Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.28 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
NGUYỄN VIỆT HÙNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẨU THUẬT NỘI SOI
ĐẶT TẤM LƯỚI NHÂN TẠO NGOÀI PHÚC MẠC
ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Chuyên Ngành: Ngoại Khoa
Người Hướng Dẫn Khoa Học:
PGS.TS Phạm Như Hiệp
Huế -2013
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN 3
1.1. Sơ lược lịch sử điều trị thoát vị bẹn 3
1.2. Hình thái học 5
1.2.1. Giải phẩu 5
1.2.2. Giải phẩu ngoại khoa thoát vị bẹn 7
1.2.3 Giải phẫu bệnh 8
1.3. Những cơ chế bảo vệ ống bẹn 9
1.3.1. Vai trò của lỗ bẹn nông hoặc khe cân cơ chéo bụng ngoài 9
1.3.2. Vai trò của cơ chéo bụng trong 9
1.3.3. Vai trò của cơ ngang bụng 9
1.3.4. Vai trò của mạc ngang 10
1.4. Nguyên nhân đưa đến bệnh lý thoát vị bẹn 11
1.4.1. Nguyên nhân bẩm sinh 11
1.4.2. Nguyên nhân mắc phải 11
1.4.2.1. Sự suy yếu của các lớp cân – cơ – mạc của thành bụng 11


1.4.2.2. Tăng áp lực ổ bụng 12
1.4.3. Các yếu tố thuận lợi 13
1.5. Phân độ thoát vị bẹn tùy thuộc theo từng tác giả 13
1.6. Chẩn đoán 14
1.6.1. Lâm sàng 14
1.6.1.1 Triệu chứng cơ năng 14
1.6.1.2 Triệu chứng thực thể 14
1.6.1.3. Triệu chứng toàn thân 15
1.6.2. Cận lâm sàng 16
1.6.2.1. Siêu âm: 16
1.6.2.2. Chụp CT – Scan: 16
1.6.2.3. Chụp X – Quang bụng đứng không chuẩn bị: 16
1.6.3. Chẩn đoán phân biệt 16
1.7. Biến chứng 16
1.7.1. Nghẹt ruột 16
1.7.2. Tắc ruột 17
1.7.3. Nghẽn ruột 17
1.8. Điều trị 17
1.8.1. Điều trị bảo tồn bằng đeo băng treo 17
1.8.1.1. Chỉ định 17
1.8.1.2. Phương pháp 18
1.8.2. Điều trị phẫu thuật 18
1.8.2.1. Chỉ định 18
1.8.2.2. Các phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn ở người lớn 18
1.8.2.3. Phẫu thuật nội soi đi vào ổ phúc mạc đặt tấm lưới ngoài phúc mạc 19
1.8.2.4. Phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới ngoài phúc mạc 19
1.9. Tai biến và biến chứng của phẫu thuật nội soi 21
1.9.1. Các tai biến trong khi mổ 21
1.9.2. Các biến chứng sớm 21
1.9.3. Các biến chứng muộn 22

1.10. Các loại tấm lưới nhân tạo 22
1.10.1. Nhóm làm bằng vật liệu tan 22
1.10.2. Nhóm làm bằng vật liệu không tan 23
1.10.3. Tiêu chuẩn của tấm lưới nhân tạo 25
Chương 2 26
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Đặc điểm dịch tễ 26
2.2.2. Đặc điểm lâm sàng 26
2.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng 27
2.2.4. Phân loại thoát vị 27
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu 28
2.3. Phương pháp phẫu thuật 29
2.3.1. Chuẩn bị trước mổ 29
2.4. Theo dõi và đánh giá kết quả 32
2.4.1. Tỷ lệ chuyển đổi phương pháp phẫu thuật 32
2.4.2. Thời gian phẫu thuật 33
2.4.3. Mức độ đau sau mổ 33
2.4.4. Thời gian điều trị sau mổ 33
2.4.5. Biến chứng sớm 33
2.4.6. Các biến chứng muộn 34
2.4.7. Đánh giá kết quả khi bệnh nhân ra viên 34
2.4.8. Đánh giá kết quả khi tái khám 35
2.5. Xử lý số liệu 35
Chương 3 36
KẾT QUẢ 36
3.1. Đặc điểm chung: 36

3.1.1. Tuổi 36
3.1.2. Nơi cư trú 37
3.1.3. Nghề nghiệp 37
3.1.4. Tiền sử phẫu thuật 37
3.1.5. Lý do vào viện 38
3.1.6. Thời gian mắc bệnh 38
3.1.7. Bệnh lý kèm theo 38
3.2. Đặc điểm lâm sàng 39
3.2.1. Vị trí thoát vị 39
3.2.2. Hoàn cảnh xuất hiện khối thoát vị 39
3.2.3. Tác động của khối thoát vị 40
3.2.4. Phân loại thoát vị 41
3.2.5. Phân loại thoát vị theo Nyhus 41
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 41
3.3.1. Siêu âm trước mổ 41
3.3.2. Nội dung thoát vị 42
3.4. Kết quả phẫu thuật 42
3.4.1. Chuyển đổi phương pháp phẫu thuật 42
3.4.2. Kích thước tấm lưới nhân tạo 43
3.4.3. Thời gian phẫu thuật 43
3.4.3. Đau sau mổ 44
3.4.5. Thời gian nằm viện sau mổ 44
3.4.6. Tai biến trong mổ 45
3.4.7. Biến chứng sớm sau mổ 45
3.4.8. Đánh giá kết quả khi bệnh nhân ra viện 45
3.4.9. Tái khám và đánh giá kết quả khi tái khám 46
Chương 4 47
BÀN LUẬN 47
4.1. Đặc điểm chung 47
4.1.1. Giới 47

4.1.2. Tuổi 47
4.1.3. Địa dư 48
4.1.4. Nghề nghiệp 48
4.1.5. Tiền sử phẫu thuật 48
4.1.6. Lý do vào viện 50
4.1.7. Thời gian mắc bệnh 50
4.1.8. Bệnh lý kèm theo 51
4.2. Đặc điểm lâm sàng 51
4.2.1. Vị trí thoát vị 51
4.2.2. Hoàn cảnh xuất hiện và tác động của khối thoát vị 52
4.2.3. Phân loại thoát vị 52
4.2.4. Phân loại thoát vị theo Nyhus 53
4.2.5. Liên quan giữa tuổi và các loại hình thoát vị 54
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 54
4.4. Điều trị 55
4.4.1. Phương pháp phẫu thuật 55
4.4.2. Chuyển kỷ thuật mổ khác 58
4.4.3. Kích thước tấm lưới nhân tạo 58
4.4.4. Thời gian phẫu thuật 60
4.4.5. Mức độ đau sau mổ 60
4.4.6. Thời gian nằm viện sau mổ 61
4.4.7. Biến chứng sớm sau mổ 62
4.4.8. Biến chứng muộn sau mổ 63
4.4.9. Tái phát 63
KẾT LUẬN 64
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng: 64
2. Kết quả phẫu thuật sớm: 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHIẾU ĐIỀU TRA


