Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tần suất và đặc điểm của chứng khó tiêu ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 97 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---oOo---

NGUYỄN THỊ NGỌC CHUYÊN

TẦN SUẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM
CỦA CHỨNG KHÓ TIÊU Ở BỆNH NHÂN
CÓ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƢỢC
DẠ DÀY THỰC QUẢN

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---oOo---

NGUYỄN THỊ NGỌC CHUYÊN

TẦN SUẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM
CỦA CHỨNG KHÓ TIÊU Ở BỆNH NHÂN


CÓ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƢỢC
DẠ DÀY THỰC QUẢN

CHUYÊN KHOA: NỘI TIÊU HÓA
MÃ SỐ: CK 62 72 20 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BS QUÁCH TRỌNG ĐỨC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp bác sĩ Chuyên khoa cấp II “Tần suất
và đặc điểm của chứng khó tiêu ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngƣợc
dạ dày thực quản” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu
trong luận văn là số liệu trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.

Ký tên

Nguyễn Thị Ngọc Chun

.



.

MỤC LỤC
Trang
Đối chiếu thuật ngữ anh – việt ........................................................................... i
Danh mục từ viết tắt .......................................................................................... ii
Danh mục bảng................................................................................................. iii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................ iv
Danh mục hình .................................................................................................. v
Danh mục sơ đồ................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Khó tiêu ...................................................................................................... 3
1.2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản........................................................... 13
1.3. Sự trùng lắp bệnh trào ngược dạ dày thực quản với khó tiêu chức năng 22
1.4. Tình hình nghiên cứu về trùng lắp bệnh trào ngược dạ dày thực quản với
khó tiêu ............................................................................................................ 25
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
2.3. Liệt kê và định nghĩa các biến số ............................................................. 31
2.4. Xử lý và phân tích dữ liệu ........................................................................ 39
2.5. Y đức ........................................................................................................ 40
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 41
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 41
3.2. Tỉ lệ chứng khó tiêu ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực
quản ................................................................................................................. 48
3.3. Đặc điểm lâm sàng liên quan khó tiêu chức năng ở bệnh nhân có triệu
chứng trào ngược dạ dày thực quản ................................................................ 51

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 54
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 54

.


.

4.2. Tỉ lệ chứng khó tiêu ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực
quản ................................................................................................................. 63
4.3. Đặc điểm lâm sàng liên quan khó tiêu chức năng ở bệnh nhân có triệu
chứng trào ngược dạ dày thực quản ................................................................ 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
HẠN CHẾ ...................................................................................................... 72
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

i

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT


Body Mass Index (BMI)

Chỉ số khối cơ thể

Close type

Dạng đóng

Dyspepsia

Khó tiêu

Functional dyspepsia

Khó tiêu chức năng

Gastroesophageal Reflux Disease

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Heartburn

Ợ nóng

Nonsteroidal anti inflammatory
drugs (NSAIDS)

Thuốc kháng viêm khơng phải nhóm
corticoid


Open type

Dạng mở

OR (Odd Ratio)

Tỉ số chênh

Organic dyspepsia

Khó tiêu thực thể

Reflux Esophagitis

Viêm thực quản trào ngược

Regurgitation

Ợ trớ

Transient Lower Esophageal
Sphinter Relaxation (TLESR)

Giãn cơ vịng thực quản dưới thống
qua

Unvestigated dyspepsia

Khó tiêu chưa được thăm dò


World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

.


.

ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

H. pylori

Helicobacter pylori

KTC 95%

Khoảng tin cậy 95%

LA

Los Angeles

.



