Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BTL CPQT Chứng minh rằng quy chế pháp lý của thềm lục địa thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia trong khai thác, sử dụng biển.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.51 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN
MƠN:

Cơng pháp Quốc Tế
ĐỀ BÀI 07
Chứng minh rằng quy chế pháp lý của thềm lục địa thể
hiện sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia trong
khai thác, sử dụng biển.

Họ và tên
Mã số sinh viên
Nhóm
Lớp

:
:
:
:

Hà Nội, 2021


Mục lục


MỞ ĐẦU
Thềm lục địa là một phần của rìa lục địa có vai trị ý nghĩa quan trọng đối
với các quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo. Các quyền chủ quyền trên


các thềm lục địa của mình đã được đề nghị bởi các quốc gia có biển trong
Cơng ước về thềm lục địa, được đưa ra bởi Ủy ban luật quốc tế của Liên hiệp
quốc năm 1958, một số phần trong đó đã được chỉnh sửa và thay thế bởi Công
ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. Quá trình xây dựng các quy chế
pháp lý của thềm lục địa trong luật biển quốc tế đã thể hiện được sự dung hịa
về lợi ích giữa các quốc gia trong khai thác, sử dụng biển. Do đó để tìm hiểu
thêm về vấn đề trên em xin được chọn đề bài số 07: “Chứng minh rằng quy
chế pháp lý của thềm lục địa thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia
trong khai thác, sử dụng biển”.

3


NỘI DUNG
1. Khái quát về sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật
quốc tế về thềm lục địa.
Biển và đại dương không chỉ là nơi giao thơng thuận lợi mà cịn là nơi cung
cấp nguồn thực phẩm rất dồi dào. Là kho khống sản giàu có vô tận đủ sức
thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người nếu như con người sử dụng
và bảo tồn nó một cách đúng mực. Chính vì vậy, việc đặt ra các quy phạm
pháp lý về biển ngày càng cấp bách. Trước tình hình đó, Liên hợp quốc đã
triệu tập hội nghị Luật biển lần thứ nhất tại Giơnevơ năm 1958, đã đi đến 4
Công ước về luật biển. Hội nghị Luật biển lần thứ hai cũng tại Giơnevơ
(1960) nhưng khơng có kết quả. Và gần đây hội nghị Luật biển lần thứ 2 được
tiến hành, họp tất cả 11 khóa trong 9 năm và cuối cùng đã thơng qua Công
ước của Liên hợp quốc về luật biển (sau đây gọi tắt là Công ước 1982).
Hội nghị lần thứ nhất của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1958 tại
Giơnevơ bốn bản Công ước quan trọng liên quan đến xác định các vùng biển,
cũng như việc khai thác và sử dụng biển. Trong đó có Cơng ước về thềm lục
địa (có hiệu lực từ ngày 10/6/1964). So với những tuyên bố đơn phương về

thềm lục địa của
nhiều quốc gia ven biển thì Cơng ước 1958 đã cơ bản đưa ra được cơ sở để
xây dựng khái niệm thềm lục địa pháp lý, bên cạnh đó xây dựng được một
quy chế pháp lý hoàn chỉnh cho vùng đáy biển này.
Tuy nhiên, những quy định trong Công ước 1958 đã nhanh chóng bộc lộ
nhiều hạn chế; đặc biệt là cách xác định thềm lục địa, với bản chất gần kế với
vùng ven bờ trong cách định nghĩa thềm lục địa của Công ước, khi áp dụng
trong thực tế lại làm cho thềm lục địa pháp lý trở nên biệt lập khái niệm thềm
lục địa địa chất, bất cập so với điều kiện tự nhiên của các quốc gia. Vì vậy,
Cơng ước 1958 về thềm lục thường ít được viện dẫn, áp dụng.
Hội nghị luật biển lần thứ ba của Liên hợp quốc đã cho ra đời Công ước luật
biển 1982 trên tinh thần lấy thuyết thềm lục địa là phần kéo dài tự nhiên của
4


