Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện thủ thừa, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.07 KB, 79 trang )

i
                                                                      LỜI

CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết
quả nghiên cứu là trung thực và không sao chép bất kỳ một cơng trình khoa học nào.
Nội dung luận văn là kết quả của quá trình lao động, học tập và nghiên cứu khoa học
nghiêm túc của tác giả. Những thông tin số liệu trong luận văn đều có nguồn gốc và
được ghi chú rõ ràng.
Tác giả luận văn

Lê Xuân Long


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả chân thành gửi lời cảm ơn đến:
+ Thầy PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, là người đã hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho tác
giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Nhờ những hướng dẫn và sự chỉ bảo của Thầy
mà tôi đã hiểu rõ hơn và hoàn thành được luận văn này.
+ Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt cho tơi những kiến thức quý báu, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình tơi học
tập tại trường.
+ Phịng Tài chính Kế hoạch huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An và đồng nghiệp đã giúp đỡ,
ủng hộ, góp ý cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã cố gắng để hồn thiện nhưng khó tránh khỏi
thiếu sót, kính mong nhận được những lời góp ý chân thành từ Quý Thầy Cô.
Tác giả luận văn


Lê Xuân Long


iii

TÓM TẮT
Ngân sách nhà nước cấp huyện là nguồn lực tài chính của chính quyền cấp
huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý nền kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Huyện Thủ Thừa tỉnh Long An được
đánh giá là đơn vị phát triển kinh tế - xã hội có tiềm năng của tỉnh.
Trong nhiều năm qua, cơng tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện Thủ
Thừa tỉnh Long An đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, công tác quản lý
ngân sách nhà nước của huyện Thủ Thừa tỉnh Long An cũng bộc lộ một số hạn chế
cần khắc phục. Trong điều kiện cần phải đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của giai đoạn 2020 - 2025 để bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của cả thời kỳ chiến lược 2020 - 2030, công tác quản lý ngân
sách nhà nước cấp huyện cần có những chuyển biến để nâng cao hiệu quả cao hơn.
Với tinh thần đó, tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm phản ánh nội dung lý luận về
ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước cấp
huyện.
Thông qua nghiên cứu này có thể đánh giá thực trạng quản lý ngân sách tại
huyện Thủ Thừa tỉnh Long An. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Thủ Thừa tỉnh Long An, góp phần thúc đẩy kinh
tế xã hội của huyện ngày càng phát triển.
Từ khóa: Ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước, ngân sách huyện,
quản lý ngân sách huyện


iv


ABSTRACT
District state budget is a financial resource of a district government that
performs functions, tasks and powers in the process of economic - social management
and national security and naitional defense. ThuThua district Long An province is
assessed
as a potential society-economic development unit of the province.
For many years, the state budget management in Thu Thua district, Long An
province has achieved remarkable achievements. In the context that it is necessary to
step up the implementation of the socioeconomic development objectives of the 20202025 period to ensure the successful implementation of the socioeconomic
development objectives of the entire strategic period 2020-2030, the state budget
management at district level needs some changes to improve the efficiency. In this
spirit, the author studies this topic to reflect the theoretical content of state budget,
state budget management and district state budget management.
Through this study, it is possible to evaluate the current state budget
management in Thu Thua district, Long An province, thereby offering solutions to
improve the fficiency of state budget management in Thu Thua district, Long An
province, contributing part of promoting socioeconomic development of the district.
Keywords: State Budget, State budget managament, District state budget,
District state budget managament


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nội dung diễn giãi

CBCC


Cán bộ cơng chức

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DTNS

Dự toán ngân sách

GDP

(Gross Domestic Product) Tổng sản phảm quốc nội

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất


HĐND

Hội đồng Nhân dân

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

NSĐP

Ngân sách địa phương

TC- KH

Tài chính - Kế hoạch

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNCN


Thu nhập cá nhân

UBND

Ủy ban Nhân dân

VAT

(Value Added Tax) Thuế giá trị gia tăng


vi

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
TT

TIÊU ĐỀ BẢNG SỐ LIỆU

Trang

Bảng 2.1

Dự toán thu NSNN huyện Thủ Thừa năm 2016 – 2018

31

Bảng 2.2

Chấp hành dự toán thu huyện Thủ Thừa năm 2016 -2018


35

Bảng 2.3

Phân tích tình hình thu chi NSNN huyện Thủ Thừa giai đoạn

36

2016– 2018

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT

TIÊU ĐỀ

Trang

Biểu đồ 2.1

Dự toán thu NS huyện Thủ Thừa tỉnh Long An

32

Biểu đồ 2.2

Dự toán thu NS huyện, thu NS xã của huyện Thủ Thừa

33

Biểu đồ 2.3


Quyết toán thu NS theo nguồn thu của NS huyện Thủ Thừa

38

Biểu đồ 2.4

Quyết toán thu NS theo nguồn thu NS xã thuộc huyện Thủ

39

Thừa


vii

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1.

