Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất bưởi phúc trạch tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU HÙNG

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
BƯỞI PHÚC TRẠCH TẠI HUYỆN HƯƠNG KHÊ,
TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

HUẾ - 2018

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU HÙNG

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
BƯỞI PHÚC TRẠCH TẠI HUYỆN HƯƠNG KHÊ,
TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 8620110

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. LÊ TIẾN DŨNG

HUẾ - 2018

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.

Hà Tĩnh, ngày

tháng 8 năm 2018

Học viên thực hiện

Nguyễn Hữu Hùng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ii

LỜI CẢM ƠN


Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của
nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tơi được
bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ
trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trước hết tơi xin gửi tới các thầy cô khoa Nông học, Trường Đại học Nông
Lâm Huế lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan
tâm, dạy dỗ, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy cơ, đến nay tơi đã có thể
hoàn thành luận văn, đề tài: “Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất bưởi Phúc Trạch
tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới thầy giáo TS. Lê Tiến Dũng đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tơi hồn thành tốt
luận văn này trong thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Nơng Lâm Huế,
Phòng Đào tạo Sau đại học, các Phòng chức năng của nhà Trường; sự tạo điều kiện
thuận lợi của lãnh đạo Văn phịng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Hương Khê, lãnh đạo các xã Phúc Trạch,
Hương Trạch và bà con nông dân đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên và hỗ trợ tận tình của gia
đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ tơi trong q trình học tập và hồn thành
luận văn này.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm cịn hạn chế, luận văn này
khơng thể tránh được những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của q thầy cơ để tơi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục
vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Hữu Hùng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



iii

TĨM TẮT
Bưởi Phúc Trạch có tên khoa học là Citrus grandis L. Osbeck là giống bưởi
đặc sản bản địa của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Giai đoạn 2000 - 2010, năng
suất giống bưởi Phúc Trạch suy giảm rõ rệt, hoa ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp,
thậm chí khơng đậu quả. Đặc biệt là hiện tượng mất mùa xảy ra trong gần 10 năm liên
tục đã khiến người dân khơng n tâm đầu tư chăm sóc, một số hộ gia đình chặt bỏ
cây bưởi hoặc đưa các loại cây trồng khác như cây Trầm Hương, cây Keo,... vào trồng
xen trong vườn. Thực trạng trên đã làm nhiều vườn bưởi Phúc Trạch ở Hương Khê
suy thoái nghiêm trọng, cây sinh trưởng kém, sâu bệnh gây hại nặng,... diện tích trồng
bưởi suy giảm với tốc độ nhanh. Giai đoạn gần đây tốc độ phát triển về diện tích của
cây bưởi Phúc Trạch tăng lên một cách nhanh chóng.
Đề tài “Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất bưởi Phúc Trạch tại huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” với mục tiêu đánh giá vai trị của các yếu tố khí hậu
chính (nhiệt độ, ẩm độ khơng khí, lượng mưa và các điều kiện thời tiết đặc biệt) ảnh
hưởng đến sinh trưởng, phát triển của bưởi Phúc Trạch; hiện trạng sản xuất; đánh giá
tình hình sâu bệnh hại. Từ đó đề tài tập trung các nội dung: (1) Điều tra thu thập số
liệu về khí tượng, thủy văn và đánh giá vai trị của các yếu tố chính tới sinh trưởng,
phát triển của bưởi Phúc Trạch; (2) đánh giá thực trạng sản xuất và phát triển cây bưởi
Phúc Trạch; (3) đánh giá tình hình sâu, bệnh hại trên cây bưởi Phúc Trạch; (4) Điều
tra, thu thập kết quả của các đề tài, dự án đã thực hiện; (5) phỏng vấn, tìm hiểu tâm tư,
nguyện vọng của nhân dân trồng bưởi Phúc Trạch.
Kết quả điều tra thu thập số liệu khí tượng thủy văn và điều tra 100 hộ sản xuất
bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch và xã Hương Trạch, huyện Hương Khê cho thấy:
- Xét một cách tổng quan điều kiện khí hậu ở Hương Khê phù hợp cho sinh
trưởng, pháp triển của cây bưởi Phúc Trạch. Khi lấy trị số trung bình các chỉ tiêu nhiệt độ,
ẩm độ khơng khí ở giai đoạn bưởi Phúc Trạch mất mùa nghiêm trọng (từ 2000 đến 2005),

giai đoạn phục hồi năng suất (từ 2006 đến 2010) và giai đoạn năng suất tăng

nhanh trở lại (2011 - 2018) khơng có sự sai khác đáng kể, chứng tỏ sự thay đổi của
nhiệt độ, ẩm độ khơng khí trong 18 năm tại Hương Khê là khơng nhiều. Sự sai khác
chỉ thể hiện ở lượng mưa trung bình các tháng 1 đến tháng 4, giai đoạn cho quả lớn
hơn giai đoạn bưởi Phúc Trạch mất mùa. Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ, ẩm độ có ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê Hà Tĩnh.
- Bưởi Phúc Trạch là giống cây ăn quả có diện tích lớn nhất trong cơ cấu cây ăn

quả tại Hương Khê, chiếm 51,4% tổng diện tích cây ăn quả, được trồng ở tất cả các xã,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iv
thị trấn của huyện, các xã trồng tập trung là: Phúc Trạch (370 ha); Hương Trạch (302
ha); Lộc Yên (218,9 ha); Hương Thủy (200 ha); Hương Đô (180 ha);
- Kỹ thuật canh tác của người dân trồng bưởi Phúc Trạch tại địa bàn Phúc

