Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Sang kien 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.6 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 PHÚ BÀI. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. . Phú Bài, ngày 15 tháng 4 năm 2013. SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Thị xã I- Sơ lược lí lịch Họ và tên : LÊ THỊ THU HOÀI Quê quán : Thuỷ Phương, Hương Thuỷ, Thừa thiên Huế Nơi thường trú : Số nhà 8/29 Lí Đạo Thành, phường Phú Bài, Tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị công tác : Trường Tiểu học số 2 Phú Bài Chức vụ hiện nay : Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 Trình độ chuyên môn : THSP II- Những khó khăn thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ 1. Thuận lợi : Công tác lâu năm nên giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề nghề nghiệp, luôn đặt quyền lợi của học sinh lên trên quyền lợi của bản thân.. 2. Khó khăn : Học sinh có quá nhiều đối tượng, một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em do một vài điều kiện khách quan. III- Sơ lược đặc điểm tình hình của đơn vị. 1. Thuận lợi : Điều kiện vật chất đầy đủ, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, phòng ốc thoáng mát,... 2. Khó khăn : Không có IV- Mục đích yêu cầu của sáng kiến cải tiến kĩ thuật: Đề tài này nhằm phát hiện những thực trạng và đề ra những giải pháp khắc phục và làm rõ ý nghĩa của việc rèn chữ để cho các em hiểu được chữ viết là một hình thức giao tiếp thể hiện nền văn hoá của một dân tộc. V- Những giải pháp chính của sáng kiến cải tiến kĩ thuật 1. Chú ý những lỗi cơ bản thường gặp a) Lỗi đặt bút * Cách nhận diện lỗi: Trong chữ Việt, bắt đầu của một nét hoặc một chữ cái đều có vị trí riêng khi đặt bút. Ví dụ khi viết chữ O thì vị trí đặt bút ở trên và kết thúc cũng ngay ở vị trí đó nhưng đối với chữ c thì vị trí đặt bút ở và kết thúc lại khác. Vì thế việc đặt bút và kết thúc là vô cùng quan trọng, nếu các em không xác định được vị trí thì các em sẽ viết sai chữ dẫn đến chữ viết không đẹp. Đây cũng chính là một cách để giáo dục các em tính cẩn thận, chính xác, khoa học các môn học khác. Trong quá trình giảng dạy phân môn Tập viết, chúng ta thường mắc sai lầm là không nhận xét về việc đặt bút và điểm kết thúc bút của các em. Điều này.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> vô tình dẫn các em đến chỗ lúng túng không nhận ra thiếu sót của mình hoặc nguyên nhân nào dẫn đến chữ viết chưa đúng. Nếu chúng ta khắc phục được nhược điểm này cũng là đóng góp phần lớn vào việc rèn chữ cho học sinh. Để làm được điều đó, chúng ta cần phân loại cách đặt bút đối với một số nét hoặc một số chữ. * Cách đặt bút giống nhau: - Các nét móc xuôi bắt đầu viết bằng các chữ cái : n, m, p, u, v - Nét khuyết xuôi bắt đầu viết bằng các chữ cái : b, h, k, l - Nét cong bắt đầu viết các chữ cái : a, o, g, d, q * Các biện pháp khắc phục - Thường xuyên ôn luyện cho học sinh về các nét tạo nên con chữ. - Hệ thống các chữ cái cùng cách đặt bút giống nhau. - Luyện tập các nét với các chữ được cấu tạo bởi các nét đó. - Kiểm tra thường xuyên và cho hoc sinh tự kiểm tra để nhận ra điểm sai của mình. b) Lỗi nối giữa các chữ cái trong một chữ Trong khi viết cũng như trong khi dạy chúng ta thường ít khi chú ý đến khoảng cách giữ các con chữ cái, điều này dẫn đến không ít các em mắc sai lầm trong khi viết và làm cho các chữ viết trở nên rời rạc, khoảng cách các con chữ trở nên loãng, không đúng với quy định, dẫn đến chữ viết không đẹp. Hiện nay, các tài liệu hướng dẫn giảng dạy không đề cập đến khoảng cách các chữ cái trong một chữ, điều này càng làm cho giáo viên chúng ta dễ mắc sai lầm trong khi hướng dẫn học sinh tập viết. Vào năm 1981, khi chữ cải cách ra đời, khoảng cách giữa các chữ cái là nhỏ hơn 1/3 chiều rộng một chữ cái hoặc bằng 1/3 chiều rộng một chữ cái tuỳ theo từng chữ. Ví dụ : Khoảng cách giữa các chữ cái trong chữ hoa là nhỏ hơn 1/3 chiều rộng một chữ cái nhưng khoảng cách giữa các chữ cái trong chữ an thì bằng 1/3 chữ cái. Đây cũng là một vấn đề khó cho học sinh và cho cả giáo viên chúng ta. Nếu chúng ta không quan tâm thì dù các em cố hết sức để rèn viết các chữ cái cho đẹp nhưng khoảng cách không đúng thì chữ viết vẫn không đẹp được. c) Lỗi về khoảng cách giữa các chữ trong một câu Nếu như các em mắc lỗi về khoảng cách giữa các chữ cái trong một chữ sẽ làm mất vẻ đẹp của chữ viết thì lỗi về khoảng cách giữa các chữ của chữ mà còn làm mất nghĩa nếu các em viết sát vào nhau hay xa nhau quá. d) Lỗi về chiều cao của các chữ cái Lỗi về chiều cao của các chữ cái thì hầu học sinh và giáo viên ít mắc phải vì trong chương trình đã nêu rất cụ thể. Tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp mắc