Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.82 MB, 124 trang )

i
!

ÂẢI HC HÚ
TRỈÅÌNG ÂẢI HC NÄNG LÁM

TRỈÅNG ÂÄÙ MINH PHỈÅÜNG

NGHIÃN CặẽU TAẽC ĩNG CUA QUAẽ
TRầNH
THậ HOẽA N C CU SỈÍ
DỦNG ÂÁÚT
TẢI THNH PHÄÚ Â NÀƠNG
LÛN VÀN THẢC SÉ KIÃØM SOAẽT VAè BAO V MI
TRặèNG
Chuyón ngaỡnh: Quaớn lyù õỏỳt õai
Maợ säú: 8850103
NGỈÅÌI HỈÅÏNG DÁÙN KHOA HC
TS. NGUÙN HONG KHẠNH LINH
TS. ÂÄÙ THË VIÃÛT HỈÅNG

CH TËCH HÄÜI ÂÄƯNG CHÁÚM LÛN VÀN
PGS.TS. NGUYN HặẻU NGặẻ

HU - 2017

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


i!
LỜI CAM ĐOAN



Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào hoặc chưa từng sử dụng để bảo vệ học vị nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

TRƯƠNG ĐỖ MINH PHƯỢNG

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii
!

Lời cảm ơn!
Để hoàn thành quá trình thực tập, hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi đã
nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo trường Đại học
Nông lâm Huế, nhiều cơ quan ban ngành của tỉnh, của thành phố Đà Nẵng, của
tập thể và cá nhân khác.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Hoàng
Khánh Linh và TS. Đỗ Thị Việt Hương là những người hướng dẫn khoa học tận
tình, chu đáo đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trường Đại học Nông lâm Huế
và Khoa Tài Nguyên Đất và Môi Trường Nông Nghiệp, Phòng đào tạo sau Đại
học đã tận tình truyền đạt và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá
trình tôi học tập tại trường và thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thầy, người cô,
những người anh, người bạn, những đồng nghiệp giảng viên và các em sinh viên

khóa 47 thân thiếtø Khoa Tài nguyên đất và MTNN trường Đại học Nông Lâm
Huế đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin, tài liệu, số liệu nghiên cứu.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đã luôn động viên, chia sẽ,
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện hoàn thành luận văn này.
Mặc dù, bản thân đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn đảm bảo nội
dung khoa học, song do khả năng, kiến thức, kinh nghiệm và thời gian có hạn nên đề
tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý chân
thành từ phía thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 6 năm 2017
Học viên

Trương Đỗ Minh Phượng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii
!

TĨM TẮT

Đơ thị hóa là xu thế phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, hiện nay,
đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh mẽ, trong đó thành phố Đà
Nẵng được biết đến là thành phố có những bước phát triển nhanh chóng và được xem
là một trong những thành phố có tốc độ đơ thị hóa tương đối nhanh trong cả nước với
diện tích đơ thị của thành phố liên tục mở rộng, diện mạo đô thị ngày một khang trang
đem lại cho Đà Nẵng một tầm vóc mới cả về không gian lẫn chất lượng đô thị.

Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá được biến động cơ cấu sử dụng
đất qua q trình đơ thị hóa thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2003 – 2015; xác định
được các yếu tố đơ thị hóa ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất, đồng thời mô hình hóa
dự báo được sự thay đổi sử dụng đất thành phố Đà Nẵng trong tương lai từ đó làm cơ
sở để đề xuất một số kiến nghị sử dụng hợp lý đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Với việc kết hợp công nghệ GIS và viễn thám đề tài đã tiến hành xây dựng
được bản đồ sử dụng đất thành phố Đà Nẵng qua các năm 2003, 2010, 2015, bản đồ
biến động sử dụng đất và các bản đồ liên quan khác để phân tích sự thay đổi cơ cấu sử
dụng đất cũng như xu hướng phát triển sử dụng dất của thành phố Đà Nẵng qua các
giai đoạn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rõ sự biến động lớn của nhóm
đất phi nơng nghiệp trong giai đoạn 2003-2015 khi diện tích đất phi nơng nghiệp năm
2015 đã tăng lên gấp 2 lần so với năm 2003 và kéo theo đó là diện tích đất nông
nghiệp và đất chưa sử dụng giảm đi rõ rệt. Bên cạnh đó các bản đồ biến động sử dụng
đất trong giai đoạn này cũng cho thấy rõ xu hướng mở rộng đất phi nông nghiệp của
thành phố Đà Nẵng từ trung tâm tỏa ra theo các hướng Tây - Bắc, Nam, Tây - Nam và
Đông Nam thành phố.
Đề tài cũng đã tiến hành điều tra phỏng vấn và xác định mức độ ảnh hưởng của
một số chỉ tiêu đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất bằng phương pháp phân tích thứ bậc
AHP. Kết quả xác định yếu tố có sự ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố điều kiện kinh tế,
trong đó yếu tố vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn và tốc độ tăng trưởng GDP
được đánh giá là có sự ảnh hưởng lớn nhất.
Để tiến hành mơ hình hóa thay đổi sử dụng đất trong tương lai cho thành phố
Đà Nẵng, đề tài đã lựa chọn ứng dụng mơ hình LCM (Land Change Modele) để mô
phỏng dự báo. Kết quả dự báo đến năm 2027 cho thấy diện tích đất phi nơng nghiệp sẽ
tiếp tục thêm hơn 4000 ha so với diện tích đất phi nơng nghiệp trong phương án quy
hoạch sử dụng đất năm 2020. Ngược lại diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng mạnh
chính vì vậy trong tương lai thành phố Đà Nẵng cần có những chiến lược phát triển,
quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhằm phát huy tối đa lợi thế của địa phương.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



iv
!

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................... 2
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3
1.1.1. Tổng quan về đô thị hóa........................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam ............................................... 7
1.1.3. Biến động lớp phủ bề mặt ................................................................................... 12
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất.................................................... 13
1.1.5. Tổng quan về GIS và viễn thám trong nghiên cứu đơ thị hóa và sử dụng đất .... 16
1.1.6. Mơ hình hóa trong nghiên cứu ảnh hưởng của đơ thị hóa đến biến đổi cơ cấu sử
dụng đất......................................................................................................................... 20
1.1.7. Tổng quan về Analytic Hierarchy Process (AHP) .............................................. 27
1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu ............................................................ 30
1.2.1. Tình hình đơ thị hóa trên thế giới ....................................................................... 30
1.2.2. Tình hình đơ thị hóa ở Việt Nam ........................................................................ 32
1.3. Tổng quan các cơng trình liên quan đến lý luận của đề tài .................................... 34
CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................................. 37
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 37
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 37
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 37
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 37

2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 37
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................................. 37
2.3.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.................................................................. 38
2.3.3. Phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) ............................... 38

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v
!

