Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Luận văn thạc sĩ hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân tiến trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.53 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

CAO TIẾN TRUNG

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TIẾN TRUNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 8.34.01.01

Long An, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

CAO TIẾN TRUNG

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƢ
NHÂN TIẾN TRUNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 8.34.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS TRƢƠNG QUANG VINH


Long An, năm 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các cơng trình để
nhận bằng cấp nào khác.
Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.
Học viên thực hiện luận văn

Cao Tiến Trung


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc
và chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Công
nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả
trong suốt thời gian tác giả học tập tại trường.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc và các đồng nghiệp tại
Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý
kiến quý báu trong quá trình làm luận văn.
Đặc biệt, Tác giả xin chân thành cảm ơn GS. TS Trương Quang Vinh, người đã
trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Phòng SĐH&QHQT Trường Đại học Kinh

tế Công nghiệp Long An và các anh, chị và các bạn học viên cao học của đã nhiệt tình
hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hồn thiện
khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến
của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Tác giả

Cao Tiến Trung


iii

TÓM TẮT
Trong giai đoạn này, Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung được thành lập với ngành
nghề chính là cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Với những nỗ lực
trong suốt quá trình hoạt động doanh nghiệp đã dần dần tạo được chổ đứng nhất định
trên thị trường địa phương. Tuy nhiên, đó chỉ là bước khởi đầu để doanh nghiệp bước
sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn mà tất cả doanh nghiệp nói chung và ngành
thương mại dich vụ vận tải nói riêng phải phấn đấu và nỗ lực hết mình để tìm cho mình
chổ đứng trên thị trường. Vì thế trước áp lực cạnh tranh doanh nghiệp phải không ngừng
nâng cao hiệu quả kinh doanh để duy trì và phát triển.
Tác giả đã sử dụng phương pháp kế thừa lý luận cơ bản để xây dựng cơ sở lý
luận, sử dụng phương pháp thống kê để phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung giai đoạn 2016 - 2019 và
phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh.
Kết quả đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận
về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; (2) Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh
của Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung giai đoạn 2016 - 2018, xác định những kết quả

đạt được và một số vấn đề còn tồn tại. (3) Đây chính là cơ sở để đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giải
pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, giải pháp tuyển chọn và đào tạo, giải pháp tăng
doanh thu, giải pháp giảm chi phí nhầm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong thới gian tới.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm, đặc biệt các nhà quản
lý các doanh nghiệp, nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế.


iv

ABSTRACT
During this period, Tien Trung Private Enterprise was established with the main
industry of providing goods transportation services by road. With efforts throughout the
course of operation, the business has gradually created a certain foothold in the local
market. However, that is just the first step for the business to enter a new stage of
development, a period where all businesses in general and the transport service industry
in particular must strive and make their best efforts to find give yourself a foothold in
the market. Therefore, in the face of competitive pressure, businesses must constantly
improve business efficiency to maintain and develop.
The author used the basic theoretical inheritance method to build the theoretical
basis, used the statistical method to analyze and evaluate the current status of business
performance of Tien Trung private enterprise in the period. 2016 - 2019 and a method
that combines theory and practice to propose solutions to improve business
performance.to reduce advanced costs aiming business efficiency in the coming time.
The results have achieved the proposed research objectives: (1) Systematizing the
theoretical basis of the business performance of the business; (2) Analyze the current
situation of business performance of Tien Trung Private Enterprise in the period of 2016
- 2018, determine the achieved results and some outstanding problems. (3) This is the


basis for proposing solutions to improve business efficiency in enterprises such as
improving capital efficiency, service quality improvement solutions, selection and
training solutions, solutions to increase revenue, wrong solutions to reduce costs to
improve business efficiency of businesses in the near future.
Thesis is the reference for interested subjects, especially the managers of
enterprises, researching and applying into practice.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................... ii
TÓM TẮT..................................................................................................................................................... iii
ABSTRACT................................................................................................................................................. iv
MỤC LỤC...................................................................................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài.......................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................. 2
2.1 Mục tiêu chung....................................................................................................................................... 2
2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................................... 2
5. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................................... 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................................. 2
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH
NGHIỆP.......................................................................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về quản trị kinh doanh............................................................................................ 4

