Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện cần đước tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.67 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
-------------------------------

VÕ ĐỖ THANH GIANG

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CẦN ĐƯỚC
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01

Long An, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

--------------------------------

VÕ ĐỖ THANH GIANG

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CẦN ĐƯỚC
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. LÊ ĐÌNH VIÊN

Long An, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các
tạp chí khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.

Học viên thực hiện luận văn

Võ Đỗ Thanh Giang


ii
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tác giả đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội
tại Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước Tỉnh Long An”.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) trường Đại học Kinh
Tế Cơng Nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tác giả trong

quá trình học tập tại trường. Đồng thời, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
GS. TS. Lê Đình Viên đã nhiệt tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ
tác giả trong cả quá trình nghiên cứu này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Cần
Đước; các anh, chị, em Phịng Quản lý thu, gia đình đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ
tác giả rất nhiều để có thể hồn thành luận văn này.
Mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn
luận văn này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong
nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo và các bạn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Tác giả thực hiện luận văn

Võ Đỗ Thanh Giang


iii
NỘI DUNG TÓM TẮT
Luận văn này nghiên cứu thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm
xã hội huyện Cần Đước tỉnh Long An, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý thu BHXH huyện Cần Đước trong thời gian tới. Đề tài đã thu
thập dữ liệu thứ cấp và dùng phương pháp thống kê mô tả để đạt được các mục tiêu cụ
thể. Trước hết, Chương 1 đã nêu khái quát cơ sở lý thuyết có liên quan đến Bảo hiểm
xã hội và quản lý thu bảo hiểm xã hội. Phần đầu của chương này đã khái quát các khái
niệm về bảo hiểm xã hội và các quan điểm khác nhau về bảo hiểm xã hội trong nền
kinh tế. Tiếp theo, các khái niệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội và các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội được đề cập. Các đối tượng tham gia, phương
thức thu và phương thức nộp bảo hiểm xã hội được đề cập trong phần tiếp theo của
chương này. Phần quy trình thu nộp vảo hiểm xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác thu nộp bảo hiểm xã hội trình bày ở phần cuối chương.

Chương 2 đã phân tích và đánh giá thực trạng thu và quản lý thu BHXH tại
huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Chi tiết hơn, phần đầu của chương này đã trình bày
thực trạng vấn đề thu, đối tượng thu và căn cứ thu BHXH trên địa bàn huyện Cần
Đước. Bên cạnh đó, các đối tượng cả bắt buộc lẫn tự nguyện đóng BHXH cũng được
phân tích khái qt trong phần tiếp theo của chương này. Phần cuối tổng kết lại những
thành tựu mà ngành BHXH huyện Cần Đước đạt được trong thời gian qua cũng như
nêu rõ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục. Nội dung của
chương này là cơ sở khoa học quan trọng cho các giải pháp và kiến nghị của chương 3.
Chương 3 đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cần thiết và cấp bách để
nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Chi tiết hơn,
phần đầu chương này đã thể hiện được mục tiêu và định hướng của ngành BHXH Việt
Nam, tỉnh Long An cũng như của BHXH huyện Cần Đước. Trên cơ sở đó, phần cuối
của chương này đã đề xuất các giải pháp gắn liền với cơ quan BHXH huyện Cần Đước
nhằm để phát huy những điểm đã đạt được, đồng thời hạn chế những khó khăn mà đơn
vị đã gặp phải trong thời gian qua. Một vài kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền, BHXH Việt Nam cũng như BHXH Tỉnh Long An cũng được nêu chi tiết
ở phần cuối của chương nhằm hỗ trợ và phối hợp với BHXH huyện Cần Đước thực
hiện tốt hơn vai trò của đơn vị bảo trợ xã hội.


iv
ABSTRACT
This thesis studies the status of management of social insurance in the district of Can
Duoc, Long An province on the basis that propose solutions to improve the
effectiveness of the management of Social insurance of this district in the coming time.
The secondary data and proper statistical methods have been used to achieve specific
objectives. First of all, Chapter 1 has outlined the theoretical basis relating to social
insurance and social insurance collection management. The first part of the chapter
covered the concepts of social insurance and various perspectives on social insurance
in the economy. Next, the concept of social insurance collection management and the

