Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt gần toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày giai đoạn CT1,2N0M0 tại bệnh viện K

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.81 KB, 5 trang )

vietnam medical journal n01&2 - FEBRUARY - 2021

cận lâm sàng của viêm tụy cấp do tăng
Triglyceride máu với viêm tụy cấp do nguyên nhân
khác. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2018. Tập 22
(2): 328-335.

6. Cho J. H. et al. Comparison of scoring systems in
predicting the severity of acute pancreatitis. World
J Gastroenterol. 2015. 21(8): 2387-2394.
7. Huỳnh Tấn Đạt. Vai trò của tăng Triglyceride
trong viêm tụy cấp. 2006. Đại học Y Dược Thành
Phố Hồ Chí Minh.

KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT GẦN TOÀN BỘ DẠ DÀY
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN cT1,2N0M0 TẠI BỆNH VIỆN K
Phạm Văn Bình*, Hà Hải Nam**
TĨM TẮT

48

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm ứng dụng phẫu
thuật nội soi cắt dạ dày gần toàn bộ điều trị ung thư
dạ dày giai đoạn cT1,2N0M0 tại bệnh viện K. Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến
cứu, theo dõi dọc (đánh giá kết quả trước mổ và sau
mổ) trên37 bệnh nhân ung thư dạ dày được phẫu
thuật nội soi cắt dạ dày gần toàn bộ (cắt dạ dày cực
xa)tại khoa Ngoại Bụng 1-Bệnh viện K Tân Triều
từ tháng 12/2019 đếntháng 12/2020. Kết quả: Tổng
số có 37 ca được ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt dạ


dày gần toàn bộ, nam/nữ = 2/1, tuổi trung bình 54,1.
Thời gian mổ trung bình là 192 phút (ngắn nhất là 135
phút, dài nhất 255 phút). Lượng máu mất trung bình
là 44ml.Số lượng hạch vét được trung bình là 23 hạch
(ít nhất là 15 và nhiều nhất là 45 hạch).Miệng nối
Delta chiếm 64,9%, kiểu Roux-en-Y chiếm 35,1%.Thời
gian rút sonde dạ dày và sonde bàng quang trung
bình lần lượt là 13 giờ và 40,3 giờ, thời gian trung tiện
trung bình là 47,8 giờ, thời gian tập ăn đường miệng
là 2,1 ngày. Thời gian rút dẫn lưu và nằm viện trung
bình là 6,4 và 7,1 ngày. Chúng tơi khơng gặp tai biến
trong mổ hay biến chứng sau mổ như chảy máu, rò
bục mỏm tá tràng, rò miệng nối, nhiễm trùng.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt gần toàn bộ dạ
dày là phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả, áp
dụng cho các trường hợp điều trị ung thư dạ dày giai
đoạn cT1,2N0M0 tại bệnh viện K .
Từ khóa: ung thư dạ dày, phẫu thuật nội soi

SUMMARY
EARLY RESULT OF LAPAROSCOPIC DISTAL
GASTRECTOMY FOR TREATMENT GASTRIC
CANCER CT1,2N0M0 AT K HOSPITAL

Objective: Evaluate the early results of
cT1,2N0M0 gastric cancer patients who treated with
laparoscopic distal gastrectomyat K hospital.
Methods: prospective study, longitudinal follow-up
(pre-operative and postoperative results) on 37


*Trung tâm Rô bốt Bệnh viện K
**Đại học Y Hà Nội

Chịu trách nhiệm chính: Phạm Văn Bình
Email:
Ngày nhận bài: 23.12.2020
Ngày phản biện khoa học: 26.01.2021
Ngày duyệt bài: 11.2.2021

192

patients with gastric cancer who underwent
Laparoscopic
Distal
Gastrectomy
atAbdominal
Department 1- K Hospital from December 2019 to
December2020. Results: 37 patients were involved in
this research, with male/female ratio was 2/1, average
age was 54,1. Average surgery time was 192 mins
(135-255). The amount of blood loss is 44(10100)(ml). The average number of dissected nodes was
23(15-45). Billroth I anastomosis (Delta) performed in
64,9%, Roux-en-Y anastomosis performed in
35,1%.Averagelength of nasal tube removal was 13
hours, urinary catheter removal was 40,3 hours,
postoperative gastrointestinal motility was 47,8 hours.
Early postopeative oral feeding shortens first time at
day 2, drainage tube withdrawal was 6,4 (days) and
average length of hospital staywas7,1 days. None of
those patients have intraoperative and postoperative

complications, such as haemorrhage, duodenal stump
fistula,
anastomosis
leakage,
surgical
site
infections,etc. Conclusion: Laparoscopic distal
gastrectomy is a safe and effective surgical approach,
applicable to the curativetreatment of cT1,2N0M0
gastric cancer in K hospital.
Key Words: Gastric cancer, Laparoscopic surgery,
Laparoscopic Distal Gastrectomy