2.3.4. Xác định các chỉ tiêu đơ thị hóa .......................................................................... 44
2.3.5. Phương pháp phân tích xác định thứ bậc AHP ................................................... 46
2.3.6. Phương pháp mơ hình hóa thay đổi sử dụng đất................................................. 49
2.3.7. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa tổng hợp .............................................. 49
2.4. Khung logic nghiên cứu ......................................................................................... 50
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 51
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và thực trạng đơ thị hóa tại thành phố Đà
Nẵng ............................................................................................................................. 51
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ............................................................................... 51
3.1.2. Thực trạng đơ thị hóa tại thành phố Đà Nẵng ..................................................... 57
3.2. Xây dựng bản đồ sử dụng đất thành phố Đà Nẵng qua các năm ........................... 68
3.3. Đánh giá biến động sử dụng đất qua q trình đơ thị hóa thành phố Đà Nẵng ..... 73
3.3.1. Đánh giá biến động sử dụng đất theo thời gian .................................................. 73
3.3.2. Đánh giá biến động sử dụng đất theo không gian ............................................... 75
3.4. Xác định thứ bậc các yếu tố đơ thị hóa ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất tại thành
phố Đà Nẵng ................................................................................................................. 79
3.4.1. Cây phân cấp yếu tố và phỏng vấn chuyên gia về mức độ ảnh hưởng ............... 79
3.4.2. Lập ma trận so sánh cặp và tính tốn trọng số .................................................... 80
3.5. Mơ hình hóa thay đổi sử dụng đất và đề xuất một số kiến nghị trong sử dụng quản

lý sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng........................................................................... 84
3.5.1. Mơ hình hóa thay đổi sử dụng đất thành phố Đà Nẵng ...................................... 84
3.5.2. Đề xuất một số kiến nghị trong quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng .............................................................................................................................. 91
PHẦN 4.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 94
4.1. Kết luận .................................................................................................................. 94
4.2. Kiến nghị................................................................................................................ 94
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 100

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi
!

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Có nghĩa là

AHP

Analytic Hierarchy Process

BTNMT

Bộ Tài ngun mơi trường

CP


Chính phủ

CSD

Đất chưa sử dụng

DEM

Mơ hình số độ cao

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

HĐND

Hội đồng nhân dân

LCM

Land Change Modeler


LUCC

Biến động sử dụng đất và lớp phủ

NDVI

Chỉ số khác biệt thực vật

NDWI

Chỉ số khác biệt nước

NN

Đất nông nghiệp

PNN

Đất nông nghiệp



Quyết định

STT

Số thứ tự

THCS


Trung học cơ sở

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

USGS

Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (The United States
Geological Survey)

XD

Xây dựng

XDCB

Xây dựng cơ bản

3

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii
!


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá mức độ đơ thị hóa ở Việt Nam .......................................... 6
Bảng 1.2. Bảng độ ưu tiên chuẩn .................................................................................. 29
Bảng 2.1. Thông tin dữ liệu ảnh viễn thám thu thập .................................................... 38
Bảng 2.2. Mơ tả các loại hình sử dụng đất được lựa chọn nghiên cứu ......................... 39
Bảng 2.3. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quá trình đơ thị hóa
...................................................................................................................................... 45
Bảng 2.4. Ví dụ minh họa về ma trận so sánh cặp của 3 yếu tố i,j,k ............................ 47
Bảng 2.5. Thang điểm đánh giá các yếu tố ................................................................... 47
Bảng 2.6. Bảng phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI ............................................................ 48
Bảng 3.1. Nhóm tiêu chí phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2015. 57
Bảng 3.2. Phân bố dân cư thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2015 ........................ 60
Bảng 3.3. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thành phố Đà Nẵng qua một số năm................. 61
Bảng 3.4. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20052015 .............................................................................................................................. 63
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu về thu nhập và mức sống người dân thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2005-2015 ............................................................................................................ 64
Bảng 3.6. Cấp độ phân mảnh ảnh theo từng đối tượng phân loại ................................. 69
Bảng 3.7. Bộ quy tắc phân loại dựa trên định hướng đối tượng ................................... 70
Bảng 3.8. Diện tích và cơ cấu lớp phủ bề mặt đô thị Đà Nẵng giai đoạn 2003-2015 .. 73
Bảng 3.9. Sự gia tăng diện tích đất phi nơng nghiệp trung bình hàng năm của thành
phố Đà Nẵng ................................................................................................................. 74
Bảng 3.10. Cơ cấu đất phi nông nghiệp theo đơn vị hành chính thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2003-2015 ..................................................................................................... 78
Bảng 3.11. Ma trận so sánh và trọng số của các yếu tố cấp 1 ...................................... 80
Bảng 3.12. Ma trận so sánh và trọng số của các yếu tố cấp 2 theo nhóm yếu tố cấp 1 81
Bảng 3.13. Trọng số chung và xếp hạng các yếu tố cấp 2 ............................................ 82
Bảng 3.14. Thông tin định dạng dữ liệu đầu vào .......................................................... 85
Bảng 3.15. Cơ cấu sử dụng đất thành phố Đà Nẵng theo mơ hình dự báo ................... 90
Bảng 3.16. Biến động cơ cấu sử dụng đất thành phố Đà Nẵng theo mơ hình dự báo .. 91


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii
!

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại mơ hình (theo Thomas, R.w và Huggett, R.J- 1980) .................... 21
Hình 1.2. Tiến trình vận hành của một mơ hình ........................................................... 22
Hình 1.3. Minh họa việc hiệu chỉnh và thử nghiệm khi chạy mô hình ......................... 23
Hình 1.4. Giao diện module Land Change Modeler ..................................................... 27
Hình 1.5. Sơ đồ phân cấp trong phương pháp đánh giá đa tiêu chí ............................. 28
Hình 2.1. Quy trình xây dựng bộ quy tắc phân loại lớp phủ bề mặt ............................. 41
Hình 2.2. Hình ảnh mơ phỏng chỉ số vùng trung tâm .................................................. 43
Hình 2.3. Hình ảnh mơ phỏng chỉ số phân bố trục ....................................................... 43
Hình 2.4. Hình ảnh mơ phỏng chỉ số tập trung ............................................................. 44
Hình 2.5. Khung logic nghiên cứu ................................................................................ 50
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí thành phố Đà Nẵng .................................................................... 51
Hình 3.2. Biểu đồ sự phát triển dân số thành phố Đà Nẵng qua các năm .............Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu dân số thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2015 ..........Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.4. Lực lượng lao động và tỷ lệ thất nghiệp của thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2005-2015 ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Hinh 3.5. Cây phân loại định hướng đối tượng trên phần mềm eCognition ................. 69
Hình 3.6. Kết quả phân loại định hướng đối tượng trên eCognition ............................ 70
Hình 3.7. Bản đồ sử dụng đất thành phố Đà Nẵng năm 2003 (Hình ảnh thu nhỏ từ tỷ
lệ 1:50000) .................................................................................................................... 71
Hình 3.8. Bản đồ sử dụng đất thành phố Đà Nẵng năm 2010 (Hình ảnh thu nhỏ từ tỷ