Trạch và Hương Trạch đã phần nào đáp ứng các chuẩn mực về kỹ thuật và khá phổ
biến trong các hộ dân như tưới nước, làm cỏ chăm sóc, các phương thức canh tác,
phịng trừ dịch hại...
- Về tình hình sử dụng phân bón: 100% hộ dân tại 2 xã đều sử dụng phân hữu

cơ, mức độ đầu tư phân hữu cơ của các hộ tại xã Hương Trạch cao hơn sơ với xã Phúc
Trạch; 100% số hộ đều sử dụng phân vô cơ là phân tổng hợp NPK, liều lượng bón
chủ yếu dao động từ 2 – 4 kg/cây/năm.
- Giống bưởi Phúc Trạch mẫn cảm với khá nhiều loại sâu, bệnh hại, trong đó có

những loại sâu, bệnh hại rất nguy hiểm như: sâu nhớt, sâu đục thân, rệp sáp, ruồi đục

quả, bệnh đốm đen, chảy gôm. Người dân ở 2 xã Phúc Trạch và Hương Trạch cơ bản
đã nhận biết được các đặc trưng, triệu chứng gây hại dẫn tới việc phòng trừ đạt hiệu
quả khá cao.
- Biện pháp kỹ thuật thụ phấn bổ sung góp phần hiệu quả khắc phục hiện tượng

ra hoa khơng đậu quả trên cây bưởi Phúc Trạch, giúp tăng năng suất, hiệu quả kinh tế
của các vườn hộ.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC....................................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ......................................................................................... xi
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu....................................................................................................................................... 1
2.1. Mục tiêu tổng thể................................................................................................................... 1
2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................... 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển................................................................................................ 2
3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiển.................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................ 3

1.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI BƯỞI.......................................................................... 3
1.2. PHÂN LOẠI THỰC VẬT................................................................................................... 4
1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ BƯỞI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 5

1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới........................................................ 5
1.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi ở Việt Nam.............................................................. 8
1.4. CÁC YÊU TỐ NGOẠI CẢNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY CÓ MÚI VÀ CÂY BƯỞI...................................................................... 12
1.4.1. Đất và dinh dưỡng............................................................................................................ 12
1.4.2. Nhiệt độ khơng khí.......................................................................................................... 14
1.4.3. Ánh sáng............................................................................................................................. 15
1.4.4. Ẩm độ và lượng mưa....................................................................................................... 15
1.4.5. Gió....................................................................................................................................... 16

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vi
1.5. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CÁC ĐỢT LỘC CỦA CÂY BƯỞI
16
1.6. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH.................18
1.6.1. Nguồn gốc cây bưởi Phúc Trạch................................................................................... 18
1.6.2. Đặc điểm hình thái của giống bưởi Phúc Trạch........................................................ 19
1.7. NHỮNG NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT
CÂY CÓ MÚI VÀ CÂY BƯỞI............................................................................................... 20
1.7.1. Nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình...................................................................... 20
1.7.2. Nghiên cứu về thụ phấn, thụ tinh................................................................................. 22
1.7.3. Nghiên cứu về khoanh vỏ............................................................................................... 25
1.7.4. Nghiên cứu về tỷ lệ C/N................................................................................................. 28
1.7.5. Nghiên cứu về dinh dưỡng............................................................................................. 31

1.7.6. Nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng................................................................... 34
1.7.7. Nghiên cứu về phòng trừ sâu, bệnh hại....................................................................... 35
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................. 37
2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................... 37
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 37
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 37
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................. 37
2.2.1. Điều tra thu thập số liệu về khí tượng, thủy văn và đánh giá vai trò của các yếu
tố chính tới sinh trưởng, phát triển của bưởi Phúc Trạch................................................... 37
2.2.2. Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất và phát triển cây bưởi Phúc Trạch.........37
2.2.3. Điều tra, đánh giá về sâu, bệnh hại trên cây bưởi Phúc Trạch............................... 37
2.2.4. Điều tra, thu thập kết quả của các đề tài, dự án đã thực hiện................................. 37
2.2.5. Phỏng vấn, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân vùng bưởi.................... 37
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................... 37
2.3.1. Điều tra thu thập bổ sung số liệu về khí tượng, thủy văn và đánh giá vai trị của
các yếu tố chính tới sinh trưởng, phát triển của bưởi Phúc Trạch.................................... 37
2.3.2. Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất và phát triển cây bưởi Phúc Trạch.........37
2.3.3. Điều tra, đánh giá về sâu, bệnh hại trên cây bưởi Phúc Trạch............................... 38

