Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quan hệ kinh tế quốc tế đề tài ASEAN – AFTA – CEPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ – MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN

Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Đề tài :

ASEAN – AFTA – CEPT
“ PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC HOẠT
ĐỘNG THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM SẮP TỚI”

Giảng viên : GS. TS. VÕ THU THANH
Nhóm
: 01
Lớp TP.HCM,
: LT22FT001
Tháng 10/2


1 HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á ASEAN .......................................... 1
1.1

Sự hình thành và phát triển ASEAN .................................................................. 1

1.1.1

Giới thiệu tổng quan ASEAN ..................................................................... 1


1.1.2

Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN .......................................... 2

2 MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CỦA ASEAN .................................................... 10
2.1

Mục tiêu ........................................................................................................... 10

2.2

Các nguyên tắc cơ bản ..................................................................................... 13

3 KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA – ASEAN FREE TRADE
AREA ) .......................................................................................................................... 15
3.1 Quá trình hình thành AFTA ............................................................................. 15
3.2

Chƣơng trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) .......................... 16

3.3

Mục tiêu của AFTA ......................................................................................... 18

3.4
Các chƣơng trình kinh tế đƣa ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) ....................................................................................................................... 18
3.4.1

Chƣơng trình hợp tác thƣơng mại ............................................................. 18


3.4.2

Chƣơng trình hợp tác trong lĩnh vực hải quan .......................................... 20

3.4.3

Chƣơng trình hợp tác trong lĩnh vực Cơng nghiệp (AICO) ...................... 22

3.4.4
Chƣơng trình hợp tác trong các lĩnh vực Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp và
Lƣơng thực .............................................................................................................. 24
3.4.5

Chƣơng trình hợp tác về đầu tƣ ................................................................. 27

3.4.6

Chƣơng trình hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ ............................................ 28

3.4.7

Chƣơng trình hợp tác trong lĩnh vực năng lƣợng và khống sản .............. 29

3.4.8

Chƣơng trình hợp tác trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng ................... 32

3.4.9


Các chƣơng trình hợp tác kinh tế khác...................................................... 33

4 CỘNG ĐỒNG ASEAN (AC) ................................................................................. 36
4.1 Giới thiệu chung về Cộng đồng ASEAN ......................................................... 36
4.1.1

Quá trình hình thành .................................................................................. 36

4.1.2

Nội dung chính của Cộng đồng ASEAN .................................................. 38

4.2

Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) ............................................ 39

4.3

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ....................................................... 41

4.3.1

Đặc điểm của AEC .................................................................................... 41

4.3.2

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 .................................. 43

4.3.3


Tự do hóa trong cộng đồng kinh tế ASEAN ............................................. 44

4.4

Cộng đồng Văn hóa – Xã hội (ASCC) ............................................................ 54


5

CHƢƠNG TRÌNH CẮT GIẢM THUẾ QUAN CĨ HIỆU LỰC CHUNG (CEPT)55
5.1 Giới thiệu CEPT .............................................................................................. 55
5.2 Nội dung CEPT ................................................................................................ 56
5.3 Cơ chế để đƣợc hƣởng lợi CEPT khi xuất nhập khẩu .................................... 57
5.4

Liên kết ASEAN với các nƣớc ngoài khối ASEAN ........................................ 60

5.4.1 ASEAN +3 ................................................................................................ 60
5.4.2 ASEANs - Trung Quốc (ACFTA) ............................................................ 66
5.4.3 ASEANs - Ấn Độ (AIFTA) ...................................................................... 70
5.4.4

ASEANs – UC – NZ (AANZFTA) ........................................................... 72

5.4.5 ASEANs – Hàn Quốc (AKFTA)............................................................... 74
5.4.6
Hiệp định khung về Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản
(AJCEP) .................................................................................................................. 76
5.4.7 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – EU .................................................... 77
5.4.8


Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) .............................................. 79

6 THỰC TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VIỆT
NAM ĐÃ THỰC HIỆN XONG CEPT VÀO NGÀY 01 – 01 – 2006 .......................... 81
6.1 Tình hình thực hiện CEPT của Việt Nam ........................................................ 81
6.2 Khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khi so sánh với hàng hóa của các
nƣớc ASEAN khác. .................................................................................................... 86
6.3

Tại sao hàng hóa của Việt Nam chƣa thâm nhập vào các nƣớc ASEAN? ...... 92

7 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP ASEAN......... 99
7.1 Cơ hội ............................................................................................................... 99
7.1.1

Tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại với các nƣớc ......................................... 99

7.1.2

Mở rộng thị trƣờng ƣu đãi ......................................................................... 99

7.1.3

Thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ............................................................... 100

7.1.4

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................................................... 101


7.2

Thách thức ...................................................................................................... 101

7.2.1

Nguy cơ mất bản sắc dân tộc .................................................................. 101

7.2.2

Trình độ kinh tế thấp ............................................................................... 102

7.2.3

Hàng hố cạnh tranh gay gắt hơn ............................................................ 102

7.2.4

Chính sách quản lý nhà nƣớc cịn yếu kém ............................................. 102

7.2.5

Trình độ lao động thấp ............................................................................ 103

7.3

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập của Việt Nam ........................ 103
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………..103



LỜI MỞ ĐẦU
Với xu hƣớng tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế diễn ra sâu rộng trên khắp thế giới đã dẫn
tới hình thành liên kết giữa các khu vực trên thế giới. Với những thành tựu của các tổ
chức nhƣ: EU, WTO, NAFTA,… Đã góp phần thơi thúc liên minh, hợp tác giữa các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành
Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á ASEAN. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đó là
cơ hội để đạt đƣợc những lợi ích to lớn trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.
Tuy nhiên bên cạnh đó là những thách thức đặt ra mà Việt Nam phải đƣơng đầu với nó.
Trên cơ sở đó bài tiểu luận này sẽ làm rõ “Cơ hội và thách thức đối với hoạt động
thƣơng mại của Việt Nam trong những năm sắp tới”


