Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan và những vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VŨ THỊ VIỆT NGA

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG ĐÀI LOAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM CHI

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VŨ THỊ VIỆT NGA

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG ĐÀI LOAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM CHI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2020


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trƣờng Đài Loan
và những vấn đề đặt ra” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn
tốt nghiệp sau hai năm theo học chương trình cao học chuyên ngành Kinh tế
Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Để hồn thành q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này, lời đầu
tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi, thuộc
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cô đã trực tiếp chỉ bảo và
hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để tơi hồn thiện luận văn này.
Ngồi ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa đã đóng góp
những ý kiến quý báu cho luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại Trường đã tạo
điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã ln bên tơi,
động viên tơi hồn thành khóa học và bài luận văn này.

Trân trọng cảm ơn!


Mục lục
Mục lục ........................................................................................................................ i
Danh mục từ viết tắt .................................................................................................. i
Danh mục các bảng ...................................................................................................ii
Danh mục các hình .................................................................................................. iii
Phần mở đầu .............................................................................................................. 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1

2.

Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 2

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 2

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4

5.

Kết cấu của luận văn ................................................................................... 4

Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận và thực tiễn về

xuất khẩu lao động .................................................................................................... 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 5
1.1.1 Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................... 5
1.1.2 Khái qt kết quả các cơng trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu ........................................................................................ 8
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động ...................................... 11
1.2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động ......................................................... 11
1.2.2 Tổng quan về thị trường lao động nước ngoài vào Đài Loan .................. 19
1.2.3 Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số nước và bài học đối với Việt
Nam .................................................................................................................... 30
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 41
2.1 Phƣơng pháp luận ......................................................................................... 41
2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể .......................................................... 41
2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ...................................................... 41
2.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp ......................................................... 42
2.2.3 Phương pháp thống kê mô tả .................................................................... 43
2.2.4 Phương pháp so sánh ................................................................................ 43


2.2.5 Phương pháp phân tích dự báo ................................................................. 43
Chƣơng 3. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trƣờng Đài
Loan trong những năm gần đây ............................................................................ 44
3.1 Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trƣờng Đài Loan
những năm gần đây ............................................................................................ 44
3.1.1 Quy mô lao động Việt Nam sang Đài Loan .............................................. 44
3.1.2 Cơ cấu lao động Việt Nam tại Đài Loan ................................................... 46
3.1.3 Một số kết quả đạt được ............................................................................ 54
3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của lao động xuất khẩu của Việt Nam
sang Đài Loan ...................................................................................................... 58
3.2.1 Điểm mạnh của lao động Việt Nam .......................................................... 58

3.2.2 Điểm yếu của lao động Việt Nam .............................................................. 60
3.3 Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài
Loan...................................................................................................................... 67
3.3.1 Một số thành tựu đạt được ........................................................................ 67
3.3.2 Một số vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân ................................................ 71
Chƣơng 4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang thị trƣờng Đài Loan ....................................................................................... 83
4.1 Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu lao
động ...................................................................................................................... 83
4.1.1 Bối cảnh quốc tế ........................................................................................ 83
4.1.2 Bối cảnh trong nước .................................................................................. 86
4.2 Định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về hoạt động xuất khẩu lao động
trong thời gian tới ............................................................................................... 87
4.3 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang
thị trƣờng Đài Loan thời gian tới ...................................................................... 89
4.3.1 Cần hồn thiện cơ chế, chính sách xuất khẩu lao động ............................ 89
4.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động xuất
khẩu lao động ..................................................................................................... 90


4.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và tuyển chọn lao động và nâng cao
chất lượng lao động xuất khẩu ........................................................................... 92
4.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động94
Kết luận .................................................................................................................... 97
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 98


Danh mục từ viết tắt
Từ viết tắt


Nguyên nghĩa tiếng anh

Nguyên nghĩa tiếng việt

BNP2TKI

National Authority for the
Placement and Protection of
Indonesian Overseas Workers

Cơ quan quốc gia về Bố trí và
bảo vệ người lao động Indonesia
ở nước ngồi
Chính phủ

CP
DOLAB
GDP
HDMF
ILO

Department of Overseas Labour Cục Quản lý lao động ngoài nước
Tổng sản phẩm quốc nội

Gross domestic product

The Home Development Mutual Quỹ Phát triển tương hỗ về nhà ở
Fund
International Labour
Organization