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong số bệnh
ung thư phổ biến trên thế giới. Theo GLOBOCAN
năm 2018, UTDD đứng thứ 5 về tỷ lệ mắc mới
với 1.033.701 ca/năm, đứng thứ 2 về tỷ lệ tử
vong do ung thư ở cả 2 giới (782.685 ca/năm)
[2],[4]. Bệnh thường hợp gặp ở các nước Đông
Á (TrungQuốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) [2],[4].
Nam giới gặp gấp 2 lần nữ giới. Tại Việt Nam,
ung thư dạ dày đứng thứ 3 sau ung thư phổi,
gan [4]. Tỷ lệ mắc khác nhau giữa 2 miền Nam Bắc [4]. Phẫu thuật là phương pháp điều trị
chính đối với ung thư dạ dày. Điều trị tốt nhất là
cắt rộng tổn thương và vét hạch khu vực tối đa
trong điều kiện có thể được. Hố chất đóng vai
trị điều trị bổ trợ (trước hoặc sau phẫu thuật) [2].
Phẫu thuật cắt dạ dày cực xa (Laparoscopic

Distal Gastrectomy-LDG)làphương pháp được
thực hiện phổ biến nhất. Mặc dù có bằng chứng
cho thấy hiệu quả bước đầu của LDG đối với ung


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 499 - THÁNG 2 - SỐ 1&2 - 2021

thư dạ dày trong và sau phẫu thuật, tuy nhiên,
vẫn còn tranh cãi vềkết quả lâu dài của phẫu
thuật này. Ngày nay, các thử nghiệml âm sàng
ngẫu nhiên có đối chứng của phương pháp phẫu
thuật nội soi này đang tiếp tục được tiến hành ở
các nước Đông Á [2],[5]. Tỷ lệ xảy ra biến chứng
sau mổ ở cả hai nhóm là khơng có sự khác biệt,
trừ biến chứng rò tuỵ. Thời gian nằm viện ngắn
hơn, hồi phục lưu thơng tiêu hố sớm hơn ở
nhóm phẫu thuật nội soi. Tỷ lệ nhiễm trùng vết
mổ, rò bục miệng nối đều thấp hơn có ý nghĩa
thống kê so với mổ mở. Đối với giai đoạn II-IV
đang chưa có sự thống nhất và còn cần thêm
các nghiên cứu thử nghiệm có đối chứng với cỡ
mẫu lớn hơn [3],[6].
Tại bệnh viện K, phẫu thuật nội soi ứng dụng
điều trị các bệnh lý ung thư, đặc biệt là ung thư
đường tiêu hoá được tiến hành từ năm 2007.
Tuy vậy, đối với phẫu thuật dạ dày thì vẫn chưa
tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày qua nội soi
hoàn toàn mà chỉ cắt dạ dày có nội soi hỗ trợ,
thực hiện miệng nối ngoài cơ thể. Từ năm 2017
tới nay, với sự trợ giúp chun mơn từ phía Nhật

Bản, Hàn Quốc chúng tơi bước đầu đã ứng dụng
phương pháp phẫu thuật nội soi để điều trị ung
thư dạ dày, giai đoạn cT1-2N0M0 tại khoa Ngoại
Bụng 1. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu
nhằm mục tiêu: ”Đánh giá kết quả sớm phẫu

thuật nội soi cắt gần toàn bộ dạ dày trong điều
trị UTDD giai đoạn cT1-2N0M0 tại Bệnh viện K.”