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

1 HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐƠNG NAM Á ASEAN
1.1 Sự hình thành và phát triển ASEAN
1.1.1 Giới thiệu tổng quan ASEAN
ASEAN bao gồm 10 quốc
gia ở Đông Nam Á là Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore,
Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào,
Myanma và Campuchia.
Tổng diện tích các nƣớc
ASEAN vào khoảng 4,48 triệu
km2 (chiếm 3

diện tích đất liền


của Trái Đất),với dân số là 634
triệu ngƣời chiếm 8,6

tổng dân số thế giới (tháng 1/2015), tổng sản phẩm quốc

nội hơn 2,5 nghìn tỷ USD (theo world bank)

1


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

Các nƣớc ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng,
hiện đang đứng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản nhƣ: cao su
(90

sản lƣợng cao su thế giới), thiếc và dầu thực vật (90 ), gỗ (50 ), cũng nhƣ

gạo, đƣờng dầu thô, dứa... Nền công nghiệp của ASEAN cũng đang trên đà phát
triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu
dùng. Những sản phẩm này đƣợc xuất khẩu với khối lƣợng lớn và đang thâm nhập
một cách nhanh chóng vào các thị trƣờng thế giới. ASEAN đến nay vẫn là điểm
sáng của kinh tế thế giới và đƣợc coi là tổ chức khu vực thành cơng nhất của các
nƣớc đang phát triển. Bên cạnh đó, ASEAN cũng đƣợc biết đến nhƣ một khu vực đa
văn hóa, đa tơn giáo, đa sắc tộc…
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( Association of Southeast Asian
Nations, viết tắc là ASEAN) đƣợc thành lập ngày 08/08/1967 tại Bangkok, Thái
Lan, sau khi Bộ trƣởng Ngoại giao 5 nƣớc Indonesia, Malaysia, Philippines,

Singapore và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Bangkok).
Ngày 08/01/1984, Brunei đƣợc kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của
Hiệp hội lên thành sáu nƣớc. Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Hội
nghị Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunei, đƣa tổng số thành
viên của ASEAN lên thành bảy nƣớc. Tháng 7/1997, Lào và Myanmar trở thành
thành viên thứ tám và thứ chín của Hiệp hội. Campuchia gia nhập ASEAN tháng
4/1999, hiện thực hóa ý tƣởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia
Đông Nam Á.

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
Sau khi giành đƣợc độc
lập, nhiều nƣớc Đông Nam Á
muốn thành lập một tổ chức
khu vực nhằm tạo nên sự hợp
tác phát triển trên các lĩnh vực
kinh tế, khoa học kỹ thuật và
văn hóa; đồng thời hạn chế

2


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

ảnh hƣởng của các nƣớc lớn đang tìm cách biến Đơng Nam Á thành “sân sau” của
họ.
Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nƣớc Đông Nam Á, nhiều tổ
chức khu vực đã xuất hiện và một số hiệp ƣớc giữa các nƣớc trong khu vực đƣợc ký
kết.

Tháng 1/1959, Hiệp ƣớc Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), gồm
Malaysia và Philippines ra đời.
Ngày 31/7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) - gồm Thái Lan, Philippines
và Malaysia đƣợc thành lập.
Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia, gọi tắt
là MAPHILINDO, đƣợc thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ƣớc trên đều
không tồn tại đƣợc lâu do những bất đồng giữa các nƣớc về vấn đề lãnh thổ và chủ
quyền.
Mặc dù, ASA, MAPHILINDO không thành công, nhƣng nhu cầu về một tổ
chức hợp tác khu vực ở Đơng Nam Á là có thực và ngày càng bức thiết.
Thêm vào đó, sau Chiến tranh Thế giới thứ II, các trào lƣu hình thành “Chủ
nghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng đồng
Kinh tế Châu Âu (EEC); Khu vực Thƣơng mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA); Thị
trƣờng chung Trung Mỹ (CACM)....Việc thành lập các tổ chức khu vực này đã tác
động đến việc hình thành ASEAN.
Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đƣợc thành
lập trên cơ sở Tuyên bố Bangkok với mục tiêu là tăng cƣờng hợp tác kinh tế, văn
hoá-xã hội giữa các nƣớc thành viên, tạo điều kiện cho các nƣớc hội nhập sâu hơn
với khu vực và thế giới.
Năm 1971: ASEAN ra Tun bố về Khu vực Hịa bình, Tự do và Trung lập
(ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm của các nƣớc ASEAN trong việc đảm bảo việc
công nhận và tôn trọng Đơng Nam Á là một khu vực hịa bình, tự do và trung lập,
khơng có sự can thiệp dƣới bất kỳ hình thức và phƣơng cách nào của các nƣớc