Tổ chức lao động quốc tế



Nghị định

NT$

Đài tệ

POEA

Philippines Overseas
Employment Administration

Cục Quản lý việc làm ngoài nước
của Philippines

QH

Quốc hội

USD

Đô la Mỹ

VNĐ

Việt Nam đồng


WEF

Diễn đàn Kinh tế Thế giới

World Economic Forum

i


Danh mục các bảng
Bảng 1.1 Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Đài Loan giai đoạn 2012- 2019 ...............22
Bảng 1.2 Cơ cấu GDP của Đài Loan theo thành phần kinh tế giai đoạn 2012- 2019
...................................................................................................................................25
Bảng 3.1 Lao động Việt Nam tại Đài Loan giai đoạn 2012- 2019 ...........................45
Bảng 3.2 Cơ cấu lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan theo ngành kinh tế tính
đến năm 2020 ............................................................................................................47
Bảng 3.3 Cơ cấu lao động Việt Nam làm trong ngành công nghiệp chế tạo ............48
Bảng 3.4 Cơ cấu lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan phân theo giới tính .....51
Bảng 3.5 Cơ cấu lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan theo ngành kinh tế giai
đoạn 2012- 2019 ........................................................................................................52
Bảng 3.6 Lao động Việt Nam tại Đài Loan theo độ tuổi và khu vực làm việc năm
2013 ...........................................................................................................................54
Bảng 3.7 T trọng của xuất khẩu lao động sang thị trường Đài Loan trong tổng số
việc làm hàng năm ....................................................................................................55
Bảng 3.8 Tình trạng sức kh e của Lao động Việt Nam tại Đài Loan giai đoạn 20122018 ...........................................................................................................................62
Bảng 3.9 T lệ lao động Việt Nam phân theo chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 20102019 ...........................................................................................................................65
Bảng 3.10 Tình hình vi phạm pháp luật của lao động Việt Nam tại Đài Loan giai
đoạn 2012- 2019 ........................................................................................................67
Bảng 3.11 T lệ số lao động nước ngồi tại Đài Loan mất tích hàng năm của một số

nước ...........................................................................................................................79

ii


Danh mục các hình
Hình 1.1 Dân số Đài Loan giai đoạn 2012- 2019 .....................................................21
Hình 1.2 Lực lư ng lao động của Đài Loan giai đoạn 2012- 2019 ..........................23
Hình 1.3 Tổng thu nhập quốc nội của Đài Loan giai đoạn 2012- 2019 ....................24
Hình 1.4 Lao động nước ngồi làm việc tại Đài Loan giai đoạn 2012- 2019...........27
Hình 3.1 Con đường về nước của lao động xuất khẩu ..............................................79
Hình 3.2 Lao động Việt Nam mất tích tại Đài Loan giai đoạn 2012- 2019..............81

iii


Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu lao động là một trong những ngành kinh tế đối ngoại mang lại l i
ích to lớn về kinh tế- xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu
lao động là giải pháp tạo việc làm quan trọng và mang tính chiến lư c, một mặt có
thể tận dụng l i thế vốn có của Việt Nam là nguồn lao động dồi dào và giá nhân
công rẻ để cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế; mặt khác xuất khẩu lao động
mang lại thu nhập cao cho người lao động, góp phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn
cho đất nước; giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lư ng cao; đồng thời xuất khẩu
lao động cũng góp phần tăng cường mối quan hệ h p tác hữu nghị giữa Việt Nam
và các nước trên thế giới. Do đó, tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động lao động
là một trong những nhiệm vụ vơ cùng quan trọng trong q trình phát triển của Việt
Nam
Đài Loan là một trong những thị trường chiến lư c của hoạt động xuất khẩu

lao động của Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay,
hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài Loan nói riêng và
các nước trên thế giới nói chung gặp khơng ít những thách thức. Trong bối cảnh
tồn cầu hóa dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, thị trường
lao động tại Đài Loan đang cạnh tranh ngành càng gay gắt và đặt ra yêu cầu nghiêm
khắc hơn đối với năng lực của người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Đài
Loan. Việc nghiên cứu nhằm tìm ra những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất
khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài Loan để từ đó đề xuất những giải
pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài
Loan là việc làm cần thiết. Mặc dù tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu liên quan
đến hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài Loan, nhưng
đa số các đề tài nghiên cứu trên đều đư c thực hiện từ giai đoạn trước, nội dung của
các đề tài đã khơng cịn phù h p với bối cảnh và tình hình phát triển của hoạt động
xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện tại.