lệ 1:50000) .................................................................................................................... 72
Hình 3.9. Bản đồ sử dụng đất thành phố Đà Nẵng năm 2015 (Hình ảnh thu nhỏ từ tỷ
lệ 1:50000) .................................................................................................................... 72
Hình 3.10. Biến động cơ cấu sử dụng đất thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2003-2015
....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.11. Sự biến động diện tích các loại đất thành phố Đà Nẵng qua các năm .Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.12. Bản đồ biến động sử dụng đất thành phố Đà Nẵng .................................... 75

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ix
!

giai đoạn 2003-2015 (Hình ảnh thu nhỏ từ tỷ lệ 1:50000) ........................................... 75
Hình 3.13. Bản đồ biến động đất phi nơng nghiệp thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20032015 (Hình ảnh thu nhỏ từ tỷ lệ 1:50000) .................................................................... 76
Hình 3.14. Bản đồ xu hướng phát triển đất phi nông nghiệp thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2003-2015 (Hình ảnh thu nhỏ từ tỷ lệ 1:50000) .................................................. 77
Hình 3.15. Biểu đồ tỷ lệ đất phi nông nghiệp theo các đơn vị hành chính thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2003-2015 ............................................ Error! Bookmark not defined.
Hình 3.16. Các chỉ tiêu xếp hạng mức độ ảnh hưởng đến q trình đơ thị hố........... 79
Hình 3.17. Trọng số riêng của các yếu tố cấp 2 ............ Error! Bookmark not defined.
Hình 3.18. Minh họa bản đồ sau khi chuyển đổi dữ liệu đầu vào trên Idrisi ................ 84
Hình 3.19. Giao diện thiết lập lựa chọn các loại hình sử dụng đất biến động .............. 86
Hình 3.20. Minh họa các bản đồ biến số sử dụng cho mô hình LCM .......................... 87
Hình 3.21. Bản đồ tiềm năng chuyển đổi các loại hình sử dụng đất ............................ 88
Hình 3.22. Minh họa giao diện thiết lập dự báo sử dụng đất năm 2017 ....................... 88
Hình 3.23. Bản đồ dự báo sử dụng đất thành phố Đà Nẵng năm 2017 (Hình ảnh thu
nhỏ từ tỷ lệ 1:50000) ..................................................................................................... 89

Hình 3.24. Bản đồ dự báo sử dụng đất thành phố Đà Nẵng năm 2027 (Hình ảnh thu
nhỏ từ tỷ lệ 1:50000) ..................................................................................................... 89

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1!
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đơ thị hóa được xem là q trình biến đổi quan trọng có ý nghĩa quyết định
trong q trình phát triển đơ thị và là xu thế tất yếu của một nền kinh tế phát triển.
Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, hơn một nửa dân số thế giới hiện nay đang sống ở
vùng đô thị và xu thế đến năm 2050 sẽ đạt đến 66% [48]. Đơ thị hóa được xem là một
trong những động lực chính làm biến đổi mơi trường ở cả khía cạnh tích cực và tiêu
cực [47]. Trong những năm gần đây, vấn đề đơ thị hóa tương đối nổi cộm, đặc biệt ở
các thành phố lớn của châu Á, quá trình đơ thị hóa mạnh mẽ cùng với sự gia tăng dân
số kéo theo quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng, tập trung các các hoạt động cơng
nghiệp, văn hóa, chính trị vào trong các thành phố lớn. Kết quả của q trình mở rộng
đơ thị đã dẫn đến sự thay đổi lớn về các loại hình sử dụng đất, chuyển đổi từ nông thôn
thành đô thị, đặc biệt là đất nơng nghiệp nhanh chóng bị thu hẹp để thay thế cho các
loại hình sử dụng đất khác cho đô thị như khu dân cư, khu công nghiệp và các cơng
trình cơng cộng.
Đà Nẵng là một thành phố lớn ven biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, Việt Nam. Kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (năm
1997) cho đến nay, Đà Nẵng đã có những bước phát triển nhanh chóng và được xem là
một trong những thành phố có tốc độ đơ thị hóa tương đối nhanh và mạnh [12, 21].
Trong những năm gần đây, diện tích đơ thị của thành phố Đà Nẵng liên tục mở rộng
với tốc độ đơ thị hóa cao, diện mạo đô thị ngày một khang trang với hệ thống kết cấu
hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng,
đem lại cho Đà Nẵng một tầm vóc mới cả về khơng gian lẫn chất lượng đơ thị. Tuy

nhiên, q trình đơ thị hóa cũng đã kéo theo sự thay đổi các loại hình sử dụng đất trên
địa bàn, làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Do đó, việc nghiên cứu một cách đầy đủ,
chính xác và khoa học tác động của q trình đơ thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất theo
khơng gian và thời gian là rất cần thiết.
Hiện nay, phần lớn các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đơ thị hóa và cơ cấu sử
dụng đất thường tập trung vào đánh giá mối quan hệ theo quan điểm địa lý học hoặc
xem xét dưới góc độ phát triển kinh tế - xã hội. Cách tiếp cận độc lập của hai hướng
nghiên cứu này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Do đó, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa
q trình đơ thị hóa và sự biến động sử dụng đất cần có sự tiếp cận một cách hệ thống
hơn, tích hợp dữ liệu đa chiều hơn [20]. Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy việc kết
hợp công nghệ viễn thám - GIS chứng tỏ rằng đây là công cụ hiệu quả cung cấp thơng
tin nhanh chóng, khách quan và trung thực theo thời gian và không gian. Việc khai
thác hiệu quả thông tin từ tư liệu ảnh viễn thám trong nghiên cứu sử dụng đất đòi hỏi
các phương pháp xử lý và chiết tách thơng tin phù hợp với độ chính xác cao đặc biệt là

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2
!