3


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu


ngoài khu vực. Theo đó, các quốc gia Đơng Nam Á cũng cam kết phối hợp nỗ lực
mở rộng các lĩnh vực hợp tác để góp phần tăng cƣờng sức mạnh, tình đồn kết và
mối quan hệ gắn bó hơn nữa.
Năm 1976: Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và Tuyên
bố về sự Hòa hợp ASEAN. Mong muốn thúc đẩy hịa bình và ổn định khu vực
thơng qua việc tôn trọng công lý và luật pháp và nâng cao khả năng tự cƣờng khu
vực của các nƣớc ASEAN tiếp tục đƣợc thể hiện trong Hiệp ƣớc về Thân thiện và
Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), đƣợc các Nhà lãnh đạo ký thông qua ngày
24/2/1976 tại Bali, Indonesia nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất. Hiệp
ƣớc gồm 5 chƣơng, 20 điều, nêu mục đích, nguyên tắc, cam kết của các quốc gia
thành viên duy trì quan hệ thân thiện, hợp tác và giải quyết hịa bình các tranh chấp.
Hiệp định đã đặt nền móng cho việc xây dựng chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia
ở khu vực nhằm thúc đẩy nền hịa bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác giữa nhân
dân các quốc gia tham gia Hiệp ƣớc.Cùng với quá trình ASEAN mở rộng quan hệ
đối ngoại của ASEAN, các Đối tác của ASEAN đã lần lƣợt tham gia vào Hiệp ƣớc
TAC. Do đó, Hiệp ƣớc đã đƣợc sửa đổi 3 lần: lần thứ nhất vào ngày 15/12/1987
bằng nghị định thƣ mở rộng văn kiện cho các quốc gia ngồi Đơng Nam Á tham gia
vào TAC; lần thứ hai vào ngày 25/7/1998 với nghị định thƣ quy định sự đồng thuận
cần thiết của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN để các quốc gia ngồi ASEAN
có thể tham gia TAC; và lần thứ ba vào ngày 23/7/2010 bằng nghị định thƣ cho
phép các tổ chức quốc tế/khu vực, trong đó có EU, tham gia TAC. Cùng với việc ký
kết TAC, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất, các nƣớc ASEAN cũng ra
Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali), khẳng định các nỗ lực thúc đẩy
hòa bình, tiến bộ, phồn vinh và phúc lợi của nhân dân các nƣớc thành viên và cam
kết mở rộng hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị.
Năm 1992: Hiệp định Khung về tăng cƣờng hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa
thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA): Trong quá trình hội nhập và
phát triển của Hiệp hội, hợp tác kinh tế luôn là một trụ cột quan trọng, mở đầu với
việc ký kết “Hiệp định Khung về tăng cƣờng hợp tác kinh tế ASEAN” vào dịp Hội

nghị Cấp cao ASEAN lần thứ tƣ, tổ chức tại Singapore từ ngày 27-28/1/1992. Hiệp

4


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

định đã tạo khuôn khổ căn bản cho hợp tác ASEAN trên sáu lĩnh vực, bao gồm:
thƣơng mại và cơng nghiệp; khống sản và năng lƣợng; tài chính và ngân hàng;
lƣơng thực, nông và lâm nghiệp; giao thông vận tải và bƣu chính - viễn thơng. Nhân
dịp này, 5 nƣớc thành viên ban đầu của ASEAN cũng ký thỏa thuận về lập Khu vực
Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), đặt nền tảng quan trọng cho mở rộng hợp tác
kinh tế-thƣơng mại và xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sau này.
Năm 1994: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đƣợc thành lập: Hợp tác về
chính trị-an ninh trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác cũng ngày càng
đƣợc củng cố và phát triển. Một trong những kết quả tiêu biểu của quá trình này là
Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) đƣợc khởi xƣớng và đi vào hoạt động từ tháng
7/1994, với sự tham gia của 18 nƣớc trong và ngoài khu vực (bao gồm 6 nƣớc thành
viên ASEAN, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Canađa, Liên minh châu Âu, Australia,
New Zealand, Việt Nam, Lào, Hàn Quốc và Papua Niu Ghinê). Đến nay ARF đã trở
thành một diễn đàn an ninh thƣờng niên và là một cơ chế quan trọng cho hợp tác
chính trị-an ninh ở Đông Á, với 27 thành viên, gồm toàn bộ 10 Quốc gia Thành viên
ASEAN, 10 bên đối thoại của ASEAN (Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn
Quốc, Australia, New Zealand, Ca-na-đa, Liên minh Châu Âu) và các nƣớc Papua
Niu Ghi-nê, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Pakistan,Xri-lan-ka, Bangladesh, TimorLeste.
Năm 1995 ký kết Hiệp ƣớc về khu vực Đơng Nam Á khơng vũ khí hạt nhân
(SEANWFZ): Một trong những thành tố cơ bản của Tuyên bố Kuala Lumpur năm
1971 là ý tƣởng thiết lập khu vực Đông Nam Á khơng có vũ khí hạt nhân. Tuy

nhiên, do những khó khăn nội bộ của các nƣớc thành viên cũng nhƣ bối cảnh chính
trị của khu vực, đề xuất chính thức của ý tƣởng này chỉ đƣợc đƣa ra vào giữa những
năm 1980. Sau 10 năm đàm phán, Hiệp ƣớc về Khu vực Đơng Nam Á khơng có Vũ
khí Hạt nhân đƣợc chính thức ký tại Bangkok ngày 15/12/1995, nhân dịp Hội nghị
Cấp cao ASEAN lần thứ năm. Theo đó, các bên tham gia Hiệp ƣớc không đƣợc phát
triển, sản xuất, tìm cách sở hữu, kiểm sốt hoặc lắp đặt vũ khí hạt nhân; khơng cung
cấp nguồn hoặc các vật liệu hoặc thiết bị hạt nhân cho các quốc gia khơng có vũ khí
hạt nhân. Hiệp định đƣợc đi kèm một Nghị thƣ mở ngỏ cho sự tham gia của