1


Từ những nội dung trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang thị trường Đài Loan và những vấn đề đặt ra”. Đây là đề tài
mang tính cấp thiết và khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu trước đó.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài hướng tới trả lời một số câu h i nghiên cứu sau:
1/ Thực trạng tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài
Loan những năm gần đây như nào? Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang thị trường Đài Loan đã đặt đư c những kết quả nào?
2/ Lao động xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan có những điểm mạnh,
điểm yếu nào?
3/ Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan:
hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan đã đạt đư c những

thành tựu gì, những vấn đề nào còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó?
4/ Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào để đẩy mạnh xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang thị trường Đài Loan trong thời gian tới?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang thị trường Đài Loan những năm gần đây, nghiên cứu
những vấn đề đặt ra và tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động
của Việt Nam sang thị trường Đài Loan trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới xuất khẩu lao
động: cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động (khái niệm, các hình thức xuất khẩu lao
động, vai trò của xuất khẩu lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao
động); tổng quan về thị trường lao động Đài Loan; kinh nghiệm xuất khẩu lao động
của một số nước và bài học cho Việt Nam.

2


- Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài
Loan những năm gần đây, chỉ ra những kết quả đạt đư c; đánh giá điểm mạnh và
điểm yếu của lao động xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan;
- Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường
Đài Loan: những kết quả đạt đư c, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của
những vấn đề còn tồn tại đó;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang thị trường Đài Loan thời gian tới trên cơ sở đánh giá bối cảnh trong nước và
quốc tế ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan; định
hướng của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động trong thời gian tới.

3



4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu lao động của Việt
Nam sang thị trường Đài Loan và những vấn đề đặt ra.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi không gian: xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài
Loan;
Phạm vi thời gian: từ năm 2012 đến năm 2019; tầm nhìn đến năm 2025.
Phạm vi nội dung: luận văn chỉ nghiên cứu hoạt động xuất khẩu lao động ra
ngoài nước, và thống nhất gọi chung là xuất khẩu lao động, tập trung vào hoạt động
đưa người lao động Việt Nam ra làm việc tại Đài Loan theo h p đồng thông qua các
công ty dịch vụ trong nước.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu và hình vẽ, phần mở đầu và
kết luận, nội dung luận văn gồm 4 phần chính.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận và thực tiễn về
xuất khẩu lao động
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài
Loan trong những năm gần đây và một số vấn đề đặt ra
Chương 4: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang

thị

trường

4


Đài

Loan


Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận và thực tiễn về
xuất khẩu lao động
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhận thức đư c tầm quan trọng của xuất khẩu lao động, từ trước đến nay, đã
có nhiều nghiên cứu liên quan, bao gồm các cơng trình nghiên cứu khoa học trên
các ấn phẩm tạp chí, các luận án tiến sĩ… Một số cơng trình nghiên cứu có thể kể
đến như:
Năm 2008, tác giả Đặng Nguyên Anh có bài viết “Labor Migration From
VietNam: Issues of Policy and Practice” (Lao động di cư từ Việt Nam: Các vấn đề
về chính sách và thực tiễn). Tác giả đã nghiên cứu những chính sách xuất khẩu lao
động của Chính phủ Việt Nam, phân tích thực trạng của hoạt động xuất khẩu lao
động tại một số thị trường trọng điểm, bao gồm mức lương ở các thị trường, tình
trạng lao động b trốn và các bất cập của doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam. Theo tác
giả, điểm cốt lõi để nâng cao hoạt động xuất khẩu của Việt Nam là Chính phủ cần
thực sự chú trọng nâng cao chất lư ng nguồn lao động.
Năm 2017, tác giả Yumiko Nakahara có cơng trình nghiên cứu “International
Labor Mobility to and from Taiwan” (Dịch chuyển lao động quốc tế đến và đi từ
Đài Loan). Cơng trình nghiên cứu này bao gồm các nghiên cứu về sự di chuyển
quốc tế đến và đi từ Đài Loan của những lao động có và khơng có tay nghề. Tác giả
làm rõ những vấn đề phát sinh từ sự hiện diện ngày càng tăng của các lao động
nước ngồi, bao gồm: chi phí sử dụng lao động, chính sách của người lao động
nước ngồi, sự ảnh hưởng của lao động khơng có chun mơn đến Đài Loan, xu
hướng dịch chuyển của những nhóm lao động nước ngồi. Trong đó, tác giả có đề
cập tới thực trạng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan.