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Nghề nghiệp.( n=77 ) 37
Bảng 3.2 tiền sử phẫu thuật 37
Bảng 3.3. bệnh lý có liên quan 38
Bảng 3.4. vị trí thoát vị 39
Bảng 3.5. hoàn cảnh xuất hiện khối thoát vị 39
Bảng 3.6 tác động của khối thoát vị 40
Bảng 3.7 phân loại thoát vị theo Nyhus ( n = 85 thoát vị ) 41
Bảng 3.8 kết quả siêu âm trước mổ ( n = 77lượt siêu âm ) 42
Bảng 3.9 nội dung thoát vị ( n = 64 ) 42
Bảng 3.10 nguyên nhân chuyển mổ mở(n=5) 42
Bảng 3.11 kích thước tấm lưới nhân tạo(n=80) 43
Bảng 3.12 thời gian phẫu thuật 43
Bảng 3.13 mức độ đau( n =72 ) 44
Bảng 3.13 thời gian nằm viện sau mổ ( n = 72 ) 44
Bảng 3.14 tai biên trong mổ 45
Bảng 3.15 cách thức xử trí thủng phúc mạc 45
Bảng 3.16 biến chứng sớm sau mổ ( n = 72 ) 45
Bảng 3.17 đánh giá kết quả khi bệnh nhân ra viện ( n = 72 ) 45
Bảng 3.18 Bảng kết quả khi tái khám 46
Bảng 3.19. đánh giá kết quả khi tái khám (n=72) 46
Bảng 4.1 kích thước tấm lưới nhân tạo của 1 số tác giả 59
Bảng 4.2 Thời gian mổ của một số tác giả : 60
Bảng 4.3 các biến chứng sớm sau mổ của một số tác giả 63
Bảng 4.4 Các biến chứng muộn sau mổ của một số tác giả 63
Bảng 4.5 Tỷ lệ tái phát của một số tác giả 64
DANH MỤC BIỂU ĐÔ
Biểu đồ 3.1 Phân bố tuổi 36
Biểu đồ 3.2 Địa dư 37
Biểu đồ 3.3 thời gian mắc bệnh.(n = 77 ) 38

Biểu đồ 3.4 phân loại thoát vị . ( n = 85 thoát vị ) 41
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Dàn máy nội soi Karl-storz 28
Hình 2: Bộ dụng cụ PTNS 29
Hình 3: Tấm lưới nhân tạo 29
Hình 4 – 5: Vị trí phẫu thuật viên 30
Hình 6: Khoang thao tác. (bệnh nhân Chế Quang P) 31
Hình 7: phẫu tích túi thoát vị.(bệnh nhân Chế Quang P) 32
Hình 7 : Đặt lưới. (bệnh nhân Chế Quang P) 32
Hình 8. Thang điểm đau VAS 33
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ phúc
mạc trong một túi thừa phúc mạc gọi là “túi thoát vị”, qua ống bẹn hay một
điểm yếu tự nhiên của thành bụng. Thoát vị bẹn ở trẻ em thường là thoát vị
bẩm sinh do còn tồn tại ống phúc tinh mạc, tạng chui ra ngoài qua hố bẹn
ngoài vào ống phúc tinh mạc để xuống bìu, túi thoát vị nằm trong bao xơ
thừng tinh. Thoát vị bẹn ở người lớn thường là thoát vị mắc phải do chỗ yếu
của cân cơ thành bụng, tạng chui ra ở hố bẹn trong, túi thoát vị nằm ngoài bao
xơ thừng tinh.[12].
Thoát vị vùng bẹn là bệnh lý thường gặp ở nhiều lứa tuổi, từ sơ sinh
đến người già, nam nhiều hơn nữ, 90% gặp ở nam giới. Theo Abrahamson tần
suất thoát vị bẹn tăng dần theo tuổi. Tuổi từ 25 đến 40 tần suất thoát vị bẹn là
5 – 8 %, đến lứa tuổi trên 75 tần suất thoát vị bẹn là 45 %. Xuất độ chung ở
người lớn là 10 – 15 % .[26]
Tại Mỹ có khoảng 700.000 phẫu thuật thoát vị bẹn [26], tại Đức có
khoảng 230.000 phẫu thuật thoát vị bẹn[71], tại Anh có khoảng 100000 phẫu
thuật thoát vị bẹn hàng năm[31], tại Pháp phẫu thuật thoát vị bẹn đứng thứ 2
sau cắt ruột thừa[24]. Do đó đây vẫn là vấn đề luôn luôn được nhắc tới trong
lĩnh vực ngoại khoa. Cho đến nay đã có rất nhiều kỹ thuật điều trị thoát vị bẹn

