Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn thạc sĩ quốc tế học sự điều chỉnh chiến lược châu á – thái bình dương của mỹ dưới thời obama

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUẾ

SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ
DƢỚI THỜI OBAMA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUẾ

SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ
DƢỚI THỜI OBAMA
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 02 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tuấn Minh

Hà Nội - 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Sự điều chỉnh chiến lƣợc châu Á – Thái Bình
Dƣơng của Mỹ dƣới thời Obama” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu, số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và
chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huế


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn này tơi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tuấn Minh đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành đề tài
nghiên cứu của mình
Xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã trực tiếp
giảng dạy, truyền đạt cho tơi những kiến thức trong suốt q trình học tập tại trường
trong thời gian qua
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ban Chủ nhiệm khoa Quốc tế học đã
tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
bên tôi, động viên và khuyến khích tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.

Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Huế


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Nguồn tài liệu ................................................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN
LƢỢC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ ................................... 8
1.1. Các nhân tố chủ quan .............................................................................. 8
1.1.1. Thúc đẩy phục hồi kinh tế Mỹ ................................................................. 8
1.1.2. Bảo đảm lợi ích và duy trì địa vị lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á –
Thái Bình Dương ............................................................................................. 10
1.1.3. Sự sa lầy của Mỹ trong hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan ............. 12
1.2. Các nhân tố khách quan ........................................................................ 14
1.2.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc .................................................................. 14
1.2.2. Vị thế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương .................................... 18
1.2.3. Vấn đề tranh chấp biển đảo .................................................................. 23
1.2.4. Vấn đề an ninh phi truyền thống tại châu Á – Thái Bình Dương ......... 25
Tiểu kết ........................................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: CHIẾN LƢỢC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ
DƢỚI THỜI OBAMA .................................................................................. 29
2.1. Mục tiêu chiến lƣợc ................................................................................ 31

2.2. Các biện pháp triển khai chiến lƣợc châu Á – Thái Bình Dƣơng của Mỹ.... 33
2.2.1. Biện pháp an ninh – quân sự................................................................. 33
2.2.2. Biện pháp kinh tế ................................................................................... 39


2.2.3. Biện pháp ngoại giao ............................................................................ 43
2.3. Đánh giá kết quả của chiến lƣợc ........................................................... 47
Tiểu kết ........................................................................................................... 60
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƢỢC VÀ MỘT
SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM .......................................... 61
3.1. Tác động của chiến lƣợc đến Đông Nam Á và Việt Nam ................... 61
3.1.1. Đối với Đông Nam Á ............................................................................. 61
3.1.2. Đối với Việt Nam ................................................................................... 68
3.2. Một số hàm ý chính sách cho Việt Nam ............................................... 78
Tiểu kết ........................................................................................................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADIZ

Air Defense Identification Zone
Vùng nhận dạng phịng khơng

ADMM

ASEAN Defense Minister‟s Meeting
Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN


APEC

Asia Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn Khu vực ASEAN

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

ASEM

The Asia-Europe Meeting
Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu

COC

The Code of Conduct in the South of China Sea
Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông

DOC

The Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông


EAS

East Asia Summit
Hội nghị cấp cao Đông Á

EU

European Union
Liên minh Châu Âu

FTA

Free Trade Agreements
Hiệp định thương mại tự do

GDP

Gross Domestic Product
Tổng thu nhập quốc nội

GNP

Gross National Product
Tổng thu nhập quốc dân

IMF

International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế


JSDF

Japan Self Denfense Force
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản

LMI

Lower Mekong Initiative


Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong
NAFTA

The North American Free Trade Agreement
Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ

ODA

Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

The Organisation for Economic Co-operation and
Development
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

OPEC

Organization of the Petroleum Exporting Countries

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa

OPIC

Overseas Private Investment Corporation
Tập đoàn đầu tư tư nhân hải ngoại

OSCE

Organization For Security and Cooperation in Europe
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu

PIF

Pacific Islands Forum
Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương

TIFA

Trade and Investment Framework Agreement
Hiệp định khung về thương mại và Đầu tư

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

TTIP

Transatlantic Trade and Investment Partnership

Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương

UNESCAP

United Nations Economic and Social Commission for Asia and
the Pacific
Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên
hợp quốc

USD

United States dollar
Đô la Mỹ

USTDA

U.S. Trade and Development Agency
Cơ quan Phát triển và Thương mại Mỹ

WTO

World Trade Organzation
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế Mỹ từ năm 2006 đến năm 2008 ..................... 8
Biểu đồ 2: Tăng trưởng GDP của Mỹ theo quý và theo năm ........................... 9
Biểu đồ 3: Tăng trưởng GDP trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình

Dương năm 2013 – 2014 (%) .......................................................................... 20
Biểu đồ 4: Tổng nguồn vốn các quỹ đầu tư vốn cổ phần tại châu Á–Thái Bình
Dương tích lũy................................................................................................. 50
Biểu đồ 5: Lực lượng hải quân một số nước châu Á – Thái Bình Dương ...... 52
Biểu đồ 6: Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ qua các năm (1992-2014) ........ 70
Biểu đồ 7: Đầu tư trực tiếp Mỹ vào Việt Nam tăng 175 lần qua 20 năm ....... 71
Biểu đồ 8: Tỷ trọng đầu tư của các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam theo lĩnh vực ..... 71