Ngoài ra, có rất nhiều tác giả đã lựa chọn xuất khẩu lao động làm đề tài luận
án tiến sĩ:

5


Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Linh (năm 2004)
“Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về xuất khẩu lao động của Việt Nam
theo cơ chế thị trường”. Luận án đã làm rõ vấn đề quản lý tài chính trong xuất khẩu
lao động, phân tích hiện trạng quản lý tài chính xuất khẩu lao động của Việt Nam ở
tầm vĩ mô, nêu ra những tồn tại và hạn chế cùng với nguyên nhân của những hạn
chế đó và đề xuất một số giải pháp đổi mới cơng tác quản lý tài chính về xuất khẩu
lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường.
Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Dũng “Phát triển xuất khẩu
lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” (năm 2010). Luận án đã nghiên
cứu và đúc kết những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của phát triển xuất khẩu lao
động trong hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đưa ra một số kinh nghiệm phát triển
xuất khẩu lao động của một số nước có điều kiện và cơ cấu lao động tương đồng
với Việt Nam để có thể vận dụng vào phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam.
Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Phạm Đức Chính “Hồn thiện chính sách
sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam” (năm 2010). Luận án
đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách của Nhà nước về sử dụng nguồn
nhân lực sau xuất khẩu lao động, phân tích thực trạng và nguyên nhân của những
hạn chế về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở nước ta để
đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện chính sách đối với nguồn nhân lực sau xuất
khẩu lao động trong giai đoạn hiện nay.
Luận án tiến sĩ của Bùi Sỹ Tuấn “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm
đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020” (năm 2012).
Luận án đã khái quát cơ sở lý luận về chất lư ng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu
cầu xuất khẩu lao động; phân tích các vấn đề thực tiễn liên quan đến chất lư ng

nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến hết năm
2010 và các hạn chế còn tồn tại về chất lư ng nguồn nhân lực cũng như các nguyên
nhân của những hạn chế đó. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

6


chất lư ng của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao động và các điều kiện
để triển khai, ứng dụng trong thực tế.
Luận án tiến sĩ của Lưu Văn Hưng “Xuất khẩu hàng hóa sức lao động của Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” ( năm 2010). Luận án đã nghiên cứu đặc điểm,
hình thức, vai trò và các yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu lao động trong quá
trình hội nhập quốc tế, tìm hiểu kinh nghiệm hoạt động xuất khẩu lao động của một
số nước trong khu vực Châu Á. Ngoài ra, tác giả còn đánh giá những thành tựu và
hạn chế trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân và
phân tích tác động của hội nhập quốc tế tới xuất khẩu lao động, đồng thời phát hiện
ra những vấn đề cấp thiết đối với hoạt động xuất khẩu lao động. Từ đó, tác giả đưa
ra những dự báo về thị trường xuất khẩu lao động và các giải pháp đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu lao động.
Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu lao động đư c
thực hiện dưới hình thức luận văn thạc sỹ như:
Luận văn của Nguyễn Hữu Dũng “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất
khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” (năm 2015). Luận văn đã nghiên cứu,
phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao
động ở tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác quản lý của Nhà nước góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Luận văn của Dương Thanh Thùy “Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt
Nam sang thị trường Đài Loan” (năm 2013). Luận văn đã hệ thống những cơ sở lý
luận về xuất khẩu lao động, phân tích các chính sách chủ trương của Đảng, Nhà

nước về hoạt động xuất khẩu lao động để chỉ ra tầm quan trọng của lao động xuất
khẩu. Tác giả đã đánh giá các kết quả đạt đư c cũng như các hạn chế còn tồn tại của
thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan, đồng thời phân
tích cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị

7


trường Đài Loan. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan trong tương lai.
1.1.2 Khái qt kết quả các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố và vấn đề đặt
ra cần tiếp tục nghiên cứu
1.1.2.1 Khái qt kết quả các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố
Các cơng trình nghiên cứu trên đã hướng vào những nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về xuất
khẩu lao động và những vai trò của xuất khẩu lao động đến ngành kinh tế. Các tác
giả cũng nghiên cứu về sự di chuyển quốc tế của lao động, bao gồm lao động có tay
nghề và lao động khơng có tay nghề với những vấn đề phát sinh liên quan đến chi
phí sử dụng lao động, chính sách của người lao động nước ngồi, xu hướng dịch
chuyển của những nhóm lao động nước ngồi…
Thứ hai, các tác giả đã phân tích chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam
và thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian qua đến các thị
trường khác nhau, đặc biệt là thị trường Đông Bắc Á- một trong những thị trường
xuất khẩu lao động chủ yếu của Việt Nam với các khu vực quan trọng như Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam đư c
nghiên cứu theo nhiều phương diện khác nhau, bao gồm số lư ng, cơ cấu lao động
xuất khẩu, mức lương ở mỗi thị trường, tình trạng lao động b trốn và hoạt động
của các doanh nghiệp dịch vụ của Việt Nam. Đặc biệt, một số cơng trình nghiên cứu
đư c đặt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Thứ ba, một số cơng trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề xuất khẩu lao động

của Việt Nam sang Đài Loan trên cả 2 phương diện thực tiễn và quản lý. Các cơng
trình làm rõ thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan và đánh giá
thực trạng đó: những thành tựu đạt đư c, những hạn chế cịn tồn tại và ngun nhân
của những hạn chế đó, đồng thời một số đề tài phân tích quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan.

8


Tuy nhiên, có thể thấy, so với tầm quan trọng của xuất khẩu lao động nói
chung và xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan nói riêng thì các nghiên
cứu trên là chưa đủ. Nhìn chung, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và bài báo về
hoạt động xuất khẩu lao động nói chung và nói riêng của Việt Nam ra các thị trường
lớn trên thế giới nhưng tài liệu nói về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang Đài Loan rất ít.
Thêm vào đó là những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế ảnh hưởng
mạnh mẽ đến xuất khẩu lao động trong thời gian gần đây. Các nghiên cứu chủ yếu
vào thời điểm từ năm 2015 trở về trước, do đó, nhiều yếu tố tác động đến xuất khẩu
lao động đã thay đổi và cần những phương hướng phát triển h p lý hơn.
Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, đề tài: “Xuất khẩu lao động của Việt
Nam sang thị trường Đài Loan và những vấn đề đặt ra” là mới, có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn cấp bách. Đồng thời có thể khẳng định đây là đề tài đầu tiên đi sâu
nghiên cứu một cách toàn diện cập nhật có hệ thống về xuất khẩu lao động của Việt
Nam sang Đài Loan và những vấn đề đặt ra.
1.1.2.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Trước những hạn chế của những nghiên cứu đi trước, một số vấn đề sau cần
đư c nghiên cứu và làm rõ:
Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động.
Trước hết, luận văn cần hệ thống hóa cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động, bao
gồm các khái niệm liên quan, các hình thức xuất khẩu lao động, vai trò của xuất

khẩu lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động.
Bên cạnh đó, luận văn cần nghiên cứu những nét tổng quan về thị trường lao
động xuất khẩu Đài Loan.
Luận văn cần nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu lao động tới Đài Loan của
một số nước trên thế giới để để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả lựa chọn nghiên cứu những kinh nghiệm
9


xuất khẩu lao động của hai nước Philippines và Indonesia- hai quốc gia có số lư ng
lao động đơng đảo tại Đài Loan, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan thời gian tới.
Hai là, cần phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị
trường Đài Loan và những vấn đề đặt ra
Trước hết, luận văn cần phân tích tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang thị trường Đài Loan. Trong phạm vi luận văn, tác giả phân tích thực trạng xuất
khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan dưới 2 nội dung chính: quy mơ lao
động của Việt Nam tại Đài Loan và cơ cấu lao động của Việt Nam tại Đài Loan.
Từ đó, luận văn đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của lao động xuất khẩu Việt
Nam sang thị trường Đài Loan; đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động của Việt
Nam sang thị trường Đài Loan: những kết quả đạt đư c, những hạn chế cịn tồn tại
và ngun nhân của những hạn chế đó.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt
Nam sang thị trường Đài Loan thời gian tới.
Trước hết, luận văn cần phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng
đến hoạt động xuất khẩu lao động nói chung và xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang thị trường Đài Loan nói riêng.
Bên cạnh đó, luận văn cần tổng h p và phân tích những định hướng của Đảng
và Nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan thời gian tới.
Trên cơ sở hai nội dung trên, kết h p với đánh giá thực trạng xuất khẩu lao

động của Việt Nam sang Đài Loan và những vấn đề đặt ra, luận văn đề xuất một số
giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan thời
gian tới.