sử dụng mô tự thân như Bassini, McVay, Shouldice… để tái tạo lại thành
bụng và đều dựa trên nguyên lý cơ bản là tăng cường cấu trúc ống bẹn. Do
phải kéo 2 mép cân cơ vốn khá xa nhau khâu lại với nhau làm cho đường
khâu căng, bệnh nhân đau nhiều sau phẫu thuật, sự phục hồi sinh hoạt cá nhân
và lao động sau mổ bị chậm trễ. Ngoài ra đường khâu căng còn làm cho lớp
khâu tạo hình thiếu máu nuôi, sẹo lành không tốt, có thể dẫn đến tái phát [24].
Taị Việt Nam tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật thoát vị bẹn bằng kỹ thuật
dùng mô tự thân khá cao theo Bùi Đức Phú, Nguyễn Văn Liễu ứng dụng phẫu
2
thuật Shouldice để điều trị 89 bệnh nhân thoát vị bẹn có tỉ lệ tái phát là 3,8 %,
thời gian theo dõi từ 2-8 năm.[14]
Để loại bỏ triệt để sự căng ở đường khâu thoát vị một cách có hiệu quả
mà không làm thay đổi cấu trúc giải phẫu, người ta dùng tấm lưới vá vào chỗ
yếu thành bẹn và đây là tiền đề phát triển của phương pháp phẫu thuật thoát vị
bẹn dùng tấm lưới nhân tạo được sử dụng nhiều tại Phương Tây trong thập
niên 90 cho đến nay. Hiện nay trên thế giới có nhiều kỹ thuật phẫu thuật dùng
mảnh ghép nhân tạo như bằng phẫu thuật mở như: Lichtenstein, Rutkow,
Gilbert, Stoppa, Mesh-plug…hoặc phẫu thuật nội soi như: đặt lưới ngoài phúc
mạc và đặt lưới trong phúc mạc.[19],[24],[38],[42][57].
Tại bệnh viện TW Huế đã áp dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị
bẹn bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo từ năm 1999 và cho đến nay đã
thực hiện với số lượng lớn. Hiện nay phương pháp này đã thực hiện thường
quy tại bệnh viện TW Huế và bệnh viện TDHYD Huế với kết quả khả quan.
Để góp phần nghiên cứu điều trị thoát vị bẹn chúng tôi tiến hành đề tài:
“Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo ngoài
phúc mạc điều trị thoát vị bẹn” nhằm 2 mục tiêu:
1 Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở những bệnh nhân thoát
vị bẹn được phẫu thuật nội soi đăt tấm lưới nhân tạo ngoài phúc mạc.
2 Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo ngoài
phúc mạc điều trị thoát vị bẹn.

3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược lịch sử điều trị thoát vị bẹn.
Theo Davis năm 176 sau Công nguyên, Galen khi nghiên cứu về cơ chế
bệnh sinh của thoát vị bẹn gián tiếp đã viết như sau “ cái ống đi xuống tinh
hoàn là một cái túi nhỏ (ống phúc tinh mạc ) của túi phúc mạc ở phía dưới ”.
Trước đó, năm 1552 trước Công nguyên người Ai Cập đã mô tả cách điều trị
thoát vị bẹn bằng áp lực bên ngoài. Sự ghi nhận sớm nhất về phương pháp
điều trị phẫu thuật thoát vị của Susruta vào thế kỷ thứ V sau Công nguyên.
Vào những năm 700 sau Công nguyên Paul ở Aegina ( Hy Lạp ) đã đề nghị
cắt cùng lúc cả thừng tinh, túi thoát vị lẫn tinh hoàn. Phẫu thuật này tồn tại
suốt thời kỳ trung cổ. Một phương pháp khác là dùng phản ứng viêm để củng
cố làm chắc lỗ thoát vị bằng cách đốt nóng đỏ hoặc tiêm các chất acid để tạo
chắc ở vùng thành trước ống bẹn.[12],[44].
Ceradus Mets và Ambroise Pare dùng phương pháp: Xoắn các dây vòng
quanh túi thoát vị và thừng tinh ở lỗ bẹn ngoài để ngăn không cho ruột sa xuống.
Trong những năm đầu của thế kỷ XIX , giải phẫu ống bẹn được mô tả
một cách chính xác bởi Camper, Cooper, Hesselbach và Scarpa, cùng với
phương pháp sát trùng của Lister đã cho phép suy xét kỹ lưỡng tính khả thi
của việc tái cấu trúc ống bẹn. Bassini 1897 và Halsted 1889 đã báo cáo sự
thàng công của kỹ thuật cơ bản lúc bấy giờ trong thủ thuật khâu túi thoát vị.
Mặc dù vậy năm 1884 Banks đã khuyến cáo nên dùng băng thun ép vào chổ
thoát vị, ông chỉ mổ những bệnh nhân khi dùng băng thun thất bại. Ông cũng
đã mô tả sự di chuyển hoàn toàn của túi thoát vị ngang qua lỗ bẹn nông. Năm
1899 Ferguson mô tả phương pháp thắt cao túi thoát vị và tái tạo các phần
liên quan của cấu trúc thừng tinh.[12],[44].
4
Người đóng góp lớn nhất vào lỉnh vực phẩu thuật thoát vị bẹn là
Eduado Bassini một phẩu thuật viên người Ý vào năm 1889 ông đề xuất

phương pháp bóc tách và tái tạo vùng bẹn như sau. Mở cân cơ chéo ngoài,
bóc tách và cắt cao cổ bao thoát vị ở lỗ bẹn sâu sau đó bằng các mũi khâu rời
3 lớp, gân cơ kết hợp cùng với cung đùi sau thừng tinh, khâu lại 2 mép cân cơ
chéo lớn với nhau trùm lên thừng tinh.[12],[44]
Một phương pháp có nguồn gốc từ phương pháp Bassini được xem là
thành công nhất là phương pháp Shouddice do E.E Shouddice và cộng sự đề
xuất năm 1950 được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1953 và được mô tả trong
y văn thế giới vào năm 1960.
Năm 1980 Thomas Holder đã nhấn mạnh độ tin cậy của cột cao túi
thoát vị, ông xem đây như là một thủ thuật đặc trưng của sự phục hồi, ông
cũng nêu ý kiến khi có sự mở rộng lỗ bẹn sâu thì làm hẹp lại. Năm 1989
Nguyên Văn Đức đưa ra nguyên tắc mổ thoát vị ở trẻ em là thắt túi thoát vị và
khâu hẹp lỗ bẹn sâu. Năm 1993 Skinner M.A và Grosfeld J.L cũng đặt vấn đề
nếu lỗ bẹn sâu quá rộng có thể làm hẹp lại bằng cách khâu cân cơ ngang với
dây chằng bẹn bằng chỉ Silk 4.0, nếu thành sau ống bẹn yếu có thể khâu gân
kết hợp với dây chằng bẹn với một hoặc hai mũi. Năm 1997 Sabi cũng đưa ra
chủ trương làm hẹp lỗ bẹn sâu nếu thấy quá rộng. Năm 1998 Lloyd D.A,
Rintala R.J cũng đưa ra quan điểm cột cao túi thoát vị và khi thấy lỗ bẹn sâu
rộng thì cần khâu hẹp bằng một hoặc hai mũi chỉ. Năm 1999 Montupet và
Esposito đã áp dụng khâu cân kết hợp với dây chằng bẹn để làm hẹp lỗ bẹn sâu
khi đường kính vượt quá 4-5 mm.[12]
Năm 1990 phương pháp phẫu thuật nội soi đặt lưới trong phúc mạc
(IPOM) được báo cáo và tiếp đó là phương pháp nội soi đặt lưới trước phúc
mạc xuyên ổ bụng (TAPP)[39]. Dulucq năm 1992, Ferzli năm 1992, Barry và
5
Laws năm 1993 đã báo cáo phương pháp phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới hoàn
toàn ngoài phúc mạc và từ đó phát triển mạnh đến ngày nay.[44]
1.2. Hình thái học.
1.2.1. Giải phẩu.
Trong khi đi xuống bìu, tinh hoàn đẩy ra phía trước nó nhiều lớp khác

