Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

sang kien kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.46 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN. TÊN ĐỀ TÀI. Tác giả : HỨA QUỐC BỬU Đơn vị : Tổ SỬ ĐỊA ANH Năm học : 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY – HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 ĐẶT VẤN ĐỀ Tương lai của đất nước. Tuổi trẻ sẽ làm gì?, Sẽ như thế nào sau này?.Tất cả phải nhờ vào sự giáo dục. Người xây nền tảng đó lại là những người có nhiêm vụ vẻ vang trong sự nghiệp “Trồng người “.Bồi dưỡng cho thế hệ sau là một việc rất quan trọng, cần thiết. Mỗi giáo viên chúng ta cũng nhận thấy và đang thực hiện : giáo dục những học sinh vừa có đức, vừa có tài để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Học không chỉ đơn giản để đạt đến mục đích,để đạt trình độ cao mà phải là để trở thành người có hiểu biết , có kiến thức sâu rộng mà quan trọng hơn là phải thực sự trở thành người tốt để sau này giúp ích cho đất nước,cho dân tộc. "Trong những năm gần đây,đồng thời với việc đổi mới mục tiêu, nội dung,...; Phương pháp dạy học ở THCS cũng đã có những đổi mới nhất định theo hướng thầy tổ chức cho HS hoạt động độc lập, để các em chủ động lĩnh hội tri thức và hình thành năng lực tư duy,năng lực hành động." Đây là xu hướng dạy học tiến bộ mà ngành đã đề ra cho mỗi chúng ta. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỂN Phương pháp dạy học Địa lý cũng theo xu hướng trên.Khoa học tự nhiên cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên,về con người và xã hội, cách vận dụng chúng trong đời sống và sản xuất . Cùng với môn khoa học khác, môn Địa lý là môn quan trọng trong chương trình học. Trong giai đoạn này, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy và học môn tự nhiên xã hội nói chung và phân môn địa lý nói riêng là một phần quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn này. góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh . Chương trình dịa lý giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu về địa lý Việt Nam và những nội dung nêu bật được một số nét tiêu biểu của từng châu lục và đại dương. Qua nhiều năm giảng dạy , do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh,và thực tế dạy -học môn Địa lý ở trường chúng tôi vẫn còn một số hạn chế. Đa số phụ huynh và học sinh đều quan niệm Địa lý là môn học không có tính quyết định trong thi cử nên thường không thích đầu tư cho môn học.Trước giờ phần lớn các em chỉ được cung cấp các khái niệm địa lý thông qua Giáo viên nên giờ học Địa lý chưa thực sự thu hút các em…Giáo viên cũng chưa thực sự chọn được những phương pháp gây hứng thú mới mẻ trong cách dạy để thu hút các em Với những trăn trở làm sao để.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> chọn được những phương pháp nào hay, đặc trưng để dạy Địa lý và dạy như thế nào cho có hiệu quả ? Đó không chỉ là vấn đề bản thân tôi quan tâm mà hầu hết các Giáo viên đều quan tâm .Làm thế nào để bộ môn Địa lý không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết mà còn là bộ môn khoa học hấp dẫn học sinh. Vì thế nên tôi đã suy nghĩ và tìm tòi nghiên cứu "làm thế náo để các em biết sáng tạo, biết chủ động và tích cực học tập để tiêt học đỡ phần tẻ nhạt , không còn xa lạ gây chán nản với các em và với hy vọng phần nào giúp bản thân dạy tốt hơn môn địa lý để góp phần nhỏ bé xây dựng