Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên môi trường: Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.72 KB, 91 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi. Số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Huế, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Tân Văn Dũng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành bài luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của:
- PGS.TS Hồ Kiệt người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài;
- Các thầy, cô giáo trong Khoa TN đất và MTNN, Phòng đào tạo sau Đại học.
- UBND huyện Tư Nghĩa, các phòng ban huyện Tư Nghĩa: Phòng Tài ngun
và Mơi trường huyện, phịng Thống kê huyện, Thanh tra huyện, Phòng Tư pháp, Tòa
án nhân dân huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Tư Nghĩa.


Tôi xin chân thành cảm ơn đến các cá nhân, tập thể và cơ quan nêu trên đã giúp
đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình thực hiện đến khi hồn
thành đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Huế, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Tân Văn Dũng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN

Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi’’.
Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa. Nghiên cứu các trường hợp tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo điển hình trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. Đề xuất các giải pháp thích
hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
Kết quả nghiên cứu của đề tài: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội; Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và nghiên cứu
một số vụ việc điển hình trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. Trong đó:

- Tồn huyện Tư Nghĩa có 15 đơn vị hành chính gồm 13 xã và 2 thị trấn, với
tổng diện tích tự nhiên là 20.628,79 ha.
- Từ ngày 01/7/2014 đến 31/12/2016, UBND huyện tiếp nhận và giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo với tổng cộng 717 vụ, trong đó:
+ Tranh chấp: 113 vụ, chiếm tỷ lệ 17,76 %;
+ Khiếu nại 586 vụ, chiếm tỷ lệ 81,72 %;
+ Tố cáo 18 vụ, chiếm tỉ lệ 2,51 %.
Tranh chấp đất đai có xu hướng tăng dần, điều đó cho thấy sự phức tạp trong
công tác quản lý đất đai của huyện Tư Nghĩa trong thời gian vừa qua. Qua tìm hiểu,
nguyên nhân chính và chủ yếu xảy ra tranh chấp giữa các hộ dân là do vấn đề ranh giới
đất đai không rõ ràng, tranh chấp quyền thừa kế, bên cạnh đó cịn có ngun nhân là
chia đất khơng đều cho người thân, chia tài sản do ly hôn.
Qua những phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đưa ra những
giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
đất đai trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN .................................................................. iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

2. Mục đích, mục tiêu .......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 3
1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai.................................................................. 3
1.1.2. Quan hệ về đất đai của nước ta hiện nay ..................................................... 4
1.1.3. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ................................................................ 7
1.1.4. Tố cáo và giải quyết tố cáo ....................................................................... 10
1.1.5. Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai ................................... 12
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 14
1.2.1. Tình hình pháp luật về đất đai và hướng giải quyết của một số nước trên thế
giới ................................................................................................................... 14
1.2.2. Cơ sở thực tiễn về các vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam ............................... 17
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ................................ 28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 30
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................... 30
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 30
2.2.1. Phạm vi không gian.................................................................................. 30
2.2.2. Phạm vi số liệu ........................................................................................ 30
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 30
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 30
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ...................................................... 30

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v
2.4.2. Phương pháp so sánh ................................................................................ 31
2.4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu, tài liệu .......... 31

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 32
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH
HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG
NGÃI ................................................................................................................ 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ........................... 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ................ 35
3.1.3. Tình hình quản lý đất đai của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ............... 36
3.1.4. Tình hình sử dụng đất tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi...................... 42
3.1.5. Nhận xét chung tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện .......... 48
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VỤ VIỆC ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI ............................................. 49
3.2.1. Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai ........... 49
3.2.2. Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai........... 53
3.2.3. Đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp đất đai .............................................................................................. 59
3.2.4. Một số vụ việc điển hình .......................................................................... 62
3.2.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp đất đai .............................................................................................. 72
3.3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ
NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI .......................................................................... 73
3.3.1. Dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trong thời gian tới ... 73
3.3.2. Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp đất đai.................................................................................... 75
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 79
4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 79
4.2. ĐỀ NGHỊ .................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 82


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Cụm từ được viết tắt

GPMB

:

Giải phóng mặt bằng

HCNN

:

Hành chính nhà nước

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HVHC


:

Hành vi hành chính

KNTC

:

Khiếu nại tố cáo

KT-XH

:

Kinh tế xã hội

QĐHC

:

Quyết định hành chính

QSDĐ

:

Quyền sử dụng đất

QLĐĐ


:

Quản lý đất đai

QPPL

:

Quy phạm pháp luật

TCĐĐ

:

Tranh chấp đất đai

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VPPL

:

Vi phạm pháp luật

GCNQSDĐ


:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TAND

:

Tòa án nhân dân

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

ODT

:

Đất ở tại đô thị

ONT

:

Đất ở tại nông thôn

VKS


:

Viện Kiểm sát

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Đặc điểm thời tiết, khí hậu huyện Tư Nghĩa............................................. 34
Bảng 3.2: Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính ....................................... 43
Bảng 3.3: Diện tích, cơ cấu đất nơng nghiệp năm 2015 ............................................ 44
Bảng 3.4: Diện tích, cơ cấu đất phi nơng nghiệp năm 2015 ...................................... 45
Bảng 3.5: Tổng hợp đơn khiếu nại từ ngày 01/7/2014 đến 31/12/2016 ..................... 49
Bảng 3.6: Tổng hợp đơn Tố cáo từ ngày 01/7/2014 đến 31/12/2016 ........................ 50
Bảng 3.7: Tổng hợp đơn tranh chấp từ ngày 01/7/2014 đến 31/12/2016 ................... 50
Bảng 3.8: Tổng hợp đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp từ ngày 01/7/2014 đến
31/12/2016 .............................................................................................. 51
Bảng 3.9: Tổng hợp đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai từ ngày 01/7/2014 đến
31/12/2014 .............................................................................................. 51
Bảng 3.10: Tổng hợp đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai năm 2015 .................. 52
Bảng 3.11: Tổng hợp đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai năm 2016 .................. 53
Bảng 3.12: Thực trạng cán bộ tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
ở cấp xã, thị trấn tại huyện Tư Nghĩa năm 2016 ...................................... 58