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- BN chẩn đốn UTDD ngun phát, xác chẩn
qua mơ bệnh học là ung thư biểu mô tuyến, giai
đoạn cT1-T2N0M0
- Có chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày gần tồn
bộ,vét hạch bằng phẫu thuật nội soi tại khoa
Ngoại Bụng 1, bệnh viện K cơ sở Tân Triều.
- Khơng có chống chỉ định của phẫu thuật nội
soi (hô hấp, tim mạch..)
- Có hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo mẫu bệnh án
nghiên cứu, đồng ý tham gia.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân khơng có kết quả mơ bệnh học
là UT biểu mổ tuyến DD.
- UTDD giai đoạn cT3, 4N(+)

- Bệnh nhân có tiền sử mổ cũ vùng bụng trên.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu: can thiệp
lâm sàng ngẫu nhiên, tiến cứu

2.2. Cỡ mẫu: Tất cả các BN đủ tiêu chuẩn
lựa chọn được phẫu thuật tại khoa Ngoại Bụng 1Bệnh viện K từ tháng 12/2019 đến tháng 12/2020.
2.3 Các biến nghiên cứu:
Đặc điểm lâm sàng
- Tuổi, giới, tiền sử bệnh lý hô hấp tim mạch,
đau thượng vị, buồn nôn, sút cân.
- Tiền sử nghiện rượu, thuốc lá, viêm loét dạ
dày mãn tính.
Đặc điểm cận lâm sàng.
*Nội soi thực quản dạ dày: Vị trí, kích thước,
hình ảnh.
*Phân loại giai đoạn TNM theo AJCC 2017[1]
T-Tumor (U nguyên phát)
T1: U giới hạn ở lớp niêm mạc (T1a) hoặc
dưới niêm mạc (T1b).
T2: U xâm lấn lớp cơ.
T3: U xâm lấn lớp dưới thanh mạc.
T4: U xâm lấn qua thanh mạc (T4a) hoặc tổ
chức lân cận (T4b).
N (lymph node-di căn hạch)
N0: khơng có hạch di căn.
N1: có 1 hoặc 2 hạch di căn
N2: có từ 3 đến 6 hạch di căn
N3: có  7 hạch di căn.

M (Metastasis-di căn xa)
M0: khơng có di căn xa
M1: Có di căn xa
*Quy trình phẫu thuật:
+ Đặt 05 trocar: 2 trocar 10mm: lỗ rốn
(Camera) + cạnh rốn (P). 02 Trocar 5mm dưới
sườn (T) và (P), 1 Trocar 12mm cạnh rốn (T).
Giải vòng mạch BCL, thắt các cuống mạch vị (P)
và vị mạc nối (P). Nạo hạch nhóm 4sa, 4sb, 4d, 5,6.
+ Giải phóng bờ cong nhỏ dạ dày, cắt dây
chằng gan-tá tràng, gan vị, nạo hạch nhóm
1,3,8a, 8p, 12a, 14v, cắt mạch vị trái, vét hạch
7, 9, 11p.
+ Cắt mỏm tá tràng dưới môn vị 2cm, cắt đoạn
dạ dày tại 2 điểm cắt nối giữa ranh giới nhóm 4sa
và 4sb (ở BCL) và điểm giao thoa của nhánh lên
ĐM vị trái với BCN bằng máy Echelon 60mm
+ Nối phần còn lại dạ dày với tá tràng (kiểu
Billroth 1) hoặc kiểu Roux-en-Y bằng máy
Echelon 60mm.
Đặc điểm phẫu thuật và các tai biến,
biến chứng trong, sau mổ.
+ Thời gian mổ (phút), lượng máu mất (ml),
chuyển mổ mở, phương pháp nối,
+ Số hạch nạo trung bình vét được.
+ Thời gian hậu phẫu (ngày), thời gian có
nhu động ruột trở lại.
+ Thời gian lưu sonde tiểu và sonde dạ dày,
thời gian rút dẫn lưu ổ bụng


193


vietnam medical journal n01&2 - FEBRUARY - 2021

+ Giai đoạn bệnh trước, sau mổ theo AJCC 2017
+ Tỉ lệ tử vong (trong 30 ngày sau mổ hoặc
trong thời gian nằm viện)
+ Phẫu thuật lại, tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ,
áp se tồn dư sau mổ
+ Bục mỏm tá tràng, rò miệng nối, rò tuỵ,
viêm phổi
2.5. Xử lý số liệu: Số liệu nghiên cứu được
xử lý với phần mềm SPSS 22.0

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1: Các đặc điểm lâm sàng

Tuổi trung bình

N
54,1  13,7
Số lượng
%

Nam/nữ
25/12
100
Đau thượng vị

25
67,6
Nơn máu hoặc ỉa
2
5,4
phân đen
10
27
Không triệu chứng
Nhận xét: Tỷ lệ mắc UTDD ở nam cao hơn
nữ, triệu chứng hay gặp nhất là đau thượng vị
(67,6%)

Bảng 2: Hình ảnh đại thể trên nội soi.