10


1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động
1.2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động
1.2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến xuất khẩu lao động
Với việc xuất hiện hệ thống cơng trình nghiên cứu đồ sộ liên quan đến xuất
khẩu lao động, khái niệm xuất khẩu lao động cũng đư c đưa ra tại nhiều cơng trình
nghiên cứu với những góc nhìn khác nhau.
Theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (International Labour
Organization – ILO), xuất khẩu lao động là kết quả của sự mất cân đối giữa nước
tiếp nhận và nước giữ lao động, thường là mất cân đối về kinh tế, về khả năng cung
cầu lao động, về sự phân bổ tài ngun- địa lí khơng đồng đều và sự phụ thuộc vào
các chính sách quốc gia. Khái niệm xuất khẩu lao động liên quan trực tiếp đến di
chuyển quốc tế sức lao động- chỉ người lao động ra nước ngồi tìm kiếm việc làm,
nghĩa là họ di chuyển ra kh i biên giới quốc gia và bán sức lao động của mình để
kiếm sống [29].
Tại Việt Nam, các vấn đề liên quan đến xuất khẩu lao động rất đư c quan tâm
và sớm đư c quy định và hướng dẫn cụ thể trong các văn bản luật. Hoạt động xuất
khẩu lao động còn đư c gọi tên dưới một hình thức khác- đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc tại nước ngoài. Tại Nghị định số 152/ 1999/NĐ-CP của Chính phủ
Quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nước ngồi, thì xuất khẩu lao động đư c xác định là “một hoạt động kinh tế- xã hội
góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao
trình độ nghề nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng
cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới”.

Như vậy, xuất khẩu lao động là sự di chuyển lao động quốc tế có chủ đích và
đư c pháp luật cho phép. Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của hoạt
động xuất khẩu nói chung, trong đó hàng hóa xuất khẩu chính là sức lao động của
người lao động. Trong điều kiện kinh tế thị trường thì hoạt động xuất khẩu lao động
đư c thực hiện dựa trên quan hệ cung- cầu của sức lao động.
11


Trong thời gian gần đây, trong hầu hết các văn bản pháp lý của Việt Nam,
khái niệm “xuất khẩu lao động” đang dần đư c thay thế bằng “đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài”.
Chủ thể của hoạt động xuất khẩu lao động là người lao động. Theo quy định
của Việt Nam, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo h p đồng (sau đây gọi
là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là cơng dân Việt Nam cư trú tại Việt
Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của
nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngồi. [18].
Thơng thường, chủ sử dụng lao động tại nước tiếp nhận lao động sẽ thông qua
một doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
(gọi tắt là doanh nghiệp dịch vụ) để tìm kiếm và sử dụng lao động xuất khẩu.
Những doanh nghiệp này có thể hiểu là các chủ thể kinh doanh có điều kiện trong
lĩnh vực việc làm nhằm đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi trên cơ sở có
sự th a thuận bằng văn bản. Các chủ thể kinh doanh này “phải có vốn pháp định
theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”. Doanh
nghiệp đư c cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài. [18]. Các doanh nghiệp có đủ điều kiện đư c cấp
phép sẽ tiến hành tìm kiếm các ứng viên phù h p để giới thiệu cho các đối tác nước
ngoài đang có nhu cầu tuyển dụng lao động, sau đó đào tạo định hướng hoặc dạy
nghề cho người lao động, tiến hành các thủ tục cần thiết để giúp người lao động
xuất cảnh kh i Việt Nam, nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động. Kết quả của hoạt

động này là các quan hệ lao động đư c hình thành giữa người lao động Việt Nam
và doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài là người sử dụng lao động theo h p đồng lao
động đư c ký giữa các bên.
1.2.1.2 Các hình thức xuất khẩu lao động
Phân loại theo địa lý biên giới giữa các quốc gia, xuất khẩu lao động có hai
hình thức chính: xuất khẩu lao động tại chỗ và xuất khẩu lao động ra ngoài nước.

