C. Chỉ cần nói đến những tình cảm của mình về đối tượng cần tả D. Chỉ cần tái hiện được nét tính cách nào đó về đối tượng cần tả Câu 8: Các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn?.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> A. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí B. Em bị ốm không đến lớp học được C. Em muốn vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh D. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng II. Tự luận: Câu 1: So sánh là gì? Lấy ví dụ về phép so sánh và cho biết thuộc kiểu so sánh nào? Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” ( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ ) Câu 3: Tả lại người thân mà em yêu quý nhất. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C A D D A A D Chọn mỗi đáp án đúng như trên cho 0,25 điểm Phần II: Tự luận: Câu 1(1 điểm) - Trình bày đúng nội dung sau: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt (0,5 đ) - Lấy đúng ví dụ về phép so sánh (0,25đ) - Chỉ đúng kiểu so sánh được sử dụng trong ví dụ (0,25đ) Câu 2: (2 điểm) Yêu cầu: - Cảm nhận được những câu thơ trên là dòng cảm nghĩ và tâm trạng của anh đội viên về hình ảnh Bác Hồ trong một đêm không ngủ nơi chiến dịch Biên giới năm 1950. Trong chiến dịch này Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của Bộ đội và nhân dân ta - Chứng kiến từng cử chỉ, việc làm và hành động ân cần, chu đáo của Bác với Bộ đội và dân công, anh đội viên “Mơ màng như nằm trong giấc mộng” một giấc mộng đẹp đẽ ấm áp. Anh cảm thấy hình ảnh Bác vừa thiêng liêng, lớn lao, vị đại, Bác như Tiên Ông trong cổ tích vừa gần gũi, vừa thân thương Hình ảnh so sánh “Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” - Đã làm nổi bật tình yêu thương bao la của Bác đối với bộ đội và dân công trong đêm mưa rừng Việt Bắc, tình cảm của Bác ấm hơn cả ngọn lửa hồng - Những câu thơ trên còn giúp cho ta cảm nhận được tình cảm yêu kính cảm phục của người chiến sĩ với Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> Cảm nhận đầy đủ sâu sắc tinh tế (1,5 – 2 đ) Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc tinh tế ( 0,75-1,25 đ) Cảm nhận sơ sài có ý chạm vào yêu cầu (0,25-0,5 đ) Thiếu hoặc sai hoàn toàn không cho điểm Câu 3 ( 5 điểm ) Mở bài (0,5 đ) Giới thiệu khái quát về một người thân của em ( ông, bà, bố, mẹ…) Thân bài ( 4 đ) - Miêu tả chi tiết: Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, tính cách phù hợp với đối tượng, lứa tuổi và giới tính + Hình dáng ( cao, gầy, thấp, béo) khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, hàm răng + Lời nói dịu dàng hay trầm ấm ? nụ cười ? + Tính tình, tài năng + Tình cảm của người đó giành cho mình và ngược lại khi tả thể hiện tình cảm của bản thân với người thân của mình Kết bài (0,5 đ) Cảm nghĩ về người thân ấy, tình cảm của người thân ấy đối với gia đình, trách nhiệm của bản thân. ĐỀ 12 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) I.Trắc nghiệm ( 2 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. Câu 1: Trong những câu sau câu nào không sử dụng phép hoán dụ. A. Áo chàm đưa buổi phân ly C. Ngày Huế đổ máu B. Người Cha mái tóc bạc D. Bàn tay ta làm nên tất cả Câu 2: Cho câu văn: “ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào? A. Động từ C. Tính từ. B. Cụm động từ D. Cụm tính từ. Câu 3: Dòng nào gợi ra sự nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, đáng yêu cuả Lượm? A. Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt. B. Nghênh nghênh, huýt sáo vang. C. Xinh xinh, nghênh nghênh. D. Xinh xinh, huýt sáo vang. Câu 4: Dòng nào không nói đúng lí do vì sao cây tre trở thành biểu tương về đất nước và dân tộc Việt Nam trong bài “ Cây tre Việt Nam” A .Cây tre có vẻ đẹp bình dị, thân thương. B.Cây tre có nhiều phẩm chất quý báu C. Cây tre có sự gắn bó thân thiết , lâu đời với con nhười Việt Nam. D. Cây tre là loại cây được trồng xung quanh làng..