Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tâm lý học các KIỂU LOẠI NHÂN CÁCH xã hội và ý NGHĨA đối với GIÁO dục NHÂN CÁCH QUÂN NHÂN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.35 KB, 20 trang )

CÁC KIỂU LOẠI NHÂN CÁCH XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC
GIÁO DỤC NHÂN CÁCH QUÂN NHÂN HIỆN NAY

MỞ ĐẦU
Nhân cách là vấn đề trung tâm của tâm lý học đồng thời là một trong
những vấn đề quan trọng nhất trong hệ thống khoa học xã hội và nhân văn, nó
cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học khác nhau. Mỗi một lĩnh
vực khoa học nhất định đều nghiên cứu nhân cách với góc độ tiếp cận của
riêng mình, song đều hướng tới mục tiêu chung là xây dựng và phát triển
nhân cách con người đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Trong tâm lý học xã hội vấn đề nhân cách cũng mang một số nét đặc
trưng riêng. Ở đây, nhân cách cần phải được nghiên cứu trong sự giao tiếp của
cá nhân này với cá nhân khác, nhân cách phải được đặt trong hoàn cảnh cụ
thể của một nhóm xã hội nào đó. Tâm lí học xã hội nghiên cứu nhân cách ở
nhiều khía cạnh khác nhau như khái niệm, bản chất nhân cách; những yếu tố
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách; định hướng giá trị nhân
cách; sự thay đổi nhân cách; những con đường hình thành và phát triển nhân
cách, nghiên cứu kiểu chủ thể, sự điển hình hóa chủ thể xã hội với tính cách là
cá nhân, nghiên cứu các kiểu hoạt động xã hội gắn với mức độ cấu trúc tâm lý
bên trong v.v... trong đó việc nghiên cứu chỉ ra và phân tích các đặc điểm,
thuộc tính của các kiểu loại nhân cách xã hội cũng là một vấn đề cơ bản.
Trong phạm vi một bài thu hoạch, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu,
phân tích và chỉ ra các kiểu loại nhân cách xã hội. Từ đó rút ra ý nghĩa về mặt
phương pháp luận của vấn đề đối với việc giáo dục, rèn luyện, xây dựng và
phát triển nhân cách người quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.

1


NỘI DUNG


1. Vấn đề nhân cách trong tâm lý học xã hội.
Mỗi chúng ta là một cá nhân đơn nhất. Đây là một khẳng định mang
tính triết học và lịch sử. Con người cùng với tất cả các phẩm chất tâm sinh lý
của mình, được hình thành và phát triển trong các mối quan hệ xã hội nhất
định luôn là sản phẩm duy nhất, không lập lại, không trùng hợp theo qui luật
ngẫu nhiên. Để có thể hiểu những nhân cách đơn nhất của mình và để có thể
hiểu rõ, có thể mơ tả nhân cách con người chúng ta phải nhờ đến triết học,
đến lịch sử, đến văn học, đến xã hội học và rất nhiều các khoa học khác trong
đó có tâm lý học nói chung và tâm lý học xã hội nói riêng.
Tâm lý học xã hội là một chuyên ngành độc lập trong số các khoa học
tâm lý, và đối tượng đang bàn ở đây chính là nhân cách trong tâm lý học xã
hội. Có thể nói, nhiệm vụ chính của tâm lý học xã hội trong việc nghiên cứu
nhân cách là phát hiện và tìm hiểu những qui luật của hành vi, ý thức và hoạt
động của nhân cách nằm trong những nhóm xã hội nhất định nào đó.
Trong đời sống hàng ngày khái niệm nhân cách thường hay được sử
dụng. Chính điều đó là một trong những yếu tố làm nảy sinh nhu cầu nghiên
cứu và tìm hiểu về nhân cách nói chung và cấu trúc của nhân cách nói riêng.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên lạm dụng khái niệm nhân cách để chỉ những
khía cạnh khác nhau của tâm lý con người, ví dụ như: tính cách, khí chất,
năng lực, phẩm chất v.v…. lại là một hạn chế khơng nhỏ cho tính khoa học
của khái niệm nhân cách hiện được dùng trong các sách báo đại chúng. Ngay
cả đối với một số nhà tâm lý học phương tây, nhân cách nhiều khi được coi là
toàn bộ tâm lý con người, việc nghiên cứu nhân cách được coi là toàn bộ việc
nghiên cứu tâm lý con người.

2


Đối với mỗi một nhà tâm lý học lại có một định nghĩa tương đối độc
lập về nhân cách. Có thể dẫn ra ở đây khái niệm nhân cách của Freud: Nhân