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Châu Á – Thái Bình Dương có một vị trí địa – chính trị – kinh tế hết sức quan
trọng đối với Mỹ. Khu vực này tiếp giáp với nhiều đại dương, trong đó Thái Bình
Dương là cửa ngõ yết hầu nối liền Mỹ với thế giới.
Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có những thay
đổi mang tính căn bản cả về chính trị và kinh tế. Hiện nay, khu vực này đang có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao, và được xem là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của thế giới. Chính vì vậy cựu Ngoại trưởng Mỹ, ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2016,
Hillary Clinton đã gọi thế kỷ XXI là “Thế kỷ của châu Á – Thái Bình Dương”.
Khi Tổng thống Obama lên nắm quyền, Mỹ đang lâm vào tình trạng khủng
hoảng kinh tế trầm trọng nhất trong vòng 80 năm trở lại đây, khiến cho sức mạnh
quyền lực tuyệt đối của Mỹ suy giảm đáng kể. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang
trỗi dậy một cách mạnh mẽ, trở thành bá chủ trong khu vực, thách thức vai trò lãnh
đạo của Mỹ. Trong bối cảnh như vậy, chính quyền Obama đã phải có những bước
điều chỉnh chiến lược quan trọng hướng về châu Á – Thái Bình Dương, nhằm đảm
bảo lợi ích cốt lõi của Mỹ trong khu vực, cũng như tiếp tục duy trì vai trị ảnh
hưởng của mình đối với khu vực.
Hiện nay, Mỹ đã triển khai chiến lược “Xoay trục về châu Á – Thái Bình
Dương”, hay chiến lược “Tái cân bằng về châu Á”, trên nhiều phương diện từ ngoại
giao, kinh tế, cho đến an ninh, quốc phòng. Sự điều chỉnh chiến lược này đã, đang,

và sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp tới cục diện chính trị và kinh tế của khu vực.
Việt Nam, một quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một chủ
thể khơng thể thiếu trong bàn cờ chính trị khu vực, chắc chắn cũng phải chịu ảnh
hưởng từ những thay đổi chiến lược này. Vì vậy, việc tìm hiểu về chiến lược của
Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương là hết sức cấp thiết và có ý nghĩa về
mặt lý luận cũng như thực tiễn; nhằm cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định
chính sách của Việt Nam trong việc hoạch định chiến lược đối ngoại phù hợp với
những thay đổi trong mơi trường kinh tế, chính trị trong khu vực, cũng như những
xu thế phát triển của thế giới, để từ đó có những điều chỉnh kịp thời về chính sách
phù hợp cho sự phát triển của Việt Nam.

1


Xuất phát từ tình hình thực tế và nhu cầu trên, tôi quyết định chọn “Sự điều
chỉnh chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời Obama” làm đề
tài luận văn cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là làm rõ “Sự điều chỉnh chiến lược châu Á – Thái Bình
Dương của Mỹ dưới thời Obama”
Để đạt được mục tiêu tổng thể trên, luận văn xác định hướng tới những mục tiêu
cụ thể sau:
 Luận giải những nguyên nhân dẫn đến sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ
đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương
 Phân tích và đánh giá sự điều chỉnh chiến lược, bao gồm mục tiêu và các
biện pháp triển khai chiến lược
 Đánh giá kết quả của sự điều chỉnh chiến lược
 Đánh giá những tác động của sự điều chỉnh này đối với khu vực Đông
Nam Á và Việt Nam. Từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt
Nam

3. Tình hình nghiên cứu
Chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương là một chủ đề thu
hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Do đó, có khá nhiều tài liệu đề
cập đến chiến lược này ở những mức độ và những quan điểm khác nhau, cả ở trong
nước và nước ngoài. Tuy nhiên những nghiên cứu cụ thể và toàn diện về chiến lược
này dưới thời chính quyền tổng thống Barack Obama chưa có nhiều.
Ở nước ngồi, nhắc đến chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình
Dương khơng thể khơng đề cập đến một bài viết khá công phu “Re-balancingthe
Rebalance: Resourcing U.S. Diplomatic Strategy in The Asia – Pacific Region”,
được đăng tải trên trang website năm 2014. Cơng trình nghiên cứu này đã
đánh giá những diễn biến phức tạp của khu vực cũng như chính sách Mỹ với châu Á
– Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Obama. Tác giả đã đưa ra được một số
đánh giá khái quát trên một số lĩnh vực được triển khai trong chiến lược này của

2


Mỹ. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung vào nội dung và kết quả trên một số lĩnh vực
của chính sách, mà chưa cung cấp được cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về
những điều chỉnh mới trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cuốn sách “Strategic Vision: America and the crisis of global power”, tạm
dịch là “Tầm nhìn chiến lược: Mỹ và cuộc khủng hoảng toàn cầu” năm 2012 của
Zbigniew Brzezinski, là một cơng trình nghiên cứu cơng phu về đánh giá tầm nhìn
chiến lược cho tương lai của Mỹ trước sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn
cầu. Tác giả đã lý giải những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của phương Tây, sự
suy giảm vai trò của Mỹ, và sự gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc. Đồng
thời, tác giả cũng đưa ra dự báo đến năm 2025 địa chính trị thế giới sẽ được cân
bằng lại. Thế mạnh của cơng trình nghiên cứu này nằm ở những phân tích ngắn gọn
và có sức thuyết phục về những lý do đằng sau sự suy giảm vị thế toàn cầu của Mỹ,
và những thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt. Tác giả cũng lập luận mạnh mẽ

rằng một nước Mỹ mạnh là rất quan trọng cho sự ổn định toàn cầu trong tương lai
gần. Bằng sự hiểu biết sâu sắc của một chuyên gia về chính sách đối ngoại, đồng
thời là cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, tác giả cho rằng Mỹ phải thực hiện vai trị
kép: trước hết là, khơi phục lại sự phát triển của các nước Phương Tây, thứ hai Mỹ
cần sự cân bằng và hòa giải giữa các cường quốc đang nổi lên ở phương Đông, đặc
biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Để làm điều này, tất yếu, Mỹ cần phải xử
lý tốt các vấn đề trong nước và nâng cao sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế. Tuy
nhiên, cơng trình nghiên cứu này chỉ là những phân tích và đánh giá, được đưa ra
dựa trên những hiểu biết của tác giả về nước Mỹ, nghiên cứu cũng mới chỉ đưa ra
được tầm nhìn chiến lược mà chưa có những đề cập sâu sắc tới diễn biến chiến lược
của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong nhưng năm gần đây,
trong khi dưới Chính quyền của Tổng thống Obama đến nay mới là thời điểm diễn
ra nhiều biến động, định hình nên sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ với khu vực
châu Á – Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, tìm hiểu về chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình
Dương cịn có bài viết khá sâu sắc của tác giả Bronson Percival, năm 2011:
“America “Return” to Asia: The South China Sea”, tạm dịch là “Mỹ “quay trở lại”

