Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA ĐẾN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.8 KB, 14 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Vấn đề vĩ mô trong Tranh chấp lao động không phải chỉ xoay quanh ở vấn đề tiền
lương hay lợi ích trực tiếp của người lao động , mà nguyên nhân sâu xa còn ở chính văn
hóa của tổ chức và người lao động.
Jack Welch cũng từng nhận định " mỗi cốt lõi của vấn đề trong kinh doanh là ở tư tưởng,
tư tưởng thiết kế ra hành động". Như vậy có thể thấy, nguyên nhân của Tranh chấp lao
động còn ở một phần xuất phát từ văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa cá
nhân.
Hiểu và làm rõ những tác động của Văn hóa đến Tranh chấp lao động sẽ là cơ sở
giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu những vấn đề về rủi ro tranh chấp.
Đề tài : Tác động của văn hóa đến tranh chấp lao động.
2. Mục tiêu nghiên cứu:

Làm rõ nguồn gốc của văn hóa tác động đến tranh chấp lao động nói chung.
Nhận dạng các nguyên nhân từ văn hóa gây ra tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp.
Đề ra các ra biện pháp nhằm hoàn thiện và giảm thiểu các rủi ro gây ra tranh chấp.
3. Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian:
+ Phạm vi thời gian:
+ Phạm vi nội dung:
Nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô
Từ các quan điểm khác liên quan đến Văn hóa và tác động của nó.
4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích, thu thập số liệu.
- Nghiên cứu lý thuyết kết hợp số ít thực nghiệm. Nghiên cứu thu thập, mô tả theo xu
hướng định tính kết hợp định lượng số liệu.
- Quan sát, phỏng vấn, thu thập từ báo đài, internet, gặp gỡ, phỏng vấn trao đổi với các


đối tượng trong phạm vi đề tài.
5. Ý nghĩa thực tiễn:

Bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức đánh giá tổng quan về vấn đề Văn hóa tác động
đến tranh chấp lao động, tuy nhiên bài nghiên cứu sẽ cung cấp những cơ sở và lý do về
tranh chấp một phần xuất hiện từ yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp. Từ đó giúp các
doanh nghiệp có các biện pháp góp phần hoàn thiện các cơ sở để giảm thiểu rủi ro tranh
chấp và các vấn đề liên quan.


PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
1.1.
Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có
văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những
con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay
vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa:
Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng
về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách
một thành viên của xã hội”.
F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và
những hoạt đợng định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên mợt nhóm người vừa
có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mới quan hệ với môi trường tự nhiên của họ,
với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành
viên này với nhau”.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của c̣c sống, loài người mới sáng tạo và phát minh

ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng
phong phú và rợng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên
quan đến con người trong śt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên
lịch sử… Văn hóa bao gồm cả hệ thớng giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm
chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ
tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và
khơng ngừng lớn mạnh”


Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rợng và nghĩa hẹp. Theo
nghĩa rợng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần,
vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của mợt cợng đờng gia đình, xóm
làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương
mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những
truyền thống, tín ngưỡng…”; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tởng thể những hệ
thớng biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng
đồng đó có đặc thù riêng” …
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa đề cập
đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Như vậy, khái niệm
văn hóa rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinh thần làm nền tảng cho lối sống, đạo
đức, chuẩn mực, hành vi, quan điểm, cách nghĩ và hành động của mỗi dân tộc và các thành
viên để vươn tới cái Chân, Thiện, Mỹ trong quan hệ giữa người với người, giữa người với tự
nhiên và xã hội. Theo đó, có thể rút ra khái niệm chung về văn hóa như sau: văn hóa là toàn
bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã tạo ra trong quá trình lịch sử.
Trên thực tế nghiên cứu, đã có rất nhiều định nghĩa về khái niệm văn hóa, nhưng cho
tới nay, vẫn chưa có một tài liệu hay nghiên cứu nào định nghĩa được công nhận và thỏa
mãn cả về định tính và định lượng.