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vii
2.3.4. Điều tra, thu thập kết quả của các đề tài, dự án đã thực hiện................................. 38
2.3.5. Phỏng vấn, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân vùng bưởi.................... 38
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................................... 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................39
3.1. ĐIỀU TRA THU THẬP SỐ LIỆU VỀ KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN VÀ ĐÁNH
GIÁ VAI TRỊ CỦA CÁC YẾU TỐ CHÍNH TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA BƯỞI PHÚC TRẠCH..................................................................................................... 39

3.1.1. Đặc điểm khí hậu vùng Hương Khê – Hà Tĩnh........................................................ 39
3.1.2. Đánh giá vai trị của các yếu tố khí hậu đối với quá trình ra hoa, đậu quả.........44
3.2. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN CÂY
BƯỞI PHÚC TRẠCH................................................................................................................ 49
3.2.1. Vai trò của giống bưởi Phúc Trạch trong cơ cấu cây ăn quả của huyện Hương
Khê tỉnh Hà Tĩnh......................................................................................................................... 49
3.2.2. Diễn biến diện tích, năng suất của giống bưởi Phúc Trạch.................................... 51
3.2.3. Thực trạng canh tác bưởi Phúc Trạch của người dân:............................................. 55
3.3. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VỀ SÂU, BỆNH HẠI TRÊN CÂY BƯỞI PHÚC
TRẠCH.......................................................................................................................................... 57
3.3.1. Thành phần sâu bệnh hại bưởi Phúc Trạch, xác định đối tượng hại chính và tác
hại của chúng................................................................................................................................ 57
3.3.2. Sự ảnh hưởng của sâu bệnh hại đến năng suất.......................................................... 60
3.3.3. Kết quả kiểm tra bệnh greening trên cây bưởi Phúc Trạch.................................... 62
3.4. ĐIỀU TRA, THU THẬP KẾT QUẢ CỦA CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN ĐÃ THỰC
HIỆN............................................................................................................................................... 65
3.5. PHỎNG VẤN, TÌM HIỂU TÂM TƯ, NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN
TRỒNG BƯỞI............................................................................................................................. 67
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 68
4.1. KẾT LUẬN........................................................................................................................... 68
4.2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 70
PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 75

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

1

Ẩm độ KK

2

BVTV

3

TTS

4

HCVS

5

TT

6

TL

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới.......................................... 5
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục và một số nước trồng bưởi

chủ yếu trên thế giới đến năm 2016........................................................................................... 6
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cây bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016..................... 9
Bảng 1.4. Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2005 – 2012)....................... 10
Bảng 1.5. Ảnh hưởng của khoanh vỏ tới sinh trưởng, phát triển của một số giống cây ăn quả

trên thế giới.................................................................................................................................... 26
Bảng 1.6. Ảnh hưởng của việc khoanh vỏ đến một số chỉ tiêu chất lượng quả trên thế giới
27

Bảng 1.7. Thang chuẩn phân bón lá cho cây có múi dựa vào phân tích lá..................... 32
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu khí tượng tại Hương Khê - Hà Tĩnh......................................... 40
Bảng 3.2. Nhiệt độ trung bình từ tháng 1 - tháng 5 (0C).................................................... 41
Bảng 3.3. Độ ẩm trung bình từ tháng 1 - tháng 5 (%)......................................................... 42
Bảng 3.4. Lượng mưa trung bình từ tháng 1 - tháng 5 (mm)............................................ 43
Bảng 3.5. Thời kỳ nở hoa của bưởi Phúc Trạch.................................................................... 44
Bảng 3.6. Nhiệt độ thời kỳ nở hoa bưởi Phúc Trạch năm 2006........................................ 45
Bảng 3.7. Nhiệt độ và ẩm độ khơng khí thời kỳ nở hoa năm 2007.................................. 46
Bảng 3.8. Nhiệt độ và ẩm độ khơng khí thời kỳ nở hoa năm 2008.................................. 47
Bảng 3.9. Nhiệt độ và ẩm độ khơng khí thời kỳ nở hoa năm 2016.................................. 48
Bảng 3.10. Nhiệt độ và ẩm độ khơng khí thời kỳ nở hoa năm 2018................................ 49
Bảng 3.11. Cơ cấu giống cây ăn quả chính của huyện Hương Khê................................. 50

