Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá các yếu tố tác động đến sự tham gia của việt nam vào chuỗi giá trị ngành máy móc thiết bị điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO
CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH MÁY MÓC, THIẾT BỊ ĐIỆN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thanh Hương
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thảo Chi – 16050711
Lớp: QH2016E KTQT CLC
Mã SV: 16050711

Hà Nội, tháng 6 năm 2020

1


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khố luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của
các thầy cô, các cán bộ và chuyên viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại
học Kinh tế, ĐHQGHN.
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thanh Hương – giảng viên hướng
dẫn đã nhiệt tình chỉ bào em để hồn thiện khoá luận “Đánh giá các yếu tố tác động đến sự
tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị ngành Máy móc, thiết bị điện”. Sự tâm huyết của
cơ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với em trong lần thực hiện khoá luận này cũng như
trong suốt chặng đường học tập tại trường Đại học Kinh tế. Cơ đã ln tận tình hỗ trợ, dẫn
dắt, giúp em tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như ngày càng phát triển hơn.
Em cũng xin được cảm ơn các thầy cô, các cán bộ Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế.
Sự giúp đỡ, giảng dạy của các thầy, các cô trong suốt 4 năm học qua đã giúp em học hỏi
được nhiều điều, hoàn thiện bản thân hơn và có thể hồn thành chương trình học một cách


tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thảo Chi

2


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................................. 5
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................................... 6
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 8
1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................... 8

2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 9

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 10

4.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................................................................................... 10


5.

Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................................... 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH MÁY MÓC
THIẾT BỊ ĐIỆN.......................................................................................................................... 19
1.1.

Chuỗi giá trị .................................................................................................................... 19

1.1.1.

Một số khái niệm về chuỗi giá trị ................................................................................. 19

1.1.2.

Các hoạt động trong chuỗi giá trị ................................................................................. 19

1.2.

Chuỗi giá trị toàn cầu ...................................................................................................... 21

1.2.1.

Một số khái niệm về chuỗi giá trị tồn cầu .................................................................. 21

1.2.2.

Vai trị của GVCs ......................................................................................................... 22


1.2.3.

Phân loại GVCs ............................................................................................................ 23

1.3.

GVCs ngành hàng máy móc, thiết bị điện ...................................................................... 24

1.3.1.

Đặc điểm GVCs ngành máy móc, thiết bị điện ............................................................ 24

1.3.2.

Các hoạt động và các đối tượng tham gia GVCs ngành máy móc, thiết bị điện .......... 27

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 30
2.1.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 30

2.1.1.

Đánh giá sự tham gia của Việt Nam vào GVCs ngành máy móc, thiết bị điện ...............
................................................................................................................................... 30

2.1.2.
Mơ hình đánh giá các yếu tố tác động đến sự tham gia của Việt Nam vào GVCs ngành
máy móc, thiết bị điện ................................................................................................................... 32
2.2.


Số liệu ........................................................................................................................... 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................. 37
3.1.

Sự tham gia của Việt Nam vào GVCs .......................................................................... 37

3


3.2.

Thực trạng tham gia của Việt Nam vào GVCs ngành Máy móc và thiết bị điện ......... 40

3.2.1.

Thực trạng ngành Máy móc và thiết bị điện của Việt Nam ......................................... 40

3.2.2.

Thực trạng tham gia của Việt Nam vào GVCs ngành máy móc, thiết bị điện ............. 45

3.3.
bị điện

Các yếu tố tác động đến sự tham gia của Việt Nam vào GVCs ngành Máy móc và thiết
48

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 54

4.1.

Kết luận ......................................................................................................................... 54

4.2.

Khuyến nghị .................................................................................................................. 55

4.2.1.

Về phía nhà nước.......................................................................................................... 55

4.2.2.

Về phía doanh nghiệp ................................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 60

4


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1


ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

2

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3

DVA

Giá trị gia tăng nội địa

4

FVA

Giá trị gia tăng ngoại hối

5

GDP

Tổng sản lượng quốc nội

6


GDP

Tổng sản lượng quốc nội

7

GNI

Tổng sản lượng quốc gia

8

GSO

Tổng Cục Thống kê

9

GTGT

Giá trị gia tăng

10

GVC

Chuỗi giá trị toàn cầu

11


IDC

Giá trị gia tăng nội địa gián tiếp

12

SME

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

13

UNCTAD

14

USD

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại Phát
triển
Đồng dollar Mỹ

5


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình


1

Hình 1.1

2

Hình 1.2
Hình 3.1

3

Hình 3.2

4

Hình 3.3

5

Hình 3.4

Tên hình
Chuỗi sản xuất và cung ứng cơ bản ngành máy
móc, thiết bị điện
GVCs ngành máy móc, thiết bị điện, điện tử
Cơ cấu GTGT trong xuất khẩu và mức độ tham gia
của Việt Nam vào GVCs 2005 – 2016
Phân tách GTGT của Việt Nam, 2000 – 2017
Phân tách hoạt động sản xuất sản phẩm cuối cùng
của Việt Nam, 2000 – 2017

Đối tác thương mại trong trao đổi GTGT của Việt
Nam năm 2010 và 2017

Trang
28
29
39
40
41

42

Chỉ số sản xuất công nghiệp của các sản phẩm máy
6

Hình 3.5

móc, thiết bị điện và các sản phẩm điện tử, 2013 –

43

2019
7

Hình 3.6

Chỉ số tiêu thụ của các sản phẩm máy móc, thiết bị
điện và các sản phẩm điện tử, 2014 – 2019

44


Giá trị xuất nhập khẩu của ngành máy móc, thiết bị
8

Hình 3.7

điện và tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất nhập

45

khẩu của Việt Nam, 2011 – 2019
9

Hình 3.8

10

Hình 3.9

11

Hình 3.10

Cơ cấu nhập khẩu ngành máy móc, thiết bị điện của
Viêt Năm năm 2019, theo đối tác thương mại
Cơ cấu xuất khẩu ngành máy móc, thiết bị điện của
Viêt Năm năm 2019, theo đối tác thương mại
Cơ cấu GTGT trong xuất khẩu và mức độ tham gia
của Việt Nam vào GVCs


6

46

47

48


DANH MỤC BẢNG
STT
1

Bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2

2

Bảng 3.1

Tên bảng
Bộ các chỉ số đánh giá sự tham gia của một quốc
gia vào GVCs
Các biến và nguồn số liệu được đưa vào mơ hình
Chỉ số tham gia của Việt Nam trong GVCs
ngành máy móc, thiết bị điện, 2005 – 2016