5


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

các nƣớc sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Hoa Kỳ.
Hiện nay các nƣớc ASEAN đang tiến hành tham vấn, thúc đẩy 5 quốc gia này tham
gia vào Nghị định thƣ.
Tháng 12/1997 ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020: nhân kỷ niệm
30 năm ngày thành lập Hiệp hội, Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần II
(Kuala Lumpur, Malaysia, tháng 12/1997) đã thơng qua văn kiện quan trọng Tầm
nhìn ASEAN 2020, nêu định hƣớng phát triển lớn của ASEAN trong những thập kỷ
đầu thế kỷ 21, hƣớng tới mục tiêu xây dựng một tập hợp hài hịa các dân tộc ở Đơng
Nam Á, sống trong hịa bình, ổn định và thịnh vƣợng, gắn kết chặt chẽ với nhau
trong mối quan hệ đối tác năng động và một cộng đồng của các xã hội đùm bọc lẫn
nhau. Theo đó, Tầm nhìn ASEAN 2020 cũng nêu những mục tiêu cụ thể trong các
lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hoá và quan hệ đối ngoại. Đây là văn
bản có ý nghĩa đối với quá trình phát triển của Hiệp hội, đặt nền tảng cho việc hình
thành và thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Năm 2002: ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC): Trƣớc những căng thẳng do tranh chấp trên biển Đông giữa một
số nƣớc thành viên ASEAN và Trung Quốc, Ngoại trƣởng 10 nƣớc ASEAN và
Trung Quốc đã tiến hành đàm phán và ký Tuyên bố về Cách Ứng xử của các bên ở
biển Đông (DOC) vào ngày 4/11/2002 tại Phnôm Pênh. Tuyên bố nêu cam kết của
các bên ký kết giải quyết bằng biện pháp hịa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ
lực và thông qua đàm phán giữa các bên liên quan. Các bên cũng cam kết kiềm chế,
khơng làm phức tạp thêm tình hình; thực thi các biện pháp xây dựng lòng tin, tổ
chức đối thoại và trao đổi quan điểm giữa các quan chức quốc phòng, quân sự của
các bên tranh chấp; đồng thời nghiên cứu và tiến hành các hoạt động hợp tác trên
các lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng biển, nghiên cứu khoa học biển, an tồn hàng hải và
thơng tin liên lạc, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và phịng chống tội phạm xuyên quốc
gia. Các nƣớc ASEAN và Trung Quốc sau đó đã thơng qua Quy tắc Hƣớng dẫn thực
thi DOC vào ngày 20/7/2011 tại Bali, In-đô-nê-xia, bên lề Hội nghị Bộ trƣởng
Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 44. Quy tắc Hƣớng dẫn là văn bản tái khẳng
định cam kết của các nƣớc ASEAN và Trung Quốc trong việc thực thi đầy đủ và

6


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

nghiêm túc DOC, thúc đẩy hịa bình, ổn định, an ninh, an tồn hàng hải, hợp tác xây
dựng lịng tin và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình trên cơ sở luật
pháp quốc tế, đặc biệt là Công ƣớc Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS). Đây là
một bƣớc tiến có ý nghĩa đối với q trình giải quyết các tranh chấp ở biển Đông,
tạo điều kiện để các bên tiến hành hợp tác xây dựng lòng tin, hƣớng tới xây dựng bộ
Quy tắc Ứng xử (COC) có tính ràng buộc pháp lý đối với các bên ở biển Đơng.

Năm 2003 Thơng qua Tun bố về sự hịa hợp ASEAN II: Tại Hội nghị Cấp
cao lần thứ 9 (Bali, Indonesia, tháng 10/2003), ASEAN đã ra Tuyên bố Hòa hợp
ASEAN II (hay cịn gọi là Tun bố Ba-li II), chính thức hóa việc thực hiện ý tƣởng
về 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Tuyên bố khẳng định quyết tâm của các nƣớc
ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng An ninh
(ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội (ASCC); đồng
thời cũng phác thảo những ý tƣởng lớn của từng Cộng đồng.
Năm 2005: Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) : Một mốc lớn khác trong tiến
trình hội nhập và phát triển của ASEAN là Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ
nhất, đƣợc tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia tháng 12/2005, với sự tham gia của
nguyên thủ các nƣớc thành viên ASEAN, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,
Hàn Quốc và New Zealand. Tại Hội nghị này, Lãnh đạo các nƣớc đã ký Tuyên bố
chung về Cấp cao Đông Á, trong đó đề ra mục tiêu, nguyên tắc, lĩnh vực và các
phƣơng thức chính cho hoạt động của EAS. Theo đó, EAS sẽ là diễn đàn của các
Lãnh đạo đối thoại về các vấn đề chiến lƣợc nhằm hỗ trợ mục tiêu xây dựng cộng
đồng ở khu vực Đông Á; là một tiến trình mở và thu nạp, trong đó ASEAN giữ vai
trị chủ đạo; bổ sung và hỗ trợ cho các diễn đàn khu vực khác hiện có, họp hàng
năm do ASEAN chủ trì nhân dịp Cấp cao ASEAN. Lãnh đạo các nƣớc đã nhất trí
xác định 5 lĩnh vực hợp tác ƣu tiên (trong số gần 20 lĩnh vực đƣợc đề cập đến trong
thảo luận) gồm năng lƣợng, tài chính, giáo dục, thiên tai và bệnh dịch. Nhân dịp kỷ
niệm 5 năm thành lập EAS, Hội nghị Cấp cao EAS lần thứ 5 (tổ chức ngày
30/10/2010 tại Hà Nội) đã thông qua Tuyên bố Hà Nội kỷ niệm 5 năm thành lập
tiến trình EAS, trong đó khẳng định lại các nguyên tắc, mục tiêu, thể thức và các
lĩnh vực hợp tác ƣu tiên trong EAS. Theo đó, ngoài 5 lĩnh vực ƣu tiên, các Lãnh đạo

