Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch huyện tân phước tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.66 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
-------------------------------------------

VÕ THỊ ÁI LIÊN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
PHỊNG GIAO DỊCH HUYỆN TÂN PHƯỚC
TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã ngành: 8.34.02.01

Long An, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
-------------------------------------------

VÕ THỊ ÁI LIÊN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
PHỊNG GIAO DỊCH HUYỆN TÂN PHƯỚC
TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã ngành: 8.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Ơn



Long An, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Võ Thị Ái Liên, tác giả luận văn thạc sĩ với nội dung nghiên cứu “Nâng cao
chất lượng cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội Phịng giao dịch huyện Tân
Phước tỉnh Tiền Giang”.
Tơi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học
và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng.
Học viên thực hiện luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng tất cả Quý thầy cô đã tận
tình giảng dạy trong chương trình cao học Tài chính ngân hàng của Trường Đại học Kinh
tế Cơng nghiệp Long An, những người đã tạo cơ hội và truyền đạt kiến thức hữu ích liên
quan đến chuyên ngành Tài chính ngân hàng, làm cơ sở để tác giả nghiên cứu và thực
hiện tốt luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng
Chính sách xã hội Phịng giao dịch huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang”, tác giả đã
nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều từ Quý thầy cơ Phịng quản lý đào
tạo sau đại học; Khoa Tài chính quản trị; các Khoa, Phịng khác của Trường Đại học

Kinh tế Công nghiệp Long An. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả Quý vị.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Phạm Văn Ơn đã tận tình hướng dẫn tác giả trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin trân trọng cản ơn Ban giám đốc, Trưởng phịng nghiệp vụ tín dụng,
các anh chị đồng nghiệp Ngân hàng Chính sách xã hội Phịng giao dịch huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang cùng toàn thể các anh chị học viên lớp Cao học tài chính niên
khóa 2018 đã động viên, góp ý, hỗ trợ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả Quý vị!
Tác già luận văn


iii

NỘI DUNG TĨM TẮT
Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang ra
đời và hoạt động từ năm 2003 đến nay. Với 8 cán bộ làm cơng tác chun mơn nghiệp
vụ, Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang đã
sử dụng nguồn vốn được Ngân sách nhà nước cấp, nguồn vốn huy động, vốn đi vay để
cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay theo các chương trình cho vay ưu đãi của
chính phủ. Đã góp phần đã giúp cho hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách
tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi chính sách để vươn lên thốt nghèo.
Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang
chủ yếu cho vay ủy thác qua các cổ chức chính trị - xã hội, dư nợ cho vay tăng theo từng
năm. Năm 2017, tổng dư nợ cho vay tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Phước đạt
161.254 triệu đồng. Năm 2018, tổng dư nợ đạt 187.739 triệu đồng, tăng 26.485 triệu
đồng. Năm 2019, tổng dư nợ đạt 209.986 triệu đồng, tăng 48.732 triệu đồng, tăng trưởng
33,22% so với năm 2017. Nợ xấu giảm qua các năm, năm 2017 nợ xấu chiếm 617 triệu
đồng (0,38%/tổng dư nợ); năm 2019 nợ xấu còn 372 triệu đồng (0,18%/tổng dư nợ);
trong đó, nợ quá hạn 352 triệu đồng, nợ khoanh 20 triệu đồng.

Chất lượng tín dụng chính sách khác ln chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố như: từ
phía Ngân hàng Chính sách xã hội (phương thức cho vay, lãi suất cho vay, tình hình huy
động vốn, mạng lưới hoạt động, cán bộ ngân hàng, ...), từ phía khách hàng (nhu cầu của
khách hàng, khả năng trả nợ,...), các nhân tố vĩ mơ (chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách phát triển kinh tế của địa phương, môi trường pháp lý, hoạt động của các tổ
chức chính trị - xã hội,...)
Trong những năm qua, Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân
Phước tỉnh Tiền Giang đã đạt được nhiều thành tựu về mặt kinh tế lẫn xã hội, nguồn vốn
ưu đãi được cho vay đúng đối tượng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: Vốn vay chưa
đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính
sách trên địa bàn huyện, một số chính sách cho vay chưa phù hợp, sự phối hợp với các tổ
chức chính trị, ban quản lý tổ TK&VV còn nhiều hạn chế.
Từ những định hướng hoạt động của NHCSXH trong giai đoạn 2020-2025, tác giả
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại Phịng giao dịch Ngân
hàng chính sách xã hội huyện Tân Phước - tỉnh Tiền Giang như: Thực hiện công khai các