một nền móng vững chắc cho đất nước từ những lớp HS hoàn thiện về mặt trí thức và nhân cách .Vì có biết có hiểu, có quan tâm thì các em mới yêu mến quê hương đất nước, yêu những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Từ đó các em sẽ tích cực tự nguyện tham gia góp phần bảo vệ môi trường và trân trọng giữ gìn những thành tựu kinh tế đất nước. Để tự hào làm rạng danh nước Việt, sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi ngành giáo dục tiến hành đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Đã có nhiều nhà khoa học, học giả, nhà giáo đề cập nhiều về phương pháp hoạt động nhóm. Nhưng nhìn chung những công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau, mang tính chất chung dùng trong nhà trường với các cấp học khác nhau. Mỗi địa phương mỗi vùng, miền, từng trường THCS tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh của mình để đưa ra các hình thức, các biện pháp hoạt động nhóm cho phù hợp thì mới mang lại hiệu quả cao khi sử dụng phương pháp này. Thảo luận nhóm là thảo luận những vấn đề nhỏ trong từng bài dạy, nhưng đó là những vấn đề khó yêu cầu cần phải có sự hợp tác, trao đổi giữa các học sinh trong nhóm để đưa ra câu trả lời. Trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong phương pháp thảo luận nhóm. Qua thực tế đi dự giờ học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp tôi thấy các giáo viên tiến hành các hoạt động thảo luận nhóm còn ít, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả của nó. Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy địa lí đã được 20 năm, qua thời gian giảng dạy và áp dụng các hoạt động theo nhóm tôi thấy nảy sinh một số vấn đề cần giải quyết như sau: - Học sinh còn thụ động trong quá trình thảo luận nhóm, đặc biệt là các em học sinh yêú. - Một số học sinh còn bị động và lúng túng trong quá trình thảo luận. - Nhiều học sinh còn nhút nhát, chưa động não, chưa hoạt động tích cực (chủ yếu là các em học yếu), trong khi đó các em học khá, giỏi thì làm hết phần việc của nhóm. - Thời gian thảo luận chưa đảm bảo, vượt quá thời gian quy định làm ảnh hưởng đến thời gian các hoạt động khác của bài dạy. - Học sinh trong nhóm và học sinh giữa các nhóm nhận xét, bổ sung nội dung thảo luận chưa hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Từ thực tế trên, trong các năm qua tôi đã luôn trăn trở,suy nghĩ để tìm ra các biện pháp tiến hành hoạt động thảo luận nhóm nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong từng tiết dạy. Qua từng tiết dạy áp dụng hoạt động nhóm ở các khối lớp đối với địa bàn trường tôi đang công tác, tôi đã đúc kết và rút ra được một số kinh nghiệm nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong các giờ lên lớp có nội dung cần thảo luận nhóm. Với những lý do trên nên tôi chọn đề tài: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY – HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6". NỘI DUNG NGHIÊN CỨU * CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1/ Chuẩn bị hoạt động thảo luận nhóm: Trước khi đưa hoạt động thảo luận nhóm vào một bài dạy giáo viên cần phải trả lời được các câu hỏi sau: Mục tiêu của hoạt động nhóm trong bài này là gì ? Tại sao phải thảo luận tiểu mục này, nội dung này, liệu nó có phù hợp với các mục tiêu tổng thể của bài giảng không ? Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian ? Thời gian còn lại có đủ để hoàn thành bài dạy không ? Hoạt động này yêu cầu giáo viên và học sinh cần chuẩn bị những phương tiện, thiết bị gì ? Học sinh cần phải tham khảo trước các tài liệu nào ? Liệu những yêu cầu đó thầy và trò có đáp ứng được không ? Hoạt động này cần bao nhiêu câu hỏi, cần chia bao nhiêu nhóm, mỗi nhóm bao nhiêu học sinh là phù hợp ? 2/ Chọn câu hỏi (nêu vấn đề) cho học sinh thảo luận : Việc chuẩn bị câu hỏi cho các nhóm thảo luận là một khâu quan trọng. Những câu hỏi quá đơn giản sẽ làm cho thời gian thảo luận buồn tẻ và rất dễ đi đến tình trạng thờ ơ của nhiều học sinh. Do đó nên chuẩn bị những “câu hỏi mở” tức là câu hỏi có nhiều hướng phát triển, nhiều cách lí giải, đòi hỏi học sinh phải tư duy và trình bày nhiều ý kiến, học sinh phải tranh luận để tìm ra kết quả đúng nhất thì mới lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia. Mặt khác khi chọn vấn đề thảo luận cần lưu ý là phải xem xét, nghiên cứu xem học sinh đã biết gì, cảm thấy gì, suy nghĩ gì về vấn đề giáo viên đưa ra để tránh trường hợp quá sức học sinh thì buổi thảo luận cũng sẽ mất đi ý nghĩa . Nội dung thảo luận có thể lấy từ các câu hỏi khó trong sách giáo khoa hoặc khi khai thác tình huống mâu thuẩn trong bài để cho học sinh thảo luận tìm phương án giải quyết ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ví dụ : Khi giảng về sông ngòi khu vực Đông Á, giáo viên có thể khai thác tình huống có vấn đề cho học sinh thảo luận như: “Tại sao thuỷ chế của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang hoàn toàn trái ngược nhau?”. Các câu hỏi thảo luận nên cân nhắc kỹ và chuẩn bị trước trong phiếu học tập (in vi tính ), hoặc tiện nhất là viết sẵn trong bảng phụ ( loại bảng xếp , thảo luận đến câu nào thì mở ra đến câu đó ). Những câu hỏi cần phải tham khảo nhiều tài liệu mới trả lời được thì giáo viên nên phổ biến ở cuối tiết trước (trong phần dặn dò) và giới thiệu cụ thể tên tài liệu tham khảo. Cần lưu ý là mức độ và dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi phải tương đối đồng đều nhau, tránh trường hợp giao cho nhóm này câu hỏi quá dễ còn nhóm kia thì quá khó . 3/ Cách xếp nhóm : Vấn đề đặt ra là xếp bao nhiêu học sinh vào một nhóm là vừa? Cần phải suy nghĩ cẩn thận khi chia học sinh thành nhóm. Nếu chia nhóm không hợp lí thì hoạt động nhóm sẽ thất bại ngay từ đầu vì giáo viên bị mất khả năng kiểm soát lớp. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy xếp từ 4 đến 8 học sinh vào một nhóm là hoạt động có hiệu quả nhất và nhanh nhất vì khi giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm thì từng cặp bàn (loại 4 chổ ngồi = nhóm 8 HS ; loại 2 chổ ngồi = nhóm 4 HS ) quay lại với nhau là xong, ít tốn thời gian di chuyển và không gây mất trật tự. Mặt khác nhóm có ít học sinh thì càng có ít học sinh “ăn theo” nên mỗi học sinh đều phải hoạt động, không có học sinh đứng xớ rớ bên ngoài và có ít học sinh thì sự thống nhất ý kiến càng nhanh, đỡ tốn thời gian. Số lượng nhóm ít nhất phải gấp đôi số lượng câu hỏi thảo luận. Nghĩa là một câu hỏi thì ít nhất phải có hai nhóm cùng thảo luận câu hỏi đó, như vậy mới thực hiện được khâu quan trọng tiếp theo là nhận xét đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm. Nhóm này có ý kiến thảo luận khác với nhóm bạn, hoặc đề xuất kết quả hợp lý hơn nhóm bạn thì cuộc thảo luận mới sôi nổi. 4/ Để hoạt động thảo luận nhóm đạt hiệu quả, giáo viên phải thực hiện đầy đủ các bước