Sự cần thiết của đề tài

1

2


Mục tiêu nghiên cứu

1

3

Đối tượng nghiên cứu

2

4

Phạm vi nghiên cứu

2

5

Câu hỏi nghiên cứu

2

6

Những đóng góp mới của luận văn

2

7


Phương pháp nghiên cứu

3

8

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước

3

9

Kết cấu của luận văn

4

Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN

5

.1

LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1

Tổng quan về ngân sách nhà nước

5


1.1.1

Khái niệm về ngân sách nhà nước

5

1.1.2

Đặc tính của ngân sách nhà nước

6

1.1.3

Nội dung của ngân sách nhà nước

7

1.1.3.1

Thu ngân sách nhà nước

7

1.1.3.2

Chi ngân sách nhà nước

10


1.1.4

Quản lý ngân sách nhà nước và nguyên tắc quản lý ngân sách nhà

12

nước
1.1.4.1

Quản lý ngân sách nhà nước

12

1.1.4.2

Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước

13

1.2

Ngân sách nhà nước cấp huyện và quản lý ngân sách nhà nước cấp

15

huyện
1.2.1

Ngân sách nhà nước cấp huyện


15

1.2.2

Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

15

1.2.2.1

Ngân sách nhà nước cấp huyện

16

1.2.2.2

Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

18


viii

1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp

19

huyện
Ch. 2


Kết luận chương 1

21

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

22

TẠI HUYỆN THỦ THỪA TỈNH LONG AN
2.1

Tình hình kinh tế xã hội huyện thủ thừa tỉnh long an

22

2.1.1

Giới thiệu về huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

22

2.1.2

Tình hình kinh tế - xã hội huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

23

2.2

Thực trạng quản lý thu nsnn huyện thủ thửa tỉnh long an


25

2.2.1

Khái quát về nguồn thu ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa tỉnh

25

Long An
2.2.2

Phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa, tỉnh

26

Long An.
2.2.3

Tổ chức bộ máy thu và nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước

28

nhà nước
2.2.4

Thực trạng quản lý thu ngân sách huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

29


2.2.4.1

Lập dự toán và phân bổ dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Thủ

29

Thừa
2.2.4.2

Chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa

33

2.2.4.3

Quyết toán và phê duyệt quyết toán ngân sách nhà nước huyện Thủ

36

Thừa
2.3

Đánh giá tình hình quản lý lý thu nsnn huyện thủ thừa tỉnh long an

41

2.3.1

Những kết quả đạt được


41

2.3.2

Hạn chế, tồn tại trong quản lý thu ngân sách nhà nước tại

45

huyệnThủ Thừa
Ch. 3

Kết luận chương 2

45

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ

47

NƯỚC TẠI HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN

3.1

Định hướng và mục tiêu quản lý nsnn huyện thủ thừa tỉnh long an

47

3.1.1

Định hướng quản lý ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa,Long An


47

3.1.2

Mục tiêu quản lý ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa tỉnh Long

49


ix

An
3.2

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu nsnn huyện thủ thừa tỉnh long an

50

3.2.1

Giải pháp trong khâu lập và phân bổ dự toán thu chi ngân sách nhà

51

nước cấp huyện
3.2.2

Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý ngân


53

sách nhà nước cấp huyện
3.2.3

Từng bước hoàn thiện phương thức quản lý thu ngân sách nhà nước

54

3.2.4

Phối hợp có hiệu quả quản lý thu và quản lý chi ngân sách nhà nước

55

3.2.5

Mở rộng công khai ngân sách nhà nước

56

3.2.6

Hoàn thiện bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách

56

nhà nước
3.2.7


Đẩy mạnh cải cách hành chính của huyện

57

3.2.8

Tăng cường thu hút đầu tư tại huyện Thử Thừa tỉnh Long An

58

3.3

Một số kiến nghị

61

3.3.1

Kiến nghị đối với Sở Tài chính tỉnh Long An

61

3.3.2

Kiến nghị đối với Ủy ban Nhân huyện Thủ Thừa

62

KẾT LUẬN


63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 

64


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam gồm ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương gồm ngân sách các cấp chính quyền
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ngân sách cấp tỉnh); ngân sách huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (ngân sách cấp huyện) và ngân sách xã, phường, thị trấn (ngân
sách cấp xã). Ngân sách cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống phân cấp ngân sách
nhà nước. Như vậy, ngân sách nhà nước gồm bốn cấp phù hợp với các cấp quản lý
nhà nước là ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân
sách cấp xã.
Công tác quản lý ngân sách cấp huyện nếu được thực hiện tốt theo hướng tự cân đối
là góp phần thực hiện thành công công tác điều hành ngân sách địa phương nói riêng
và quản lý nhà nước địa phương nói chung.
Ngân sách tỉnh Long An hiện nay gồm: Ngân sách tỉnh Long An, ngân sách các
huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An (gọi là cấp huyện) gồm 15 đơn vị hành
chính cấp huyện và ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi là cấp xã) gồm 192 đơn vị hành
chính cấp xã. Trong đó, ngân sách cấp huyện là một bộ phận hữu cơ của ngân sách địa
phương, là phương tiện vật chất để chính quyền cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm

vụ theo luật định. Ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách quan trọng đóng vai trị
là cấu nối giữa các đơn vị cơ sở với các cơ quan quản lý cấp trên. Mọi chủ trương,
chính sách của Nhà nước, hiệu lực quản lý Nhà nước đều có sự tham gia của cấp ngân
sách huyện, giúp cho công tác quản lý điều hành đạt hiệu quả tốt hơn.
Câu hỏi đặt ra cần phải có những giải pháp gì để quản lý tốt nguồn thu cho ngân
sách địa phương trên địa bàn huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, nhằm đảm bảo thực hiện
tốt công tác quản lý Nhà nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ, hàng
hóa cơng cho người dân, góp phần quan trọng để thúc đẩy kinh tế xã hội toàn tỉnh
Long An phát triển hơn nữa trong thời gian tới?
Từ lý do trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An” làm luận văn Thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu chung


2

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân
sách nhà nước cấp huyện tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An góp phần thực hiện nhiệm
vụ kinh tế - xã hội của huyện Thủ Thừa.
2.2 Mục tiêu cụ thể

.