cách đó là những tình cảm, những cố gắng và những tư tưởng phát sinh từ
những mâu thuẫn của tính hiếu chiến của chúng ta, động cơ thúc đẩy việc tìm
kiếm để thoả mãn nhu cầu một cách sinh học và sự kiềm chế xã hội chống lại
chúng. Theo Freud, nhân cách hình thành do những cố gắng giải quyết mâu
thuẫn cơ sở này, nỗ lực bày tỏ những sự thúc đẩy của cá nhân tiến tới sự thoả
mãn trong phạm vi không phạm tội và bị trừng phạt. Với quan niệm này
Freud dường như đã coi nhân cách như là khả năng kiềm chế bản năng của
con người.
Một số nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) như: Miashiev, Smirnov,
Malưsev..., đã giải thích nhân cách như là hệ thống của các mối quan hệ. Một
số khác, như Ananhiev, Platônnôp, Merlin.., khẳng định rằng nhân cách
không phải là tất cả con người mà chỉ là những phẩm chất xã hội. Họ không
coi nhân cách là chủ thể của hoạt động phương hướng này đã đưa đến việc
hiểu tính xã hội và tính sinh học của con người là các thành phần tương đối
độc lập kết hợp với nhau theo những tỷ lệ khác nhau.
Dựa trên quan điểm của Rubinshtein, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
nhân cách là tập hợp các điều kiện bên trong, qua chúng các tự động bên
ngoài được khúc xạ. Theo định nghĩa này, các yếu tố bên trong, như nhu cầu,
kinh nghiệm, động cơ, đóng vai trò các yếu tố gây ra sự trả lời khác nhau của
chủ thể đối với những kích thích giống nhau từ thế giới bên ngồi. Từ đó,
nhân cách chưa bộc lộ được những đặc thù của chính nó, bởi vì định nghĩa
này cịn có thể áp dụng đối với mọi sinh vật sống khác nữa.
Ý thức được nhược điểm này K.K Platônôp đưa ra khái niệm: nhân
cách là con người có nhận thức. Mặc dù tính đặc thù của con người đã được
nhấn mạnh ở khái niệm trên, Platônốp vẫn mắc sai lầm, cụ thể là đã lảng tránh
bản chất hoạt động xã hội của nhân cách; sự tác động tương đối của con
người và thế giới xung quanh. Hai nhà tâm lý học Predvetmưi và Sherkhôvina
3



cho rằng nhân cách là con người - chủ thể của hoạt động là nhân tố cải tạo thế
giới, là chủ thể có nhận thức và tự nhận thức.
Reivald, một nhà tâm lý học Xô viết khác, cho rằng hoạt động là biện
pháp để hình thành và tồn tại nhân cách, nhân cách được thể hiện ra cũng
trong hoạt động. Khi nghiên cứu các tổ chức tâm lý của nhân cách qua hoạt
động, ông coi chúng là các hành vi có mục đích của hoạt động và tạo nên các
giai đoạn trong cuộc sống của nhân cách.
Dựa vào nguyên tắc hoạt động, các nhà tâm lý học Xô viết đã đưa ra
một định nghĩa chung về nhân cách. Theo họ, nhân cách là con người - chủ
thể của hoạt động xã hội và nhờ hoạt động mà con người có được một vị trí
nhất định giữa những người khác. Các đặc điểm tâm lý của nhân cách thể
hiện ở chỗ nhân cách tiến đến cái gì và chạy khỏi cái gì, cũng như mức độ
nhận thức, tổ chức, cường độ và kết quả của tính tích cực giải quyết các
nhiệm vụ sống thiết thực.
Đứng trên lập trường của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng, các nhà Tâm lý học Việt Nam đã tiếp thu có
chọn lọc các lý luận về nhân cách của Tâm lý học Xô Viết và áp dụng linh
hoạt, sáng tạo trong điều kiện thực tiễn Việt Nam.
Theo Giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc quan niệm: Nhân cách là hệ
thống thái độ của con người. Là thước đo độ phù hợp của phẩm chất, năng lực
con người với yêu cầu xã hội, độ phù hợp càng cao thì nhân cách càng phát
triển.
Còn theo tác giả Lê Đức Phúc: Nhân cách là cấu tạo tâm lý phức tạp
bao gồm nhiều thuộc tính tâm lý cá nhân, được hình thành và phát triển trong
cuộc sống và hoạt động, quy định giá trị xã hội của mỗi người.
Theo tác giả Trần Trọng Thủy: Nhân cách là toàn bộ đặc điểm phẩm
chất tâm lý quy định toàn bộ đặc điểm và hành vi xã hội của cá nhân.

4



Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bích trong cuốn Tâm lý học nhân cách thì
ở nước ta, chưa có một định nghĩa nhân cách nào một cách chính thống. Song
cách hiểu của người Việt Nam về nhân cách có thể theo các mặt sau đây:
* Nhân cách được hiểu là con người có đức và tài hay là tính cách và
năng lực hoặc là con người có các phẩm chất: Đức, trí, thể, mỹ, lao (lao
động).
* Nhân cách được hiểu như các phẩm chất và năng lực của con người
* Nhân cách được hiểu như phẩm chất của con người mới: Làm chủ,
yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần lao động.
* Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của con
người. Theo cách hiểu này, tác giả Nguyễn Quan Uẩn trong cuốn tâm lý học
đại cương (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2004) đã nêu lên định nghĩa nhân
cách như sau: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý
của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.
Trong từ điển tâm lý do bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chủ biên có định
nghĩa về nhân cách như là tổng hồ tất cả những gì hợp thành một con người,
một cá nhân, với bản sắc và cá tính rõ nét, với các đặc điểm thể chất (tạng),
tài năng, phong cách, ý chí, đạo đức vai trị xã hội. Nhân cách là một cá nhân
có có ý thức về bản thân, đã tự khẳng định được, giữ được phần nào tính nhất
quán trong mọi hành vi. Mặc dù đây là một định nghĩa khá đầy đủ về nhân
cách, nó cũng vẫn chưa thốt ra khỏi khái niệm về các đặc điểm tâm lý của cá
nhân.
Trên cơ sở những nghiên cứu đó, các nhà Tâm lý học Quân sự Việt
Nam (trong cuốn Tâm lý học quân sự xuất bản năm 2005) đã đưa ra khái
niệm về nhân cách: Nhân cách là tổng hoà các phẩm chất xã hội, được cá
nhân lĩnh hội trong hoạt động và giao tiếp, phản ánh giá trị xã hội của cá
nhân đó trong cộng đồng.
Như vậy, nhân cách là sự tổng hòa nhưng khơng phải tổng hịa những
đặc điểm của con người, mà chỉ là tổng hòa những đặc điểm quy định con