7


ASEAN – AFTA - CEPT


GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

EAS cũng nhất trí mở rộng hợp tác Diễn đàn ra các vấn đề chính trị-an ninh; tiến
hành 2 nghiên cứu song song về khả năng thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do Đơng
Á là CEPEA (Đối tác Kinh tế Tồn Diện Đông Á) và EAFTA (Khu vực Mậu dịch
Tự do Đông Á). Hội nghị Cấp cao EAS-5 cũng ra quyết định mời Nga và Mỹ chính
thức tham gia Cấp cao Đông Á bắt đầu từ Cấp cao EAS-6 cuối năm 2011 tại
Indonesia.
Tại Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 6 (tổ chức ngày 19/11/2011 tại Bali,
Indonesia), Nga và Mỹ đã tham gia với tƣ cách Thành viên Chính thức của EAS.
Các Lãnh đạo EAS đã ra “Tuyên bố EAS về các Nguyên tắc Quan hệ cùng có lợi”.
Tháng 1/2007: Quyết định đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng
ASEAN và xây dựng Hiến chƣơng ASEAN: Để kịp thích ứng với những chuyển
biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực cũng nhƣ trên cơ sở
những thành tựu của ASEAN trong 40 năm qua, nhất là kết quả thực hiện Chƣơng
trình Hành động Viên Chăn (VAP), Lãnh đạo các nƣớc ASEAN tháng 1/2007 đã
quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến
chƣơng ASEAN, nhất trí vì mục tiêu hình thành Cộng động ASEAN vào năm 2015
(thay vì vào năm 2020 nhƣ thỏa thuận trƣớc đây).
Tháng 11/2007: Hƣớng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng, ASEAN đã nỗ lực
xây dựng và Hiến chƣơng ASEAN đƣợc ký ngày 20 tháng 11 năm 2007 tại Hội
nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13. Hiến chƣơng ra đời, tạo tƣ cách pháp nhân cho
ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực; đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý và khuôn
khổ thể chế để gia tăng liên kết và hợp tác ASEAN, giúp xây dựng ASEAN trở
thành một tổ chức gắn kết hơn và hoạt động hiệu quả hơn, trƣớc mắt là hỗ trợ mục
tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN. Sự ràng buộc về pháp lý cùng với sự đổi mới
về bộ máy tổ chức và phƣơng thức hoạt động của ASEAN sẽ giúp thực hiện nghiêm
túc các thỏa thuận, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hợp tác, làm cho ASEAN trở
thành một thực thể chính trị-kinh tế ngày càng gắn kết hơn.
Ngày 15/12/2008: Hiến chƣơng ASEAN có hiệu lực.


8


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

Tháng 2/2009: Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đƣợc các nhà Lãnh
đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hủa hỉn, Thái
Lan, bao gồm các Kế hoạch tổng thể xây dựng các Cộng đồng trụ cột Chính trị-An
ninh, Kinh tế và Văn hóa Xã hội ASEAN.
Kế hoạch công tác về Sáng kiến Liên kết ASEAN giai đoạn II (2009-2015),
nhƣ một văn kiện kế tục Chƣơng trình Hành động Viên chăn (VAP), giúp ASEAN
đẩy mạnh các nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển, gia tăng liên kết khu vực và
thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Cộng đồng cũng đã đƣợc thông qua dịp
này.
Năm 2009: Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)
đƣợc thành lập.
Năm 2010: Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC): Để hỗ trợ đắc
lực cho tiến trình hội nhập và xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời đảm bảo vai
trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực năng động đang hình thành, các
nƣớc ASEAN đã nhất trí tăng cƣờng kết nối ASEAN và giữa ASEAN với khu vực.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 diễn ra vào tháng 12/2010 tại Hà Nội, các
Nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN
(MPAC), trong đó đề ra các biện pháp cụ thể thực hiện kết nối ASEAN về hạ tầng,
thể chế và ngƣời dân. Việc tăng cƣờng kết nối có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ tăng
trƣởng kinh tế trong ASEAN, tạo thuận lợi cho mạng lƣới sản xuất chung, thúc đẩy
thƣơng mại nội khối, thu hút đầu tƣ vào khu vực; đồng thời tăng cƣờng nữa gắn kết
về văn hóa và lịch sử giữa các quốc gia thành viên.

Quyết định mở rộng Hội nghị Cấp cao Đông Á cho Nga và Mỹ tham gia;
Quyết định triệu tập Hội nghị Bộ trƣởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+),
gồm các BT QF ASEAN và 8 nƣớc đối thoại. Uỷ ban Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền
của Phụ nữ và Trẻ em (ACWC) đƣợc thành lập.
Tháng 11/2011 Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng
ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Tồn cầu (Tun bố Hịa hợp Bali III): Bên
cạnh việc dành ƣu tiên thực hiện hiệu quả và đúng hạn mục tiêu xây dựng Cộng

9


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

đồng ASEAN vào năm 2015, các quốc gia thành viên ASEAN cũng chú trọng các
nỗ lực nhằm nâng cao vai trò và vị thế của Hiệp hội trên trƣờng quốc tế. Trên cơ sở
đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 tổ chức tại Bali, Indonesia từ ngày 1719/11/2011, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký thông qua “Tuyên bố Bali về Cộng
đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu”. Tuyên bố khẳng định
quyết tâm cũng nhƣ cam kết của các nƣớc ASEAN xây dựng lập trƣờng, quan điểm
chung trong việc hợp tác ứng phó với các vấn đề tồn cầu; nâng cao vai trị và tiếng
nói của ASEAN tại các cơ chế quốc tế nhƣ Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thƣơng
mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dƣơng
(APEC)…, qua đó đóng góp tích cực hơn vào các nỗ lực chung nhằm duy trì mơi
trƣờng hịa bình, ổn định cho phát triển trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới.