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý thu thu ngân sách nhà nước
- Đánh giá đúng thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Thủ Thừa, tỉnh
Long An giai đoạn 2016 - 2018. Qua đó rút ra những kết quả đạt được và những tồn tại
hạn chế trong quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Thủ Thửa.
- Đề xuất giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà
nước tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý thu ngân sách nhà nước cấp Huyện và
thực tiễn quản lý thu thu ngân sách nhà nước tại huyện Thủ Thừa, Tỉnh Long An
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: Nghiên cứu quản lý thu ngân sách nhà nước
tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
4.2 Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong thời gian từ năm 2016 – 2018
5. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt mục tiêu nêu trên, Luận văn giải quyết được ba câu hỏi sau đây:
- Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện ý nghĩa như thế nào trong việc thực
hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện.
- Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Thủ Thừa thu
được thành công, kết quả và tồn tại nào?
- Cần giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
tại huyện Thủ Thừa?
6.Những đóng góp mới của luận văn:
6.1 Đóng góp về phương diện khoa học
Tổng hợp cơ sở lý luận về quản lý thu thu ngân sách nhà nước cấp Huyện.
6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn
Quan nghiên cứu thực tiễn có thể rút ra được những ưu điểm, những tồn tại trong
quản lý thu ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa, từ đó đề ra các giải pháp và kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Thủ


3

Thừa, tỉnh Long An.Luận văn là tài liệu tham khảo đối với học viên , sinh viên thuộc
nhóm ngành kinh tế và những ai quan tâm đến đề tài quản lý thu thu ngân sách nhà
nước cấp Huyện.
7. Phương pháp nghiên cứu:

Tác giả sử dụng pháp phân tích định tính để thực hiện nội dung luận văn, cụ thể là:
- Sử dung phương pháp kế thừa để giải quyết nội dung lý luận của đề tài.
- Sử dụng phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế để đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước tại huyện Thủ Thừa tỉnh Long An.
- Sử dụng phương pháp phân tích dự báo và phương pháp tổng hợp để tìm lời giải
cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
8.Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước:
Nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý thu ngân sách nhà
nước được nhiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhay ở trong nước. Có thể liệt kê một số
cơng trình sau đây:
- Luận án Tiến sỹ của Tô Thiện Hiền (2014) với đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý
ngân sách Nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020. Thực
hiện tại Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài nghiên cứu các mặt mạnh và mặt yếu về hiệu quản lý các khoản thu, chi, định
mức, chỉ tiêu cơ bản và chủ yếu của ngân sách nhà nước tỉnh An Giang ở các cấp
chính quyền địa phương, đưa ra giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
ngân sách nhà nước tỉnh An Giang trong thời gian tới;
- Luận văn Thạc sỹ của Phạm Ánh Nga (2018) với đề tài: Nâng cao hiệu quả quản
lý thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, giai
đoạn 2015 - 2018 và tầm nhìn đến năm 2025. Thực hiện tại Trường Đại học Kinh Tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài nghiên cứu những nguyên nhân, hạn chế trong quản lý thu, chi ngân sách, đưa
ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý ngân sách nhà nước
trong thời gian tới.
- Luận văn Thạc sỹ của Phạm Thị Xuân Hà (2012) với đề tài: Nâng cao hiệu quả
quản lý ngân sách nhà nước cấp quận tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện
tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.


4


Đề tài nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa quản lý ngân sách và phát triển Kinh
tế-Xã hội tại địa phương, phân tích các hạn chế, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp quận trong thời gian tới.
Trong các công trình khoa học nêu trên, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý ngân
sách nhà nước đã được nhiều tác giả đề cập, tuy nhiên mỗi đề tài có một cách tiếp cận
và nội dung nghiên cứu khác nhau. Do mục đích và yêu cầu khác nhau mà các nghiên
cứu trên chỉ tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho từng
lĩnh vực cụ thể và gần như không thể áp dụng các giải pháp đó cho bất kỳ địa phương
nào.
Qua nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu trước, tác giả kế thừa cơ sở lý luận,
tham khảo thực trạng và giải pháp. Từ đó đề xuất giải pháp thích hợp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Thủ Thừa. Đề tài tác giả nghiên
cứu quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện là đề tài không có tính mới, vì đã có
nhiều nghiên cứu trước đây, nhưng ở nội dung và phạm vi nghiên cứu có sự khác biệt
về mặt không gian và thời gian, nên tác giả mạnh dạn thực hiện đề tài này. Tại Phịng
Tài chính - Kế hoạch huyện Thủ Thừa. Đề tài cũng chưa có ai nghiên cứu nên khơng
có sự trùng lắp.
9. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận vă có kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long
An
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Thủ
Thừa, tỉnh Long An