1.1.1 Khái niệm.............................................................................................................................................. 4
1.1.2 Mục đích................................................................................................................................................ 4
1.1.3 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh........................................................................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh...................................................................................... 6
1.2.1 Khái niệm.............................................................................................................................................. 6
1.2.2 Bản chất phạm trù hiệu quả............................................................................................................ 7
1.2.3 Phân biệt các loại hiệu quả............................................................................................................. 9
1.3. Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.................................................. 14
1.3.1 Sự cần thiết........................................................................................................................................ 14
1.3.2 Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp............................................................ 15


vi
1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh............................................................. 16
1.5. Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh............................................................... 17
1.5.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp................................................................................... 17
1.5.2 Nhóm nhân tố bên ngồi của doanh nghiệp.......................................................................... 22
1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp................................... 24
1.6.1 Hệ số doanh thu................................................................................................................................ 24
1.6.2 Hệ số chi phí...................................................................................................................................... 26
1.6.3 Hệ số tài sản...................................................................................................................................... 26
1.6.4 Hệ số vốn chủ sở hữu..................................................................................................................... 27
1.6.5 Hệ số nguồn nhân lực.................................................................................................................... 28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................................................... 28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TIẾN TRUNG.......................................................................... 29
2.1. Tổng quan về Doanh nghiệp tƣ nhân Tiến Trung.......................................................... 29
2.1.1 Giới thiệu chung.............................................................................................................................. 29
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển doanh............................................................................... 29
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ lĩnh vực hoạt động................................................................................ 29

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của bộ máy.......................................................................................................... 31
2.1.5 Chức năng từng bộ phận............................................................................................................... 31
2.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp tƣ nhân
Tiến Trung giai đoạn 2016 - 2018..................................................................................................... 33
2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường bên trong..................................................................................... 33
2.2.2 Ảnh hưởng của mơi trường bên ngồi..................................................................................... 39
2.3. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tƣ nhân
Tiến Trung giai đoạn 2016 - 2018..................................................................................................... 41
2.3.1 Tình hình vốn và tài sản................................................................................................................ 41
2.3.2 Tình hình doanh thu, chi phí....................................................................................................... 45
2.3.3 Phân tích một số hệ số tài chính về khả năng thanh toán................................................. 48
2.3.4 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tàì sản............................................................................. 50
2.3.5 Hệ số hiệu suất hoạt động............................................................................................................ 53
2.3.6 Nguồn nhân lực................................................................................................................................ 58


vii
2.3.7 Phân tích ma trận SWOT.............................................................................................................. 58
2.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tƣ nhân Tiến Trung
trong giai đoạn 2016 - 2018.................................................................................................................. 59
2.4.1 Kết quả đạt được.............................................................................................................................. 61
2.4.2 Những mặt còn hạn chế................................................................................................................ 62
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế............................................................................................................. 64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................................................... 66
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TẠI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TIẾN TRUNG................................................................ 67
3.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Doanh nghiệp tƣ nhân Tiến Trung giai

đoạn 2019 - 2025....................................................................................................................................... 67

3.1.1 Định hướng........................................................................................................................................ 67
3.1.2 Mục tiêu.............................................................................................................................................. 67
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tƣ
nhân Tiến Trung....................................................................................................................................... 68
3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn................................................................................................. 68
3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ..................................................................................................... 69
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..................................................................................... 71
3.2.4 Tiếp tục hoàn thiện chiến lược kinh doanh............................................................................ 72
3.2.5 Tiết kiệm nhằm giảm chi phí vận hành................................................................................... 72
3.3 Một số kiến nghị................................................................................................................................ 73
3.3.1 Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An................................................................................. 73
3.3.2 Đối với Sở giao thông vận tải Long An.................................................................................. 73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.................................................................................................................... 73
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 75
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................... Trang I


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt
1

BCTC

2


CP

3

DNTN

4

DT

5



6

LN

7

LNST

8

LNTT

9

NV


10

VND

11

WTO


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Số hiệu
hình vẽ
2.1
Số hiệu
bảng biểu
2.1
2.2
2.3

