Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Hiệp định TRIPS WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật việt nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------o0o----------

HIỆP ĐỊNH TRIPS/WTO VÀ VẤN ĐỀ HỒN THIỆN PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG PHƯỚC HIỆP

HÀ NỘI - 2009


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG I: WTO VÀ HIỆP ĐỊNH TRIPS ..........................................................6
1.1. Tổ chức thƣơng mại thế giới và quá trình gia nhập của Việt Nam ...........6
1.1.1. Bối cảnh ra đời và một số nội dung cơ bản của Tổ chức thương mại thế
giới .......................................................................................................................6
1.1.2. Quá trình gia nhập của Việt Nam vào WTO ...........................................13
1.2. Hiệp định TRIPS trong hệ thống các hiệp định của WTO.......................16
1.2.1. Hệ thống các hiệp định của WTO và vị trí của Hiệp định TRIPS trong
WTO ...................................................................................................................16
1.2.2. Những nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPS ........................................18


1.2.3. So sánh các quy định của Hiệp định TRIPS với các quy định tương ứng
của Wipo về quyền SHTT ...................................................................................28
CHƢƠNG II: YÊU CẦU CỦA TRIPS/WTO ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT QUỐC
GIA THÀNH VIÊN VỀ SHTT VÀ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO
VỀ VẤN ĐỀ NÀY ...................................................................................................37
2.1. Yêu cầu của TRIPS/WTO đối với pháp luật quốc gia thành viên về
SHTT ....................................................................................................................37
2.1.1. Yêu cầu của TRIPS/WTO đối với pháp luật quốc gia thành viên về SHTT
...........................................................................................................................37
2.1.2. Yêu cầu cụ thể của Hiệp định TRIPS đối với việc thực thi quyền SHTT .40
2.2. Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về SHTT trong hệ thống các
cam kết quy chế thành viên ................................................................................44
2.2.1. Cam kết của Việt Nam với WTO về SHTT ..............................................44
2.2.2. Vị trí của cam kết về SHTT trong hệ thống các cam kết gia nhập WTO
của Việt Nam ......................................................................................................47


2.3. Tổng quan pháp luật Việt Nam về SHTT và một số nhận xét, đánh giá so
với các yêu cầu của Hiệp định TRIPS ...............................................................48
2.3.1. Tổng quan pháp luật Việt Nam về SHTT .................................................48
2.3.2. Một số nhận xét và đánh giá pháp luật Việt Nam về SHTT so với yêu cầu
của TRIPS ..........................................................................................................68
CHƢƠNG III: PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI QUYẾT HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT QUỐC GIA THEO YÊU CẦU CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPS/WTO ...........71
3.1. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về SHTT ..........................................71
3.1.1. Những mặt tích cực/Những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong q
trình hồn thiện pháp luật, đáp ứng các yêu cầu của WTO/TRIPS về SHTT ...71
3.1.2. Những vấn đề thực thi pháp luật Việt Nam về SHTT ..............................84
3.1.3. Những nguyên nhân của tình trạng trên ..................................................89
3.2. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về SHTT ..91

3.2.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về SHTT ........................91
3.2.2. Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về SHTT .....92
KẾT LUẬN ..............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA

Asean free trade area

Khu vực thương mại tự do Asean

APEC

Asia – Pacific economic

Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái

cooperation

Bình Dương

ASEAN

Association of south east Asian Hiệp hội các nước Đông Nam Á
nations


CCC

Customers cooperation

Hội đồng hợp tác hải quan (Hiện

Committee

nay là Tổ chức Hải quan quốc tế)

COMESA Common market of Eastern and Thị trường chung Đông Phi và
Southern Africa

Nam Phi

DDA

Doha development agreement

Chương trình phát triển Doha

DSB

Dispute settlement body

Cơ quan giải quyết tranh chấp

DSU

Understanding on rules and


Thỏa thuận về các nguyên tắc và

procedures governing the

thủ tục về giải quyết tranh chấp

settlement of disputes
EC

European commission

Cộng đồng Châu Âu

EFTA

European free trade association

Hiệp hội thương mại tự do Châu
Âu

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FAO

Food Agriculture Orgnization


Tổ chức nông lương quốc tế

GATS

General agreement on trade in

Hiệp định chung về thương mại

services

dịch vụ

GATT

General agreement on tariffs and Hiệp định chung về thuế quan và
trade

thương mại

IMF

International moneytary foundation Quỹ tiền tệ quốc tế

ITO

International trade organization

Tổ chức thương mại quốc tế


MFN

Most favoured nation treatment

Quy chế tối huệ quốc

MTN

Multilateral trade negotiations

Đàm phán thương mại đa phương


NT

National treatment

Quy chế đãi ngộ quốc gia

TBT

Technical barriers to trade

Rào cản kỹ thuật đối với thương
mại

TDC

Trade and development committee


Ủy ban về thương mại và phát
triển

TEC

Trade and environment committee

Ủy ban về thương mại và môi
trường
Cơ quan giám sát dệt may

TMB
TNC

Trade negotiations committee

Ủy ban đàm phán thương mại

TPRM

Trade policy review mechanism

Cơ chế rà sốt chính sách thương
mại

TRIMs

Trade related aspects of investment Hiệp định các biện pháp đầu tư
measures


TRIPS

liên quan đến thương mại

Trade related aspects of intellectual Hiệp định về các khía cạnh liên
property rights

quan đến thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ

SHTT

Sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ

UN

United Nation

Liên hiệp quốc

UPOV

The International Union for the Liên đoàn quốc tế về bảo vệ thực
Protection of New Varieties of Plants

vật

WB


World bank

Ngân hàng thế giới

WIPO

World intellectual property

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

organization
WTO

World trade organization

Tổ chức thương mại Thế giới


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xây dựng và duy trì một hệ thống pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ hữu hiệu
là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia
nhập WTO. Bảo hộ sở hữu trí tuệ vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của nền
kinh tế - xã hội nước ta, vừa là một yêu cầu bắt buộc từ bên ngoài áp vào khi Việt
Nam tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập với cộng đồng kinh tế
quốc tế
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề sở hữu trí tuệ, Đảng và Nhà nước ta
ln giành một vị trí quan trọng cho vấn đề sở hữu trí tuệ trong các văn kiện của đất