12


Xuất khẩu lao động tại chỗ: Người lao động không cần phải ra ngồi lãnh thổ
của quốc gia mình. Hiện nay, hình thức này chủ yếu là gia cơng cho nước ngồi, có
nghĩa là sử dụng nhân lực gia cơng chế biến sản phẩm bán thành phẩm theo yêu cầu
của bên nước ngồi để tạo cơng ăn việc làm ngay trong nước. Hiện nay, xuất khẩu
lao động tại chỗ rất phổ biến tại các khu vực có đầu tư nước ngoài, các khu vực sản
xuất phục vụ xuất khẩu, các khu công nghiệp, chế xuất hay cho các công ty có vốn
đầu tư nước ngồi.
Xuất khẩu lao động ra ngồi nước: Đây là hình thức đưa người lao động ra
nước ngồi thơng qua các h p đồng lao động đã ký với chủ sử dụng lao động (sau
đây gọi tắt là chủ sử dụng) ở nước ngoài. Người lao động phải sang bên nước đó
làm việc và phải trở về nước khi đến hạn kết thúc h p đồng. Đây là hình thức phổ
biến và áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. (Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ nghiên
cứu hoạt động xuất khẩu lao động ra ngoài nước, và thống nhất gọi chung là xuất
khẩu lao động).
Theo cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngồi, có 4 hình thức xuất khẩu lao động:
H p đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp đư c
phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
H p đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp

trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngồi có đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài;
H p đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực
tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình
thức thực tập nâng cao tay nghề;
H p đồng cá nhân.

13


1.2.1.3 Vai trò của xuất khẩu lao động
Đối với nước đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc xuất khẩu lao động đem lại rất nhiều l i ích cho quốc gia xuất khẩu,
không chỉ tạo việc làm cho người lao động, làm giảm tình trạng thất nghiệp trong
nước, góp phần đảm báo an sinh xã hội, mà còn tăng thêm nguồn thu nhập cho cá
nhân và đất nước, đồng thời nâng cao trình độ chun mơn cho người lao động.
Tạo việc làm cho người lao động
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là một số quốc gia kém và đang phát
triển, tình trạng dân số tăng quá nhanh, vư t quá khả năng tạo việc làm mới trong
nước đã xảy ra ngày càng phổ biến. Trong khi mỗi năm, số người bước vào lực
lư ng lao động ngày càng tăng, thì số lư ng doanh nghiệp, nhà máy mở mới chỉ có
hạn, chưa kể một số lư ng doanh nghiệp, nhà máy phá sản hoặc tạm dừng hoạt
động, khiến tính trạng thiếu việc làm càng trở nên nghiêm trọng. Lúc này, việc giải
quyết việc làm cho người lao động là một thách thức vô cùng lớn. Trong tình hình
này, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là giải pháp hữu hiệu để giải
quyết vấn đề việc làm cho cho người lao động, đặc biệt là lao động phổ thơng, từ đó
giảm t lệ thất nghiệp, giảm áp lực việc làm và tiết kiệm đư c vốn đầu tư trong
nước.
Tăng thu nhập cá nhân
Hiện nay, đa số các thị trường tiếp nhận lao động xuất khẩu sẵn sàng chi trả

mức lương cao hơn cho người lao động, người lao động đi làm việc tại nước ngoài
sẽ đư c hưởng mức thu nhập cao hơn nhiều so với công việc tương đương ở trong
nước. Như vậy, xuất khẩu lao động không chỉ giải quyết nhu cầu việc làm đang
khan hiếm trong nước mà còn giúp tăng thu nhập cá nhân của người lao động.
Tăng thu nhập quốc nội
Những l i ích kinh tế do hoạt động xuất khẩu mang đến cho người lao động và
doanh nghiệp dịch vụ sẽ đóng góp vào thu nhập quốc nội thơng qua các khoản thu
như lệ phí tham gia, phí quản lý, các loại thuế,... Người lao động sau một thời gian