5


người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị
và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.
Những quan điểm của các nhà Tâm lý học Việt Nam cũng đều thống
nhất thừa nhận, nhân cách là tính xã hội của con người, nhân cách mang bản
chất xã hội, nó khơng phải được sinh ra mà được hình thành và phát triển
trong quá trình con người tham gia hoạt động vào các mối quan hệ xã hội.
Nói tóm lại các khái niệm và định nghĩa về nhân cách thì có nhiều,
nhưng nội dung của chúng chưa hẳn đã thật chính xác và mơ tả được đầy đủ
các đặc tính và những yếu tố đặc thù cho nhân cách. Nhìn chung, các nhà tâm
lý học cũng như các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học nhân văn
khác hầu như đều cho rằng nhân cách là tập hợp các phẩm chất, đặc điểm sinh
lý, các đặc tính xã hội, các thuộc tính tâm lý của mỗi cá nhân. Nhân cách
chính là những chủ thể đại diện cho các mối quan hệ xã hội.
Tâm lý học xã hội nghiên cứu nhân cách trong các nhóm xã hội nhất
định. Tại đó, mỗi cá nhân mang những đặc điểm chung, đặc trưng cho nhóm
xã hội cụ thể và được gọi là nhân cách xã hội. Điều đó có nghĩa là, nhân cách
xã hội tham gia vào một nhóm xã hội nhất định, mang những đặc điểm chung,
đặc trưng cho nhóm xã hội đó và chính q trình hoạt động và giao tiếp của
nhóm chi phối các hành vi của nhân cách - đối tượng mà chúng ta quan tâm.
2. Các kiểu loại nhân cách xã hội và ý nghĩa đối với việc giáo dục
nhân cách quân nhân hiện nay.
2.1. Các kiểu loại nhân cách xã hội
Nhân cách là những phẩm chất, giá trị cá nhân thể hiện mức độ phát
triển cao về mặt xã hội. Trong q trình xã hội hóa, con người trở thành nhân
cách. Nhân cách hình thành trong quá trình phát triển cá thể xã hội. Vì vậy có
khái niệm kép nhân cách - xã hội. Và tương ứng với nó cũng có các kiểu loại
nhân cách xã hội khác nhau.

6


Hiện nay có nhiều kiểu loại nhân cách, cũng như tồn tại nhiều lý thuyết
khác nhau về phân loại nhân cách. Sở dĩ có điều đó là vì nhu cầu cần đến sự
phân loại nhân cách ngày càng trở nên cấp bách, đặc biệt trong việc nghiên
cứu tâm lý cá nhân, trong dự đoán tâm lý, tâm lý bệnh học, tâm lý liệu pháp
v.v…. Điều này khiến rất nhiều nhà tâm lý học của các trường phái tâm lý
khác nhau, bỏ cơng sức vào việc tìm kiếm các tiêu chí phân loại nhân cách và
xây dựng những học thuyết khác nhau về kiểu loại nhân cách.
Mặc dù còn nhiều vấn đề phải tranh cãi và chưa được nghiên cứu thấu
đáo, nhưng có một điều khơng thể phủ nhận được là tồn tại rất nhiều các lý
thuyết khác nhau về các kiểu loại nhân cách. Trong phạm vi bài thu hoạch
này, tác giả sẽ đề cập tới một số cách phân loại phổ biến nhất trong tâm lý
học. Đó là các cách phân loại nhân cách theo giá trị xã hội của cá nhân; theo
định hướng giá trị trong hoạt động sống; theo định hướng giá trị trong quan hệ
người - người; theo giao tiếp; theo thời gian và theo hoạt động nghề nghiệp.
2.1.1. Phân loại nhân cách theo định hướng giá trị xã hội của cá nhân
Giá trị xã hội của cá nhân là những thước đo sự đóng góp của các cá
nhân đối với xã hội. Mặt khác, sự đóng góp nhiều hay ít của cá nhân đối với
xã hội sẽ làm nảy sinh sự đánh giá ngược lại của xã hội đối với họ, thể hiện
qua vai trò và vi trí của họ trong xã hội. Chính nhờ vào quan hệ hai chiều giữa
cá nhân và xã hội nói trên, giá trị của cá nhân càng được củng cố. Đến khi nó
ít nhiều mang tính bất biến thì nó sẽ chi phối mọi nhu cầu và động cơ, xu
hướng bộc lộ bản thân và cách tự khẳng định của các cá nhân, từ đó hình
thành các kiểu nhân cách khác nhau. Có thể chia thành ba dạng chính như
sau: nhân cách sáng tạo, nhân cách hưởng thụ và nhân cách phá hoại.
* Nhân cách sáng tạo
Nhân cách sáng tạo là loại nhân cách mà con đường để khẳng định
mình là thành quả lao động đóng góp một cách có ý thức cho xã hội. Nhu cầu