nước, đặc biệt tại các kỳ đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X. Tại Nghị quyết Trung
Ương 2, Khóa VIII đã yêu cầu rất rõ và cụ thể: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về
bảo hộ sở hữu trí tuệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ” [2, tr. 23]. Yêu cầu
này đã đặt ra nhu cầu bức thiết trong nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam về sở hữu trí tuệ mà trước tiên là phù hợp với quy định của Hiệp định
TRIPS/WTO.
Thực trạng pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam cho thấy,
chúng ta đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong việc đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ trong quá tình hội nhập. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn nhiều
điểm chưa tiến kịp với thực tiễn và kinh nghiệm thế giới. Bên cạnh đó, mặc dù hệ
thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam tương đối đầy đủ nhưng Việt Nam
vẫn thiếu những chế tài đủ mạnh để trừng phạt các hành vi vi phạm, chưa làm tốt
công tác thông tin tuyên truyền pháp luật về sở hữu trí tuệ, chưa làm cho người dân,
các doanh nghiệp… hiểu rõ pháp luật và có ý thức đầy đủ về việc bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ. Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt là vi phạm bản quyền
đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại, đã gây cho các nhà đầu tư nước ngồi những
lo ngại nhất định trong q trình hợp tác với Việt Nam. Tình trạng này cũng đặt ra
lý do tại sao cần nghiên cứu các quy định của Hiệp định TRIPS/WTO và thực tiễn
các nước trong vấn đề này.

-1-


Việc nghiên cứu nội dung của “Hiệp định TRIPS/WTO và vấn đề hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay” là vấn đề cấp bách,
có thể góp phần làm phong phú hơn về lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ, giúp có một cái nhìn sâu sắc và hồn
thiện hơn về q trình hội nhập của Việt Nam với tồn cầu. Đó cũng chính là lý do
tại sao tơi chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp chương trình cao học của
mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Pháp luật sở hữu trí tuệ và cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ đã được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu.
Ở nước ngoài, nhiều cơng trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của các
văn bản luật, hiệp ước, công ước quốc tế như: Công ước Paris về quyền sở hữu công
nghiệp; Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước
Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Hiệp
định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của sở hữu trí tuệ… đã được
cơng bố. Trong số các cơng trình đó phải kể đến J. Watal với “Intellectual property
rights in the WTO and developing countries” do Oxford University Press, New Delhi
xuất bản năm 2001; của tác giả Markus Keith E với “Intellectural property rights in the
global economy” do Washington DC. Institute for International Economics xuất bản
năm 2000; Hay của OECD với “Intellectual property practices in the field of
Biotechnology” trên trang web />Tại Việt Nam, nhiều bài viết, tài liệu về sở hữu trí tuệ cũng được cơng bố.
Trong số đó đáng chú ý là bài viết của tác giả Nguyễn Bá Diến “Các nguyên tắc cơ bản
của cơ chế thực thi quyền SHTT” in trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1 (2006),
tr. 58 – 65; Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế với bài viết: “Giới thiệu hiệp
định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)”
đăng trên trang web của Ủy ban bài viết
“Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của Hiệp định TRIPS” của tác giả
Vũ Anh Thư, Khoa Quốc tế học, Trường ĐH KHXH & NV in trong sách với tiêu đề
“Việt Nam và tiến trình gia nhập WTO” xuất bản năm 2005; của tác giả Nguyễn

-2-


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
Bích Thảo (Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) với “Các biện pháp
khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại tịa án” in
tại Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/2008; hay của tác giả Đồn Văn Trường với

“Xây dựng chính sách và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quyền sở
hữu trí tuệ ở Việt Nam” được in trong sách “Các phương pháp thẩm định giá quyền
sở hữu trí tuệ” do Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội phát hành năm
2007…
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ đề cập đến những khía cạnh khác nhau
của sở hữu trí tuệ và pháp luật về sở hữu trí tuệ, mà chưa có các cơng trình nghiên
cứu một cách hệ thống tồn diện về luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong thời điểm
hiện nay đặc biệt là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và phải
thực thi các quy định của Hiệp định TRIPS/WTO.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Luận văn có các mục tiêu cơ bản là:
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
của Việt Nam theo quy định của Hiệp định TRIPS/WTO, giúp có một cái nhìn đúng
đắn và cơ bản về sở hữu trí tuệ;
Dựa vào Hiệp định TRIPS của WTO để đánh giá mức độ tương thích của hệ
thống pháp luật Việt Nam;
Nghiên cứu thực tiễn thực thi các quy định trong Hiệp định TRIPS của WTO
về quyền sở hữu trí tuệ ở một số nước để được áp dụng vào Việt Nam, đưa ra các
phương hướng và giải pháp để hoàn thiện cơ chế pháp luật thực thi quyền sở hữu trí
tuệ ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn tập trung vào việc giải quyết các
nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa và phân tích các nội dung cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ, bảo
hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Hiệp định TRIPS/WTO;

-3-



Phân tích, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định của
Hiệp định TRIPS để xác định, đánh giá mức độ tương thích của chúng;
Nghiên cứu phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ
trong điều kiện sau khi Việt Nam là thành viên của WTO;
Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi Hiệp định
TRIPS/WTO tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng:
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc nội dung của
Hiệp định TRIPS/WTO cũng như những giải pháp của Việt Nam nhằm nâng cao
hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo yêu cầu cam kết với WTO.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu nội dung Hiệp định TRIPS của
WTO đặc biệt là phần thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của Hiệp định
TRIPS;
Làm các phân tích, so sánh đối chiếu với các quy định của Hiệp định
TRIPS/WTO với các quy định tương ứng của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ;
Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ
trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO.
Luận văn khơng có ý định và không thể nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật trong
thực thi Hiệp định TRIPS; pháp luật và thực tiễn các nước về vấn đề này cũng như
thực tiễn giải quyết tranh chấp về TRIPS tại WTO.
5. Những đóng góp của luận văn:
Dựa trên sự kế thừa, tiếp thu và học hỏi các quy định của Hiệp định
TRIPS/WTO đặc biệt là phần thực thi của Hiệp định và các cơng ước, hiệp định quốc
tế có liên quan về sở hữu trí tuệ, đưa ra kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật
và cơ chế thực thi Hiệp định TRIPS/WTO tại Việt Nam. Nhằm phát huy, cổ vũ sức
sang tạo của các chủ thể đóng góp cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế nước nhà một
cách hiệu quả và bền vững, tạo đà cho các hoạt động thương mại hợp pháp, củng cố,
mở rộng và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực.