nhau của thành bụng, mỗi lớp tạo nên một lớp mỏng bao bọc tinh hoàn và
thừng tinh. Các tên gọi của mỗi lớp này theo nguôn gốc của chúng là chủ đề
đã được các nhà nghiên cứu y học quan tâm đến, trong một khe nằm giữa các
lớp cân cơ của thành bụng, đi từ lỗ bẹn sâu đến lỗ bẹn nông. Điểm khác nhau
căn bản về mặt giải phẩu giữa người lớn và trẻ em là khoảng cách giữa các lỗ
bẹn nông và lỗ bẹn sâu.[15]
Thành trước ống bẹn: phần lớn thành trước ống bẹn ở phía trong được
tạo nên bởi cân cơ chéo bụng ngoài và một phân nhỏ phía ngoài bởi cân cơ
chéo bụng trong ở chổ này cơ bám vào dây chằng bẹn.
Cân cơ chéo bụng ngoài có phần bám vào xương mu bởi hai dải cân gọi
là hai cột trụ:
- Cột trụ ngoài: bám vào củ mu.
- Cột trụ trong: chạy qua trước cơ thẳng bụng và cơ tháp tới bám vào
thân xương mu và đường trắng.
Ngoài ra còn có một dải cân đôi khi rất rõ, đi từ chổ bám của cột trụ
ngoài, quặt ngược lên trên và vào trong rồi đan lẫn với cân cơ chéo bụng
ngoài bên đối diện. Dải cân này được gọi là dây chằng phản chiếu. Giữa hai
cột trụ ngoài và cột trụ trong còn có nhưng thớ sợi nối liền hai cột trụ và được
gọi là sợi gian trụ.[15]
Thành dưới ống bẹn: Được tạo nên bởi dây chằng bẹn
Dây chằng bẹn chẳng qua chỉ là chổ dày lên của bờ dưới cân cơ chéo
bụng ngoài, đi từ gai chậu trước-trên tới củ mu. Ở đoạn trong, từ dây chằng
6
bẹn, ngoài nhưng sợi tới bám vào củ mu còn có những thớ sợi chạy vòng ra
phía sau đến bám vào đường lược của xương mu gọi là dây chằng khuyết.
Dây chằng khuyết tiếp tục đi ra phía ngoài tới lồi chậu mu, ở đây nó hòa lẫn
với cân cơ lược và lớp chu cốt mạc của xương mu tạo nên một dây chằng rất
chắc gọi là dây chằng lược.
Thành trên ống bẹn: là bờ dưới của cơ chéo bụng trong và cơ ngang
bụng. Khi bờ dưới của hai cơ này dính vào nhau thì tạo nên một cấu trúc gọi

là liềm bẹn hay gân kết hợp.
Các sợi cơ ở bờ dưới hai cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng ở phía
ngoài bám vào dây chằng bẹn. Cơ ngang bụng bám ở 1/3 ngoài, cơ chéo bụng
trong bám ở 1/2 ngoài, do đó mà có một phần của cơ chéo bụng trong tạo nên
thành trước ống bẹn. Ở giữa ống bẹn, bờ dưới hai cơ này vòng lên trên ôm lấy
thừng tinh và dính vào nhau tạo nên liềm bẹn. Ở phía trong, liềm bẹn đi sau
thừng tinh và cuối cùng bám vào đường lược xương mu.[15]
Thành sau ống bẹn: Được tạo nên chủ yếu bởi mạc ngang. Đây là lớp
mạc bao phủ khắp ổ bụng và nằm ngay dưới cơ ngang bụng. Dưới mạc ngang
là lớp mỡ ngoài phúc mạc rồi đến phúc mạc và các tạng trong ổ bụng. Vì
được cấu tạo chủ yếu bởi mạc ngang nên thành sau ống bẹn rất yếu.[15]
Lỗ bẹn sâu: Đối chiếu lên thành bụng lỗ bẹn sâu nằm ở phía trên trung
điểm của nếp gấp bẹn khoãng 1,5-2 cm. Lỗ bẹn sâu năm trên mạc ngang, nhìn
bên ngoài không rõ những nhìn từ bên trong, lỗ bẹn sâu có giới hạn rõ hơn ở
bờ trong bởi dây chằng gian hố. Ngay phía trong lỗ bẹn sâu là bó mạch
thượng vị dưới. Qua lỗ bẹn sâu, các thành phần tạo nên từng tinh sẽ quy tụ lại
để chui vào ống bẹn.
Lỗ bẹn nông: cột trụ trong và cột trụ ngoài của cân cơ chéo bụng ngoài
giới hạn một khe hình tam giác. Khe này được các sợi gian trụ và dây chằng
bẹn phản chiếu giới hạn lại thành một lỗ tròn hơn gọi là lỗ bẹn nông. Lỗ bẹn
7
nông năm ngay phía trên củ mu. Qua lỗ bẹn nông có thừng tinh đi từ ống bẹn
xuông bìu.[15]
1.2.2. Giải phẩu ngoại khoa thoát vị bẹn.
Thiết đồ cắt ngang vùng bẹn, trên xương mu cho thấy thành bụng là
những khối cơ dày đan xen lại với nhau, tạo thành một bức tường vững chắc,
không cho phép các cơ quan trong ổ phúc mạc đội thành bụng ra ngoài. Ranh
giới giữa ổ bụng và vùng bẹn là lớp phúc mạc, ngay sau lớp phúc mạc là mặt
trong thành bụng gọi là mạc ngang dưới lớp mạc ngang là những khối cơ
vùng bẹn. Ở giữa bụng là hai khối cơ lớn nằm hai bên đường trắng giữa bụng