Bảng 3.12. Diễn biến về diện tích, năng suất giống bưởi Phúc Trạch............................. 52
Bảng 3.13. Tình hình sử dụng phân bón hữu cơ cho cây bưởi Phúc Trạch.................... 55
Bảng 3.14. Tình hình sử dụng phân bón vơ cơ cho cây bưởi Phúc Trạch...................... 56
Bảng 3.15. Tỷ lệ các hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn bưởi Phúc Trạch . 56

Bảng 3.16. Thành phần sâu bệnh hại bưởi Phúc Trạch và mức độ phổ biến của chúng

58

Bảng 3.17. Mức độ ảnh hưởng của các loại sâu, bênh hại chính đến năng suất, chất lượng
bưởi Phúc Trạch............................................................................................................................ 60

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


x
Bảng 3.18. Kết quả kiểm tra bệnh greening........................................................................... 63
Bảng 3.19. Tổng quan các đề tài, dự án triển khai tại huyện Hương Khê......................65
Bảng 3.20. Nguyện vọng của người dân trong phát triển cây bưởi Phúc Trạch............67

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


xi

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 3.1. Diễn biến diện tích bưởi Phúc Trạch..................................................................... 53
Hình 3.2. Diễn biến năng suất bưởi Phúc Trạch................................................................... 53


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bưởi Phúc Trạch (Citrus grandis L. Osbeck) là giống bản địa của huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, có lịch sử trồng trọt gần 200 năm, phân bố ở tọa độ địa lý
từ 17050' đến 18026' vĩ độ Bắc và 105014' đến 105053' kinh độ Đông, hiện được xếp là
một trong những giống bưởi ngon nhất ở Việt Nam. Diện tích giống bưởi Phúc Trạch
hiện nay khoảng 2.219,1 ha, được trồng chủ yếu ở các xã Hương Trạch, Hương Đô,
Phúc Trạch, Gia Phố, Hương Thủy và Lộc Yên của huyện Hương Khê, trên các loại
đất phù sa cổ, phù sa được bồi hoặc không được bồi hàng năm của hai con sông Ngàn
Sâu và Ngàn Trươi. Từ thời Pháp thuộc, giống bưởi Phúc Trạch đã được nhận huy
chương vàng trong cuộc thi cây trái ngon của các nước Đông Dương, ngày nay được
các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài giới thiệu trên các trang website
như một đặc sản của đất nước và con người Việt Nam. Thu nhập từ việc trồng bưởi
Phúc Trạch ln là một trong những nguồn chính của các hộ nông dân tại huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Giai đoạn 2000 - 2010, năng suất giống bưởi Phúc Trạch suy giảm rõ rệt, hoa ra
nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp, thậm chí khơng đậu quả. Đặc biệt là hiện tượng mất
mùa xảy ra trong gần 10 năm liên tục đã khiến người dân không yên tâm đầu tư chăm
sóc, một số hộ gia đình chặt bỏ cây bưởi hoặc đưa các loại cây trồng khác như cây Trầm
Hương, cây Keo,... vào trồng xen trong vườn. Thực trạng trên đã làm nhiều vườn bưởi
Phúc Trạch ở Hương Khê suy thoái nghiêm trọng, cây sinh trưởng kém, sâu bệnh gây hại
nặng,... diện tích trồng bưởi suy giảm với tốc độ nhanh. Giai đoạn gần đây tốc độ phát
triển về diện tích của cây bưởi Phúc Trạch tăng lên một cách nhanh chóng. Chính vì vậy
việc triển khai đề tài “Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất bưởi Phúc Trạch tại
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” là một bước đi quan trọng, góp phần xác định các yếu

tố hạn chế của hiện tượng suy giảm năng suất và đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm
nâng cao và ổn định năng suất, chất lượng giống bưởi Phúc Trạch, đáp ứng đòi hỏi của
thực tiễn sản xuất giống bưởi Phúc Trạch tại địa phương.

2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng thể
Đánh giá được thực trạng sản xuất bưởi Phúc Trạch và những nhân tố ảnh
hưởng đến sản xuất bưởi Phúc Trạch.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá vai trò của các yếu tố khí hậu chính (nhiệt độ, ẩm độ khơng khí,

lượng mưa và các điều kiện thời tiết đặc biệt) ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển
của bưởi Phúc Trạch.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


2
- Đánh giá thực trạng sản xuất và phát triển cây bưởi Phúc Trạch (trình độ canh

tác, sâu bệnh hại,…)
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển
3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp các
dẫn liệu khoa học cho việc đánh giá hiện trạng sản xuất, hiện trạng về chất lượng bưởi
Phúc Trạch để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiển
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở đề xuất các biện pháp canh tác hợp


lý, biện pháp quản lý dịch hại trên cây bưởi Phúc Trạch cho người dân trồng bưởi
Phúc Trạch tại huyện Hương Khê.
- Làm cơ sở để có định hướng phát triển, mở rộng diện tích trồng bưởi Phúc