-4-


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
6. Kết cấu của luận văn nhƣ sau:
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, phụ lục,
danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu bởi các chương như sau:
Chương I: WTO và Hiệp định TRIPS
Chương II: Yêu cầu của TRIPS/WTO đối với pháp luật quốc gia thành viên
về sở hữu trí tuệ và cam kết của Việt Nam với WTO về vấn đề này
Chương III: Phương hướng giải quyết hoàn thiện pháp luật quốc gia theo yêu
cầu của TRIPS/WTO

-5-


CHƢƠNG I: WTO VÀ HIỆP ĐỊNH TRIPS
1.1. Tổ chức thƣơng mại thế giới và quá trình gia nhập của Việt Nam
1.1.1. Bối cảnh ra đời và một số nội dung cơ bản của Tổ chức thương mại thế
giới
a. Bối cảnh ra đời:
- Ngay từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai chưa kết thúc, các nước đã nghĩ
đến việc thiết lập các định chế chung về kinh tế để hỗ trợ cho công cuộc tái thiết đất
nước sau chiến tranh. Hội nghị Bretton Woods được triệu tập ở bang New
Hampshire (Hoa Kỳ) năm 1944 nhằm mục đích này. Kết quả là sự ra đời của 2 tổ
chức tài chính: Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (nay được gọi là Ngân hàng
thế giới – WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Tại Hội nghị những ý tưởng về việc
thành lập một tổ chức thứ ba phụ trách lĩnh vực thương mại và hợp tác kinh tế quốc
tế tồn tại độc lập với hai thể chế tài chính của Bretton Woods cũng được hình thành

với tên gọi Tổ chức thương mại quốc tế (ITO).
- Hơn 50 nước đã tham gia đàm phán nhằm thành lập ITO. Dự thảo Hiến
chương thành lập ITO đầy tham vọng, ngoài những điều quy định về thương mại
quốc tế, bản dự thảo còn mở rộng ra cả các quy định về việc làm, đầu tư, cạnh tranh,
dịch vụ, vì thế việc đàm phán Hiến chương của ITO diễn ra khá lâu. Khi Chiến
tranh thế giới thứ 2 kết thúc, ngay lập tức 23 trong tổng số 50 nước đã bắt tay ngay
vào việc loại bỏ nhiều biện pháp bảo hộ đã được áp dụng từ đầu những năm 30.
- Hàng loạt các cuộc đàm phán được diễn ra. Ngay trong vòng đàm phán đầu
tiên, các nước đã đưa ra được 45.000 nhân nhượng thuế quan có ảnh hưởng đến
khối lượng thương mại giá trị khoảng 10 tỷ USD, tức là khoảng 1/5 tổng giá trị
thương mại thế giới [22; tr. 8,9]. Các nước cũng nhất trí áp dụng ngay lập tức và
"tạm thời" một số quy tắc thương mại trong Dự thảo Hiến chương ITO nhằm bảo vệ
giá trị của các nhân nhượng nói trên.
- Trước sự thơi thúc cần khơi phục kinh tế, ngày 23/10/1947, 23 nước đã ký
“Nghị định thư về việc áp dụng tạm thời” (PPA), có hiệu lực từ 1/1/1948, thông qua
Nghị định thư này, Hiệp định GATT đã được chấp nhận và thực thi.

-6-


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
- Trong thời gian đó, Hiến chương ITO vẫn tiếp tục được thảo luận. Cuối
cùng, tháng 3/1948, Hiến chương ITO đã được thông qua tại Hội nghị về Thương
mại và Việc làm của Liên hiệp quốc tại Havana. Tuy nhiên, quốc hội của một số
nước đã không phê chuẩn Hiến chương này, đặc biệt là Quốc hội Mỹ. Tháng
12/1950, Chính phủ Mỹ chính thức thơng báo sẽ không vận động Quốc hội thông
qua Hiến chương Havana nữa, như vậy trên thực tế, Hiến chương này khơng cịn tác
dụng. Và mặc dù chỉ là tạm thời, GATT trở thành công cụ đa phương duy nhất điều
chỉnh thương mại quốc tế từ năm 1948 cho đến tận năm 1995, khi Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) ra đời.

- Bên cạnh những kết quả đã mang lại cho thương mại thế giới trong 47 năm
tồn tại của mình, GATT cũng bắt đầu tỏ ra có những bất cập không theo kịp sự phát
triển nền kinh tế thế giới. Trước tình hình đó các bên tham gia GATT thấy cần thiết
phải củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên.
- Từ năm 1986 đến 1994, Hiệp định GATT và các hiệp định phụ trợ của nó
đã được các nước thảo luận, sửa đổi và cập nhật để thích ứng với những thay đổi
của mơi trường thương mại thế giới. Hiệp định GATT 1947 cùng với các quyết định
đi kèm và các biên bản giải thích khác đã hợp thành GATT 1994. Một số hiệp định
riêng biệt cũng đạt được trong các lĩnh vực như Nông nghiệp, Dệt may, Trợ cấp, Tự
vệ và các lĩnh vực khác; cùng với GATT 1994, tạo thành các yếu tố của các Hiệp
định Thương mại đa phương về Thương mại Hàng hoá. Trong vòng đàm phán
Uruguay các nước đã cho ra Tuyên bố Marrakesh thành lập Tổ chức thương mại thế
giới (WTO), Tuyên bố này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/1995. Đồng thời cũng
tại Vòng đàm phán này, lần đầu tiên các quy định mới điều chỉnh về dịch vụ và
SHTT liên quan đến thương mại đã được ký kết và đi vào thực thi sau một thời gian
dài thảo luận hết sức căng thẳng và đôi khi tưởng chừng như đi vào bế tắc.
b. Các nội dung cơ bản về Tổ chức thương mại thế giới
b.1. Mục tiêu của WTO:
Với mong muốn thành lập một tổ chức quốc tế với quy mô phức tạp nhằm
thực hiện tốt hơn những mục đích đã được nêu ra tại GATT 1947. Bên cạnh lĩnh
vực thương mại hàng hóa, WTO cịn điều chỉnh các lĩnh vực khác như: Thương mại