được lao động, được sáng tạo, là nhu cầu hàng đầu của nhân cách sáng tạo.
7


Bên cạnh sự hữu ích cho xã hội, để đánh giá một người có hay khơng có nhân
cách sáng tạo, cần phải xét đến giá trị xã hội của động cơ đã thúc đẩy anh ta
hành động. Ở đây xuất hiện khái niệm về tính cách nhân đạo của nhân cách.
Điều đó thể hiện ra ở việc biết quan tâm đến các cá nhân khác và tơn trọng lợi
ích cũng như thành quả lao động của họ. Mặt khác, người sáng tạo thường
được xã hội và mọi người xung quanh đánh giá cao. Điều này giúp họ càng
khẳng định vai trị và vị trí xã hội của mình.
Nói một cách ngắn gọn, một người có nhân cách sáng tạo là một người
bằng lao động của mình đóng góp một cách có ý thức và hữu ích cho xã hội.
Bên cạnh đó, ý thức và động cơ hành động của anh ta phải mang những đặc
điểm sau:
Một là, luôn mong muốn mang tồn bộ sức lực, tâm trí của mình ra làm
việc vì lợi ích xã hội;
Hai là, tơn trọng quyền lợi sở thích và nhu cầu của những người lao
động khác, luôn mong muốn mang lại niềm vui cho họ và thực sự hài lòng khi
đạt được điều này;
Ba là, ý thức rằng công việc chung luôn quan trọng hơn lợi ích cá nhân;
Bốn là, tự hào về những thành quả lao động của bản thân.
* Nhân cách hưởng thụ
Động cơ chính của loại nhân cách hưởng thụ là làm sao để thoả mãn
những nhu cầu về tinh thần cũng như vật chất của bản thân. Các hoạt động
tích cực của loại nhân cách này, nếu không để thoả mãn trực tiếp những nhu
cầu, thì cũng nhằm mục đích tích luỹ, phục vụ cho cá nhân mình. Dựa vào
phương tiện sống và hành vi của loại nhân cách này, có thể chia họ ra thành
hai loại nhân cách đó là: loại hưởng thụ tích cực, sống bằng chính lao động
của mình; và loại hưởng thụ tiêu cực, ăn bám xã hội và những cá nhân khác.


8


Tuy rằng đối với dạng người thứ nhất, sáng tạo chỉ là cơng cụ phục vụ
cho mục đích hưởng thụ, nhưng họ vẫn là những người mong muốn sống
trung thực và đòi hỏi lao động. Xét về phương diện xã hội, họ vẫn mang lại
lợi ích cho xã hội bằng chính lao động của mình. Như vậy, ở một mơi trường
lành mạnh, khi chịu tác động của xã hội và những cá nhân khác theo chiều
hướng tích cực, họ có thể trở thành những nhân cách sáng tạo - lấy việc đem
lại lợi ích cho xã hội làm động cơ chính. Tuy nhiên, nếu như trong xu hướng
cá nhân của họ, xu hướng ích kỷ thắng thế, thì họ lại trở thành vơ cùng nguy
hiểm vì họ có thể làm bất cứ điều gì để phục vụ cho bản thân mình. Khi đó,
họ rất có thể trở thành những kẻ phá hoại.
Loại nhân cách hưởng thụ bằng ăn bám luôn đạt được sự hưởng thụ lớn
nhất từ lao động của người khác. Đối với loại nhân cách này dù ăn bám theo
cách bị động - nằm chờ sung rụng, hay theo cách năng động - bằng các mánh
kh, tính tốn cũng đều gây ra những thiệt hại cho xã hội. Cho dù mục đích
của loại người này khơng phải là phá hoại, nhưng xét về hành vi, họ cũng
không khác gì mấy những kẻ phá hoại. Bên cạnh đó, những ké ăn bám năng
động, thường có những âm mưu và thủ đoạn rất tinh vi, đòi hỏi nhiều sức lực,
đòi hỏi những hiểu biết về pháp luật, về xã hội, về tâm lý con người v.v….
Việc phân biệt họ với nhân cách sáng tạo phải xét đến lòng nhân ái và động
cơ hành động của họ. Tuy nhiên điều này là rất khó thực hiện và khơng phải
ai cũng phân biệt được. Những loại người này thường cản trở công việc cũng
như thành công của mọi người khác để nâng mình lên, thậm trí ăn cắp sáng
tạo của người khác, gây ra những thiệt hại cho mọi người xung quanh cả về
vật chất lẫn tinh thần và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống lành mạnh của xã
hội.
Để hạn chế những tác hại của loại nhân cách hưởng thụ, trước hết cần

phải nhận biết được họ, tiếp đó là giáo dục cho họ lòng lao động, lòng nhân ái
và lòng tự hào về thành quả lao động của chính bản thân mình.
* Nhân cách phá hoại
9


Nhân cách phá hoại là loại nhân cách lấy việc phá hoại những giá trị xã
hội, những thành quả lao động của người khác làm mục đích sống của mình.
Loại nhân cách này thường cũng rất chịu khó và thích làm việc, nhưng mục
đích hành động của họ nhằm để phá hoại chứ không phải xây dựng. Niềm vui
và sự thoả mãn nhu cầu của họ đạt được một khi họ phá hoại thành cơng. Đặc
trưng cho họ là lịng căm thù và sự ác cảm đối với mọi giá trị xã hội, mọi qui
ước xã hội và mọi con người trong xã hội nói chung. Đây là những cá nhân
cực kỳ nguy hiểm cho xã hội bởi tính chất cực đoan của họ.
Trên thực tế, trong xã hội chúng ta có thể gặp những kẻ ơm bom lao
vào người khác chỉ để thoả mãn thú tính giết người của mình. Những kẻ giết
người hàng loạt cũng nằm trong số này. Bên cạnh đó, cịn có những kẻ thực
hiện âm mưu phá hoại bằng những kế hoạch tinh vi, trên phạm vi rộng lớn
hơn nhiều, ví dụ như những tên thủ lĩnh phát xít hoặc những đảng phái tương
tự. Lịch sử đã ghi lại rất rõ những sự phá huỷ và tội ác của chúng đối với nhân
loại.
Việc nghiên cứu về nhân cách phá hoại, đặc biệt là việc nghiên cứu tiểu
sử của những kẻ giết người hàng loạt, những kẻ có hành vi ngược đãi trẻ vị
thành niên... cho thấy, phần lớn những cá nhân này có một tuổi thơ bị ngược
đãi, bị lạm dụng, bị bỏ rơi hoặc phải sống trong các gia đình khơng hạnh
phúc. Bên cạnh đó, xu hướng phá hoại của cá nhân thường bộc lộ rất sớm. Do
vậy ta có thể nhận ra để đề phịng một nhân cách phá hoại nào đó, nếu thực sự
quan tâm và săn sóc đến họ. Ví dụ, một đứa trẻ đối xử độc ác với loài vật từ
nhỏ rất dễ trở nên hung bạo và trở thành kẻ phá hoại ở tuổi trưởng thành nếu
như khơng có một sự giáo dục chu đáo. Một mặt khác việc giữ gìn văn hố