“Văn hóa là những mơ hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên
những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn hóa
vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo” .
(Theo A.L. Kroeber và Kluckhohn, 1952, p357)
1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp

Đề cập đến khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp” đã có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Trước khi hai khái niệm “Văn hóa” và “doanh nghiệp” được ghép lại với nhau, đã có
hàng chục định nghĩa khác nhau về văn hóa. Khi kết hợp “Văn hóa” với “doanh nghiệp”
thì nghĩa của nó đã được thu hẹp đi rất nhiều. Tuy nhiên cụm từ “Văn hóa doanh nghiệp”
vẫn có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Cụ thể là:
Theo Jaques (1952): Văn hóa của một doanh nghiệp là cách tư duy và hành động
hàng ngày của các thành viên. Đó là điều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải


tuân theo để được chấp nhận vào doanh nghiệp đó. Văn hóa theo nghĩa này bao gồm một
loạt các hành vi ứng xử, các phương thức sản xuất, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật, quan
điểm về kỷ luật, các thông lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của những người liên
quan, cách trả lương, quan điểm về các công việc khác nhau, niềm tin vào tính dân chủ
trong các buổi thảo luận và những quy ước, những điều cấm kỵ.
Theo Denison (1990): văn hóa doanh nghiệp chỉ những giá trị, tín ngưỡng và
nguyên tắc bên trong tạo thành nền tảng của hệ thống quản lý doanh nghiệp, cũng như
một loạt các thủ tục quản lý và hành vi ứng xử minh chứng và củng cố cho những nguyên
tắc cơ bản này.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc
biệt của các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ
nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất với một tổ chức đã biết.
Là một khái niệm trừu tượng và có nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên có thể
hiểu văn hóa doanh nghiệp theo nghĩa đầy đủ như sau: văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ
các giá trị vật chất và tinh thần được gây dựng nên trong śt quá trình hình thành, tờn tại

và phát triển của mợt doanh nghiệp, trở thành các giá trị, quan niệm và tập quán và truyền
thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phới đến tình cảm, nếp suy nghĩ,
niềm tin, lý tưởng và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc thực hiện
và theo đuổi các mục tiêu.Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố gắn kết lợi
ích cá nhân với lợi ích tập thể, hướng hành vi cá nhân vào việc thực hiện tốt nhất mục
tiêu và sự kỳ vọng của doanh nghiệp.
Thuật ngữ "văn hóa tổ chức" (organisational culture) xuất hiện lần đầu trên báo chí
Mỹ vào khoản thập niên 1960. Thuật ngữ tương đương là "văn hóa doanh nghiệp"
(corporate culture) xuất hiện vào khoảng 1970 và trở nên hết xuất phổ biến sau khi tác
phẩm Văn hóa công ty của Terrence Deal và Atlan Kennedy được xuất bản tại Mỹ năm
1982.
Như Hofstede (1984) đã định nghĩa, "văn hóa tổ chức/ công ty" là "lập trình tập thể
mợt đầu óc có tính khu biệt các thành viên của một tổ chức này với các tổ chức khác".
- Văn hoá tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả
năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản
sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian.
(Michel Amiel, Prancis Bonnet, Joseph Jacobs, 1993).


Như vậy, văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những người làm cùng trong một
doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Văn hóa doanh nghiệp xác lập một hệ
thống các giá trị được mọi người trong doanh nghiệp chấp nhận, đề cao, chia sẻ và ứng xử
theo các giá trị đó. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp và được coi
là bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp liên quan đến nhận thức. Các
cá nhân trong doanh nghiệp nhận thức văn hóa qua những gì họ thấy, họ nghe được trong
doanh nghiệp mình. Các thành viên trong tở chức có thể có trình đợ, vị trí, trách nhiệm khác
nhau nhưng vẫn có xu hướng mô tả về văn hóa doanh nghiệp theo những cách tương tự.
1.2.
Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp
1.2.1. Các giá trị văn hóa hữu hình