-7-


dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại. Vì vậy có
thể nói với việc thành lập WTO, các quốc gia đã đặt một kỳ vọng rất lớn lao vào vai
trò lãnh đạo của thể chế này. Do đó, WTO được thành lập nhằm đạt ba mục tiêu chủ
yếu sau:
1)Mục tiêu về kinh tế: Mong muốn thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại,

bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ mơi trường… Điều này có nghĩa WTO
u cầu các thành viên cần phải có một sự áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn, bất kỳ
sự thay đổi nào về chính sách thương mại cũng phải được thơng báo trước, đó chính
là u cầu về “tính minh bạch”; 2)Mục tiêu chính trị: Các thành viên mong muốn
WTO sẽ là trung tâm trong việc giải quyết và dàn xếp thương lượng các tranh chấp
thương mại phù hợp với những quy tắc chung của pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó,
WTO cũng đảm bảo cho những nước đang phát triển mà trong đó đặc biệt là các
nước kém phát triển nhất những ưu đãi trong quan hệ thương mại quốc tế để các
nước này có những điều kiện được thụ hưởng các lợi ích từ sự tăng trưởng của
thương mại quốc tế nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của mình; và 3) Mục tiêu
xã hội: Đây là mục tiêu được các Bộ trưởng nêu ngay đầu tiên trong Tuyên bố
Marrakesh đó là: nhằm nâng cao mức sống, tạo cơng ăn, việc làm và thu nhập cho
người dân của các nước thành viên.
Nói một cách ngắn gọn WTO thừa nhận các mục tiêu của GATT tức là quan
hệ giữa các nước thành viên trong thương mại và kinh tế sẽ được tiến hành nhằm:
- Nâng cao mức sống;
- Bảo đảm tạo đầy đủ việc làm; tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầu
thực tế;
- Phát triển việc sử dụng các nguồn lực của thế giới;
- Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hóa.
b.2. Những nguyên tắc hoạt động cơ bản của WTO: Xuất phát từ mục tiêu,
tôn chỉ hoạt động của mình, dựa trên một bộ các luật lệ và quy tắc tương đối đầy đủ,
phức tạp và chặt chẽ, bao gồm trên 60 hiệp định, phụ lục, quyết định và giải thích
khác nhau, điều chỉnh, áp dụng cho các thương mại hiện hành trên thế giới trong
nhiều lĩnh vực hoạt động như: Thương mại liên quan đến hàng hóa, dịch vụ và sở

-8-


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

hữu trí tuệ… Tuy nhiên, tất cả các văn bản đó đều được xây dựng trên cơ sở của
một số nguyên tắc đơn giản và cơ bản xuyên suốt - các nguyên tắc này là nền tảng
của hệ thống thương mại đa biên.
- Nguyên tắc thứ nhất: Thương mại không phân biệt đối xử
+ Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): WTO yêu cầu một nước thành viên phải áp
dụng thuế quan và các quy định khác đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành
viên khác nhau (hoặc hàng hóa xuất khẩu tới các nước thành viên khác) một cách
bình đẳng, khơng phân biệt đối xử. Điều đó có nghĩa là nếu một nước thành viên
dành cho sản phẩm từ bất kỳ nước thành viên nào mức thuế quan hay bất kỳ một ưu
đãi nào khác thì cũng phải dành cho tất cả các thành viên khác ngay lập tức và vô
điều kiện. WTO cũng cho phép các nước thành viên được duy trì một số ngoại lệ
của chế độ này.
+ Đối xử quốc gia (NT): Theo quy định tắc này mỗi thành viên sẽ khơng
dành cho sản phẩm của cơng dân nước mình đối xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của
nước ngoài. Tức là, hàng nhập khẩu và hàng nội địa phải được đối xử bình đẳng,
ngay sau khi hàng nhập khẩu đã thâm nhập vào thị trường.
Nguyên tắc MFN và NT lúc đầu chỉ được áp dụng trong lĩnh vực thương mại
hàng hố, sau khi WTO ra đời thì nó được mở rộng cả sang thương mại dịch vụ, các
khía cạnh liên quan đến thương mại của SHTT, tuy nhiên mức độ áp dụng của quy
tắc này trong các lĩnh vực là khác nhau.
Trong thương mại hàng hoá: MFN và NT được áp dụng tương đối toàn diện
và triệt để;
Trong thương mại dịch vụ: MFN và NT cũng được áp dụng với những lĩnh
vực mà một thành viên đã cam kết mở cửa thị trường, với những lĩnh vực dịch vụ
cịn duy trì hạn chế thì việc dành MFN và NT tuỳ thuộc vào kết quả đàm phán các
cam kết cụ thể;
Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ: các đãi ngộ quốc gia trên đã được thể chế hoá
cụ thể và phổ biến trong các công ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ.
- Nguyên tắc thứ hai: Tạo dựng một nền tảng ổn định cho thương mại


-9-


Các nước thành viên WTO có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định cho thương
mại quốc tế, thơng qua việc các nước ràng buộc thuế quan của mình. Các nước chỉ
có thể tăng thuế quan sau khi đã tiến hành đàm phán lại và đã đền bù thoả đáng cho
lợi ích các bên bị thiệt hại do việc tăng thuế đó.
Để đảm bảo nguyên tắc này, các nước thành viên WTO có nghĩa vụ phải
minh bạch hố các quy định thương mại của mình, phải thơng báo mọi biện pháp
đang áp dụng và ràng buộc chúng.
- Nguyên tắc thứ ba: Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán
WTO đảm bảo thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn thơng qua
q trình đàm phán hạ thấp các hàng rào thương mại để thúc đẩy buôn bán. Kể từ
năm 1948 đến nay, GATT - mà nay là WTO, đã tiến hành 8 vòng đàm phán để giảm
thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường. Để thực hiện
nguyên tắc này, WTO đảm nhận chức năng là diễn đàn đàm phán thương mại đa
phương để các nước có thể liên tục thảo luận về vấn đề tự do hoá thương mại.
- Nguyên tắc thứ tư: Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng
WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công
bằng và khơng bị bóp méo. Tất cả các Hiệp định của WTO như về nơng nghiệp,
dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ... đều nhằm mục tiêu tạo một môi trường cạnh tranh
ngày càng bình đẳng hơn giữa các quốc gia.
- Nguyên tắc thứ năm: Điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển
Với 2/3 số thành viên của mình là các nước đang phát triển và các nền kinh
tế chuyển đổi, một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát
triển, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các quốc gia này, với
mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa
phương. Thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển, các
nền kinh tế chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực thi các
hiệp định, đồng thời chú ý đến trợ giúp kỹ thuật cho các nước này.