3


châu Á và vấn đề Biển Đông”. Tác giả là cố vấn cao cấp về Đông Nam Á tại Trung
tâm Nghiên cứu Chiến lược, Trung tâm Phân tích Hải quân, đồng thời là Nghiên
cứu viên cộng tác tại Trung tâm Đơng – Tây. Đây cũng là một cơng trình nghiên
cứu hay, trong đó tác giả đã khái quát về vai trị quan trọng của khu vực châu Á –
Thái Bình Dương đối với chiến lược của Mỹ, trong đó Biển Đơng là một vấn đề an
ninh có tầm quan trọng tiềm tàng nổi lên như một vị trí hàng đầu trong tính tốn của
các nhà hoạch định sách lược Mỹ. Trong bài viết, tác giả đã cho thấy sự trở lại của
Mỹ ở châu Á là chủ đề được nhắc lại nhiều lần trong các tuyên bố của Chính quyền
Tổng thống Obama, bằng cách Mỹ tiếp tục thắt chặt các mối quan hệ với các đồng

minh quan trọng và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với các
quốc gia đang nổi lên ở châu Á như Ấn Độ và Indonesia. Tuy nhiên, bài viết chỉ tập
trung phân tích về các lợi ích của Mỹ ở Biển Đơng, có đưa ra một số cơng cụ sách
lược của Mỹ, nhưng chủ yếu là về ngoại giao, và dự đoán về viễn cảnh việc quay
trở lại châu Á của Mỹ là không thể tránh khỏi, mà chưa mang đến cho độc giả cái
nhìn tổng quát về nguyên nhân, diễn biễn việc quay trở lại châu Á – Thái Bình
Dương của Mỹ, cũng như tổng thể các biện pháp Mỹ tiến hành trên nhiều lĩnh vực
khác nhau để quay trở lại khu vực này.
Ngồi ra, cịn khá nhiều những tài liệu khác đề cập tới vấn đề này, nhưng đều
là những bài viết, những cơng trình nhỏ như: bài viết của Hillary Clinton:
“America‟s Paciffic Century”, được đăng trên tạp chí Chính sách ngoại giao, năm
2011, qua bài viết này tác giả muốn cho thấy thế kỷ XXI là thế kỷ Thái Bình Dương
của Mỹ, tương lai chính trị Mỹ sẽ được quyết định ở châu Á, chứ không phải ở
Afghanistan hay Iraq và Mỹ sẽ là nước giữ vai trò trung tâm của khu vực này; hay
bài viết: “U.S. Military and the Asia „Rebalance”, tạm dịch là “Quân đội Mỹ và tái
cân bằng khu vực châu Á”, năm 2013 của tác giả Janine Davidson, trong bài nghiên
cứu này, tác giả muốn nhấn mạnh về tầm quan trọng của châu Á dưới Chính quyền
Obama, về vai trị kinh tế của khu vực, khẳng định kinh tế và cam kết ngoại giao là
cốt lõi của chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ. Bên cạnh đó, bài viết cũng cho
thấy, quân đội có vai trị quan trọng hỗ trợ Mỹ thực hiện chiến lược ở khu vực châu
Á – Thái Bình Dương, nhằm đảo bảo hịa bình và ổn định trong khu vực, cho phép

4


sự phát triển kinh tế và dòng chảy tự do hố thương mại thơng suốt. Ngồi ra, cịn
có những thống kê về hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa Mỹ và khu vực trên các
website chính thức của chính phủ Mỹ như Whitehouse.gov và state.gov.
Ở Việt Nam, hầu như chưa có nghiên cứu nào đề cập tồn diện tới sự điều
chỉnh chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương dưới thời

Tổng thống Barack Obama. Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quan hệ của
Mỹ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung, hay chỉ là những bài nghiên
cứu trên một lĩnh vực cụ thể của Mỹ đối với khu vực này, như bài viết: “Chiến lược
an ninh châu Á –Thái Bình Dương của chính quyền Obama” đăng trên tạp chí Hịa
bình và phát triển, số 2/2010. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đi từ việc đánh giá
của chính quyền Obama đối với châu Á – Thái Bình Dương, cho đến những chính
sách, biện pháp thực hiện và ảnh hưởng của chính sách của Mỹ đến châu Á – Thái
Bình Dương. Một nghiên cứu khác có liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ
là: “Chính sách tăng cường hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình
Dương sau năm bầu cử 2012” của Nguyễn Thái Yên Hương, đăng trên tạp chí Châu
Mỹ ngày nay, số 10/2012. Trong nghiên cứu này, tác giả muốn trả lời cho câu hỏi là
sau cuộc bầu cử Tổng thống, liệu chính quyền mới có những thay đổi gì trong chính
sách an ninh của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, từ đó tác giả
muốn phân tích về cách thức chính sách đối ngoại Mỹ được hoạch định, hoặc triển
khai hay chính sách tăng cường của Mỹ đối với khu vực. Hai nghiên cứu trên, tuy
không thể hiện được nét khái quát toàn diện chiến lược của Mỹ đối với khu vực
nhưng đã tập trung phân tích trên một lĩnh vực cụ thể về an ninh hay quân sự của
Chính quyền Obama đối với khu vực này.
Bên cạnh đó, nguồn tài liệu đề cập tới những diễn biến trong quan hệ ngoại
giao, an ninh – quân sự cũng như kinh tế giữa Mỹ và khu vực rất phong phú. Ngồi
các bài viết, các cơng trình nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài như đã đề cập ở trên,
các tài liệu đó cịn bao gồm: những bài phân tích của các học giả nổi tiếng thế giới
được Thơng tấn xã Việt Nam biên dịch và phát hành hàng ngày trong chuyên mục
tài liệu tham khảo đặc biệt, như: “Xung đột trên Biển Đơng buộc Mỹ phải triển khai
chính sách trở lại châu Á – Thái Bình Dương”, được đăng tải trên số 179, phát hành