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> Câu 5: Hình ảnh “ Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như quả trứng thiên nhiên đầy đặn” được trích trong đoạn nào của văn bản Cô Tô. A. Đoạn đầu. C. Đoạn thứ ba. B. Đoạn thứ hai. D. Đoạn thứ tư. Câu 6: Đâu là vấn đề có ý nghĩa và nổi bật nhất trong văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” A. Bảo vệ thiên nhiên và môi trường B. Bảo vệ di sản văn hóa. C. Bảo vệ một tôc người đang bị đe dọa. D. Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. Câu 7: Khi làm bài văn miêu tả, không cần có kĩ năng gì? A. Quan sát, nhìn nhận. C. Liên tướng, tưởng tượng. B. Nhận xét, đánh giá. D. Nhớ cốt truyện. Câu 8: Muốn tả người cần phải làm gì? A. Quan sát lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần tả theo một thứ tự nhất định. B. Chỉ cần miêu tả lại dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần tả. C. Chỉ cần nói lên những cảm nghĩ của mình về đối tượng cần tả. D. Chỉ cần tái hiện được một nét tinh cách nào đó.về đối tượng định tả. ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm(2điểm) Câu 1 Đáp án B. 2 B. 3 A. 4 D. 5 B. 6 A. 7 D. 8 A. II.Tự luận: ( 8 điểm) Câu 1: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ sau và phân tích tác dụng? Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. ( Viễn Phương) * Yêu cầu: - Ẩn dụ: Mặt trời( trong câu : Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ) ẩn dụ phẩm chất ( 0,5 điểm) - Tác dụng: Mặt trời là chỉ Bác Hồ – vị lãnh tụ của dân tộc. Người ( như Mặt Trời) soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm , đI tới tương lai độc lập , tự do, hạnh phúc. ( 0,5 điểm) Câu 2: ( 2 điểm) Phân tích nội dung ý nghĩa của khổ thơ sau: Đêm nay Bác ngồi đó. Đêm nay Bác Không ngủ Vì một lẽ thường tình. Bác là Hồ Chí Minh. ( Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ) * Yêu cầu:.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Đây là khổ thơ cuối trong bài “ Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ đã nâng ý nghĩa của câu chuyện lên một tầm khái quát lớn, làm cho người đọc thấu hiểu một chân lí giản đơn mà vô cùng lớn lao. ( 0,5 điểm) - Đây chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác . bác không ngủ là lo cho dân ,cho nước, cho bộ đội dân công đã trở thành “một lẽ thường tình” vì Bác là Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam , người Cha của dân tộc Việt Nam. ( 0,75 điểm) - Đó chính là cái chân lí sống “ nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu. ( 0,25 điểm) Câu 3: (5 điểm) Tả lại hình ảnh người mẹ ân cần chăm sóc em trong một lần em ốm * Yêu cầu: a. Mở bài( 0,5 điểm): - Giới thiệu được hình ảnh mẹ khi chăm em ốm, tình cảm của em về mẹ Đúng cho 0,5 điểm, sai hoàn toàn cho 0 điểm b. Thân bài( 4,0 điểm) * Miêu tả những nét ấn tượng về mẹ trong lần em ốm - Gương mặt mẹ hốc hác xanh xao - Đôi mắt thâm quồng lo lắng. * Miêu tả những việc làm, qua đó khắc họa sâu hơn về hình ảnh mẹ và tình cảm mẹ giành cho em. - Mẹ đỡ em dậy, lau mặt, chườm khăn, đút cháu cho em ăn…( miêu tả đôi bàn tay nhẹ nhàng mềm mại…) - Mẹ thức trắng, canh từng hơi thở của em( miêu tả nét mặt, ánh mắt…) - Mẹ dỗ dành, hỏi han em( miêu tả giọng nói, hơi thở…) * Yêu cầu: Cho 3,5- 4,0 điểm: Bài viết được trình bày một cách hợp lý, thể hiện sự quan sát tinh tế, liên tưởng, so sánh độc đáo, đồng thời phảI làm nổi bật được hình ảnh mẹ lo lắng, những hành động của mẹ chăm sóc em. Cho 2,5- 2,25 điểm: Bài viết được trình bày theo một trình tự hợp lí, thể hiện sự quan sát tinh tế, biết liên tưởng, so sánh, đồng thời phảI làm nổi bật sự lo lắng , tình cảm của mẹ giành cho em,em cảm nhận được sự lo lắng của mẹ và mong mình nhanh khỏi bệnh để mẹ bớt được lo lắng. Cho 1,5- 1,25 điểm: Bài viết đảm bảo ý theo yêu cầu. Tuy nhiên các nét cảnh còn mờ nhạt , liên tưởng hoặc sử dụng hình ảnh so sánh còn gượng ép, chưa tự nhiên, chưa hợp lí. Cho 0,5- 1,25 điểm: Bài viết có ý chạm vào yêu cầu. Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. c. Kết bài: Ấn tượng cảm nghĩ của em về mẹ. * Cho điểm: - 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu - 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. ĐỀ 13.