những vùng có cấu trúc và phản xạ phổ trên tư liệu ảnh viễn thám rất phức tạp do quá
trình đơ thị hóa [52]. Sự tích hợp các phương pháp phân tích thống kê, phân tích khơng
gian và mơ hình hóa khơng gian là một giải pháp mới trong nghiên cứu mối quan hệ
giữa biến động sử dụng đất và q trình đơ thị hóa. Điều này cho phép đánh giá tác
động của q trình đơ thị hóa đối với cơ cấu sử dụng đất một cách chặt chẽ và tồn
diện, từ đó giám sát hiệu quả sự biến động cơ cấu sử dụng đất theo không gian và thời
gian, đặc biệt lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến cơ cấu
sử dụng đất.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu tác động của q trình đơ

thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng” đã được lựa chọn làm nội
dung nghiên cứu luận văn của tác giả.
2. Mục tiêu của đề tài
a. Mục tiêu chung
Xác định được mối quan hệ giữa q trình đơ thị hóa tại thành phố Đà Nẵng với
sự biến động cơ cấu sử dụng đất thơng qua mơ hình hóa khơng gian, tích hợp hệ thống
thơng tin địa lý (GIS) - Viễn thám và phân tích thứ bậc AHP.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được biến động cơ cấu sử dụng đất qua q trình đơ thị hóa thành
phố Đà Nẵng trong các giai đoạn nghiên cứu
- Xác định được các yếu tố đơ thị hóa ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất tại
thành phố Đà Nẵng và mơ hình hóa thay đổi sử dụng đất thành phố Đà Nẵng trong
tương lại;
- Đề xuất được một số kiến nghị trong quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Khong qukhoa họchọc và thực tiễnng.dụng đất thành phố - Viễn thám trong quản
lý, giám sát tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là phân tích và dự báo biến động đất đai.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu là tư liệu cung cấp các thông tin hỗ trợ cho các cơ quan quy
hoạch, cơ quan quản lý điều chỉnh, bổ sung và xây dựng các cơ chế chính sách về định
hướng quy hoạch.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3
!


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về đơ thị hóa
1.1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm đơ thị
Đơ thị là một khu vực cư trú của lồi người. Đối với mỗi quốc gia và vùng
lãnh thổ, đô thị có thể có quy mơ diện tích nhỏ so với tồn vùng nhưng trình độ
phát triển của đơ thị mạnh về nhiều mặt và có vai trị quan trọng đối với các vùng
xung quanh [7].
Theo Nghị định số 42 ngày 7 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô
thị [3], một đơn vị được gọi là đơ thị khi có các tiêu chuẩn cơ bản bao gồm:
Thứ nhất, là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia,
cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh;
có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc của một vùng lãnh
thổ nhất định.
Thứ hai, quy mơ dân số tồn đơ thị tối thiểu phải đạt 4000 người trở lên.
Thứ ba, mật độ dân số phải phù hợp với quy mơ, tính chất và đặc điểm của từng
loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung
của thị trấn, tối thiểu là 2000 người/km2.
Thứ tư, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới
nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với
tổng số lao động.
Thứ năm, hệ thống cơng trình hạ tầng đơ thị gồm hệ thống cơng trình hạ tầng
xã hội và hạ tầng kỹ thuật phải đạt các yêu cầu: Đối với khu vực nội thành, nội thị phải
được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hồn chỉnh theo từng loại đơ thị. Đối với
khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng lưới hạ tầng,
đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đô thị.
Thứ sáu, việc xây dựng và phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến
trúc đô thị đã được duyệt, có các đơ thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đơ thị, có

các khơng gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của cư dân đơ thị; có tổ hợp
kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan
thiên nhiên.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4
!

Theo quy định của Chính phủ thì một khu vực muốn trở thành đơ thị thì phải
đáp ứng được 6 tiêu chuẩn trên. Tuy nhiên, trong thực tế tại Việt Nam do nhiều
vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau trong đó đặc biệt là các vùng ở
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo đang gặp rất nhiều khó khăn nên
Chính phủ đã có quy định riêng đối với các đơ thị ở những vùng này. Cụ thể, những
đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mơ dân số và mật
độ dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các
tiêu chuẩn khác phải đảm bảo đạt tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các
loại đơ thị tương đương.
Như vậy, khái niệm đơ thị có thể hiểu tổng quát như sau: Đô thị là điểm tập
trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nơng nghiệp, có hạ tầng cơ sở
thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trị thúc đẩy sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của
một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện [7].
b. Khái niệm đơ thị hóa
Theo Đàm Trung Phường (2005), đơ thị hóa là một q trình diễn thế về kinh
tế - xã hội - văn hóa - không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển
đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ
thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, qn sự [13].

Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, đơ thị hóa được hiểu là sự di cư từ
nông thôn tới đô thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng
lãnh thổ đô thị. Về mặt xã hội, đô thị hóa được hiểu là q trình tổ chức lại mơi trường
cư trú của con người [7]. Đơ thị hóa khơng chỉ thay đổi sự phân bố dân cư và những
yếu tố vật chất, mà cịn làm chuyển hóa những khn mẫu của đời sống kinh tế - xã
hội, phổ biến lối sống đô thị tới các vùng nông thôn và tồn bộ xã hội. Như vậy, q
trình đơ thị hóa không những diễn ra về mặt số lượng như tăng trưởng dân số, mở rộng
lãnh thổ, tăng trưởng về năng suất, mà còn thể hiện cả về mặt chất lượng, nâng cao
mức sống, làm phong phú hơn các khuôn mẫu và nhu cầu văn hóa [10].
Như vậy, đơ thị hóa được thể hiện trong rất nhiều khái niệm khác nhau. Tuy
nhiên dù ở góc độ nghiên cứu nào, các khái niệm này đều đề cập đến sự phát triển của
dân số đơ thị cũng như thể hiện vai trị của đơ thị hóa đối với sự phát triển kinh tế xã
hội [7]. Tóm lại, đơ thị hóa là q trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất
trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành phát hiển các hình thức và điều
kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở
hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5
!

1.1.1.2. Đặc điểm của q trình đơ thị hóa
Đơ thị hóa được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau, nhưng dù đứng
trên quan điểm nào thì đơ thị hóa đều có những đặc điểm chính như sau:
Thứ nhất, q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa diễn ra song song và làm tiền
đề cho nhau. Ở nơi nào có đơ thị hóa thì ở đó có q trình cơng nghiệp hóa và ngược
lại. Q trình đơ thị hóa làm gia tăng tỷ trọng các ngành kinh tế phi nơng nghiệp, trong
đó có ngành cơng nghiệp nên kéo theo q trình cơng nghiệp hóa. Ngược lại, q trình