5


ngày 6/7/2013; “Châu Á – Thái Bình Dương: chiến trường mới của Mỹ”, được đăng

tải trên số 045, phát hành ngày 19/2/2013, cùng nhiều bài phân tích, nghiên cứu
khác về chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, những diễn
biến trong quan hệ của Mỹ và khu vực đăng trên các tạp chí như tạp chí Châu Mỹ
ngày này, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á hay trên
những trang web của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Thông Tấn Xã Việt Nam. Đây
cũng là những tài liệu phục vụ đắc lực cho đề tài nghiên cứu luận văn.
Như vậy, cho đến nay, đề tài “Sự điều chỉnh chiến lược châu Á – Thái Bình
Dương của Mỹ dưới thời Obama” vẫn là một đề tài tương đối mới mẻ và cần thiết
bởi vẫn chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách tồn diện về chiến
lược, và chính sách của Mỹ đối với khu vực này trên từng lĩnh vực cụ thể. Mặc dù
có khá nhiều bài nghiên cứu liên quan đến đề tài này, song các công trình thường đi
sâu vào nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ hoặc các nhân tố chi phối chính
sách của Mỹ ở khu vực. Chính vì vậy, tác giả hy vọng luận văn sẽ đáp ứng một
phần nhỏ bé trong việc nghiên cứu làm rõ chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu
Á – Thái Bình Dương và tác động của chiến lược này tới Việt Nam.
4. Nguồn tài liệu
Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở phân tích và tổng hợp từ nhiều nguồn
tài liệu khác nhau, bao gồm: sách, báo, tạp chí (tạp chí Châu Mỹ ngày nay, tạp chí
Nghiên cứu Đơng Nam Á, tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á, tạp chí Nghiên cứu
quốc tế, tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam...), các văn kiện của
Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu của các học giả
trong và ngoài nước, các website, các báo cáo, số liệu thống kê chính thức của các
nước trong khu vực, một số bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama và các
ngoại trưởng Mỹ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo được dùng để nghiên cứu đề tài này là phương
pháp phân tích chính sách, phương pháp nghiên cứu khu vực, phương pháp nghiên cứu
lịch sử, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Bên cạnh đó, luận văn cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương
pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp.


6


6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Luận văn tập trung vào nghiên cứu sự điều chỉnh chiến lược đối với khu vực
châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời Obama, qua đó để thấy được những
điểm mới trong chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình
Dương của Obama so với những người tiềm nhiệm.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu mối tương tác giữa Mỹ và châu Á – Thái Bình
Dương. Cụ thể, về phạm vi thời gian, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu trong giai đoạn
dưới thời Tổng thống Barack Obama (từ năm 2008 đến nay). Về phạm vi khơng
gian ở khu vực châu Á –Thái Bình Dương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương:
 Chƣơng 1. Các nhân tố dẫn đến sự điều chỉnh chiến lƣợc châu Á – Thái
Bình Dƣơng của Mỹ: Chương này phân tích một cách khái quát các nhân tố
chủ quan và khách quan có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự điều chỉnh
chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack
Obama
 Chƣơng 2. Sự điều chỉnh chiến lƣợc châu Á – Thái Bình Dƣơng của Mỹ
dƣới thời Obama: Chương này tập trung trình bày mục tiêu chiến lược,
phân tích các biện pháp triển khai chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của
Mỹ trên các lĩnh vực an ninh – quân sự, kinh tế và ngoại giao. Đồng thời, từ
những mục tiêu mà Mỹ đặt ra trong chiến lược này, chương II đã đưa ra
những đánh giá kết quả của chiến lược trên cả ba lĩnh vực kể trên.
 Chƣơng 3. Tác động của điều chỉnh chiến lƣợc và một số hàm ý chính sách

cho Việt Nam: Chương này đã đánh giá những tác động của sự điều chỉnh
chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ đến Đơng Nam Á và Việt Nam.
Từ đó, đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh
quốc gia, giữ vững chủ quyền dân tộc và phát triển kinh tế bền vững.

7


CHƢƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ
1.1. Các nhân tố chủ quan
1.1.1. Thúc đẩy phục hồi kinh tế Mỹ
Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008, một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi
tệ nhất trong vòng 80 năm qua, đã để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế
Mỹ. Cũng như làm suy yếu vị thế của Mỹ trên trường quốc tế. Nước Mỹ đang dần
mất đi vai trị bá chủ tồn cầu của mình.
Trong khi Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nền kinh tế khác đặc biệt ở khu
vực châu Á – Thái Bình Dương đang vươn lên mạnh mẽ thì Mỹ lại là tâm điểm của
cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế tồn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn
cầu đã làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công của nền kinh
tế số một thế giới. Năm 2008, tỷ lệ nợ công của Mỹ cao tới mức báo động lên tới
13.000 tỷ USD (bằng gần 90% GDP của cả nước Mỹ), kinh tế đình trệ (tăng trưởng
âm vào năm 2009), tỷ lệ thất nghiệp cao (gần 10% vào năm 2009 và 2010). Khi
Tổng thống Barack Obama mới nhận chức thì cứ 10 người Mỹ lại có 1 người khơng
cơng ăn việc làm. Như vậy có thể thấy tình trạng thất nghiệp của Mỹ đang ở mức
báo động [6]. Tất cả những điều nói trên cho thấy gánh nặng mà chính quyền Mỹ
đang phải đối mặt là rất lớn.
Biểu đồ 1: Tăng trƣởng kinh tế Mỹ từ năm 2006 đến năm 2008