sau: Cử trưởng nhóm điều khiển thảo luận và thư ký ghi những ý kiến của các thành viên trong nhóm. Phổ biến rõ các câu hỏi thảo luận cho từng nhóm (đã chuẩn bị sẵn phiếu học tập… ), giải thích rõ yêu cầu thực hiện cho từng câu hỏi để học sinh đi đúng hướng và qui định thời gian thảo luận sao cho hợp lí. Tuyệt đối không phát trước các dụng cụ trình bày (giấy khổ to, bảng phụ, viết ...) trước khi hướng dẫn thảo luận vì nếu phát trước học sinh sẽ tiến hành hoạt động chứ không nghe hướng dẫn. Trong thời gian các nhóm thảo luận, giáo viên nhất thiết không được làm việc khác mà phải thường xuyên đi kiểm tra hoạt động của từng nhóm để nắm được em nào hoạt động, em nào không, em nào giành nói suốt và lắng nghe các em trao đổi có đúng hướng không. Nếu phát hiện có thành viên.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> trong nhóm không tham gia hoạt động, giáo viên có thể trực tiếp yêu cầu học sinh đó tham gia phát biểu. Ví dụ : “Em A, em hãy nêu ý kiến của em cho cả nhóm nghe về vấn đề mà nhóm em đang thảo luận”. Nếu thấy nhóm nào gặp khó khăn giáo viên không giải đáp thắc mắc ngay, mà chỉ giúp học sinh hướng tư duy hoặc cung cấp các nguồn dữ liệu , tư liệu cần thiết cho việc làm sáng tỏ vấn đề . Giáo viên nên có lời cảnh báo trước khi hết thời gian thảo luận . Ví dụ : “Chúng ta chỉ còn 2 phút, các em thống nhất ý kiến đi.” Khi hết thời gian thảo luận, giáo viên yêu cầu một em thay mặt nhóm trình bày kết quả thảo luận. Tuỳ nội dung câu hỏi, tuỳ điều kiện từng trường, học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau (dùng bảng phụ, giấy khổ to, phiếu học tập ...). Khi học sinh các nhóm lên trình bày, giáo viên không nên đưa ra các câu hỏi chất vấn làm học sinh lúng túng hoặc đưa ra câu trả lời đúng, sai lập tức mà phải để ngỏ cho các nhóm khác nhận xét . Để tiết kiệm thời gian, mỗi câu hỏi giáo viên có thể chỉ yêu cầu một vài nhóm trình bày kết quả (nếu các nhóm cùng thảo luận một câu hỏi), các nhóm không được yêu cầu trình bày kết quả thì có nhiệm vụ nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn nhằm đảm bảo tất cả đều có cơ hội đóng góp ý kiến, qua đó giáo viên cũng đánh giá được kết quả thảo luận của các nhóm này. Khi học sinh các nhóm khác nhận xét bổ sung, giáo viên phải lắng nghe cẩn thận và ghi tóm tắt lên bảng những điểm cơ bản của mỗi ý kiến phát biểu để phát hiện những mâu thuẩn giữa các ý kiến, nếu có ý kiến khác nhau thì kịp thời nêu vấn đề cho học sinh tiếp tục giải quyết, tuy nhiên không nên để cuộc thảo luận chệch hướng hoặc kéo dài vì một vấn đề nhỏ. Khi các nhóm không còn ý kiến bổ sung, giáo viên phải dành đủ một khoảng thời gian thích đáng trong giờ giảng để nhận xét các ý kiến của học sinh và thực hiện một quá trình phản hồi đầy đủ và hoàn chỉnh các thông tin học sinh cần ghi nhớ mà giáo viên đã chuẩn bị trước trong bài. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi kiểm tra một số em xem các em đã nắm được vấn đề chưa. Cuối cùng giáo viên cũng nên khuyến khích, động viên học sinh tiếp tục tham gia phát biểu trong những lần sau bằng cách tỏ thái độ hài lòng, thích thú, khen ngợi kịp thời những câu trả lời của học sinh, hoặc cho điểm những học sinh xuất sắc. 5/ Biện pháp khuyến khích mọi thành viên trong nhóm tham gia thảo luận: Trong các tài liệu hướng dẫn yêu cầu giáo viên cho mỗi nhóm tự bầu nhóm trưởng, thư ký. Tuy nhiên qua thực tế áp dụng chúng tôi thấy không hiệu quả bằng việc giáo viên chỉ định và bồi dưỡng lần lượt từng học sinh trong nhóm luân phiên theo thứ tự làm nhóm trưởng hoặc thư ký. Làm như vậy để mỗi học sinh đều có khả năng hướng dẫn thảo luận trong nhóm mình. Kinh nghiệm này theo chúng tôi là có thể chấp nhận được vì nó giúp cho mọi học sinh đều có điều kiện để bồi dưỡng cho mình năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động học tập và nâng cao hứng thú tìm tòi, nghiên cứu, tránh được thói.