Số bệnh
Tỷ lệ
nhân
%
Vị trí khối u
Hang vị
26
70,3
Mơn vị
5
13,5
Bờ cong nhỏ
4
10,8
Bờ cong lớn

2
5,4
Tổng số
37
100,0
Hình thái đại thể (theo Borrmann 1962)
Týp 1 (Sùi)
4
10,8
Týp 2 (Loét)
32
86,5
Týp 3 (Loét thâm nhiễm)
1
2,7
Týp 4 (Thâm nhiễm)
0
0
Tổng số
37
100,0
Nhận xét: Qua nội soi, tổn thương tại hang vị
và dạng loét chiếm đa số với 70,3% và 86,5%.

Bảng 3: Phân loại giai đoạn TNM trước mổ

Đặc điểm
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Mức độ u xâm lấn (T)
T1

9
24,3
T2
28
75,7
T3-4
0
0
Mức độ di căn hạch (N)
N0
37
100
N(+)
0
0
Tổng số
37
100
Nhận xét: Tỷ lệ T2 cao nhất chiếm 75,7%,
T1 là 24,3%; 100% bệnh nhân được đánh giá
khơng có di căn hạch trước mổ.

Bảng 4: Phân bố bệnh nhân theo giai
đoạn pTNM

194

Đặc điểm
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Mức độ u xâm lấn (T)

T1a
8
21,7
T1b
14
37,8
T2
11
29,7
T3
2
5,4
T4
2
5,4
Mức độ di căn hạch (N)
N0
25
67,6
N1
7
18,9
N2
3
8,1
N3
2
5,4
Tổng số
37

100
Nhận xét: Sau phẫu thuật tỷ lệ u T1 và T2
cao nhất, chiếm lần lượt 59,5% và 29,7%. Tỷ lệ
u T3 và T4 cùng là 5,4%.
- Mức độ di căn hạch: Có 12 bệnh nhân có di
căn hạch, chiếm 32,4%

Bảng 5: Quá trình phẫu thuật

Đặc điểm
Trung bìnhMin-Max
Thời gian phẫu thuật(phút)
192
135-255
Số lượng máu mất (ml)
44
10-100
Số hạch vét được
23
15-45
Kích thước u trong mổ(cm)
1,8
0,6-3,0

Nhậnxét:

 Thời gian phẫu thuật trung bình là 192
phút. Ca phẫu thuật ngắn nhất là 135 phút và
dài nhất là 255 phút. Số lượng máu mất trung
bình là 44ml.

 Số lượng hạch vét được trung bình là 23
hạch, trong đó số hạch vét được ít nhất là 15 và
nhiều nhất là 45 hạch.
 Kích thước u trung bình trong mổ là 1,8cm,
kích thước lớn nhất là 3cm.
 Miệng nối Delta chiếm 64,9%, kiểu Rouxen-Y chiếm 35,1%

Bảng 6: Diễn biến sau mổ
Đặcđiểm

Thời gian rút sonde dạ dày
(giờ)
Thời gian rút sonde bang
quang (giờ)
Thời gian trung tiện (giờ)
Thời gian rút dẫn lưu (ngày)
Thời gian nằm viện(ngày)
Thời gian cho ăn (ngày)

Nhận xét:

Trung
bình

MinMax

13,0

2-24


40,3

24-48

47,8
6,4
7,1
2,1

12-72
6-7
7-9
1-4

 Thời gian rút sonde dạ dày và sonde bang
quang trung bình lần lượt là 13 giờ và 40,3 giờ,
thời gian trung tiện trung bình là 47,8giờ
 Thời gian rút dẫn lưu và nằm viện trung
bình là 6,4 và 7,1 ngày.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 499 - THÁNG 2 - SỐ 1&2 - 2021

Chuyển mổ mở, các tai biến trong phẫu
thuật, biến chứng sau phẫu thuật: chúng tôi
không có ca bệnh nào phải chuyển mổ mở hay
xảy ra tai biến trong mổ cũng như các biến
chứng sau mổ.