.

iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn Rome IV về khó tiêu chức năng. ................................... 9
Bảng 1.2: Các triệu chứng báo động ............................................................... 11
Bảng 1.3: Bảng điểm GERD Q ....................................................................... 19
Bảng 3.1: Thông số thống kê của chỉ số khối cơ thể ...................................... 43
Bảng 3.2: Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia ........................................... 43
Bảng 3.3: Các triệu chứng tiêu hóa kèm theo ................................................. 44
Bảng 3.4: Đặc điểm nội soi thực quản dạ dày tá tràng ................................... 46
Bảng 3.5: Tổn thương teo niêm mạc nội soi ở bệnh nhân có triệu chứng trào
ngược dạ dày thực quản .................................................................................. 48
Bảng 3.6: Tỉ lệ các triệu chứng khó tiêu ở bệnh nhân khó tiêu có triệu chứng
trào ngược dạ dày thực quản ........................................................................... 49
Bảng 3.7: Các yếu tố liên quan đến khó tiêu chức năng: phân tích đơn biến . 51
Bảng 3.8: Các yếu tố liên quan đến khó tiêu chức năng: phân tích đa biến ... 53

.


.

iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................ 41
Biểu đồ 3.2: Phân bố giới ................................................................................ 42
Biểu đồ 3.3: Chỉ số khối cơ thể ....................................................................... 42
Biểu đồ 3.4: Lý do chính đến khám ................................................................ 44
Biểu đồ 3.5: Phân bố triệu chứng báo động ở bệnh nhân có triệu chứng trào
ngược dạ dày thực quản .................................................................................. 45
Biểu đồ 3.6: Phân nhóm tổng số điểm theo bảng câu hỏi GERD Q ............... 46
Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ
dày thực quản .................................................................................................. 47
Biểu đồ 3.8: Phân bố teo niêm mạc nội soi ở bệnh nhân có triệu chứng trào
ngược dạ dày thực quản .................................................................................. 48
Biểu đồ 3.9: Tỉ lệ chứng khó tiêu ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ
dày thực quản .................................................................................................. 49
Biểu đồ 3.10: Tỉ lệ khó tiêu chức năng và khó tiêu do loét dạ dày - tá tràng ở
bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ................................. 50
Biểu đồ 3.11: Tỉ lệ hội chứng đau thượng vị và hội chứng khó chịu sau ăn ở
bệnh nhân khó tiêu chức năng có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.. 51

.


.

v

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Tần suất lưu hành khó tiêu trên tồn thế giới ................................... 4
Hình 1.2: Cơ chế khó tiêu chức năng ............................................................... 5
Hình 1.3: Tỉ lệ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản hàng tuần

trên thế giới ..................................................................................................... 14

.


.

vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tiếp cận bệnh nhân khó tiêu theo hướng dẫn Thái Lan. ............... 13
Sơ đồ 1.2: Phân loại GERD theo đồng thuận Montreal ................................. 14
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................... 30

.


.

1

MỞ ĐẦU
Chứng khó tiêu và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một trong
những rối loạn tiêu hóa trên thường gặp trong dân số nói chung, với tỉ lệ
tương ứng là khoảng 21% và 15% [22]. Cả chứng khó tiêu và GERD thường
là bệnh mạn tính, cần điều trị lâu dài và gây giảm đáng kể chất lượng cuộc
sống [19].
Chứng khó tiêu bao gồm tình trạng khó tiêu thực thể và khó tiêu chức năng.
Đa số các trường hợp khó tiêu thuộc loại khó tiêu chức năng vì khơng tìm
được ngun nhân thực thể nào để giải thích các triệu chứng. GERD được xác

định bởi sự hiện diện của chứng ợ nóng thường xuyên hoặc ợ trớ. Về mặt lý
thuyết, có thể phân biệt giữa GERD và chứng khó tiêu. Tuy nhiên trên thực
tế, việc phân loại hai thể trên khá khó khăn, vì sự trùng lắp đáng kể về mặt
dịch tễ học, triệu chứng và thậm chí là chẩn đoán [77]. Sự trùng lắp này làm
cho chẩn đốn chính xác là một thách thức. Mục đích của việc xác định sự
trùng lắp là đưa ra các lựa chọn điều trị phù hợp, xác định những bệnh nhân
sẽ đáp ứng với liệu pháp ức chế bài tiết axit.
Trên thế giới đã có nhiều báo cáo về sự trùng lắp GERD với chứng khó
tiêu. Một nghiên cứu ở Hàn Quốc, cho thấy sự trùng lắp giữa GERD và khó
tiêu ở 50% bệnh nhân GERD theo tiêu chí Rome III [54]. Một phân tích gộp
gần đây cho thấy tỉ lệ chứng khó tiêu ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược
dạ dày thực quản hàng tuần từ 6,5% - 86,3%, trung bình là 43,9%, tỉ lệ mắc
chứng khó tiêu ở những bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực
quản hàng tuần cao gấp 7 lần so với những người khơng có triệu chứng trào
ngược dạ dày thực quản [22]. Mức độ trùng lắp giữa GERD và chứng khó
tiêu khác nhau từ 3,8% - 55,9%, tùy thuộc vào tiêu chí chẩn đốn [22]. Một

.