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> quen cả nhóm chỉ trông chờ, ỷ lại vào một vài thành viên nổi trội trong nhóm mình. Đối với những lớp chưa có phong trào và thói quen học tập tốt, giáo viên cũng không nên để cho nhóm tự cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận mà giáo viên chỉ định bất kì một thành viên trong nhóm (chú ý những học sinh có thái độ lơ là) đứng lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm và giáo viên có thể đặt thêm một số câu hỏi phụ yêu cầu học sinh đó lí giải những nội dung vừa trình bày để kiểm tra xem học sinh đó có tham gia thảo luận không, có hiểu vấn đề không, qua đó giáo viên có thể kịp thời uốn nắn và nhắc nhở, cho điểm các em tuỳ theo mức độ. Có như vậy thì mọi thành viên trong nhóm mới tập trung tham gia thảo luận, khắc phục được tình trạng chỉ có nhóm trưởng và thư kí làm việc, còn các học sinh khác (đa số là những học sinh yếu hoặc lười biếng) cứ ngồi làm việc riêng hoặc có thái độ ỷ lại, bất hợp tác, chờ đến khi nào giáo viên đưa kết quả chuẩn xác rồi ghi vào vở mà không hiểu gì cả. Cần chú ý là giáo viên bộ môn cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để phân chia chỗ ngồi cho học sinh đảm bảo trong mỗi nhóm phải có cả học sinh yếu, học sinh trung binh và khá, giỏi. Để phần nào làm rõ hơn phần trình bày ở trên, chúng tôi xin nêu một vài ví dụ cụ thể như sau : Ví dụ : Bài 22 (Địa 6 ): Các đới khí hậu trên Trái Đất. Khi thiết kế bài này chúng tôi xác định trọng tâm là mục 2: Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ. Ở mục này cần phải đạt được hai mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh trình bày được vị trí của các đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt Trái Đất. - Kỹ năng: Biết xác lập mối quan hệ nhân quả giữa góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng của Mặt Trời với nhiệt độ của không khí. Để đạt hai mục tiêu trên, chúng tôi chọn phương pháp thảo luận theo nhóm. - Ở bước chuẩn bị : + Chúng tôi thiết kế hai phiếu học tập phục vụ cho hai hoạt động nhóm. Phiếu học tập số 1: thiết kế dạng bảng tổng hợp để học sinh dựa vào đó làm rõ các đặc điểm của từng đới khí hậu trình bày trong sách giáo khoa. Phiếu học tập số 2: thiết kế dạng sơ đồ trống để học sinh củng cố kiến thức và hình thành mối quan hệ nhân quả giữa góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng của Mặt Trời với nhiệt độ của không khí..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm : ...... Đới Vị trí ( vĩ độ ). Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời. Nhiệt độ. Gió thổi thường xuyên. Lượng mưa trung bình năm (mm). .............................................................................. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhóm : ....... Đới ………… ………… .. Góc chiếu sáng: ………………… ……………. Nhiệt lượng hấp thụ:..... .................. Thời gian chiếu sáng: ………………… ………………… ............................................................................... Nhiệt độ không khí : ………… …………. + Phương thức thực hiện là tổ chức hai hoạt động nhóm nối tiếp nhau. + Dự kiến thời gian thích hợp cho từng hoạt động: hoạt động 1 là 6 phút, hoạt động 2 là 5 phút. + Chuẩn bị phương tiện thực hiện gồm: bảng xếp, phiếu học tập (mỗi phiếu 7 bản), bút dạ, hình 58 SGK phóng to, quả Địa Cầu, mô hình trái đấtQuả địa cầu- mặt trăng. + Tổ chức nhóm: do đặc thù phòng học nên chúng tôi chia 8 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn. - Tiến hành hoạt động 1:(hoàn thành phiếu học tập số 1). + Giáo viên treo hình 58 phóng to và đặt vấn đề yêu cầu học sinh thảo luận. + Giáo viên phân nhóm theo dự kiến, cử nhóm trưởng, thư kí. + Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm (nhóm 1, 2 tìm hiểu đới nóng, nhóm 3, 4 tìm hiểu đới ôn hoà, nhóm 5, 6 tìm hiểu đới lạnh). + Yêu cầu các nhóm ngồi vào vị trí (từng cặp bàn quay lại với nhau). + Phát phiếu học tập, bút, quy định thời gian hoàn thành phiếu 1. + Giáo viên đi quan sát hoạt động của từng nhóm để có sự uốn nắn kịp thời. + Nhắc học sinh thời gian thảo luận sắp hết. - Kết thúc hoạt động 1:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Giáo viên gọi học sinh quay về vị trí ban đầu và các nhóm nộp phiếu học tập. + Giáo viên đưa phiếu học tập của nhóm 1 lên bảng và chỉ định một học sinh của nhóm đọc to cho cả lớp nghe (kết hợp chỉ trên lược đồ 58 phóng to), nhóm 2 nhận xét, bổ sung (hoặc ngược lại) và gọi các nhóm khác nhận xét thêm, những ý kiến mới được giáo viên ghi tóm tắt trên bảng. + Đến đây học sinh mới dừng lại ở mức độ nhận biết và thu thập các thông tin từ sách giáo khoa mà chưa hiểu rõ vấn đề nên giáo viên phải dùng quả địa cầu, mô hình Trái đất-mặt trời-mặt trăng, hình 58 kết hợp với câu hỏi phát vấn để giúp học sinh giải thích lần lượt từng đặc điểm của đới nóng như: Vì sao ở đới nóng có góc chiếu của mặt trời lớn?, vì sao có lượng mưa trung bình năm ở đới nóng lớn hơn các đới khác? ... + Tiếp theo giáo viên mở trang đầu của bảng xếp đã có ghi sẵn nội dung chuẩn xác cần ghi nhớ những đặc điểm của đới nóng, đồng thời đối chiếu với kết quả thu thập được của học sinh để nhận xét về kết quả thảo luận của nhóm 1 và 2, khen ngợi những ý kiến bổ sung đúng. + Tương tự như vậy thầy-trò lần lượt tìm hiểu đới ôn hoà và đới lạnh. Để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, giáo viên tiếp tục hoạt động hai . -Tiến hành hoạt động 2 : + Giáo viên tiếp tục duy trì nhóm như hoạt động 1 nhưng thay đổi nhóm trưởng và thư kí. + Giáo viên phát phiếu học tập số 2 và hướng dẫn học sinh thảo luận tìm nội dung thích hợp điền vào chỗ trống trong các ô, đồng thời vẽ mũi tên chỉ mối quan hệ giữa các ô đó. + Giao cho nhóm 1+2 thiết lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng của Mặt Trời với nhiệt độ không khí ở đới nóng, nhóm 3+4: đới ôn hoà, nhóm 5+6: đới lạnh. + Tiến trình tiếp theo như ở hoạt động 1. - Kết thúc hoạt động 2: + Giáo viên yêu cầu học sinh quay về vị trí cũ. + Giáo viên thu lại phiếu học tập của 6 nhóm. + Phần báo cáo và ý kiến bổ sung của học sinh được tiến hành như hoạt động1. + Sau khi các nhóm trình bày xong và học sinh không còn ý kiến, giáo viên lần lượt mở 3 sơ đồ đã hoàn chỉnh trong bảng xếp và đối chiếu lại với sơ đồ của từng nhóm để nhận xét và bổ sung. Nếu cả 6 nhóm đều thực hiện đúng các sơ đồ như phân công thì coi như hoạt động nhóm đã có hiệu quả. Ví dụ 3: Khi dạy bài : Địa hình bề mặt Trái đất . (Địa lí lớp 6). Giáo viên cho học sinh thảo luận: Nhóm 1-3-5: Nhận xét sự khác nhau về hình thái bên ngoài giữa núi già và núi trẻ về các đặc điểm sau :(Đỉnh của núi, sườn của núi và thung lũng của núi)..