 
 
 



5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Tổng quan về ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước
Theo luật ngân sách nhà nước của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Luật số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, ngân sách nhà nước được định nghĩa như sau:
“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã
được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để đảm bảo các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”. Theo định nghĩa này
ngân sách nhà nước được hiểu theo các khía cạnh sau:
- Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi được ghi trong dự tốn do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Cơ quan có thẩm quyền quyết định ngân
sách nhà nước là Quốc hội (đối với Ngân sách Trung ương), Hội đồng Nhân dân các
cấp (đối với Ngân sách Địa phương). Sau khi ngân sách nhà nước được quyết định,
Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp sẽ giao cho cơ quan hành pháp từ Trung ương
đến địa phương tổ chức thực hiện trong thời hạn của năm tài chính.
- Ngân sách nhà nước khơng chỉ thuần tùy là các khoản thu và chi mà còn biểu
hiện tổng thể mối quan hệ kinh tế tài chính giữa nhà nước với các chủ thể trong nền
kinh tế xã hội phát sinh trong quá trình phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà
nước nhằm thực hiên chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý kinh tế và quản
lý trật tự xã hội.
Như vậy, có thể nói ngân sách nhà nước là nguồn lực tài chính mà bộ máy nhà
nước ln phải có để thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế và xã hội. Khơng có ngân
sách nhà nước, mọi hoạt động của các cấp chính quyền sẽ bị ngưng trệ và có thể gây ra
hậu quả khó lường. Chính vì vậy việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước là

nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của các cấp chính quyền, của các cơ quan quản lý tài
chính, thuế từ Trung ương đến các địa phương trong cả nước.


6

1.1.2 Đặc tính của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước có những đặc tính sau đây:
- Một là, Ngân sách nhà nước mang tính pháp lý cao.
Đặc điểm này thể hiện rõ qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các khoản thu , chi
của NSNN đều phải được tiến hành theo đúng quy định của luật pháp, đó là Luật
NSNN. “Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật này,
các luật về thuế và các quy định khác của pháp luật về thu ngân sách nhà nước” [Luật
NSNN] Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách
được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; đã được thủ trưởng đơn
vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi và đáp ứng
các điều kiện quy định trong Luật này [Luật NSNN]
Mọi tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế xã hội đều có nghĩa vụ và trách nhiệm trong
việc chấp hành Luật Ngân sách nhà nước. Nghĩa là các khoản thu và chi của NSNN
khơng những phải thể hiện tính rõ ràng minh bạch, mà cịn phải thể hiện tính tn thủ
luật pháp hiện hành. Ngân sách của tất cả các nước trên thế giới đều thể hiện tính pháp
lý cao như vậy.
- Hai là, Ngân sách nhà nước bao gồm thu và chi có tác động tương hỗ lẫn nhau
Nội dung hoạt động của ngân sách nhà nước gồm thu và chi ngân sách nhà nước.
Trong đó thu ngân sách nhà nước mang ý nghĩa tạo lập nguồn lực tài chính tập trung
của nhà nước, vì vậy đây là hoạt động có ý nghĩa quyết định. Điều này đòi hỏi mọi tổ
chức gồm các cơ quan quản lý tài chính, quản lý thuế các cấp từ Trung ương đến các
địa phương, các tổ chức kinh tế và cá nhân đều có nghĩa vụ thực hiện theo luật ngân
sách nhà nước. Trong khi đó chi ngân sách nhà nước cũng khơng kém phần quan
trọng, bởi vì chi ngân sách nhà nước là trực tiếp góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lý

kinh tế xã hội của nhà nước và đây chính là điều quan trọng nhất khi thực hiện chức
năng nhiệm vụ của nhà nước. Chi ngân sách nhà nước nếu được quản lý chặt chẽ, sử
dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả sẽ góp phần đưa nền kinh tế xã hội phát triển
bền vững. Trên tinh thần đó, việc quản lý ngân sách nhà nước có hiệu quả là nhiệm vụ
rất nặng nề và phải được coi trọng cả hai mặt trong hoạt đông thu và chi của ngân sách
nhà nước các cấp.
- Ba là, Ngân sách nhà nước phục vụ cho lợi ích chung của tồn bộ nền kinh tế
- xã hội. Hoạt động của ngân sách nhà nước là hoạt động vì lợi ích chung của tồn bộ


7

nền kinh tế - xã hội trong đó có lợi ích của nhà nước chứ khơng phải vì lợi ích riêng
của nhà nước. Lợi ích của nhân dân chính là lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhà nước
gắn liền với lợi ích của nhân dân. Đây là một trong những đặc điểm của ngân sách nhà
nước mà các tổ chức quản lý ngân sách nhà nước, người chấp hành ngân sách nhà
nước cần thấu suốt để phát huy hiệu quả của ngân sách nhà nước.
- Bốn là, Ngân sách nhà nước được phân cấp để quản lý có hiệu quả
Ngân sách nhà nước được thế kế gồm nhiều cấp khác nhau cho phù hợp với tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, các khoản mục thu,
chi ngân sách nhà nước cũng được phân định rõ ràng cho từng cấp ngân sách. Với sự
phân cấp như vậy, việc quản lý ngân sách nhà nước sẽ khoa học hơn, gắn với tình hình
thực tế, nhờ đó làm cho hoạt động của ngân sách nhà nước phát huy hiệu quả cao thiết
thực.
1.1.3. Nội dung của ngân sách nhà nước
1.1.3.1. Thu ngân sách nhà nước
- Các nguồn thu của ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là nguồn lực tài chính được tập trung vào tay nhà nước
theo chế định của pháp luật để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước dưới hình
thái giá trị nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu chung (chi tiêu công) của nền kinh tế xã hội.

Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật NSNN,
các Luật về Thuế và các quy định khác của pháp luật về thu ngân sách nhà nước.
Bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào có phân chia giai cấp với sự tồn tại của
bộ máy nhà nước thì việc thu ngân sách để hình thành ngân sách nhà nước là một tất
yếu, nhờ đó nhà nước có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện chức năng nhiệm vụ của
mình.
Thu ngân sách nhà nước, nếu phân loại theo nội dung kinh tế bao gồm các
nguồn thu sau đây:
a) Thuế: Thuế là nguồn thu có tính chất bắt buộc phải chấp hành đối với mọi tổ chức
và cá nhân theo quy định của luật thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nguồn thu của ngân sách nhà nước khơng riêng gì ở Việt Nam, mà cịn ở tất
cả các nước trên thế giới. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững thì nguồn thu
của ngân sách nhà nước nói chung và nguồn thu thuế nói riêng sẽ được cũng cố vững


8

chắc, góp phần cải thiện và cân đối ngân sách nhà nước. Chính vì tính chất quan trọng
này của thuế, bên cạnh chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển kinh tế của nhà
nước, tạo nguồn thu ổn định, cần tăng cường hiệu quả trong quản lý thuế của các cơ
quan thuế bằng các công cụ và biện pháp tích cực để đảm bảo nguồn thu thuế cho ngân
sách nhà nước.
Phân loại theo tính chất kinh tế, thuế được chia là hai loại:
- Thuế trực thu: Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế đồng thời là người
chịu thuế, tức là loại thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người nộp thuế. Thuộc
loại thuế này gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà, đất.
- Thuế gián thu: Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế không phải là
người chịu thuế. Thuế được tính vào giá, người mua phải trả khi mua hàng hóa dịch
vụ, người bán phải nộp số thuế này thay cho người mua. Thuế gián thu không ảnh
hưởng trực tiếp đến thu nhập của người nộp thuế, do đó có nguy cơ thất thu cao. Thuế

giá trị gia tăng, thuế hàng hóa… chính là loại thuế gián thu.
Phân loại theo đối tượng đánh thuế, thuế được chia là năm loại:
Thuế thu vào hoạt động sản xuất kinh doanh; Thuế thu vào hoạt động dịch vụ;
Thuế hàng hóa; Thuế thu nhập; Thuế tài sản
Phân loại theo nội dung kinh tế, thuế được chia thành các loại sau:
-Thuế giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng là thuế thu vào phần giá trị gia tăng
của hàng hóa dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng (VAT) chiếm tỷ trọng cao trong nguồn thu
của ngân sách nhà nước về thuế.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế thu vào
phần thu nhập còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí mà doanh
nghiệp đã chi ra. Ở Việt Nam hiện nay thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng thuế suất
thống nhất 20% cho mọi loại hình doanh nghiệp, khơng phân biệt ngành nghề kinh
doanh, ngoại trừ miễn, giảm thuế theo chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào những loại hàng hóa
nằm trong danh mục quy định với thuế suất cao hoặc rất cao nhằm hạn chế việc sản
xuất, tiêu thụ những sản phầm này. Có thể liệt kê những sản phẩm hàng hóa này như
rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát có ga, mỹ phẩm, vàng mã v.v.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Thuế xuất nhập khẩu đánh vào giá trị hàng hóa,
hoặc các hoạt động mang tính chất xuất khẩu, nhập khẩu.


9

- Thuế thu nhập cá nhân: Là loại thuế đánh và thu nhập cá nhân theo biểu thuế
suất lũy tiến từng phần tính theo mức thu nhập cịn lại sau khi đã trừ mức giảm trừ
theo quy định. Tất cả cá nhân có thu nhập đều phải nộp thuế theo quy định của luật
thuế thu nhập cá nhân.Thuế thu nhập cá nhân ở những nước công nghiệp phát triển
(G7) chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước của những nước đó.
- Các loại thuế khác như: Thuế chuyển quyền dụng đất; Thuế tài nguyên môi
trường; Thuế nhà, đất; Thuế môn bài; Thuế kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí.

