Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM câu HỎI TRONG THIẾT kế BÀI GIẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.14 KB, 12 trang )

Người viết: Huỳnh Thị Tuyết
Tổ Văn
Trường THPT Lê Quý Đôn

CÂU HỎI TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
1


A. Đặt vấn đề:
I. Cơ sở lí luận:
Đổi mới phương pháp dạy học thực sự là một cuộc cách mạng trong
giáo dục. Cách dạy truyền thống- truyền đạt kiến thức một chiều đã
khơng cịn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Người thầy không
làm công việc truyền đạt những kiến thức có sẵn mà vấn đề quan trọng
là phải phát huy được tính tự giác, năng động, nâng cao năng lực tự học
của học sinh.
Để đạt được những yêu cầu trên, trước hết người thầy phải tự đổi
mới không chỉ ở tư duy mà ở cả phương pháp dạy học. Có nhiều
phương pháp mới được áp dụng như chúng ta đã biết. Dạy học theo
phương pháp mới, ở trên lớp giáo viên có vẻ thư thả, ít dụng cơng, ít
thuyết giảng; nhưng thật ra để đạt được những điều đó, người thầy phải
đầu tư rất nhiều vào việc soạn giáo án, mà đặc biệt là hệ thống câu hỏi
vì đây là một phương pháp tích cực góp phần phát huy được khả năng
cảm thụ và năng lực sáng tạo của học sinh.
II. Cơ sở thực tiễn:
Trong việc thiết kế bài giảng theo phương pháp mới, hệ thống câu
hỏi của từng bài học rất được xem trọng. Nhưng có phải vì thế mà đặt
càng nhiều câu hỏi thì kết quả đạt được ở học sinh càng được nâng cao?
Trên thực tế, có nhiều tiết học, học sinh phát biểu rất nhiều nhưng
hiệu quả giờ học lại thấp; vì hoạt động này nặng về hình thức chứ chưa
góp phần nâng cao chất lượng nội dung bài học. Có những câu hỏi


khơng có tính hệ thống, vụn vặt, chưa khơi gợi được tư duy, hứng thú
học tập cho học sinh mà ngược lại còn làm cho học sinh thấy lúng túng,
khó khăn trong việc nắm kiến thức cơ bản.
Vì vậy, soạn giảng theo phương pháp mới, yêu cầu giáo viên phải
đầu tư xây dựng một hệ thống câu hỏi có chất lượng, đúng với mục
tiêu cần đạt và nêu bật được trọng tâm bài học, có tác dụng dẫn dắt học
sinh khám phá văn bản, được bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ riêng của mình
về một tác phẩm. Đó cũng là lý do mà người viết chọn đề tài này.

1
B. Nội dung nghiên cứu:
2


Tùy vào năng lực và nghệ thuật đặt câu hỏi, trước một bài dạy, mỗi
giáo viên có cách riêng của mình. Những vấn đề nêu ra ở đây đã được
áp dụng trên thực tế giảng dạy và đã mang lại những hiệu quả đáng kể.
I. Cách đặt câu hỏi:
1.Không nên đặt những câu hỏi quá dễ hoặc vụn vặt.
Ví dụ:
- Nêu năm sinh và năm mất của Nguyễn Tuân?
- Bài thơ Vội vàng được in trong tập thơ nào của Xn Diệu?
- Bá Kiến có mấy người vợ?
- Chí Phèo được sinh ra ở đâu?
- Hàng đêm Liên ngồi chờ điều gì?
- …
*Dạng những câu hỏi trên khơng phát huy được năng lực học sinh mà
còn tạo nên sự tẻ nhạt, làm giảm sự hứng thú trong giờ học, cũng như
khơng giúp được gì cho việc cảm thụ tác phẩm của học sinh.
2. Đặt câu hỏi Tái Hiện-Vận Dụng -Sáng tạo:

Ví dụ:
Câu hỏi tái hiện:
- Hãy nêu những nét nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Tuân?
- Vị trí của tác phẩm Chí Phèo trong sáng tác của Nam Cao?
- …
Câu hỏi vận dụng:
- Em hãy chứng minh Chí Phèo vốn là một người nơng dân
lương thiện?
- Q trình lưu manh hóa của Chí Phèo đã diễn ra như thế nào?
- Việc gặp gỡ Thị Nở có ý nghĩa gì đối với cuộc đời của Chí
Phèo?
- Những gì đã diễn ra trong tâm trạng Chí Phèo sau cuộc gặp
gỡ đó?
- …
2
3