2 MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CỦA ASEAN
2.1 Mục tiêu
Ban đầu ASEAN hình thành với
mục tiêu chính là giữ gìn sự ổn định và an

ninh trong khu vực hay nói cách khác
trong giai đoạn đầu mục tiêu của tổ chức
mang màu sắc chính trị là chủ yếu mặc dù
theo Tuyên bố Bangkok (Tuyên bố của
Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN 8/8/1967) đƣợc coi là Tuyên bố khai sinh
ra ASEAN, nêu rõ tơn chỉ và mục đích của
Hiệp hội là:
“Thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực
thơng qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cƣờng cơ
sở cho một cộng đồng các nƣớc Đông Nam Á hịa bình và thịnh vƣợng;”
Với 7 đặc điểm nhƣ sau:

10


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

1. Thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hố trong
khu vực thơng qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng
cƣờng cơ sở cho một cộng đồng các Quốc gia Đơng Nam Á hồ bình và thịnh
vƣợng.
2. Thúc đẩy hồ bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và
nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các
nguyên tắc của Hiến chƣơng Liên hiệp quốc.
3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng
quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học-kỹ thuật và hành
chính.
4. Giúp đỡ lẫn nhau dƣới các hình thức đào tạo và cung cấp các phƣơng tiện

nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính.
5. Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành
công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về bn
bán hàng hố quốc tế, cải thiện các phƣơng tiện giao thông, liên lạc và nâng cao
mức sống của nhân dân.
6. Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đơng Nam Á.
7. Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực
có tơn chỉ và mục đích tƣơng tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt đƣợc một sự
hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.
Trong Hiến chƣơng ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN
(15/12/2009) đã khẳng định lại các mục tiêu cơ bản trên, đồng thời bổ sung thêm
các mục tiêu mới cho phù hợp với tình hình, cụ thể gồm 15 mục tiêu sau:
1. Duy trì và thúc đẩy hịa bình, an ninh và ổn định và tăng cƣờng hơn nữa các
giá trị hƣớng tới hịa bình trong khu vực.
2. Nâng cao khả năng tự cƣờng khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị,
an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội.

11


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

3. Duy trì Đơng Nam Á là một Khu vực khơng có vũ khí hạt nhân và các loại
vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.
4. Đảm bảo rằng nhân dân và các Quốc gia thành viên ASEAN đƣợc sống hịa
bình với tồn thế giới nói chung trong một mơi trƣờng cơng bằng, dân chủ và hòa
hợp.
5. Xây dựng một thị trƣờng và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh

vƣợng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thƣơng mại và
đầu tƣ, bao gồm sự trung chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tƣ; di chuyển
thuận lợi của các doanh nhân, những ngƣời có chun mơn cao, những ngƣời có tài
năng và lực lƣợng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn.
6. Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp
tác và giúp đỡ lẫn nhau.
7. Tăng cƣờng dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo
vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tơn trọng thích đáng các quyền và
trách nhiệm của các quốc gia thành viên ASEAN.
8. Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc
gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện.
9. Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trƣờng khu vực, tính bền
vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lƣợng
cuộc sống cao của ngƣời dân khu vực.
10. Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cƣờng quyền
năng cho ngƣời dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN.
11. Nâng cao phúc lợi và đời sống của ngƣời dân ASEAN thơng qua việc tạo
điều kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con ngƣời, phúc lợi và
công bằng xã hội.
12. Tăng cƣờng hợp tác tỏng việc xây dựng cho ngƣời dân ASEAN một môi
trƣờng an tồn, an ninh và khơng có ma túy.

12


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu


13. Thúc đẩy hình thành một ASEAN hƣớng về nhân dân, trong đó khuyến
khích mọi thành phần xã hội tham gia và hƣởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng
cộng đồng ASEAN.
14. Thúc đẩy một bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức
về sự đa dạng văn hóa và các di sản của khu vực.
15. Duy trì vai trị trung tâm và chủ động của ASEAN nhƣ là động lực chủ
chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực
mở, minh bạch và thu nạp.

2.2 Các nguyên tắc cơ bản
Hiến chƣơng ASEAN khẳng
định lại các nguyên tắc cơ bản của
ASEAN (gồm 14 nguyên tắc) về:
Tôn trọng độc lập, chủ quyền, tồn
vẹn lãnh thổ, bình đẳng, bản sắc
dân tộc; Không xâm lƣợc hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực; giải quyết hịa
bình các tranh chấp; khơng can
thiệp vào cơng việc nội bộ của
nhau…, đồng thời bổ sung một số
nguyên tắc mới nhƣ: Tăng cƣờng
tham vấn về những vấn đề có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của
ASEAN; Không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm sử dụng lãnh thổ của một
nƣớc thành viên đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và ổn định kinh tế của các
nƣớc thành viên khác…
Cụ thể, Điều 2 Hiến chƣơng ASEAN nêu rõ: ASEAN và các Quốc gia Thành
viên hoạt động theo các Nguyên tắc dƣới đây:
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, tồn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân
tộc của tất cả các quốc gia thành viên.