b) Phí, lệ phí
- Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được cung cấp dịch vụ.
Như vậy, phí là những khoản thu có tính chất bù đắp các chi phí đã phát sinh như phí
cầu đường, phí giao thơng đường bơ, đường thủy v.v.
- Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước
hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước.
Lệ phí là những khoản thu mang tính chất bắt buộc khi phát sinh sự vụ như lệ phí cơng
chứng, lệ phí chứng thực, sao y, v.v
c) Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước
Các hoạt động kinh tế của nhà nước sẽ tạo ra nguồn thu khá lớn, bao gồm: Thu
lợi tức cổ phần của nhà nước; Thu bán hoặc cho thuê tài sản của nhà nước; Thu bán
hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên; Thu hồi vốn từ các doanh nghiệp nhà nước; Thu
thoái vốn của nhà nước từ các công ty cổ phần; Thu hồi tiền cho vay (cả vốn và lãi)
của nhà nước; các khoản thu khác của nhà nước.
d) Thu về viện trợ khơng hồn lại
Thu viện trợ khơng hồn lại từ nước ngồi của Chính phủ, chính quyền địa
phương và các tổ chức phi chính phủ. Các khoản viện trợ khơng hồn lại của Chính
phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngồi nước cho Chính phủ Việt Nam và chính
quyền địa phương là nguồn thu tuy khơng lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng về phương
diện kinh tế - xã hội.
đ) Các nguồn thu khác
Những nguồn thu khác là nguồn thu chiếm tỷ trọng rất nhỏ không thuộc bốn
nguồn thu được phân loại theo nội dung kinh tế nói trên. Nguồn thu này gồm: thu
chuyển nguồn, thu về quà biếu quà tặng, thu về báu vật, cổ vật khai thác, bồi thường
chiến tranh, các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc tài sản của tổ chức và cá


10

nhân v.v.

- Cơ quan quản lý thu ngân sách nhà nước
Cơ quan quản lý thu ngân sách nhà nước là cơ quan được tổ chức thu ngân sách
nhà nước và bao gồm: Cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan
khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện
nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Chỉ những cơ quan này mới được được tổ chức thu
ngân sách.
Cơ quan quản lý thu ngân sách có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức thu đúng, thu đủ, thu
kịp thời theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Bộ Tài chính, cơ
quan quản lý cấp trên, Ủy ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công
tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm nghĩa vụ
nộp ngân sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan.
+ Cơ quan thu có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thu phải nộp vào ngân sách nhà nước;
+ Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách; kiểm tra, thanh tra việc
chấp hành kê khai, thu, nộp ngân sách và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của
pháp luật.
1.1.3.2 Chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà
nước để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của nhà nước, đồng thời trang trải các
chi phí cho bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Chi ngân sách nhà nước
được thực hiện theo dự toán được duyệt, được giao theo nguyên tắc chi đúng chế độ,
đúng tiêu chuẩn định mức quy định, đồng thời phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng
ngân sách quyết định.
Theo nội dung kinh tế, chi ngân sách nhà nước được phân loại thành các loại
mục lục chi sau:
- Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển là loại mục chi mà kết quả sử dụng sẽ thúc đẩy kinh tế - xã

hội phát triển, làm gia tăng GDP, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Chi đầu


11

tư phát triển gồm các khoản chi đầu tư thuộc cơng trình kết cấu hạ tầng của nền kinh tế
- xã hội như cơng trình giao thơng cầu đường, sân bay, bến cảng, hệ thống thủy lợi,
năng lượng, viễn thông; Chi cho các dự án đầu tư trọng điểm (sắt thép, xi măng, nhà ở
xã hội bệnh viện, trường học); Chi để xây dựng các cơ sở sản xuất chế biến khai thác;
Chi cho Quỹ Hỗ trợ phát triển quốc gia. Chi đầu tư phát triển là loại mục chi mang ý
nghĩa tích cực nhất đối với bất kỳ một quốc gia nào vì vậy cần gia tăng khoản chi này
để thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.
- Chi dự trữ quốc gia: Chi dự trữ quốc gia là chi của ngân sách nhà nước để
mua hàng dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia (Lương thực, thực
phẩm, xăng dầu …).
- Chi thường xuyên: Chi thường xuyên là chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo
đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ
trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà
nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Chi thường xuyên là những loại mục chi nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động
của bộ máy nhà nước các cấp. Chi thường xuyên là loại mục chi mang tính chất tiêu
dùng, khơng trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất, mà phục vụ cho nhu cầu hoạt động
chung của xã hội. Chi thường xuyên bao gồm các mục chi sau:
+ Chi sự nghiệp, gồm sự nghiệp kinh tế (điều tra cơ bản, đo đạc địa giới hành
chính, định canh định cư, kinh tế mới, sự nghiệp giao thông, thủy lợi, nông lâm
nghiệp, ngư nghiệp ...) sự nghiệp văn hóa - xã hội (Khoa học cơng nghệ, giáo dục đào
tạo, y tế, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, thương binh bệnh binh, người giá yếu,
trẻ em…)
+ Chi quản lý nhà nước: Chi cho hoạt động của cơ quan lập pháp (Quốc hội,
Hội đồng Nhân dân các cấp); Chi cho hoạt động của cơ quan tư pháp (Văn phòng Chủ

tịch nước, Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp); Chi cho hoạt
động của cơ quan hành pháp (Chính phủ, Bộ, Ngành, Các cơ quan trực thuộc Chính
phủ; Chính quyền cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Chính quyền cấp quận,
huyện, thị xã Chính quyền cấp phường xã thị trấn.)
+ Chi quốc phịng an ninh và trật tự an tồn xã hội.
+ Chi cho hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Chi cho hoạt động của các cơ quan trực thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam


12

(Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu
chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam …).
- Chi trả nợ: Chi trả nợ là loại mục chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản
nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay
nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương. Chi trả nợ của Chính phủ là loại mục
chi mang tính chất, nghĩa vụ bắt buộc mà Chính phủ phải thực hiện theo đúng thời hạn
đã cam kết. Nếu Chính phủ thực hiện trả nợ đúng cam kết khơng những sẽ chứng minh
tình trạng ổn định của nền tài chính quốc gia mà cịn nhờ đó sẽ nâng cao mức tính
nhiệm quốc gia trong đánh giá của các tổ chức xếp hạng quốc tế. Chính vì vậy, trong
quản lý cân đối ngân sách, loại mục chi này luôn được sắp xếp ưu tiên hơn các loại
mục chi khác.
- Chi viện trợ: Các khoản viện trợ của nhà nước cho nước ngoài bằng hiện vật
hoặc hiện kim lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật: Các khoản chi khác khơng
thuộc các khoản chi nói trên như chi về cải cách tiền lương, chi khen thưởng đột xuất,
chi cứu nạn cứu đói, các khoản chi bất thường khác.
1.1.4 Quản lý ngân sách nhà nước và nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
1.1.4.1 Quản lý ngân sách nhà nước

Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách
nhà nước thông qua việc sử dụng các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để
tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu
đã định.
Quản lý ngân sách nhà nước là nội dung trọng yếu của quản lý tài chính quốc
gia, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của
nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời
sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Quản lý ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ và trách nhiệm trực tiếp của các cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền từ Trung ương đến các tỉnh thành phố trực
thuộc Trung ương, các quận huyện, thị xã, đến các phường xã thị trấn trong cả nước.


13

Mỗi cấp chính quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách cấp mình trong phạm vi
quyền hạn theo quy định của pháp luật.
1.1.4.2 Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
Quản lý ngân sách nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tập trung thống nhất và dân chủ
Tập trung thống nhất và dân chủ là nguyên tắc cao nhất trong quản lý ngân sách
nhà nước. Theo nguyên tắc này cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong quản lý ngân
sách là Quốc Hội (đối với NSNN nói chung và NSTW) và Hội đồng Nhân dân các
cấp (đối với ngân sách địa phương). Thực hiện nguyên tắc này, cơ quan quản lý ngân
sách cấp trên giao chỉ tiêu, phân bổ cho cơ quan quản lý ngân sách cấp dưới; cấp dưới
có quyền đề xuất ý kiến với ngân sách cấp trên, nếu hợp lý sẽ được điều chỉnh, nếu
khơng hợp lý, khơng có căn cứ xác đáng sẽ không được điều chỉnh. Tập trung thống
nhất, dân chủ trong quản lý ngân sách sẽ đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội
một cách nhất quán từ Trung ương đến địa phương cơ sở. Tập trung thống nhất mang

tính quyết định từ trên xuống dưới, nhưng khơng máy móc một chiều mà phải phát
huy dân chủ không áp đặt cứng nhắc. Sự kết hợp giữa tập trung thống nhất với dân chủ
khơng làm giảm tính quyết định của Trung ương đối với địa phương, mà làm cho tính
quyết định đó trở nên thuyết phục hơn, khiến cho lợi ích chung của tồn bộ nền kinh tế
- xã hội gắn liền với lợi ích của từng địa phương cơ sở.
- Nguyên tắc công khai minh bạch
Công khai minh bạch là nguyên tắc chung trong quản lý tài chính nói chung và
trong quản lý tài chính cơng nói riêng. Cơng khai, minh bạch trong quản lý ngân sách
nhà nước sẽ loại bỏ yếu tố chủ quan, ngăn chặn tiêu cực lãng phí trong quản lý ngân
sách. Cơng khai minh bạch lại vừa phát huy dân chủ, mọi người dân đều có quyền tiếp
cận thơng tin có liên quan đến ngân sách nhà nước sẽ phát huy cao độ tính dân chủ
trong quản lý tài chính cơng.
Ngun tắc công khai minh bạch được thể hiện ở chỗ tất cả các khoản thu, chi
ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước, được kiểm tra
giám sát bởi các cơ quan có thẩm quyền; các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy
định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật, không tùy tiện hành
thu theo ý muốn chủ quan.
- Nguyên tắc cân đối, tiết kiệm và có hiệu quả


14

Cân đối ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nhà nước thực
hiện cân đối ngân sách nhà nước thơng qua chính sách thuế, chính sách chi tiêu hằng
năm và quyết định mức bội chi cụ thể nên có nhiều tác động đến hoạt động kinh tế
cũng như cán cân thương mại quốc tế. Từ đó, góp phần ổn định việc thực hiện các mục
tiêu của chính sách kinh tế vĩ mơ như: tăng trưởng mức thu nhập bình quân trong nền
kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát được duy trì ở mức ổn định và có thể dự tốn
được
Cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa một bên là các nguồn thu mà nhà