Trang
31

37
50

3

Bảng 3.2

Bảng thống kê mô tả các biến

51

4

Bảng 3.3

52

5

Bảng 3.4

Ước lượng mơ hình cơ sở
Kết quả hồi quy mơ hình cơ sở

6

Bảng 3.5

Kết quả hồi quy mơ hình mở rộng


55

7

54


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và

chứng kiến những sự thay đổi liên tục. Dưới sự tác động của q trình tồn cầu hóa cũng
như sự phát triển của khoa học cơng nghệ, các quốc gia đang ngày càng liên kết với nhau
chặt chẽ hơn, thúc đấy sự tăng trưởng của thương mại toàn cầu. Điều này được thể hiện
qua sự gia tăng trong kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các nước trên thế giới với nhau, đưa
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế thế giới đạt gần 40 nghìn tỷ USD vào cuối
năm 2018. Tuy nhiên, sự hội nhập về kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên phức tạp
hơn, không chỉ dừng lại ở trao đổi thương mại mà còn qua sự liên kết trong q trình sản
xuất, phân cơng lao động, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị tồn cầu (GVC). Chính bởi
vậy, GVCs đang ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của một nước cũng
như quan hệ kinh tế của nước đó với phần cịn lại của thế giới khi thúc đấy các nước chun
mơn hóa, phát triển khả năng sản xuất và liên kết với nhau.
Trong bối cảnh trên, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Nền kinh tế Việt
Nam hiện cũng đang tăng trưởng tích cực với xu hướng ngày càng mở cửa và hội nhập sâu
rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này được thể hiện qua sự
tăng trưởng thương mại vượt bậc cũng như nỗ lực trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
và kí kết các hiệp định hợp tác với các đối tác quốc tế. Theo số liệu thống kê của Trademap,
năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lên đến gần 480 tỉ USD, tăng

12% so với năm trước đó. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Việt Nam trong
năm này cũng đạt mức 35,46 tỷ USD (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018), thúc đẩy sự kết nối
của Việt Nam đối với mạng lưới sản xuất quốc tế (Nguyễn Việt Khôi & Chaudhary, 2019).
Về sự tăng trưởng thương mại cũng như bước nhảy vọt trong sự tham gia vào GVCs
của Việt Nam, ngành máy móc, thiết bị điện thể hiện hiệu suất vượt trội hơn cả. Từ năm
2011 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu ngành máy móc, thiết bị điện ln chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam. Theo Trademap, năm 2018, tổng

8


giá trị xuất nhập khẩu của ngành hàng này đạt mức 153,7 tỉ USD, chiếm 32% giá trị kim
ngạch thương mại của cả nước và có mức tăng bình qn lên đến 34%/ năm trong 10 năm
trở lại đây. Sự tăng trưởng vượt bậc của ngành hàng này phần lớn là nhờ sự đầu tư khổng
lồ vào Việt Nam trong những năm gần đây của nhiều cơng ty nước ngồi lớn trong lĩnh
vực điện máy, điện tử như LG Electronics, IBM, Samsung, Intel (Nguyễn Việt Khơi &
Chaudhary, 2019).
Có thể nói, sự gia nhập vào GVCs đang đem lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam, từ
việc tăng trưởng thương mại cho đến chun mơn hóa sản xuất, học hỏi kinh nghiệm và kỹ
năng. Mặc dù vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, so với các quốc gia đang phát triển
khác trên thế giới, Việt Nam nói chung cũng như ngành Máy móc, thiết bị điện của Việt
Nam nói riêng chưa thực sự tham gia sâu vào GVCs (Nguyễn Minh Thư, 2019). Ở thời
điểm hiện tại, đối với các dự án nhận đầu tư từ các công ty đa quốc gia của nước ngoài,
Việt Nam vẫn chưa thể trở thành điểm quản trị toàn bộ chuỗi mà chỉ tham gia một vài khâu
và được dự đoán là trong ngắn hạn vẫn chưa thể thoát khỏi việc chỉ nằm ở khâu trung
nguồn (VEPR, 2019). Về phía các doanh nghiệp trong nước, hầu hết các doanh nghiệp
trong nước năng suất lao động thấp, chưa tiếp cận được với các nguồn tài chính, đầu vào
nhập khẩu... không đủ tiêu chuẩn để tham gia vào chuỗi. Bên cạnh đó, phần lớn xuất khẩu
của ngành máy móc, thiết bị điện được thực hiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài, việc phụ
thuộc vào sự dẫn dắt của họ có thể khiến ngành hàng này chịu nhiều rủi ro khi các công ty

đa quốc gia dịch chuyển sang thị trường lao động công nghệ cao với sự phát triển của tự
động hóa (Nguyễn Đức Thành và cộng sự, 2019).
Trước thực trạng này, việc đánh giá các yếu tố tác động đến sự tham gia vào GVCs
của Việt Nam trong ngành máy móc, thiết bị điện là điều cần thiết để có những nhận định,
đánh giá chính xác về thực trạng của ngành hàng này cũng như có những hướng đi rõ ràng,
phù hợp hơn cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc tham gia sâu rộng hơn vào GVCs.

2.

Mục tiêu nghiên cứu

2.1.

Mục tiêu chung

9


Mục tiêu chung của đề tài này là chỉ ra và phân tích được những yếu tố tác động đến
sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cẩu (GVCs) của Việt Nam trong ngành máy móc, thiết
bị điện, từ đó đưa ra những giải pháp tham khảo cho ngành hàng này để tham gia sâu rộng
hơn vào GVC.
2.2.

Mục tiêu cụ thể
Đề tài đươc thực hiện với một số mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, tổng quan cơ sở lý luận về chuỗi giá trị tồn cầu ngành máy móc thiết bị điện.
Thứ hai, đánh giá thực trạng tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành
máy móc, thiết bị điện.

Thứ ba, đánh giá các yếu tố tác động đến sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị tồn
cầu trong ngành máy móc thiết bị điện.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cho chính phủ và các doanh nghiệp để thúc đẩy sự tham
gia sâu rộng hơn của Việt Nam vào chuỗi giá trị tồn cầu của ngành máy móc, thiết bị điện.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là các yếu tố tác động đến sự tham gia

của Việt Nam vào chuỗi giá trị tồn cầu ngành máy móc, thiết bị điện
 Phạm vị nghiên cứu
Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu về ngành máy móc, thiết bị điện của Việt
Nam.
Về thời gian, đề tài sẽ thực hiện nghiên cứu và sử dụng số liệu trong giai đoạn từ
năm 2005 đến nay do giai đoạn này bắt đầu chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành
Máy móc, thiết bị điện Việt Nam, vì thế có thể cung cấp cài nhìn tồn diện hơn về sự phát
triển của ngành hàng này dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau.