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> PhÇn 1: Tr¾c nghiÖm (2®iÓm) (Khoanh tròn vào ý em cho là đúng) 1. Câu thơ nào dưới đây đã sử dụng phép ẩn dụ ? A- Bóng Bác cao lồng lộng B- Bác vẫn ngồi đinh ninh C- Người Cha mái tóc bạc D- Chú cứ việc ngủ ngon 2. Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào ? Vì sao ? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh. A- Lấy bộ phận để gọi toàn thể B- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng C- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật D- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng 3. Nhận xét nào không nói đúng những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Vượt thác? A. Ngôn ngữ sinh động, giàu chất gợi hình B. Năng lực quan sát tinh tế, liên tưởng so sánh mới lạ C. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với hoạt động con người D. Nhiều tình tiết li kì, hấp dẫn 4. Câu chuyên : Buổi học cuối cùng của nhà văn An - phông-xơ Đô- đê xảy ra trong bối cảnh nào? A. Chiến tranh thế giới thứ nhất B. Chiến tranh thế giới thứ hai C. Chiến tranh Pháp Phổ cuối thế kỉ XIX 5.Lượm đã hi sinh trong trường hợp nào ? A. Trên đường hành quân ra trận C. Trên đường đưa thư B. Trên đường về chiến khu D. Trên đường phố Huế 6.Trong văn bản Sông nước Cà Mau, màu sắc nào không được tác giả dùng để thể hiện màu xanh của rừng đước Cà Mau? A.Màu xanh lá mạ B.Màu xanh da trời C.Màu xanh rêu D.Màu xanh chai lọ 7.Các thao tác cơ bản của bài văn miêu tả là: A.Quan sát, tưởng tượng B.Quan sát, so sánh C.Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét D. Quan sát, so sánh, nhận xét 8. Điền từ còn thiếu vào câu sau: Trong văn……………….năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. A.miêu tả B.tự sự C.biểu cảm D.thuyết minh PHÇn II: Tù LuËn Câu1: Thế nào là Hoán dụ? Lấy ví dụ minh hoạ. Câu2: trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng loè chớp đỏ Cháu nằm trên lúa Thôi rồi , Lượm ơi ! Tay nắm chặt bông Chú đồng chí nhỏ Lúa thơm mùi sữa Một dòng máu tươi Hồn bay giữa đồng… Lượm ơi, còn không?.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> Lượm – Tố Hữu Câu 3: Em hãy tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em.. Đáp án I Phần trắc nghiệm: 2 Đ Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 C B D C C B C A -mỗi ý đáp án đúng: 0,25 đ Phần Tự luận: Câu 1: -Nêu đúng khái niệm : 0,5đ - Lấy ví dụ chỉ rõ hình ảnh đó thuộc trường hợp nào của hoán dụ.0,5đ Câu2: 2,5đ Cảm nhận được vẻ đẹp hình ảnh hi sinh của bé Lượm trong soạn thơ: Lượm đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, trên đồng lúa quê hương. Lúa thơm hương sữa đưa hương hồn em” bbay giưa xcánh đồng”. Hai yếu tố hiện thực và lãng mạn đã kết hoà vào hình ảnh thơ làm ngời lên ý nghĩa lớn lao cùng vẻ đẹp về sự hi sinh của bé lượm . Lượm hoá thân vào thiên nhiên quê hương và bất tử cùng thiên nhiên quê hương , đất nước. Hình ảnh thơ đã khơi dậy bao nỗi niềm xúc động , cảm phục của người đọc đối với người thiếu niên anh dũng , quả cảm đã hiến dâng trọn vẹn cuộc đời mình cho cách mạng, cho sự tồn vinh của dân tộc , đất nước. - Cảm nhận đầy đủ sâu sắc: 2,0-2,5đ - Cảm nhận khá đầy đủ , có ý sâu sắc : 1,25-1,75đ - Cảm nhận hời hợt, tản mạn, ít chi tiết đúng 0,25- 1,0 đ - sai hoàn toàn : 0đ Câu 3: 4,5đ 1, Mở bài : 0,25 đ - Giới thiệu đối tượng miêu tả : Cảnh mặt trời mọc , ở đâu? cảm tưỏng ban đầu . 2, Thân bài: 4đ Tả mặt trời mọc cảnh: - Trước khi mọc - Lúc đang mọc - Sau khi mọc Yêu cầu : Dùng phương pháp miêu tả cùng ngôn ngữ giàu hình ảnh để miêu tả bức tranh cảnh mặt trời lên …. thật phong phú sống động làm ngời lên nét đặc sắc , hấp dẫn của cảnh. Cách cho điểm : - Cảnh phong phú , sống động , ngời lên những nét đặc sắc: 3,25-4đ - Cảnh sống động , có một số nét đặc sắc: 2,25-3đ - Tả đúng cảnh nhưng rườm rà, tản mạn : 1,25-2đ - Cảnh sơ sài , có chi tiết sai lạc , diễn đạt yếu : 0,25-1đ - Thiếu hoặc sai hoàn toàn : 0đ.