.

2

nghiên cứu tại Hoa Kỳ về đặc điểm lâm sàng sự trùng lắp GERD và chứng
khó tiêu cho thấy các triệu chứng xảy ra thường xuyên và nặng nề hơn làm
ảnh hưởng chất lượng cơng việc, chi phí điều trị cao hơn do tần suất thăm
khám bác sĩ nhiều hơn [105].
Sự trùng lắp GERD và chứng khó tiêu rất thường gặp và gây rất nhiều khó
khăn cho các bác sĩ trong thực hành lâm sàng. Tại Việt Nam, các nghiên cứu

về sự trùng lắp GERD và chứng khó tiêu chưa nhiều. Một số nghiên cứu đã
ghi nhận tần suất các triệu chứng khó tiêu ở bệnh nhân có triệu chứng trào
ngược dạ dày thực quản [7],[1]. Tuy nhiên, các tổng kết này chưa đánh giá kỹ
các triệu chứng khó tiêu theo tiêu chuẩn khó tiêu chức năng dựa vào phân loại
Rome. Chúng tơi ghi nhận chưa có nghiên cứu nào ước tính tỉ lệ mắc chứng
khó tiêu ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng như
đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan chứng khó tiêu chức năng ở bệnh
nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Do vậy, nhằm đánh giá
tồn cảnh về chứng khó tiêu ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày
thực quản và cung cấp thêm những dữ liệu liên quan đến vấn đề này ở Việt
Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tần suất và đặc điểm của chứng khó
tiêu ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản” với các mục
tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỉ lệ các triệu chứng khó tiêu, hội chứng đau thượng vị và hội
chứng khó chịu sau ăn ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực
quản.
2. Khảo sát các đặc điểm lâm sàng liên quan chứng khó tiêu chức năng ở
bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

.


.

3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÓ TIÊU
1.1.1. Định nghĩa
Chứng khó tiêu (Dyspepsia): Thuật ngữ “Dyspepsia” bắt nguồn từ tiếng Hy

Lạp “Dys” và “pepsis” có nghĩa là sự tiêu hóa kém, được sử dụng cho một
loạt các triệu chứng tập trung vùng thượng vị. Những triệu chứng này bao
gồm đau, nóng rát vùng thượng vị, đầy hơi sau bữa ăn, ăn mau no, buồn nôn
và nôn [50].
Theo quan điểm bệnh nguyên, bệnh nhân khó tiêu có thể được chia thành
hai nhóm chính: khó tiêu thực thể và khó tiêu chức năng.
- Khó tiêu thực thể: là những người có bệnh lý thực thể hoặc hệ thống hoặc
chuyển hóa gây ra triệu chứng. Nếu bệnh khỏi hoặc được cải thiện, những
triệu chứng khó tiêu cũng sẽ cải thiện hoặc biến mất.
- Khó tiêu chức năng: là những người có triệu chứng khó tiêu nhưng khơng
có bất kỳ bệnh thực thể, tồn thân hoặc chuyển hóa nào giải thích được các
triệu chứng [57].
1.1.2. Dịch tễ
Tỉ lệ mắc chứng khó tiêu khác nhau tùy theo khu vực địa lý, tiêu chí chẩn
đốn để xác định chứng khó tiêu và thời gian triệu chứng xuất hiện. Một phân
tích gộp về tỉ lệ tồn cầu và các yếu tố nguy cơ của chứng khó tiêu chưa được
thăm dị cho thấy tỉ lệ mắc chứng khó tiêu chưa được thăm dị trên tồn cầu
gần 21% [23] . Tỉ lệ mắc chứng khó tiêu thấp nhất ghi nhận trong nghiên cứu
này là ở Trung Mỹ (7%) và cao nhất ở Nam Mỹ (37,7%) (hình 1.1).