nước huy động được tập trung vào ngân sách nhà nước trong năm tài chính với bên
cịn lại là sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà
nước trong năm tài chính. Về thực chất thì cân đối ngân sách nhà nước chính là cân
đối tổng thu và tổng chi ngân sách nhà nước. Về phương diện tài chính, cân đối ngân
sách nhà nước là nguyên tắc tự nó, nghĩa là không thể khác được.
Cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tiên liệu. Trong q trình
cân đối ngân sách nhà nước, người quản lý phải xác định các con số thu, chi ngân sách
nhà nước so với tình hình thu nhập trong nước, chi tiết hóa từng khoản thu, chi nhằm
đưa ra cơ chế sử dụng và quản lý nguồn thu phù hợp với hoạt động chi, từ đó để làm
cơ sở phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách. Cân đối ngân sách
nhà nước phải dự toán được các khoản thu, chi ngân sách một cách tổng thể để đảm
bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Đứng trên góc nhìn bao qt và tổng thể, thì cân đối ngân sách nhà nước phản
ánh mối tương quan giữa thu và chi trong năm tài chính. Cân đối đó, khơng chỉ là sự
tương quan giữa tổng thu và tổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu
các khoản thu và cơ cấu các khoản chi của ngân sách nhà nước.
Đứng trên góc độ quản lý nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối về
phân bổ và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa Trung ương và địa
phương và giữa các địa phương với nhau để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của các
cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
Cân đối ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nhà nước thực
hiện cân đối ngân sách nhà nước thơng qua chính sách thuế, chính sách chi tiêu hằng
năm và quyết định mức bội chi cụ thể nên có nhiều tác động đến hoạt động kinh tế
cũng như cán cân thương mại quốc tế. Từ đó, góp phần ổn định việc thực hiện các mục


15

tiêu của chính sách kinh tế vĩ mơ như: tăng trưởng mức thu nhập bình quân trong nền
kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát được duy trì ở mức ổn định và có thể dự tốn

được.
Như vậy, có thể nói cân đối ngân sách nhà nước khơng những là nguyên tắc
quản lý ngân sách nhà nước mà còn là yêu cầu cơ bản và quan trọng hàng đầu của
chính sách tài khóa, phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà
nước nhằm phát huy tác động tích cực nhất trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế
xã hội mà nhà nước đã đề ra trong từng giai đoạn.
Tuy nhiên, khơng chỉ có cân đối ngân sách thuần túy, mà cân đối ngân sách
phải đi đơi với tiết kiệm và có hiệu quả. Điều này đòi hỏi việc phân bổ và sử dụng
ngân sách nhà nước phải có căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn, nhờ đó có thể ngăn
ngừa lãng phí, tiêu cực trong phân phối sử dụng ngân sách, làm cho việc sử dụng ngân
sách sẽ mang lại hiệu quả thiết thực đối với nền kinh tế - xã hội.
1.2. Ngân sách nhà nước cấp huyện và quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
1.2.1 Ngân sách nhà nước cấp huyện
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.
Ngân sách địa phương gồm:
- Ngân sách nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là
ngân sách cấp tỉnh tỉnh). Ngân sách cấp tỉnh bao gồm: Ngân sách tỉnh và Ngân sách
cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Ngân sách nhà nước cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung
là ngân sách cấp huyện) Ngân sách cấp huyện bao gồm: Ngân sách huyện và ngân
sách các xã, phường, thị trấn thuộc huyện.
Ngân sách nhà nước cấp huyện là một bộ phận cấu thành của ngân sách nhà
nước, do đó nó phản ánh các mối quan hệ giữa ngân sách cấp huyện với các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình phân bổ, sử dụng của cải xã hội dưới hình
hình thức giá trị. Ngân sách huyện là cơng cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện
trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ngân sách huyện là toàn
bộ các khoản thu, chi được đưa vào dự tốn trong năm tài chính do HĐND huyện
quyết định và giao cho UBND huyện tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo điều kiện tài
chính để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp huyện.



16

Ngân sách cấp huyện nằm trong cấu thành hệ thống ngân sách nhà nước thống
nhất. Nghĩa là ngân sách nhà nước cấp huyện hay bất kỳ ngân sách cấp nào cũng đều
được điều được quản lý, điều hành theo đúng quy định của Luật NSNN, Luật Tổ chức
Chính quyền và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
1.2.2 Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Ngân sách cấp huyện là một cấp thuộc ngân sách địa phương có vai trị rất quan trọng
trong hệ thống ngân sách nhà nước. Việc tổ chức, quản lý ngân sách nhà nước cấp
huyện có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phát
triển.
Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện là hoạt động quản lý ngân sách theo thẩm
quyền của cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, gồm HĐND huyện, UBND huyện,
các cơ quan quản lý tài chính cấp huyện bằng các phương pháp quản lý và các công cụ
quản lý trong phạm vi quyền hạn để tác động, điều khiển hoạt động của ngân sách nhà
nước cấp huyện, với mục tiêu thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ kinh tế
- xã hội trên địa bàn huyện.
Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện là nhiệm vụ chung của các cơ quan quản lý
nhà nước, đồng thời cũng là nhiệm vụ của các đơn vị dự tốn, những đơn vị có liên
quan đến ngân sách nhà nước.
1.2.2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn trong quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
a) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân huyện
- Quyết định dự toán ngân sách cấp huyện: Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân
sách được cấp tỉnh giao, kết hợp tình hình thực tế của huyện, HĐND huyện quyết định
các vấn đề sau:
+ Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện, bảo đảm không thấp hơn
dự toán thu ngân sách nhà nước được cấp tỉnh giao;
+ Dự toán thu ngân sách huyện, bao gồm các khoản thu ngân sách huyện hưởng

100%, phần ngân sách huyện được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần
trăm (%), thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh;
+ Dự toán chi ngân sách huyện, bao gồm chi ngân sách cấp huyện và chi ngân
sách cấp dưới, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi
bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phịng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi


×