b.3. Chức năng hoạt động của WTO: Nhằm thực hiện các mục tiêu và
nguyên tắc trên, WTO có 5 chức năng cơ bản được quy định tại Điều III của Hiệp
định Marrakesh thành lập WTO, cụ thể như sau:

- 10 -


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
- Thứ nhất: Giám sát và điều chỉnh việc thực hiện các hiệp định và thỏa
thuận trong khuôn khổ của WTO. Chức năng này được thực hiện dưới hình thức
giám sát việc thực thi các nghĩa vụ của các thành viên;
- Thứ hai: Giúp đỡ và tạo điều kiện cho các thành viên thực thi các nghĩa vụ
và hưởng các quyền lợi được quy định trong các Hiệp định của WTO;
- Thứ ba: WTO vẫn sẽ là bộ máy để các thành viên tiến hành các vòng đàm
phán về những nội dung đã được quy định trong các Hiệp định của WTO và các vấn
đề thương mại quốc tế khác theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng;
- Thứ tư: WTO theo dõi việc hực hiện Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục
điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU). Các phán quyết về việc giải quyết của
WTO có tính cưỡng chế;
- Thứ năm: WTO có chức năng thường xuyên thực hiện cơ chế rà sốt chính
sách thương mại (TPRM). Mục tiêu của cơ chế này nhằm làm cho các thành viên
tuân thủ triệt để các quy tắc, kỷ luật và cam kết được ghi nhận trong các Hiệp định
của WTO. Với chức năng này, hệ thống thương mại đa biên sẽ vận hành suôn sẻ
hơn, đạt được sự minh bạch hơn và hiểu biết hơn về các chính sách và thực tiễn
thương mại của các nước thành viên.
Với mục tiêu nhằm đạt được sự thống nhất lớn hơn trong quá trình hoạch
định chính sách tồn cầu, WTO, khi cần thiết sẽ hợp tác với IMF, WB và các cơ
quan trực thuộc hệ thống Liên Hợp quốc nhằm giúp các thành viên tiếp cận và xử lý
được các vấn đề kinh tế toàn cầu.
b.4. Cơ cấu tổ chức của WTO: Hiện nay, WTO có 153 nước thành viên (tính

đến ngày 23/07/2009)1
Tổ chức thương mại thế giới là một tổ chức “do chính các thành viên của
mình điều hành” vì các quyết định đều được đưa ra trên cơ sở sự đồng thuận của tất
cả các chính phủ thành viên.
Có thể chia cơ cấu tổ chức của WTO theo các cấp độ dưới đây:
- Cấp độ thứ nhất: Hội nghị Bộ trưởng (MC) là cơ quan quyền lực cao nhất,
cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO
1

http//:www.wto.org – Danh sách các thành viên của WTO

- 11 -


+ Hội nghị Bộ trưởng họp ít nhất một lần trong hai năm. Đây là cơ quan đưa
ra quyết định đối với mọi vấn đề của bất kỳ hiệp định cụ thể nào. Thông thường,
Hội nghị Bộ trưởng đưa ra các đường lối, chính sách chung để các cơ quan cấp dưới
tiến hành triển khai.
- Cấp độ thứ hai: Đại hội đồng (GC), GC bao gồm thành viên là đại diện của
tất cả các thành viên, có nhiệm vụ báo cáo lên MC. GC tiến hành các công việc
hàng ngày của WTO trong thời gian giữa các MC. GC hoạt động thay mặt cho MC
giải quyết tất cả các công việc liên quan đến WTO. Cơ quan này đồng thời thực
hiện chức năng của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) và Cơ quan Rà sốt
Chính sách Thương mại (TPRB) của các nước. Như vậy trên thực tế ba cơ quan:
GC, DSB và TPRB là một cấp độ, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà GC nhóm
họp với những chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
- Cấp độ thứ ba: Các cơ quan thừa hành giám sát việc thực hiện các hiệp
định thương mại đa phương
+ Trước tiên là 3 hội đồng, mỗi hội đồng chịu trách nhiệm về một lĩnh vực
thương mại lớn, có trách nhiệm vận hành các hiệp định đã ký kết của WTO theo

từng lĩnh vực được phân công cụ thể gồm: Hội đồng Thương mại Hàng hoá (Hội
đồng GATT), Hội đồng Thương mại Dịch vụ (Hội đồng GATs) và Hội đồng về Các
khía cạnh liên quan đến thương mại của SHTT (Hội đồng TRIPS).
+ Các ủy ban được thành lập trực thuộc Đại hội đồng. Các ủy ban này chủ
yếu phụ trách các vấn đề sau: Thương mại và phát triển; Thương mại và môi
trường; Hiệp định Thương mại Khu vực; Hạn chế bảo vệ Cán cân Thanh toán; Uỷ
ban về Ngân sách, Tài chính và Quản lý; và về các nước Chậm phát triển.
+ Ngồi ra cịn có hai cơ quan trực thuộc khác phụ trách các lĩnh vực thuộc
các hiệp ước nhiều bên tùy nghi liên quan đến việc mua bán máy bay dân sự và mua
sắm chính phủ, có nhiệm vụ thường xuyên báo cáo GC về các hoạt động của mình.
- Cấp độ thứ tư: Các tiểu ban, nhóm cơng tác, đặc biệt là các Nhóm cơng tác
về Gia nhập, và Nhóm Cơng tác về Mối quan hệ giữa Đầu tư và Thương mại, về
Tác động qua lại giữa Thương mại và Chính sách cạnh tranh, về Minh bạch hố,
Mua sắm của Chính phủ.

- 12 -


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
Một cơ quan quan trọng của WTO là Ban Thư ký WTO, được đặt tại
Geneva. Đứng đầu Ban Thư ký là Tổng giám đốc, dưới đó là 4 Phó Tổng giám đốc
phụ trách từng mảng cụ thể. Ban Thư ký có khoảng 640 nhân viên [22; tr.35].
Nhiệm vụ chính của Ban Thư ký là:
Hỗ trợ về kỹ thuật cho các cơ quan chức năng của WTO (các hội đồng, uỷ
ban, tiểu ban, nhóm đàm phán) trong việc đàm phán và thực thi các hiệp định;
Trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước chậm
phát triển;
Phân tích các chính sách thương mại và tình hình thương mại;
Giúp đỡ về kỹ thuật trong việc giải quyết tranh chấp thương mại liên quan
đến việc diễn giải các quy định, luật lệ của WTO;

Hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình đàm phán gia nhập của các nước.
1.1.2. Quá trình gia nhập của Việt Nam vào WTO
Việc gia nhập của Việt Nam vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được
sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam cũng như sự ủng hộ của các
nước thành viên WTO.
- Có thể chia quá trình gia nhập WTO của Việt Nam thành 4 giai đoạn chính
như sau:
+ Giai đoạn một: Minh bạch hóa chính sách hay cịn gọi “hãy nói cho chúng
tơi Anh là ai”. Ở giai đoạn này chính phủ các nước xin gia nhập WTO phải trình
bày cụ thể các quy định pháp luật và chính sách thương mại và kinh tế của mình có
liên quan đến các hiệp định của WTO cho Ban công tác (WP) về việc gia nhập
WTO.
Đối với Việt Nam, ngày 24/09/1996, Việt Nam nộp bản Bị vong lục về Chế
độ Ngoại thương. Đây là tài liệu chính thức đầu tiên trình bày một cách tồn diện
các quy định pháp luật, chính sách, thương mại liên quan đến hàng hóa dịch vụ,
thuế quan, đầu tư và SHTT của Việt Nam. Sau khi nghiên cứu “Bị vong lục về Chế
độ ngoại thương”, nhiều thành viên đã đặt câu hỏi yêu cầu Việt Nam trả lời nhằm
làm rõ pháp luật, chính sách, bộ máy quản lý và thực thi pháp luật, chính sách của
Việt Nam. Trong q trình đàm phán đa phương ta đã trả lời khoảng 4.000 câu hỏi

- 13 -


mà các nước đã đưa ra cho Việt Nam [22. tr.70]. Bên cạnh đó Việt Nam cũng phải
cung cấp nhiều thông tin khác theo các biểu mẫu do WTO quy định về hỗ trợ nông
nghiệp, trợ cấp trong công nghiệp, thủ tục hải quan, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ
sinh dịch tễ… Kết thúc phiên đàm phán thứ sáu, ông chủ tịch Ban công tác về việc
Việt Nam gia nhập WTO đã tuyên bố kết thúc giai đoạn một, Việt Nam cần chuẩn
bị tài liệu cho giai đoạn hai.
+ Giai đoạn hai: Tiến hành đàm phán mở cửa thị trường hay còn gọi là “Anh

hãy cùng với từng thành viên WTO thảo luận về những điều anh muốn cam kết”.
Tháng 10/2003, Việt Nam đã trình ra WP các Bản chào đầu tiên về hàng hóa
và dịch vụ. Có hơn 30 nước thành viên WP đã đăng ký đàm phán với Việt Nam.
Ngày 10 – 11/12/2003, Phiên 7 của WP đã được tiến hành.
Tháng 4/2004, Việt Nam đã trình WP những tài liệu mới về hàng hóa và dịch
vụ để đàm phán.
Ngày 19 – 26/03/2006, WP tiến hành phiên 11 đàm phán. Phiên này xem xét,
kết luận nhiều vấn đề đa biên quan trọng trong đàm phán gia nhập WTO của Việt
Nam cũng như các kết quả đàm phán song phương liên quan.
Từ năm 2002 – 2006: Việt Nam đã đàm phán song phương với một số thành
viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng:
. 10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU – một trong bốn đối tác
lớn nhất trong “Bộ tứ” của WTO
. 5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng
trong “Bộ tứ”của WTO.
. Về đàm phán song phương, lúc đầu có khoảng hơn 40 thành viên yêu cầu
đàm phán với Việt Nam. Khi kết thúc đàm phán song phương, đã có 28 thành viên
kết thúc đàm phán với Việt Nam2.
. Về đàm phán đa phương, Việt Nam phải trải qua 14 phiên đàm phán chính
thức với Ban công tác. Phiên đầu tiên diễn ra vào ngày 30 + 31/07/1998. Phiên cuối
cùng diễn ra vào ngày 26/10/2006.
2

Achentina; Australia; Braxin; Bungary; Canada; Columbia; Cuba; Taiwan; EU; Korea; American; Kyrgyz;
Norway; New Zealand; Japan; Paraguay; Switzeland; China; Uruguay; India; Chile; Hondurat; Dominica;
Thailand; Singapore; Turkey; Iceland; Elsavado

- 14 -



Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
Trong quá trình đàm phán, để đáp ứng các yêu cầu của đàm phán đa phương,
Việt Nam đã có những nỗ lực vượt bậc nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật và
chính sách của mình phù hợp với yêu cầu của WTO. Tổng cộng Việt Nam đã sửa
đổi và xây dựng mới 50 luật và pháp lệnh, trong đó có các đạo luật mới được ban
hành như: Luật cạnh tranh năm 2004, Luật đầu tư 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005,
Bộ Luật dân sự 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Pháp lệnh chống bán phá giá năm
2004, Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu 2004, …
Nhận thức rõ những giá trị, vai trò và tác động to lớn của SHTT trong
thương mại, Việt Nam đã có những chuẩn bị cần thiết trong lĩnh vực này để đáp ứng
các yêu cầu của các Công ước quốc tế cũng như các quy định về SHTT của WTO.
Việt Nam đã tiến hành phiên đàm phán về SHTT đầu tiên vào ngày 26/06/2000.
Đồng thời Việt Nam là một trong những nước cam kết đồng ý tuân thủ và áp dụng
các quy định của WTO ngay khi trở thành thành viên của WTO mà không cần bất
cứ thời gian chuyển tiếp nào.
Ngay từ những ngày đầu khi Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO, hệ thống
bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu của WTO. Việt
Nam đã có các văn bản như: Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989) và
Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả (1994), Phần 6 Bộ Luật dân sự 1995 về quyền sở
hữu trí tuệ. Tuy vậy, cũng có một số vấn đề được đề cập trong Hiệp định TRIPS
nhưng Việt Nam chưa có quy định cụ thể để bảo hộ chẳng hạn như: Thơng tin
khơng được tiết lộ; Thiết kế bố chí mạch tích hợp; Quyền chống cạnh tranh khơng
lành mạnh…
Để nhanh chóng đưa hệ thống pháp luật về SHTT phù hợp với các quy định
của Hiệp định TRIPS/WTO, Việt Nam đã trình ra WP một Chương trình hành động
tổng thể về SHTT với mục tiêu làm cho hệ thống SHTT Việt Nam phù hợp với các
yêu cầu của TRIPS/WTO trước khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
+ Giai đoạn ba: Thỏa thuận quy chế thành viên hay còn gọi “Hãy cùng
chúng tôi soạn thảo điều kiện về tư cách thành viên của anh”. Đây chính là giai
đoạn xây dựng và hoàn thiện Bộ hồ sơ gia nhập WTO.