gia đình cũng góp phần ngăn ngừa sự hình thành những nhân cách phá hoại.
Nói tóm lại, mặc dù cách phân loại nhân cách theo giá trị xã hội, vừa
nêu ở trên, dựa vào đóng góp của nhân cách cho xã hội, nhưng thực chất đó là
cách phân loại theo động cơ hành động và mục đích sống của cá nhân. Đó là
một cách phân loại rất khó thực hiện, vì việc nghiên cứu, nhận biết các động
10


cơ và mục đích tiềm ẩn trong con người là vơ cùng khó khăn và tốn rất nhiều
thời gian.
2.1.2. Phân loại nhân cách theo định hướng giá trị trong hoạt động sống
Dựa vào định hướng giá trị trong hoạt động sống của cá nhân,
E. Spranger, nhà tâm lý học người Đức, thuộc trường phái tâm lý học mô tả,
đã chia ra các kiểu nhân cách sau:
* Người lý thuyết
Kiểu người này chỉ có một niềm say mê: giải thích và thiết lập các mối
liên hệ có tính lý luận giữa các hiện tượng hay sự việc. Họ sống thoát ly thực
tế. Đối với họ giá trị lớn nhất là phương pháp nhận thức đúng, coi đó là chân
lý với bất cứ giá trị nào. Họ sống trong một thế giới khơng có thời gian, cái
nhìn của họ hướng tới tương lai xa xôi, họ liên kết quá khứ với tương lai, theo
một qui luật tinh thần do chính họ lập ra.
* Người kinh tế
Động cơ chính quyết định tính chất lối sống của người này là lợi ích.
Trong các mối liên hệ sống, họ ln đặt lợi ích lên hàng đầu. Họ tiết kiệm từ
vật chất, sức lực đến thời gian, với mục tiểu là chiếm được lợi ích tối đa.
Những người kinh tế thường là những người sống thực dụng. Với họ mọi
hành động đều phải đem lại hiệu quả thiết thực, và tất cả đều là phương thức
hỗ trợ cuộc sống, đấu tranh vì sự tồn tại và tiện nghi sống tốt nhất. Kiểu nhân
cách này đối lập với kiểu nhân cách của những người lý thuyết.
* Người thẩm mỹ

Những nhân cách loại này khơng chỉ có ở những người sáng tạo nghệ
thuật, mà ở cả những người có trí tưởng tượng phong phú. Họ nhận thức và tư
duy hiện thực thơng qua tưởng tượng. Họ có một năng khiếu đặc biệt, đó là
linh cảm. Họ thường sống mơ mộng, đứng trước những khó khăn về kinh tế
11


thường tỏ ra bất lực. Đối với họ cái cao quí nhất là sự trong sáng và vẻ đẹp
cao quí của tâm hồn. Cuộc sống nội tâm của họ hướng tới cái đẹp của thiên
nhiên, sự toàn mỹ của các tác phẩm nghệ thuật.
* Người vị tha
Đặc điểm của kiểu nhân cách này là sự chú ý quan tâm đến người khác,
cảm nhận mình ở trong người khác. Cống hiến vì người khác là nhu cầu chủ
yếu và lẽ sống của kiểu người này. Biểu hiện cao nhất trong xu hướng xã hội
của họ là tình u. Tình u khơng chỉ đơn thuần là tình yêu cuộc sống, yêu
con người, mà cịn có bản chất sâu xa hơn: tình u là một tình cảm cịn lại ở
trong mình, chú ý đến số phận người khác vì những giá trị của chính những số
phận khác đó. Chính tình u đã khám phá ra ở người khác những giá trị nhất
định, mà nhờ đó họ tìm thấy những ý nghĩa cuộc sống của mình khi được
cơng hiến cho người khác, cho xã hội.
* Người chính trị
Một người có quyền lực đối với người khác khi họ có kiến thức và trí
tuệ cao, hoặc là có cơ sở vật chất dồi dào, hoặc là có nhân cách hồn chỉnh và
nội tâm phong phú, hoặc là do niềm tin tơn giáo nào đó mà mọi người coi
người đó như một ơng thánh. Trường hợp đặc biệt khi con người không
hướng tới một trong bốn giá trị này, mà cái chính đối với họ là củng cố thế
mạnh của chính bản thân mình. Uy quyền ở đây được xem như khả năng cũng
như cố gắng biến xu hướng giá trị của cá nhân thành động lực chủ yếu cho
người khác. Đặc điểm nhân cách nổi bật của họ là tính tự khẳng định, cố gắng
đạt thành tích, sức sống và lối sống mạnh mẽ. Mọi biểu hiện của các mối quan

hệ dựa trên quyền lực đều mang một phong cách gọi là chính trị. Những
người lấy uy quyền làm giá trị chủ đạo gọi là kiểu người chính trị.
* Người tơn giáo