2.4
2.5
2.6
2.7
2.8

2.9
2.10



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài

Bên cạnh các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ cho
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cũng góp phần đáng kể cho sự phát triển của các
doanh nghiệp nói chung. Việc phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là cơ sở cho việc hoạch định cũng như đề ra những giải
pháp giúp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: so sánh giữa đầu vào và đầu ra, so
sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra với kết quả kinh doanh thu được. Kết quả kinh doanh
thu được phải là kết quả tốt, kết quả có ích. Kết quả đó có thể là một đại lượng vật chất
được tạo ra do sự chi phí hay mức độ thỏa mãn nhu cầu và có phạm vi xác định. Hiệu
quả kinh doanh được xác định thông qua mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả
thu được theo hướng tăng kết quả và giảm chi phí. Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp khi
sản xuất kinh doanh cần có những đánh giá khái quát nhất về tình hình sử dụng chi phí
và nguồn thuđể từ đó đề ra các phương án cắt giảm chi phí tăng doanh thu nhầm mang
lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Là một doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung phải có những
phương hướng kinh doanh như thế nào để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất đó là
mơt bài tốn sống cịn đối với Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung nói riêng và các doanh
nghiệp nói chung.
Sau một thời gian cộng tác với Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung với kinh nghiệm
thực tiễn và những kiến thức đã tích lũy trong q trình học tập với mong muốn được
góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời gian tới, do đó tác
giả chọn đề tài “Hiệu quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung” làm luận
văn thạc sĩ.



2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung trong giai
đoạn 2016 - 2018. Thơng việc phân tích, so sánh thực trạng hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại doanh nghiệp, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Làm sáng tỏ hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp

tư nhân Tiến Trung 2016 - 2018.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho

Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng nghiên cứu

Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian địa điểm: Tại Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh
nghiệp tư nhân Tiến Trung trong 3 năm (giai đoạn 2016 - 2018).
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Tiến

Trung giai đoạn 2016 - 2018 như thế nào?.
- Giải pháp nào cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh


của Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung?.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp định tính với các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp kế thừa lý luận cơ bản để xây dựng cơ sở lý luận.


3
- Phương pháp thống kê và phân tích, để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động

kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung giai đoạn 2016 – 2018.
- Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp nâng cao

hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp tư nhân Tiến
Trung giai đoạn 2016 - 2018 và các tài liệu liên quan khác có liên quan.


4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ
KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP
Chương 1 hệ thống một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp. Nội
dung trong chương 1 là cơ sở thực hiện các mục tiêu đề tài đặt ra.
1.1. Tổng quan về quản trị kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
Trong quá trình thực hiện hoạt động, một tổ chức kinh doanh cần được quản trị,
những hoạt động quản trị này được gọi là quản trị kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản

nhất thì quản trị kinh doanh là quản trị các hoạt động kinh doanh nhằm duy trì, phát
triển một các công việc kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó. Đây là một cơng
việc phức tạp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, xây dựng các qui trình và tối đa
hóa hiệu quả bằng các quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản trị. Các nhà quản
trị, từ khâu đầu đến khâu cuối của q trình kinh doanh.
Như vậy, có thể hiểu quản trị kinh doanh là tập hợp các hoạt động có liên quan và
tương tác mà một chủ thể doanh nghiệp tác động lên tập thể những người lao động
trong doanh nghiệp để sử dụng một cách tốt nhất mọi nguồn lực, tiềm năng và cơ hội
của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng
luật định và thông lệ kinh doanh.
Theo Nguyễn Ngọc Huyền (2013), quản trị kinh doanh, xét đến cùng chính là
quản trị con người và thơng qua con người để tác động đến các nguồn lực khác như
nguyên vật liệu, cơng nghệ, cơ sở hạ tầng, thậm chí là các yếu tố thuộc mơi trường bên
ngồi doanh nghiệp, ... nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
1.1.2. Mục đích
Mục đích của quản trị kinh doanh là duy trì và thúc đẩy hoạt động kinh doanh
nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành của toàn bộ doanh nghiệp, Đánh vào mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận. Như vậy, có thể hiểu mục đích củaquản trị kinh doanh bao gồm hai
vấn đề. Thứ nhất là đảm bảo thực hiện khối lương công việc nghĩa là tạo ra sản phẩm
hoặc cung cấp dịch vụ đạt hệ quả kinh tế xã hội cao nhất trong khả năng cho phép. Thứ