Những giá trị văn hóa hữu hình là những cái thể hiện được ra bên ngoài rõ ràng, dễ
nhận biết nhất của VHDN. Các thực thể hữu hình mơ tả mợt cách tởng quan nhất mơi
trường vật chất và các hoạt động xã hội trong một doanh nghiệp. Bao gờm các hình thức
1.2.1.1.

cơ bản sau:
Kiến trúc đặc trưng và diện mạo doanh nghiệp
Được coi là bộ mặt của DN, kiến trúc và diện mạo luôn được các DN quan tâm, xây
dựng. Kiến trúc, diện mạo bề ngoài sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đối tác… về
sức mạnh, sự thành đạt và tính chuyên nghiệp của bất kỳ DN nào. Diện mạo thể hiện ở
hình khới kiến trúc, quy mô về không gian của DN. Kiến trúc thể hiện ở sự thiết kế các
phòng làm việc, bố trí nội thất trong phòng, màu sắc chủ đạo,…Tất cả những sự thể hiện
đó đều có thể làm nên đặc trưng cho DN. Thực tế cho thấy, cấu trúc và diện mạo có ảnh
hưởng đến tâm lý trong quá trình làm việc của người lao đợng.

1.2.1.2.

Lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa
Đây là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Lễ nghi
theo từ điển tiếng Việt là toàn thể những cách làm thông thường theo phong tục, áp dụng
khi tiến hành một cuộc lễ. Theo đó, lễ nghi là những nghi thức đã trở thành thói quen,
được mặc định sẽ được thực hiện khi tiến hành một hoạt động nào đó, nó thể hiện trong
đời sống hàng ngày chứ không chỉ trong những dịp đặc biệt. Lễ nghi tạo nên đặc trưng về
văn hóa, với mỗi nền VH khác nhau các lễ nghi cũng có hình thức khác nhau. Một ví dụ
cụ thể về lễ nghi trong phục vụ bàn: có sự khác nhau cơ bản giữa Việt Nam và các nước


châu Âu. Do bữa ăn của người Việt mang tính cộng đồng cao, tất cả mọi người đều ăn
chung một món ăn, nên ở Việt Nam khi phục vụ thức ăn thường có bát, nồi to đặt ở giữa
bàn, mỗi thực khách có mợt bợ bát, đĩa, thìa, đũa để lấy thức ăn từ bát lớn và nồi. Ngược

lại, ở phương Tây phục vụ bàn đem từng suất ăn ra phục vụ cho từng khách hàng, cùng
một món mà đặt bao nhiêu suất thì sẽ mang ra bấy nhiêu bát, đĩa.0
Lễ kỷ niệm là hoạt động được tổ chức nhằm nhắc nhở mọi người trong DN ghi nhớ
những giá trị của DN và là dịp tôn vinh DN, tăng cường sự tự hào của mọi người về DN.
Đây là hoạt động quan trọng được tổ chức sống động nhất.
Các sinh hoạt văn hóa như các chương trình ca nhạc, thể thao, các cuộc thi trong các
dịp đặc biệt,…là hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hóa. Các hoạt động này
được tổ chức tạo cơ hội cho các thành viên nâng cao sức khoẻ, làm phong phú thêm đời
sống tinh thần, tăng cường sự giao lưu, chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên.
1.2.1.3.

Ngôn ngữ, khẩu hiệu
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong đời sống hàng ngày, do cách ứng xử, giao
tiếp giữ các thành viên trong DN quyết định. Những người sống và làm việc trong cùng
một môi trường có xu hướng dùng chung một thứ ngôn ngữ. Các thành viên trong DN để
làm việc được với nhau cần có sự hiểu biết lẫn nhau thông qua việc sử dụng chung một
ngôn ngữ, tiếng “lóng” đặc trưng của DN. Những từ như "dịch vụ hoàn hảo", "khách
hàng là thượng đế",...được hiểu rất khác nhau tùy theo VH của từng DN.
Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ thể hiện
một cách cô đọng nhất triết lý kinh doanh của một công ty.