(Nguồn: Commerce Department)


8


Biểu đồ 2: Tăng trƣởng GDP của Mỹ theo quý và theo năm

(Nguồn: bea.gov)
Cuộc khủng hoảng đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế của nước Mỹ bị thụt
lùi so với nhiều nền kinh tế mới nổi khác, vị thế chính trị và niềm tin trong dư luận
giảm sút. Hiện nay, kinh tế Mỹ đã phục hồi. Tuy nhiên để khắc phục hoàn toàn
được những hậu quả của cuộc khủng hoảng cũng như phát triển bền vững không
phải là việc làm một sớm một chiều. Sự khó khăn về kinh tế đã gây sức ép nặng nề
cho chính phủ Mỹ trong việc hợp lý các khoản chi tiêu công, đặc biệt là ngân sách
dành cho quốc phòng buộc phải cắt giảm để tập trung phát triển kinh tế. Bởi lẽ sức
mạnh kinh tế sẽ chi phối sức mạnh chính trị và an ninh. Những hậu quả đó đã có
những ảnh hưởng to lớn đến sự điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại của
chính quyền Mỹ.
Kinh tế châu Á ngày càng ảnh hưởng tới tương lai kinh tế thế giới nói chung
và kinh tế Mỹ nói riêng. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và kinh tế Mỹ ảm đạm,
khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang nổi lên như một thị trường mà Mỹ có thể
thúc đẩy phát triển và giúp phục hồi kinh tế Mỹ. Chính vì sự chững lại và suy yếu
của các quốc gia phát triển (trong đó có Mỹ và các đồng minh của Mỹ) trong cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với việc những quốc gia, khu vực đang phát
triển mới nổi đều muốn có một vị thế chính trị xứng đáng hơn so với sức mạnh kinh
tế của mình, đã đẩy nhanh của sự dịch chuyển và phân tán quyền lực trên phạm vi
toàn cầu: dịch chuyển quyền lực từ Tây sang Đông, từ Đại Tây Dương sang Thái

9



Bình Dương; quyền lực phân tán trải khắp các khu vực, châu Âu, Trung Đông –
Bắc Phi, Mỹ La-tinh, châu Phi, châu Á – Thái Bình Dương… Trong đó, vị thế trung
tâm quyền lực châu Âu bị suy yếu, còn khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngày
càng đóng vai trị nổi bật trong chính trị, kinh tế, an ninh tồn cầu. Do đó chính
quyền Obama đã và đang có những điều chỉnh chiến lược nhằm mục tiêu trước mắt
và lâu dài là phát triển kinh tế và duy trì vai trị lãnh đạo thế giới của mình.
1.1.2. Bảo đảm lợi ích và duy trì địa vị lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á –
Thái Bình Dương
Sự biến đổi của hệ thống quốc tế là một trong những nguyên nhân quan trọng
hàng đầu dẫn tới sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống
Barack Obama, mà theo đó trọng tâm chiến lược là khu vực châu Á – Thái Bình
Dương. Hệ thống quốc tế đã và đang trải qua những biến đổi nhanh chóng và đa
dạng. Điều này được thể hiện ở sự thay đổi trong cục diện quốc tế – tình hình thế
giới, các mối quan hệ quốc tế biểu hiện trong một giai đoạn lịch sử nhất định và kéo
theo đó là sự biến đổi trên bình diện Trật tự thế giới – kết cấu quyền lực, vị thế, vai
trò của các chủ thể và mối liên hệ giữa các chủ thể đó trong quan hệ quốc tế xét ở
một giai đoạn lịch sử tương đối dài.
Năm 1991, Liên Bang Xô Viết sụp đổ đem đến hệ quả là sự kết thúc của chiến
tranh Lạnh và trật tự thế giới hai cực chấm dứt. Từ năm 1991 đến năm 2003 (thời
điểm Mỹ tấn cơng Iraq) có thể được nhìn nhận như khoảng thời gian đơn cực ngắn
ngủi của nước Mỹ. Trên thế giới thời điểm bấy giờ, không quốc gia nào có được vị
thế ngang bằng hay có thể thách thức vị thế của Mỹ. Những vấn đề chính trị và kinh
tế – xã hội đã đẩy nước Nga, nước kế thừa chính của Liên Xơ, vào sự khủng hoảng
triền miên trong suốt những năm 1990 và bị các cường quốc khác bỏ lại khá xa về
khoảng cách phát triển. Nước Nhật là cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới
nhưng chỉ được ví như “chú lùn về chính trị” và khơng có được sự tự chủ về an ninh
quốc phịng khi phải chấp nhận núp dưới chiếc ơ hạt nhân của Mỹ. Trung Quốc
trong giai đoạn này thực thi chính sách “ẩn mình chờ thời” nhằm tìm kiếm một mơi
trường hịa bình cho sự phát triển kinh tế nên ln giữ thái độ khá ơn hịa trong các
vấn đề quốc tế, chưa trở thành mối đe dọa hiện hữu đối với Mỹ. Việc Mỹ phát động