factors affecting social insurance collection management is mentioned. Participating
objects, methods of collection and method of filing social insurance are mentioned in
the next section of this chapter. The process of collecting social insurance and other
factors affecting the collection of social insurance presented at the end of the chapter.
Chapter 2 has analyzed and rated the actual status and management of the Social
insurance in the district of Can Duoc, Long An province. In particular, the first part of
this chapter presents the status of Social insuance, both mandatory and voluntary
subjects, are also analyzed in the next section of this chapter. The end of the
conclusion of the achievements that the Social Insurance needs to be achieved during
the last time as well as stating the limitations and causes of the limitations that need to
be overcome. The content of this chapter is an important scientific basis for the
solutions and petitions of next chaper.
Chapter 3 has proposed a number of solutions and recommendations necessary and
urgent to improve the effectiveness of the Social insurance Management in Can Duoc
district, Long An Province. Specially, the first part of this chapter has reflected the
objectives and orientation of the Vietnamese Social insurance , Long An Province as
well as the Can Duoc district. Based on that, the last part of this chapter has proposed
possible solutions to promote the points gained at the same time limiting the
difficulties that encountered in the past time. A few recommendations for competent
state agencies, Vietnamese Social insurance and Long An province are also detailed at
the end of the chapter to support and cooperate with the Can Duoc Social Insurance
to perform better the role of the social sponsor activities.


v
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................... 1

2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................... 1
2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................... 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................... 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................... 2
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......................................................................................... 2
6. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN........................................................ 2
6.1. Đóng góp về phương diện khoa học....................................................................... 2
6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn........................................................................ 2
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................. 2
8. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC.................................3
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU..............................5
BẢO HIỂM XÃ HỘI..................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về Bảo hiểm xã hội, quản lý thu Bảo hiểm xã hội............................5
1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội:............................................................................ 5
1.1.2. Quan điểm về Bảo hiểm xã hội............................................................................ 6
1.1.2.1. Chính sách Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành và quan trọng nhất
trong Hệ thống An Sinh xã hội...................................................................................... 6
1.1.2.2. Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia Bảo hiểm
xã hội cho người lao động............................................................................................. 6
1.1.2.3. Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Bảo hiểm xã
hội.................................................................................................................................. 7
1.1.2.4. Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội............................................................................ 7


vi
1.1.2.5. Nhà nước quản lý thống nhất chính sách Bảo hiểm xã hội, tổ chức bộ máy
thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội........................................................................... 7
1.1.3. Khái niệm về quản lý thu Bảo hiểm xã hội.......................................................... 7

1.1.3.1. Nội dung quản lý thu Bảo hiểm xã hội............................................................. 7
Hình 1.1. Sơ đồ quyết toán Bảo hiểm xã hội Tỉnh Long An.......................................... 9
1.1.3.2. Vai trò bản chất, chức năng của Bảo hiểm xã hội và quản lý thu Bảo hiểm xã
hội................................................................................................................................ 10
1.1.4. Đối tượng, quỹ bảo hiểm xã hội và cơ sở pháp lý thực hiện quản lý thu Bảo
hiểm xã hội.................................................................................................................. 14
1.1.4.1. Đối tượng........................................................................................................ 14
1.1.4.2. Quỹ Bảo hiểm xã hội...................................................................................... 14
1.1.4.3. Cơ sở pháp lý thực hiện Bảo hiểm xã hội....................................................... 15
1.1.5. Hệ thống các chế độ trong Bảo hiểm xã hội...................................................... 17
1.2. Nội dung quản lý thu Bảo hiểm xã hội:................................................................ 18
1.2.1. Khái niệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội............................................................. 18
1.2.2. Vai trị cơng tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội:................................................... 19
1.2.2.1 Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu Bảo hiểm xã hội:................................19
1.2.2.2. Đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý thu Bảo hiểm xã hội ổn định, bền vững,
hiệu quả....................................................................................................................... 19
1.2.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu Bảo hiểm xã hội:........................................ 20
1.2.2.4. Tăng thu, bảo đảm cân đối quỹ Bảo hiểm xã hội:........................................... 21
1.3. Nội dung quản lý thu Bảo hiểm xã hội:................................................................ 21
1.3.1. Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội.................................................... 21
1.3.2. Quản lý mức thu Bảo hiểm Xã hội.................................................................... 23
1.3.3. Tổ chức thu Bảo hiểm xã hội............................................................................. 25
1.3.3.1. Phân cấp thu một cách hợp lý......................................................................... 25
1.3.3.2. Lập và xét duyệt kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội hàng năm.............................26
1.3.3.3. Quản lý tiền thu.............................................................................................. 26
1.3.3.4. Thông tin báo cáo........................................................................................... 27
1.3.3.5. Quản lý hồ sơ, tài liệu..................................................................................... 27
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu Bảo hiểm xã hội:...................................... 27