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thành, tồn tại và phát triển trên
nền tảng quan trọng nhất đó là đất đai. Ngay từ khi xuất hiện, con người đã lấy đất đai
làm nơi cư ngụ, sinh tồn, phát triển. Ngày nay đất đai trở thành tài nguyên đặc biệt
quan trọng đối với mỗi quốc gia, nó ln gắn với cuộc sống, với lao động của con
người nên có vai trò hết sức to lớn trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, đất đai chỉ phát
huy tác dụng dưới sự tác động tích cực và thường xuyên của con người.
Quản lý và sử dụng đất đai là mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy nhiên, chính vì những tính chất đặc biệt của đất
đai mà cơng tác quản lý vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
Thực tế, trong những năm gần đây, đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc
của tồn xã hội. Cơng tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập, bên cạnh
những địa phương thực hiện quản lý và sử dụng đất đúng pháp luật, thì vẫn cịn khơng
ít các nơi buông lỏng công tác quản lý đất đai. Việc thực hiện pháp luật đất đai chưa
tốt không chỉ với chủ sử dụng đất mà ngay cả với cơ quan nhà nước. Do vậy, vẫn xảy
ra nhiều hành vi vi phạm như: Sử dụng đất khơng đúng mục đích được giao, lấn chiếm
đất đai, mua bán đất trái phép, giao đất và cấp đất không đúng thẩm quyền ... dẫn đến
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật đất đai ngày càng nhiều. Ở
nhiều địa phương chưa coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất
đất đai, cho nên các đơn thư u cầu giải quyết của cơng dân cịn tồn đọng, trở thành
điểm nóng tác động xấu đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, làm giảm niềm tin của
nhân dân trong việc thực thi pháp luật và vai trò quản lý Nhà nước về đất đai của chính
quyền cơ sở giảm sút.
Huyện Tư Nghĩa là huyện đồng bằng có 15 đơn vị hành chính, cách trung tâm
của tỉnh (Thành phố Quảng Ngãi) khoảng 5 km và cách Khu kinh tế Dung Quất 40 km
về phía Nam, được giới hạn bởi sơng Trà Khúc ở phía Bắc và sơng Vệ ở phía Nam; có
đường Quốc lộ 1 và đường sắt bắc nam đi qua; Phía Tây giáp Huyện Sơn Hà, phía
Nam giáp Huyện Mộ Đức, huyện Nghĩa Hành và huyện Minh Long, phía Bắc giáp

Thành phố Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh, phía Đơng giáp Thành phố Quảng Ngãi và
huyện Mộ Đức. Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai đã được các cấp chính
quyền từ cấp xã đến cấp tỉnh đặc biệt chú trọng, vì vậy đã đạt được những kết quả nhất
định. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên công tác quản lý đất đai vẫn cịn
nhiều bất cập. Vì thế các vụ khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trong nhân dân vẫn
được xem là những điểm nóng khó giải quyết.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2
Trước thực trạng đó, tơi thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi’’.
2. Mục đích, mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực quản lý và
sử dụng đất, từ đó đề xuất được các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác
này tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và kết quả giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
- Xác định được những khó khăn, vướng mắc và những tồn tại trong quá trình
giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ lý luận về giải quyết khiếu nại,
tố cáo và tranh chấp đất đai.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo tốt trong thực tiễn quản lý
đất đai của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và các địa phương có điều kiện
tương tự nói chung.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Khái niệm và vai trị của đất đai
Có nhiều quan điểm khác nhau về đất đai tùy theo từng góc nhìn khác nhau, tùy
theo mục đích sử dụng đất đai, một vài khái niệm cơ bản như sau:
- Đất đai là một diện tích khoanh vẽ trên bề mặt của trái đất, chứa đựng tất cả
các đặc trưng của sinh khí quyển ngay trên và bên dưới của lớp mặt này bao gồm: Khí
hậu gần mặt đất và dạng hình nước (bao gồm những hồ cạn, sông, hầm, trũng và đầm
lầy), lớp trầm tích gần mặt và kết hợp nước dự trữ ngầm, tập đồn thực vật và động
vật, mẫu hình định cư của con người và những kết quả về tự nhiên của hoạt động của
con người trong thời gian qua và hiện tại (làm ruộng bậc thang, cấu trúc hệ thống trữ
nước, đường xá, nhà cửa) [1].
- Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng
cho con người. Đất là nền tảng, là bệ đỡ của sự sống nói chung, của lồi người nói
riêng. Trải qua q trình phát triển lâu dài, cùng với sự ra đời của Nhà nước, đất đai
được đưa vào sử dụng với những chế độ pháp lý khác nhau, điều này phụ thuộc chế độ
chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia ở từng thời kỳ nhất định.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là
yếu tố mang tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật
khác trên trái đất. C.Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện

để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản
trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu khơng có đất đai thì khơng có bất kỳ một ngành
sản xuất nào, con người khơng thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì
cuộc sống và duy trì nịi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con
người chiếm hữu biến đất đai là một sản vật tự nhiên thành một tài sản của công cộng,
của quốc gia.
Khi đề cập đến vai trò của đất đai, hẳn nhiên chúng ta đều biết đất luôn luôn là
địa điểm mà con người xây dựng nhà cửa, các công trình văn hóa, đặt máy móc, kho
tàng, bến bãi, nhà xưởng… đồng thời cũng là nơi để phân bố dân cư, phân bố các
ngành kinh tế quốc dân.
Đối với mọi trường hợp đất là chỗ dựa cho tất cả các hệ sinh thái, đất là một
trong những yếu tố quan trọng để điều hịa nhiệt độ và điều hịa khí hậu bằng cách
giữ nhiệt độ làm giảm sức nóng thiêu đốt của mặt trời qua nhiều tầng đất của mình.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4
Đất còn là túi lọc chuyển nước bề mặt thành nước ngầm và chứa vô khối nước sạch
tinh khiết.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của đất nước, đất gắn liền với sự ra đời
và tồn tại của quốc gia là vấn đề lãnh thổ, vì ngồi ý nghĩa là vấn đề vật chất lãnh thổ
cịn có ý nghĩa đối với việc tồn tại và duy trì một ranh giới quyền lực Nhà nước trong
một cộng đồng dân cư nhất định. Xét về mặt chính trị pháp lý, những bộ phận cấu
thành lãnh thổ thì đất là một bộ phận không thể tách rời lãnh thổ và chiếm phần lớn
trong tổng số các yếu tố cấu thành lãnh thổ. Vì vậy, đất đai là dấu hiệu cơ bản nhất của
một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng. Từ đó, có thể khẳng định xâm phạm đất đai
là xâm phạm lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
Đất đai chỉ có thể phát huy vai trị vốn có của nó dưới sự tác động tích cực của
con người một cách thường xuyên. Ngược lại, đất đai không phát huy được khả năng

sinh lợi nếu con người tác động vào nó với một thái độ thờ ơ, sử dụng một cách tùy
thuộc vào bản chất của mỗi chế độ kinh tế xã hội từng quốc gia nhất định.
Rõ ràng, đất đai khơng chỉ có những vai trị quan trọng như đã nêu trên mà nó
cịn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và
vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới
quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử
dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an tồn về
tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ.
1.1.2. Quan hệ về đất đai của nước ta hiện nay
Các quan hệ về đất đai bất cứ ở đâu và lúc nào cũng mang tính lịch sử - xã hội
một cách sâu sắc. Suốt thời gian lịch sử lâu dài xây dựng đất nước, từ đời Vua Hùng
lấy tên nước là Văn Lang đặt kinh đô ở miền núi Phong Châu (Phú Thọ), đến thời An
Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, dời đô về miền đồng bằng Cổ Loa (Hà Nội)
người Việt cổ vẫn không dời bỏ việc khai thác sản phẩm tự nhiên bằng săn bắt, hái
lượm, tuy vậy đã dần dần tập trung sức nhiều hơn vào việc làm ruộng, làm vườn, chăn
nuôi và làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đơn sơ.
Con người lúc đó đã có ý thức tư hữu về nơi ở, về vật dụng sinh hoạt, về công
cụ lao động, đồ trang sức, về nơng phẩm thu hoạch. Dân số thì ít ỏi và ruộng đất chưa
phải là quý hiếm đối với mọi người, ý thức về chiếm hữu ruộng đất riêng tư chưa xuất
hiện rõ trong cộng đồng các bộ lạc.
Trải qua ngàn năm bắc thuộc, trong thời kỳ có Nhà nước phong kiến, chế độ sở
hữu ruộng đất ở nước ta dần dần hình thành và được coi như bắt đầu thực hiện dần có
quy củ theo pháp luật, cùng với thiết chế làng xã có hệ thống hồn chỉnh. Theo lịch sử,
chính Vua Lê Đại Hành là vị Vua đầu tiên tổ chức lễ (tịch điền). Nhà Tiền Lê đã chú ý

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5
làm những cơng trình như vét sơng, đào kênh mương, làm thuỷ lợi, giao thông, khai

phá đất hoang, mở mang nơng nghiệp.
Như vậy có thể nói chế độ sở hữu ruộng đất từ thời Phong kiến cho đến Cách
mạng tháng 8/1945 theo ba hình thức: Chế độ ruộng đất Nhà nước, chế độ ruộng đất
công làng xã và chế độ ruộng đất tư. Từ thời Lý - Trần, với quan niệm “đất Vua, chùa
làng”, đương nhiên tồn tại phép nước tối cao của các triều đại về đất đai, sông, biển,
tài nguyên thuộc lãnh thổ Quốc gia là quyền sở hữu thống trị của nhà Vua, đại diện
cho Nhà nước phong kiến. Trong khi khẳng định quyền sở hữu tối cao với toàn bộ đất
đai cả nước, các triều đại vẫn cho phép nhân dân sử dụng đất đai, rừng núi, khai khẩn
đất hoang để làm ruộng công điền làng xã hay tư điền của dân. Dưới mọi triều đại
Phong kiến đều có 3 hình thức sở hữu ruộng đất, tuỳ theo luật pháp quy định hoặc theo
quy ước của cộng đồng mà điều chỉnh trong những phạm vi nhất định. Khơng hồn
tồn giống nhau qua các thời kỳ lịch sử.
Chế độ ruộng đất Nhà nước: Bao gồm phần ruộng đất do Nhà nước Trung ương
sở hữu và trực tiếp quản lý gồm các loại như ruộng sơn lăng, ruộng tịch điền, ruộng
quốc khố, ruộng quan điền, quan trại, ruộng đồn điền. Ruộng tịch điền thường được
chọn nơi ruộng công đất tốt giao cho dân địa phương cày cấy theo nghĩa vụ lao dịch,
ruộng tịch điền lấy từ ruộng công, cả một phần ruộng tư và được Nhà nước đền tiền và
miễn thuế, khi thu hoạch dùng vào việc thờ cúng nơi tôn miếu Nhà Vua. Ruộng quốc
khố, quan điền, quan trại đó là những phần ruộng đất do Nhà nước quản lý và sở hữu,
có định mức thuế, lấy quy hoạch trữ vào công khố Nhà nước, sử dụng vào việc công.
Ruộng đồn điền thuộc sở hữu Nhà nước nhưng quan hệ sử dụng khác nhau, triều đình
tuyển mộ lính và dân một cách cưỡng bức, mức độ bóc lột nặng nề nên dân các đồn
điền thường bỏ chốn. Chế độ đồn điền tồn tại lâu dài ở nhiều hình thức cơng, tư khác
nhau cho tới khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiến hành cải cách ruộng đất.
Chế độ ruộng đất công làng xã: Chế độ ruộng đất này ở nước ta xuất hiện đã từ
rất lâu, là cơ sở vật chất của các quan hệ có tính cộng đồng các làng xã. Tuy cũng
thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng do làng xã quản lý, Nhà nước giao phần lớn đất công
cho làng xã quản lý, phân bổ nộp thuế. Nhà nước cấm cầm bán ruộng đất công. Cách
quản lý và phân chia đất công rất đa dạng, làng nào quản lý đất công của làng ấy. Nhà
nước chưa bao giờ đem ruộng đất công của làng này cấp cho làng khác. Chia ruộng đất