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> 3, Kết bài : 0,25đ Bộc lộ ấn tượng sâu đậm về cảnh được miêu tả . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN : NGỮ VĂN 6. Phần I: Trắc nghiệm (2điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Văn bản “ Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì? A. Thơ B. Ký C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 2: Trong câu: “ Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thui” có mấy phó từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 3: Văn bản “ Vượt thác” của Võ Quảng có nội dung gì? A. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn và miêu tả hình ảnh con người lao động. B. Ca ngợi vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên sông Thu Bồn C. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ. D. Vẻ đẹp dòng sông Thu Bồn. Câu 4: Muốn tả người cần phải làm gì? A. Quan sát lựa chọn và trình bày các chi tiết biểu về đối tượng cần miêu tả theo một thứ tự. B. Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bên ngoài của đối tượng. C. Chỉ cần nói đến tình cảm của mình về đối tượng. D. Chỉ cần tái hiện một nét tính cách nào đó của đối tượng. Câu 5: Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô được tác giả miêu tả như thế nào? A. Dịu dàng và bình lặng. B. Rực rỡ và tráng lệ. C. Duyên dáng và mềm mại. D. Hùng vĩ và lẫm liệt. Câu 6: Câu văn “ Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” sử dụng loại so sánh nào? A. Người với người. B. Vật với người. C. Cái cụ thể vưói cái trìu tượng. D. Vật với vật. Câu 7: Nhân vật chính trong truyện ngắn “ Buổi học cuối cùng” là ai? A. Chú bé Ph-răng. B. Thầy giáo Ha- men. C. Chú bé Ph- răng và thầy Ha-men. D. Thầy Ha-men, bác phó rèn và cụ già Hô- de..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> Câu 8: Câu “ Tre là cánh tay của người nông dân” là câu trần thuật đơn thuộc kiểu nào? A. Câu định nghĩa. B. Câu giới thiệu. C. Câu đánh giá. D. Câu miêu tả. Phần II: Tự luận(8 điểm) Câu1 ( 1 điểm): Ẩn dụ là gì? Cho ví dụ? Câu 2( 2 điểm): Cảm nhận đoạn thơ sau: “ Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng” (Lượm – Tố Hữu) Câu 3 ( 5 điểm): Hãy miêu tả hình ảnh người thân khi em làm được việc tốt..
<span class='text_page_counter'>(41)</span> ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN : NGỮ VĂN 6 Phần I - Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng cho 0.25 điểm. Khoanh sai hoặc khoanh vào 2 chữ cái không cho điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B C A B D C C Phần 2: Tự luận Câu 1( 1điểm): - Nêu đúng khái niệm cho 0.5 đ. - Lấy đúng VD cho 0.5đ. Câu 2( 2 điểm): * Yêu cầu cảm nhận: - Đoạn thơ miêu tả sự hi sinh của Lượm thật đẹp đẽ + Bằng bút pháp tả thực kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng lãng mạn của nhà thơ trong cảm xúc yêu mến, xót thương, cảm phục tác giả đã miêu tả cái chết giữa đồng lúa quê hương của Lượm thật đẹp đẽ. + Cánh đồng lúa quê hương như vòng nôi, như vòng tay mẹ ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Lượm hi sinh mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như đưa em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em đã hoá thân vào thiên nhiên đất nước. Cái chết đó thật đẹp đẽ và lãng mạn. - Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của Lượm vẫn còn mãi với quê hương đất nước và trong lòng mọi người. * Cho điểm: + 1.5đ - 2đ : Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc. + 1.0đ - 1.5đ : Cảm nhận tương đối đầy đủ. + 0.5đ : Có ý chạm yêu cầu Câu 3( 5 điểm): a- Mở bài ( 0.5 đ) *Yêu cầu: - Giới thiệu mẹ hoặc cha được chọn để miêu tả. * Cho điểm: 0.5đ : Như yêu cầu. 0.0đ : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. b- Thân bài( 4 đ) *Yêu cầu: - Học sinh chủ yếu dùng phương thức miêu tả để tái hiện một cách tự nhiên sinh động những cử chỉ, lời nói, hành động, việc làm, tâm lý… tạo nên bức chân dung người thân của mình rạng rỡ niềm vui khi biết mình vừa làm việc tốt. - Người viết phải thể hiện đựơc năng lực quan sát tinh tế, óc liên tưởng phong phú, nhạy cảm, sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hoá, các từ láy tượng hình tượng thanh, các động từ và tính từ miêu tả… * Cho điểm: + 3.25 đ- 4.0 đ : Miêu tả đúng phong phú và sinh động.