4.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

10


4.1.

Tổng quan các nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu ngành máy móc, thiết bị

điện
Mặc dù GVCs trong những năm gần đây là một đề tài nhận được sự quan tâm của

rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu, vẫn có rất ít các nghiên cứu cụ thể về chuỗi giá trị tồn
cầu của ngành sản xuất máy móc và thiết bị điện. Hầu hết các tài liệu mới chỉ dừng lại ở
việc đánh giá chung về thực trạng hội nhập, liên kết giữa các quốc gia chứ chưa đi sâu vào
đặc điểm của chuỗi giá trì tồn cầu ngành hàng này. Tuy nhiên, lại có rất nhiều tài liệu
nghiên cứu đi sâu về chuỗi giá trị toàn cầu trong sản xuất điện thoại, thiết bị và linh kiện
điện tử.
UNIDO (2015) đá đánh giá tổng quan về chuỗi giá trị tồn cầu ngành Máy móc,
thiết bị điện dựa trên giá trị gia tăng (GTGT) mà các vùng, khu vực kinh tế nhận được cũng
như tạo ra khi tham gia vào. Ở báo cáo này, UNIDO đã chỉ ra Bắc Mỹ, Đơng Âu và Đơng
Á là 3 khu vực có mức tham gia vào chuỗi giá trị ngành này cao nhất với tổng GTGT đạt
được và tạo ra chiếm lần lượt là 77% và 80% của toàn châu lục. Sự hợp tác trong chuỗi giá
trị ngành hàng này không chỉ dừng lại trong phạm vi khu vực hay châu lục mà bản thân
từng quốc gia cũng có những sự liên kết chặt chẽ với nhiều đối tác từ các khu vực kinh tế
khác. So với các ngành hàng khác cũng có mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cao
như dệt may, may mặc, thiết bị vận tải, ngành hàng Máy móc và thiết bị điện được đánh
giá là có sự hội nhập và gắn kết chặt chẽ hơn cả. Bên cạnh đó, báo cáo cũng cũng chỉ ra
các khía cạnh cần xem xét để đánh giá về đặc điểm của chuỗi giá trị một ngành hàng, bao
gồm: nguồn đầu vào và cung ứng; năng suất và công nghệ sản xuất; khách hàng cuối cùng
là thương mại; quản trị chuỗi giá trị; sản uất và sự dụng năng lượng; tài chính và mơi trường
kinh doanh, xã hội, văn hóa, chính trị.
De Backer và Mỉroudot (2013) lại đánh giá cụ thể hơn về GVCs nhóm các sản phẩm
linh kiện, thiết bị điện tử. Theo tài liệu này, điện tử là ngành có chuỗi giá trị tồn cầu hoạt
động mạnh mẽ nhất. Điều này là do đặc tính của các sản phẩm điện tử có thể chia nhỏ nhiều
thành phần để sản xuất, lắp ráp, vì vậy mà các khâu khác nhau trong q trình sản xuất sản
phẩm điện tử hồn thiện thường được đảm nhiệm bởi các công ty khác nhau trong chuỗi

11



giá trị. Trong đó, các cơng ty dẫn đầu (lead firms) thường tập trung ở các nước phát triển,
đặc biệt là khu vực châu Âu, Mỹ và Nhận Bản, Hàn Quốc, cịn các cơng ty gia cơng
(contract manufacturers) tập trung chủ yếu ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Thái
Lan, Mexico.
Khác với các tài liệu trên, Sturgeon và Kawakami (2011) tập trung nghiên cứu về
các lý thuyết liên quan đến GVCs của nhóm sản phẩm thiết bị và linh kiện điện tử. Bên
cạnh việc làm rõ vai trò, vị trí của ngành này trong GVCs, hai tác giả cũng đã phân tích vai
trị của các cơng ty dẫn đầu (lead firms), các công ty gia công (contract manufacturers) đối
với việc thúc đẩy sự tham gia của các quốc gia vào GVCs cũng như việc tăng năng suất,
khả năng cung ứng và tạo ra GTGT. Các phân tích này đều được tác giá kiểm chứng lại
qua trường hợp của thị trường Đài Loan và Mỹ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra được mặt
tích cực và hạn chế trong việc tham gia vào GVCs ngành hàng thiết bị điện tử của các nước
đang phát triển. Bên cạnh việc đạt được những lợi ích như dễ dàng thâm nhập thị trường,
đổi mới công nghệ, kỹ năng, các quốc gia này do thường tập trung các công ty gia công sẽ
dễ rơi vào bẫy phân khúc có GTGT thấp của ngành hàng này trong khi mức chi phí tăng
lên để phát triển các bộ phận chức năng và các hệ thống con.
4.2.

Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự tham gia vào GVC
Trước đây, đã có khá nhiều nghiên cứu về những các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham

gia vào GVCs của các quốc gia hay khu vực. Các tài liệu đã xây dựng, tổng hợp những bộ
chỉ số được sử dụng để đo lường, đánh giá mức độ tham gia vào GVCs, các nhân tố thúc
đẩy sự gia nhập GVCs cũng như các giá trị mà quốc gia đó tạo ra cho và nhận được từ
GVCs.
Backer và Miroudot (2013) tập trung nghiên cứu về đánh giá và đo lường sự quan
trọng của chuỗi giá trị toàn cầu dựa trên các chỉ số về GTGT trong thương mại. Trong
nghiên cứu này, hai tác giả đã đưa ra các chỉ số đo lường về mức độ tham gia vào chuỗi

giá trị tồn cầu, quy mơ của chuỗi giá trị và vị trí của một nước trong chuỗi giá trị tồn cầu.
Trong đó, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của một quốc gia được thể hiện thơng
qua mức độ chun mơn hóa, tỷ lệ của xuất khẩu từ việc tham gia vào quy trình sản xuất