13


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

2. Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hịa bình,
an ninh và thịnh vƣợng ở khu vực.
3. Không xâm lƣợc, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động
khác dƣới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế.
4. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình.
5. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN.
6. Tôn trọng quyền của các quốc gia thành viên đƣợc quyết định vận mệnh của
mình mà khơng có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài.
7. Tăng cƣờng tham vấn về các vấn đề có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lợi ích
chung của ASEAN.
8. Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính
phủ hợp hiến.
9. Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy
mạnh công bằng xã hội
10. Đề cao Hiến chƣơng Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật
nhân đạo quốc tế mà các quốc gia thành viên đã tham gia.
11. Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc
sử dụng lãnh thổ của một nƣớc, do bất kỳ một quốc gia thành viên ASEAN hay
ngồi ASEAN hoặc đối tƣợng khơng phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các quốc gia thành
viên ASEAN.
12. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngơn ngữ và tơn giáo của ngƣời dân
ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong

đa dạng.
13. Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngồi, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hƣớng
ra bên ngồi, thu nạp và khơng phân biệt đối xử.

14


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

14. Tuân thủ các nguyên tắc thƣơng mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ
của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới
loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế
do thị trƣờng thúc đẩy.

3 KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA – ASEAN
FREE TRADE AREA )
3.1 Quá trình hình thành AFTA
Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ
cái đầu của ASEAN Free Trade Area)
là một hiệp định thƣơng mại tự do
(FTA) đa phƣơng giữa các nƣớc trong
khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện
tiến trình giảm dần thuế quan xuống 05 , loại bỏ dần các hàng rào thuế quan
đối với đa phần các nhóm hàng và hài
hịa hóa thủ tục hải quan giữa các nƣớc.
Vào đầu những năm 90, khi

chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong mơi trƣờng chính trị, kinh tế quốc tế
và khu vực đã đặt kinh tế các nƣớc ASEAN trƣớc những thách thức to lớn không dễ
dàng vƣợt qua nếu khơng có sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực vủa toàn hiệp hội, những
thách thức đó là:
-

Q trình tồn cầu hố kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc

biệt trong lĩnh vực thƣơng mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày
càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nƣớc cũng nhƣ quốc
tế.
-

Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt nhƣ

Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ và Khu vực Mậu dịch Tự do châu Âu của EU,

15


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

NAFTA sẽ trở thành các khối thƣơng mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoá
ASEAN khi thâm nhập vào những thị trƣờng này.
-

Những thay đổi về chính sách nhƣ mở cửa, khuyến khích và dành ƣu đãi


rộng rãi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài
nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nƣớc Trung Quốc, Việt Nam, Nga và
các nƣớc Đông Âu đã trở thành những thị trƣờng đầu tƣ hấp dẫn hơn ASEAN, đòi
hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp
tác khu vực.
-

Q trình tồn cầu hố kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc

biệt trong lĩnh vực thƣơng mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày
càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nƣớc cũng nhƣ quốc
tế.
-

Mặt khác Kinh tế ASEAN tăng trƣởng với nhịp độ cao nhƣng vẫn phụ thuộc

vào nguồn vốn bên ngồi.
Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992 theo sáng kiến của Thái Lan,
hội nghị thƣợng đỉnh các nƣớc ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập
khối mậu dịch tự do ASEAN: AFTA. Ban đầu chỉ có 6 nƣớc: Brunei, Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nƣớc
Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi chung là CLMV) đƣợc yêu cầu tham
gia AFTA khi đƣợc kết nạp vào khối này.

3.2 Chƣơng trình cắt giảm
thuế quan có hiệu lực
chung (CEPT)
Để biến ASEAN thành khu
vực mậu dịch tự do và thực hiện các
mục tiêu của AFTA thì các nƣớc thành

viên phải ký kết Hiệp định ưu đãi thuế
quan có hiệu lực chung CEPT. Đây là
động lực quan trọng nhất.

16


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

Nội dung của CEPT là trong vòng 10 năm (19 93-2003) giảm thuế quan
trong thƣơng mại nội bộ ASEAN xuống còn từ 0- 5

đối với sáu nƣớc thành viên

cũ ASEAN vào năm 2006 đối với Việt Nam và muộn hơn với Lào, Campuchia.
Đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lƣợng và các hàng rào phi thuế quan.
Để thực hiện chƣơng trình giảm thuế này, tồn bộ các mặt hàng trong doanh mục
biểu thuế quan của mỗi nƣớc đƣợc chia vào 4 danh mục sau:
Danh mục các sản phẩm giảm thuế gồm các mặt hàng đƣợc đƣa vào cắt
giảm thuế quan ngay với lịch trình giảm nhanh và giảm bình thƣờng.
Danh mục sản phẩm tạm thời chƣa giảm thuế gồm các mặt hàng tạm thời
sẽ chƣa phải giảm thuế và sau một thời gian nhất định các quốc gia phải
đƣa toàn bộ các mặt hàng này vào danh mục giảm thuế.
Danh mục sản phẩm nông sản chƣa chế biến nhạy cảm, các mặt hàng trong
doanh mục này có thời hạn cắt giảm thuế quan muộn hơn, cụ thể là năm
2010 hoăc muộn hơn nữa đối với mặt hàng nhạy cảm cao.
Danh mục loại trừ hoàn toàn gồm những sản phẩm khơng tham gia Hiệp
định CEPT. Đây là có ảnh hƣởng đến an ninh quốc gia, đạo đức…

Bên cạnh việc cắt giảm thuế quan, CEPT cịn quy định việc xố bỏ hạn chế
về số lƣợng nhập khẩu, các rào cản phi thuế quan khác và lĩnh vực hợp tác trong
lĩnh vực hải quan. Hiệp định CEPT áp dụng mọi sản phẩm chế tạo kể cả sản phẩm
nông sản. Muốn đƣợc hƣởng ƣu đãi giảm thuế trong khuôn khổ CEPT cần thoả mãn
ba điều kiện sau:
Phải là sản phẩm nằm trong doanh mục sản phẩm giảm thuế và đƣợc hội
đồng AFTA xác nhận.
Các sản phẩmphải có tối thiểu 40 giá trị đƣợc chế tạo từ các nƣớc thành
viên ASEAN.
Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế của cả nƣớc nhập và
nƣớc xuất khẩu, và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng hoặc thấp hơn
20%.
Ba mục tiêu cơ bản của CEPT:

17


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

Tự do hoá thƣơng mại ASEAN bằng việc loại bỏ các hàng rào thúê quan
trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi thuế quan .
Thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào khu vực bằng việc đƣa ra một khối
thị trƣờng thống nhất.
Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay
đổi đặc biệt là phát triển các thoả thuận thƣơng mại khu vực trên thế giới.