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> + 2.25 đ - 3.0 đ: Miêu tả đúng nhiều chỗ đã tạo được sự hấp dẫn, sinh động. + 1.25 đ -2.0 đ: Miêu tả đúng đôi chỗ sơ sài. +0.25 đ- 1.0đ : Chi tiết nghèo nàn, sơ sài + 0đ: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. c- Kết bài(0.5đ) * Yêu cầu: - Nêu cảm nghĩ của mình về đối tượng miêu tả. * Cho điểm:+ 0.5đ : Như yêu cầu. + 0đ: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. Lưu ý: - Căn cứ vào khung điểm và chất lượng bài làm của HS, giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp, khuyến khích sự sáng tạo của HS. - Nếu bài sai từ 5 đến 10 lỗi câu, từ, chính tả, diễn đạt trừ 0.5đ, trên 10 lỗi trừ 1đ ĐỀ 14 ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN:NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2011-2012 ( Thời gian làm bài 90 phút) Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm): Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời ở từng câu hỏi sau và ghi vào bài làm của em: Câu 1. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì? E. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột, nếu không sẽ chuốc lấy vạ vào thân. F. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân. G. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân. H. Ở đời phải biết trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân. Câu 2: Kết luận nào là đúng nhất trong các phương án sau: A. “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới) là tác phẩm thuộc thể kí. B.“Cây tre Việt Nam” (Thép Mới) là tác phẩm trữ tình. Câu 3. Nét độc đáo của cảnh vật trong văn bản “Sông nước Cà Mau” là gì ? A. Kênh rạch bủa giăng chi chít. B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ. C. Chợ nổi trên sông. D. Kết hợp cả A, B và C. Câu 4 : Trong “Buổi học cuối cùng”, lòng yêu nước của thầy Ha-men được biểu hiện như thế nào? A.Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dát của mình ; B. Căm thù sôi sục kẻ thù đã xâm lược quê hương ; C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống kẻ thù ; D. Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc..
<span class='text_page_counter'>(43)</span> Câu 5 : Câu thơ sau thuộc kiểu Ẩn dụ nào :“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng .” ? E. Ẩn dụ hình thức. F. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác . G. Ẩn dụ cách thức. H. Ẩn dụ phẩm chất . Câu 6 : Câu “Tre là cánh tay của người nông dân.” là câu trần thuật đơn theo kiểu nào ? A. Câu định nghĩa. B. Câu giới thiệu. C. Câu đánh giá. D. Câu miêu tả. Câu 7 : Kết luận nào chưa chính xác khi muốn làm văn miêu tả? E. Xác định được đối tượng miêu tả. F. Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. G. Chọn ngôi kể phù hợp. D.Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. Câu 8: Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ? A. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng. B. Em bị ốm không đến lớp học được. C. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí. Phần II : Tự luận (8,0 điểm): Câu 1(1,0đ) Câu trần thuật đơn là gì?Lấy ví dụ và phân tích minh họa? Câu 2 (2,0 điểm): a,Trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) nhân vật nào là nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao em lại cho nhân vật đó là nhân vật trung tâm? b, Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau : “Dọc sông,những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước .Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt . . .’’ (Vượt thác - Võ Quảng ) Câu 3: ( 5 điểm) Em hãy tả lại hình ảnh của thầy (hoặc cô giáo) đang giảng bài trong một tiết học mà em thích nhất ./.. ĐÁP ÁN CHẤM THI HỌC KÌ II PHÒNG GD&ĐT HẢI HẬU. TRƯỜNG THCS HẢI TÂY. MÔN: NGỮ VĂN 6.