12


phân tán theo chiều dọc. Quy mô của GVCs được thể hiện qua số các giai đoạn sản xuất
của ngành đó trong GVCs. Ngồi ra, vị trí của một nước trong chuỗi giá trị phụ thuộc vào
sự chun mơn hóa của nước đó. Các nước liên kết ngược tập trung sản xuất ngun liệu
thơ hay các tài sản vơ hình khác liên quan đến các bước đầu trong quy trình sản xuất trong
khi các nước liên kết xuôi thực hiện lắp ráp, hoàn thiện các sản phẩm trung gian đầu vào
hoặc chun mơn hóa về phục vụ khách hàng.
Nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2017) cũng tập trung xây dựng và tổng hợp,
đánh giá các chỉ số sử dụng để đánh giá, đo lường sự tham gia của các quốc gia vào mạng
lưới sản xuất quốc tế. Các chỉ số này có thể chia thành 2 nhóm: các chỉ số dựa trên thương
mại và các chỉ số dựa trên bảng Input-Output. Trong đó, các chỉ số dựa trên thương mại
bao gồm 6 chỉ số: tỷ trọng của hàng hóa trung gian trên kim ngạch xuất khẩu/ nhập khẩu,
tỷ trọng của hàng hóa trung gian trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; Tầm quan trọng
tương đối của việc trao đổi thương mại hàng hóa trung gian (tỷ lệ xuất nhập khẩu khẩu
hàng hóa trung gian/ GDP); Tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa trung gian trên xuất khẩu; chỉ số
Grubel-Lloyd đo lường thương mại nội ngành; và chỉ số lợi thế so sánh RCA đo cường độ
mà nước đó xuất khẩu một sản phẩm. Các chỉ số này được sự dụng rất rộng rãi trong việc
dánh giá mức độ hội nhập của các quốc gia trong mạng lưới sản xuất quốc tế, tuy nhiên lại
hạn chế việc đánh giá những ảnh hưởng của sự phân mảnh quy trình sản xuất theo địa lí,
vì thế khơng thể sử dụng để đánh giá GTGT một quốc gia tạo ra trong từng khâu của cả
quy trình sản xuất. Sự hạn chế này của nhóm chỉ số dựa trên thương mại đã đặt ra yêu cầu
phát triển nhóm chỉ số khác liên quan đến GTGT trong thương mại (TiVA). Nhóm chỉ số
này được xây dựng và phát triển dựa trên bảng Input-Output nhằm đánh giá sự phụ thuộc
lẫn nhau trên toàn cầu của các nhà sản xuất. Nhóm chỉ số này bao gồm các chỉ số được

nhắc đến trong Backer và Miroudot (2013) cùng với chỉ số về tỉ lệ đầu vào nhập khẩu/ đầu
vào trong nước và một số chỉ số GTGT trong thương mại.
UIBE (2019) cũng đã có nghiên cứu cụ thể về các chỉ số GVCs và xây dựng cơ sở
dữ liệu nhằm phục vụ các nghiên cứu xoay quanh chủ đề này. Các chỉ số GVCs mà UIBE
xây dựng, tổng hợp được chia khác so với của Ahmad và cộng sự (2017). Ở đây, bộ chỉ số
được chia thành ba nhóm chính. Thứ nhất là nhóm các chỉ số được xây dựng dựa trên việc
13


phân mảnh các hoạt động sản xuất trong GVCs, chia thành các chỉ số về liên kết phía trước
và liên kết phía sau. Nhóm thứ hai là các chỉ số về dòng thương mại song phương, được
xây dựng dựa trên việc bóc tách và phân tích đầu ra, đầu vào, kim ngạch thương mại của
các nước, các ngành. Nhóm thứ ba bao gồm các chỉ số dựa trên quy mô của chuỗi giá trị,
bao gồm chủ yếu là các chỉ số về quy mơ, vị trí, quy trình sản xuất quốc tế, tần suất tham
gia sản xuất xuyên biên giới...
4.3.

Tổng quan các nghiên cứu về sự tham gia của Việt Nam vào GVCs trong ngành
máy móc thiết bị điện

4.3.1. Các nghiên cứu về ngành máy móc, thiết bị điện của Việt Nam
Do là một trong những ngành hàng đi đầu với sự tăng trưởng vượt bậc, ngành sản
xuất máy móc, thiết bị điện, điện tử đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều học giả.
Đinh Tiến Minh (2014) đã đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của các ngành
công nghiệp sản xuất, chế tạo của Việt Nam, trong đó chú trọng hơn cả vào ngành hàng
máy móc và thiết bị điện. Tác giả nhận định Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh
mẽ của ngành hàng này trong những năm gần đây chủ yếu nhờ vào chính sách thu hút các
nhà đầu tư nước ngồi. Các dự án liên quan đến lĩnh vực này thu hút được nguồn đầu tư
rất mạnh mẽ, cả về số lượng cũng như chất lượng của dự án. Tuy nhiên, trong quá trình
sản xuất này, Việt Nam vẫn chưa thể nội địa hóa các linh kiện, thiết bị mà buộc phải nhập

khẩu thay thế. Bởi vậy, mặc dù sản lượng, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhanh chóng
trong những năm gần đây, ngành hàng máy móc, thiết bị điện, điện tử của Việt Nam vẫn
được đánh giá là còn đi chậm sau nhiều quốc gia khác trong khu vực.
Lê Thanh Thủy (2016) cũng nhận định, hiện Việt Nam vẫn đang là điểm đến hấp
dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài ngành hảng sản xuất máy móc, thiết bị điện, điện tử.
Tuy nhiên, ngành hàng này vẫn được đánh giá là non trẻ do sự phụ thuộc lớn vào các nhà
cung cấp linh kiện, phụ tùng từ nước ngoài, vào sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng như những hạn
chế trong chất lượng nguồn lao động và chưa tiếp cận được vốn, điều này được thể hiện rõ
nhất ở việc hầu hết các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam chưa đủ tiêu chuẩn để tham gia
vào GVCs ngành hàng máy móc, thiết bị điện.

14


“Báo cáo Kinh tế vĩ mô” của MBS (2019) chỉ ra ngành sản xuất máy móc, thiết bị
điện của Việt Nam những năm gần đây chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên,
tỷ lệ nội đía hóa ngun vật liệu đầu vào, linh kiện, thiết bị để sản xuất mới chỉ dừng lại ở
mức 36%, thấp hơn khá nhiều so với Thái Lan (57%), Indonesia (41%) hay Trung Quốc
(gần 70%). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia vào GVCs mới chỉ dừng lại ở khâu
hoàn thiện các sản phẩm giá trị thấp chứ chưa phải các chi tiết, linh kiện có GTGT hay
hàm lượng cơng nghệ cao.
4.3.2. Các nghiên cứu về sự tham gia của Việt Nam vào GVC
Mặc dù ngành hàng Máy móc, thiết bị điện của Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt
bậc trong mạng lưới sản xuất quốc tế, có rất ít các tài liệu nghiên cứu trực tiếp về ngành
hàng này trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hầu hết, các đề tài chỉ nghiên cứu về vị trí của Việt
Nam nói chung trong chuỗi giá trị toàn cầu và đưa đánh giá tổng quát chung về các ngành
hàng, bao gồm cả ngành máy móc và thiết bị điện.
World Bank (2017) đã nhận xét sự tham gia vào GVCs của Việt Nam hiện đang
được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ những hoạt động sản xuất có GTGT cao và sự kết nối của các
doanh nghiệp tại quốc gia này với thị trường thế giới và các nhà đầu tư nước ngoài. Trong