1.2.1.4.

Biểu tượng, bài hát truyền thống
Biểu tượng là biểu thị mợt cái gì đó khơng phải là chính nó và có tác dụng giúp mọi
người nhận ra hay hiểu được cái mà nó biểu thị. Các cơng trình kiến trúc, lễ nghi, giai
thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng. Một biểu tượng khác là
logo. Logo là một tác phẩm sáng tạo thể hiện hình tượng về mợt tở chức bằng ngôn ngữ
nghệ thuật. Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn nên được các DN rất



quan tâm chú trọng. Logo được in trên các biểu tượng khác của DN như bảng nội quy,
bảng tên công ty, đờng phục, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, các tài liệu được lưu hành,…
Bài hát truyền thống, đồng phục là những giá trị văn hóa tạo ra nét đặc trưng cho DN
và tạo ra sự đồng cảm, gắn bó giữa các thành viên. Đây cũng là những biểu tượng tạo nên
niềm tự hào của nhân viên về công ty mình.
Ngoài ra, các giai thoại, truyện kể, các ấn phẩm điển hình,…là những biểu tượng giúp
mọi người thấy rõ hơn về những giá trị VH của tổ chức.
1.2.2. Những giá trị được tuyên bố

Bao gồm các chiến lược, mục tiêu, các nợi quy, quy định, tầm nhìn, sứ mệnh được
công bố công khai để mọi thành viên của DN nỗ lực thực hiện. Đây là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của nhân viên. Những giá trị này cũng có tính hữu hình vì có thể nhận biết
và diễn đạt mợt cách rõ ràng, chính xác.
1.2.2.1.

Tầm nhìn
Tầm nhìn là trạng thái trong tương lai mà DN mong muốn đạt tới. Tầm nhìn cho thấy
mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành đợng thớng nhất. Tầm nhìn cho thấy bức
tranh toàn cảnh về DN trong tương lai với giới hạn về thời gian tương đổi dài và có tác
dụng hướng mọi thành viên trong DN chung sức, nỗ lực đạt được trạng thái đó.

1.2.2.2.

Sứ mệnh
Sứ mệnh nêu lên lý do vì sao tở chức tờn tại, mục đích của tở chức là gì? Tại sao làm
vậy? Làm như thế nào? Để phục vụ ai? Sứ mệnh và các giá trị cơ bản nêu lên vai trò,
trách nhiệm mà tự thân DN đặt ra. Sứ mệnh và các giá trị cơ bản cũng giúp cho việc xác
định con đường, cách thức và các giai đoạn để đi tới tầm nhìn mà DN đã xác định.


1.2.2.3.

Mục tiêu chiến lược
Trong quá trình hình thành, tờn tại và phát triển, DN ln chịu các tác động cả khách
quan và chủ quan. Những tác động này có thể tạo điều kiện thuận lợi hay thách thức cho
DN. Mỗi tổ chức cần xây dựng những kế hoạch chiến lược để xác định “lợ trình” và
chương trình hành đợng ,tận dụng được các cơ hợi, vượt qua các thách thức để đi tới
tương lai, hoàn thành sứ mệnh của DN. Mối quan hệ giữa chiến lược và VHDN có thể
được giải thích như sau: Khi xây dựng chiến lược cần thu thập thông tin về môi trường.


Các thông tin thu thập được lại được diễn đạt và xử lý theo cách thức, ngôn ngữ thịnh
hành trong DN nên chúng chịu ảnh hưởng của VHDN. VH cũng là công cụ thống nhất
mọi người về nhận thức, cách thức hành đợng trong quá trình triển khai các chương trình
hành đợng.
1.2.3. Các giá trị ngầm định

Các giá trị ngầm định là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm đã ăn sâu trong tiềm
thức mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Các ngầm định là cơ sở cho các hành đợng, định
hướng sự hình thành các giá trong nhận thức cho các cá nhân.
1.3.