- 15 -


Bộ hồ sơ văn kiện pháp lý về việc Việt Nam gia nhập WTO đã được chính
thức khởi thảo từ Phiên 7 của Ban công tác. Đến ngày 26/10/2006, Bộ hồ sơ văn
kiện về việc Việt Nam gia nhập WTO đã được hồn tất để trình lên Đại hội đồng
vào ngày 07/11/2006 xem xét và quyết định.
+ Giai đoạn bốn: Biểu quyết kết nạp, hay còn gọi là “Ra phán quyết”.
Ngày 07/11/2006, Đại hội đồng họp tại Geneva để biểu quyết thông qua Bộ
hồ sơ văn kiện pháp lý về việc Việt Nam gia nhập WTO. Đại hội đồng đã nhất trí
hồn tồn mời Việt Nam tham gia WTO với tư cách thành viên của WTO.
Bộ trưởng Bộ thương mại Trương Đình Tuyển đã ký Nghị định thư về việc
Việt Nam gia nhập WTO với Ông Pascal Lamy – Tổng giám đốc của WTO cùng
ngày.
Vào ngày 28/11/2006, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Nghị
định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam.
Ngày 12/12/2006 WTO nhận được thông báo của Việt Nam về việc Quốc
hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập
WTO.
Ngày 11/01/2007, WTO tuyên bố Việt Nam chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới.
1.2. Hiệp định TRIPS trong hệ thống các hiệp định của WTO
1.2.1. Hệ thống các hiệp định của WTO và vị trí của Hiệp định TRIPS trong
WTO
Tổ chức thương mại thế giới hoạt động dựa trên các luật lệ. Mà hạt nhân của
các luật lệ của WTO chính là các hiệp định đã được đàm phán và ký kết. Các hiệp
định này tạo nên nền tảng pháp lý cho việc tiến hành các hoạt động thương mại
quốc tế, với mục tiêu thúc đẩy giao lưu thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ,
SHTT và hợp tác thương mại quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn.

Hệ thống các hiệp định của WTO điều chỉnh các quan hệ thương mại hàng
hóa, thương mại dịch vụ và SHTT, đề ra những nguyên tắc về tự do hóa và những
ngoại lệ được phép áp dụng; nêu lại cam kết của từng nước về giảm thuế quan và
các trở ngại khác đối với thương mại, về mở cửa và tiếp tục mở cửa thị trường dịch

- 16 -


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
vụ; quy định thủ tục giải quyết tranh chấp; quy định các nước đang phát triển phải
được đối xử đặc biệt; buộc các chính phủ phải đảm bảo sự minh bạch trong chính
sách thương mại và phải thông báo cho WTO biết những luật lệ hiện hành và các
biện pháp được áp dụng trong nước, song với các báo cáo định kỳ của Ban thư ký
về chính sách thương mại của các nước
Hệ thống các hiệp định của WTO bao gồm khoảng 60 hiệp định, phụ lục,
quyết định và bản ghi nhớ [32, tr.54]. Các hiệp định này được xây dựng theo một
cấu trúc đơn giản, gồm sáu phần bao gồm: Hiệp định khung (Hiệp định thành lập
WTO); Các nguyên tắc cơ bản của WTO nằm trong các hiệp định điều chỉnh ba lĩnh
vực lớn liên quan đến thương mại là: hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ; Các quy
định cụ thể về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và SHTT; Các quy định bổ
sung cho ba lĩnh vực đó; Giải quyết tranh chấp; và Cơ chế rà soát pháp luật chính
sách thương mại của chính phủ các nước.
Đơi khi có những khác biệt lớn về nội dung chi tiết, nhưng các hiệp định điều
chỉnh hai lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ đều được xây dựng theo cùng một mô hình
ba cấp như sau:
+ Chúng đều bắt đầu bằng phần nêu các nguyên tắc cơ bản. Tương tự như
vậy với lĩnh vực SHTT liên quan đến thương mại (TRIPS).
+ Tiếp đến là các hiệp định bổ sung và các phụ lục bao gồm các điều khoản
đặc biệt liên quan đến những ngành hoặc những vấn đề chuyên biệt.
+ Cuối cùng là danh mục dài và chi tiết các cam kết của mỗi nước mở cửa thị

trường nội địa của mình cho các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ nước ngoài.
SHTT là một lĩnh vực mới so với các lĩnh vực khác. Các nước tham gia vòng
đàm phán Uruguay đã ký kết Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến
quyền SHTT (TRIPS) điều chỉnh quyền tác giả và các quyền có liên quan; nhãn
hiệu; chỉ dẫn địa lý; kiểu dáng công nghiệp; sáng chế; thiết kế bố trí mạch tích hợp;
bảo hộ thơng tin bí mật và hạn chế chống cạnh tranh trong các hợp đồng chuyển
giao quyền sử dụng. Hiệp định quy định nghĩa vụ của các thành viên trong việc đưa
ra các quy định bảo hộ tối thiểu với từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời mỗi nội dung
bảo hộ được xác định rõ: đối tượng được bảo hộ; các quyền chuyển giao, một số

- 17 -


ngoại lệ đối với các quyền này và thời hạn bảo hộ tối thiểu. Các bên cũng đồng ý sử
dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết tranh chấp phát sinh từ
hiệp định này. Như vậy, về thực chất, TRIPS đã sử dụng phần nội dung kinh tế của
SHTT trong các hiệp định của WIPO và đưa vào đó những quy định mới chưa được
WIPO đề cập, đặc biệt là cơ chế thực thi của WTO. Có thể nói Hiệp định TRIPS là
hiệp định đa phương đầy đủ nhất, tồn diện nhất về các khía cạnh thương mại của
SHTT.
Cũng như 2 lĩnh vực thương mại lớn được đề cập ở trên, Hiệp định TRIPS
cũng tuân thủ các yêu cầu cơ bản của WTO là MFN và NT. Tuy vậy, Hiệp định có
những ngoại lệ về chuyển giao công nghệ cho các nước chậm phát triển. Một chế độ
đãi ngộ khác biệt cũng được dành cho các nước đang phát triển được hưởng thời
gian chuyển đổi để thực thi hiệp định là 5 năm và cho các nước chậm phát triển là
10 năm.
Hiệp định TRIPS cũng có một số điều khoản mới quy định liên quan tới sức
khoẻ và dinh dưỡng cộng đồng, cho phép thi hành chế độ li-xăng bắt buộc nhằm
những mục tiêu cụ thể hoặc tránh lạm dụng quyền SHTT trong việc chuyển giao
công nghệ… Yêu cầu về hoàn chỉnh và điều chỉnh hệ thống lập pháp của các nước,