5
hai là đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển vững chắc trong điều kiện môi trường
kinh doanh thường xuyên biến động.
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh
Đặc điểm của hoạt động quản trị kinh doanh là:
- Hoạt động quản trị kinh doanh được xác định bởi chủ thể bao gồm chủ sở hữu

(cá nhân hoặc nhóm người nắm quyền lực kinh tế) có quyên quyết định về tài sản của

doanh nghiệp và người điều hành (người trực tiếp sử dụng quyền lực kinh tế) đưa ra
các quyết định kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, hai chủ thể này có thể đồng nhất
tùy thuộc vào cách thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. Đây là các đối tượng
(trực tiếp hoặc gián tiếp) có quyền quyết định các hoạt động quản trị kinh doanh của
doanh nghiệp. Đối tượng của quản trị kinh doanh, như đã đề cập ở trên, là thông qua
quản trị tập thể những người lao động trong doanh nghiệp để quản trị tồn bộ q trình
kinh doanh cũng như các nguồn lực khác của doanh nghiệp,
- Hoạt động quản trị kinh doanh mang tính liên tục, nhà quản trị phải tổ chức mọi

hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của tồn bộ q trình kinh doanh. Để có
thể sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và
đạt hiệu quả hay mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra thì địi hỏi nhà quản trị phải giám sát
mọi hoạt động của quá trình kinh doanh bởi mỗi cơng đoạn của q trình này đều tiềm
ẩn những cơ hội có thể hạn chế việc thực hiện mục tiêu mà nhà quản trị đã đề ra.
- Hoạt động quản trị kinh doanh mang tính tổng hợp và phức tạp. Tính tổng hợp

của hoạt động quản trị kinh doanh thể hiện ở khía cạnh đây là hoạt động kết hợp nhiều
chức năng quản trị trong doanh nghiệp như quản trị tài chính, quản trị mua hàng, quản
trị chuỗi cung ứng, quản trị nguyên vật liệu, quản trị marketing, quản trị sản xuất và tác
nghiệp, quản trị chất lượng, quản trị nhân lực,... Hoạt động quản trị kinh doanh là sự
kết hợp hài hòa quản trị các chức năng này nhằm tạo ra sản phẩm hay cung cấp dịch vụ
một cách hiệu quả, đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Cũng vì lý do này mà hoạt động quản trị kinh doanh mang tính phức tạp bởi
mục tiêu của hoạt động quản trị các chức năng không phải khi nào cũng đồng nhất với
nhau. Lựa chọn tối ưu của chức năng này có thể lại ảnh hưởng (mang tính hạn chế) đến


6
việc cố gắng đạt được phương án tối ưu của chức năng khác. Bên cạnh đó, quản trị
kinh doanh gắn với quản trị các hoạt động của con người nên việc hài hịa mục đích

của doanh nghiệp với mục đích của các cá nhân hoặc nhóm vốn dĩ khơng phải khi nào
cũng đồng nhất, thậm chí trong nhiều trường hợp mang tính xung đột trực tiếp, cũng
góp phần làm cho tính phức tạp của hoạt động này tăng lên.
- Hoạt động quản trị kinh doanh luôn gắn với môi trường và được địi hỏi là phải