Vai trị của văn hóa doanh nghiệp với sự phát triển của doanh nghiệp

1.3.1. Thu hút và gìn giữ nhân tài cho doanh nghiệp

Mợt mơi trường văn hóa mạnh có tác dụng thu hút và gìn giữ nhân tài cho tổ chức.
Địa vị, tiền lương, cơ hội thăng tiến,…chỉ thực sự có tác dụng lâu dài khi đi liền với nó là
một môi trường làm việc tạo được hứng thú, nhân viên cảm nhận được bầu không khí
thân thiện và có cơ hợi khẳng định mình. Mợt tổ chức xây dựng được một nền văn hóa

mạnh sẽ quy tụ được sự nhất trí cao giữa các thành viên về những gì mà tở chức đề ra. Sự
nhất trí đó sẽ tạo ra sự liên kết, củng cố lòng trung thành và sự cam kết bền vững với tổ
chức. Như vậy sẽ giảm được xu hướng rời bỏ tở chức.
1.3.2. VHDN tăng tính nhất quán của hành vi

VHDN có vai trò gắn kết các thành viên, giảm xung đợt. Ḿn tờn tại và phát triển
DN cần tìm được sự thống nhất để thích ứng với môi trường cả bên trong và bên ngoài.
Môi trường bên trong tổ chức liên quan đên sự nhất trí giữa các thành viên. VHDN là
chất keo gắn kết các thành viên thống nhất cách nhìn nhận vấn đề, đánh giá, lựa chọn giải
pháp giải quyết vấn đề. Điều này giúp mọi người hiểu nhau hơn và khi có xung đợt thì
đây là ́u tố giúp mọi người hòa hợp và gắn kết. Điều đó góp phần tạo sự phát triển
trong thế ổn định và bền vững cho DN.
1.3.3. VHDN tạo động lực làm việc

VHDN giúp nhân viên thấy được mục tiêu, định hướng phát triển và bản chất của
công việc họ làm, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên và một môi trường làm
việc lành mạnh. Nó làm cho nhân viên thấy tự hào về cơng việc mình làm, với tư cách là
thành viên của DN. Trong môi trường cạnh tranh trên thị trường lao động cùng với các
yếu tố về thù lao, phúc lợi, điều kiện lao động,… thì VHDN là mợt tiêu chí để người lao


động quyết định vào làm việc và gắn bó lâu dài với DN. VHDN là nguồn động lực to lớn
với nhân viên. Các nhân viên sẽ tự có ý thức khi cảm thấy công việc họ đang làm có ý
nghĩa, thành tích của họ được đề cao và họ cảm thấy được tôn trọng. Về mặt này, VHDN
có vai trò quan trọng giúp nhân viên củng cố niềm tin, đoàn kết và trung thành với tổ
chức. Họ yêu mến nơi họ làm việc, đó là động lực quan trọng thúc đẩy họ cớng hiến hết
mình cho tở chức.
1.3.4. Tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững cho DN

Chính những yếu tố của VHDN tạo ra nét đặc trưng trong phong thái của DN giúp

phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Phong thái này dễ nhận biết và là
niềm tự hào của nhân viên. Tổng hợp các yếu tố: gắn kết các thành viên, tạo động lực làm
việc, giảm thuyên chuyển,…VHDN sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt
cho DN trên thương trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp cho DN cạnh tranh tốt hơn
trước các đối thủ cạnh tranh.
1.3.5. VHDN thúc đẩy sự sáng tạo

Những DN có môi trường VH mạnh sẽ thúc đẩy tinh thần tự lực ở các thành viên, họ
có ý thức, chủ đợng, sáng tạo trong mọi tình h́ng. Và họ được khuyến khích làm như
vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho DN.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG
2.1. Tổng quan về công ty


GIỚI THIỆU
Kinh Đô, một trong những thương hiệu
nổi tiếng Việt Nam, đã khẳng định tên
tuổi bằng tâm huyết của những người
sáng lập, chất lượng sản phẩm và sự tin
yêu của người tiêu dùng.