14


làm việc ở nước ngồi sẽ tích lũy một phần vốn đáng kể và sẽ sử dụng thu nhập để
tái đầu tư, sản xuất kinh doanh sau khi về nước. Mặt khác, với lư ng kiều hối gửi về
từ người lao động làm việc ở nước ngoài, xuất khẩu lao động đang đem lại một
nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Nâng cao trình độ chun mơn của người lao động
Trong q trình làm việc ở nước ngồi, người lao động đư c tiếp xúc với môi
trường làm việc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đư c đào tạo chuyên môn, nâng cao
tay nghề, đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời, họ học h i đư c tác phong làm
việc và phương thức quản lí của các nước tiên tiến. Những người lao động này sau
khi trở về nước sẽ giúp ích và góp phần cho sự phát triển của nền sản xuất trong
nước.
Đối với nước tiếp nhận lao động nước ngồi
Vai trị lớn nhất của hoạt động xuất khẩu lao động đối với các nước tiếp nhận
lao động là góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực trong nước. Các nước
tiếp nhận lao động nước ngồi chủ yếu là các nước có nền kinh tế phát triển, quy
mô sản xuất tăng nhanh dẫn đến nhu cầu việc làm tăng cao. Trong khi đó, tốc độ bổ
sung lực lư ng lao động mỗi năm không đủ đáp ứng.
Hiện nay, lực lư ng chủ yếu tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động là lao

động phổ thông. Đối với việc tiếp nhận lao động phổ thông, ngồi việc giải quyết
tình trạng thiếu hụt lao động trong nước, việc này cịn giúp giảm bớt chi phí sử
dụng lao động của chủ sử dụng, bởi mức lương trung bình tối thiểu phải trả cho
người lao động nước ngồi thường thấp hơn mức lương trung bình tối thiếu phải trả
cho lao động trong nước.
Đối với việc tiếp nhận lao động chất lư ng cao, đây là cách nhanh nhất để giải
quyết “cơn khát” lao động chất lư ng cao trong nước. Việc tuyển dụng lao động
chất lư ng cao khơng chỉ có tác dụng bù đắp sự thiếu hụt lao động trong ngắn hạn.
Những lao động chất lư ng cao thường mang đến kiến thức chuyên môn và kinh
nghiệm quản lý- điều mà lao động trong nước còn thiếu và yếu. Trong quá trình làm
15


việc với những người lao động chất lư ng cao đến từ nước ngồi, lao động trong
nước có thể học h i và tự nâng cao trình độ cá nhân.
1.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động
Nhóm nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố khách quan ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động bao gồm:
Điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội của nước tiếp nhận lao động
Hoạt động xuất khẩu lao động của một quốc gia phụ thuộc trực tiếp vào nhu
cầu lao động của nước tiếp nhận. Nhu cầu này t lệ thuận với trình độ phát triển
kinh tế và t lệ nghịch với quy mô lực lư ng lao động của nước tiếp nhận. Nền kinh
tế càng phát triển, nước tiếp nhận càng có nhu cầu mở rộng quy mơ phát triển, từ đó
nhu cầu sử dụng lao động càng lớn. Trong khi đó, quy mô lực lư ng lao động của
nước tiếp nhận càng nh , thì sự thiếu hụt lao động càng lớn, dẫn đến nhu cầu tiếp
nhận lao động nhập khẩu càng lớn.
Chính trị cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động. Nếu nước tiếp nhận có tình
hình chính trị khơng ổn định thì họ có thể cũng khơng có nhu cầu tiếp nhận thêm
lao động và nước xuất khẩu lao động cũng khơng muốn đưa người lao động của
mình tới đó. Mặt khác, các quốc gia tiếp nhận lao động thường có xu hướng sử

dụng lao động từ các quốc gia có yếu tố chính trị- văn hóa có tính tương đồng để
người lao động có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới, đồng
thời tránh những hệ lụy khơng đáng có từ bất đồng quan điểm chính trị- văn hóa
gây nên.
Sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động
Với sự tham gia của nhiều quốc gia vào thị trường lao động xuất khẩu, sự cạnh
tranh giữa các quốc gia cũng ngày càng gay gắt. Một quốc gia sẽ phải chịu áp lực
cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Khi càng
có nhiều nước tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động thì mức độ cạnh tranh
càng cao, dẫn tới việc xuất khẩu lao động tới thị trường đó càng thấp và ngư c lại.

16


×