trước hết là các nước đang phát triển đảm bảo thực thi quyền SHTT đã được đặt ra.
Tuy nhiên, các hiệp định trên kể cả Hiệp định TRIPS/WTO khơng phải là bất
biến, chúng có thể được đàm phán lại và có thể được bổ sung bằng những quy định
mới. Hiện nay, nhiều vấn đề của các hiệp định đang được xem xét thêm trong
khuôn khổ chương trình Doha phát triển. Riêng đối với TRIPS/WTO, vấn đề khiếu
nại “trong trường hợp không vi phạm” liên quan đến việc giải quết các tranh chấp
có thể xảy ra xung quanh việc hủy bỏ một lợi thế mà không có sự vi phạm đối với
Hiệp định TRIPS; Vấn đề chuyển giao công nghệ cho các nước kém phát triển nhất
(Các khía cạnh thương mại liên quan đến SHTT) cũng là đối tượng được quan tâm
trao đổi xem xét.
1.2.2. Những nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPS
Những tư tưởng, kiến thức khác nhau của con người là bộ phận sáng tạo
quan trọng của thương mại. Phần lớn giá trị của các sản phẩm tân dược, các hàng

- 18 -


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
hóa cơng nghệ cao đều bắt nguồn từ những sáng chế, những cơng trình nghiên cứu
khoa học. Phim ảnh, các băng ghi âm, ghi hình, sách báo, tạp chí phần mềm máy
tính đã mang lại cho con người không giản đơn chỉ là những giá trị tinh thần mà còn
cả những khoản nguồn thu nhập khổng lồ. Nhiều sản phẩm khoa học cơng nghệ trí
tuệ (IT) đã được đưa ra thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau.
Những người sáng tạo ra những sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp hoặc các
loại hình sáng tạo khác có quyền ngăn ngừa những người khác sử dụng những sản
phẩm sáng tạo do mình làm ra. Những quyền này tồn tại dưới các hình thức khác
nhau, ví dụ một cuốn sách, một bức tranh hoặc một bộ phim có thể được bảo hộ
dưới quyền tác giả; một sáng chế có thể được bảo hộ dưới một văn bản bảo hộ
(patents); một logos sản phẩm có thể được bảo hộ dưới một nhãn hiệu sản phẩm
thương mại được đang ký đúng pháp luật...

Để bảo hộ được các quyền này, tại Vòng đàm phán Uruguay diễn ra từ năm
1986 – 1994 người ta đã ký được Hiệp định TRIPS (Agreement on Trade Related
Aspects of Intellectural Property Rights). Khi có tranh chấp liên quan đến quyền
SHTT thì hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO sẽ được áp dụng.
Hiệp định TRIPS đề cập tới 5 nội dung chính:
- Các nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại và các Điều ước quốc tế
khác về SHTT có thể áp dụng;
- Các quy định tiêu biểu về bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu;
- Các quy định về việc thực thi quyền SHTT theo Hiệp định TRIPS tại các
nước thành viên;
- Giải quyết tranh chấp về quyền SHTT giữa các nước thành viên WTO;
- Các quy định quá độ trong thời gian chuyển sang cơ chế mới theo Hiệp
định TRIPS
Các nguyên tắc cơ bản : đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc và bảo hộ cân
bằng.
Giống như các Hiệp định khác của WTO, Hiệp định TRIPS cũng nhấn mạnh
tới nguyên tắc không phân biệt đối xử (đối xử quốc gia) (bình đẳng đối xử giữa
người trong nước và người nước ngồi) và đối xử tối huệ quốc (bình đẳng đối xử

- 19 -


giữa công dân của tất cả nước thành viên khác của WTO). Đối xử quốc gia cũng là
một nguyên tắc mấu chốt đối với các hiệp định khác về SHTT được ký kết ngồi
khn khổ WTO.
+ Đối xử Tối huệ quốc: Điều 3 của Hiệp định quy định mỗi Thành viên của
WTO phải dành cho công dân của các Thành viên khác đối xử không kém thuận lợi
hơn công dân của nước mình trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
+ Đối xử quốc gia: Điều 4 của Hiệp định quy định bất kỳ thuận lợi, ưu tiên,
đặc quyền hoặc miễn trừ nào mà một Thành viên đã dành cho công dân của một

Thành viên khác trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT thì cũng đều phải được dành
ngay lập tức và vô điều kiện cho công dân của tất cả các Thành viên còn lại.
Hiệp định TRIPS cịn đưa ra một ngun tắc quan trọng khác đó là bảo vệ
SHTT phải góp phần cải tiến kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Bảo hộ SHTT
phải đem lại lợi ích cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng, góp phần gia
tăng sự ấm no về kinh tế và xã hội.
Các quy định tiêu biểu về bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu
Phần hai của Hiệp định TRIPS đề cập tới các quyền SHTT khác nhau và
cách thức bảo hộ, tức là làm sao để các quy định phù hợp về bảo hộ được áp dụng ở
tất cả các nước thành viên WTO. Ở đây nền tảng của Hiệp định là những nghĩa vụ
được nêu trong các hiệp định quốc tế ký kết trong khuôn khổ của WIPO.
Hiệp định quy định các Thành viên phải áp dụng tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu
đối với từng đối tượng của SHTT phù hợp với các công ước liên quan của Tổ chức
SHTT Thế giới (WIPO), gồm Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Rome,
Hiệp ước IPIC.
Trong một số lĩnh vực không thuộc phạm vi điều chỉnh của các công ước
này, trong một số trường hợp, các quy định về bảo hộ SHTT bị coi là chưa đầy đủ.
Hiệp định TRIPS cho phép bổ sung một số lượng lớn các quy định mới, chặt chẽ
hơn.
. Quyền tác giả và các quyền liên quan
Điều 9.1 của Hiệp định TRIPS quy định các Thành viên WTO phải tuân thủ
Công ước Berne từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục kèm theo. Tuy nhiên, Hiệp định

- 20 -


×