công là một việc làm rất phức tạp. Số người được chia ruộng gồm nhiều loại khác
nhau theo 3 hạng: nhất đẳng, nhị đẳng, tam đẳng mà liệu đem chia cấp, phải có chỗ tốt,
chỗ xấu cùng san xẻ, khơng được lấy ngôi trên để chiếm hết ruộng đất. Trước khi đem
chia, hầu như làng nào cũng giành riêng một phần ruộng đất công để dùng chi tiêu vào
việc công cộng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6
Chế độ ruộng đất tư: Ruộng đất tư ở nước ta chủ yếu tập trung trong tay tầng
lớp địa chủ vì thế địa chủ phát triển với xu thế mạnh, gây lên sự bần cùng hố của
hàng loạt nơng dân nghèo. Ruộng đất tư gồm nhiều loại. Trước hết loại “bản thân điền
thổ” là ruộng tư của thôn xã từ nhiều hình thức chuyển nhượng mà hình thành, có tồn
quyền mua bán, sử dụng. Một loại ruộng tương tự như ruộng hậu, ruộng hương hoả,
ruộng giỗ…là ruộng của tư nhân giao cho một hộ hay một hội sử dụng. Ruộng chùa
hay ruộng “tam bảo” thuộc quyền sở hữu của nhà chùa. Bộ phận chính của ruộng đất
tư nói chung là ruộng tư điền trong tay các cá nhân chịu thuế theo lệ ruộng đất tư.
Người có cơng khai hoang có thể được từ một nửa đến tồn bộ diện tích khai phá nhận
làm ruộng đất tư hữu.
Trong chế độ ruộng đất tư có chính sách tơ và thuế. Tơ là phần sản phẩm thặng
dư nộp toàn bộ cho người sở hữu ruộng đất. Thuế là nghĩa vụ đóng góp của người
nông dân cho Nhà nước. Trên phạm vi cả nước, đến cuối thế kỷ 19 có 2 hình thức
chiếm đoạt địa tô là phát canh thu tô và cày mướn hay cho thuê.
Quan hệ sản xuất nói chung và quan hệ ruộng đất nói riêng đã bộc lộ những
nhân tố bất hợp lý khơng phù hợp trình độ và tính chất của sức sản xuất của nông dân,
nông nghiệp.
Từ khởi đầu hợp tác hố nơng nghiệp năm 1958 ở miền Bắc và năm 1976 ở
miền Nam đến cuối năm 1980, nét đặc trưng bao trùm về quan hệ ruộng đất là tập thể
hố với quy mơ ngày càng rộng lớn. Theo mơ hình hợp tác xã tập thể hố triệt để

ruộng đất, vai trị kinh tế của hộ nơng dân không được phát huy, lao động tách ra khỏi
ruộng đất và sản phẩm cuối cùng. Kinh tế tập thể sa sút, kinh tế quốc doanh nơng lâm
nghiệp cũng trì trệ, trong khi phần đất phần trăm nhỏ bé giao cho hộ gia đình làm kinh
tế phụ lại tạo ra thu nhập khá cao.
Thời kỳ từ những năm 1980 đến nay có nhiều thay đổi sâu sắc về quan hệ đất
đai trong cả nước. Những nội dung với mốc thời gian đáng ghi nhớ là: Hiến pháp năm
1980; Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng tháng 1/1981; Chỉ thị 19 của Ban
bí thư Trung ương Đảng ngày 3/5/1983 và Thơng báo số 44 của Ban Bí thư ngày
13/7/1984; Luật Đất đai năm 1988, Hiến pháp năm 1992; Luật Đất đai năm 1993, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đất đai tháng 12/1998; Luật sửa đổi bổ sung một số
điều Luật Đất đai tháng 9/2001; Luật Đất đai năm 2003.
Về bộ máy quản lý đất đai: Suốt thời kỳ Pháp thuộc mỗi làng chỉ có một trưởng
bản mà việc quản lý ruộng đất đã khá chặt chẽ, việc lưu trữ hồ sơ có nề nếp. Năm 1954
khi rút khỏi miền Bắc, thực dân Pháp di chuyển theo tồn bộ hồ sơ địa chính của miền
Bắc vào Sài Gòn. Sau hiệp định GiơNeVơ năm 1954, ở miền Nam tồn tại 3 chế độ
điền thổ: Chế độ sắc lệnh 21/7/1925, chế độ quản thủ địa bộ và quản thủ địa chính.
Đến ngày 30/5/1962, chính quyền Sài Gịn ra Sắc lệnh số 124 ban hành 1 chế độ duy