3.3 Mục tiêu của AFTA
Mục tiêu của AFTA là nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN với tƣ cách

là một cơ sở sản xuất trên thế giới, đồng thời tăng cƣờng tính hấp dẫn đối với đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài.
Thực hiện tự do hoá Thƣơng mại ASEAN bằng việc loại bỏ các hàng rào
thuế quan và phi thuế quan trong nội bộ khu vực.
Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay
đổi, đặc biệt là phát triển trong xu thế tự do hố thƣơng mại tồn cầu.
Thơng qua việc thành lập AFTA các nƣớc ASEAN muốn tạo ra một thị
trƣờng mà trong đó:
Một hàng rào thuế quan đƣợc xoá bỏ.
Thuế suất đánh vào các mặt hàng xuất nhập khẩu chỉ từ 0-5%.
Phƣơng thức để tiến hành giảm thuế là chƣơng trình CEPT.

3.4 Các chƣơng trình kinh tế đƣa ASEAN
thành khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA)
Để xây dựng ASEAN thành khu vực mậu dịch tự
do (AFTA – ASEAN Free Trade Area) các nƣớc thuộc
khu vực đã thông qua 9 chƣơng trình hợp tác kinh tế.

3.4.1 Chƣơng trình hợp tác thƣơng mại

18


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

Hiệp định thƣơng mại ƣu đãi vùng PTA (Preferential Trade Area)
Đây là cấp độ thấp nhất của liên kết kinh tế, theo đó các thủ tƣớng tham gia

hiệp định dành các ƣu đãi về thuế quan và phi thuế quan cho hàng hóa của nhau, tạo
thành các khu vực thƣơng mại ƣu đãi vùng (Preferential Trade Area). Trong các
thỏa thuận này, thuế quan và hàng rào phi thuế quan có thể vẫn còn, nhƣng thấp hơn
so với khi áp dụng cho quốc gia khơng tham gia hiệp định.
Một ví dụ về thỏa thuận thƣơng mại ƣu đãi là Hiệp định về Thỏa thuận
Thƣơng mại Ƣu đãi ASEAN đƣợc ký kết tại Manila năm 1977 và đƣợc sửa đổi năm
1995; hay Khu vực Thƣơng mại Ƣu đãi Đông và Nam Phi tồn tại từ năm 1981 đến
năm 1994; hay nhƣ các hiệp định dành ƣu đãi thƣơng mại (hay tối huệ quốc) mà
một số nƣớc phát triển có thể dành cho các nƣớc đang phát triển.
Hiệp định thƣơng mại hàng
hóa ATIGA (ASEAN
ATIGA là hiệp định toàn
diện đầu tiên của ASEAN điều
chỉnh toàn bộ thƣơng mại hàng hóa
trong nội khối và đƣợc xây dựng
trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã
đƣợc

thống

nhất

trong

CEPT/AFTA cùng các hiệp định,
nghị định thƣ có liên quan.
Linh hoạt hơn CEPT (Hiệp định thƣơng mại hàng hóa đƣợc ban hành từ
1992), ATIGA quy định rõ số dòng thuế đƣợc lùi thời hạn xóa bỏ thuế quan đến
năm 2018 với nhóm bốn nƣớc Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam (CLMV), đồng
thời, cho phép tạm ngừng hoặc điều chỉnh cam kết thực hiện nghĩa vụ cắt giảm, xóa

bỏ thuế quan giữa các nƣớc trong khối ASEAN.
Ngồi mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA hƣớng nỗ lực chung của
ASEAN đểxử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh,

19


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

kiểm dịch... đồng thời xác lập mục tiêu hài hịa chính sách giữa các thành viên
ASEAN trong bối cảnh xây dựng AEC.

3.4.2 Chƣơng trình hợp tác trong lĩnh vực hải quan
Thực hiện thống nhất phƣơng pháp định giá tính thuế hải quan giữa các nƣớc
ASEAN.
Hiện nay các nƣớc thành viên ASEAN đang áp dụng các phƣơng pháp định
giá tính thuế hải quan khác nhau, nên đã tạo ra một hàng rào cản trở thƣơng mại và
gây khó khăn cho việc thực hiện hiệp định về mậu dịch tự do. Do đó, các nƣớc
ASEAN đã thoả thuận hợp tác nhằm hài hoà phƣơng pháp định giá hải quan GTV
của GATT từ năm 2000.
-

Đây là phƣơng pháp công bằng, trung lập và phù hợp với thực tế thƣơng mại.

-

Thực hiện hài hoà các tủ tục hải quan trong 2 lĩnh vực:


20


ASEAN – AFTA - CEPT

GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu

+ Mẫu khai báo CEPT chung – Common ASEAN CEPT form. Tờ hải quan
ASEANs đƣợc Hội nghị Tổng cục hải quan ASEANs lần thứ 13 (11/2005) thơng

qua và có hiệu lực từ ngày tháng 1 năm 2006

+ Đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu ở các khâu:
● Thủ tục khai báo hàng hoá khi nhập khẩu
● Thủ tục nộp khai báo hàng hoá khi nhập khẩu

21


×