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Yêu cầu học sinh quan sát hình sau (giáo viên phóng to treo lên bảng ). Giáo viên chỉ rõ cho học sinh các bộ phận của núi. ( như ở hình 35. Sơ đồ núi già núi trẻ S Địa lí 6 trang 43 ). Học sinh thảo luận và điền kết quả vào phiếu học tập sau: Nội dung (B) và (C) là phần làm việc của học sinh. Hình thái (A) Đỉnh Sườn Thung lũng. Núi già (B) Tròn Thoải Rộng. Núi trẻ (C) Nhọn Dốc Hẹp. Nhóm 2-4-6: Quan sát hình 34 SGK ( giáo viên phóng to treo lên bảng) và cho biết cách tính độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của núi khác nhau như thế nào ?. Độ cao ( m). (1),(2) Độ cao tương đối 1500 (3) Độ cao tuyệt đối Đỉnh A. 1500 (1) 1000. (2). 500 0 m. (3) Biển. Hình 34. Độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối. Học sinh các nhóm làm việc khoảng từ 3 đến 4 phút, sau đó đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, cuối cùng giáo viên nhận xét đánh giá và rút ra kết luận..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> KẾT QUẢ A/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN. Những biện pháp trên giúp cho những lần tổ chức thảo luận nhóm có hiệu quả rõ rệt: Cuộc thảo luận diễn ra nhanh gọn, đúng theo thời gian dự kiến.Tất cả thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận và mạnh dạn tranh luận với các nhóm khác. Các thành viên trong nhóm đều có khả năng điều khiển nhóm thảo luận hoặc tổng hợp ý kiến thảo luận của nhóm với vai trò là nhóm trưởng hay thư kí. Đặc biệt là khả năng tư duy của học sinh tiến bộ rõ rệt.Các em không còn thói quen chép lại toàn bộ những nội dung trong sách, vở có liên quan đến câu hỏi vào bài kiểm tra, mặc dù đó là câu hỏi đòi hỏi học sinh phải tư duy phân tích, giải thích, so sánh …). Những hiệu quả nói trên phần nào được minh chứng qua bảng thống kê sau: Năm học. Khối. 2009-2010 2010-2011 2011 -2012 Học kì I. 6 6 6. Số bài dạy 27 44 13. Số bài có HĐ nhóm 20 (74%) 21 (48%) 10 (76%). Số lần HĐ nhóm 23(85%) 28(57%) 12 (92%). Số lần HĐ nhóm có hiệu quả 20 (87%) 25 (84%) 11 (84%). Chất lượng bộ môn 93.3% 95.2%. B: BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Từ những giải pháp, việc làm cụ thể và kết quả nêu trên, chúng tôi rút ra được kinh nghiệm bước đầu về hoạt động thảo luận nhóm như sau: 1/ Ở bước chuẩn bị: Phải nắm vững qui trình hoạt động nhóm. Phải xác định rõ mục tiêu hoạt động trong bài giảng. Phải lựa chọn chủ đề thảo luận cho phù hợp mục tiêu bài học và đối tượng học sinh. Phải dự kiến khá chính xác thời gian hoạt động. Thầy và trò phải chuẩn bị đủ điều kiện, phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động. Phải cho học sinh nắm được những nhiệm vụ cụ thể khi làm việc trong nhóm và thấy được lợi ích của nó để học sinh có hứng thú tham gia hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2/ Trong quá trình hoạt động: Phải tạo không khí lớp học thoải mái, sinh động. Khuyến khích những học sinh kém tự tin phát biểu. Hỗ trợ cho những học sinh kém khả năng diễn đạt có thể diễn đạt được ý kiến của mình. Định hướng cho học sinh thảo luận đúng hướng, làm sáng tỏ những