IV. BÀN LUẬN


Năm 1994, Kitano và các đồng nghiệp đã báo
cáo lần đầu tiên về ca phẫu thuật nội soi Billroth
I được hỗ trợ bởi phẫu thuật nội soi[6]. Số liệu
nghiên cứu quốc gia lần thứ mườ iba của Nhật
chỉ ra rằng, trong số 31.264 bệnh nhân đã được
phẫu thuật điều trị UTDD vào năm 2015, có
30,3% đã được phẫu thuật nội soi cắt dạ dày và
thực hiện miệng nối trong cơ thể [6]. Phẫu thuật
cắt dạ dày cực xa (LDG) là phương pháp được
thực hiện phổ biến nhất, được thực hiện bởi các
phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Trong 1 nghiên
cứu của Yoshida và cs năm 2017, sử dụng dữ
liệu thống kê lâm sàng quốc gia của Nhật Bản
(Japanese National Clinical Database) với 70.346
bệnh nhân được thu thập từ 2 nhóm bệnh nhân:
mổ mở và phẫu thuật LDG, tỷ lệ xảy ra biến
chứng sau mổ ở cả hai nhóm là khơng có sự
khác biệt, trừ biến chứng rị tuỵ xảy ra với
nhóm phẫu thuật nội soi ở giai đoạn I có xu
hướng cao hơn so với mổ mở (p= 0,01), tuy
nhiên với giai đoạn II-IV thì khơng có sự khác
biệt ở hai nhóm[7]. Thời gian nằm viện ngắn
hơn, hồi phục lưu thơng tiêu hố sớm hơn ở
nhóm phẫu thuật nội soi[7]. Tỷ lệ nhiễm trùng
vết mổ, rò bục miệng nối đều thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với mổ mở (p< 0,01). Tỷ lệ tử
vong sau mổ ở cả 2 nhóm là khơng có sự khác
biệt [6],[7]. Nghiên cứu này kết luận nội soi là
phương pháp hiệu quả điều trị phẫu thuật cắt dạ

dày cực xa, sau đó, các nghiên cứu tiếp theo
như JCOG 0703 và JCOG 0912 đã đưa đến kết
luận ứng dụng phẫu thuật nội soi trong cắt dạ
dày cực xa là tiêu chuẩn vàng điều trị ung thư
dạ dày giai đoạn IA (T1N0M0) và IB (T1N1M0,
T2N0M0) [7].
Tại bệnh viện K, phẫu thuật nội soi ứng dụng
điều trị ung thư đường tiêu hoá được tiến hành
từ năm 2007. Tuy vậy, các phẫu thuật viên vẫn
chưa tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày qua nội soi
hoàn toàn mà mới chỉ cắt dạ dày có nội soi hỗ
trợ, do chi phí cho 1 ca cắt dạ dày hồn tồn
bằng nội soi còn ở mức rất cao do bảo hiểm
chưa đồng ý chi trả dụng cụ tiêu hao cho loại
phẫu thuật này. Từ năm 2018 tới nay, với sự trợ
giúp chun mơn từ phía Nhật Bản, Hàn Quốc,
cùng với việc các danh mục dụng cụ tiêu hao
trong gói bảo hiểm phẫu thuật được mở rộng,
chúng tôi bước đầu đã ứng dụng phương pháp

phẫu thuật nội soi để điều trị ung thư dạ dày,
giai đoạn cT1-2N0M0 tại bệnh viện K.
Thời gian phẫu thuật trung bình trong nghiên
cứu của chúng tơi là 192 phút. Ca phẫu thuật
ngắn nhất là 135 phút và dài nhất là 255 phút.
Thời gian phẫu thuật của chúng tôi tương đương
các tác giả khác. Nghiên cứu của các tác giả
Tamimura S., Zhen- Hong Zu, Hoon Hur,… đều
kết luận thời gian mổ nội soi dài hơn mổ
mở[2],[5]. Thời gian phẫu thuật trong nghiên