.


.

4

Hình 1.1: Tần suất lưu hành khó tiêu trên tồn thế giới [23].
Nguồn: Ford A C, Marwaha A, (2015), "Global prevalence of, and risk
factors for, uninvestigated dyspepsia: a meta-analysis", Gut, pp. 1049-1057.

Tỉ lệ mắc chứng khó tiêu khác nhau theo tiêu chí chẩn đốn. Tỉ lệ cao nhất
khi sử dụng tiêu chí theo định nghĩa rộng (29,5%) và thấp nhất khi sử dụng
tiêu chí Rome III (7,6%) [23]. Định nghĩa rộng về chứng khó tiêu bao gồm
bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến đường tiêu hóa trên, đau bụng trên rốn
hoặc đau vùng thượng vị. Theo tiêu chí Rome III, tỉ lệ lưu hành ở từng quốc
gia từ 2% đến 11% [23]. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỉ lệ lưu hành theo quốc
gia vẫn tồn tại ngay cả khi sử dụng cùng một tiêu chuẩn chẩn đoán. Điều này
cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố nguy cơ theo địa dư khác như sự khác
biệt về di truyền, sắc tộc và văn hóa.
Về thời gian xuất hiện triệu chứng khó tiêu, tần suất cao nhất trong các
nghiên cứu sử dụng khung thời gian 1 tháng (35,5%), trong khi các nghiên

.


.

5

cứu sử dụng thời gian triệu chứng xuất hiện 6 tháng, 12 tháng thì tần suất mắc
chứng khó tiêu cao hơn, tương ứng là 28,2% và 23,3% [23].
1.1.3. Sinh lý bệnh khó tiêu chức năng
Nguyên nhân của khó tiêu chức năng vẫn còn chưa sáng tỏ, nhưng các
nghiên cứu gần đây cho thấy nhiễm trùng và thức ăn đóng một vai trị quan
trọng trong cơ chế sinh lý bệnh khó tiêu chức năng (Hình 1.2).

Hình 1.2: Cơ chế khó tiêu chức năng [95].
Nguồn: Talley N J, (2016), "Functional dyspepsia: new insights into
pathogenesis and therapy", Korean J Intern Med, pp. 444-456.
1.1.3.1. Thức ăn

Thức ăn đóng vai trị quan trọng trong sự hình thành các triệu chứng khó
tiêu chức năng [95]. Trong một nghiên cứu trên 218 bệnh nhân có triệu chứng
khó tiêu chức năng được cung cấp một bữa ăn tiêu chuẩn và mức độ nặng của

.


.

6

triệu chứng được khảo sát mỗi 15 phút trong 4 giờ [14], gần 80% bệnh nhân
đã tăng cường độ triệu chứng sau khi ăn 15 phút. Thức ăn có nhiều chất béo
làm chậm trống dạ dày và có thể gây khó tiêu, trong khi ăn q nhanh và ăn
khơng đúng bữa được ghi nhận có liên quan đến chứng khó tiêu [73]. Tăng
cholecystokinin và ghrelin là các rối loạn nội tiết tố ruột được đề xuất có thể
liên quan đến khó tiêu chức năng nhưng chứng minh chưa chắc chắn [72].
1.1.3.2. Các rối loạn vận động và cảm giác ở dạ dày
Theo sinh lý bệnh cổ điển, khó tiêu chức năng được xem là một rối loạn
vận động bị chi phối bởi các rối loạn sinh lý dạ dày [95]. Các nghiên cứu cho
thấy tỉ lệ có tình trạng chậm làm trống dạ dày ở người mắc khó tiêu chức năng
rất khác nhau: từ 10% - 40% (trung bình là 25%) [94]. Tuy nhiên, chậm làm
trống dạ dày tương quan rất kém với triệu chứng [94]. Ở một số ít trường hợp
khó tiêu chức năng, làm trống dạ dày thậm chí cịn nhanh chứ khơng phải
chậm [95].
Sự kém thích nghi đáy vị cũng là một trong những cơ chế sinh lý bệnh, gặp
trong khoảng 40% trường hợp khó tiêu chức năng [94]. Thông thường sau ăn,
đáy vị giãn. Trong một số trường hợp khó tiêu chức năng, đáy vị khơng giãn
sau ăn và tình trạng này có liên quan đến biểu hiện ăn mau no.
Những bệnh nhân khó tiêu chức năng, sinh lý dạ dày bị rối loạn có thể thay