vii
1.4.1. Trình độ dân trí.................................................................................................. 27
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................. 28
1.4.3. Chính sách tiền lương - tiền cơng...................................................................... 28
1.4.4. Trình độ của nhà làm quản lý............................................................................. 28
CHƯƠNG 2................................................................................................................. 30
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN CẦN ĐƯỚC TỈNH LONG AN.................................................................... 30
2.1. Giới thiệu về quá trình hình thành hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam..............30
2.2. Sự ra đời của Bảo hiểm xã hội Tỉnh Long An và Bảo hiểm xã hội Huyện cần
Đước............................................................................................................................ 30
2.2.1. Sự ra đời của Bảo hiểm xã hội Tỉnh Long An và Huyện Cần Đước..................30
2.2.2. Chức năng.......................................................................................................... 31
2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn......................................................................................... 31
2.2.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước.......................32
2.2.5. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước tỉnh Long An...............33
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Cần Đước.................................................... 33
2.3. Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An......................34
2.3.1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc...........................34
2.3.1.1. Đơn vị sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc......................... 34
Bảng 2.1: Đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2016 – 2018.................35
2.3.1.2. Người lao động tham gia Bảo hiểm Xã hội bắt buộc......................................37
Bảng 2.2: Người lao động tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2016 – 2018..............37
2.3.2. Quản lý mức thu Bảo hiểm xã hội:.................................................................... 38
Bảng 2.3: Bảng lương tối thiểu chung giai đoạn 2016 – 2018 (đơn vị: triệu đồng).....39
2.3.3. Quy trình tổ chức thu Bảo hiểm xã hội:............................................................. 39
2.4. Kết quả thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tại Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An:
41
2.4.1. Quỹ tiền lương làm căn cứ thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc:................................41
Bảng 2.4: Quỹ tiền lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc giai doạn 2015 – 2018 (đơn

vị: triệu đồng).............................................................................................................. 41
2.4.2. Quỹ tiền lương Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo khối ngành...............................42


viii
Bảng 2.5: Quỹ lương BHXH bắt buộc theo khối loại hình quản lý giai đoạn 2016 –
2018 (đơn vị: triệu đồng)............................................................................................. 42
2.4.3. Kết quả thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc............................................................... 44
Bảng 2.6: Kết quả thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2016 – 2018 (đơn vị: triệu đồng)...44
2.4.4. Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội:.................................................................. 45
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được ở trên vẫn còn tồn tại một số
DN hoạt động sản xuất KD trên địa bàn huyện kém tuân thủ quy định trong việc đảm
bảo quyền lợi tham gia BHXH của NLĐ.Tình trạng trốn đóng, nợ đọng, né tránh trách
nhiệm đối với NLĐ của chủ SDLĐ vẫn là vấn đề nan giải, cần phải có biện pháp xử lí
triệt để hơn. Thực trạng của vấn đề này được thể hiện rõ nét thông qua bản số liệu sau:
45
2.4.5. Kết quả thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An...46
Bảng 2. : Kết quả thu BH T tự nguyện...................................................................... 46
2.5. Kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế:...................................47
2.5.1. Kết quả đạt được của thu Bảo hiểm xã hội:....................................................... 47
2.5.2. Hạn chế của Quản lý thu Bảo hiểm xã hội......................................................... 49
Bảng 2.10: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại DNNQD giai đoạn 2016 – 2018.. 49

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế:...................................................................... 51
2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan:.................................................................................. 51
2. .3.2. Nguyên nhân khách quan:............................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................ 52
CHƯƠNG 3................................................................................................................. 53
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CẦN ĐƯỚC TỈNH LONG AN 53

3.1. Định hướng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Tỉnh Long An .. 53

3.1.1. Những chỉ tiêu chính cần thực hiện trong thời gian tới tại Bảo hiểm xã hội Long
An:............................................................................................................................... 53
3.1.2. Những nhiệm vụ chủ yếu:.................................................................................. 53
3.1.3 Mục tiêu thực hiện của Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước:............................... 54
3.1.3.1. Mục tiêu thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội:............................................ 54
3.1.3.2. Mục tiêu thực hiện quản lý thu Bảo hiểm xã hội đến năm 2020 :..................54


ix
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã
hội Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An........................................................................... 55
3.2.1. Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội................................................... 55
3.2.2. Về phương diện tuyên truyền............................................................................. 56
3.2.3. Về thanh tra và xử lý vi phạm............................................................................ 57
3.2.4. Về chế tài xử phạt.............................................................................................. 57
3.2.5. Về việc nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ, nhân viên Bảo hiểm xã hội:
58
3.2.6. Một số giải pháp khác:....................................................................................... 59
3.3. Một số kiến nghị:.................................................................................................. 59
3.3.1. Đối với Bảo hiểm xã hội Tỉnh Long An............................................................. 59
3.3.2. Đối với Ủy Ban nhân dân Huyện Cần Đước...................................................... 60
KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 63