iv

các chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo vào các đối tượng chính sách khác một
cách thường xuyên và kịp thời, tăng mức đầu tư cho vay, tăng thời hạn cho vay, mở rộng
các phương thức cho vay, tuân thủ quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng khâu thẩm
định hồ sơ, nâng cao năng lực bộ máy tác nghiệp tại địa phương, cải tiến, nâng cao chất
lượng cơ sở vật chất kỹ thuật - công nghệ, tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát.


v

ABSTRACT
Vietnam Bank for Social Policies - Tan Phuoc Transaction Office of Tien Giang

branch was established from2003. With 8 professional staff, the Viennam Bank for Social
Policies - Tan Phuoc Transaction Office of Tien Giang branch has used capital from the
State budget, mobilized capital, and borrowed capital to provide loans to the poor
households and policy beneficiaries,accord the government's concessional loan programs.
This has helped thousands of poor households and policy beneficiaries access to
preferential policy capital to escape poverty.
Vietnam Bank for Social Policies - Tan Phuoc Transaction Office of Tien Giang
branch mainly entrusted through political - social organizations, the loan balance
increases each year. In 2017, total loans at Tan Phuoc Transaction Office reached
161,254 million VND. In 2018, total loans reached 187,739 million VND, up 26,485
million VND. In 2019, total loans reached 209,986 million VND, increased 48,732
million VND, increased 33.22% compared to 2017.); Bad Debit in 2019 is 372 million
VND (0.18% / total loans); in which, overdue debt is 352 million VND, frozen debt is 20
million VND.
The credit quality for policy beneficiaries at Vietnam Bank for Social Policies - Tan
Phuoc Transaction Office of Tien Giang branch is always influenced by many factors
such as: from the Vietnam Bank for Social Policices (lending method, lending interest
rate, deposit status capital mobilization, operational network, bank staff, ...), from the
client (customer needs, ability to repay debts, ...), macro factors (guidelines, lines of the
Party, local economic development policies, the legal environment, the activities of
socio-political organizations, ...)
Over the past years, the Tan Phuoc Transaction Office has achieved many
achievements in terms of economy and society, with preferential capital loans to the right
subjects. However, there are still some limitations: Loans have not fully and promptly
met the borrowing needs of poor households and policy beneficiaries in the district, some
lending policies are not appropriate, and coordination with political organizations,
Management group savings and loan still has many limitations.
From the orientation activities of VBSP in the period 2020-2025, the author offers a
number of solutions to improve the credit quality in Tan Phuoc district, such as: Publicly
implementing the signals of preferential policies for poor households regularly and timely



vi

target target policies, Increasing investment, increasing the lending term, expanding
giving methods, compliance with professional procedures, improving the quality of
quantitative money loans, improving the capacity of staff, improving the quality of
technical facilities and technology, strengthen inspection and supervision activities.


vii

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 2
4.1. Phạm vi về không gian ...................................................................................................... 2
4.2. Phạm vi về thời gian ......................................................................................................... 2
5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 2
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ............................................................... 3
1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng .................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm tín dụng .............................................................................................................3
1.1.2. Khái niệm về tín dụng ngân hàng .....................................................................................3

1.1.3. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng .................................................................................. 3
1.1.4. Vai trị của tín dụng ngân hàng ...........................................................................................4
1.2. Tổng quan về cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ........................... 5
1.2.1. Cơ sở lý luận về cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội ......................................... 5
1.2.1.1. Khái niệm cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội ................................................ 5
1.2.1.2. Đặc điểm cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội.................................................. 6
1.2.1.3. Vai trị của cho vay ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội .................................... 7
1.2.2. Hoạt động tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ....................................... 8
1.2.2.1 Nguồn vốn cho vay ...................................................................................................... 8
1.2.2.2. Chính sách cho vay ................................................................................................. 10
1.2.2.3. Quy trình cho vay ..................................................................................................... 11
1.2.2.4. Bộ máy hoạt động thực hiện cho vay ................................................................................. 12


viii

1.2.2.5. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay .............................................. 13
1.2.2.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ .......................................................................... 13
1.3. Chất lượng cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội ............................................. 14
1.3.1. Khái niệm chất lượng cho vay .................................................................................... 14
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay ......................................................................... 14
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội ... 15
1.3.3.1. Các nhân tố từ phía Ngân hàng Chính sách xã hội .................................................. 15
1.3.3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng ............................................................................... 18
1.3.3.3. Các nhân tố khác ...................................................................................................... 19
Kết luận chương 1 ................................................................................................................ 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI – PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG .... 23
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng chính sách xã hội Phòng giao dịch huyện Tân Phước tỉnh
Tiền Giang ............................................................................................................................ 23