Lấy người tiêu dùng làm trọng tâm cho mọi hoạt động, chúng tôi luôn tiên phong trong
việc tạo ra xu hướng tiêu dùng trong ngành thực phẩm và luôn sáng tạo để phục vụ người
tiêu dùng những sản phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng. Luôn tự đòi hỏi cao hơn ở
chính mình, Kinh Đơ đã và đang không ngừng nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm đồng thời
mở rộng và khai thác những ngành hàng mới, hướng đến phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng
ngày của người tiêu dùng

CÂU CHUYỆN KINH ĐƠ

Kinh Đơ là mợt trong những thương hiệu
nổi tiếng Việt Nam, đã khẳng định tên
tuổi bằng tâm huyết của những người
sáng lập, chất lượng sản phẩm và sự tin
yêu của người tiêu dùng.

Trải qua 20 năm phát triển, sản phẩm và
thương hiệu Kinh Đô đã trở nên gần gũi
với khách hàng.


Từ những sản phẩm bánh kẹo hàng ngày, sản phẩm phục vụ việc thưởng thức, biếu tặng
dịp Lễ - Tết đến các sản phẩm Kem, Sữa, sản phẩm từ Sữa và mở rộng sang thực phẩm
thiết yếu, đưa Kinh Đô trở thành một trong những công ty nổi tiếng và năng đợng tại Việt
Nam.

TỔNG QUAN
THƠNG TIN LIÊN HỆ: CƠNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
Tầng 8, Tòa nhà Empress Tower 138-142 Hai Bà Trưng, Quận 1, Tp. HCM, VN.
Tel: +84 (8) 38270838
Fax: +84 (8) 38270839
Email: - Web: www.kinhdo.vn
Quan hệ nhà đầu tư
- Email:
- Phone: +84 (8) 3827 0838
Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành thông
qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm 300 nhà phân phối và 200.000 điểm
bán lẻ với tốc độ tăng trưởng 20%-30%/năm.
Thị trường xuất khẩu củaKinh Đô cũng phát triển rộng khắp qua hơn 30 nước như
Nhật, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Myanmar, Thái Lan, Nam Phi, Đài Loan, Hongkong,

Trung Quốc, Lào, Campuchia...
Với chiến lược lấy ngành thực phẩm làm nền tảng cho sự phát triển, trong những năm
qua, Kinh Đô đã liên tục sử dụng 2 chiến lược mũi nhọn trong phát triển kinh doanh: một
là luôn đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường
nội địa; hai là thực hiện các chiến lược mua bán sáp nhập (M&A) để mở rộng ngành hàng
cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cụ thể là việc mua lại nhà máy kem Wall từ Unilever năm
2003, mua lại Vinabico vào năm 2007.
Trên nền tảng này, Kinh Đô đã tạo nên thế vững chắc với tư cách là một trong những
công ty bánh kẹo lớn nhất Việt Nam cả về doanh số lẫn sản lượng, tạo đòn bẩy cho việc
mở rộng ngành và chiến lược sản phẩm phục vụ việc tiêu dùng hàng ngày, hướng đến trở


thành một trong những công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất Việt Nam. Mục tiêu tổng
thể là thỏa mãn nhu cầu thực phẩm hàng ngày của người tiêu dùng.