đổi lượng thức ăn; chỉ số khối cơ thể thấp được ghi nhận trong một số nghiên
cứu và ít gặp béo phì [40], [95].
1.1.3.3. Các rối loạn vận động và cảm giác ở tá tràng
Nhiều nghiên cứu gần đây tập trung vào các bất thường xảy ra tá tràng, nơi
các chức năng vận động và cảm giác bị rối loạn đã được ghi nhận ở những
bệnh nhân khó tiêu chức năng [95]. Truyền axit vào tá tràng có thể gây ra các
triệu chứng khó tiêu chức năng [41]. Điều này khơng giải thích được ở người

.


.

7

trưởng thành, cho đến khi ghi nhận có tình trạng tăng eosinophil tá tràng trong
khó tiêu chức năng [100].
Talley và cộng sự [100] đã đưa ra giả thuyết rằng trong khó tiêu chức năng,
có sự tăng eosinophil ở tá tràng thứ phát do tiếp xúc với axit tá tràng hoặc dị
ứng thức ăn, sau đó tế bào eosinophil thối hóa, giải phóng các chất độc hại
hủy niêm mạc tá tràng, hủy tế bào thần kinh. Nghiên cứu từ Bỉ cho thấy tăng
eosinophil có liên quan đến tăng tính thấm niêm mạc [107]. Tăng eosinophil
tá tràng có liên quan đến đau, ăn mau no và nguy cơ tăng lên ở những người
hút thuốc lá [109]. Một nghiên cứu khác cho rằng chậm làm trống dạ dày
trong khó tiêu chức năng có liên quan đến các tế bào T định cư ở ruột non
(CD4 + α4β7 + CCR9 + tế bào lympho) cũng như giải phóng cytokine (yếu tố
hoại tử khối u TNF-α, interleukin 1β và IL-10), ủng hộ quan điểm rằng viêm
ruột non có thể là ngun nhân chính gây ra rối loạn chức năng dạ dày [45].
1.1.3.4. Nhiễm trùng
Khó tiêu chức năng hậu nhiễm trùng là một hội chứng mới được cơng nhận

và có thể xảy ra sau nhiễm trùng tiêu hóa do Salmonella, Escherichia coli,
Campylobacter, Giardia, Norovirus và một số các bệnh nhiễm trùng đường
tiêu hóa trên khác [26]. Theo dõi các trường hợp viêm dạ dày ruột do vi
khuẩn cấp tính cho thấy sau nhiễm trùng, những người này có nguy cơ mắc
khó tiêu chức năng cao gấp 2,5 lần và tăng nguy cơ hội chứng ruột kích thích
gấp 3,5 lần [26]. Những người bị nhiễm trùng nặng hoặc hút thuốc lá có nguy
cơ khó tiêu chức năng cao hơn [95].
- Nhiễm H. pylori
Thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm đối chứng cho thấy tiệt trừ H. pylori dẫn
đến giảm chứng khó tiêu ở một số ít bệnh nhân [59]. Tuy nhiên, có nghiên
cứu khơng thấy mối liên quan giữa nhiễm H. pylori và khó tiêu chức năng

.


.