cơng nghiệp hóa dẫn đến tỷ trọng ngành cơng nghiệp tăng, việc xây dựng các khu
công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp khác sẽ dẫn đến việc phát triển cơ sở
hạ tầng, các hoạt động thương mại, dịch vụ, tập trung dân cư... kéo theo q trình đơ
thị hóa [9].
Thứ hai, đơ thị hóa đưa đến nhiều thành tựu quan trọng nhưng cũng kéo theo
nhiều mặt tiêu cực trong q trình phát triển của các đơ thị nói riêng và cả xã hội nói
chung. Q trình đơ thị hóa làm đa dạng các thành phần kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế thị trường, nền kinh tế và các
hoạt động sản xuất trở nên năng động hơn. Đô thị hóa làm tăng tỷ lệ lao động phi nơng
nghiệp, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, đồng thời các phương tiện máy móc dần thay
thế sức lao động của con người. Đồng thời, đơ thị hóa góp phần chuyển dịch các hình
thái kiến trúc, xây dựng từ dạng nơng thơn sang dạng thành thị nên tạo ra nhiều kiểu
kiến trúc mới, đẹp và hiện đại hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì nếu
thiếu kiểm sốt thì q trình đơ thị hóa cũng sẽ tạo nên những biến đổi theo hướng tiêu
cực. Cụ thể, q trình đơ thị hóa thiếu kiểm sốt sẽ dẫn đến gia tăng các tình trạng
như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, ơ nhiễm môi trường, quy hoạch thiếu đồng bộ... Những
tồn tại này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và nền văn minh của đô thị và cả
xã hội [10].
1.1.1.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ đơ thị hóa ở Việt Nam
Bản chất đô thị là một xã hội với những đặc trưng cơ bản như dân số tập trung
với mật độ cao, lao động chủ yếu phi nông nghiệp, kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng
tiên tiến, có vai trị là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế xã - hội trong khu vực. Q
trình đơ thị hóa là q trình hình thành và phát triển các yếu tố đơ thị. Từ sự phân tích
đó, các tiêu chí phản ánh mức độ đơ thị hóa của một đơ thị cần bao gồm 16 tiêu chí
thuộc về 4 nhóm tiêu chí được cụ thể hóa thành 32 chỉ tiêu ở Bảng 1.1.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

!

Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá mức độ đơ thị hóa ở Việt Nam
Nhóm tiêu
chí

Tiêu chí

STT

Chỉ tiêu

1

Quy mơ dân số

2

Mật độ dân số

3

Tỷ lệ dân số đô thị

4

Tỷ lệ hộ nghèo

5


Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

6

Tỷ lệ thất nghiệp

7

Tốc độ tăng trưởng GDP bình qn năm

8

Tỷ trọng cơng nghiệp, xây dựng và dịch
vụ trong GDP

9

GDP bình quân đầu người;

10

Ảnh hưởng của đô thị đến sự phát triển
vùng và quốc gia

11

Sự mở rộng quy mơ hành chính/ nội
thành

12


Diện tích nhà ở bình quân đầu người
(m2/người)

13

Tỷ lệ nhà ở kiên cố trong tổng quỹ nhà ở

Tiêu chí 6. Y tế đơ thị

14

Số cơ sở y tế/1000 dân

Tiêu chí 7. Giáo dục ở đơ thị

15

Số cơ sở giáo dục /1000 dân

Tiêu chí 8. Dịch vụ văn hóa,
giải trí dành cho cộng đồng

16

Số điểm dịch vụ giải trí và dịch vụ dành
cho cộng đồng/100.000 dân

17


Tỷ lệ đất giao thông đô thị

18

Mật độ đường chính

19

Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch

Tiêu chí 1. Dân số đơ thị

Tiêu chí 2. Lao động đơ thị

1. Nhóm
tiêu chí
đánh giá
mức độ
phát triển
kinh tế - xã
hội

Tiêu chí 3. Phát triển kinh tế
đơ thị

Tiêu chí 4. Vị trí và phạm vi
ảnh hưởng của đơ thị

Tiêu chí 5. Nhà ở đơ thị


3. Nhóm
tiêu chí
đánh giá
mức độ

Tiêu chí 9. Giao thơng đơ thị
Tiêu chí 10. Cấp nước đơ thị

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7
!

Nhóm tiêu
chí
phát triển
CSHT kỹ
thuật

Tiêu chí

Tiêu chí 11. Thốt nước đơ
thị

Tiêu chí 12. Cung cấp điện và
chiếu sáng đơ thị
Tiêu chí 13. Bưu điện thơng
tin liên lạc,
Tiêu chí 14. Vệ sinh mơi

trường đơ thị

4. Nhóm
tiêu chí
đánh giá
trình độ
quản lý đơ
thị

Tiêu chí 15. Trình độ quy
hoạch và quản lý quy hoạch

Tiêu chí 16. Trình độ quản lý
hành chính

STT

Chỉ tiêu

20

Lượng nước cấp bình qn ngày /người

21

Mật độ đường ống thốt nước chính

22

Tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý


23

Cấp điện sinh hoạt bình qn ng/năm
(Kw- h/người/năm)

24

Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng

25

Số điện thoại cố định/100 dân

26

Tỷ lệ rác thải thải được thu gom và xử lý

27

Diện tích cây xanh bình quân đầu người

28

Quy hoạch đầy đủ và đồng bộ

29

Chấp hành quy hoạch


30

Bảo tồn và tôn tạo di sản văn hóa. lịch sử

31

Tỷ lệ cán bộ quản lý đơ thị có trình độ đại
học trở lên

32

Trình độ áp dụng tin học trong quản lý

(Nguồn: [5])
1.1.2. Phân loại sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Phân loại sử dụng đất trên thế giới
Giữa lớp phủ mặt đất và sử dụng đất có sự khác biệt căn bản. Trong các chú
giải và phân loại trước đây, hai khái niệm này thường bị lẫn lộn. Hiện nay chúng được
định nghĩa như sau: Lớp phủ mặt đất là lớp phủ vật chất quan sát được khi nhìn từ mặt
đất hoặc thơng qua vệ tinh viễn thám, bao gồm thực vật (mọc tự nhiên hoặc được trồng
cấy) và các cơ sở xây dựng của con người (nhà cửa, đường sá…) bao phủ bề mặt mặt
đất. Nước, băng, đá lộ hay các dải cát cũng được coi là lớp phủ mặt đất.
Trong tài liệu nghiên cứu FAO về Hệ thống phân loại lớp phủ bề mặt đã nhìn
nhận lớp phủ bề mặt là một khái niệm cơ sở/nền tảng bởi vì trong nhiều phân loại hiện

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8
!