Trạch tại huyện Hương Khê.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI BƯỞI
Cây cam quýt nói chung, cây bưởi nói riêng có lịch sử phát triển lâu đời. Có
nhiều báo cáo đề cập đến nguồn gốc cam quýt, phần lớn đều nhất trí rằng cam qt có
nguồn gốc từ miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Himalaya, Trung Quốc xuống
vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền Nam Indonecia hoặc kéo đến lục địa châu
Úc. Những báo cáo gần đây nhận định rằng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có thể là nơi
khởi ngun của nhiều lồi cam qt quan trọng, tại đây có tìm thấy nhiều lồi qt
hoang dại (Đào Thanh Vân và Ngơ Xn Bình, năm 2003). Trước đây có một số cơng
trình cho rằng, lồi chanh yên, phật thủ (Citrus medica var. sarcodactylis) có thể có
nguồn gốc ở Địa Trung Hải hoặc Bắc Phi, nhưng hiện nay đã được sáng tỏ, Citrus
media có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, nhưng là loài cây ăn quả được mang
đến trồng tại Địa Trung Hải và Bắc Phi rất sớm, trước thế kỷ I sau Công Nguyên,
những tài liệu cổ xưa đã ghi chép rất chi tiết lồi cây ăn quả này ở Bắc Phí đến mức
làm nhiều người hiểu lầm chúng có nguồn gốc tại đây. Các loài chanh vỏ mỏng
(Lime. C. auranlifolia Swingle) được xác định có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc
và miền Tây Ấn Độ, sau đó có thủy thủ đầu tiên đến Ấn Độ đã mang về trồng ở châu
Phi, Địa Trung Hải, châu Âu.

Bưởi là cây bản xứ của Malaysia và quần đảo Polynesia, sau đó được di thực
sang Ấn Độ, phía nam Trung Quốc và các nước châu Âu, Mỹ. Tác giả Giucovki cho
rằng nguồn gốc của bưởi có thể là quần đảo Laxongdơ, tuy nhiên để có tài liệu chắc
chắn cần nghiên cứu các thực vật họ Rutacea, nhất là họ phụ Aurantioidea ở vùng núi
Hymalaya miền tây Trung Quốc và vùng núi thuộc bán đảo đông Dương. Tác giả
Chawalit Niyomdham, (1992) cũng cho rằng bưởi có nguồn gốc ở Malaysia, sau đó
lan sang Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Địa Trung Hải và Mỹ,… vùng sản
xuất chính ở các nước Phương Đơng (Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,…).
Tuy nhiên, tác giả Bretschneider, (1898) lại cho rằng bưởi có nguồn gốc từ
Trung Quốc vì cây bưởi đã được đề cập trong các tài liệu của Trung Quốc từ thế kỷ 24
đến thế kỳ 8 trước Công Nguyên. Cùng quan điểm trên, tác giả Vũ Công Hậu, cũng
cho rằng bưởi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Như vậy, nguồn gốc của bưởi cho đến
nay chưa được thông nhất. Bưởi có thể có nguồn gốc từ Malaysia, Trung Quốc, Ân
Độ,… Hiện nay bưởi được trồng nhiều với mục đích thương mại ở các nước châu Á
như: Trung Quốc, Thái Lan, Philipines, Ấn Độ và Việt Nam.
Bưởi (C. grandis) quả to nhất trong các loài cam quýt, vị chua hoặc ngọt, bầu
có từ 13-15 nỗn, eo lá khá lớn, hạt nhiều. Hiện nay các giống bưởi phần lớn thuộc
dạng hạt đơn phôi và được trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới như Thái Lan,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


4
Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc,… Việt Nam có rất nhiều giống bưởi nổi tiếng như bưởi
Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn. Bưởi chùm (C. paradisi) được
đánh giá là dạng con lai tự nhiên của bưởi (C. grandis), vì vậy hình thái bưởi chùm khá
giống với bưởi (C. grandis) nhưng lá nhỏ hơn, eo cũng nhỏ hơn, quả nhỏ, cùi mỏng, vỏ
mỏng, vị chua nhẹ. Bưởi chùm cho những giống ít hạt, phần lớn các giống bưởi chùm có
hạt đa phơi nên cũng có thể sử dụng làm gốc ghép. Quả bưởi chùm là món ăn tráng miệng
rất được ưa chuộng ở châu Âu, người ta gọt nhẹ lớp vỏ mỏng bên ngoài rồi để cả cùi cắt

thành các lát nhỏ dùng sau bữa ăn (Ngô Xuân Bình, năm 2010). Bưởi chùm được trồng
nhiều ở Mỹ, Brazil, riêng bang Florida, Mỹ chiếm
70 % sản lượng bưởi chùm của thế giới. Ở Việt Nam vào những năm 60 đã nhập nội
một số giống bưởi chùm như Marsh, Forterpinke,… cho năng suất khá. Tuy nhiên