10


cuộc chiến Afghanistan (2001) và Iraq (2003) gần như không gặp phải sự phản đối
đáng kể nào càng cho thấy sự lấn lướt của Mỹ đối với các chủ thể còn lại trong quan
hệ quốc tế.
Tuy nhiên, trong khi Mỹ đẩy mạnh các hành động đơn phương nhằm hướng
tới việc thiết lập một trật tự thế giới đơn cực với sự thống trị của Mỹ thì những thay
đổi nhanh chóng của cục diện thế giới đã tác động không nhỏ tới vị thế của nước
này trong quan hệ quốc tế. Mỹ tuy vẫn giữ được vị thế quốc gia quyền lực số một
thế giới nhưng quyền lực này đã và đang có sự suy giảm tương đối so với các cường
quốc khác.
Xu hướng hợp tác đa phương hóa, tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ khiến cho
tính cạnh tranh và ràng buộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày một lớn hơn. Mỹ tuy
là cường quốc đứng đầu thế giới, được hưởng lợi nhưng cũng chịu tác động không
nhỏ từ các xu hướng đó. Lợi ích của Mỹ trên cả ba phương diện kinh tế, chính trị,
an ninh bị chi phối, lệ thuộc nhiều hơn trong những mối quan hệ đan xen với các
quốc gia, tổ chức khác. Nhiều quốc gia đã tận dụng việc mở cửa thị trường, tự do
lưu thơng hàng hóa, đẩy nhanh sự tăng trưởng vươn lên cạnh tranh trực tiếp với Mỹ.
Bên cạnh những tổ chức kinh tế, chính trị mà Mỹ khởi xướng và chi phối (WTO,
IMF, NAFTA, Liên Hợp Quốc…), sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức liên kết
kinh tế, chính trị khu vực như EU, ASEAN, OPEC… ngày càng có tiếng nói độc
lập với Mỹ và vươn lên khẳng định vai trị, vị trí của mình trong việc tham gia
hoạch định và giải quyết các vấn đề có liên quan đến vận mệnh chung của khu vực
và thế giới.
Như vậy, đánh giá một cách tổng thể khi nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống
George.W.Bush kết thúc là lúc vị thế siêu cường lãnh đạo toàn cầu của Mỹ bị thách
thức nghiêm trọng. Những thay đổi của cục diện quốc tế đã dần định hình một trật
tự thế giới đa cực, hay nhất siêu đa cường. Sự yếu đi tương đối của nước Mỹ cùng

với các đồng minh châu Âu truyền thống thúc đẩy nước Mỹ dưới thời Tổng thống
Barack Obama phải lựa chọn một hướng đi mới trong chiến lược tồn cầu. Trong
đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương được Chính quyền Obama chọn làm một
trong những trọng tâm trong chiến lược tồn cầu của mình.

11


Sự lựa chọn châu Á – Thái Bình Dương làm trọng tâm chiến lược phản ánh
những toan tính lâu dài của Mỹ. Trong các khu vực được coi là có ý nghĩa chiến
lược với Mỹ: châu Âu, Trung Đông – Bắc Phi, Mỹ La-tinh, châu Á – Thái Bình
Dương, tùy vào diễn biến của tình hình cụ thể và lợi ích thu được mà Mỹ lựa chọn
đâu là khu vực ưu tiên. Trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai, nước Mỹ dồn sự tập trung vào châu Âu, đấu trường chính của chiến
tranh Lạnh. Thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, nước Mỹ lại phải hướng sự chú ý
của mình vào chảo lửa Trung Đông. Châu Âu, Trung Đông – Bắc Phi, Mỹ La-tinh
hiện nay chưa hẳn đã thoát khỏi những rắc rối. Cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng
đang đặt ra những thách thức to lớn đối với tính bền vững của Liên minh châu Âu;
tình hình Trung Đơng – Bắc Phi vẫn rất phức tạp với các vấn đề hạt nhân Iran, tranh
chấp lãnh thổ Israel và Palestine, bạo lực kéo dài ở Syria... hay phong trào cánh tả
đang lên ở khu vực Mỹ La-tinh sẽ tiếp tục là mối bận tâm của Mỹ trong tương lai.
Tuy nhiên, nhìn chung, tình hình thế giới có những hồn cảnh thuận lợi cho phép
Mỹ có thể tập trung ưu tiên vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
1.1.3. Sự sa lầy của Mỹ trong hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan
Mỹ khơng chỉ phải gồng mình để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính –
tiền tệ trầm trọng ở trong nước mà Mỹ còn bị sa lầy trong hai cuộc chiến tranh hao
tốn sức người sức của ở Iraq và Afghanistan. Cùng với đó là sự bế tắc trong việc
giải quyết các điểm nóng như vấn đề hạt nhân của Iran, Triều Tiên, xung đột Israel
và Palestine…
Ngay sau vụ tấn cơng khủng bố kinh hồng ngày 11/9/2001, Mỹ và liên quân

đã mở cuộc tấn công tiêu diệt các phần tử Taliban tại Afghanistan. Cuộc chiến tranh
với lý do nhằm tiêu diệt các nhóm khủng bố, đảm bảo an ninh cho nước Mỹ và thế
giới đã gây ra sự chết chóc đau thương cho hàng ngàn người dân vơ tội, kinh tế suy
giảm và mở đầu cho một thời kỳ bất ổn mới tại đây, những cuộc bạo động chính trị
và làn sóng phản đối giới cầm quyền liên tục diễn ra tại Trung Đông và Nam Á.
Đồng thời cuộc chiến tranh này cũng làm hao tổn sức người sức của của qn đội
Mỹ. Làn sóng phản đối chính quyền diễn ra ngay trong lòng nước Mỹ.