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7
nhất là quản lý điền địa. Đã tiến hành thành lập Nha địa chính, rồi Nha tổng giám đốc
địa chính, địa hình và Tổng nha điền địa (1962 - 1975). Tổng nha có hệ thống ngành
dọc điều hành chặt chẽ. Cấp tỉnh nắm đến các hộ điền địa, có bản đồ, tài liệu và hệ
thống lưu trữ.
Ở miền Bắc sau cách mạng tháng 8/1945 các Ty, Sở Địa chính được xát nhập
vào Bộ Canh nông. Ngày 18/6/1949, thành lập nha Địa chính trong Bộ Tài chính và
tập chung làm thuế nơng nghiệp phục vụ kháng chiến. Ngày 3/5/1958, có Chỉ thị số
334/ TTg cho tái lập hệ thống địa chính trong Bộ Tài chính và UBND các cấp để làm

nhiệm vụ đo đạc lập bản đồ giải thửa và sổ sách địa chính. Ngày 9/12/1960, Nghị định
số 70/CP chuyển ngành địa chính từ Bộ Tài chính sang Bộ Nơng nghiệp và đổi tên là
Vụ Quản lý Ruộng đất. Từ năm 1966 cho đến tháng 4/1979, qua 3 lần thay đổi tổ chức
ngành Quản lý Ruộng đất. Ngày 9/11/1979, Chính phủ có Nghị định số 404/CP thành
lập Tổng cục Quản lý Ruộng đất trực thuộc HĐBT, sau đó sáp nhập với Cục đo đạc và
Bản dồ Nhà nước, đổi tên là Tổng cục Địa chính. Ngày 11/11/2002 Chính phủ có Nghị
định số 91/2002/NĐ-CP thành lập Bộ Tài nguyên & Môi trường trực thuộc Chính phủ
trong đó có chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực đất đai; môi trường, khống
sản, nước, khí tượng thuỷ văn và đo đạc bản đồ.
Tóm lại, qua một q trình lâu dài, quan hệ đất đai của nước ta đã vận động
theo từng thời kỳ lịch sử, ngày một hoàn thiện hơn trên cơ sở pháp định, được pháp
luật bảo đảm trong các mối quan hệ cụ thể giữa Nhà nước với nhân dân, giữa các tổ
chức cá nhân với nhau và với Nhà nước, một số quan hệ với tổ chức và cá nhân nước
ngoài. Với bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, bất cứ một chế định nào
của Nhà nước ta về đất đai đều được nhân dân tham gia đóng góp ý kiến một cách
rộng rãi, được đặc biệt quan tâm và chỉ đạo thận trọng, cụ thể và kịp thời. Tuy nhiên,
đất nước đang có những biến chuyển mới, mà đặc điểm nổi bật nhất và cũng là một
khó khăn lớn nhất của nơng nghiệp và nông thôn nước ta là đất chật người đông, do đó
các quan hệ đất đai ln ln là vấn đề thời sự vừa phải được giải quyết kịp thời, vừa
phải giữ được thế ổn định lâu dài. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu toàn dân và thống nhất quản lý về đất đai.
1.1.3. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1.1.3.1. Khái niệm về khiếu nại
Thuật ngữ “khiếu nại” ở Việt Nam được sử dụng lần đầu tiên trong văn bản
chính thức của Nhà nước Việt Nam, đó là Sắc lệnh số 64/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh
ký ngày 23/11/1945 về Thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Tại Điều 2 Sắc lệnh số
64/SL quy định: “…Ban Thanh tra đặc biệt có tồn quyền: Nhận các đơn khiếu nại của
nhân dân…” [2]. Khiếu nại của nhân dân ở đây là khiếu nại đối với chính quyền khi
người khiếu nại cho rằng cán bộ, nhân viên nhà nước đang làm việc trong chính quyền


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8
có những hành vi VPPL hoặc vi phạm quyền lợi của mình. Thực chất, đó chính là sự
khiếu nại về những hành vi nảy sinh trong bộ máy HCNN, do những người làm trong
các cơ quan HCNN thực hiện.
Trong các cơng trình nghiên cứu, nhiều tác giả đã đưa ra các định nghĩa, khái
niệm về khiếu nại. Theo Hoàng Phê (2010), khiếu nại là: “đề nghị cơ quan có thẩm
quyền xét một việc làm mà mình khơng đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý”
[3]. Theo Nguyễn Như Ý (2009), khiếu nại là: “thắc mắc về những kết luận, quyết
định do cơ quan có thẩm quyền đã làm” [4]. Theo Nguyễn Ngọc Điệp (2008), khiếu
nại là việc yêu cầu cơ quan nhà nước, trước tiên là tổ chức xã hội hoặc người có chức
vụ giải quyết việc phạm quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại hay
người khác [5]. Theo Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006): “Khiếu nại hành
chính là yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại QĐHC, HVHC
hoặc quyết định kỷ luật cán bộ công chức khi cho rằng các quyết định hay hành vi đó
xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình” [6].
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật Khiếu nại 2011: Khiếu nại là việc
công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định,
đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ
cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình [7].
1.1.3.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Khoản 11 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 quy định: “giải quyết khiếu nại là
việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”. Căn cứ vào các
quy đinh của Luật khiếu nại, Luật tố cáo và đặc trưng của của hoạt động quản lý hành
chính nhà nước, TS Trần Văn Sơn đã đưa ra khái niệm giải quyết khiếu nại của các cơ

quan hành chính nhà nước “là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp
pháp, tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc
thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải quyết
theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ
quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội.”
Vụ việc khiếu nại được giải quyết lần đầu tại chính cơ quan (hoặc cán bộ, cơng
chức thuộc cơ quan này) có thẩm quyền ra quyết định hoặc thực hiện hành vi bị khiếu
nại. Trong trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu sẽ có quyền tiếp tục thực hiện quyền khiếu nại của mình lên cấp trên trực tiếp của
cấp đã có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tịa án.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại lần hai đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn
khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại lần hai đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc
khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Ngoài ra thủ trưởng cơ quan cấp trên khác có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại đất
đai lần đầu nếu đó là hành vi hành chính, hoặc quyết định hành chính của mình hoặc

cơ quan, cá nhân mà mình quản lý đưa ra.
1.1.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
Quy định tại Điều 13 của Luật Khiếu Nại năm 2011 về quyền, nghĩa vụ của
người khiếu nại là [7]:
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại;
b) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết
khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thơng tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
c) u cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông
tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình
trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho người giải quyết khiếu nại,
trừ thơng tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
d) Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối
thoại;
b) Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10
c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về
tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại
khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh yêu cầu trong
thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp
luật;