bưởi chùm chưa được ưa chuộng ở Việt Nam.
Như vậy, bưởi cũng như cây có múi khác có nguồn gốc ở miền Nam châu Á,
sự di thực của chúng trên thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các
cuộc chiến tranh trước đây. Chúng được di chuyển đến châu Phi từ Ấn Độ bởi các
thuyền buồn, di chuyển đến châu Mỹ bởi các nhà thám hiểm và thuyền buôn người
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
1.2. PHÂN LOẠI THỰC VẬT
Cây bưởi nói riêng và cây có múi (cam quýt) nói chung đều thuộc họ Rutaceae
đều có những đặc điểm phân loại như: cây có mang tuyến dầu chủ yếu phân bố ở lá,
bầu mọc nối trên đài hoa, lá phần lớn có đỉnh viền răng cưa, quả gồm hai hay nhiều
nỗn bên trong.
Họ Rutaceae được phân chia thành 130 giống (genus) với những đặc điểm chung
như trên, 130 giống này nằm trong 7 họ phụ khác nhau, trong đó họ phụ Aurantirideae có
ý nghĩa nhất. Sự phân loại chi tiết hơn dưới họ phụ Aurantirideae có tộc Citreae (28
giống) và tộc phụ Citrenea (13 giống), 3 nhóm “tiền cam quýt” và nhóm “cam quýt thực
sự” được phân nhóm từ Citreae và tộc phụ Citrenea. Sự phân loại cam quýt khá phức tạp
vì có rất nhiều giống (cultivars) trong sản xuất và các dạng con lai của các giống này
(hybrids), hiện tượng hạt đa phôi, đột biến và hiện tượng đa bội thể cũng là những nhân tố
gây khó khăn trong việc phân loại cam quýt. Hiện nay tồn tại hai hệ thống phân loại cam
quýt được nhiều người áp dụng. Theo Tanaka cam qt gồm 160 - 162 lồi, ơng quan sát
thực tiển sản xuất và cho rằng các giống cam quýt qua trồng trọt đã có nhiều biến dị trở
thành giống mới, Tanaka quan sát và ghi chép tỉ mỉ đặc điểm hình thái của các giống đã
biến dị và phân chúng thành một loài mới hoặc giống mới với tên khoa học được bắt đầu
bằng tên của giống hoặc loài đã sinh ra chúng và kết thúc bằng Horticulture Tanaka.
Swingle đã phân chia cam quýt thành 16 loài, bằng phân loại của Swingle đơn giản hơn

nên được sử dụng nhiều hơn,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


5
tuy nhiên các nhà khoa học vẫn phải dùng bảng phân loại Tanaka để gọi tên các giống
cam quýt vì bảng phân loại này chi tiết đến từng giống (Ngô Xn Bình, năm 2010).
Tóm lại: Theo tác giả Swingle (Mỹ) và Tanaka (Nhật Bản) thì cây bưởi được
phần loại như sau:
Bưởi thuộc họ:

Rutaceae

Họ phụ:

Aurantioideae

Chi:

Citrus

Chi phụ:

Eucitrus

Loài:

- Citrus grandis (bưởi)
- Citrus paradisi (bưởi chùm)


1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ BƯỞI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới
Trên thế giới sản xuất khoảng 4 - 5 triệu tấn bưởi cả hai loại bưởi chùm (Citrus
paradis) và bưởi (Citrus grandis) chiếm 5,4 - 5,6 % tổng sản lượng cây có múi, trong
đó chủ yếu là bưởi chùm (chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn) còn lại bưởi chiếm một lượng khá
khiêm tốn khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn (González-Rossia, D. C. at al. năm 2008). Sản
xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các nước Châu Mỹ, Châu Âu dùng cho chế biến
nước quả. Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước châu Á, tập trung nhiều ở một số
nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Bangladesh,… được sử dụng để
ăn là chủ yếu.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới
Chỉ tiêu
Diện tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(tấn)


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


6
Tính đến năm 2016 diện tích trồng cây bưởi trên thế giới đạt 358.724 ha, năng
suất bình quân đạt 25,29 tấn/ha và sản lượng đạt 9.074.176 tấn. Trong vòng gần 10

năm từ 2007 - 2016, diện tích tăng 53.251 ha và sản lượng tăng 1.935.929 tấn.
Năm 2016 diện tích bưởi ở Trung Quốc là 105.640 ha, năng suất đạt cao nhất
thế giới 441,331 tạ/ha và đạt sản lượng 4.662.202 tấn quả. Trung Quốc có một số
giống bưởi nổi tiếng: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quan Khê,… được Bộ Nông
nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao. Năm 2008, riêng
bưởi Sa Điền có diện tích đạt tới 30.000 ha, sản lượng 750.000 tấn (Cục Nông nghiệp
Quảng Tây, năm 2009).
Thái Lan: bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần của miền
Bắc và miền Đông, với các giống bưởi nổi tiếng như: Cao Phuang, Cao Fan,… Năm
1987 Thái Lan trồng 1.500 ha bưởi cho sản lượng 76.275 tấn với giá trị 28 triệu đô la
Mỹ. Đến năm 2007 diện tích bưởi ở Thái Lan khoảng 34.354 ha sản lượng khoảng
197.716 tấn, bao gồm cả bưởi chùm. Năm 2016 Thái Lan trồng 26.059 ha với sản
lượng đạt 88,610 tấn.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục và một số nước trồng
bưởi chủ yếu trên thế giới đến năm 2016