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> Phần I : Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm). - Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm 1 C. 2 A. 3 D. 4 D. 5 B. 6 C. 7 C. 8 A. Phần II : Tự luận (7,0 điểm): Câu 1: -Nêu đúng khái niệm(0,5đ) : Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành,dùng để giới thiệu,tả hoặc kể về một sự việc,sự vật hay để nêu một ý kiến. -Lấy được vd câu trần thuật đơn đúng(0,25đ),phân tích đúng cấu tạo gồm một cụm C-V(0,25đ) Câu 2 Ý a,(1,0 điểm) : - Nhân vật chính: Kiều Phương và người anh(0,25đ) - Nhân vật trung tâm: người anh (0,25đ) Vì nhân vật người anh có vị trí quan trọng đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. đồng thời trưyện không nhằm vào việc khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người dọc tới sự thức tỉnh ở người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. (0,5đ) Ý b,(1,0 điểm): Học sinh chỉ đúng mỗi biện pháp tu từ 0.5đ :Biện pháp : nhân hóa và so sánh . Câu 3 (5,0 điểm) : 1. Yêu cầu chung: Thể loại : Tả người trong trạng thái hoạt động. Đối tượng miêu tả: Thầy giáo ( hoặc cô giáo) đang giảng bài 2. Yêu cầu cụ thể: Yêu cầu 1: - Học sinh xác định được đối tượng miêu tả Yêu cầu 2: - Lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu: đây là bài văn tả người trong trạng thái hoạt động chứ không phải tả người nói chung; vì vậy bài làm phải tập trung miêu tả cử chỉ, động tác … - Việc lựa chọn chi tiết phải làm nổi bật được hình ảnh thầy (cô) đang giảng bài (Chú ý miêu tả cử chỉ, giọng nói, gương mặt, thái độ) Yêu cầu 3: Trình bày những điều quan sát được theo một trình tự hợp lý. Ở bài này có thể miêu tả từ khái quát đến cụ thể và cũng có thể theo trình tự từ đầu đến cuối tiết học. Yêu cầu 4: Bài viết mach lạc, trôi chảy, đúng thể loại miêu tả. Dàn bài tham khảo: Mở bài: - Giới thiệu chung:( Tiết học môn nào? Thầy (cô) tên gì?) (0,5đ) -Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu. -Cho 0 điểm:Thiếu hoặc sai hoàn toàn.. Thân bài:.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> -Miêu tả vài nét chung về thầy (cô) giáo: độ tuổi,dáng người, tầm vóc, trang phục..(1,0đ) - Miêu tả hình ảnh, hoạt động của thầy (cô) giáo trong tiết học(3,0đ) + Ánh mắt trìu mến thân thương, nụ cười đôn hậu khi bước vào lớp... + Giọng nói dịu dàng, lời giảng ấm áp, truyền cảm… + Thái độ ân cần, nhẹ nhàng hướng dẫn học sinh học bài, làm bài… + Chữ viết đẹp, cẩn thận… - Không khí chung của lớp khi nghe thầy (cô) giảng bài? Bản thân như thế nào?cảm nhận đựợc gì về bài học về hình ảnh người thầy (cô) giáo của mình ? *Cho điểm: -Cho 3,25- 4,0 điểm: Đầy đủ các nội dung cơ bản theo trình tự hợp lí,lời miêu tả rõ ràng,mạch lạc,trong sáng,hấp dẫn,sinh động,biết vận dụng một số phép tu từ như so sánh,ẩn dụ…. -Cho 2,25-3,0đ: Đầy đủ các nội dung cơ bản theo trình tự hợp lí,lời miêu tả rõ ràng,mạch lạc,trong sáng, biết vận dụng một số phép tu từ như so sánh,ẩn dụ…. -Cho 1,25 – 2,0điểm:Tương đối đầy đủ các nội dung cơ bản theo trình tự hợp lí,lời miêu tả rõ ràng,mạch lạc. Cho 0,25 – 1,0 điểm: có ý chạm đến yêu cầu. -Cho 0 điểm:Sai hoàn toàn. Kết bài: Cảm nghĩ về hình ảnh thầy(cô) giáo, tiết học mà thầy(cô) dạy hôm đó đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc gì?(0,5đ) -Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu. -Cho 0 điểm:Thiếu hoặc sai hoàn toàn. *Lưu ý: -Căn cứ vào khung điểm và chất lượng bài làm của học sinh,giám khảo linh hoạt cho điểm thich hợp,khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. -Nếu bài sai từ 5-10 lỗi từ,câu,chính tả,diễn đạt trừ 0,5 điểm.Trên 10 lỗi thì trừ 1 điểm. ĐỀ 15 BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2011 - 2012 Môn: Ngữ văn 6 ( thời gian làm bài 90/ ). Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Trả lời bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. 1.Thành phần nào được coi là thành phần chính của câu? a.Trạng ngữ c.Vị ngữ b.Chủ ngữ d.Chủ ngữ và vị ngữ. 2. Câu thơ sau thuộc loại ẩn dụ gì? “ Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Khương Hữu Dụng a. Ẩn dụ hình thức c.