đ) Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị
khiếu nại;
e) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính
trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước.
3. Người bị khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật.
1.1.3.4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của công dân về đất đai
Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất
đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết
lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi
kiện tại Tồ án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
+ Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý
đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết
lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi
kiện tại Tồ án nhân dân;
+ Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý
đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được
có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được
quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại khơng đồng ý thì có quyền
khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân
1.1.4. Tố cáo và giải quyết tố cáo
Khái niệm tố cáo được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. “Tố cáo” là một từ
Hán – Việt, thông thường, tố cáo là báo cho người khác biết về hành vi vi phạm của
người nào đó. Theo Nguyễn Lân (2006), “tố” là vạch tội, “cáo” là báo cho người khác
biết, tố cáo là vạch tội của người nào cho mọi người biết [8]. Theo Ngọc Xuân Quỳnh


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11
(2009), tố cáo là “nói rõ việc làm sai trái của ai trước cơ quan pháp luật hoặc trước dư
luận” [9]. Dưới góc độ pháp lý, tố cáo được hiểu là việc công dân theo thủ tục do pháp
luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi VPPL của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức [10].
Như vậy, theo nghĩa chung nhất, tố cáo là vạch rõ tội của một người trước dư
luận, cộng đồng xã hội hoặc trước cơ quan quản lý nhà nước. Đối tượng của tố cáo là
người thực hiện hành vi trái đạo đức, phong tục tập quán, quy ước của cộng đồng xã
hội, VPPL của nhà nước, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể, cơng dân. Mục đích của tố cáo là nhằm
ngăn chặn hành vi vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tập thể, cơng dân.
Pháp luật hiện hành quy định, khi phát hiện hành vi VPPL của bất cứ cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng đất gây thiệt hại hoặc đe dọa gậy thiệt hại
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức thì mọi
cơng dân có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết để giải quyết
theo quy định của pháp luật. Tố cáo hành vi VPPL của cán bộ, công chức, viên chức
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền biết về hành vi VPPL của cán bộ, công chức, viên chức trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ [10].
Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và
việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo. Người tố cáo là công dân thực hiện
quyền tố cáo. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. Người
giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo [10].
Điều 205 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Cá nhân có quyền tố cáo VPPL về
quản lý và sử dụng đất đai. Việc giải quyết tố cáo VPPL về quản lý và sử dụng đất đai

thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo” [11]. Đây là một quy định mang tính
dẫn chiếu, theo đó thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết KNTC về đất đai sẽ thực
hiện theo các quy định của Luật Khiếu nại, Luật tố cáo.
Như vậy, có thể hiểu, tố cáo hành vi VPPL về quản lý nhà nước trong lĩnh vực
đất đai là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành
vi VPPL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định
pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
Giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan HCNN là việc kiểm tra,
xác minh, kết luận về tính hợp pháp của hành vi bị tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết
của các cơ quan HCNN để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12
bảo vệ lợi ích của nhà nước, của các hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ
quan, tổ chức.
1.1.5. Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai
1.1.5.1. Khái niệm tranh chấp
Tranh chấp đất đai, hiểu theo nghĩa rộng là biểu hiện sự mâu thuẫn, bất đồng
trong việc xác định quyền quản lý, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với đất đai,
phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
Theo nghĩa hẹp, tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử
dụng đất đai [12].
Trong thực tế, tranh chấp đất đai được hiểu là sự tranh chấp về quyền quản lý,
quyền sử dụng xung quanh một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải
được quyền đó do pháp luật quy định và bảo hộ. Vì vậy, họ khơng thể cùng nhau tự
giải quyết các tranh chấp đó mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phân xử (giải
quyết).

Theo quy định của pháp luật hiện hành: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất
đai” [11].
Có thể nói, tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích,
về quyền, nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai, cần
được nhà nước giải quyết theo quy định của pháp luật.
1.1.5.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai
Quá trình sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao quyền quản
lý và sử dụng không tránh khỏi những tranh chấp. Vì vậy, Nhà nước đã có những cơ
chế để giải quyết khi tranh chấp phát sinh mà các tổ chức, cá nhân không tự giải quyết
được. Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất Đai 2013 thì thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đất đai là [11]:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà khơng
thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các
loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với
đất thì do Tịa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng có
một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được
lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về
tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp

có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau
thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi
kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết
thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài ngun và Mơi trường hoặc khởi kiện tại
Tịa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải
ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi
hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên
không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
1.1.5.3. Trình tự thủ tục hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai
Theo quy định tại Điều 88, Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật
đất đai 2013 thì thủ tục hịa giải tranh chấp đất đai là [13]:
1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân
cấp xã có trách nhiệm thực hiện các cơng việc sau:
a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy
tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và
hiện trạng sử dụng đất;
b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành
phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội
đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối
với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ
dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng
đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng
trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến
binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14
c) Tổ chức cuộc họp hịa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên
Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường
hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hịa
giải khơng thành.
2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các
nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hịa giải; tóm
tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh
chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của
Hội đồng hịa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa
thuận, khơng thỏa thuận.
Biên bản hịa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có
mặt tại buổi hịa giải, các thành viên tham gia hịa giải và phải đóng dấu của Ủy ban
nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy
ban nhân dân cấp xã.
3. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh
chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên
bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng
hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hịa giải
thành hoặc khơng thành.
4. Trường hợp hịa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng
đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hịa giải thành đến cơ
quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất
đai.
Trường hợp hịa giải khơng thành hoặc sau khi hịa giải thành mà có ít nhất một

trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hịa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên
bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Tình hình pháp luật về đất đai và hướng giải quyết của một số nước
trên thế giới
Theo một số tài liệu nghiên cứu thì ở nhiều nước trên thế giới, mặc dù việc giải
quyết các khiếu kiện hành chính đã có từ rất lâu và hiện nay đã đi vào nề nếp, song
ngoài việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tịa án thì nhiều
nước vẫn duy trì và coi trọng việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính. Một số
nước cịn coi việc giải quyết khiếu nại qua cấp hành chính là thủ tục bắt buộc trước khi

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15
người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án hành chính hoặc tịa án tư pháp.
Đa số các nước vẫn cho phép cơng dân có quyền lựa chọn khiếu nại đến cơ quan hành
chính – cơ quan đã ban hành QĐHC hoặc thực hiện HVHC để thực hiện việc khiếu
nại.
Điểm đáng lưu ý là hầu hết các nước đều xác định khiếu nại hành chính dù đã
được giải quyết bởi cơ quan hành chính hoặc cơ quan chun trách giải quyết khiếu
nại hành chính thì đương sự vẫn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Xem
xét cách tổ chức thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính một số nước trên
thế giới để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1.2.1.1. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nước thành lập hệ thống Tòa hành chính từ
những năm 1990. Luật tố tụng hành chính Trung Quốc có những điều khoản liên quan
đến khiếu nại hành chính. Khiếu nại hành chính khơng phải là một trình tự bắt buộc.
Người khiếu nại không buộc phải khiếu nại tới cơ quan hành chính trước khi khởi kiện

ra tịa án. Tuy nhiên, nếu luật hoặc văn bản pháp quy có quy định thì nó trở thành điều
kiện bắt buộc. Cơ quan hành chính phải giải quyết khiếu nại trong thời gian hai tháng
kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp khơng có sự thống nhất q trình khiếu
nại hành chính, người khiếu nại có thể kiện ra Tịa án hành chính trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận được thông báo trả lời của cơ quan hành chính.
1.2.1.2. Hàn Quốc
Hàn Quốc là nước theo chế độ nhất hệ tài phán – tức là chỉ có một hệ thống tịa
án mà khơng có Tịa án hành chính riêng biệt chuyên xét xử các khiếu kiện hành
chính. Theo Luật tố tụng hành chính của Hàn Quốc thì đơn khiếu nại QĐHC trước tiên
do cơ quan đó giải quyết. Nếu quá 02 tháng mà đơn khiếu nại không được giải quyết
hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định thì có quyền khởi kiện tại Tịa án.
1.2.1.3. Thụy Điển
Thụy Điển có Tịa hành chính thực hiện việc xét xử các vụ án hành chính. Tịa
hành chính được thành lập từ năm 1909, song hiện nay pháp luật Thụy Điển vẫn quy
định các cơ quan hành chính và Tịa hành chính có thẩm quyền ngang nhau trong việc
giải quyết tranh chấp hành chính. Khiếu nại của cơng dân có thể được giải quyết theo
thứ bậc hành chính mà khơng cần phải kiện ra Tịa hành chính và trong trường hợp này
pháp luật Thụy Điển có những quy định cụ thể nhằm tránh tình trạng cùng một vụ việc
nhưng cả cơ quan hành chính và Tịa hành chính đều thụ lý giải quyết.
1.2.1.4. Cộng hòa Pháp và Cộng hòa liên bang Đức
Việc giải quyết khiếu nại hành chính ở Cộng hịa Pháp và Cộng hòa liên bang
Đức được giao cho một cơ quan xét xử đặc biệt là các tòa án hành chính độc lập hồn

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16
tồn với các tịa án tư pháp. Cộng hịa Pháp là nước có lịch sử hơn 200 năm về tổ
chức, thực hiện hoạt động tài phán hành chính; Cộng hịa liên bang Đức có Tịa án
hành chính từ nửa sau thế kỷ 19. Đến nay, cả hai nước này đều có hệ thống cơ quan tài

phán hành chính được tổ chức và hoạt động rất chặt chẽ, song việc giải quyết khiếu nại
hành chính vẫn được coi trọng. Nguyên nhân là do các nước này quan niệm rằng Tòa
án hành chính chỉ được giải quyết tính hợp pháp của các QĐHC mà không thể giải
quyết được các vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình quản lý, điều hành kinh tế xã
hội như các cơ quan hành chính.
1.2.1.5 Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nhà nước liên bang, do vậy việc tổ chức thực hiện hoạt động giải
quyết khiếu nại hành chính cũng có những nét đặc thù so với các quốc gia khác. Theo
báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát về giải quyết khiếu nại hành chính tại Hoa Kỳ
của Ủy ban pháp luật Quốc hội thì việc tổ chức các cơ quan giải quyết khiếu kiện hành
chính ở Hoa Kỳ chia làm ba loại:
Loại thứ nhất, là cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính độc lập và chúng ta
vẫn thường gọi là cơ quan Tài phán hành chính. Hiện nay có 26 trên tổng số 53 bang
của Hoa Kỳ có cơ quan này.
Loại thứ hai, là cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính được tổ chức trong
chính cơ quan hành chính, nhưng chun trách hóa tức là những người trong cơ quan
này chỉ có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đối với các QĐHC trong lĩnh
vực quản lý của cơ quan mình. Chẳng hạn như cơ quan giải quyết khiếu kiện về phát
minh sáng chế và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (patent & trademark) nằm trong Ủy ban
phát minh sáng chế và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Trong trường hợp bị từ chối thì
đương sự có thể gửi đơn đến Tịa án tư pháp để giải quyết khiếu kiện.
Loại thứ ba, trong một số lĩnh vực quản lý khơng có cơ quan chuyên trách giải
quyết khiếu nại hành chính mà chỉ có một bộ phận chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải
quyết các khiếu nại trong ngành và lĩnh vực đó – điển hình là Hải quan Hoa Kỳ. Trong
lĩnh vực hải quan, pháp luật Hoa Kỳ cho phép đương sự có thể kiện ra Tịa án hoặc
khiếu nại bằng con đường hành chính. Trên thực tế 90% vụ việc đương sự lựa chọn
con đường khiếu nại hành chính vì vụ việc được giải quyết nhanh hơn, đồng thời đỡ
tốn kém hơn nếu khiếu kiện ra Tịa án. Ngồi ra, Hoa Kỳ cịn có cơ quan độc lập
chun giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cơng chức, có tên gọi là Merit systems
protection board.