12


Người tơn giáo có đặc điểm là ln hướng tới và đạt đến những giá trị
ở mức cao nhất. Xét trên cơ sở những giá trị có quan hệ như thế nào với ý
nghĩa chung của cuộc sống, có thể phân ra ba loại người: tích cực, tiêu cực và
hỗn hợp (lúc tích cực, lúc tiêu cực). Khi các giá trị của cuộc sống thể hiện
trong quan hệ tích cực thì kiểu nhân cách này thể hiện sự thần bí nội tại, nếu
giá trị đặt trong quan hệ tiêu cực thì xuất hiện loại người thần bí siêu nghiệm;
nếu là giá trị hỗn hợp, thì xuất hiện tư chất tơn giáo nhị nguyên.
Sự phân chia kiểu nhân cách xã hội như trên của Spranger dựa trên cơ
sở các định hướng giá trị. Ơng đã khơng tính đến ý nghĩa của vai mà cá nhân
đảm nhiệm trong nhóm, chưa tính đến các điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể.
Spranger mới chỉ dừng lại ở việc mô tả các biểu hiện đặc trưng của các loại
nhân cách. Ông chưa lý giải được các loại nhân cách này hoà nhập vào nhóm
như thế nào, sẽ tồn tại ra sao và có vai trị gì trong quan hệ tương tác của
nhóm. Tuy nhiên, tính hợp lý của cách phân chia này là ở chỗ nó liên hệ cấu
trúc của tính nhân cách cụ thể với các giá trị tinh thần mà nhân dân xây dựng
nên cùng với các hình thức văn hố.
2.1.3. Phân loại nhân cách theo định hướng giá trị trong quan hệ
người - người
Karen Horney, nhà tâm lý học người Mỹ, theo trường phái phân tâm
học, là tác giả của cách phân loại nhân cách theo định hướng giá trị trong
quan hệ người - người. Ông phân ra ba kiểu nhân cách: Kiểu người nhường
nhịn (bị áp đảo); kiểu công kích (mạnh mẽ); kiểu hờ hững (lạnh lùng)
Ơng lấy cơ sở phân loại là nhu cầu tâm lý trội hơn trong quan hệ của cá

nhân với người khác.
* Người nhường nhịn
Nhu cầu tâm lý chủ yếu của loại người này tập trung ở những người
thân cận nhất, gần gũi nhất, làm sao để mọi người hiểu và thương mến họ.
13


Khi quan hệ với người khác, họ ln muốn tìm hiểu thái độ của người đó đối
với mình. Điều đó có thể diễn đạt dưới các câu hỏi như: Bạn sẽ thương tơi
chứ? Bạn có muốn để tơi quan tâm đến bạn khơng?
* Người cơng kích
Những người này có xu hướng đối nghịch với những người khác, ln
có nhu cầu kiểm tra người khác. Trong thế giới của riêng họ chỉ tồn tại những
người mạnh mẽ. Họ khó chịu đựng được những thất bại, va luôn khôn ngoan,
khéo léo hơn người khác. Trong mọi quan hệ kiểu người này luôn quan tâm
làm thế nào cho có lợi.
* Người hờ hững
Người hờ hững luôn muốn xa lánh mọi người, và thường tự thiết lập
khoảng cách nhất định giữa mình với người khác trong mọi lĩnh vực. Họ có
nhu cầu muốn được n tĩnh trong một góc nhỏ của mình và chỉ liên kết với
ai mà họ thấy thật cần thiết. Kiểu người này khơng thích khuất phục và phụ
thuộc vào người khác.
Dựa vào cách phân loại này, các nhà tâm lý học Xơ viết đã tìm thêm
một số đặc điểm của các kiểu nhân cách trong một số lĩnh vực hoạt động. Một
nghiên cứu của Vinhiukh về vấn đề xu hướng giao tiếp của cá nhân trong
nhóm đối với lãnh đạo của nhóm, cho thấy rằng, kiếu người cơng kích khơng
muốn hợp tác với những người ngang hàng, mà chỉ thích làm việc với lãnh
đạo có phong cách chuyên chế. Trong khi đó, kiểu người nhường nhịn lại
thích làm việc với lãnh đạo có phong cách dân chủ.
Một nghiên cứu khác của Kôn về ảnh hưởng của định hướng giá trị

trong lĩnh vực giao tiếp đến việc chọn nghề cho thấy, kiểu người nhường nhịn
thường có quan hệ tốt với những ai có phạm vi giao tiếp rộng và hay chọn
nghề có tính chất xã hội. Kiểu người cơng kích thường hay hướng tới thành
cơng có giá trị cao cho nên hay chọn những nghề nghiệp có khả năng mang
14


lại những thành công lớn. Kiểu người lạnh lùng thường có nhu cầu sáng tạo
và địi hỏi được tự do cao. Trong hoạt động sống, họ thường hay chọn cho
mình những nghề nghiệp trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật.
2.1.4. Phân loại nhân cách qua giao tiếp
Trong giao tiếp con người thường thể hiện nhiều đặc điểm của cá tính
và nhân cách, nhất là trình độ ứng xử, nét tính cách, những phẩm chất và năng
lực cá nhân. Bằng cách đó, dựa vào giao tiếp của cá nhân với mọi người xung
quanh, có thể chia ra những loại nhân cách sau:
* Người thích sống bằng nội tâm
Kiểu người này khơng ưa những giao tiếp mang tính chất hình thức xã
giao. Cuộc sống của họ thiên về chiều sâu và sự phong phú về tâm hồn. Trong
ứng xử xã hội họ vụng về, khó hồ nhập vào trạng thái tình cảm của người
khác. Họ thường có tư duy bảo thủ và dễ bị ép buộc trong cuộc sống riêng.
Bên cạnh đó, họ rất có trách nhiệm trong cơng việc được giao. Họ thường
mắc thói quen tị mị. Mọi biểu hiện bề ngoài trong hành động của họ cũng
vụng về như trong giao tiếp.
* Người thích giao tiếp hình thức
Kiểu người này thường thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ trong giao
tiếp, dễ thích nghi và dễ đồng cảm với người khác, nhóm khác. Chính vì vậy
họ rất nhạy cảm trong giao tiếp. Trong những tiếp xúc mang tính chất hình
thức, xã giao, họ biết đưa ra những ý kiến, nhận định và lời nói phù hợp cho
những tình huống cần thiết. Nói cách khác, trong giao tiếp, sức bật và độ nhạy
bén của họ khá cao. Tuy nhiên, họ thiếu khả năng chú ý đến người đối thoại.