lục địa làm cơ sở. Điều này có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ tinh thần và
nội dung cơ bản của những điều khoản xác định thềm lục địa cũng như chế độ
pháp lý đối với vùng này. Chính thay đổi đúng đắn này đã cũng như chế độ
pháp lý đối với vùng này. Chính thay đổi đúng đắn này đã đưa Công ước vào
thực tế áp dụng một cách hiệu quả và tạo được sự dung hòa về lợi ích giữa các
quốc gia trong khai thác, sử dụng biển.
2. Quy chế pháp lý của thềm lục địa thể hiện sự dung hịa về lợi ích giữa
các quốc gia trong khai thác, sử dụng biển.
- Quyền của các Quốc gia ven biển đối với thềm lục địa.
Thực hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dị và khai
thác tài ngun thiên nhiên của mình ( Điều 77 Công ước Luật biển năm 1982
). Tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa gồm tài nguyên khống sản và các
tài ngun thiên nhiên khơng sinh vật khác của đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển, cũng như các sinh vật thuộc loại định cư hoặc không thể di chuyển được
nếu khơng tiếp xúc với đáy biển.

Có thẩm quyền tài phán :




Đối với các đảo nhân tạo, cơng trình, thiết bị trên thềm lục địa.
Đối với nghiên cứu khoa học biển.
Đối với bảo vệ và gìn giữ lục môi trường biển.

Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến
chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên vùng nước
này. Việc quốc gia ven biến thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục
địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác
của các quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận, cũng không được cản trở
việc thực hiện các quyền này một cách không thể biện bạch được (Điều 78
Công ước Luật biển năm 1982 ).

5


Ngồi ra: “Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc
khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì” (Điều 81 Cơng ước Luật biển
năm 1982).
Quốc gia ven biển khơng chỉ có quyền chủ quyền đối với tài nguyên của
thềm lục địa mà còn đối với cả chính thềm lục địa. Quốc gia ven biển có đặc
quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì
và theo Điều 85 thì : “ Quyền của quốc gia ven biển được khai thác lòng đất
dưới đáy biển bằng cách đào đường hầm, bất kể độ sâu của các vùng nước ở
nơi ấy là bao nhiêu ”.
- Quyền của các Quốc gia khác đối với thềm lục địa.

Điều 79 Công ước luật biển 1982 cũng khẳng định:“ Tất cả các quốc gia đều
có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa... Trong điều
kiện có quyền thi hành các biện pháp hợp lý nhằm thăm dò thềm lục địa, khai
thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa và ngăn ngừa, hạn chế và chế
ngự ô nhiễm do ống dẫn gây ra, quốc gia ven biển không được cản trở việc
lắp đặt hay bảo quản các dây cáp và ống dẫn đó".
- Sự dung hịa về lợi ích giữa các quốc gia trong khai thác, sử dụng biển.
Từ các quy chế pháp lý nêu trên ta có thể thấy được sự dung hịa về lợi ích
giữa các quốc gia trong khai thác, sử dụng biển. Đương cử như điều Khoản 2
Điều 77 Công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 có quy định: “…Các
quốc gia ven biển khơng thăm dị thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên
thiên nhiên của thềm lục địa, thì khơng ai có quyền tiến hành các hoạt động
như vậy, nếu khơng có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia đó”. Điều 81 Cơng
ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 có quy định: “Quốc gia ven biển có
đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục
đích gì”. Có nghĩa là bất cứ chủ thể nào nếu có mục đích thăm dị hay khai
thác tài ngun thềm lục địa thì cần phải có sự thỏa thuận rõ ràng với quốc gia
có chủ quyền đối với thềm lục địa đó. Điều này sẽ giúp đơi bên có lợi; vừa
6


khơng gây ra sự lãng phí tài ngun trong vùng thềm lục địa lại vừa nhận
được tỉ lệ phần trăm nhất định từ việc khai thác, hay có thể nhận được sự
chuyển giao công nghệ từ các nước khác sẽ giúp cho khả năng khai thác của
nước ven biển tăng lên. Chính điều này đã thể hiện một cách rõ nhất sự dung
hịa về lợi ích giữa các quốc gia với nhau.
Công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 quy định: “… quốc gia ven
biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa khơng gây thiệt hại
đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của các nước khác đã được
công ước thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực hiện các quyền này