ln thích ứng với sự biến đổi của môi trường. Môi trường ở đây được hiểu là bao gồm
cả môi trường bên trong và bên ngồi của doanh nghiệp. Với mơi trường bên trong, tức
là bao gồm các yếu tố mà bản thân doanh nghiệp có thể kiểm sốt được như ngun vật
liệu, nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp,... hoạt động quản trị kinh
doanh được đòi hỏi là phải phù hợp với những yếu tố này nhằm tạo ra sự kết hợp tốt
nhất của các yếu tố bên trong để duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh, đạt
mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Với môi trường bên ngoài, bao gồm các yếu tố như
thị trường, thể chế, sự phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học cơng nghệ, yếu tố
văn hóa xã hội,... những yếu tố mà doanh nghiệp khơng kiểm sốt được, hoạt động
quản trị kinh doanh được địi hỏi là phải ln phản ứng phù hợp với sự thay đổi của
những yếu tố này nhằm tận dụng những cơ hội, phòng tránh các nguy cơ, từ đó đảm
bảo sự tồn tại vàphát triển của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp..
1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh
1.2.1. Khái niệm
Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả hoạt động sản xuất diễn ra khi xã hội không
thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà khơng cắt giảm sản lượng của một loại hàng
hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”.
Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực
của nền sản xuất xã hội. Ở góc độ này sự phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt
được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho
nền kinh tế có hiệu quả và xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao
nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được. Ở góc độ lý thuyết, hiệu quả chỉ có thể đạt
được trên đường giới hạn năng lực sản xuất. Tuy nhiên, để đạt được mức hiệu quả này



7
sẽ cần rất nhiều điều kiện, trong đó địi hỏi phải dự báo và quyết định đầu tư sản xuất
theo quy mô phù hợp với nhu cầu thị trường. Thế mà không phải lúc nào điều này cũng
trở thành hiện thực.
Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả được xác định bởi tỉ số giữa kết quả
đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. The Mafred Kuhn: “Tính hiệu
quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh
doanh”.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lục tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác địmh. Trình
độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để
xem xét xem với mỗi sự hoan phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ
nào. Có thể mô tả hiệu quả bằng công thực định nghĩa sau:
H= K/C
Trong đó: H – Hiệu quả của hiện tượng (q trình) nào đó
K – Kết quả đạt được của hiện tượng (q trình) đó C
– Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.

Theo Nguyễn Ngọc Huyền (201), hiệu quả phản ánh mặt chất lượng các hoạt
động, trình độ lợi dụng các nguồn lực trong sự vận động khơng ngừng của q trình,
khơng phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố. Như thế, nếu kết
quả phản ánh mức độ đạt được mục tiêu thì hiệu quả phản ánh trình độ lợi dụng nguồn
lực để đạt được mục tiêu đó.
1.2.2. Bản chất phạm trù hiệu quả
Hiệu quả là phạm trù phản ánh mặt chất lượng các hoạt động; phản ánh trình độ
lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn)
trong quá trình tiến hành các hoạt động của con người.
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình bất kỳ hay
một khoảng thời gian hoạt động nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu và có thể
được đo lường bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị giá trị có thể phụ

thuộc vào đặc trưng của kết quả mà quá trình hoạt động tạo ra. Nó có thể là tấn, tạ,kg,


8
2

3

m , m , lít, số điểm,…Các đơn vị có thể là đồng, triệu đồng, đồng ngoại tệ,… Kết quả
cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của đối tượng hồn tồn định tính như uy tin,
danh tiếng, chất lượng sản phẩm,… Cần chú ý rằng không phải chỉ kết quả định tính
mà kết quả định lượng cảu một thời kỳ nào đó thường rất khó xác định bởi nhiều lý do
như kết quả không chỉ là sản phẩm/dịch vụ hồn chỉnh mà cịn là sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm,…Hơn nữa, hầu như quá trình sản xuất lại tách rời qua trình tiêu thụ
nên ngay cả sản phẩm sản xuất xong ở một thời kì nào đó cũng chưa thể khẳng định
được liệu sản phẩm đó có tiêu thụ được khơng và bao giờ thì tiêu thụ được và thu được
tiền về,…
- Trong khi đó phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực tham gia vào

quá trình tạo ra kết quả. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị
hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù mang tính tương đối (so sánh). Cần chú ý rằng
trình độ lợi dụng các nguồn lực cụ thể được phản ánh bằng số tương đối: tỉ số giữa kết
quả và hao phí nguồn lực. Tránh nhầm lẫn giữa phạm trù hiệu quả với phạm trù mô tả
sự chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí
ln là sơ tuyệt đối, phạm trù này chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó
nên cũng mang bản chất là kết quả của q trình hoạt động và khơng bao giờ phản ánh
được trình độ lợi dụng các nguồn lực
- Nếu kết quả là mục tiêu của một quá trình thì hiệu quả là phương tiện để có thể

đạt được các mục tiêu đó.