Hoạt động của họ thường mang tính chất lộn xộn, khơng nhất qn. Cơ chế
phịng vệ cái tơi của họ nhiều khi thái quá.
* Người nhạy cảm

15


Những người thuộc kiểu này thường có những linh cảm cao trong giao
tiếp, dù hình thức hay khơng hình thức. Họ là những người khiêm tốn và có
tưởng tượng phong phú, thường hay ý thức được ưu điểm của mình và có ý
muốn cạnh tranh trong lĩnh vực này.
* Người ba hoa
Họ là những người thích phóng đại, thổi phồng, tơ vẽ thêm mọi chuyện.
Trong giao tiếp họ thường có xu hướng hình tượng hố. Kiểu người này
thường sống bằng hiện tại, không quan tâm tới quá khứ và tương lai. Họ ln
tìm thấy thú vui để giải trí, thích tìm tới những quan hệ mới, những cuộc tiếp
xúc mới. Họ khơng thích những hoạt động tập thể. Họ cảm thấy rất khó chịu
nếu phải chịu đựng điều gì đó buồn khổ.
2.1.5. Phân loại nhân cách theo thời gian
Nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần Carl Jung người Thuỵ Sĩ, cho rằng con
người nhận thức và hoạt động theo bốn hệ thống thời gian: cảm xúc, cảm
giác, tư duy và linh cảm. Trên cơ sở này ông đã phân ra bốn kiểu nhân cách:
kiểu người xúc cảm, kiểu người cảm giác, kiểu người tư duy và kiểu người
tình cảm.
* Người xúc cảm
Với những người này, điều quan trọng nhất là quá khứ của bản thân.
Mọi sự vật hay sự việc đều được họ đánh giá theo tiêu chí của quá khứ, bằng
sự hồi tưởng cái đã qua. Với đặc điểm của kiểu nhân cách này, khi ở tuổi
thanh niên thường có xu hướng mạo hiểm, cịn ở tuổi trung niên thì thường
bảo thủ. Những người xúc cảm rất khó thiết lập quan hệ mới với người khác.

Họ đánh giá các vấn đề theo quan điểm cá nhân, nên mang nặng tính chất chủ
quan.
* Người cảm giác

16


Loại người này không nhận thức sự vật, hiện tượng trọng sự vận động
của thời gian, với họ chỉ hiện tại mới có ý nghĩa. Họ khơng để ý đến quá khứ,
cũng như không biết nghĩ về tương lai. Họ ít liên tưởng đến các sự việc đã
xảy ra, nhưng lại giải quyết các vấn đề trong hiện tại rất tốt. Họ có khả năng
vượt qua các khủng hoảng của cuộc sống một cách tốt đẹp. Nét tiêu biểu
trong nhân cách của họ là hành động kiên quyết. Trong hành động, có tính tự
chủ, kiên định cao, khơng bị lay chuyển bởi các yếu tố bên ngồi. Họ khơng
có khả năng giải quyết những đau khổ tình cảm và để khắc phục vấn đề này,
họ thường cố quên chúng đi. Họ khơng thụ động, mà ln hành động theo ý
thích của mình. Có thể gọi họ là những con người của hành động.
* Người tư duy
Họ nhận biết thời gian như một quá trình tổng thể và liên tục, mọi sự
kiện được hiểu theo cách liên hệ chúng với quá khứ, bằng tư duy. Họ mang
những đặc điểm, như là, cởi mở, tự tin, sống theo nguyên tắc của bản thân,
luôn hành động theo qui luật, cố tránh mọi ngẫu nhiên đến mức thấp nhất. Họ
ln tính tốn, suy đốn kỹ càng để dành thế chủ động. Trong trường hợp gặp
khó khăn, cần sự giúp đỡ của ai đó, họ rất khó phối hợp hành động, vì khó từ
bỏ những nguyên tắc của bản thân để chấp nhận những nguyên tắc của người
khác. Đây là những người rất tôn trọng và biết tiết kiệm thời gian. Khi có một
trình độ tư duy cao, họ hoạt động rất tích cực.
* Người tình cảm
Những người này khơng cảm nhận thời gian một cách thực sự, họ
thường sai hẹn với người khác. Họ dễ thích nghi với những thay đổi của cuộc

sống, thay đổi của cơng việc. Họ là những người có sức hấp dẫn lớn với
người khác. Họ tự ý thức được điều đó và ln cố gắng làm cho mình quyến
rũ hơn. Nhưng những loại người này thường thiếu kiên nhẫn và hay nóng vội.
Họ có khả năng tác động đến người thực dụng.
2.1.6. Phân loại nhân cách trong hoạt động nghề nghiệp
17