Pháp luật Hoa Kỳ quy định trường hợp tranh chấp hành chính đã được cơ quan
hành chính hoặc cơ quan tài phán hành chính giải quyết mà đương sự vẫn tiếp tục
khiếu kiện tới Tịa án thì Tịa án khơng xem xét lại nội dung sự việc mà chỉ xem xét

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


17
việc áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính hoặc cơ quan chuyên trách giải quyết
khiếu nại hành chính trong q trình giải quyết trước đó.
1.2.1.6. Đài Loan
Đối với Đài Loan, theo Luật xét xử của Tịa hành chính ban hành năm 1932,
được sửa đổi, bổ sung năm 1975 thì khi cơng dân cho rằng quyền lợi của mình bị xâm
hại bởi một QĐHC của cơ quan nhà nước trung ương hoặc cơ quan hành chính địa
phương, họ có quyền khởi kiện lên Tịa hành chính nếu khơng đồng ý với việc giải
quyết của cơ quan có thẩm quyền hoặc trong thời hạn 02 tháng mà họ không được giải
quyết. Như vậy, muốn khởi kiện vụ án hành chính thì vụ việc phải được giải quyết qua
giai đoạn tiền tố tụng hành chính [14].
1.2.2. Cơ sở thực tiễn về các vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và cơng tác chỉ đạo về giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết
KNTC, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, gắn với việc xây dựng bộ máy nhà
nước ngày càng trong sạch, vững mạnh. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có
nhiều bài viết, bài nói chỉ rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại của nhân dân, yêu cầu các ngành, các cấp trong việc tiếp nhận, xử lý
giải quyết các đơn thư của người dân. Các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980,
Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đều ghi nhận quyền KNTC là một trong
những quyền cơ bản của công dân và quy định việc KNTC phải được xem xét và giải
quyết nhanh chóng, trong thời hạn pháp luật quy định. Thể chế hóa quan điểm của

Người, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật
để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại của nhân dân.
Để phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại của cả hệ thống
chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TW ngày
06/3/2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại
hiện nay. Quan điểm, chủ trương của Đảng cịn được thể hiện tại Thơng báo số
130/TB-TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị về tình hình kết quả giải quyết khiếu
nại tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới. Các văn bản này đã
nhấn mạnh đến trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền các cấp trong cơng tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo mà trực tiếp là đồng chí Bí thư phải lãnh đạo
cơng tác này, phân cơng cho các đồng chí trong Ban Thường vụ cấp ủy theo dõi, chỉ
đạo công tác giải quyết KNTC và đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm
ngăn ngừa và giải quyết KNTC của công dân. Những nội dung này thể hiện rất rõ và

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


18
cụ thể những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xác định: tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý.
Nhằm thể chế hóa quyền KNTC của công dân và trách nhiệm của các cơ quan
Nhà nước trong việc giải quyết KNTC, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc hơn trong
giải quyết KNTC, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,
Nhà nước ta đã ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Luật này đã được sửa đổi,
bổ sung vào các năm 2004, 2005. Năm 2010 ban hành Luật Tố tụng hành chính. Năm
2011, đã ban hành Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo.
Trong lĩnh vực đất đai, trước tình hình khiếu kiện về đất đai trong một vài năm
gần đây không ngừng gia tăng và diễn biến phức tạp, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung
ương Đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã tập trung chỉ đạo và ban

hành thêm nhiều văn bản để chỉ đạo, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng
dân. Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đều có nội dung nhấn
mạnh về cơng tác xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về
tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại nhấn mạnh: “Các cơ quan có thẩm quyền phải tập trung giải quyết
kịp thời, dứt điểm các tranh chấp, KNTC về đất đai theo đúng quy định của pháp luật về
KNTC, tố tụng hành chính, tố cáo dân sự; công bố công khai kết quả giải quyết”.
Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Nghị quyết số
39/2012/QH13 ngày 23/11/2012, “Về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực
hiện chính sách, pháp luật trong việc giải quyết KNTC của công dân đối với các
QĐHC về đất đai” đã chỉ rõ: “Thủ trưởng các cơ quan HCNN theo thẩm quyền chủ
động xem xét từng vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong phạm vi quản
lý để giải quyết kịp thời, dứt điểm, công bố công khai kết quả giải quyết, không để
khiếu kiện vượt cấp, diễn biến phức tạp, khiếu kiện đông người; chịu trách nhiệm về
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo…”. Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của
Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và
giải quyết khiếu nại, tố cáo…”.
Chính phủ xác định cơng tác giải quyết KNTC nói chung và cơng tác giải quyết
KNTC về đất đai nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, từ đó có nhiều
biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết KNTC, bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của cơng dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phục vụ các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, chấn chỉnh và

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



×