Ẩn dụ phẩm chất b. Ẩn dụ cách thức d.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 3. Đâu là đối tượng miêu tả trong đoạn trích " Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng. a. Dượng Hương Thư c.Cảnh sông Thu Bồn b. Dượng Hương Thư và chú Hai. d. Cả 3 đối tượng trên. 4.Tâm trạng của chú bé Prăng trong buổi học cuối cùng là gì ? a. Hồi hộp, xúc động b. Lúc đầu ham chơi, sau ân hận, xúc động c. Bình thường như các buổi học khác d. Thờ ơ không để ý. 5. Đoạn trích “ Cô Tô” của Nguyễn Tuân nội dung viết về điều gì ? a. Thiên nhiên vùng đảo Cô Tô b. Cuộc sống của một vùng biển đảo. c. Vẻ đẹp Cô Tô sau cơn bão d. Thiên nhiên và con người ở vùng đảo Cô Tô. 6.Dòng nào nói khôngđúng lí do vì sao cây tre trở thành biểu tượng đất nước và dân tộc Việt Nam trong bài : Cây tre của nhà văn Thép Mới. a.Cây tre có vẻ đẹp bình thường thân thương b. Cây tre có nhiều phẩm chất quý báu c.Cây tre có sự gắn bó thân thiết lâu đời với con người Việt Nam. d. Cây tre là loại cây trồng quanh làng. 7. Mục đích của văn miêu tả là gì ? a. Tái hiện sự vật ,hiện tượng con người b.Bày tỏ tình cảm,cảm xúc. c.Trình bày diễn biến sự việc d.Nêu nhận xét đánh giá. 8. Yêu cầu nào không nhất thiết phải có trong đơn. a. Đơn viết phải có nội dung rõ ràng b.Tên đơn phải viết hoa hoặc viết chữ in to c. Đơn phải trình bày rõ ràng sáng sủa d. Phải ghi địa điểm viết đơn. Phần II: Tự luận ( 8 điểm) Câu 1: 1 điểm Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là? ( 0,5 điểm) Có mấy loại? cho ví dụ.( 0,5 điểm) Câu 2: 2 điểm Trình bày cảm nhận của em trong câu thơ sau: Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ Câu 3: 5 điểm Em đã gặp ông tiên trong truyện cổ dân gian,hãy miêu tả hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của em?.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Phần I Trắc nghiệm (2đ) mỗi câu đúng cho 0.25đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 D D A B C D A D Phần II Tự luận (8 đ) Câu 1: (1đ) - Nêu đúng khái niệm câu trần thuật đơn không có từ là (0.25đ) + Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ (0.25đ) + Vị ngữ biểu hiện ý phủ định nó kết hợp với từ không, chưa (0.25đ) - Câu miêu tả - lấy ví dụ (0.25đ) - Câu tồn tại - lấy ví dụ (0.25đ) Câu 2 (2đ) - Là sự kết hợp hài hòa giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ (0.5đ) - Khẳng định 1 chân lý đơn giản mà lớn lao: đêm nay là 1 trong vô vàn không ngủ của Bác, yêu nước thương dân là lẽ sống là bản chất của Bác (1đ) - Lời thơ mộc mạc, bình dị tạo sự bất ngờ làm bừng sáng tình cảm và sâu sắc của nhà thơ về Bác Hồ kính yêu. Câu 3: (5đ) Mở bài: Giới thiệu ông Tiên theo trí tưởng tượng của em (0.5đ) Thân bài: - Tả ông Tiên theo trí tưởng tượng của em (hình dáng, đầu tóc, nét mặt...........) (1.5đ) - Tả cử chỉ, lời nói, thói quen (1đ) - Những việc làm của ông Tiên (đối với mọi người, đối với em) (1.5đ) Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về ông Tiên (0.5đ) ĐỀ 16 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC 2011-2012 THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 PHÚT ( Không kể thời gian chép đề).. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:. Bài 1 (2,0 điểm)Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ? a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác; b. Miền Nam đi trước về sau; c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ; d. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim của Bác. Câu 2: Câu “Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A” thiếu thành phần gì? a. Thiếu chủ ngữ ; b. Thiếu vị ngữ; c. Thiếu trạng ngữ; d. Thiếu câu chủ ngữ, vị ngữ. Câu 3: Ai là tác giả bài thơ “Lượm”? a. Huy Cận; b. Tế Hanh;.