có và các chú dẫn thì lớp phủ bề mặt bị nhầm lẫn với hiện trạng sử dụng đất (Land
use). Trong đó lớp phủ bề mặt được xác định là lớp phủ tự nhiên (sinh học) trên bề mặt
trái đất [32].
Lớp phủ được định nghĩa là bề mặt tự nhiên trên bề mặt đất bao gồm nước, thực
vật, đất trống và các cơng trình nhân sinh. Sử dụng đất là hoạt động có mục đích của
con người thực hiện trên lớp phủ [35]. Điều đó có nghĩa là lớp phủ bề mặt có thể quan
sát được ở những khoảng cách và bằng tư liệu khác nhau như quan sát bằng mắt, từ
ảnh hàng không hay bởi bộ cảm biến vệ tinh [30].
Sử dụng đất và lớp phủ bề mặt là hai thành phần liên kết với nhau, nhưng
trong một thời gian dài đã được nghiên cứu một cách tách biệt. Lớp phủ là trạng
thái tự nhiên của bề mặt đất, là mối quan tâm chủ yếu của các nhà khoa học tự
nhiên, còn sử dụng đất là hoạt động của con người, mối quan tâm chủ yếu của các
nhà khoa học xã hội .
Trái ngược với lớp phủ, sử dụng đất không dễ dàng quan sát được trong nhiều
trường hợp, do vậy để xác định được đó là loại hình sử dụng đất nào cần phải bổ sung
các thông tin. Ví dụ, để xác định đất trồng cỏ quan sát được có phải sử dụng cho
mục đích chăn thả gia súc hay đồng cỏ tự nhiên thì người nơng dân có thể cung cấp
thơng tin, sự có mặt của họ cùng với đàn gia súc sẽ quyết định đó là loại đất gì. Khi
xem xét lớp phủ bề mặt theo ý nghĩa khái niệm thuần túy và chính xác thì nó phải
được giới hạn với sự mơ tả của các đối tượng thảm thực vật. Tuy nhiên, trong thực tế,
cộng đồng khoa học thường bao gồm các đối tượng này trong thuật ngữ lớp phủ bề
mặt. Qua nhìn nhận hiểu rõ về lớp phủ bề mặt, ta có thể hiểu được bản đồ lớp phủ bề
mặt là bản đồ thể hiện lớp phủ bề mặt tại một thời điểm trên một không gian lãnh thổ
nhất định [44].
Sử dụng đất là khái niệm được xây dựng dựa theo chức năng, mục đích sử
dụng đất. Do vậy, một lớp sử dụng đất có thể được định nghĩa là một tập hợp các
hành động được thực hiện nhằm cung cấp một hay nhiều hơn loại hàng hóa hoặc
dịch vụ. Một lớp sử dụng đất cho trước có thể có ở nhiều mảnh đất khác nhau hoặc
trên một mảnh đất có thể có nhiều hành động sử dụng đất khác nhau. Định nghĩa về

sử dụng đất theo cách này cung cấp cơ sở cho việc đánh giá tác động kinh tế và mơi
trường chính xác, định lượng, cho phép các phân biệt chính xác giữa các loại sử
dụng đất khác nhau nếu cần [31].
Hiện trạng sử dụng đất (Land use) được đặc trưng bởi sự sắp xếp, các hoạt động
và con người tác động vào một lớp phủ bề mặt nhất định để sản xuất, thay đổi hay duy
trì nó. Định nghĩa hiện trạng sử dụng đất theo cách này thiết lập mối quan hệ trực tiếp
giữa lớp phủ bề mặt và hoạt động của con người trong môi trường.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9
!

1.1.2.2. Phân loại sử dụng đất ở Việt Nam
a. Đất nông nghiệp
* Khái niệm đất nông nghiệp
Theo quy định tại Điều 42 Luật đất đai năm 1993, đất nông nghiệp là đất đuợc
xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nhu trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nơng nghiệp [16].
Luật đất đai 2003 đã mở rộng khái niệm đất nơng nghiệp với tên gọi “nhóm đất
nơng nghiệp” thay cho “đất nông nghiệp” truớc đây. Theo quy định của luật này có thể
hiểu nhóm đất nơng nghiệp là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với
tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nơng nghiệp, lâm
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh ni tu bổ
bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nơng lâm nghiệp [17].
Tiếp theo đó, Luật Đất đai năm 2013 đã tiếp tục sử dụng khái niệm nhóm đất
nơng nghiệp như Luật Đất đai năm 2003. Nhìn chung, trong Luật Đất đai năm 2013,
khái niệm nhóm đất nơng nghiệp cũng tuơng tự nhu quy định của Luật Đất đai năm
2003. Theo đó, nhóm đất nơng nghiệp vẫn đuợc hiểu là đất đuợc sử dụng vào mục

đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất nông
nghiệp khác [18] .
Ngày 02 tháng 06 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi truờng đã ban hành Thông
tư 28/2014-BTNMT về Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Theo quy định tại thông tư này, khái niệm nhóm đất
nơng nghiệp đuợc hiểu là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm
về nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát
triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản,
đất làm muối và đất nông nghiệp khác [1].
Như vậy, khái niệm đất nông nghiệp đuợc thể hiện rõ trong Luật Đất đai và
các văn bản dưới luật của Việt Nam. Theo các khái niệm này, có thể hiểu rõ đất
nơng nghiệp là các loại đất đã có mục đích sử dụng nhưng khơng thuộc nhóm đất
phi nơng nghiệp.
* Phân loại đất nơng nghiệp
Việc phân loại nhóm đất nơng nghiệp được thể hiện rõ trong Thông tư số
28/2014/TT-BTNMT Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo quy định tại văn
bản này, nhóm đất nơng nghiệp bao gồm đất sản xuất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Cụ thể:

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10
!

Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu
năm. Trong đó, đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây
có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm;
kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây

hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Đất trồng cây lâu
năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu
hoạch là trên một năm; kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm
nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho...
Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp
khoanh nuôi tự nhiên. Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phịng hộ
và đất rừng đặc dụng. Trong đó, đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản
xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đất rừng
phòng hộ là đất sử dụng vào mục đích phịng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn
nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy
định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng
vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh
học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hố, danh lam thắng cảnh, bảo vệ
môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích ni, trồng
thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.
Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
Đất nơng nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác
phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp trên đất; xây
dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho
phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí
nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Như vậy, trong nhóm đất nơng nghiệp gồm có 5 loại đất thành phần. Việc phân
loại này đã tạo căn cứ và cơ sở khoa học giúp cho người quản lý và người sử dụng xác
định được chính xác các loại đất nơng nghiệp. Từ đó đưa ra được những biện pháp
quản lý, sử dụng và bảo vệ đất phù hợp với từng loại đất nông nghiệp cụ thể.
b. Đất phi nông nghiệp
* Khái niệm đất phi nông nghiệp
Theo Luật Đất đai năm 1993, đất đai được chia thành 5 loại bao gồm đất nông

nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng [16]. Tiếp theo đó,
Luật Đất đai năm 2003 tại Điều 13 đã căn cứ vào mục đích sử dụng để chia đất đai