Luôn chủ động nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu thị trường và phục vụ người tiêu dùng
bằng chính sản phẩm chất lượng, an toàn và dinh dưỡng, sản phẩm Kinh Đô đã nhận
được sự tin yêu, ủng hộ và đánh giá cao của người tiêu dùng. Thương hiệu Kinh Đô cũng
khẳng định uy tín với rất nhiều giải thưởng danh giá: Top 10 Thương hiệu nổi tiếng nhất
Việt Nam; là 1 trong 30 thương hiệu chương trình “Thương hiệu q́c gia”, danh hiệu
Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 17 năm liên tục, thương hiệu được bình chọn “Sản
phẩm Tin & Dùng”…
Kinh Đô đã xây dựng nền tảng vững chắc, phát triển nguồn nội lực hùng mạnh cùng vị
thế của một Tập đoàn thực phẩm hàng đầu. Đó là tất cả những yếu tố cần và đủ để từng
bước trở nên mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn, để tập đoàn Kinh Đôphát triển và thương
hiệu Kinh Đô mãi trường tồn


TẦM NHÌN
HƯƠNG VỊ CHO CUỘC SỐNG Kinh Đơ mang hương vị đến cho cuộc

sống mọi nhà bằng những thực phẩm an toàn, dinh dưỡng, tiện lợi và độc
đáo.

SỨ MỆNH
Đối với NGƯỜI TIÊU
DÙNG: Sứ mệnh của Kinh Đô là tạo
ra những sản phẩm phù
hợp, tiện dụng bao gồm các loại thực
phẩm thông dụng, thiết
yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống.
Chúng tôi cung cấp các
thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh
dưỡng, tiện lợi và độc
đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị
trí tiên phong trên thị
trường thực phẩm.
Đối với CỔ ĐƠNG: Sứ
mệnh của Kinh Đơ khơng chỉ dừng ở
việc mang lại mức lợi nhuận tối đa trong dài hạn mà còn thực hiện tốt việc quản lý rủi ro
từ đó làm cho cổ đông an tâm với những khoản đầu tư.
Đối với ĐỐI TÁC: Sứ mệnh của Kinh Đô là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các
thành viên trong chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý thông qua
các sản phẩm, dịch vụ đầy tính sáng tạo. Chúng tôi không chỉ đáp ứng đúng xu hướng
tiêu dùng mà còn thỏa mãn được mong ước của khách hàng.
Đối với CÁN BỘ CƠNG NHÂN VIÊN: Chúng tơi ln ươm mầm và tạo mọi điều kiện
để thỏa mãn các nhu cầu và kỳ vọng trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn
tâm và lòng nhiệt huyết của nhân viên. Vì vậy Kinh Đơ ln có mợt đợi ngũ nhân viên
năng động, sáng tạo, trung thành, có khả năng thích nghi cao và đáng tin cậy.
Đối với CỘNG ĐỒNG: Để góp phần phát triển và hỗ trợ cộng đồng, chúng tôi chủ động
tạo ra, đồng thời mong muốn được tham gia và đóng góp cho những chương trình hướng

đến cợng đồng và xã hội.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Từ những sản phẩm snack đơn giản ban đầu, Kinh Đô đã liên tục sáng tạo, phục vụ thị
trường hàng trăm sản phẩm chất lượng, trong đó có nhiều sản phẩm dẫn đầu thị trường.
Chúng tôi cũng đang hướng đến các sản phẩm dinh dưỡng và thiết yếu theo chiến lược


“Food & Flavor” để ngày càng gần gũi và trở thành sự lựa chọn quen thuộc, hàng ngày
của người tiêu dùng.
Năm 2013, KDC chúng tôi cũng đã bắt đầu thực hiện giai đoạn đầu tiên của chiến lược
Food & Flavor, tập trung vào các sản phẩm hỗ trợ hoặc thay thế bữa ăn nhằm gia tăng
khả năng lựa chọn của người tiêu dùng thông qua các loại sản phẩm mới cũng như gia
tăng giá trị thông qua việc cải thiện chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm.
Chúng tôi đã tập trung cải thiện lợi nhuận bằng việc tận dụng danh mục sản phẩm chủ lực
sẵn có và đã mang lại hiệu quả đáng kể cho KDC



×