12


Thế nhưng, khơng lâu sau đó, vào tháng 3/2003, lấy cớ tìm kiếm vũ khí hủy
diệt hàng loạt, liên qn do Mỹ đứng đầu với sự áp đảo về lực lượng và vũ khí cơng
nghệ cao, đã tiến thẳng vào thủ đô Baghdad, lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam
Hussein. Sai lầm lần này dường như lớn hơn rất nhiều bởi hậu quả mà nó để lại thực
sự đang trở thành gánh nặng đè lên vai nước Mỹ.
Sự sa lầy trong hai cuộc chiến đó đã làm tiêu hao đáng kể các nguồn lực, làm
suy yếu sức mạnh của nước Mỹ. Theo tạp chí Newsweek ra ngày 30/6/2011, số tiền
nước Mỹ phải chi ra để trang trải cho các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq tổng
cộng là 1,6 nghìn tỷ USD, và chắc chắn đó chưa phải con số cuối cùng. Kể từ thời
điểm xảy ra cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 cho đến hết tháng 9/2014,
Quốc hội Mỹ đã phân bổ 815 tỷ USD vào cuộc chiến ở Iraq; 686 tỷ USD cho hoạt
động quân sự tại Afghanistan và hàng loạt chiến dịch chống khủng bố; 81 tỷ USD
chi phí khác trực tiếp gắn liền với hoạt động chiến sự; 27 tỷ USD là tài trợ cho
chương trình của khơng qn Mỹ tuần tiễu trên lãnh thổ Mỹ. Và tổng chi cho mua
sắm vũ khí, sửa chữa, bão dưỡng trang thiết bị chiến tranh rơi vào khoảng 297 tỷ
USD. Về người, cuộc chiến ở Iraq đã cướp đi mạng sống của 4.491 lính Mỹ và làm
hơn 32.000 người khác bị thương. Tại Afghanistan, số lính Mỹ thiệt mạng là 2.356
người và hơn 20.000 người bị thương [53].
Ngoài ra, có khoảng 128.496 quân nhân Mỹ bị mắc các di chứng hậu chiến

tranh đang tạo ra gánh nặng không nhỏ cho ngân sách an sinh xã hội nước này [53].
Nếu như khi mới phát động cuộc chiến, nước Mỹ tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với các
quốc gia còn lại và phản ứng của các nước như Nga, Trung Quốc, Iran lúc bấy giờ
theo hướng tăng cường đầu tư vào phát triển quân sự phòng thủ được hiểu là nhằm
cố gắng cân bằng lại sức mạnh và kìm chế sự đơn phương của Mỹ thì sự sa lầy của
Mỹ tại cuộc chiến Afghanistan và Iraq thực sự là một cơ hội để họ vươn lên khẳng
định vị thế của mình. Khi mà nước Mỹ bị kìm hãm, sa sút về nguồn lực và trở nên
bất lực trước những vấn đề nghiêm trọng trong nước và thế giới thì việc nước này
phải bắt tay hợp tác nhiều hơn với các cường quốc khác là điều tất yếu. Chính
quyền Mỹ cũng phải thừa nhận, một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng
hoảng kinh tế là do sa lầy trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Vì vậy, quyền lực
của nước Mỹ trong trật tự thế giới ngày càng bị chia sẻ và suy giảm.

13


Cuộc chiến Iraq kết thúc và quá trình chuyển giao lực lượng an ninh
Afghanistan từ lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế, sang chính quyền địa phương đánh
dấu việc giảm dần sự hiện diện của Mỹ ở đây, đã tạo điều kiện cho việc bố trí nguồn
lực sang các khu vực khác và đặc biệt cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
1.2. Các nhân tố khách quan
1.2.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc
Năm 1905, vị tổng thống thứ 26 của nước Mỹ Theodore Roosevelt đã tiên
đoán rằng: “Lịch sử tương lai của chúng ta (Mỹ) sẽ được quyết định bởi vị thế của
chúng ta ở Thái Bình Dương đối mặt với Trung Quốc hơn là vị thế của chúng ta ở
Đại Tây Dương trực diện với châu Âu” [93]. Và quả thực, lịch sử nước Mỹ đang
chứng kiến những điều được dự đoán cách đây cả thế kỷ. Nếu như quan hệ song
phương giữa Mỹ – Liên Xô chi phối thế giới suốt thời kỳ trước và trong chiến tranh
Lạnh thì hiện tại mối quan hệ Mỹ – Trung mang yếu tố quyết định tới tình hình kinh
tế, chính trị và an ninh tồn cầu.

Tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ – Trung đối với thế giới được nâng lên
bởi vị thế gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc ngày nay so với thời điểm họ bắt
đầu cải cách mở cửa năm 1978. Trung Quốc đã từng là quốc gia mạnh bậc nhất thế
giới, là trung tâm của Phương Đông thời kỳ phong kiến cực thịnh. Tuy nhiên, họ đã
đánh mất vị thế của mình khi mà chế độ phong kiến thoái trào, trở nên lạc hậu và có
sự xâm nhập của Phương Tây. Nhưng hiện nay, thế giới đang chứng kiến sự trỗi
dậy đầy mạnh mẽ của Trung Quốc cả về kinh tế, chính trị và qn sự. Xét bối cảnh
tồn cầu hóa, các quốc gia ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Nước Mỹ được
hưởng lợi từ sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc nhưng đồng thời cũng phải
đối mặt với những thách thức mà sự phát triển ấy mang lại. Trong đó, các thách
thức ngày càng lớn khiến nước Mỹ khơng khỏi lo lắng về khả năng duy trì vị trí
lãnh đạo thế giới của mình.
Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế là nhân tố cơ bản thúc đẩy sự nổi lên của
Trung Quốc như một đại cường quốc. Theo số liệu mà Cục thống kê quốc gia Trung
Quốc công bố, giai đoạn từ năm 1989 tới năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP hằng
năm của Trung Quốc trung bình đạt 9.23% và dự kiến tốc độ tăng trưởng 6,9% năm