8

[96]. Do đó, triệu chứng khó tiêu cải thiện có thể do các yếu tố khác như: loét
dạ dày tá tràng bị chẩn đốn nhầm với khó tiêu chức năng, các thay đổi bài
tiết axit hoặc thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột [119].
- Thay đổi hệ vi sinh đƣờng ruột
Thay đổi hệ vi sinh đường ruột có thể dẫn đến sự hình thành chứng khó
tiêu. Giả thuyết này được ủng hộ từ nghiên cứu về các triệu chứng khó tiêu
xảy ra sau một đợt viêm dạ dày ruột [92]. Trong một nghiên cứu, bệnh nhân
được ghi nhận có các triệu chứng dai dẳng tám năm sau khi tiếp xúc với một
đợt viêm dạ dày ruột do vi khuẩn Escherichia coli, Campylobacter [24].
Người ta cũng đưa ra giả thuyết rằng hiệu quả của liệu pháp tiệt trừ H. pylori
trong việc cải thiện các triệu chứng khó tiêu chức năng là do tác động lên hệ

vi sinh vật đường ruột hơn là nhờ tiệt trừ H. pylori [58].
1.1.3.5. Rối loạn trục não - ruột
Rối loạn tâm lý có liên quan đến khó tiêu chức năng, đặc biệt là lo lắng.
Trong nghiên cứu Kalixanda [11], lo lắng làm tăng nguy cơ khó tiêu chức
năng lên gấp 8 lần. Các triệu chứng khó tiêu làm tăng lo lắng, thơng qua cơ
chế giải phóng cytokine thứ phát sau viêm ruột. Ví dụ, TNF-α gây tăng đáng
kể và tương quan thuận với mức độ lo lắng nhiều ở hội chứng ruột kích thích
[46], trong khi sự giải phóng cytokine có liên quan đến tình trạng chậm làm
trống dạ dày trong khó tiêu chức năng [45].
1.1.3.6. Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu về các yếu tố di truyền trong khó tiêu chức năng cịn nhiều
hạn chế. Mối liên quan mạnh mẽ nhất của di truyền với khó tiêu chức năng đã
được ghi nhận ở gen GNbeta3 [32]. Gen này làm hoạt hóa protein G và nhiều
con đường khác liên quan đến khó tiêu chức năng [32]. G-protein rất cần thiết
cho sự kết hợp đáp ứng kích thích của các thụ thể được liên kết với các hệ

.


.

9

thống tác nhân nội bào. Do đó, rối loạn chức năng G-protein có khả năng
ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu nội bào [66]. Gen nitric oxide synthase cũng
có liên quan với khó tiêu chức năng [70]. Ngồi ra, có thể cịn một số gen
khác dự đốn có liên quan đến sinh bệnh học khó tiêu chức năng nhưng cần
phải nghiên cứu sâu hơn.
1.1.4. Chẩn đốn khó tiêu chức năng theo tiêu chuẩn Rome IV
Theo tiêu chí Rome IV, khó tiêu chức năng được định nghĩa là sự hiện diện

của một hoặc nhiều triệu chứng sau: đầy bụng sau ăn, ăn mau no, đau thượng
vị hoặc nóng rát thượng vị, và khơng có bằng chứng về bệnh thực thể (bao
gồm cả nội soi thực quản dạ dày tá tràng) giải thích được các triệu chứng này
[89] (bảng 1.1).
Khó tiêu chức năng được chia thành hai phân nhóm dựa trên các triệu
chứng chiếm ưu thế: hội chứng khó chịu sau ăn và hội chứng đau thượng vị.
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn Rome IV về khó tiêu chức năng [89].
Nguồn: Stanghellini V, Chan F K, et al, (2016), "Gastroduodenal
Disorders", Gastroenterology, pp. 1380-1392.
Khó tiêu chức năng *
Tiêu chuẩn chẩn đoán
1. Một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:
- Đầy bụng sau ăn
- Ăn mau no
- Đau thượng vị
- Nóng rát thượng vị

.


.