TT

Vùng/địa điểm
1

Thế giới

2

Châu Phi

3

Chây Mỹ


4

Châu Á

5

Châu Âu

6

Châu Đại dương

7

Trung Quốc

8

Braxin

9

Ấn Độ

10

Thái Lan

11


Mexico

12

Việt Nam
Nguồn: FAOSTAT, 2016


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


7
Ấn Độ: bưởi và bưởi chùm được trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng.
Bưởi chùm là một loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước, những vùng
khô hạn như Punjab là nơi lý tưởng với bưởi chùm. Bưởi có thể trồng được ở những
vùng có lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm 2005, Ấn Độ xuất
được 142.000 tấn bưởi và bưởi chùm. Năm 2016 sản lượng quả đạt 390.500 xếp thứ 2
về sản lượng bưởi quả ở các nước Châu Á.
Trên thế giới hiện nay có 3 vùng trồng cam quýt chủ yếu, riêng đối với cây
bưởi là vùng Châu Mỹ, Địa Trung Hải và Châu Á. Trong đó khu vực Bắc Mỹ là vùng
trồng lớn nhất sau đó đến Chấu Á và Địa Trung Hải. Theo thống kê của FAO, năm
1997 sản lượng bưởi của khu vực Bắc Mỹ là 3,497 triệu tấn chiếm 69,4 % sản lượng
bưởi thế giới, các quốc gia có sản phẩm bưởi quả ngồi khu vực Bắc Mỹ có sản lượng
khoảng 1,541 triệu tấn chiếm 30,6 %.
Châu Á, là cái nôi của cam quýt, bưởi và cũng là khu vực sản xuất bưởi lớn
trên thế giới, năm 2016 với diện tích cho thu hoạch quả là 222.244 ha, năng suất
291,943 tạ/ha thì sản lượng đạt được là 6.488.281 tấn. Một số nước châu Á tuy có sản
lượng bưởi cao như Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, nhưng do hạn chế về trình
độ canh tác nên năng suất và chất lượng các giống bưởi ở vùng này còn thấp so với

các vùng khác. Công tác chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Trung
Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với các vùng trồng bưởi khác trên thế giới.
Tuy nhiên nghề trồng cam quýt ở châu Á là sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật
Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền thống như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines,…
Ở vùng này hiện nay tình hình sâu bệnh hại trên cây có múi xẩy ra nghiêm trọng.
Về tiêu thụ bưởi, Nhật Bản là một thị trường lớn cho việc tiêu thụ bưởi. Trong
năm 2004 - 2005 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản 4.755.972 thùng
(80.851 tấn) bưởi tươi, năm 2005 - 2006: 6 - 7 triệu thùng (102 - 119 nghìn tấn), năm
2007 - 2008: 8 triệu thùng (136 nghìn tấn). Nam Phi cũng xuất sang Nhật
6 triệu thùng (96.721 tấn) bưởi trong năm 2004 - 2005, tăng gần 1,5 triệu thùng so
với năm 2003 - 2004.
Tại Nga, khoảng 12 % người Nga xem quả có múi là loại trái cây ưa thích.
Quýt và cam là 2 loại quả phổ biến nhất trong khi đó bưởi vẫn được coi là loại quả
quý hiếm. Năm 2004 Nga nhập 40.000 tấn bưởi, tăng so với 32.000 tấn năm 2003,
33.000 tấn năm 2002 và 22.000 tấn năm 2001. Trong 9 tháng đầu năm 2005 Nga đã
nhập 30.000 tấn bưởi. Như vậy, trong năm 2004 Nga đứng thứ 3 thế giới về nhập
khẩu bưởi sau Nhật Bản (288.000 tấn) và Canada (51.000 tấn), trong tổng số 464.000
tấn của toàn thế giới. Các nước cung cấp bưởi chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Nam
Phi và Achentina.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


8
1.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi ở Việt Nam
Nước ta có 3 vùng trồng cây có múi chủ yếu, đó là:
Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long: cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) ở đồng
bằng sông Cửu Long có tổng diện tích 74.400 ha, chiếm 54 % và sản lượng 880.800
tấn/năm, chiếm 65 % so với cây có múi của cả nước. Đặc biệt có các giống cây có
múi nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng và mua với giá cao (bưởi Da Xanh của