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................................. 23
2.1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ............................................. 23
2.1.1.2. Giới thiệu về chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang .....................24
2.1.1.3. Giới thiệu về phịng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Phước ........................... 25
2.1.2. Mơ hình tổ chức bộ máy, cơ cấu bộ máy quản lý, đối tượng phục vụ và cơ chế hoạt động.. 25
2.1.2.1. Mơ hình tổ chức bộ máy ........................................................................................... 25
2.1.2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý ............................................................................................ 26
2.1.2.3. Đối tượng phục vụ..................................................................................................... 27
2.1.2.4. Cơ chế hoạt động ...................................................................................................... 28
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tại phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang ..................................................................................... 28
2.2.1. Về nguồn vốn cho vay ................................................................................................. 28
2.2.2. Chính sách cho vay ...................................................................................................... 35
2.2.3. Quy trình tín dụng ........................................................................................................ 40
2.2.4. Bộ máy thực hiện cho vay ........................................................................................... 41
2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơng nghệ .............................................................................. 46
2.2.6. Hoạt động kiểm tra, kiểm sốt nội bộ; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay .................. 46


ix

2.3. Đánh giá chung .............................................................................................................. 47
2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................................... 47
2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 49
2.3.2.1. Hạn chế ..................................................................................................................... 49
2.3.2.2. Nguyên nhân ............................................................................................................. 53
Kết luận chương 2 ................................................................................................................ 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI
PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TÂN PHƯỚC
TỈNH TIỀN GIANG ............................................................................................................ 57

3.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và mục tiêu
thực hiện của Phịng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Phước tỉnh
Tiền Giang.............................................................................................................................. 57
3.1.1. Định hướng chung của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam giao đoạn 2020-2025 ....... 57
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................... 57
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 57
3.1.2. Mục tiêu thực hiện của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân
Phước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020-2025 ......................................................................... 57
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại phòng giao dịch Ngân hàng
chính sách xã hội huyện Tân Phước - tỉnh Tiền Giang ............................................................59
3.2.1. Thực hiện công khai các chính sách tín dụng ưu một cách thường xuyên và kịp thời ..... 59
3.2.2.Tăng mức đầu tư cho vay, tăng thời hạn cho vay, mở rộng các phương thức cho vay ...60
3.2.3. Tuân thủ quy trình nghiệp vụ một cách tuyệt đối ........................................................ 61
3.2.4. Nâng cao chất lượng từ khâu tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cho vay .............................. 62
3.2.5. Nâng cao năng lực bộ máy tác nghiệp tại địa phương ................................................. 62
3.2.6. Cải tiến, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ............................... 67
3.2.7. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay ... 67
3.3. Một số kiến nghị ........................................................................................................... 69
3.3.1. Kiến nghị đối với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang .............. 69
3.3.2. Kiến nghị đối với Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước . 70
3.3.2.1 Kiến nghị đối với Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị với vai trò là Phó Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện .................................................................................................. 70


x

3.3.2.2 Kiến nghị đối với thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị là lãnh đạo 04 tổ chức
chính trị - xã hội nhận ủy thác ....................................................................................................71
Kết luận chương 3 .................................................................................................................. 72
Kết luận .................................................................................................................................. 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 74