10


2. Khơng có bằng chứng về bệnh thực thể (bao gồm cả nội soi thực quản
dạ dày tá tràng) giải thích được các triệu chứng này
(*) Phải đáp ứng các tiêu chí cho hội chứng khó chịu sau ăn và/ hoặc hội
chứng đau thượng vị
Có đầy đủ các tiêu chí chẩn đoán trong ba tháng gần đây với triệu chứng

khởi phát ít nhất sáu tháng trước khi chẩn đốn
Hội chứng khó chịu sau ăn
Tiêu chuẩn chẩn đốn
Bao gồm một hoặc hai triệu chứng sau ít nhất ba ngày mỗi tuần:
1. Đầy bụng sau ăn (gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày)
2. Ăn mau no (gây cản trở bữa ăn với lượng thức ăn như thường ngày)
Khơng có bằng chứng về bệnh thực thể, tồn thân hoặc chuyển hóa giải
thích được các triệu chứng này (bao gồm cả nội soi thực quản dạ dày tá
tràng)
Hội chứng đau thƣợng vị
Tiêu chuẩn chẩn đốn
Bao gồm ít nhất một trong các triệu chứng sau ít nhất một ngày một tuần:
1. Đau thượng vị (gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày)
Và/ hoặc
2. Nóng rát thượng vị (gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày)
Khơng có bằng chứng về bệnh thực thể, tồn thân hoặc chuyển hóa giải

.


.

11

thích được các triệu chứng này (bao gồm cả nội soi thực quản dạ dày tá
tràng)
1.1.5. Triệu chứng báo động
Các triệu chứng báo động giúp quyết định có cần nội soi thăm dò bệnh lý
thực thể (bảng 1.2)
Bảng 1.2: Các triệu chứng báo động [65]

Nguồn: Oh J H, et al, (2020), "Clinical Practice Guidelines for Functional
Dyspepsia in Korea", J Neurogastroenterol Motil, pp. 29-50.
- Mới khởi phát từ 40 tuổi trở lên
- Xuất huyết tiêu hóa (nơn ra máu, đi tiêu phân đen)
- Khó nuốt, nuốt đau
- Nơn dai dẳng
- Sụt cân khơng chủ ý
- Tiền căn gia đình ung thư đường tiêu hóa trên
- Có khối u bụng
- Thiếu máu
Tại Thái Lan, tỉ lệ mắc ung thư dạ dày theo độ tuổi cụ thể là 5/100.000
người ở độ tuổi 40 và tăng lên hơn 10/100.000 người ở độ tuổi trên 50 tuổi
[74]. Do đó, Ủy ban hướng dẫn xử trí khó tiêu của Thái Lan năm 2018 đã
giảm ngưỡng tuổi trước đây và đề xuất thực hiện nội soi thực quản dạ dày tá
tràng bắt đầu trên 50 tuổi vì bằng chứng cho thấy tỉ lệ mắc ung thư dạ dày
tăng đáng kể ở những người trong độ tuổi 50. Tỉ lệ mắc ung thư dạ dày ở Hàn
Quốc tăng theo tuổi. Theo báo cáo năm 2014 ở Hàn Quốc, tỉ lệ ung thư dạ dày

.


.

12

là 1,2% ở bệnh nhân dưới 35 tuổi, 3,1% ở bệnh nhân dưới 40 tuổi và 7,5% ở
bệnh nhân dưới 45 tuổi trong số 29.854 bệnh nhân bị ung thư dạ dày [65]. Vì
khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày cao ở bệnh nhân khó tiêu trên 40 tuổi,
hướng dẫn thực hành lâm sàng chứng khó tiêu tại Hàn Quốc khuyến cáo nên
thực hiện nội soi thực quản dạ dày tá tràng sớm ở những bệnh nhân khó tiêu

từ 40 tuổi trở lên để loại trừ các nguyên nhân thực thể bao gồm ung thư dạ
dày [65]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu Quách Trọng Đức [76], tỉ lệ ung thư
dạ dày dưới 40 tuổi chiếm 16,3%, cho thấy ung thư dạ dày khởi phát sớm ở
người trẻ và do đó hướng dẫn trên cũng phù hợp tình hình nước ta hiện nay.
1.1.6. Tiếp cận chẩn đốn khó tiêu chức năng
Khó tiêu chưa được thăm dị
(Loại trừ ngun nhân do thuốc và các bệnh thực thể khác)

Khởi phát khó tiêu ≥ 50 tuổi hoặc
triệu chứng báo động ở mọi lứa tuổi



Khơng cải thiện

Khơng

Điều trị thuốc ức chế bơm
proton ± thuốc trợ vận động

Nội soi thực quản dạ dày tá

trong 4-8 tuần

tràng, xét nghiệm H. pylori
Bất thường

Bình thường

Điều trị chun

biệt

Khơng cải thiện

Xét nghiệm và điều trị H. pylori
Không cải thiện

Điều trị như khó tiêu chức năng (thuốc ức chế bơm
proton, trợ vận động, chống trầm cảm 3 vịng )

Khơng cải thiện

Không cải thiện

Gởi chuyên gia để xét nghiệm/ điều trị thêm

.