14


2015 [48]. Sự tăng trưởng cao và liên tục đã đưa nước này vượt qua Nhật Bản trở
thành nền kinh tế lớn số hai thế giới (xét về GDP) năm 2010 và rất có thể sẽ vượt
Mỹ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế trong tương lai không xa.
Sự phát triển về kinh tế kết hợp cùng với những tiến bộ trong lĩnh vực khoa
học và công nghệ cho phép Trung Quốc tiến hành những hoạt động hiện đại hóa
qn đội một cách tồn diện. Trong thập niên đầu của thế kỉ XXI, phạm vi và tốc độ
của quá trình hiện đại hóa qn đội Trung Quốc đã được tăng lên nhanh chóng.
Theo dự tốn ngân sách quốc phịng của Trung Quốc trong năm 2015 sẽ đạt mức
144 tỷ USD, tăng 10,1% so với năm ngối, Tính trung bình mức tăng chi phí quân
sự hàng năm của Trung Quốc vào khoảng 19% [52]. Quốc gia này hiện đang có

mức chi tiêu quân sự lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề thiếu
minh bạch trong việc công khai ngân sách chi tiêu quân sự của Trung Quốc dẫn
đến nhiều nhận định cho rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc còn tăng
nhanh hơn nhiều so với những gì nước này cơng bố. Thực tế, chi tiêu quân sự
của Trung Quốc được cho là lớn hơn dự tốn cơng khai từ 40% đến 55%. Năm
2014 chi tiêu quân sự thực tế của nước này đạt mức 148 tỷ USD, trong khi con số
cơng bố chỉ có hơn 130 tỷ USD [52].
Ngay từ những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, Trung Quốc đã chú trọng đến
việc mở rộng vai trị của Qn đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc ra bên ngoài
lãnh thổ Trung Quốc. Quân đội nước này đã tích cực tham gia vào một số hoạt động
gìn giữ hịa bình quốc tế, ứng cứu thiên tai, hỗ trợ nhân đạo và chống cướp biển.
Mặt khác, Trung Quốc đẩy mạnh việc mở rộng phạm vi triển khai sức mạnh quân
sự trên biển và thi hành chiến lược chống tiếp cận và chống thâm nhập để đẩy các
lực lượng hải quân đối thủ ra xa khỏi vùng biển Tây Thái Bình Dương tiến tới kiểm
sốt các vùng biển chiến lược.
Quá trình mở rộng các hoạt động quân sự của Trung Quốc ra các khu vực biển
xa hơn đã được giới chức lãnh đạo nước này giải thích là một chính sách mang tính
phịng thủ quốc gia và phù hợp với chính sách phát triển hịa bình của Trung Quốc,
không nhằm đe dọa quốc gia nào. Tuy nhiên, cách thức mà Trung Quốc đang thực
hiện nhằm đảm bảo an ninh cho mình khơng khỏi khiến Mỹ và các nước trong khu
vực phải lo ngại.

15


Những năm gần đây, song song với việc duy trì khả năng răn đe hạt nhân chiến
lược, sự cải thiện năng lực tác chiến tấn cơng mạng máy tính, Trung Quốc đã đẩy
nhanh việc mua và tự nghiên cứu sản xuất số lượng lớn các loại vũ khí có tầm hoạt
động rộng hơn như các loại máy bay chiến đấu tối tân, tên lửa đạn đạo tầm trung
tiên tiến, tên lửa hành trình, tên lửa liên lục địa và tàu ngầm tấn cơng loại mới được

trang bị vũ khí hiện đại; theo đuổi việc chương trình chế tạo tàu sân bay; phát triển
hệ thống phịng khơng tầm xa, hệ thống truy cập không gian… Các căn cứ quân sự
duyên hải được tăng cường đặc biệt là căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam cho phép
hải quân Trung Quốc tiếp cận trực tiếp các tuyến đường biển quốc tế có ý nghĩa
sống còn và triển khai các hoạt động của tàu ngầm tại Biển Đông. Phạm vi hoạt
động của hải quân Mỹ – lực lượng đã đóng góp rất lớn vào việc tạo ra ưu thế và duy
trì ưu thế vượt trội cho nước Mỹ trong nhiều thập kỷ qua đứng trước nguy cơ bị thu
hẹp và khơng có khả năng kiểm sốt vùng biển Tây Thái Bình Dương. Các loại tên
lửa tầm trung và tầm xa có độ chính xác cao và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân
được Trung Quốc đưa vào sử dụng làm cho sức tấn công (cả bằng đầu đạn thường
và đầu đạn hạt nhân) của quân đội mạnh lên rất nhiều. Hệ quả là Mỹ khơng chỉ gặp
khó trong việc duy trì các cam kết bảo vệ đồng minh của mình trong khu vực, mà
mức độ dễ bị tổn thương của các lực lượng Mỹ đóng qn tại khu vực Thái Bình
Dương hay thậm chí là lãnh thổ nằm sâu trong lục địa của Mỹ cũng tăng lên.
Trong vấn đề Đài Loan, giới lãnh đạo Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một
phần lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do đó, ln tìm cách ngăn
chặn Đài Loan độc lập và hướng tới việc tái thống nhất Đài Loan với Trung Quốc
lục địa trong đó việc sử dụng sức mạnh qn sự khơng được loại trừ. Thực tế thì
trong một thời gian dài, quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không ngừng
gia tăng sức ép, tạo thế trận bao vây đối với Đài Loan đồng thời vạch ra các biện
pháp để có thể ngăn chặn, trì hỗn và chống lại bất kỳ sự hỗ trợ nào của Mỹ cho Đài
Loan trong trường hợp xung đột. Sự cân bằng của các lực lượng quân sự tại eo biển
Đài Loan tiếp tục thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Điều đó có thể đẩy
Mỹ sẽ phải nhượng bộ Trung Quốc trong vấn đề liên quan đến Đài Loan. Sự lớn
mạnh về quân sự Trung Quốc được thúc đẩy từ sự phát triển của kinh tế nhưng

16



×