Câu hỏi sáng tạo:
- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của Nam Cao qua
truyện ngắn Chí Phèo?
- Em có đồng tình với cách kết thúc truyện của Nam Cao
không?
- …
3. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
- Tuỳ theo câu hỏi, học sinh trả lời theo từng nhóm hoặc cá nhân
- Khơng phải mọi câu hỏi học sinh đều trả lời ngay được, giáo viên cần
dẫn dắt, gợi mở.
Ví dụ: Để trả lời câu hỏi “ Tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của
Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo”, giáo viên hướng dẫn học sinh

biết tích hợp, so sánh với các tác phẩm khác trong dòng văn học hiện
thực phê phán để làm rõ ý sâu sắc, mới mẻ.
+
Những tác phẩm nào trong dịng văn học hiện thực phê
phán mang tính nhân đạo sâu sắc?
(Dự kiến học sinh trả lời: Tắt đèn, Sống chết mặc bay,…)
+
Những tác phẩm ấy đi sâu vào nỗi khổ gì?
(Dự kiến học sinh trả lời: Nỗi khổ bán chó, bán con của chị Dậu)
+
So sánh cái nhìn của Nam Cao về người lao động?
( Dự kiến học sinh trả lời: Phát hiện phẩm chất tốt đẹp của người
nông dân ngay cả khi họ bị vùi dập cả nhân hình, nhân tính;…)
-Có những câu hỏi học sinh khơng nhất thiết phải trả lời ngay trong tiết
học. Các em sẽ trả lời khi nào có thể.
Ví dụ: Nam Cao đã gửi niềm tin vào lịng tốt, tình thương của con
người. Em có tin vào sự cứu rỗi của tình thương khơng? Ngồi tác
phẩm Chí Phèo em cịn biết những tác phẩm nào đã khẳng định tình
thương có tác dụng cảm hóa sâu xa đối với con người?
-Giáo viên là người tham gia trả lời câu hỏi như một thành viên của lớp
chứ không đơn thuần là người nêu đáp án.
-Khi khẳng định các ý đúng, giáo viên nên có lời bình để tạo ấn tượng
sâu sắc cho học sinh.
3
4


Ví dụ: Lời bình sau khi học sinh đã phân tích đúng câu thơ “Vườn ai
mướt quá xanh như ngọc” (Hàn Mặc Tử): câu thơ không chỉ tả cảnh đẹp
mà còn mang sắc thái ngợi ca- thiên đường ấy giờ đã mất nhưng tình

yêu cuộc đời đâu đã tắt trong hồi tưởng của nhà thơ.
4. Thái độ của giáo viên khi học sinh trả lời câu hỏi:
-Với những câu trả lời đúng: nên có sự trân trọng, khích lệ; nhưng cũng
lưu ý đối tượng học sinh chuyên chép sách tham khảo; lời khen phải
hợp lý, đúng mực để có tác dụng tích cực.
-Với những câu trả lời sai: khơng nên tỏ thái độ khó chịu, nhạo báng.
Dù thế nào đi nữa người thầy cũng liên đới trách nhiệm về kết quả học
tập của học sinh. Đôi khi chúng ta cũng phải “chia sẻ sự dốt
nát”(Beach-Marshall). Nên chỉ ra cái sai và dẫn dắt đến cái đúng, điều
này sẽ giúp các em tự tin để phát biểu lần sau.
II. Hệ thống câu hỏi:
Tùy vào từng bài học, giáo viên soạn hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp
với đối tượng học sinh.
Sau đây là một dạng hệ thống câu hỏi trích từ giáo án, được đưa ra để
đồng nghiệp tham khảo:
1. Văn xuôi:
*Tác phẩm “Hai đứa trẻ ”(Thạch Lam)
Hệ thống câu hỏi
(II. Phân tích bóng tối và những con
người chìm trong bóng tối.)
1. Hãy chọn đọc một vài đoạn văn
miêu tả bóng tối?
2. Theo em ở đoạn nào bóng tối
được miêu tả như một ám ảnh
đè nặng lên cảnh vật và con
người?
3. Em thử liệt kê xem chi tiết bóng
tối được nhắc đến bao nhiêu lần
dưới những hình thức khác
nhau?


Dự kiến trả lời của học sinh
- Đọc sách giáo khoa
- Chọn đoạn “trời đã bắt đầu
đêm …trong đêm”
-Rất nhiều lần:
+ Bóng tối đến với tiếng trống
thu khơng.
+ Bóng tối đến với dãy tre làng
đen lại
4
5


4. Hình ảnh bóng tối có quan hệ
thế nào với những cuộc đời tăm
tối?

+Bóng tối trùm lên những con
đường…
+Bóng tối với tiếng trống cầm
canh…
+Chị Tý: tối đến mới dọn cái
hàng nước dưới gốc cây bàng.
+Về đêm bác phở Siêu mới
xuất hiện. Trong đêm tối,
“bóng bác mênh mang ngã
xuống đất…”
+Bà cụ Thi mang theo tiếng
cười khanh khách đi vào trong

bóng tối.
+Gia đình bác Xẩm trên manh
chiếu rách như lẫn vào cát bụi,
vào bóng tối của phố huyện.
+Bóng tối “ngập đầy trong đôi
mắt” của Liên.
+Liên ngập vào giấc ngủ trong
phố huyện tịch mịch và đầy
bóng tối…

* Sơ kết:-Bóng tối mênh mang u
tịch của làng quê xưa gợi nỗi
buồn sâu thẳm da diết.
- Những cảnh đời trong bóng tối
gợi niềm thương cảm xót xa
*Tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”(Hàn Mặc Tử)
Hệ thống câu hỏi
(I. Phân tích khổ 1)
1. Cảm nhận chung về hình ảnh
thôn Vĩ Dạ?