.

13

Sơ đồ 1.1: Tiếp cận bệnh nhân khó tiêu theo hướng dẫn Thái Lan [74].
Nguồn:

Pittayanon

R,


Leelakusolvong

S,

et

al,

(2019),

J

Neurogastroenterol Motil, pp. 15-26.
Theo hướng dẫn chứng khó tiêu của Thái Lan năm 2018, tiếp cận bệnh nhân
khó tiêu chưa được thăm dị, nếu có triệu chứng khó tiêu khởi phát từ 50 tuổi
trở lên hoặc có các triệu chứng báo động ở bất kỳ lứa tuổi nào thì bệnh nhân
nên được nội soi thực quản dạ dày tá tràng và xét nghiệm tìm H. pylori [74].
Nếu khơng có triệu chứng báo động hoặc khởi phát triệu chứng dưới 50 tuổi,
có thể bắt đầu điều trị thuốc ức chế bơm proton kèm hoặc không kèm thuốc
trợ vận động trong vòng 4-8 tuần. Nếu bệnh nhân vẫn còn triệu chứng nên xét
nghiệm và điều trị H. pylori. Nếu các triệu chứng không cải thiện, cần nội soi
thực quản dạ dày tá tràng. Trường hợp nội soi thực quản dạ dày tá tràng bình
thường, điều trị như khó tiêu chức năng. Nếu nội soi thực quản dạ dày tá tràng
có bất thường, cần điều trị chuyên biệt (sơ đồ 1.1).
1.2. BỆNH TRÀO NGƢỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
1.2.1. Định nghĩa
Hội chứng thực quản

Hội chứng ngoài thực quản


Hội chứng triệu
chứng cơ năng

Hội chứng với tổn
thương thực quản

Xác định có liên
quan đến GERD

Nghi ngờ có liên
quan đến GERD

1. Viêm thực quản
do trào ngược
2. Chít hẹp do trào
ngược
3. Thực quản
Barrett
4. Ung thư biểu mơ
tuyến thực quản

1. Hội chứng trào
ngược điển hình
2. Hội chứng đau
ngực do trào
ngược

1. Hội chứng ho do
trào ngược
2. Hội chứng viêm

thanh quản do trào
ngược
3. Hội chứng suyễn
do trào ngược
4. Hội chứng ăn mòn
răng do trào ngược

1. Viêm họng
2. Viêm xoang
3. Xơ hóa phổi vơ
căn
4. Viêm tai giữa
tái phát nhiều lần

.


.

14

Sơ đồ 1.2: Phân loại GERD theo đồng thuận Montreal [106].
Nguồn: Vakil N, et al, (2006),"The Montreal definition and classification
of gastroesophageal reflux disease: a global evidence-based consensus".
GERD là một tình trạng bệnh lý khi chất trong dạ dày trào ngược gây ra
những triệu chứng khó chịu và/ hoặc gây biến chứng [106].
Cách phân loại GERD phổ biến nhất được chấp thuận rộng rãi cho đến hiện
nay là theo đồng thuận Montreal (sơ đồ 1.2).
1.2.2. Dịch tễ


Hình 1.3: Tỉ lệ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản hàng tuần
trên thế giới [118]
Nguồn: Eusebi L H, Ratnakumaran R, et al, (2018), "Global prevalence of,
and risk factors for, gastro-oesophageal reflux symptoms: a meta-analysis",
pp. 430-440.
Tỉ lệ hiện mắc ít nhất các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản hàng
tuần được báo cáo từ các nghiên cứu dựa trên dân số toàn thế giới là khoảng

.


×