nghiên cứu này, World Bank chỉ ra GVCs của hai ngành hàng mà Việt Nam đang có sự
tham gia tích cực nhất, đó là ngành cơng nghiệp ơ tơ và máy móc thiết bị điện, cụ thể là
nhóm hàng linh kiện và thiết bị điện tử. Tuy nhiên, sự hội nhập vào mạng lưới sản xuất
quốc tế của Việt Nam phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngồi, chứ chưa có liên kết
với các doanh nghiệp nội địa. Trong báo cáo này, World Bank cũng đưa ra các hướng mà
chính phủ Việt Nam cần cải thiện để thúc đẩy sự tham gia vào GVCS của các các doanh
nghiệp nội địa như: tập trung phát triển thị trường dịch vụ, tận dụng các cam kết, hiệp định
hợp tác với các nước phát triển để đảm bảo các đầu tư về công nghệ...
Đặng Thị Huyền Anh (2017) cũng đã có nghiên cứu đánh giá thực trạng tham gia
vào GVCs của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0. Bên cạnh những
lợi ích của việc tham gia GVCs như thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế...
đề tài đã nghiên cứu về những cơ hội và thách thức đối với sự tham gia GVCs của Việt

15


Nam khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang thay đổi sự chun mơn hóa sản xuất một cách
nhanh chóng. Trong bối cảnh này, Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển, cải thiện khả năng sản
xuất cũng như tình hình thương mại, đặc biệt là thông qua các kênh đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Tuy nhiên, sự thay đổi, cải tiến không ngừng của công nghệ cũng tạo ra rất
nhiều thử thách cho Việt Nam, từ đó làm tăng khoảng cách về kĩ năng, năng suất lao động
của Việt Nam với các nước đang phát triển.
Nghiên cứu của Trịnh Long và các cộng sự (2019) đánh giá thực trạng tham gia vào
GVCs của Việt Nam từ năm 1995 đến nay. Trong giai đoạn này, mức độ tham gia của Việt
Nam có những cột mốc như: tăng mạnh vào năm 2002 (sau khi ký kết FTA với Hoa Kỳ),
2007 (sau khi gia nhập WTO) và sau năm 2014 (dòng vốn FDI tăng mạnh). Các tác giả
cũng chỉ ra, trong nửa đầu giai đoạn 1995 – 2019, mức độ tham gia của Việt Nam vào
GVCs trong ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo, cụ thể là ngành máy móc, thiết bị điện
là thấp nhất so với các ngành là thế mạnh của quốc gia này. Tuy nhiên, nhờ sự gia tăng của
dịng vốn FDI, hiện này vị trí của Việt Nam trong GVCs ngành hàng máy móc, thiết bị

điện này cao hơn hẳn so với các lĩnh vực khác.
Ngoài ra, Nguyễn Trung và các cộng sự (2018) nghiên cứu cụ thể về các yếu tố
chính hạn chế khả năng tham gia vào GVCs của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại
Việt Nam. Các tác giả chỉ ra rằng khác với các quốc gia khác trong khu vực cũng dựa vào
FDI, Việt Nam vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối các doanh nghiệp, nhà đầu
tư nước ngoài này với thị trường trong nước. Vì vậy, dù số lượng SMEs rất lớn, chiếm đến
gần 98%, khả năng của họ vẫn cịn chưa đủ để có thể hội nhập vào mạng lưới sản xuất toàn
cầu. Đề tài này cũng đã chia ra 4 nhóm yếu tố tác động đến sự tham gia GVCs của SMEs
Việt Nam như sau: thứ nhất là nhóm các yếu tố ở mức độ doanh nghiệp bao gồm khả năng
quản lý, khả năng cải tiến, mức độ tiếp cận hỗ trợ tài chính; nhóm thứ hai bao gồm các
chính sách thương mại và cơ sở hạ tầng logistics; 2 nhóm cuối cùng là các chỉ số về ảnh
hưởng của mơi trường kinh doanh và chính sách quản lý các công ty dẫn đầu (lead firms)
đến sự tham gia của SME vào chuỗi giá trị.
4.3.3. Các nghiên cứu về sự tham gia của Việt Nam vào GVCs ngành máy móc, thiết bị
điện
16


Đề tài “Vị thế của Việt Nam trong Chuỗi giá trị tồn cầu” (Nguyễn Việt Khơi &
Chaudhary, 2019) đã đánh giá và cho thấy sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam
chủ yếu là liên kết ngược, đặc biệt là ở các ngành Việt Nam có thể mạnh sản xuất, lắp ráp
như máy móc, thiết bị điện, điện tử, dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm… Sự tham gia
sâu rộng của các ngành này, đặc biệt là ngành sản xuất máy móc, thiết bị điện, điện tử vào
chuỗi giá trị toàn cầu cũng được đánh giá là nhờ dịng vốn đầu tư của các cơng ty đa quốc
gia lớn trong lĩnh vực điện máy đang đưa Việt Nam trở thành địa điểm chuyên lắp ráp,
hoàn thiện các sản phẩm cơng nghệ cao, có mối liên kết về phía sau mạnh. Ngươc lại, tỷ
trọng xuất khẩu các sản phẩm trung gian của Việt Nam trong tổng kim ngạch thương mại
cho thấy mối liên kết về phía trước còn yếu.
Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2019) trong “Báo cáo thường niên kinh tế 2019”
cũng đã khái quát về thực trạng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu ngành máy móc,

thiết bị điện của Việt Nam. Báo cáo này cũng khẳng định việc Việt Nam đang dần trở thành
một công xưởng lớn của khu vực trong lĩnh vực lắp ráp, hồn thiện sản phẩm máy móc,
thiết bị điện, điện tử dưới sự dẫn dắt của các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, sự tham gia
mạnh mẽ của Việt Nam ở liên kết phía sau của chuỗi giá trị chủ yếu là khâu trung nguồn
nên gia trị gia tăng nội địa là rất thấp, đặt ra nhiều rủi ro có thể xảy ra với các ngành sản
xuất của Việt Nam.
Ngồi ra, cũng có một số đề tài khác nghiên cứu về sự tham gia của Việt Nam vào
GVCs ngành máy móc, thiết bị điện nhưng tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm thiết bị
điện tử. Trong đó, đáng chú ý là đề tài của Nguyễn Hồng Ánh và các cộng sự (2007)
nghiên cứu về sự tham gia vào GVCs của các doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam.
Đề tài tập trung nghiên cứu về chuỗi giá trị của ngành hàng này cũng như thực trang tham
gia vào GVCs của Việt Nam trong ngành hàng này, từ đó đánh giá vị thế của Việt Nam
trong GVCs ngành điện tử. Vào thời điểm nghiên cứu này được thực hiện, ngành hàng điện
tử của Việt Nam vẫn chưa có sự đột phá mạnh mẽ như hiện tại. Chính vì vậy, kết quả
nghiên cứu thể hiện mức độ hội nhập của Việt Nam còn thấp, cần nắm bắt các cơ hội từ
FDI.