Hao phí nguồn lực của một thời kỳ trước hết là hao phí về mặt hiện vật, cũng có
thể xác định bởi đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, thông thường người ta hay
sử dụng đơn vị giá trị vì nó mang tính so sánh cao. Rõ ràng, việc xác định hao phí
nguồn lực của một thời kỳ xác định cũng là vấn đề không đơn giản. Không đơn giản ở
ngay sự nhận thức về phạm trù này: hao phí nguồn lực được đánh giá thơng qua phạm
trù chi phí, chi phí tài chính hay chi phí kinh doanh? Cần chú ý rằng, trong các phạm
trù trên chỉ có phạm trù chi phí kinh doanh là phản ánh tương đối chính xác hao phí
nguồn lực thực tế. Mặt khác, việc có tính tốn được chi phí kinh doanh trong từng thời
kỳ kinh doanh ngắn hay không cũng như có tính tốn được chi phí kinh doanh đến từng


9
bộ phận doanh nghiệp hay khơng cịn phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học
tính chi phí kinh doanh.
Cũng cần chú ý rằng hiệu quả phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực trong một
thời kỳ nào đó là phạm trù hồn tồn khác với việc so sánh sự tăng lên của kết quả với
sự tăng lên của sự tham gia của các yếu tố đầu vào.
Theo Nguyễn Ngọc Huyền (2013), hiệu quả là một phạm trù phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực, phản ánh mặt chất lượng của q trình, phức tạp và khó tính tốn
bởi cả phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều
khó xác định chính xác.
1.2.3. Phân biệt các loại hiệu quả
Hiệu quả có thể được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau với các đối tượng, phạm
vi và thơi kỳ cũng khác nhau. Điều quan trọng là cần đứng trên từng góc độ rất cụ thể

để đánh giá hiệu quả. Chính vì vậy, có thể phân biệt các loại hiệu quả theo tiêu chí khác
nhau. Dưới đây là các cách phân biệt chủ yếu:
1.2.3.1 Hiệu quả kinh tế, xã hội và kinh doanh
- Thứ nhất, hiệu quả kinh tế


Hiệu quả kinh tế phảnh ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu
kinh tế của một thời kỳ nào đó.
Các mục tiêu kinh tế thường là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc
nội, thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình qn đầu người, …Đây chính là các
kết quả đạt được của một thời kỳ nào đó. Nhưng nếu xem xét tốc độ tăng trưởng kinh
tế, tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân đầu người, …
trong mối quan hệ với việc sử dụng nguồn lực sẽ phản ánh hiệu quả kinh tế.
Đánh giá hiệu quả kinh tế thường gắn với các cấp độ quản lý vĩ mô như quốc gia,
tỉnh, huyện,… trong điều kiện nền kinh tế thị trường thuần túy.
- Thứ hai, hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn sản xuất nhằm
đạt được các mục tiêu xã hội nhất định.


10
Các mục tiêu xã hội thường là giải quyết công ăn, việc làm, xây dựng cơ sở hạ
tầng, nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao
động, đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động, cải thiện điều kiện lao động,
đảm bảo vệ sinh môi trường,… Nếu gắn việc đánh giá mục tiêu giải quyết công ăn,
việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn
hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường,… với việc sử dụng
nguồn lực thực hiện các mục tiêu đó thì có hiệu quả xã hội.
Như đã đề cặp đến nội dung liên quan, doanh nghiệp cơng ích có mục tiêu tối đa
hóa lợi ích xã hội. Cũng chính vì vậy các doanh nghiệp cơng ích được đánh giáqua
hiệu qủa xã hội. Tức là phải đánh giá xem để đạt được các mục tiêu xã hội thuộc nhiệm
vụ của mình, doanh nghiệp cơng ích đã sử dụng các nguồn lực như thế nào? Xã hội rất
cần, chẳng hạn các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giao thông nội đô đảm bảo
được việc đi lại cho người dân thuận tiện nhất có thể hao phí nguồn lực ít nhất. Nói
cách khác, xã hội rấ t cần doanh nghiệp giao thơng nội đơ hoạt động có hiệu quả xã hội