x
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Thứ tự

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5

Tên bản

Đơn vị S

2018
Người l

2018
Bảng lư

Quỹ tiền

2015 – 2
Quỹ lươ

đoạn 20

Bảng 2.6

Kết quả

Bảng 2.7

Kết quả


Bảng 2.8
Bảng 2.9

Tình hì

2016 – 2


Số TT

Ký hiệu

1

ASXH

2

BHXH

3

BHYT

4

BHNT

5


DNNN

6

DNNQD

7

HTX

8

HCSN

9

KDCT

10

NCL

11

NSNN

12

SDLS


13

TNLĐ- BNN

14

BHXH TN


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần đảm bảo ổn định
đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội thúc đẩy sự nghiệp xây
dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện tốt chính sách bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế
độ: Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, Tử tuất, Khám chữa bệnh
bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và nhân dân trên phạm vi cả nước. Vì
vậy trong những năm qua nhà nước có những văn bản sửa đổi bổ sung để phù hợp với nền
kinh tế trong từng thời điểm có thể nói chính sách bảo hiểm xã hội ln mang tính cấp thiết
thể hiện sự quan tâm của đảng và nhà nước ta về vấn đề an sinh xã hội.
Bảo hiểm xã hội huyện Cần Đước trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An, được
thành lập tháng 09/1995, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An tổ chức
thực hiện chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội
bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy
định của pháp luật.
Tuy nhiên quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội huyện chưa khai thác hết tiềm năng về số
lao động chưa tham gia Bảo hiểm xã hội, chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài nhà nước như:
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ ... đã né tránh không

tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc cịn cố tình tìm mọi cách né tránh đóng
bảo hiểm xã hội. Mặt khác nợ đọng Bảo hiểm xã hội, lạm dụng tiền đóng Bảo hiểm xã hội của
người lao động để làm vốn sản xuất kinh doanh ... Do đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thực
hiện chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội cho người lao động nói chung và việc thực hiện quản
lý thu bảo hiểm xã hội nói riêng, làm ảnh hưởng đến việc thu nộp Bảo hiểm xã hội.
Để đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời đáp ứng được những yêu cầu
trong quản lý thu Bảo hiểm xã hội nhằm quản lý thu Bảo hiểm xã hội. Do vậy tác giả chọn đề
tài “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước Tỉnh Long An”
thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.

Mục tiêu chung

Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội
huyện Cần Đước, qua đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu, góp
phần đảm bảo nguồn thu của Quỹ Bảo hiểm xã hội.


2
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa lý luận về quản lý thu Bảo hiểm xã hội.
Phân tích thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Huyện Cần Đước Tỉnh Long An.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo
hiểm xã hội Huyện Cần Đước Tỉnh Long An.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Quản lý thu Bảo hiểm xã hội
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về không gian địa điểm: tại Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước Tỉnh
Long

An
- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu các tài liệu số liệu từ năm 2016 đến
2018.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng về quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước Tỉnh
Long An như thế nào ?
Giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội
Huyện Cần Đước Tỉnh Long An ?
6. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
6.1.

Đóng góp về phương diện khoa học

Tác giả khái quát và tổng hợp những vấn đề lý luận về quản lý thu Bảo hiểm xã hội;
đồng thời, nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với học viên, sinh
viên thuộc nhóm nghành kinh tế và những ai quan tâm đến lĩnh vực quản lý thu Bảo hiểm xã
hội.
6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn
Đề xuất giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại
Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước Tỉnh Long An. Luận văn này là tài liệu tham khảo đối với
học viên và sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế và những ai quan tâm đế đề tài quản lý thu
Bảo hiểm xã hội.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể là: phương pháp phân tích
và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, ... Để nghiên cứu tại Bảo hiểm xã
hội Huyện Cần Đước Tỉnh Long An.


3
8. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Luận văn thạc sĩ, tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang (2013) ,Trường Đại học Lao động –
xã hội “ Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Tỉnh Phú Thọ”. Nghiên cứu đã thu
thập dữ liệu thứ cấp tại Bảo hiểm và sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để phân tích thực
trạng cơng tác thu bảo hiểm tại đơn vị. Nghiên cứu cũng đã trình bày tổng quan về BHXH và
quản lý thu BHXH đồng thời cũng đã nêu được thực trạng quản lý thu BHXH ở cơ quan này
ở tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đó, đề tài đã trình bày được một số giải pháp và kiến nghị nhằm
hồn thiên cơng tác thu BHXH tỉnh Phú Thọ.
Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Thúy (2015) “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã
hội Hà Nội” Đại học quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng quản lý
thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2010-2014 trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất những
giải pháp chủ yếu nhằm quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng
thời nghiên cứu cũng đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân
và những vấn đề đang đặt ra hiện nay. Cuối cùng đề tài
đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt
buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020.
Tác giả Lê Thị Thu Trang (2014) nghiên cứu “Thực trạng quản lý thu BHXH tại cơ
quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội” Trường Đại học Lao động xã hội. Trên cơ
sở thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp phân tích dữ liệu phù hợp, nghiên cứu đã khái
quát được lý thuyết cơ bản về BHXH và quản lý thu BHXH. Đề tài cũng đã đánh giá được
thực trạng quản lý BHXH tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội. Cuối cùng,
nghiên cứu cũng đã đề xuất được các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý
thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên.
Qua nghiên cứu 03 cơng trình nghiên cứu trước, tác giả kế thừa cơ sở lý luận, tham
khảo thực trạng và giải pháp. Từ đó đề xuất giải pháp thích hợp Quản lý thu Bảo hiểm xã hội
tại Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước.
Sự khác biệt của tác giả về mặt không gian và thời gian. Tuy đã có nhiều nghiên cứu
về lĩnh vực này nhưng đến nay tháng 11/2019 tại Bảo hiểm xã hội huyện Cần Đước chưa có ai
nghiên cứu về quản lý thu Bảo hiểm xã hội, do đó đề tài nghiên cứu của tác giả khơng có sự
trùng lắp.
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI


4
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI HUYỆN CẦN ĐƯỚC TỈNH LONG AN
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN CẦN ĐƯỚC TỈNH LONG AN


5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận về Bảo hiểm xã hội, uản lý thu Bảo hiểm xã hội
1.1.1. hái niệm về Bảo hiểm xã hội:
Ngay từ khi mới xuất hiện, để tồn tại và phát triển, trước hết con người phải ăn, phải mặc,
ở và đi lại v.v Và để thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu này, người ta phải lao động để tạo ra
những sản phẩm cần thiết. Khi lượng sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con
người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn. Do đó, việc thỏa
mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao
động của họ. Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi có
đầy đủ thu nhập và các điều kiện sống bình thường, Ngược lại, có rất nhiều trường hợp khó
khăn, bất lợi, ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều
kiện phát sinh khác. Chẳng hạn như, bị ốm đau bất ngờ hay bị tai nạn trong lao động, mất việc
làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ suy giảm Khi rơi vào những
trường hợp như vậy, các nhu cầu cần thiết khơng vì thế mà mất đi, trái lại cịn có cái tăng lên,
thậm chí cịn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: Cần được khám chữa bệnh và điều trị
khi ốm đau, tai nạn, thương tật cần có người chăm sóc ni dưỡng


Bởi vậy, muốn tồn tại

và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và trên thực tế đã tìm ra rất
nhiều cách giải quyết khác nhau như: S chia, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi
vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước hay của các tổ chức khác õ ràng những
cách đó là hồn tồn thụ động, khơng chắc chắn và có nhiều rủi ro, bất ngờ.
Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, việc thuê mướn lao động trở nên phổ biến thì mối
quan hệ giữa người làm thuê và giới chủ cũng trở nên phức tạp và rắc rối. Lúc đầu, người chủ
chỉ cam kết trả công lao động, nhưng sau đó đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người lao
động có số thu nhập nhất định để họ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu nhất khi không
may bị ốm đau, tai nạn Trên thực tế, nhiều lúc các trường hợp trên không xảy ra và tất nhiên
người chủ không phải chi trả một đồng nào. Nhưng cũng có những trường hợp xảy ra dồn
dập, buộc họ phải trả ra một khoản tiền lớn hơn mà họ thực sự khơng muốn. Vì thế, mâu
thuẫn chủ – thợ xuất hiện, giới thợ thì liên kết với nhau đấu tranh buộc giới chủ thực hiện các
cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày một lớn hơn và có tác động đến nhiều mặt của đời
sống kinh tế – xã hội. Bởi vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hịa mâu thuẫn đó
bằng cách buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng đã
được tính tốn chặt ch dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra với người làm thuê. Số tiền đóng


6
góp đó đã hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi toàn quốc gia, quỹ này còn
được bổ sung từ Ngân sách Nhà nước khi cần thiết khi gặp những biến cố bất lợi.
Toàn bộ những hoạt động cộng với những mối quan hệ ràng buộc chặt ch trên được thế
giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. Như vậy,

1

theo PGS.TS Nguyễ V


Định

1.1.2. Quan điểm về Bảo hiểm xã hội
Khi tiến hành tổ chức và thực hiện chính sách BHXH, các quốc gia đều lựa chọn hình
thức, cơ chế, mức độ thỏa mãn các nhu cầu BHXH phù hợp với tập quán, khả năng trang trải
và định hướng phát triển kinh tế xã hội của quốc gia mình, đồng thời cũng nhận thức thống
nhất các quan điểm cơ bản về BHXH sau:
1.1.2.1. Chính sách Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành và uan trọng nhất trong
Hệ thống An Sinh xã hội
Mục đích chủ yếu của BHXH là nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia
đình họ trước những rủi ro xã hội làm giảm hoặc mất thu nhập của người lao động. Thực
chất, BHXH là một chính sách đối với con người, nhằm đáp ứng một trong những quyền và
nhu cầu hiển nhiên của con người, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lao động, an toàn xã
hội
Từ quan điểm này cho thấy các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận tính xã hội cao
của BHXH, do đó BHXH được coi là một hoạt động phi lợi nhuận mang tính nhân văn sâu
sắc. Tại Việt Nam, đây được coi là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà
nước trong hệ thống An sinh xã hội.
1.1.2.2. Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia Bảo hiểm xã
hội cho người lao động
Người sử dụng lao động chính là các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thuê mướn
lao động. Họ có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các
chế độ BHXH đối với người lao động mà họ đang sử dụng theo đúng pháp luật quy định.
Làm như vậy, chủ sử dụng lao động s tránh được những thiệt hại kinh tế do phải chi ra một