Ở cách phân loại này chúng ta chỉ nói đến nghề diễn viên, vì đây là một
trong số những nghề nghiệp địi hỏi con người phải có một số nét đặc trưng
rất điển hình trong nhân cách. Thật sai lầm khi nghĩ rằng nghề diễn viên
khơng có những đặc điểm tính cách cố định do phải đóng nhiều vai diễn khác
nhau. Ngược lại, chính nghề nghiệp này đã tạo lập cho con người những tính
cách rất rõ nét, đơi khi cịn mang tính chất cực đoan. Nói chung, ta thấy nổi
lên hai kiểu loại nhân cách trong số các diễn viên. Đó là: loại nhân cách
hướng nội và loại nhân cách hướng ngoại.
* Diễn viên hướng nội
Đây là những diễn viên khi đóng vai thường hay khám phá ra thế giới
nội tâm của nhân vật, hoàn toàn đồng nhất với nhân vật. Mỗi lần đóng những
vai khác nhau, họ có những thể hiện trong hành vi và giao tiếp khác nhau. Họ
ln thấy khó chịu khi bị chỉ bảo và thích tự sáng tạo lấy cho nhân vật của
mình. Họ chỉ xem đạo diễn như nhà tư vấn mà thôi. Khi gặp phải đạo diễn
độc đoán họ làm việc kém hiệu quả.
* Diễn viên hướng ngoại
Đây là những diễn viên đóng tốt những vai có nội tâm giống họ. Họ chỉ
quan tâm đến vai của mình. Họ là những người có quan hệ rộng, u cái thiện
và thích sự rõ ràng trong quan niệm cũng như hành động. Họ sẽ làm việc tốt
khi hợp với đạo đức.
2.2. Ý nghĩa của vấn đề đối với việc giáo dục nhân cách quân nhân
hiện nay.

Theo quan điểm của Tâm lý học Mác xít, nhân cách mang bản chất xã
hội, nhân cách vừa là chủ thể tác động làm thay đổi, cải tạo hoàn cảnh, lịch sử
xã hội để phục vụ cuộc sống của mình và xã hội; đồng thời nhân cách cũng là
sản phẩm của điều kiện lịch sử xã hội. Do đó, xét trên góc độ tâm lý học xã
hội, thì nhân cách: Một mặt, nhân cách góp phần mình vào việc hình thành và
18


phát triển nhóm, hình thành các đặc điểm tâm lý của nhóm và tập thể. Mặt
khác, trong q trình phát triển nhóm, nhân cách tự điều chỉnh và hồn thiện
dưới tác động của nhóm và của mỗi thành viên trong nhóm, sao cho phù hợp
với chuẩn mực và hệ thống giá trị trong nhóm. Cũng chính từ đây phát sinh
những kiểu loại nhân cách khác nhau, phù hợp với các vai trị, vị trí khác nhau
trong các nhóm mà nhân cách là thành viên.
Đối với người quân nhân trong môi trường hoạt động quân sự, quá
trình hoạt động huấn luyện, học tập và rèn luyện cũng chính là q trình xã
hội hóa nhân cách người qn nhân. Trong mơi trường này, mỗi cá nhân sẽ
hình thành những phẩm chất nhân cách quân nhân nói chung cũng như những
phẩm chất nhân cách phù hợp với từng chuyên môn nghiệp vụ quân sự.
Do mơi trường hoạt động mang tính chất đặc thù mà tiêu biểu là tính kỉ
luật và tinh thần đồng đội nên mối quan hệ giữa mỗi thành viên trong tập thể
qn nhân cũng có tính đặc trưng khác biệt so với các nhóm xã hội khác, đó
là tính đồn kết gắn bó giữa các thành viên trong tập thể quân nhân từ tập thể
cơ sở cho đến tập thể lớn.
Người quân nhân nhận được sự tác động giáo dục từ cả nhóm nhỏ (tập
thể cơ sở) và nhóm lớn (tập thể lớn). Ở mỗi tập thể, mỗi chuyên môn nghiệp
vụ quân sự khác nhau một mặt đòi hỏi người quân nhân những phẩm chất
nhân cách tương ứng, đồng thời q trình hoạt động trong chun mơn nghiệp
vụ đó sẽ góp phần bồi dưỡng, xây dựng và củng cố những phẩm chất nhân
cách đó. Do đó những kiến thức, hiểu biết về các kiểu loại nhân cách xã hội

là rất cần thiết và quan trọng đối với người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong quá
trình giáo dục, huấn luyện bộ đội, giúp họ xây dựng và hình thành ở người
quân nhân những phẩm chất nhân cách phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ
quân sự và chức trách được giao.

19


KẾT LUẬN
Việc nhận biết các kiểu loại nhân cách có ý nghĩa to lớn khơng chỉ đối
với xã hội nói chung và với các nhà tâm lý học trong việc nghiên cứu về nhân
cách và tâm lý cá nhân nói riêng, mà nó đã trở thành nhu cầu của chính bản
thân mỗi con người. Đó là nhu cầu của các cá nhân, nhằm mục đích tự đánh
giá hành vi và vai trị cũng như vị trí xã hội của mình. Điều này giúp ích và
góp phần định hướng cho mỗi cá nhân biết điều chỉnh thái độ, hành vi, phong
cách của mình theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, đồng thời đáp ứng yêu
cầu hoạt động nghề nghiệp mà mình đảm nhiệm.
Tuy nhiên, chúng ta phải khẳng định rằng, tất cả các cách phân loại đều
chỉ mang tính chất tương đối, vì trên thực tế, khơng có một người nào chỉ
thuộc về một kiểu nhân cách nhất định. Ta chỉ có thể coi đó là thiên hướng
chính của họ, bởi vì trong các hồn cảnh, mơi trường khác nhau, họ có những
cách ứng xử đặc trưng của những nhân cách khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học quân sự, Nxb QĐND 2005.
2. Tâm lý học xã hội, Đại học Tổng hợp Hà Nội, H.1994.
3. Nguyễn Đình Chỉnh, Tâm lý học xã hội, Nxb Giáo dục 2001.
4. Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách, Nxb ĐHQG, H. 2000.
5. Pierre Daco, Những thành tựu lẫy lừng trong tâm lý học hiện đại,
Nxb Thống kê 2004.


20



×