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> c. Tố Hữu; d. Xuân Diệu. Câu 4: Tính từ chỉ màu sắc nào không được dùng trong đoạn đầu của bài kí “Cô Tô"? a. Hồng tươi; b. Xanh mượt; c. Lam biếc; d. Vàng giòn. Câu 5: Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì? a. Thơ; b. Truyện ngắn; c. Kí; d. Tiểu thuyết. Câu 6: Tên gọi nào không phải để gọi các cây cầu bắc qua sông Hồng tại Hà Nội hiện nay? a. Đông Đô; b. Chương Dương ; c. Thăng Long ; d. Long Biên. Câu 7: Thế nào là tác phẩm thuộc loại hình tự sự? a. Là tác phẩm miêu tả cảnh vật, con người trong cuộc sống; .........b.Là tác phẩm trình bày những nhận xét, đánh giá của người viết về một vấn đề trong cuộc sống; c. Là tác phẩm tái hiện bức tranh đời sống một cách khách quan qua lời kể của người kể chuyện; d. Là tác phẩm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của người viết về cảnh vật, con người, cuộc sống. Câu 8: Câu nào sau đây ghi đúng trình tự của một bài tập làm văn miêu tả? a. Giới thiệu đối tượng và tả chi tiết ; b. Tả chi tiết đối tượng theo một trình tự nhất định ; c. Tả chi tiết đối tượng và nêu nhận xét; d. Giới thiệu đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo một trình tự nhất định, nêu nhận xét, cảm nghĩ . PHẦN II. TỰ LUẬN Bài 2 (1,0 điểm): Thành phần chính của câu là gì? Lấy ví dụ minh hoạ. Bài 3 ( 2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn: “Buổi đầu không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc? Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” (Cây tre Việt Nam-Thép Mới). Bài 4 (5,0 điểm): “Mong như mong mẹ về chợ...”. Một bữa trong khi mẹ vắng nhà. Em mong đợi thì mẹ em về. Em hãy tả lại mẹ em khi đó.. ĐỀ 17 ĐỀ THI HỌC KỲ II (Năm học : 2011- 2012).
<span class='text_page_counter'>(49)</span> Môn: NGỮ VĂN-Lớp 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) A - Đề thi : I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) 1. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” dùng phương thức biểu đạt gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả. 2. Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ “là” ? A. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. B. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. C. Lan là học sinh gỏi nhất lớp 6A. D.“Sông nước Cà Mau” là sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi. 3. Trong những câu sau , câu nào là câu tồn tại ? A. Chim hót líu lo . B. Những đóa hoa thi nhau khoe sắc . C. Trên đồng ruộng , những cánh cò bay lượn trắng phau . D. Trên đồng ruộng trắng phau những cánh cò. 4. Cụm từ “Chẳng bao lâu” trong câu: “Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần nào dưới đây ? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ. D. Phụ ngữ 5. Bµi v¨n “C« T«” cña t¸c gi¶ NguyÔn Tu©n thuéc thÓ lo¹i g×? A. TruyÖn ng¾n B. KÝ C. Tuú bót D. TiÓu thuyÕt 6. Hai câu thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ gì? “Vì sao Trái đất nặng ân tình. H¸t m·i tªn ngêi Hå ChÝ Minh” A. So s¸nh B. Èn dô C. Ho¸n dô D. Nh©n ho¸ 7. Muốn tả người cần phải làm gì ? A. Quan sát, lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu và trình bày về đối tượng miêu tả theo thứ tự. B. Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bề ngoài của đối tượng cần tả. C. Chỉ cần nói đến những tình cảm của mình về đối tượng cần tả. D. Chỉ cần tái hiện được nét tính cách nào đó về đối tượng cần tả. 8. Câu nào ghi chính xác lời Dế Choắt nói với Dế Mèn? A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> B. Ở đời phải cẩn thận nói năng, nếu không sẽ chuốc vạ vào thân. C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sứm muộn rồi sẽ mang vạ vào mình đấy. D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không rồi sớm muộn sẽ mang vạ vào mình. II. Phần tự luận (8 điểm) Câu 1 : Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau : “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn.Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắn . Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, … loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai”. (“Sông nước Cà Mau” – Đoàn Giỏi) Câu 2 : Ẩn dụ là gì? Cho ví dụ? Câu 3 : Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…).
<span class='text_page_counter'>(51)</span>