phải. Nguyên nhân này là do thói quen, một phần do phụ huynh trước khi cho con em vào lớp một thường tự ý dạy trước cho con mình không đúng mẫu chữ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> hiện hành nên các chữ cái t, b, h, k, …thường cao hơn quy định. Đối với lỗi này, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta chỉ cần có sự kiên trì trong quá trình rèn chữ thì chắc chắn sẽ thành công. e) Cách chữa lỗi về các khoảng cách giữa các chữ cái và các chữ Khoảng cách giữa các chữ cái bằng 1/3 chiều rộng một chữ cái. Có những trường hợp khoảng cách giữa các chữ cái nhỏ hơn 1/3 chiều rộng một chữ. Chữ cái có nét móc là nét cuối kết hợp với chữ cái o kết hợp với các chữ cái có nét cong trước, Ví dụ: bốc, vóc, xốc, … Khoảng cách giữa các chữ được phân bố đều nhau bằng chiều rộng của một chữ cái. 2. Một số biện pháp chung Khi hướng dẫn học sinh viết chữ chúng ta cần chú ý :  Gợi ý nhận xét chữ mẫu về độ cao, chiều rộng, số nét, khoảng cách, …  GV viết mẫu và chỉ dẫn kĩ thuật viết chữ (quy trình viết, nối nét các chữ cái trong một chữ,...).  Thường xuyên chấm chữa và sửa chữ cho các em trong từng môn học.  Đối chiếu với yêu cầu đề ra và kinh nghiệm của mình để đánh giá chất chất lượng chữ viết của học sinh.  Nhận xét, góp ý, nêu yêu cầu cụ thể đối với từng học sinh về chữ viết.  Uốn nắn học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, giữ khoảng cách giữa vở và mắt,…  Thường xuyên nhắc nhở học sinh cách trình bày, ý thức viết chữ.  Luôn luôn quan tâm đến những điều kiện như ánh sáng, bàn ghế, mực và đặc biệt là giấy vở, bút. Với các em học sinh tiểu học, chúng ta nên chọn loại vở có ô li, giấy phải đẹp. Các em đang tuổi tập viết nên vở và bút tốt là điều kiện quan trọng để giúp các em viết đúng và đẹp.  Rèn thói quen cách trình bày các dạng văn bản : + Văn xuôi + Thơ bốn chữ + Thơ song thất lục bát + Thơ thất ngôn bát cú + Thơ năm chữ + Thơ lục bát  Một tháng tổ chức thi viết chữ đẹp một lần để động viên các em có ý thức rèn chữ viết. Với những biện pháp trên vẫn là chưa đủ, để các em luôn có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp là không phải dễ nếu chúng ta chỉ dùng những lí thuyết suông..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đối với học sinh Tiểu học, chúng ta phải luôn gần gũi, động viên và khen thưởng. Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm lí của trẻ em ở độ tuổi này rất dễ chán nản mỗi khi chưa thành công về một việc gì đó. điều này dễ dẫn học sinh đến tình trạng không muốn phấn đấu, không tích cực học,…khi không được quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ chu đáo hoăc bị phê bình hay bị phạt mắng. Xuất phát từ đặc điểm tâm lí này, chúng ta cần phải thường xuyên động viên khen thưởng các em về những mặt đã tốt, những mặt có tiến bộ mặc dù chưa đạt kết quả cao. Trong một chữ viết của các em bao giờ cũng có phần hạn chế nhưng ưu điểm không phải là không có. Chúng ta phải tìm ra cái để mà khen. Sự khen ngợi và khen thưởng là niềm vui, khích lệ các em không những học tập tốt mà nó còn là sợi dây vô hình gắn bó thêm tình cảm giữa thầy và trò. Tóm lại, để đạt được chất lượng như chúng ta mong muốn, ngoài các phương pháp, các kinh nghiệm thì niềm động viên và sự khen thưởng là điều không thể thiếu để các em thấy được thành quả học tập của mình mà không ngừng phấn đấu, phát huy các mặt tích cực, hạn chế những sai sót còn mắc phải trong quá trình học tập và đưa chất lượng chữ viết ngày càng có hiệu quả cao hơn. VI. Kết quả Với những biện pháp nói trên, đầu năm học 2012-2013, lớp tôi tôi chủ nhiệm đã có nhiều thành tích sau : -1 học sinh đạt giải Nhất thi viết chữ đẹp cấp Trường. -3 học sinh đạt giải Ba thi viết chữ đẹp cấp Trường. . Dạy phân môn tập viết là dạy cho các em kĩ năng giao tiếp gián tiếp, các em biết thể hiện những kiến thức, những vốn hiểu biết, những tâm tư tình cảm của mình trên trang giấy để người đọc cảm nhận hoặc đánh giá. Với những kinh nghiệm trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh, bản thân muốn được chia sẻ và rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo và các cấp lãnh đạo để chất lượng chữ viết cũng như chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. .. HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CỦA ĐƠN VỊ XÁC NHẬN ………………………………… ………………………………… …………………………………. Hương Thuỷ, ngày 15-4-2013 Người viết.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> …………………………………. …………………………………. ………………………………….. Lê Thị Thu Hoài. HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY XÁC NHẬN VÀ XẾP LOẠI …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. TM. HỘI ĐỒNG THI ĐUA CHẤM SKKN CHỦ TỊCH - TRƯỞNG PHÒNG.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×