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

DTTS

Dân tộc thiểu sổ

2

HĐQT

Hội đồng quản trị

3

HĐT

Hội đoàn thể


4

HSSV

Học sinh sinh viên

5

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

6

NHTM

Ngân hàng thương mại

7

NSVSMT

Nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn

8

PGD

Phịng giao dịch


9



Quyết định

10

SXKD

Sản xuất kinh doanh

11

TCTD

Tổ chức tín dụng

12

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

13

UBND

Ủy ban nhân dân



xii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG BIỂU

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

Bảng 2.1

Cơ cấu nguồn vốn

28

Bảng 2.2

Kết quả hoạt động cho vay theo chương trình cho vay

32

Bảng 2.3

Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn

33

Bảng 2.4


Dư nợ tín dụng tại NHCSXH huyện Tân Phước giai
đoạn 2017-2019

34

Bảng 2.5

Thống kê các chương trình cho vay tại NHCSXH
huyện Tân Phước

39

Bảng 2.6

Quản lý dư nợ ủy thác qua 4 Tổ chức Hội đoàn thể

43


xiii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

TÊN SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

TRANG

Sơ đồ 2.1


Mơ hình tổ chức của NHCSXH

27

Sơ đồ 2.2

Quy trình cho vay thơng qua tổ TK&VV

40


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Xây dựng một đất nước có nền kinh tế phát triển phải đi đơi với cơng tác xóa đói
giảm nghèo, an sinh xã hội để tạo môi trường phát triển ổn định bền vững. Trên cơ sở đó,
Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ kinh tế, an sinh xã hội giúp cho
nhân dân có điều kiện ổn định phát triển kinh tế, và có cuộc sống ấm no.
Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng
đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (viết
tắt là NHCSXH) nhằm tạo một kênh cấp vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách, giúp
họ có vốn để sản xuất kinh doanh ổn định cuộc sống. NHCSXH được thành lập và có
nhiều đóng góp tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây
dựng nông thôn mới, tạo việc làm cho các thành phần trong xã hội.
Qua hơn 15 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Tiền Giang nói chung, Phịng giao dịch
(viết tắt là PGD) NHCSXH huyện Tân Phước nói riêng đã sử dụng nguồn tài chính do
Nhà nước huy động cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi phục vụ sản
xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội.

Tín dụng chính sách tại địa phương đã góp phần tích cực vào việc thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia Giảm nghèo tại huyện. Bên cạnh những hiệu quả đạt được về mặt kinh
tế, xã hội, hoạt động tín dụng chính sách vẫn cịn bộc lộ khơng ít hạn chế như: Cho vay
chưa đúng đối tượng thụ hưởng cần vốn, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, cơng tác phối
hợp với các tổ chức Hội đồn thể nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn (viết tắt là
TK&VV) cịn nhiều khó khăn, vướng mắc,…
Quản lý nguồn vốn cho vay an tồn, tìm ra phương pháp tác nghiệp giúp nâng cao
hiệu suất làm việc cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng cho vay là một vấn đề
cấp thiết ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của PGD NHCSXH huyện Tân Phước. Do
đó, tác giả chọn đề tài "Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã
hội – Phịng giao dịch huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang" làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Tài chính ngân hàng.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Đề tài nghiên cứu thực trạng cho vay tại PGD NHCSXH huyện Tân Phước giai đoạn
2017 – 2019, tìm ra những hạn chế, bất cập trong cơng tác cho vay, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại PGD NHCSXH huyện Tân Phước.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu thực trạng cho vay tại PGD NHCSXH huyện Tân Phước giai đoạn 2017-2019.
Đánh giá những mặt làm được và những tồn tại, hạn chế, nêu ra một số nguyên
nhân dẫn đến hạn chế, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay
tại PGD NHCSXH huyện Tân Phước.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay tại NHCSXH và thực tiễn
cho vay tại PGD NHCSXH huyện Tân Phước.
4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang.
4.2. Phạm vi về thời gian:
Tập trung nghiên cứu, phân tích hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2017- 2019.
5. Câu hỏi nghiên cứu
1. Hoạt động cho vay tại PGD NHCSXH huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang được
thực hiện như thế nào?
2. Những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại PGD NHCSXH
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang là gì?
6. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các phương pháp cụ thể sau
để thực hiện luận văn:
- Phương pháp thống kê, phân tích thơng tin từ các báo cáo, tổng hợp
- Phương pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả đạt được, phân tích thực
trạng và đề ra các giải pháp phù hợp với mục tiêu của đề tài.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG, TÍN DỤNG CHÍNH
SÁCH VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng:
1.1.1.

Khái niệm tín dụng

Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và

người cho vay dựa trên ngun tắc có hồn trả. Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng
hóa ra đời, tồn tại, phát triển cùng với phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo
lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá
trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. [18]
1.1.2.

Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa các Ngân hàng, tổ chức tín dụng (viết
tắt là TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế); trong đó,
Ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo
thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện cả vốn gốc và lãi cho
Ngân hàng khi đến hạn thanh tốn.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp
vụ cấp tín dụng khác. [18]
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất
định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.[16]
1.1.3. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Trong tín dụng ngân hàng, ngân hàng vừa là người huy động vốn vừa là người
cho vay, còn các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - cá nhân vừa là người gửi vốn vào
ngân hàng vừa là người đi vay. Đối tượng của tín dụng ngân hàng là tiền tệ, nghĩa là
ngân hàng huy động vốn và cho vay bằng tiền.


4


Tín dụng ngân hàng thúc đẩy q trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể
trong nền kinh tế.Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh
doanh gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa là tín dụng
tiêu dùng không gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy,
quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng khơng hồn tồn phù hợp với
quá trình phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa. [18]
1.1.4. Vai trị của tín dụng ngân hàng
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng có vai trị rất lớn trong việc góp phần thúc đẩy
q trình sản xuất lưu thơng hàng hóa phát triển.
Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng nhất để tập trung
vốn một cách hữu hiệu cho nền kinh tế. Nhờ đó, có thể đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư
trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, từ đó làm gia tăng năng lực sản xuất của
nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng vừa là cơng cụ tập trung vốn cho tồn bộ nền kinh tế
vừa là cơng cụ thúc đẩy q trình tích tụ vốn để phát triển sản xuất.
- Đối với các doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng góp phần cung ứng vốn cho q
trình sản xuất kinh doanh. Bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động, vốn thanh tốn.
- Đối với các cá nhân, tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
- Đối với nền kinh tế - xã hội, tín dụng ngân hàng làm tăng hiệu suất sử dụng
vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Tín dụng ngân hàng có thể cấp vốn cho mọi đối tượng trong xã hội; với nhiều
ngành trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cũng như lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, với
nhiều loại hình và quy mơ hoạt động khác nhau. Vì vậy, có thể khẳng định vai trị to
lớn của tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng giúp cải thiện đời sống, tạo việc làm và góp phần
ổn định xã hội.
Một mặt, tín dụng ngân hàng thúc đẩy q trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày
càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động; mặt khác, tín dụng
ngân hàng giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển, do vốn tín dụng ngân hàng được cung
ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội như nguồn
lực lao động, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, rừng, khoán sản, ... Giúp thu hút nhiều lực

lượng lao động, để tạo ra lực lượng sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một xã hội


5

phát triển lành mạnh, đời sống được ổn định, ai cũng có cơng ăn việc làm... là tiền đề
quan trọng ổn định xã hội.
Thứ ba, tín dụng ngân hàng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế
Tín dụng ngân hàng có vai trị quan trọng trong việc mở rộng, phát triển các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế. Sự phát triển của tín
dụng ngân hàng khơng những ở trong phạm vi quốc nội, mà còn mở rộng ra phạm vi
quốc tế, nhờ đó nó thúc đẩy việc mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại,
nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu của nhau trong quá trình phát triển đi lên của
mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện hợp tác và cùng nhau phát triển.
Tuy nhiên, ngồi những tác động tích cực và có lợi cho sự phát triển của nền
kinh tế, xã hội, tín dụng ngân hàng cũng có mặt trái của nó, cần chủ động nhận diện
để có biện pháp phịng ngừa và khắc phục hậu quả:
- Nếu tín dụng ngân hàng phát triển với tốc độ quá cao và khơng được kiểm sốt
chặt chẽ trong một khn khổ pháp lý thì có thể dẫn đến những cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ từ qui mơ và phạm vi nhỏ hẹp đến qui mô và phạm vi rộng lớn gây hậu
quả nặng nề cho nền kinh tế và toàn xã hội.
- Nếu chỉ tập trung vốn tín dụng ngân hàng vào những nhóm khách hàng, những
ngành nghề có tính độc quyền hoặc cạnh tranh cao, từ đó có thể làm mất cân bằng
trong đầu tư giữa các ngành nghề trong nền kinh tế, tạo ra sự phát triển không đồng
đếu, làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. [18]
1.2. Tổng quan về cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
1.2.1. Cơ sở lý luận về cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội
1.2.1.1. Khái niệm cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo
ban hành ngày 04/10/2002 thì tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách

khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo
và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm,
cải thiện đời sống; góp phần thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia xố đói, giảm
nghèo, ổn định xã hội.
Như vậy, có thể hiểu cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội là một hình thức cấp tín
dụng, theo đó Ngân hàng Chính sách xã hội giao cho khách hàng là hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác theo quy định một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn


6

nhất định theo ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.[4]
1.2.1.2. Đặc điểm cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động theo các mục tiêu nguyên tắc,
điều kiện riêng, khác với các loại hình tín dụng của các ngân hàng thương mại mà nó có
những đặc trưng cơ bản sau:
Mục tiêu: Cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu giúp những
người nghèo và các đối tượng thiếu vốn có điều kiện sản xuất kinh doanh phát triển kinh
tế; mặt khác, thực hiện một số mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội nhằm nâng cao chất
lượng đời sống, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội khơng vì mục
đích lợi nhuận.
Ngun tắc cho vay: Thực hiện cho vay có hồn trả (cả gốc và lãi) đúng kỳ hạn đã
thỏa thuận, người vay phải sử dụng vốn đúng mục đích đề nghị vay vốn với ngân hàng.
Điều kiện cho vay: Tùy theo từng chương trình vay, nguồn vốn vay, thời kỳ, địa
phương khác nhau có thể qui định các điều kiện cho phù hợp với thực tế. Nhưng một
trong những điều kiện cơ bản nhất của cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội đó là: Khi
vay vốn khơng phải thế chấp tài sản. (Trừ chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị
định 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015)
 Đối tượng cho vay: là những người có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất
kinh doanh. Hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn phải là hộ được xác định theo chuẩn mực

nghèo, cận nghèo được chính phủ cơng bố từng thời kỳ, hộ mới thốt nghèo trong vịng 3
năm và một số đối tượng khác theo quy định. Và một số đối tượng vay vốn nâng cao chất
lượng đời sống thuộc các chương trình an sinh xã hội của chính phủ.
- Tiêu chí xác định Hộ nghèo: Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình qn đầu
người theo tiêu chí quy định được Chính phủ cơng bố từng thời kỳ, cụ thể: Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc
ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Cụ thể:
+Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu
nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức
độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu
nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình qn đầu


7

người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức
độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Tiêu chí xác định Hộ cận nghèo:
+ Hộ cận nghèo khu vực nơng thơn là hộ đáp ứng tiêu chí sau: Có thu nhập bình
quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số
đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng tiêu chí sau: Có thu nhập bình
quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số
đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. [26]
- Hộ mới thoát nghèo: là hộ vượt lên trên chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vòng 3 năm.
Về phương thức cho vay: Tùy từng chương trình cho vay mà Ngân hàng chính
sách xã hội áp dụng phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội hay
cho vay trực tiếp.

1.2.1.3. Vai trò của cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội là thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an
sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, tạo điều kiện cho người dân
tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, …
Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo,
nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn và kiến thức sản xuất. Do không đủ vốn đáp ứng
cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhiều người làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay
nặng lãi, cầm cố ruộng đất mong được đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày, nhưng
nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa. Mặt khác, do thiếu kiến thức làm ăn nên họ
chậm đổi mới tư duy làm ăn, chậm cải tiến kỹ thuật, sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả.
Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Khi giải
quyết được vấn đề này thì nguồn vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết thực.
- Là động lực giúp người thiếu vốn có điều kiện phát triển sản xuất: Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến nghèo khó, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân bị ngưng
trệ, như bệnh tật, già cả, lười lao động,... song bên cạnh đó vẫn có phần đơng người dân
rơi vào tình trạng nghèo khó là do thiếu vốn sản xuất. Dù là người cần cù lao động, có tư
liệu lao động nhưng khơng có nguồn vốn đầu tư thì người dân vẫn sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong phát triển sản xuất. Vì vậy, vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực


8

đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn thốt nghèo. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần
cù lao động họ sẽ làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
- Tạo điều kiện cho người nghèo nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế, tránh xa
nguồn tín dụng đen: Có nhiều người nghèo do hồn cảnh bắt buộc để có thể tiếp tục duy
trì sản xuất họ bằng lịng đi vay nặng lãi với mức lãi suất cao. Vì thế, khi nguồn vốn tín
dụng đến tận tay người nghèo với số lượng lớn đủ cung ứng vốn cho nhu cầu sản xuất thì
khơng cịn cơ hội cho các chủ nợ cho vay nặng lãi hoạt động nữa.

- Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: Với
nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi phải biết áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật
mới vào sản xuất: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây, con giống mới
có năng suất cao vào sản xuất. Điều này địi hỏi phải có một lượng lớn vốn để đầu tư mới
có khả năng thực hiện được. Như vậy, thơng qua tín dụng chính sách, đầu tư cho những
người nghèo và các đối tượng chính sách đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ
cấu nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.
- Cung ứng vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác cịn góp phần
xây dựng nơng thơn mới: Xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn dân, của các cấp các ngành. Tín dụng chính sách với các qui định nghiêm ngặt về mặt
nghiệp vụ như việc bình xét cơng khai giữa những người được vay vốn trong cùng một Tổ
tiết kiệm và vay vốn (viết tắt là tổ TK&VV), sự tham gia phối hợp, giám sát chặt chẽ giữa
các Hội đồn thể chính trị xã hội, của cấp ủy, của chính quyền đã có tác dụng:
+ Tăng cường vai trị của cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh chỉ đạo phát
triển kinh tế địa phương.
+ Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đồn viên với các tổ chức Hội đồn thể của mình
thơng qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật trong sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế.
+ Kết quả phát triển kinh tế đã làm cải thiện đời sống kinh tế ở nơng thơn, an ninh
trật tự, an tồn xã hội phát triển tốt, hạn chế biểu hiện mặt tiêu cực, tạo ra bộ mặt mới
trong đời sống kinh tế xã hội ở nơng thơn. [8]
1.2.2. Hoạt động tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
1.2.2.1 Nguồn vốn cho vay
Trong khi hoạt động đặc trưng của các Ngân hàng thương mại là “đi vay để cho
vay”, nói cách khác là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để cho vay đáp ứng
nhu cầu vốn thì nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) lại


9

được tạo lập chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước; nguồn vốn NHCSXH huy động trên thị

trường theo kế hoạch cấp bù từ ngân sách Nhà nước; Vốn đi vay; Vốn đóng góp tự
nguyện khơng hồn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế; Vốn nhận uỷ thác cho vay
ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội.
Theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 có quy định nguồn vốn của
NHCSXH cụ thể bao gồm:
- Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước bao gồm:
+ Vốn điều lệ;
+ Vốn cho vay xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác;
+ Hàng năm, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp được trích một phần từ nguồn
tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay các đối tượng
chính sách trên địa bàn;
+ Vốn ODA được Chính phủ giao.
- Vốn huy động:
+ Nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong
phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt;
+ Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại
NHCSXH bằng 2% số dư vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 31 tháng 12
năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi nói trên do Thủ tướng Chính phủ
quyết định. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại NHCSXH được trả lãi bằng
lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của tổ chức
tín dụng cộng (+) phí huy động hợp lý do hai bên thỏa thuận;
+ Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước;
+ Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiều gửi và các giấy
tờ có giá khác;
+ Huy động tiết kiệm của người nghèo;
- Vốn đi vay:
+ Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
+ Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
+ Vay Ngân hàng Nhà nước;



10

- Vốn đóng góp tự nguyện khơng hồn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ
chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức
phi Chính phủ trong và ngoài nước.
- Vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ
chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ, cá nhân trong và ngồi nước.
- Các nguồn vốn khác. [8]
1.2.2.2. Chính sách cho vay
Chính sách cho vay của các ngân hàng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt
động tín dụng đi đúng hướng, góp phần quyết định sự thành cơng hay thất bại của một
ngân hàng. Do chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội khác khác với tín
dụng thương mại là một số điều kiện ưu đãi về đối tượng vay vốn. Vì vậy, việc cho vay
tại Ngân hàng Chính sách xã hội phải đảm bảo cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, việc
xác định đối tượng vay vốn để NHCSXH cho vay là do UBND xã lập dựa trên danh sách
UBND huyện phê duyệt. Những đối tượng khác thuộc các chương trình tín dụng chính
sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước và các quy định của Nghị
định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002.
Vốn vay được sử dụng vào các việc sau :
- Đối với hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III
miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để:
+ Mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật ni; thanh tốn các dịch vụ phục
vụ sản xuất, kinh doanh;
+ Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
+ Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và
học tập.
- Đối với các tổ chức kinh tế thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã
thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để chi phí cho sản xuất, kinh doanh theo

chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, sử dụng vốn vay để mua sắm
phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường.
- Người vay là đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, sử dụng
vốn vay để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay.


×