một cách không thể biện bạch được” (Điều 78). Quốc gia ven biển cịn có các
quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị, cơng trình trên thềm lục
địa, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển, quyền tài phán về bảo vệ và
gìn giữ môi trường biển. Trong khi thực hiện các quyền của mình, các quốc
gia ven biển có nghĩa vụ tơn trọng các quyền của các quốc gia khác. Quy chế
pháp lý của thềm lục địa khẳng định, các quyền của quốc gia ven biển đối với
thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên
hay của vùng trời trên vùng nước này. Do đó, quốc gia ven biển thực hiện các
quyền của mình đối với thêm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải
hay các quyền và các tự do khác của các quốc gia khác đã được công ước
thừa nhận. Đây cũng được coi là sự dung hịa về lợi ích giữa các quốc gia với
nhau nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.
Ngồi ra Cơng ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 cũng khẳng định:
“Tất cả các quốc gia đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở
thềm lục địa ....Trong điều kiện có quyền thi hành các biện pháp hợp lý nhằm
thăm dò thềm lục địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa và
ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do ống dẫn gây ra, quốc gia ven biên
không được cản trở việc lắp đặt hay bảo quản các dây cáp và ống dẫn đó”
(Điều 79). Song song với các quy chế pháp lí, khơng thể nói đến quyền mà
khơng nói đến nghĩa vụ tương ứng, một trong những nghĩa vụ hàng đầu của
7


các nước ven biển là phải tôn trọng quy định mà Công ước đã nêu về quyền tự
do của các nước khác trong thềm lục địa về tự do đặt dây cáp ống, dẫn ngẩm.
Như vậy theo Công ước luật biển 1982 thì chế độ tài phán của quốc gia ven
biển trong vùng đặc quyền kinh tế trong việc nước ngồi có quyền đặt dây cáp
, ống dẫn ngầm nhưng không gây trở ngại cho giao thông biển cũng đã thể
hiện một cách rõ nét sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia.
- Phán quyết của Toà án Công lý Quốc tế năm 2009 trong Vụ Phân định biển

ở Biển Đen (Romania và Ukraine), Toà đã đưa ra phương pháp ba bước áp
dụng cho phân định vùng thềm lục địa. Phương pháp ba bước đưa thêm một
bước kiểm tra lại tính cơng bằng của đường phân định để bảo đảm kết quả
phân định cuối cùng phù hợp với yêu cầu của Điều 83 Công ước của liên hợp
quốc về luật biển 1982. Việc áp dụng quy chế pháp lý của thềm lục địa để giải
quyết vụ việc trên đã thể hiện một cách rõ nét sự dung hòa về lợi ích giữa
Romania và Ukraine.

8


KẾT LUẬN
Thềm lục địa là một vị trí giàu tài ngun thiên nhiên, có vị trí chiến lược
khơng những về kinh tế mà cón về chính tri đối với sự phát triển của mỗi một
quốc gia. Qua việc tìm hiểu về quy chế pháp lý của thềm lục địa, ta hiểu hơn
quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển cung như các quốc gia khác
trong vùng thềm lục địa, từ đó thấy được sự dung hịa về lợi ích giữa các
quốc gia trong khai thác, sử dụng biển.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI, Giáo trình Luật quốc tế, 2021, NXB
Cơng An Nhân Dân.
- Cơng ước Giơnevơ 1958.
- Công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982.
- TS Nguyễn Thị Hồng Yên - TS. Lê Thị Anh Đào, Hướng dẫn môn học Công
pháp Quốc tế, 2021, NXB Lao Động.
- />va-quy-che-phap-ly-cua-them-luc-dia-trong-cong-uoc-luat-bien-1982-the-hie

n-ro-su-binh-dang-giua-cac-quoc-gia-trong-khai-…
- />rong-cac-quy-dinh-250202
- />- />
10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI, Giáo trình Luật quốc tế, 2021, NXB
Cơng An Nhân Dân.
- Cơng ước Giơnevơ 1958.
- Công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982.
- TS Nguyễn Thị Hồng Yên - TS. Lê Thị Anh Đào, Hướng dẫn môn học Công
pháp Quốc tế, 2021, NXB Lao Động.
- />va-quy-che-phap-ly-cua-them-luc-dia-trong-cong-uoc-luat-bien-1982-the-hie
n-ro-su-binh-dang-giua-cac-quoc-gia-trong-khai-…
- />rong-cac-quy-dinh-250202
- />- />
11



×