cứu của chúng tôi là tương đương với thời gian
phẫu thuật mở cắt dạ dày giai đoạn I trong
nghiên cứu gộp được thực hiện tại Nhật Bản của
tác giả Yoshida và cộng sự, với 70.346 bệnh
nhân, thời gian trung bình thực hiện ca phẫu
thuật mở cắt dạ dày là 209 phút, với ca ngắn
nhất là 139 phút và ca dài nhất là 330 phút[7].
Tuy nhiên khi so sánh với thời gian phẫu thuật
nội soi cắt dạ dày, nghiên cứu của chúng tơi có
thời gian thực hiện ngắn hơn. Theo Yoshida, thời
gian phẫu thuật nội soi cắt dạ dày trung bình là
287 phút, ca ngắn nhất là 194 phút và ca dài
nhất là 406 phút[7]. Điều này có thể được giải
thích do các tác giả Nhật Bản thực hiện nghiên
cứu cả với những bệnh nhân giai đoạn T3,4 và
vét hạch kỹ lưỡng và tỷ mỉ hơn chặng hạch D2
(D2+, D3).
Số lượng máu mất trung bình trong nghiên
cứu của chúng tôi là 44ml. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên
cứu của tác giả Nhật Bản Yoshida với lượng
máu mất trung bình là 50ml[7]. Lượng máu mất
này cao hơn nhiều lần lượng máu mất trong
phẫu thuật mở với trung bình 185ml[7].
Số lượng hạch vét được trung bình là 23
hạch, trong đó số hạch vét được ít nhất là 15 và
nhiều nhất là 45 hạch. Theo NCCN, cần nạo vét
được ít nhất 15 hạch để việc phân loại giai đoạn
N được chính xác nhất. Kết quả này của chúng
tôi cũng tương đương với các tác giả khác thực

hiện nghiên cứu trên cả nhóm bệnh nhân được
phẫu thuật nội soi lẫn phẫu thuật mở [2],[6],[7].
Kích thước u trung bình trong mổ là 1,8cm,
trong đó u có kích thước lớn nhất là 3cm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi 64,9% bệnh
nhân được nối theo kiểu Delta và 35,1% bệnh
nhân được nối theo kiểu Rouxen Y. Kiểu nối
Delta có ưu điểm là có 1 miệng nối nên thời gian
phẫu thuật nhanh hơn, trung bình 169±18 phút.
Kiểu nối Rouxen Y có 2 miệng nối nên thời gian
phẫu thuật kéo dài hơn với trung bình 225±25
phút. Việc lựa chọn kiểu nối Delta hay kiểu nối
Rouxen Y chủ yếu phụ thuộc vào vị trí u và phần
dạ dày cịn lại sau khi cắt. Nếu phần dạ dày còn

195


vietnam medical journal n01&2 - FEBRUARY - 2021

lại ngắn không thể thực hiện miệng nối Delta.
Những bệnh nhân phẫu thuật nội soi thường
có thời gian hồi phục sớm sau mổ. Thời gian rút
sonde dạ dày và sonde bàng quang trung bình
lần lượt là 13 giờ và 40,3 giờ. Thời gian trung
tiện trung bình là 47,8 giờ. Thời gian rút dẫn lưu
và nằm viện trung bình là 6,4 và 7,1 ngày. Kết
quả của chúng tôi cũng tương đương các tác giả
khác khi khẳng định ưu điểm lớn nhất của bệnh
nhân được phẫu thuật nội soi là giúp bệnh nhân

đỡ đau và hồi phục sớm sau mổ[2],[6],[7].
Nghiên cứu của Yoshida không thấy sự khác
biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong trong 30 ngày hoặc
tại bệnh viện của những bệnh nhân được phẫu
thuật cắt dạ dày mở và nội soi cùng là 0,2% với
p=0,90. Ngồi ra, khơng có sự khác biệt đáng kể
về tỷ lệ phẫu thuật lại và tái phát sau phẫu
thuật. Thời gian nằm viện sau mổ của bệnh
nhân mổ mở cao hơn đáng kể với bệnh nhân
được mổ nội soi với lần lượt là 15 ngày và 12
ngày, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,001 [7].
Nghiên cứu của chúng tôi không gặp ca nào
xảy ra tai biến hay biến chứng trong và sau mổ
như chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, rò mỏm tá
tràng, rò miệng nối, tắc ruột hay phải nhập viện
trở lại trong 30 ngày. Đây là kết qủa rất khả quan
với một kỹ thuật mới được áp dụng tại Bệnh viện
K. Dù vậy, kết quả này có thể do cỡ mẫu của
chúng tơi cịn nhỏ, vì vậy cần những nghiên cứu
với cỡ mẫu lớn hơn, theo dõi trong thời gian lâu
hơn để có những đánh giá kỹ lưỡng hơn.

V. KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày cực xa điều trị
UTDD giai đoạn cT1,2N0M0 là kỹ thuật ngoại
khoa hiện đại, có thể được áp dụng một cách an
tồn, bước đầu mang lại lợi ích sống còn và chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân UTDD giai đoạn
sớm tại bệnh viện K.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. American Joint Committee on Cancer (2018).
Gastric Cancer. AJCC Cancer Staging Manual, 8th
ed: Springer, 103-16.
2. Ferlay J, Soerjomataram I, Dikshit R, et
al.(2012). Cancer Incidence and Mortality
Worldwide. Lyon, France.: International Agency for
Research on Cancer.
3. Japanese Gastric Cancer Association. (2017).
Japanese gastric cancer treatment guidelines.
Gastric Cancer, 20(6), 1–19.
4. International Agency for Research on Cancer.
Globocan. 2018. In: Cancer Fact SheetsDigestive Organs: Stomach (C16) [Internet].
5. Kenneth Leung, Zhifei Sun, et al. (2020).
Minimally invasive gastrectomy for gastric cancer:
A national perspective on oncologic outcomes and
overall survival. Surg Oncology, 26(1), 324-330.
6. Katai H, Mizusawa J, et al. (2019). Short-term
surgical outcomes from a phase III study of
laparoscopy-assisted versus open distal gastrectomy
with nodal dissection for clinical stage IA/IB gastric
cancer: Japan Clinical Oncology Group Study
JCOG0912. Gastric Cancer, 20(8), 699–708.
7. Yoshida K, Honda M, et al. (2018). Surgical
outcomes of laparoscopic distal gastrectomy
compared to open distal gastrectomy: A
retrospective cohort study based on a nationwide
registry

database
in
Japan.
Ann
of
Gastroenterological Surg, 7(6), 325–9.

XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN CYP21A2 TRÊN BỆNH NHÂN
TĂNG SẢN THƯỢNG THẬN BẨM SINH THIẾU 21-HYDROXYLASE
THỂ NAM HÓA ĐƠN THUẦN
Trần Vân Khánh*, Vũ Chí Dũng*, **, Trần Huy Thịnh*
TĨM TẮT

49

Tăng sản thượng thận bẩm sinh do thiếu hụt
enzym 21-hydroxylase là bệnh di truyền lặn nhiễm sắc
thể thường gây nên do đột biến gen CYP21A2. Bệnh
được chia thành 3 thể bệnh lâm sàng chính là thể mất
muối, thể nam hóa đơn thuần và thể không cổ điển.

*Trường Đại học Y Hà Nội
**Bệnh viện Nhi Trung ương

Chịu trách nhiệm chính: Trần Huy Thịnh
Email:
Ngày nhận bài: 17.12.2020
Ngày phản biện khoa học: 25.01.2021
Ngày duyệt bài: 10.2.2021


196

Thể nam hóa đơn thuần (hoạt tính enzyme 21Hydroxylase cịn 1-2%) có biểu hiện lâm sàng bao
gồm mơ hồ giới tính, dậy thì sớm và tăng phát triển
chiều cao, tuổi xương. Việc xác định đột biến có ý
nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, đặc biệt trong
trường hợp biểu hiện lâm sàng khơng điển hình để
phân biệt thể bệnh. Nghiên cứu được thực hiện với
mục tiêu: xác định đột biến trên bệnh nhân tăng sản
thượng thận bẩm sinh thể bệnh nam hóa đơn thuần.
20 bệnh nhân TSTTBS thể nam hóa đơn thuần được
lựa chọn vào nghiên cứu. Nghiên cứu phát hiện được
6 kiểu gen, trong đó kiểu gen có tỉ lệ cao nhất là
Del/p.I172N (35%), đứng thứ hai là p.I172N/ p.I172N
(25%), tiếp đó là các kiểu gen I2g/p.I172N (20%),
p.I172N/p.R356W (10%), p.I172N/p.Q318X và



×