Bến Tre; bưởi Năm Roi của Vĩnh Long, Hậu Giang; quýt Hồng của Đồng Tháp; quýt
Đường của Trà Vinh; cam Sành và bưởi Lơng Cổ Cị của Tiền Giang;…).
Vùng Bắc Trung bộ: theo thống kê năm 2009 diện tích cây có múi tồn vùng là
16.550 ha, trong đó có 12.520 ha cho thu hoạch. Trong vùng này có hai vùng bưởi đặc
sản đó là bưởi Thanh Trà của Huế , bưởi Phúc Trạch của Hương Khê, Hà Tĩnh. Với
ưu việt của mình diện tích bưởi Phúc Trạch ngày càng được mở rộng. đến nay, diện
tích bưởi Phúc Trạch lên đến 2.219,1 ha, trong đó có khoảng 1.391 ha đã cho quả, sản
lượng bình quân những năm gần đây đạt 15- 17 nghìn tấn/năm.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: cây có múi ở vùng này được trồng ở
những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy. Hiện
chỉ còn một số vùng tương đối tập trung là Bắc Sơn, Bắc Quang, riêng cây bưởi ở
vùng này có 474 ha chiếm 17,5 % diện tích cây có múi với giống bưởi Đoan Hùng
ngon nổi tiếng.
Theo số liệu tại bảng 1.3, những năm vừa qua, diện tích, năng suất và sản lượng đã
có sự tăng lên đáng kể, năm 2007 với diện tích cho thu hoạch là 31 nghìn ha, năng suất
109,68 tấn/ha, sản lượng 340 nghìn tấn thì năm 2016 diện tích cho thu hoạch là 42,1
nghìn ha, năng suất 118,12 tấn/ha, sảng lượng 497,28 nghìn tấn. Cũng dễ dàng nhận thấy
rằng ở nước ta bưởi được trồng ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước và có nhiều vùng sản
xuất tập trung nổi tiếng tới hàng trăm ha bưởi là: vùng bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ
(khoảng 300 ha), bưởi Diễn Hà Nội (riêng xã Phú Diễn có khoảng 53 ha với 600 hộ
trồng, xã Thượng Mỗ, huyện Hồi Đức - Hà Tây diện tích bưởi Diễn khoảng 125 ha),
Phúc Trạch - Hà Tĩnh (2.219,1 ha), Thanh Trà - Thừa Thiên Huế (1.114 ha), Biên Hòa Đồng Nai,…, đặc biệt là vùng bưởi đồng bằng sông Cửu Long. Theo Viện nghiên cứu cây
ăn quả miền Nam, chỉ riêng bưởi Năm Roi ở đồng bằng sông Cửu Long diện tích đã
khoảng trên 10.000 ha, sản lượng đạt 60.000 tấn/năm, phân bổ chính ở tỉnh Vĩnh Long
với diện tích 4,5 nghìn ha cho sản lượng 31,3 nghìn tấn, chiếm 48,6 % về diện tích và
54,3 % về sản lượng Năm Roi của cả nước, trong đó tập trung ở huyện Bình Minh 3,4
nghìn ha với sản lượng gần 30 nghìn tấn. Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang 1,3 nghìn ha. Giống
bưởi Da Xanh mới chọn lọc cách đây hơn chục năm nhưng diện tích trồng giống bưởi này
ở Bến Tre đã khoảng 1.544 ha (Lương Kim Oanh, năm 2011). Trồng bưởi là một nghề
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


9
dân. Ở đồng bằng sông Cửu Long hiệu quả của trồng bưởi Năm Roi là rất cao vì giá
mỗi chục bưởi (14 quả) loại 1 thấp nhất là 68 ngàn đồng và lên đến 120 ngàn đồng
trong thời điểm từ tết Nguyên Đán đến tháng 5 âm lịch. Như vậy 1 công bưởi
(1000m2) thu được vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi năm. Các hộ trồng bưởi Da
Xanh ở tỉnh Bến Tre đều thu nhập trên 150 triệu đồng/ha (Chen Qiu Xia and Huang
Pinhu, năm 2004). Ở Thượng Mỗ, Hà Tây người ta tính được hiệu quả kinh tế của
trồng bưởi gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa. Giá trị thu nhập của 1 sào bưởi lên khoảng
trên 10 triệu đồng. Còn đối với bưởi Đoan Hùng thông thường những nhà trồng 30
cây cũng thu được mỗi năm 15 - 20 triệu đồng/năm.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cây bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016

Nguồn: FAOSTAT, 2016

Trước đây bưởi ở Việt Nam chủ yếu sử dụng ăn tươi và sản xuất bưởi của nước
ta chỉ đủ để cung cấp cho thị trường trong nước. Một vài năm gần đây đã có một số
cơng ty như Hồng Gia, Đơng Nam đã bắt đầu những hoạt động như sản xuất, áp
dụng những biện pháp quản lý chất lượng theo GAP, đăng ký thương hiệu một số
giống bưởi ngon ở nước ta như Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch,… với mục đích xuất


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


×