đó là cơ thăng bụng, ra dần phía ngoài 2 bên là các khối cơ đan với nhau từ
trong ra ngoài là cơ ngang bụng, cơ chéo bụng trong, ngoài cùng là cân cơ
chéo bụng ngoài.[2]
Dây treo bàng quang hay dây chằng rốn giữa, hai dây chằng rốn trong,
và hai động mạch thượng vị dưới, nằm ở trong thành bụng đội lớp cân mạc.
Phúc mạc khi phủ lên các thừng sợi này tạo nên các chỗ nổi gờ lên gọi là các
nếp. Ứng với động mạch thượng vị và hai thừng sợi kể trên, từ ngoài vào
trong có các nếp rốn ngoài, nếp rốn trong và nếp rốn giữa. Giữa các nếp phúc
mạc lõm thành ba hố là:[2]
- Hố bẹn ngoài: ở phía ngoài động mạch thượng vị dưới, đây là nơi xảy
ra thoát vị bẹn gián tiếp.
- Hố bẹn trong: nằm giữa nếp rốn ngoài và nếp rốn trong. Đây là nơi
yếu nhất của thành bụng, thường xảy ra các thoát vị bẹn trực tiếp.
- Hố trên bàng quang: nằm giữa nếp rốn trong và nếp rốn giữa, ít xảy ra
thoát vị.[2]
Hố bẹn trong là chổ yếu nhất của thành bụng vì ở đây có tam giác bẹn,
giới hạn của tam giác bẹn là cạnh ngoài là động mạch thượng vị dưới, cạnh
trong là bờ ngoài của cơ thẳng bụng, cạnh đáy là dây chằng bẹn. Ở bình diện
8
này không có cơ mà chỉ có lớp cân ngang bảo vệ thành bụng đối với áp lực
của ổ bụng. Khi áp lực ổ bụng tăng hay các khối cơ của vùng bẹn bị nhão ra
( mất trương lực ) thì áp lực ổ bụng sẽ đẩy phúc mạc và lớp cân ngang lồi ra
ngoài thành bụng tạo một loại thoát vị được gọi là thoát vị bẹn trực tiếp.
Thoát vị này đa số xãy ra ở người lớn, người già thành bụng nhão, ở những
người khuân vác nặng bị tăng áp lực ổ bụng thường xuyên, ở những phụ nữ
sinh nhiều lần thành bụng bị nhão. Đối với trẻ em thể thoát vị này chỉ xảy ra
cho trẻ bị nhược cơ bẩm sinh hay trẻ bị liệt cơ trong bệnh sốt bại liệt chiếm 5
% trong tổng số thoát vị bẹn trẻ em.[2]
Hố bẹn ngoài đây là khởi điểm của một loại thoát vị gọi là thoát vị bẹn
gián tiếp bẩm sinh mà đa số trẻ em mắc phải ( 95 % trong tổng số thoát vị bẹn

ở trẻ em ) vì ở đây có ống bẹn. Đầu trên của ống là lỗ bẹn sâu tiếp giáp với ổ
bụng. Đầu dưới của ống bẹn là lỗ bẹn nông tiếp giáp với bìu. Thành trên ống
bẹn là bờ dưới của cơ chéo bụng trong, thành dưới của ống bẹn là bờ dưới của
cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng, thành sau của ống bẹn là mạc ngang,
cho nên thành sau ống bẹn rất yếu dễ dàng bị thoát vị xuống bìu.[2]
1.2.3 Giải phẫu bệnh.
Có 3 đặc điểm tạo nên thoát vị bẹn thường gặp là.
Đường đi: Các tạng thoát vị luôn đi qua điểm yếu của thành bụng, có
thể chỉ là một lỗ đơn thuần hay một ống thật sự.
Túi thoát vị: Là một túi thừa phúc mạc, bên ngoài được bao bao phủ
bởi tổ chức như cân cơ, mỡ, mô dưới da. Túi bao gồm 1 cuống hay còn gọi là
cổ túi thoát vị, 1 thân, 1 dây. Tuy nhiên tùy loại thoát vị mà các thành phần
này có rõ ràng hay không.[11]
Tạng thoát vị: Thường là các tạng trong ổ phúc mạc như ruột, mạc nối
lớn, phần phụ. Hiếm khi có thể thấy các tạng ngoài phúc mạc như bàng quang
và mỡ. [11].
9
1.3. Những cơ chế bảo vệ ống bẹn.
1.3.1. Vai trò của lỗ bẹn nông hoặc khe cân cơ chéo bụng ngoài .
Được cấu tạo bởi 2 cột trụ, cột trụ trong bám vào phía trên xương mu
và cột trụ ngoài bám vào phía dưới xương mu. Đáy của tam giác được tạo bởi
mào xương mu, đỉnh hướng ra ngoài về phía gai chậu trước trên. Thừng tinh
đi qua lỗ bẹn nông nằm tựa lên cột trụ ngoài.
Anson , McVay và Morgan mô tả: tùy thuộc vào kích thước của khe để
có thể làm khít quanh thừng tinh. Nếu đỉnh của khe thấp (đỉnh nằm phía trong
động mạch thượng vị dưới) thì cơ chế đóng của thành trước ống bẹn được
hoàn thiện. Như vậy sẽ ngăn chặn được thoát vị trực tiếp. Sự tương quan giữa
đỉnh của khe và bó mạch thượng vi dưới là điểm quan trọng trong cơ chế
đóng kín thành trước ống bẹn.[12],[26]
1.3.2. Vai trò của cơ chéo bụng trong.