điểm học sinh có thể hiểu sai vấn đề. Quan sát các nhóm để nhận biết tình hình thảo luận mà kịp thời uốn nắn. Định lại trọng tâm, đặt câu hỏi gợi ý khi học sinh bị lúng túng. Tôn trọng tất cả các ý kiến, quan điểm, khuyến khích học sinh suy nghĩ và phát biểu, khen ngợi những nổ lực của học sinh. 3/ Cuối hoạt động: Tóm tắt phần thảo luận. Đưa ra kết luận đúng. Nhấn mạnh trọng tâm vấn đề. Liên hệ trở lại kết quả thảo luận của học sinh để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh. Kiểm tra lần cuối xem cả lớp hiểu vấn đề chưa .. KẾT LUẬN Từ lí luận vận dụng vào thực tiễn đã cho thấy tổ chức một hoạt động thảo luạân nhóm có hiệu quả sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho một tiết dạy. Tuy nhiên để tạo một hoạt động nhóm có kết quả như mong muốn là một việc làm tương đối khó, lí do khách quan cũng có, chủ quan cũng có nhưng chúng tôi nghĩ rằng ai cũng làm được với điều kiện là giáo viên phải có nhận thức đúng đắn, phải dành nhiều thời gian đầu tư suy nghĩ, lập kế hoạch cụ thể, chuẩn bị chu đáo và phải mạnh dạn thực hành. Tóm lại: Muốn nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm giáo viên phải dốc hết nhiệt tình, tâm hồn cho nghề nghiệp, phải tìm ra những giải pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế giảng dạy ở cơ sở, phải tạo cho học sinh có nề nếp, thói quen làm việc theo nhóm. Thầy tổ chức hoạt động tốt, trò học tốt, chắc chắn là hiệu quả của một hoạt động thảo luận theo nhóm sẽ đạt được hiệu quả cao. Hoạt động thảo luận nhóm được xem như là một phương pháp mới mà thời gian thực hiện cũng chưa nhiều, do đó những gì mà bản thân tôi tích luỹ được và trình bày trên đây cũng chỉ là kinh nghiệm bước đầu, kinh nghiệm nhỏ. Trong thời gian tới bản thân sẽ tiếp tục hoàn thiện thêm và rất mong được sự góp ý kiến của đồng nghiệp. Xin chân thành cám ơn ! Bình Triều, ngày 10 tháng 2 năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Hứa Quốc Bửu. ĐỀ NGHỊ: Đồi với tổ , trường THCS Ngô Quyền tạo điều kiện về cơ sở vật chất , trang thiết bị cần thiết để phục vụ dạy học. Tạo điều kiện về phòng bộ môn, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ để cho giáo viên, chúng tôi có điều kiện để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài .. PHỤ LỤC: Các bảng biểu được phóng to: Hình thái (A) Đỉnh Sườn Thung lũng. Núi già (B) Tròn Thoải Rộng. Độ cao ( m). (1),(2) Độ cao tương đối 1500 (3) Độ cao tuyệt đối Đỉnh A. 1500 (1) 1000. Núi trẻ (C) Nhọn Dốc Hẹp. (2). 500 0 m Hình 34. Độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối. (3) Biển.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Năm học. Khối. 2009-2010 2010-2011 2011 -2012 Học kì I. 6 6 6. Số bài dạy 27 44 13. Số bài có HĐ nhóm 20 (74%) 21 (48%) 10 (76%). Số lần HĐ nhóm 23(85%) 28(57%) 12 (92%). TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Sách giáo khoa lớp 6, 7 ,8 ,9 . - Tạp chí giáo dục. - Tạp chí Thế giới trong ta.. Số lần HĐ nhóm có hiệu quả 20 (87%) 25 (84%) 11 (84%). Chất lượng bộ môn 93.3% 95.2%.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> MỤC LỤC: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12. Nội dung Tên đề tài Đặt vấn đề Nội dung nghiên cứu Các biện pháp thực hiện Kết quả Kết quả thực hiện Bài học kinh nghiệm Kết luận Đề nghị Phụ lục Tài liệu tham khảo Mục lục. Trang 2 2 4 4 11 11 12 12 13 13 14 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×