17


Tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy thực trạng tham gia của Việt Nam
vào GVCs nói chung cũng như GVCs ngành máy móc, thiết bị điện nói riêng đã được đề
cập và phân tích trong các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây tập
trung vào việc đánh giá mức độ tham gia, các cơ hội, thách thức mà các doanh nghiệp ở
Việt Nam phải đối mặt khi hội nhập sâu hơn vào mạng lưới sản xuất quốc tế. Mặc dù cũng
đã có những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Việt Nam vào GVCs,
các đề tài này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá ở góc độ quốc gia chứ chưa đi sâu vào các
ngành hàng cụ thể, bao gồm cả ngành hàng máy móc, thiết bị điện. Bên cạnh đó, rất thiếu
các nghiên cứu đánh giá định lượng tác động của các yếu tố này. Khoá luận này đóng góp
vào các nghiên cứu trước đây ở hai điểm sau: (i) đánh giá thực trạng tham gia của Việt

Nam vào GVCs của riêng ngành hàng sản xuất máy móc và thiết bị điện và (ii) đồng thời
chỉ ra, phân tích định lượng những nhân tố tác động đến mức độ hội nhập vào GVCs của
Việt Nam trong ngành hàng này.

5.

Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị tồn cầu ngành máy móc thiết bị điện
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và số liệu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị

18


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TỒN CẦU NGÀNH MÁY
MĨC THIẾT BỊ ĐIỆN
1.1.

Chuỗi giá trị

1.1.1. Một số khái niệm về chuỗi giá trị
Michael Porter (1985) đưa ra khái niệm chuỗi giá trị dựa trên góc độ quản lý kinh
doanh của một doanh nghiệp. Theo đó, chuỗi giá trị là một chuỗi các hoạt động của một
công ty trong một ngành cụ thể thực hiện để đưa một sản phẩm ra thị trường mà qua đó, sự
tương tác giữa các yếu tố đầu vào cần và đủ sẽ diễn ra để tạo ra một sản phẩm (hàng hóa
hoặc dịch vụ), hoạt động phân phối và tiêu thụ theo một hoặc một số phương thức nhất
định.

Tiếp đó, theo Kaplinsky Rapheal (2001), chuỗi giá trị là hàng loạt các hoạt động cần
và đủ để biến một sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ) từ một khái niệm, ý tưởng, trải qua
các giai đoạn sản xuất khác nhau, trở thành thành phẩm được phân phối đến người tiêu
dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã qua sử dụng. Trong khái niệm này, Kaplinsky Rapheal
cũng nhận định rằng, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia vào loạt các
hoạt động trong chuỗi để tối đa giá trị lợi nhuận.
Dựa trên góc nhìn từ các cơng ty xuyên quốc gia, Nguyễn Việt Khôi (2013) đã đưa
ra khái niệm “chuỗi giá trị là một phức hợp các hoạt động do nhiều người tham gia khác
nhau thực hiện để sản xuất ra một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó”. Trong đó, những
người tham gia vào các hoạt động của chuỗi giá trị có thể là người sản xuất sơ cấp, lắp ráp
hay cung ứng dịch vụ...
Nhìn chung, qua các khái niệm trên, có thể hiểu chuỗi giá trị như một loạt các hoạt
động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một sản phẩm từ ý tưởng cho
tời khi được hồn thiện thơng qua các giai đoạn sản xuất, tiếp thị, bán hàng, được phân
phối đến người tiêu dùng cuối cùng và bao gồm cả các dịch vụ, hoạt động sau bán hàng có
liên quan tới sản phẩm, dịch vụ này.
1.1.2. Các hoạt động trong chuỗi giá trị

19


Trong một chuỗi giá trị, các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự cụ thể, sản phẩm
khi đi qua mỗi hoạt động theo thứ tự đó sẽ đạt được một số GTGT nhất định. Các hoạt
động của một chuỗi giá trị có thể diễn ra ở các cấp độ khác nhau như trong một doanh
nghiệp, một ngành hay trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo quan điểm của Michael Porter, hiếm
có doanh nghiệp nào có thể tự đảm nhiễm tất cả các hoạt động trong chuỗi giá trị mà chỉ
đóng góp một phần vào chuỗi giá trị thơng qua hoạt động mình có thể mạnh, các hoạt động
khác thường được thực hiện bởi các doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, ông đã phát triển
quan điểm chuỗi giá trị thành hệ thống giá trị. Theo đó, chuỗi giá trị của một doanh nghiệp
sẽ tạo nên một phần của chuỗi các hoạt động lớn hơn, hình thành một hệ thống giá trị - hay

còn gọi là chuỗi giá trị của ngành. Trong đó, các nhà cung ứng cung cấp đầu vào cho doanh
nghiệp thông qua chuỗi giá trị riêng của họ, các doanh nghiệp thực hiện sản xuất, tạo ra
sản phẩm với chuỗi giá trị riêng và sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng
qua chuỗi giá trị của nhà phân phối (Porter, 1985).
Theo lý thuyết của Michael Porter, một chuỗi giá trị thường bao các hoạt động chính
và các hoạt động hỗ trợ.
Trong đó, có 5 hoạt động chính với vai trị gia tăng giá trị cho sản phẩm và tạo ra lợi thế
cạnh tranh, bao gồm: các hoạt động logistics nội bộ; sản xuất kinh doanh; lưu trữ và phân
phối; marketing và bán hàng; các dịch vụ sau bán hàng.
-

Hoạt động logistics nội bộ liên quan đến việc quản lý dòng di chuyển của tư liệu sản
xuất, hàng hóa trung gian hay thành phẩm, hàng tồn kho từ nhà cung ứng đến nhà máy
sản xuất, lắp ráp hay các nhà kho, cửa hàng.