Keith mô tả cơ chế đóng của bờ dưới cơ chéo bụng trong như sau: khi
gắng sức, bờ dưới cơ chéo bụng trong đi từ trên xuống dưới, hướng về dây
chằng bẹn như một bức bình phong, tăng cường sức chống đỡ thêm cho thành
sau ống bẹn. Sự mô tả của Keith được tất cả các tác giả hiện đại chấp nhận.
Tuy nhiên nếu khảo sát sự đi xuống của cân cơ chéo bụng trong riêng lẽ thì
quả thật tự nó không đủ để bảo vệ ống bẹn.
Brandon nhận thấy phần trong của cơ chéo bụng trong cấu tạo chủ yếu
là cân do đó ít di động. Chính vì vậy nên luôn để trống một khoảng ở phân
trong của thành sau ống bẹn, khoảng này nằm bên ngoài bao cơ thẳng bụng.
[12], [26]
1.3.3. Vai trò của cơ ngang bụng.
Năm 1964 Condon nghiên cứu về giải phẫu vùng bẹn cho thấy cung
cân cơ ngang bụng có dạng uốn cong lên trên ở trạng thái nghĩ và có dạng
thăng khi cơ ngang bụng và cơ chéo bụng trong ở co thắt. Chính vì vậy khi co
10
thắt cung cân cơ ngang bụng áp sát vào dây chằng bẹn nhằm che phủ thừng
tinh và che chở thành sau ống bẹn.
Ngoài ra các tác giả còn nêu ra cơ chế của cơ ngang bụng và cơ chéo
bụng trong có tác dụng như một cơ vòng ở lỗ bẹn sâu. Khi cơ ngang bụng co
thắt, sẽ kéo vòng mạc ngang lên trên và ra ngoài khiến lỗ bẹn sâu được đóng
kín quanh các cấu trúc của thừng tinh. Khi thực hiện động tác kéo lỗ bẹn sâu
lên trên và ra ngoài sẽ lấy cơ chéo bụng trong làm điểm tựa. Để cơ chế này
được hiệu quả, mạc ngang và cấu trúc của nó phải được di động bên dưới cơ
chéo bụng trong và cơ chéo bụng ngoài.
Bất cứ phương pháp phẫu thuật nào nếu cố định mạc ngang hoặc lỗ bẹn
sâu vào một cấu trúc nông hơn sẽ phá hủy cơ chế bảo vệ ống bẹn của cơ
ngang bụng.[12], [26]
1.3.4. Vai trò của mạc ngang.
Các tác giả hiện đại như: Anson, Morgan, McVay, Harkins, Lytle…
đồng ý với nhau về vai trò quan trọng của mạc ngang. Đây là thành phân nằm

sâu nhất và chắc nhất để chống lại sự gia tăng áp lực ổ bụng. Forgue cho rằng:
trong khi gắng sức mạc ngang và cấu trúc trợ lực như: dây chằng gian hố, dây
chằng Henle, dải chậu mu đều căng ra do sự co thắt của cơ và tạo nên một
chướng ngại vững chắc chống lại áp lực ổ bụng.
Trong khi làm động tác gắng sức mạc ngang sẽ căng ra như một mặt
phăng, chính lúc nay lỗ bẹn sâu luôn tạo ra một lỗ nguy hiểm. Tuy nhiên qua
nghiên cứu của Ogilvil, Lytle, Brandon cho thấy có các cơ chế bảo vệ riêng
cho lỗ bẹn sâu như sau:
- Cơ nâng bìu.
Khi thực hiện động tác gắng sức cơ sẽ co thắt tích cực bằng cách lộn
nguyên ủy vào bụng qua lỗ bẹn sâu chắc chắn sẽ tạo thành một nút chặn
chống lại áp lực ổ bụng.
11
- Cơ chế đóng lại lỗ bẹn sâu.
Lytle đã mô tả bờ trong của lỗ bẹn sâu, mạc ngang hội tụ lại giống như
một đai hình chử U. Nếp hình chử U này gọi là băng treo của mạc ngang (dây
chằng gian hố). Có chức năng co kéo trong khi ho hoặc làm động tác gắng sức.
Khi áp lực trong ổ bụng gia tăng mạc ngang sẽ căng hết mức, và cũng
chính nhờ áp lực này làm tăng độ nghiêng của ống bẹn. Cùng lúc đó bờ trên
của lỗ bẹn sâu áp sát lại gân nhau, siết quanh thừng tinh và làm giãm kích
thước ngang của lỗ bẹn sâu.[12], [26]
1.4. Nguyên nhân đưa đến bệnh lý thoát vị bẹn.
1.4.1. Nguyên nhân bẩm sinh.
Nguyên nhân đưa đến thoát vị bẹn gián tiếp ở trẻ em là do sự tồn tại
ống phúc tinh mạc sau khi sinh. Sở dĩ có ống phúc tinh mạc là do sự di trú của
tinh hoàn từ sau ổ phúc mạc xuống bìu xảy ra trong quá trình phát triễn của
thai kỳ, thường tinh hoàn phải xuống chậm hơn tinh hoàn trái. Ống phúc tinh
mạc bình thường sau khi sinh được bít tắc, trừ phân bao quanh tinh hoàn và
phần phủ lên mào tinh hoàn. Sự bít tắc của ống phúc tinh mạc đã được
Cloquet mô tả và sau này được mang tên ông ta (dây chằng Cloquet).[7],[26]

1.4.2. Nguyên nhân mắc phải.
Hiện nay với sự tiến bộ trên nhiều lĩnh vực khoa học, cho thấy thoát vị
bẹn không đơn giản chỉ là sự khiếm khuyết bẩm sinh như tồn tại ống phúc
tinh mạc mà còn rất nhiều nguyên nhân khác đưa đến thoát vị bẹn gián tiếp
hoặc thoát vị bẹn trực tiếp, hoặc phối hợp.
1.4.2.1. Sự suy yếu của các lớp cân – cơ – mạc của thành bụng.
Độ bền và sức chịu lực của các lớp cân – mạc ở vùng bẹn tùy thuộc vào
tình trạng của các sợi Collagen tạo nên chúng. Collagen là một mô sống, luôn
ở trạng thái cân bằng động giữa hai quá trình tổng hợp và phân hủy. Read đã
chứng minh được về mặt sinh học tế bào có sự giảm lượng Hydroxyproline,
12
một axit amin quan trọng cấu thành Collagen ở các lớp cân mạc của bệnh
nhân thoát vị bẹn, đồng thời cũng phát hiện sự tăng trưởng không bình thường
của Fibroblast được nuôi cấy từ bao cơ thẳng của các bệnh nhân này. Tác giả
đã trích tinh Collagen của bao cơ thẳng (ở xa chổ thoát vị) và chứng minh có
sự giảm kết tủa và nồng độ của Hydroxyproline, làm nghĩ đến một rối loạn
quá trình Hydroxyl hóa và hoạt tính của Lysyl Oxidase, dẫn đến giảm tổng
hợp Hydroxyproline và cuối cùng làm giảm tổng hợp Collagen lẫn thay đổi
các tính chất lý hóa của nó (thay đổi về chất và lượng).
Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng mạnh đến quá trình phân hủy Collagen ở
vùng bẹn. Vào năm 1982, Cannon và Read nhận thấy các bệnh nhân thoát vị
bẹn trực tiếp có hoạt tính của Elastase và Protease trong máu tăng cao hơn
bình thường, bệnh nhân thoát vị gián tiếp cũng có hiện tượng tương tự nhưng
ở mức độ ít hơn. Các men này được phóng thích từ bạch cầu của máu và từ
nhu mô phổi của người nghiện thuốc lá, chúng gây ra sự phân hủy Elastin và
Collagen của bao cơ thẳng, mạc ngang và mô liên kết vùng bẹn, dẫn đến
thoát vị bẹn [26], [39].
1.4.2.2. Tăng áp lực ổ bụng.
Khác với quan niệm của Cooper (1804), các nghiên cứu hiện nay cho
rằng sự tăng áp lực ổ bụng chỉ là một yếu tố phụ trợ. Điều quan trọng là khi