1 Bộ môn kinh tế bảo hiểm – Đại học kinh tế quốc dân: Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội, 200 ,
trang 33.



7
khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mình đang thuê mướn, bên cạnh đó
cũng làm giảm bớt tình trạng tranh chấp, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ và thợ, tạo ra sự
yên tâm, tích cực sản xuất cho người lao động.
1.1.2.3. Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và u ền lợi đối với Bảo hiểm xã hội
Mọi người lao động đều được bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi được trợ
cấp BHXH. Khi những rủi ro khơng may xảy ra với người lao động thì họ là những người
trực tiếp chịu tác động của rủi ro. Điều đó có nghĩa là người lao động phải có trách nhiệm
tham gia đóng góp BHXH để tự bảo hiểm cho mình.
1.1.2.4. Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội
Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
+ Mức tiền lương trong giai đoạn đi làm của người lao động.
+ Mức độ suy giảm khả năng lao động ( tỷ lệ thương tật )
+ Ngành nghề công tác
+ Thời gian cơng tác và đóng BHXH
+ Tuổi thọ bình quân của người lao động
+ Điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ
Tuy nhiên, về nguyên tắc, mức trợ cấp phải thấp hơn mức lương lúc đang đi làm,
nhưng thấp nhất cũng phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người được hưởng. Quan điểm
này vừa phản ánh tính cộng đồng xã hội, vừa phản ánh nguyên tắc phân phối lại quỹ BHXH
cho người lao động tham gia BHXH.
1.1.2.5. Nhà nước uản lý thống nhất chính sách Bảo hiểm xã hội, tổ chức bộ má thực
hiện chính sách Bảo hiểm xã hội
BHXH là một bộ phận cấu thành các chính sách xã hội, nó vừa là nhân tố ổn định,
vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, nên vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. Sự can
thiệp của Nhà nước đã đảm bảo cho mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao
động được duy trì bền vững đồng thời đảm bảo mối quan hệ ba bên trong BHXH s không bị
phá vỡ.
1.1.3. hái niệm về uản lý thu Bảo hiểm xã hội
1.1.3.1. Nội dung uản lý thu Bảo hiểm xã hội

a. Theo quy trình quản lý thu


8
Bảo hiểm xã hội Huyện Cần Đước là một đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Tỉnh
Long An, do đó phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH hàng năm
do BHXH Tỉnh Long An giao cho đến các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn mình quản lý
cụ thể:
Hàng năm BHXH Huyện căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp
BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện trực tiếp quản lý thu
BHXH. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế hoạch thu BHXH trên địa bàn cho
năm sau, đồng thời gửi về BHXH Tỉnh Long An trước ngày 20/10.
Lập kế hoạch thu BHXH đến các đơn vị sử dụng lao động hàng quý;
Tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH trong năm do BHXH Tỉnh
Long An giao.
Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH từ đầu năm và
danh sách chỉnh tăng giảm mức lương đóng BHXH hàng tháng;
Kiểm tra đối chiếu danh sách, điều chỉnh tăng giảm hàng tháng, có biên bản đối chiếu
kết quả tham gia đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động;
Vào sổ sách theo dõi chi tiết kết quả thu nộp BHXH đến từng người lao động ở từng
cơ quan, đơn vị sử dụng lao động phát sinh hàng tháng;
Thông báo kịp thời cho các đơn vị sử dụng lao động còn nợ đọng tiền BHXH.
Xác nhận các mức đóng, thời gian đóng BHXH khi thực hiện giải quyết chế độ BHXH
cho người lao động hoặc di chuyển nơi làm việc của người lao động.
Tổng hợp số liệu báo cáo kết quả thu BHXH trong tháng, quý, năm về BHXH Tỉnh
Long An theo định kỳ quy định:
+ Báo cáo nhanh 10 ngày/lần;
+ Báo cáo tháng vào ngày 02 tháng sau;
+ Báo cáo quý vào ngày 10 tháng đầu quý sau;
+ Báo cáo năm vào ngày 20 tháng đầu năm sau;