-

Hoạt động sản xuất liên quan đến quá trình chuyển đổi đầu vào (dưới dạng nguyên vật
liệu thô/ sơ chế, lao động, năng lượng) thành sản phẩm đầu ra (dưới dạng háng hóa hoặc
dịch vụ).

-

Lưu trữ và phân phối bao gồm các hoạt động liên quan đến việc lưu trữ, di chuyển thành
phẩm và các luồng thông tin liên quan từ cuối hoạt động sản xuất đến tay người tiêu
dùng cuối cùng.

20



-

Marketing và bán hàng là các hoạt động nhằm mục tiêu bán hàng, bao gồm quy trình
tạo ra và trao đổi các sản phẩm có giá trị đối với khách hàng. Quy trình này cung cấp
phương tiện để người tiêu dùng thực hiện mua hàng cũng như thúc đẩy họ mua hàng.

-

Dịch vụ sau bán hàng bao gồm các loại dịch vụ được cung ứng để đảm bảo giá trị, hiệu
quả của sản phẩm cho người mua sau khi sản phẩm đã được mua và phân phối.

Các hoạt động hỗ trợ được thực hiện với mục tiêu giúp các các hoạt động chính trở nên
hiệu quả hơn, thường bao gồm: các hoạt động liên quan đến cơ sở hạ tầng tổ chức (bao
gồm các hoạt động như kế toán, tài chính, quản lý chất lượng...); phát triển cơng nghệ;
quản trị nguồn nhân lực và thu mua.

1.2.

Chuỗi giá trị toàn cầu

1.2.1. Một số khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu
Một trong những nghiên cứu đầu tiên nhắc đến GVCs là nghiên cứu của Gary
Gereffi về sự phát triển của các công ty may mặc Đông Á trong chuỗi giá trị. Theo quan
điểm của ơng, q trình học hỏi và nâng cấp của các doanh nghiệp qua khỏi phạm vi biên
giới của một quốc gia, một khu vực dẫn đến sự hình thành của GVCs (Gereffi, 1994).
Sau này, đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung làm rõ hơn khái niệm của GVCs với
những quan điểm khác nhau. Những nghiên cứu đầu tiên chú trọng tới “GTGT trong
thương mại” cùng với sự chun mơn hóa theo chiều dọc, trong đó “GTGT trong thương
mại” theo Hummels và các cộng sự (2001) là hàm lượng nhập khẩu trong giá trị xuất khẩu.
OECD (2013) đã dựa trên hướng tiếp cận này để định nghĩa GVCs là “tồn bộ q trình

sản xuất một hàng hóa từ ngun liệu thơ cho đến một sản phẩm hồn chỉnh, các hoạt động
trong q trình này có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào mà ở đó, các yếu tố đầu vào cần
thiết để sản xuất đều có sẵn ở mức giá cả cạnh tranh với chất lượng đảm bảo”.
Bên cạnh đó, cũng có những khái niệm về GVCs tiếp cận từ mối liên hệ giữa chuỗi
giá trị của các công ty, các ngành, các quốc gia. Theo quan điểm này, Coe và Hess (2007)
đã định nghĩa GVCs là “kết quả của quá trình phân tán sản xuất”, bao gồm trình tự những
hoạt động sản xuất để tạo ra thành phẩm cho người sử dụng cuối cùng, trong đó, các hoạt

21


động sản xuất này gắn chặt với môi liên hệ giữa các công ty, các ngành ở các quốc gia khác
nhau. Khái niệm này của Coe và Hess tập trung nhấn mạnh mối quan hệ giữa công ty với
nhà cung ứng ở nước ngồi và cơng ty mẹ với chi nhánh ở nước ngồi.
Dựa trên những khái niệm trên, có thể hiểu GVCs trong lĩnh vực kinh tế là một q
trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ manng tính tồn cầu. Những nhân tố đóng vai
trị then chốt trong đó là những doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, họ tham gia vào
những hoạt động, khâu đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

1.2.2. Vai trị của GVCs
GVCs với sư phân tán sản xuất có tác động mạnh mẽ đến sự phân công lao động
quốc tế, làm thay đối về tốc độ, quy mô phát triển và hợp tác cũng như cấu trúc kinh tế của
các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi (Đinh, 2015).
Đối với các nước đang phát triển, GVCs giúp các quốc gia tận dụng được lợi thế
thương mại của mình để thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế và thu
hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia. Điều này được xác định dựa trên nghiên cứu
của John và Kierzkowski (1990) về phân công sản xuất, theo đó, sự phân tán sản xuất theo
vị trí địa lý phụ thuộc vào các yếu tố sản xuất và trình độ phát triển của một quốc gia. Như
vây, các nước ở các giai đoạn phát triển khác nhau với những lợi thế riêng đều có thể tham
gia vào GVCs ở các khâu đoạn khác nhau. Ví dụ như các nước với những lợi thế nổi bật

về yếu tố sản xuất giá rẻ (nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên...) có thể dễ dàng tham
gia vào GVCs ở những ngành có hàm lượng lao động cao. Bên cạnh đó, việc tham gia vào
mạng lưới sản xuất quốc tế sẽ tạo điều kiện để các quốc gia này thay đổi cơ cấu kinh tế từ
việc tham gia vào các hoạt động sản xuất giản đơn sang phức tạp hơn (thể hiện qua sự tăng
trưởng của tỷ trọng sử dụng máy móc trong hoạt động sản xuất) (Đinh, 2015).
Đổi với các nền kinh tế mới nổi với trình độ phát triển cao hơn, việc tham gia vào
GVCs đòi hỏi sự kết hợp giao dịch trong và ngoài ngành giữa các quốc gia, thúc đẩy sự
hình thành các trung tâm cơng nghiệp (aggolomerate). Chính vì vậy, vai trị của GVCs đối
với các nước này được thể hiện qua những lợi ích mà các trung tâm công nghiệp mang lại.

22


Thứ nhất, sự hình thành của các trung tâm cơng nghiệp sẽ giúp ổn định cấu trúc công
nghiệp của các nước này ở một mức nhất định do các ngành sản xuất tuân thủ theo quy luật
thị trường, hướng tới các khu vực có lợi thế để hình thành các ngành sản xuất ban đầu làm
lõi, từ đó kéo thao các ngành công nghiệp bổ trợ khác. Thứ hai, sự hình thành của các trung
tâm cơng nghiệp giúp kết nối và gắn kết các doanh nghiệp địa phương với các cơng ty, tập
đồn đa quốc gia (MNCs), cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương tham gia sâu hơn
vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Các MNCs được đánh giá là “cánh cửa” để các doanh
nghiệp nội địa bước vào GVC. Một khi tham gia vào GVC, quá trình chuyển giao, tiếp cận
công nghệ, kiến thức... giữa MNCs và các công ty nội địa là điều tất yếu (Đinh, 2015).