áp lực ổ bụng tăng lên một cách chủ động (như khi ho, rặn…), các cơ chế bảo
vệ sẽ được khởi động để bảo vệ vùng bẹn. Nếu áp lực ổ bụng tăng lên một
cách thụ động (có thai, báng bụng …) thì các cơ chế bảo vệ trên sẽ không xảy
ra, cơ thành bụng vẫn ở trạng thái nghỉ. Lúc đó, nếu bệnh nhân có ống phúc
tinh mạc hoặc nếu sàn bẹn không đủ vững chắc, cơ chéo bụng trong đóng cao
thì thoát vị sẽ dễ xảy ra [26], [39].
13
1.4.3. Các yếu tố thuận lợi.
Một số yếu tố có thể thuận lợi cho hình thành thoát vị vùng bẹn như:
Tuổi già, không luyện tập thể dục, sinh đẻ nhiều lần…
Sự giảm nhanh trọng lượng cơ thể sẽ làm tiêu mất mỡ, tạo các khoảng
trống ở vùng bẹn và dễ gây ra thoát vị, điều này có thể thấy ở những bệnh
nhân suy kiệt do bệnh lý ác tính hoặc ở những người ăn kiêng quá mức
1.5. Phân độ thoát vị bẹn tùy thuộc theo từng tác giả.
Theo Nguyễn Trịnh Cơ chia ra:[2]
Độ 1: Thoát vị chỏm: Khi khối thoát vị mới nằm ở lỗ bẹn sâu.
Độ 2: Thoát vị kẻ: Khối thoát vị nằm trong ống bẹn.
Độ 3: Thoát vị mu: Khối thoát vị lồi lên ở lỗ bẹn nông.
Độ 4: Thoát vị thừng tinh: Khối thoát vị dọc theo thừng tinh tới gốc bìu.
Độ 5: Thoát vị bìu: Khối thoát vị xuống tới bìu.
Theo McVay và Halverson:[16]
Thoát vị gián tiếp nhỏ.
Thoát vị gián tiếp trung bình.
Thoát vị gián tiếp lớn và thoát vị trực tiếp.
Thoát vị đùi.
Theo Rutkow. Casten chia ra 3 loại:[16]
Loại 1: Thoát vị gián tiếp, lỗ bẹn sâu bình thường như ở trẻ nhỏ và trẻ lớn.
Loại 2: Thoát vị gián tiếp, lỗ bẹn sâu giãn.
Loại 3: Bao gồm cả thoát vị trực tiếp và thoát vị đùi.
Theo Nyhus chia ra:[16], [56], [72].

Loại 1: Thoát vị bẹn gián tiếp, lỗ bẹn sâu bình thường như ở trẻ em.
Loại 2: Thoát vị gián tiếp, lỗ bẹn sâu giãn, thành sau còn vững.
Loại 3: Khiếm khuyết thành sau ống bẹn (Thoát vị bẹn trực tiếp, thoát
vị bẹn gián tiếp +thành sau giãn, thoát vị đùi).
14
Loại 4: Thoát vị tái phát.
1.6. Chẩn đoán.
1.6.1. Lâm sàng.
1.6.1.1 Triệu chứng cơ năng.
Hầu hết thoát vị bẹn không có triệu chứng gì cho đến khi bệnh nhân
phát hiện được một khối phồng ở vùng bẹn. Một số ít bệnh nhân có thể mô tả
là bị đau và có khối phồng ở vùng bẹn khi nâng vật nặng, khi rặn hay khi
đứng lên. Cũng có khi thoát vị bẹn được phát hiện trong lúc đi khám sức
khỏe. Một số bệnh nhân mô tả là có cảm giác co kéo hoặc bị đau lan xuống
bìu, nhất là đối với thoát vị bẹn gián tiếp. Khi khối thoát vị lớn dần, nó tạo
cảm giác không thoải mái hoặc đau chói và bệnh nhân phải nằm hoặc dùng
tay để đẩy nó vào.
Nhìn chung thoát vị bẹn trực tiếp ít gây nên triệu chứng hơn so với
thoát vị bẹn gián tiếp và cũng ít bị kẹt hay nghẹt hơn. [7], [9], [25].
1.6.1.2 Triệu chứng thực thể.
Triệu chứng đặc hiệu của thoát vị bẹn là nhìn hoặc sờ thấy khối phồng
vùng bẹn khi bệnh nhân đứng hoặc khi ho, rặn. Ngược lại khi nằm hoặc khi
dùng tay đẩy vào thì khối phồng này biến mất.
Trong trường hợp thoát vị nhỏ có thể khó nhận thấy. Khi đó có thể
vùng ngón tay đội da bìu để sờ lỗ bẹn nông, nếu lỗ bẹn nông quá nhỏ không
thể đưa ngón tay vào ống bẹn được thì rất khó xác định khối trồi ra cảm nhận
được khi ho có thực sự là khối thoát vị hay không. Ngược lại, nếu lỗ bẹn nông
quá rộng cũng không tự nó khẳng định là có thoát vị, cần phải sờ thấy một
khối đang chạy xuống trong lòng ống bẹn khi ho hoặc khi rặn thì mới chắc
chắn là có thoát vị bẹn. [7], [9], [25].