+ Kiểm tra danh sách chứng từ thu tổng hợp số liệu thu BHXH của các đơn vị sử
dụng
lao động trên địa bàn huyện quản lý lập báo cáo quyết toán thu BHXH hàng quý gửi BHXH
Tỉnh Long An


9
+

Hàng quý, năm BHXH Tỉnh Long An tổ chức kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH

trong kỳ của BHXH Huyện Cần Đước . Việc tổ chức kiểm tra thẩm định số liệu thu được thực
hiện sau kỳ báo cáo, biên bản kiểm tra số liệu thu BHXH sau khi được thẩm định là tài liệu
gốc kèm theo hồ sơ quyết tốn tài chính q, năm của BHXH các cấp.
Hình 1.1. Sơ đồ u ết toán Bảo hiểm xã hội Tỉnh Long An

Các đơn vị
sử dụng
lao động

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An)
Chú thích:
: Lập và giao chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH hàng năm.
: Lập kế hoạch, báo cáo số thu BHXH định kỳ.
: Hướng dẫn, theo dõi các đơn vị thực hiện tham gia đóng BHXH, chuyển tiền thu
BHXH vào tài khoản của BHXH kịp thời, giải quyết đầy đủ quyền lợi cho đơn vị, người lao
động.
: Kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng BHXH theo quy định của
pháp luật.
Những bài học kinh nghiệm về quản lý thu BHXH cấp huyện

b. Theo các khối thu Bảo hiểm xã hội
Quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An chủ yếu ở các khối
như sau:
-

Khối các cơ quan hành chính sự nghiệp;


10
-

Khối Doanh nghiệp nhà nước;

-

Khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

-

Khối cán bộ Xã, Thị trấn;

-

Khối sự nghiệp giáo dục;

-

Khối y tế;

1.1.3.2. Vai trò bản chất, chức năng của Bảo hiểm xã hội và uản lý thu Bảo hiểm xã hội

Vai trò của Bảo hiểm xã hội
Trong điều kiện phát triền nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN hiện nay,
BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công tác xã hội và phát triển xã
hội một cách bền vững. Nó giữ vai trị quan trọng khơng chỉ đối với NLĐ mà cịn có ý nghĩa
to lớn đối với tổ chức SDLĐ và toàn xã hội, cụ thể:
a. Đối với người lao động
BHXH được hình thành và phát triển chủ yếu là nhằm đảm bảo chính sách cho NLĐ
và người thân của họ khi gặp phải những khó khăn, làm giảm hoặc mất một phần thu nhập.
Do đó, BHXH có vai trị vơ cùng quan trọng đối với đối tượng này. BHXH không chỉ là
quyền lợi cho NLĐ mà nó cịn thể hiện trách nhiệm của NLĐ đối với xã hội. Một mặt, BHXH
tạo điều kiện cho NLĐ nhận được sự tương trợ của cộng đồng, xã hội khi ốm đau, thai sản,
Mặt khác, cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn
của các thành viên khác trong cộng đồng, khắc phục hậu quả và khống chế rủi ro trong lao
động ở mức độ cần thiết.
Khi tham gia vào hệ thống BHXH, việc chi dùng cá nhân của NLĐ được nâng cao
hiệu quả, cho họ tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, đều đặn hàng tháng để chi dùng khi già
cả, mất sức lao động Đây không chỉ là nguồn hỗ trợ về vật chất, mà còn là nguồn động viên
tinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi gặp khó khăn, giúp họ ổn định về mặt tâm lý, ổn định
chính sách cho bản thân và gia đình khi gặp bất trắc. Khi đã có một chỗ dựa vững chắc, NLĐ
s cảm giác yên tâm hơn trong cuộc sống lao động, làm việc hết sức mình để nâng cao năng
suất lao động.
b. Đối với tổ chức sử dụng lao động
BHXH ngoài việc mang lại các lợi ích thiết thực cho NLĐ, nó cịn giúp cho các tổ
chức SDLĐ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Thơng qua việc phân phối các chi phí cho
NLĐ một cách hợp lý. Bởi vì, nếu khơng có BHXH, người SDLĐ s trả tiền BHXH cùng tiền
lương hàng tháng cho NLĐ để họ tự quản lý và sử dụng nguồn tiền vào các mục đích khác