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11
!

thành 3 nhóm đất bao gồm đất nơng nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng
[17]. Như vậy, đất phi nông nghiệp là khái niệm được ra đời khi Luật Đất đai năm
2003 được ban hành và được quy định cụ thể tại Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT về
Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất ngày 02 tháng 8 năm 2007 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Luật Đất đai năm 2013 tại Khoản 2 Điều 10 cũng đưa ra quy định về phân loại
nhóm đất phi nông nghiệp. Theo quy định tại luật này, nhóm đất phi nơng nghiệp được
hiểu là các loại đất sử dụng vào mục đích khơng thuộc nhóm đất nơng nghiệp [18].
Cụ thể hóa Luật Đất đai năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành
Thông tư số 28/2014-BTNMT về Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngày 02/06/2014 [6]. Theo quy định tại văn
bản này, đất phi nông nghiệp gồm các loại đất sử dụng vào mục đích khơng thuộc
nhóm đất nơng nghiệp, bao gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào
mục đích quốc phịng, an ninh; đất xây dựng cơng trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh
doanh phi nơng nghiệp; đất sử dụng vào mục đích cơng cộng; đất cơ sở tơn giáo, tín
ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi,
kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nơng nghiệp khác.
Như vậy, có thể thấy khái niệm đất phi nông nghiệp được thể hiện trong nhiều
văn bản luật và dưới luật về đất đai của Việt Nam. Nhìn chung, trong các văn bản này,
khái niệm đất phi nông nghiệp đều được thể hiện rõ ràng do vậy đã tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình quản lý và sử dụng đất.

* Phân loại đất phi nông nghiệp
Theo quy định tại Thông tư số Thông tư số 28/2014-BTNMT về Hướng dẫn
thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngày
02/06/2014 của Bộ Tài ngun và Mơi trường, nhóm phi đất nông nghiệp bao gồm đất
ở; đất chuyên dùng; đất cơ sở tơn giáo; đất cơ sở tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang,
nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối; đất có mặt nước
chun dùng và đất phi nơng ngiệp khác [1]. Trong đó:
Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các cơng trình phục vụ cho đời sống;
đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đã được
công nhận là đất ở. Đất ở gồm có đất ở tại nơng thơn và đất ở tại đô thị.
Đất chuyên dùng bao gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước; đất xây dựng cơng trình
sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp; đất
sử dụng vào mục đích cơng cộng.
Đất cơ sở tơn giáo là đất có các cơng trình tơn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà
nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của
tôn giáo; đất trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước
cho phép hoạt động.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12
!

Đất cơ sở tín ngưỡng là đất có các cơng trình tín ngưỡng gồm đình, đền, miếu,
am, từ đường, nhà thờ họ.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng là đất để làm nơi mai táng
tập trung, đất có cơng trình làm nhà tang lễ và cơng trình để hỏa táng.
Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn
dạng tuyến khơng có ranh giới khép kín để tạo thành thửa đất được hình thành tự nhiên

hoặc nhân tạo phục vụ cho mục đích thốt nước, dẫn nước.
Đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn
dạng ao, hồ, đầm có ranh giới khép kín để hình thành thửa đất, thuộc phạm vi các đô
thị và các khu dân cư nông thôn hoặc ngồi khu đơ thị, khu dân cư nơng thơn nhưng
khơng sử dụng chun vào mục đích chun ni trồng thuỷ sản, thuỷ điện, thủy lợi.
Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động
trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nơng sản, thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón, máy móc, cơng cụ phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và đất xây dựng
cơng trình khác của người sử dụng đất khơng nhằm mục đích kinh doanh mà cơng
trình đó khơng gắn liền với đất ở.
Như vậy, theo quy định phân loại của Việt Nam, nhóm đất phi nơng nghiệp bao
gồm tám loại đất thành phần. Các loại đất này đều được xác định một cách cụ thể về
tên gọi cũng như khái niệm nhờ vậy đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và
sử dụng đất đai nói chung và đất phi nơng nghiệp nói riêng.
c. Đất chưa sử dụng
Luật Đất đai năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư
Thông tư số 28/2014-BTNMT về Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngày 02/06/2014 [1]. Theo quy định tại văn
bản này, đất chưa sử dụng Là đất chưa được xác định mục đích sử dụng; bao gồm đất
bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá khơng có rừng cây.
Đất bằng chưa sử dụng là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên
chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng là đất chưa sử dụng trên vùng đồi, núi.
Núi đá khơng có rừng cây là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá, trên đó khơng có
rừng cây.
1.1.3. Biến động lớp phủ bề mặt
Theo Từ điển Khoa học trái đất "Biến động sử dụng đất và lớp phủ (LUCC),
được biết như biến động đất đai, đây là một thuật ngữ chung chỉ những thay đổi bề mặt
lãnh thổ trái đất xảy ra do tác động của con người” [30]. Theo tác giả Sherbinin, biến


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13
!

động sử dụng đất là nguyên nhân dẫn tới biến động lớp phủ, điều đó có nghĩa là biến
động lớp phủ chính là hệ quả của biến động sử dụng đất [43].
Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất
gây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ biến liên quan đến tăng
trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể chế,
chính sách. Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài nguyên thiên
nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính vật lý của đất, trong quần thể
động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu [29, 37, 47].
Muller (2003) chia biến động sử dụng đất thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là sự
thay đổi từ loại hình sử dụng đất hiện tại sang loại hình sử dụng đất khác. Nhóm thứ
hai là sự thay đổi về cường độ sử dụng đất trong cùng một loại hình sử dụng đất [29].
Biến động sử dụng đất và lớp phủ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, là hệ quả từ
các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu.
Ban đầu có thể chỉ là các hoạt động đốt rừng để khai hoang mở rộng đất nông nghiệp,
dẫn đến sự suy giảm rừng và thay đổi bề mặt trên trái đất. Gần đây, công nghiệp hóa
đã làm gia tăng sự tập trung dân cư trong các đô thị và giảm dân cư nông thôn, kéo
theo đó là khai thác quá tải trên khu vực đất màu mỡ và bỏ hoang các khu vực đất
không thích hợp. Tất cả những nguyên nhân và hệ quả của các biến động này đều có
thể nhìn thấy ở mọi nơi trên thế giới.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất
Biến động sử dụng đất và lớp phủ được quyết định bởi sự tương tác theo thời
gian giữa yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và yếu tố con người như
dân số, trình độ cơng nghệ, điều kiện kinh tế, chiến lược sử dụng đất, xã hội [49]. Mức
độ, quy mô và các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động sử dụng đất khác nhau đối với

từng khu vực [36]. Briassoulis (2002), chia các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử
dụng đất thành 2 nhóm: Nhóm các yếu tố tự nhiên và nhóm các yếu tố kinh tế xã hội .
1.1.4.1. Các yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng... và các q
trình tự nhiên có tác động trực tiếp đến biến động sử dụng đất hoặc tương tác với các
quá trình ra quyết định của con người dẫn đến biến động sử dụng đất.
a. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của một khu vực tạo nên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên như địa
hình, khí hậu, đất đai sẽ là yếu tố quyết định đến khả năng, hiệu quả của việc sử dụng
đất. Những khu vực có vị trí thuận lợi cho sản xuất, xây dựng nhà ở và các cơng trình
thì biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn .

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14
!

b. Khí hậu
Khí hậu tác động trực tiếp đến sản xuất nơng nghiệp và điều kiện sống của con
người. Khí hậu còn là một trong các nhân tố liên quan đến sự hình thành đất và hệ sinh
thái vì thế nó ảnh hưởng đến sử dụng đất và biến động trong sử dụng đất. Khí hậu có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản. Việc
chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm hoặc đất ven biển sang ni trồng thủy sản thì
ngồi các lý do về nhu cầu của thị trường và giá cả, nếu điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ
thúc đẩy người dân chuyển đổi và ngược lại [8].
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất theo nhiều cách khác
nhau. Các hiện tượng như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, sự thay đổi về nhiệt độ và
độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy,
những thay đổi trong sử dụng đất dường như là một cơ chế phản hồi thích nghi mà

người nơng dân sử dụng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu [50].
c. Địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình và thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển đổi sử dụng đất
trong nội bộ đất nông nghiệp hoặc từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Những khu vực núi cao, độ dốc lớn biến động sử dụng đất, lớp phủ ít xảy ra. Những
nơi có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ thì kinh tế phát triển, nhu cầu đất đai cho các
ngành tăng cao do vậy biến động sử dụng đất, lớp phủ xảy ra với tần suất cao hơn [8].
d. Thủy văn
Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao,
hồ... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng
đất. Vì vậy ở những khu vực gần nguồn nước biến động sử dụng đất và lớp phủ
diễn ra mạnh hơn.
Ngoài ra các tai biến thiên nhiên như cháy rừng, sâu bệnh, trượt lở đất... cũng
tác động đến biến động sử dụng đất [8].
1.1.4.2. Các yếu tố kinh tế xã hội
Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động sử dụng đất bao
gồm dân số, công nghệ, chính sách kinh tế, thể chế và văn hóa. Sự ảnh hưởng của mỗi
yếu tố thay đổi khác nhau theo từng khu vực và từng quốc gia [39].
a. Dân số
Biến động dân số không chỉ bao gồm những thay đổi về tỷ lệ tăng dân số, mật độ
dân số mà còn là sự thay đổi trong cấu trúc của hộ gia đình, di cư và sự gia tăng số hộ.
Dân số tăng dẫn đến việc chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp, xây
dựng các khu dân cư. Mặc dù tỷ lệ tăng dân số hiện nay giảm nhưng dân số và nhu cầu

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15
!


về thực phẩm cũng như các dịch vụ khác vẫn đang gia tăng. Tại châu Phi, dân số tăng
là nguyên nhân của nạn phá rừng nhằm khai thác gỗ củi, than củi và đáp ứng nhu cầu
đối với đất trồng trọt. Còn ở châu Á, dân số tăng dẫn đến mở rộng đất canh tác và ở
châu Mỹ Latinh là do sự gia tăng về số lượng đàn gia súc.
Tuy nhiên những giả thuyết về nguyên nhân của nạn phá rừng không áp dụng
trong trường hợp mật độ dân số hoặc tốc độ tăng dân số cao nhưng được đi kèm với
các chương trình bảo tồn rừng và tái trồng rừng. Ravindranath and Hall (1994) khẳng
định do pháp luật về bảo tồn rừng hiệu quả, tỷ lệ phá rừng ở Ấn Độ đã giảm từ năm
1980, mặc dù vẫn tăng trưởng dân số [40].
Di cư là yếu tố nhân khẩu học quan trọng nhất gây ra những thay đổi sử dụng
đất nhanh chóng và tương tác với các chính sách của chính phủ, hội nhập kinh tế và
tồn cầu hóa. Mở rộng di cư cũng có thể dẫn đến nạn phá rừng và xói mịn đất. Vì vậy
di cư được coi là nguyên nhân làm thay đổi cảnh quan và sử dụng đất.
b. Các yếu tố kinh tế và công nghệ
Sự phát triển kinh tế làm cho các đô thị ngày càng được mở rộng, đất đai thay đổi
về giá trị, chuyển đổi sử dụng đất ngày càng nhiều. Thêm vào đó, yếu tố kinh tế và cơng
nghệ cịn ảnh hưởng đến việc ra quyết định sử dụng đất bằng những thay đổi trong chính
sách về giá, thuế và trợ cấp đầu vào, thay đổi các chi phí sản xuất, vận chuyển, nguồn
vốn, tiếp cận tín dụng, thương mại và công nghệ. Nếu người nông dân tiếp cận tốt hơn
với tín dụng và thị trường (do xây dựng đường bộ và thay đổi cơ sở hạ tầng khác), kết
hợp với cải tiến công nghệ trong nông nghiệp và quyền sử dụng đất có thể khuyến khích
chuyển đổi từ đất rừng sang đất canh tác hoặc ngược lại. Lambin and Geist (2007) chỉ ra
rằng, trong nhiều trường hợp, khí hậu, cơng nghệ và kinh tế là yếu tố quyết định đến
biến động sử dụng đất .
c. Các yếu tố thể chế và chính sách
Thay đổi sử dụng đất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tổ chức chính trị, pháp lý,
kinh tế hoặc tương tác với các quyết định của người sử dụng đất. Tiếp cận đất đai, lao
động, vốn và cơng nghệ được cấu trúc bởi chính sách, thể chế của nhà nước và các địa
phương. Chính sách khai hoang của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn, làm diện tích đất
nơng nghiệp tăng lên đáng kể. Hay những chính sách khuyến khích trồng rừng, bảo vệ

rừng của nhà nước cũng làm cho diện tích rừng được tăng lên [51].
d. Các yếu tố văn hóa
Những động cơ, thái độ, niềm tin và nhận thức cá nhân của người quản lý và sử
dụng đất đôi khi ảnh hưởng rất sâu sắc đến quyết định sử dụng đất. Tất cả những hậu
quả sinh thái không lường trước được phụ thuộc vào kiến thức, thông tin và các kỹ
năng quản lý của người sử dụng đất như trường hợp dân tộc thiểu số ở vùng cao. Ngoài

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×