cao.
- Thứ ba, hiệu quả kinh tế - xã hội

Hiệu quả kinh tế - xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã
hội để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.Các mục tiêu kinh tế - xã hội
thường là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân và thu
nhập quốc dân bình quân đầu người, giải quyết công ăn, việc làm, xây dựng cơ sở hạ
tầng, nâng cao phúc lợi xã hội, mức song và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao
động, đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động, cải thiện điều kiện lao động,
đảm bảo vệ sinh môi trường,… Nếu gắn đánh giá việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã kể trên trong mối quan hệ với hao phí nguồn lực để đạt được chúng sẽ làm
xuất hiện phạm trù hiệu quả của xã hội.
Hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ
quản lý vĩ mơ.
- Thứ tư, hiệu quả kinh doanh


11
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt
được các mục tiêu kinh doanh xác định. Chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mới nhằm
vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và vì thế mới cần đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Cần chú ý rằng hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả kinh doanh là hai phạm trù
khác nhau, giải quyết ở hai góc độ khác nhau song có quan hệ biện chứng với nhau.
Hiệu quả kinh tế - xã hội đạt mức tôi đa là mức hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả
Pareto. Trong thực tế, do các doanh nghiệp đang cố tình giảm chi phí kinh doanh biên
cá nhân làm cho chi phí kinh doanh này thấp hơn chi phí kinh doanh biên xã hội. Chính
vì thế thường cần các giải pháp can thiệp đúng đắn của Nhà nước.
Tuy nhiên, với tư cách một tế bào của nền kinh tế - xã hội các doanh nghiệp có
nghĩa vụ góp phần vào q trình thực hiện các mục tiêu xã hội. Nghĩa vụ đóng góp ở
mức độ nào là do pháp luật qui định cho từng loại hình doanh nghiệp (kinh doanh hay
cơng ích). Mặt khác, xã hội càng phát triển thì nhận thức cảu con người đối với xã hội

cũng dần thay đổi, nhu cầu của người tiêu dùng không phải chỉ ở công dụng của sản
phẩm mà còn cả các điều kiện khác như an tồn, chống ơ nhiễm mơi trường,… Vì vậy,
càng ngày các doanh nghiệp càng tự giác nhận thức vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm của
mình đối với việc thực hiện các mục tiêu xã hội vì điều này làm tăng uy tín, danh tiếng
của doanh nghiệp và tác động tích cực, lâu dài đến kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì lẽ đó, càng ngày các doanh nghiệp khơng chỉ quan tâm đến hiệu qảu
kinh doanh mà cịn càng quan tâm hơn đến hiệu quả xã hội.
1.2.3.2. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành song song nhiều
hoạt động khác nhau:
Có những hoạt động đảm bảo sự phát triển bình thường trước mắt đó là hoạt động
tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Chỉ trên cơ sở tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ và tiêu thụ
được các sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra doanh nghiệp mới có cơ hội tồn tại và phát
triển. Việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ với nguồn lực sử dụng càng thấp bao nhiêu,
doanh nghiệp càng có cơ hội phát triển bấy nhiêu.