1.2.3. Phân loại GVC
Dựa trên tầm ảnh hưởng của các thành phần tham gia (nhà sản xuất và người mua),
GVCs có thể được phân loại thành chuỗi giá trị tồn cầu do nhà sản xuất chi phối (producer
– driven GVCs) hoặc chuỗi giá trị toàn cầu do người mua chi phối (buyer-driven GVCs).
(Gereffi, 2001)
Trong chuỗi giá trị do nhà sản xuất chi phối, các nhà sản xuất xuyên quốc gia đóng
vai trị chính trong việc điều phối và kết nối các hoạt động, thành phần tham gia trong mạng

lưới sản xuất. Những chuỗi giá trị này có đặc điểm là mạng lưới sản xuất có quy mơ rộng
rãi với các chi nhánh, nhà máy đặt ở nhiều quốc gia, có sự tham gia của lượng lớn những
nhà phân phối, bán lẻ, nghiên cứu... trên phạm vi thế giới. Những chuỗi giá trị này có đặc
điểm là hàng rào gia nhập cao do có hoạt động sản xuất thâm dụng vốn/ cơng nghệ và quy
mơ sản xuất lớn, ví dụ như chuỗi giá trị của ngành hàng không hay sản xuất ô tô.
Trong chuỗi giá trị do người mua chi phối, những nhà bán lẻ, thiết kế, nhà tiếp thị
có vai trò chủ đạo trong mối liên kết giữa những nhà sản xuất, kinh doanh thương mại và
các công xưởng trên khắp thế giới để sản xuất những sản phẩm họ đã thiết kế rồi phân phối
tới người dùng. Một trong những đặc điểm chính của các cơng ty có vai trị chính trong
chuỗi giá trị này là họ thực hiện thiết kế và/ hoặc tiếp thị sản phẩm chứ không sản xuất nó.
Các sản phẩm được đặt hàng từ các nhà sản xuất khác nhau và các hoạt động sản xuất vật

23


lý này không tách rời khỏi các giai đoạn thiết kế và tiếp thị. Lợi nhuận trong chuỗi giá trị
này đến từ giá trị của các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, tiếp thị... chứ không phải từ quy
mô sản xuất, tiến bộ công nghệ. (Gereffi, 1994) Chuỗi giá trị do người mua chi phối phổ
biến ở các ngành hàng tiêu dùng và thâm dụng lao động như may mặc, đồ gia dụng, điện
tử tiêu dùng... Các thiết kế, đặc tính sản phẩm được cung cấp bởi các nhà bán lẻ, nhà tiếp
thị đặt hàng. (Gereffi, 2001)

1.3.

GVCs ngành hàng máy móc, thiết bị điện

1.3.1. Đặc điểm GVCs ngành máy móc, thiết bị điện
Ngành sản xuất máy móc, thiết bị điện, điện tử hiện đang là một trong những ngành
mũi nhọn của thế giới, bao gồm các sản phẩm điện, điện tử trong tiêu dùng hàng ngày và
trong hoạt động sản xuất các ngành cơng nghiệp tự động hóa.

Dựa theo các hoạt động chính của chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất cơ bản của ngành
máy móc, thiết bị điện này bao gồm 4 khâu chính bao gồm sản xuất, phân phối, sử dụng
và vứt bỏ (Hình 1.1). Khâu sản xuất bao gồm 4 hoạt động chính, liên quan đến việc xử lý
nguyên vật liệu thô; sản xuất phụ kiện, linh kiện; lắp ráp linh kiện và lắp ráp, hoàn thiện
sản phẩm cuối cùng. Khâu phân phối liên quan đến việc vận chuyển, đưa sản phẩm ra thị
trường và bán hàng. Khâu sử dụng bao gồm các hoạt động sử dụng, tái sử dụng – liên quan
đến việc vận hành các sản phẩm máy móc, thiết bị điện. Cuối cùng là khâu vứt bỏ, gồm
các hoạt động như thu gom chất thải, tháo dỡ, tái chế nguyên liệu, thu hồi năng lượng...
(Eugster, và những tác giả khác, 2008).

24


Sản xuất

Phân phối

•Xử lý ngun
liệu thơ
•Sản xuất linh,
phụ kiện

Vứt bỏ

Sử dụng

•Sử dụng
•Tái sử
dụng/ Sửa
chữa


•Vận
chuyển
•Bán hàng

•Tháo dỡ
•Thu gom chất thải
•Tái chê ngun liệu
•Thu hồ năng lượng

Hình 1.1: Chuỗi sản xuất và cung ứng cơ bản ngành máy móc, thiết bị điện
Nguồn: Eugster và cộng sự (2008)
Tuy nhiên, mạng lưới sản xuất các sản phẩm máy móc, thiết bị điện, điện tử khơng
chỉ liên quan đến việc tích hợp sản xuất theo chiều dọc mà còn mở rộng các khâu hạ nguồn,
thượng nguồn của chuỗi giá trị (UNCTAD, 2005) (Hình 1.2). Với cấu trúc này, GVCs
ngành máy móc, thiết bị điện, điện tử có một số đặc điểm chính, bao gồm:
Thứ nhất, sản xuất máy móc và trang thiết bị điện, điện tử là ngành công nghiệp yêu
cầu vốn đầu tư rất lớn cũng như công nghệ cao cho các hoạt động từ nghiên cứu, phát triển,
thiết đến sản xuất, tiếp thị và các thành phẩm có gia trị gia tăng lớn. Chính vì vậy, GVCs
của ngành máy móc, thiết bị điện thường được chi phối bởi các nhà sản xuất là các tập
đồn, các cơng ty xun quốc gia. (Nguyễn T. , 2009)
Thứ hai, hiện nay, tốc độ phát triển và cải tiến nhanh chóng của khoa học cơng nghệ
đang ngày càng rút ngắn chu kỳ sống của các sản phẩm máy móc, thiết bị điện, điện tử.
Theo TS. Trần Quang Hùng (Tổng thư ký VEIA), chu kỳ sống trung bình trên thị trường
toàn cầu của những mặt hàng này đã rút ngắn từ 5 – 6 năm xuống chỉ còn 6 tháng.

25



×