11
nhau, không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Đặc biệt, khi NLĐ không

may bị ốm đau, tai nạn lao động khơng có khoản tiền tiết kiệm, dự phòng để chi dùng cuộc
sống của họ bị ảnh hưởng dẫn đến chất lượng lao động cũng bị ảnh hưởng theo. Vì vậy, qua
việc phân phối chi phí cho NLĐ hợp lý, BHXH góp phần làm cho quá trình sản xuất kinh
doanh được ổn định, hoạt động liên tục và hiệu quả, tăng cường mối quan hệ bền chắc giữa
các thành viên trong quan hệ lao động.
Mặt khác, BHXH tạo điều kiện để người SDLĐ có trách nhiệm với NLĐ trong suốt
cuộc đời NLĐ cho những đóng góp của họ đối với doanh nghiệp, làm cho quan hệ lao động
giữa chủ SDLĐ với NLĐ có tính nhân văn sâu sắc hơn.
Bên cạnh đó, BHXH cịn giúp đơn vị SDLĐ ổn định nguồn chi ngay cả khi có rủi ro
khơng đáng có xảy ra. Nhờ đó mà các khoản chi phí được chủ động hạch tốn, giúp doanh
nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào hoàn
cảnh khách quan. Tuy nhiên, chính vì những lợi ích mà BHXH mang lại cho đơn vị SDLĐ
khơng phải là những lợi ích trực tiếp nên nhiều doanh nghiệp, đơn vị SDLĐ chưa thực sự coi
trọng và có nhận thức đúng đắn về vai trị của BHXH.
c. Đối với xã hội
BHXH là một chính sách xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Bởi đúng
như tên gọi đã phản ánh, BHXH không chỉ có vai trị quan trọng đối với NLĐ và người SDLĐ
mà nó cịn có những vai trị xã hội to lớn như:
Tạo ra một cơ chế chia s rõ ràng, để nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cố truyền
thống đồn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. Tuy khơng nhằm mục đích sinh lợi,
kinh doanh nhưng BHXH được xem như một công cụ phân phối, sử dụng nguồn quỹ dự
phòng hiệu quả nhất cho việc giảm hậu quả rủi ro, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Thông qua hoạt động BHXH, những rủi ro trong đời sống NLĐ được dàn trải theo nhiều
chiều, tạo ra khả năng giải quyết an toàn nhất, với chi phí thấp nhất.
BHXH vốn là trụ cột chính trong bốn trụ cột của hệ thống ASXH của nhà nước ta hiện
nay. Căn cứ vào mức độ bao phủ của chính sách BHXH mà các nhà hoạch định chính sách xã
hội s thiết kế những mạng lưới an sinh khác nhau. Do đó, phát triển BHXH chính là cơ sở để
phát triển các bộ phận khác nhau của hệ thống an sinh xã hội.
Có thể nói nhìn vào hệ thống BHXH của mỗi quốc gia có thể biết được trình độ phát
triển của quốc gia đó. Nếu kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân thấp

kém thì hệ thống BHXH cũng chậm phát triển ở mức tương đối. Bởi vì, chỉ khi kinh tế phát
triển, những nhu cầu cần thiết nhất được đảm bảo thì người dân mới nghĩ đến nhu cầu cao


12
hơn. Mặt khác, thơng qua hệ thống BHXH, trình độ tổ chức, quản lý rủi ro xã hội của nhà
nước, trình độ văn hóa của cộng đồng được nâng cao.
Ngồi ra, hệ thống BHXH cũng góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị
trường tài chính phong phú và kinh tế phát triển. Do quỹ BHXH có nguồn tiền nhàn rỗi được
đem đi đầu tư, đảm bảo an tồn và tăng trưởng quỹ, mang lại lợi ích cho tất cả các chủ thể
trong quan hệ BHXH.
Như vậy, vai trò của BHXH là rất lớn đối với NLĐ, người SDLĐ và toàn xã hội. Đối
với Việt Nam hiện nay, với chức năng của mình, BHXH đang là một khâu không thể thiếu
trong việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”,
góp phần vào ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Bản chất của Bảo hiểm xã hội
Bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:


BHXH là thu nhập khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã

hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn
lao động phát triển đến mức nào đó. Nền kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa
dạng và hoàn thiện, càng chứng tỏ được những mặt ưu điểm hơn. Vì vậy có thể nói
kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi
nước. Đóng vai trị như một vị cứu tinh cho NLĐ, khi họ gặp phải những rủi ro làm
giảm thu nhập trong cuộc sống. Có thể nói nhu cầu về BHXH thuộc về nhu cầu tự
nhiên của con người. Xuất phát từ nhu cầu cần thiết, để đảm bảo cho các tiêu chuẩn
hay giá trị cho cuộc sống tối thiểu.



Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH. phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và

diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham
gia BHXH có thể chỉ là NLĐ hoặc cả NLĐ và NSDLĐ. Bên BHXH (bên nhận nhiệm
vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên
được BHXH là NLĐ và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết.
BHXH được xem như là một hệ thống các hoạt động mang tính xã hội, nhằm đảm bảo đời
sống cho người lao động, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội nói
chung.


Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH

có thể nói là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm
đau, bệnh tật, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hoặc cũng có thể là những trường
hợp xảy ra khơng hồn toàn ngẫu nhiên như tuổi già, thai sản Đồng thời những biến cố
đó có thể diễn ra cả trong và ngồi q trình lao động.


×