12
Có những hoạt động đầu tư cho tương lai. Chỉ trên cơ sở đầu tư có hiệu quả,
doanh nghiệp mới có tương lai phát triển lâu dài.
Cũng chính vì lẽ đó một doanh nghiệp bất kỳ bao giờ cũng pahir đánh giá cả hai
loại hiệu quả là hiệu quả kinh daonh và hiệu quả đầu tư. Nội dung dưới đây bàn đến hai
phạm trù này.
Hiệu quả của đầu tư là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng cảu nguồn lực để đạt
được các mục tiêu xác định. Hiệu quả đầu tư gắn liền với từng hoạt động đầu tư rất cụ
thể. Chẳng hạn, hiệu quả đầu tư của một tài sản dài hạn nào đó như một chiếc cầu, một
ngơi nhà, một thiết bị,… nào đó. Hiệu quả đầu tư xem xét mối quan hệ giữa toàn bộ kết
quả mà tài sản dài hạn đó đạt được trong suốt q trình sử dụng tài sản đó với chi phí
kinh daonh phát sinh gắn với việc sử dụng tài sản đó. Như thế, hiệu quả đầu tư gắn với
đối tượng là một tài sản đầu tư dài hạn với thời gian tính từ khi đưa vào sử dụng đến

khi thanh lý tài sản dài hạn đó. Cần chú ý rằng, việc đánh giá hiệu quả đầu tư theo quan
niệm này khơng đơn giản vì ln gắn với tồn bộ q trình sử dụng tài sản cố định đã
đầu tư. Khi xem xét để quyết định đầu tư người ta hay xem xét bằng các chỉ tiêu dạng
kế hoạch như xét thời gian thu hồi vốn đầu tư, giá trị thu nhập thuần,... của từng dự án
đầu tư.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt
được các mục tiêu kinh doanh xác định. Hiệu quả kinh doanh gắn liền với toàn bộ các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ cụ thể nào đó. Hiệu quả kinh
doanh khơng xét đến kết quả của một mà của nhiều tài sản dài hạn và ngắn hạn thực
hiện được nhưng trong một thời kỳ rất cụ thể (thường là một năm).
Như thế, khi đầu tư và gắn với một hoạt động đầu tư, doanh nghiệp cần đánh giá
hiệu quả đầu tư theo đối tượng đầu tư mà không theo thời gian lịch.
1.2.3.3. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động
- Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh trinh độ lợi dụng mọi nguồn lực để đạt
mục tiêu của tồn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận của nó.


13
Do tính chất phản ánh độ lợi dụng mọi nguồn lực nên hiệu quả kinh doanh tổng
hợp đánh giá khái quát và cho phép kết luận hiệu quả của toàn doanh nghiệp (một đơn
vị bộ phận cảu doanh nghiệp) trong một thời kỳ xác định.
- Thứ hai, hiệu quả lĩnh vực hoạt động

Hiệu quả lĩnh vực hoạt động chỉ đánh giá trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ thể
theo mục tiêu đã xác định. Đó có thể là:
+ Hiệu quả sử dụng lao động
+ Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản dài hạn
+ Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản dài hạn

+ Hiệu quả đầu tư cổ phiếu (nếu doanh nghiệp có đầu tư cổ phiếu).

Vì tính chất chỉ đánh giá trình độ lợi dụng một nguồn lực mà hiệu quả ở từng lĩnh
vực không đại diện cho tính hiệu quả của doanh nghiệp, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử
dụng một nguồn lực cá biệt. Phân tích hiệu quả từng lĩnh vực là để xác định nguyên
nhân và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng từng nguồn lự và do đó góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh doanh
tổng hợp và hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động; khi đó chỉ có chỉ tiêu hiệu quả kinh
doanh tổng hợp là phản ánh tính hiệu quả hoạt động cảu doanh nghiệp; các chỉ tiêu
hiệu quả từng lĩnh vực chỉ có thể phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được.
Theo Nguyễn Ngọc Huyền (2013), giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu
quả từng lĩnh vực có mối quan hệ biến chứng: hiệu quả kinh doanh tổng hợp là kết quả
“tổng hợp” từ hiệu quả sử dụng các nguồn lực; hiệu quả sử dụng mỗi nguồn lực là điều
kiện tiền đề góp phần tạo ra hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
1.2.3.4. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
- Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh ngắn hạn

Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở
từng khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quí, năm,… Tuy nhiên, thường người ta
chỉ xét hiệu quả kinh doanh cho từng thời kỳ 1 năm.
- Thứ hai, hiệu quả kinh doanh dài hạn


×