Sự phân biệt giữa thoát vị gián tiếp và trực tiếp có thể dễ dàng nhưng đôi
khi cũng rất khó, trong thực tế điều này không quan trọng vì bất kể là thoát vị
15
gián tiếp hay trực tiếp thì cũng phải phẫu thuật. Tuy nhiên mỗi loại thoát vị cũng
có một số biểu hiện đặc trưng. Sau khi đẩy khối thoát vị lên hết, có thể phân biệt
thoát vị bẹn gián tiếp với thoát vị bẹn trực tiếp bằng 3 nghiệm pháp sau.
- Nghiệm pháp nhìn hướng phát triển: Bảo bệnh nhân ho, rặn. Thoát vị
bẹn gián tiếp xuất hiện theo hướng chếch từ trên xuống và từ ngoài vào trong.
Thoát vị bẹn trực tiếp xuất hiện theo hướng từ trong bụng thẳng về phía trước.
- Nghiệm pháp chạm ngón: Dùng ngón trỏ cho vào lỗ bẹn nông và đi
vào một phần ống bẹn (mặt lòng ngón hướng về phía bụng) bảo bệnh nhân
ho, rặn: Thoát vị bẹn trực tiếp cho cảm giác chạm ở lòng ngón, còn thoát vị
bẹn gián tiếp sẽ chạm ở đầu ngón.
- Nghiệm pháp chận lỗ bẹn sâu: Dùng ngón cái chận ở vị trí ước lượng
của lỗ bẹn sâu (trên trung điểm của nếp bẹn khoảng 1,5 – 2 cm) sau đó bảo
bệnh nhân ho, rặn. Thoát vị bẹn gián tiếp sẽ không thể xuất hiện lại, còn thoát
vị bẹn trực tiếp vẫn xuất hiện lại như trước.
- Thoát vị trượt (sliding inguinal hernia ): Là một dạng đặc biệt của
thoát vị bẹn, trong đó tạng thoát vị (thường là đại tràng hoặc bàng quang)
đồng thời là một phần của thành túi thoát vị. Dù thoát vị trượt không có một
dấu hiệu đặc trưng nào nhưng có thể nghi ngờ trong những trường hợp thoát
vị bẹn có bìu lớn trên cơ địa người già, thoát vị lớn mà không thể đẩy xẹp
hoàn toàn được. Sự nhận diện sớm thoát vị trượt rất quan trọng vì nếu không
biết trước, khi mổ ta dễ phạm vào tạng thoát vị lúc cắt mở túi thoát vị.
1.6.1.3. Triệu chứng toàn thân.
Thoát vị bẹn không biến chứng thường không ảnh hưởng đến tổng
trạng. Các triệu chứng này nếu có trên bệnh nhân thường do những bệnh khác
đi kèm (u đại tràng, phì đại tuyến tiền liệt, viêm phế quản mạn…) có thể có
hoặc không tạo yếu tố thuận lợi cho thoát vị bẹn xảy ra.
16

1.6.2. Cận lâm sàng.
Việc chẩn đoán xác định thoát vị bẹn hầu như chỉ dựa vào lâm sàng là
đủ, cận lâm sàng sử dụng khi không rõ (vì khối thoát vị quá nhỏ) và dùng để
chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác ở vùng bẹn như: Bướu mỡ vùng
bẹn, dãn tĩnh mạch thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn…
1.6.2.1. Siêu âm:
Thấy được khối thoát vị nằm trong ống bẹn, trường hợp thoát vị bẹn
nghẹt có thể thấy được hình ảnh tắc ruột như: Đoạn ruột phía dưới chỗ nghẹt
xẹp, đoạn ruột phía trên dãn to [36].
1.6.2.2. Chụp CT – Scan:
Cho thấy hình ảnh thoát vị rõ hơn, ngoài ra nó còn giúp chẩn đoán
trong những trường hợp vùng bẹn có một khối không điển hình [32].
1.6.2.3. Chụp X – Quang bụng đứng không chuẩn bị:
Trong trường hợp thoát vị bẹn nghẹt có thể thấy hình ảnh tắc ruột như:
Hình ảnh mức nước – hơi, quai ruột dãn, mờ ổ bụng [7].
1.6.3. Chẩn đoán phân biệt.
Thoát vị bẹn cần chẩn đoán phân biệt với:
Tràn dịch màng tinh hoàn, u mỡ, u nang thừng tinh, tinh hoàn lạc chổ,
giãn tĩnh mạch thừng tinh, ung thư hạch bẹn do di căn, phồng hoặc giả phồng
động mạch đùi, khối máu tụ sau chấn thương, áp-xe cơ thắt lưng chậu, lao
hạch…[12]
1.7. Biến chứng.
1.7.1. Nghẹt ruột.
Nghẹt là tình trạng các tạng chứa đựng trong túi thoát vị không thể đẩy
trả lại vào ổ phúc mạc thường do: dính giữa các phần trong của túi với tạng,
dính giữa cổ túi làm cho tạng không thoát ra được và tạng thoát vị phù nề biến
dạng và dính với túi thoát vị nên không thể thoát ra được.
17
Những bệnh nhân thoát vị bẹn nghẹt có thể không có triệu chứng, ngoại
trừ túi thoát vị to thêm và đau bắt buộc nghĩ đến nghẽn ruột. Nếu nghẹt kèm

theo sự khó chịu của bệnh nhân và có các triệu chứng của tắc ruột tốt nhất nên
mổ cấp cứu.[1]
1.7.2. Tắc ruột.
Thường gặp là ruột non, hiếm hơn là kết tràng, đôi khi có cả dạ dày. Khi
có bệnh nhân vào viện với triệu chứng của tắc ruột nhưng không biết nguyên
nhân do đâu điều quan trong đáng nhớ là cần khám kỹ các lỗ tự nhiên.[1]
1.7.3. Nghẽn ruột.
Khi mạch máu của tạng thoát vị tắc nghẽn do chèn ép ở cổ thoát vị,
tạng thoát vị thường là quai ruột non xãy ra đột ngột, thường làm xoắn nội
dung trong túi thoát vị, trong đó có cả động mạch và tĩnh mạch của đoạn ruột.
Với trường hợp bán cấp chủ yếu làm phù nề mạc treo ruột, tắc dòng chảy tĩnh
mạch làm quai ruột tiết dịch nhiều, hậu quả gây chèn ép động mạch đưa đến
sự thiếu máu của quai ruột.[1]
1.8. Điều trị.
1.8.1. Điều trị bảo tồn bằng đeo băng treo.
1.8.1.1. Chỉ định.
Vào thời Hippocrates người ta đã biết đeo băng treo để điều trị thoát vị
bẹn[40]. Tuy nhiên cho đến nay việc sử dụng vẫn còn giá trị nhất định của nó.
Bệnh nhân thoát vị bẹn kèm theo các bệnh lý về tim mạch, bệnh phổi
nặng mà chưa thể điều trị lành được.
Phụ nữ có thai tháng thứ 3 bất thình lình bị thoát vị.
Giảm khối thoát vị tạm thời ở bệnh nhân lớn tuổi có nhiều nguy cơ
trước, trong, sau khi phẩu thuật.
Bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật.[12].

×