Dự kiến trả lời của học sinh
-Thôn Vĩ trong nắng sớm,
nắng đẹp trên hàng cau, vườn
mướt xanh, bóng người thấp
thoáng sau lá trúc.
5

6



2. Nêu cách hiểu của em về câu thơ
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”?

- Lời trách, lời mời gọi của cơ
gái thơn Vĩ
- Nhà thơ tự trách mình, tự hỏi
mình với niềm ao ước được trở
lại thơn Vĩ.

*Câu hỏi là một duyên cớ để khơi dậy
những kỷ niệm đẹp sâu sắc về cảnh và
người xưa nơi thôn Vĩ với niềm mơ
ước được trở lại.
3.Những chi tiết nghệ thuật nào gây ấn - Màu nắng: nắng hàng cau, sự
tượng về vẻ đẹp của thơn Vĩ?
hài hịa giữa nắng vàng rực rỡ
với hàng cau xanh tươi.
- Nắng mới lên: ánh nắng đầu
tiên của ngày mang vẻ đẹp tinh
khôi.
- Màu cây lá: + mướt: mượt mà,
óng ả, tươi non; màu xanh của
nhà vườn được chăm sóc.
+ xanh như ngọc:
một màu xanh quý phái, thanh
khiết.
4. Sự xuất hiện của con người có ý
- Làm bức tranh phong cảnh
nghĩa gì trong bức tranh phong cảnh? sống động và có ý nghĩa hơn.

- Làm tăng giá trị thẩm mĩ của
khổ thơ.
5. Hình ảnh “mặt chữ điền” đem lại cho - Khuôn mặt chữ điền đẹp, phúc
em ấn tượng gì?
hậu.
- Lá trúc che ngang: làm tăng
6. Nhận xét chung về đoạn thơ sau khi thêm vẻ duyên dáng, kín đáo.
đã phân tích?
- Những câu thơ tài hoa đã vẽ lại
cái đẹp tuyệt mĩ của thôn Vĩ
* Bức tranh phong cảnh cũng là bức
- Tình yêu thiên nhiên, cuộc đời.
tranh tâm cảnh; tất cả đều ngời lên một
tình u trần thế dù trong xa xăm,vơ
vọng.
3. Làm văn: -Tiết trả bài
-Tổ chức cho HS xây dựng đáp án bằng hệ thống câu hỏi
gợi dẫn, qua đó hình thành cách tìm ý, cách lập dàn ý.
7


-Đề: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và
cần thiết như ca ngợi lịng vị tha, tình đồn kết.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Hệ thống câu hỏi
1. Xác định dạng đề

Học sinh xây dựng đáp án
*Tìm hiểu đề:
-Nghị luận xã hội: một tư tưởng đạo lý.


2. Nội dung cần tập trung làm
nổi bật?

-Một cách sống, một thái độ sống: không
nên sống một cách thờ ơ, lạnh nhạt, vô
cảm với mọi người.

3. Phạm vi tư liệu đề yêu cầu?

-Dẫn chứng từ đời sống.

4. Cần vận dụng các phương
thức biểu đạt nào?

-Giải thích, chứng minh, bình luận, phân
tích.
*Các ý chính để xây dựng đáp án:

5. Lịng vị tha và tình đồn kết
là gì?
6. Thái độ thờ ờ, lạnh nhạt với
con người là gì?

-Giải thích:
+Lịng vị tha: sống vì người khác.
+Tình đồn kết: sự chung sức, gắn bó và
chia sẻ trong cuộc sống.
+Khơng quan tâm đến mọi người quanh
ta, sống ích kỷ, chỉ biết vun vén cho bản

thân.

7. Nội dung của ý kiến trên là
gì?

-Nội dung: Hai ý trên thực chất chỉ là hai
mặt của một vấn đề: đề nghị một cách
sống, một thái độ sống: hãy quan tâm,
chia sẻ; đừng thơ ơ, lạnh nhạt, vô cảm với
con người.

8. Nêu những biểu hiện trong
đời sống?

+Dẫn chứng thực tế: lòng vị tha, tình đồn
kết_thường được mọi người đề cao, ca
ngợi.
+Dẫn chứng thực tế: sự thờ ơ, lạnh nhạt ít
khi bị phê phán.

9. Nêu suy nghĩ về những hiện -Nêu suy nghĩ:
8


tượng trên?

+Đây là một tư tưởng sâu sắc, đúng đắn,
một quan niệm sống tích cực cần phải
được phát huy.
+Phê phán sự thờ ơ, vô cảm; xây dựng

cách sống thân thiện, quan tâm đến những
người sống quanh ta, đặc biệt là những
người kém may mắn, gặp hoàn cảnh bất
hạnh…

C. Kết quả nghiên cứu:
- Qua thực tế dự giờ ở nhiều tiết dạy, tôi đã khẳng định được tầm quan
trọng của hệ thống câu hỏi trong thiết kế bài giảng. Một tiết dạy muốn
đạt yêu cầu điều đầu tiên phải xét đến là hệ thống câu hỏi. Có nhiều
phương pháp giảng dạy; nhưng với một hệ thống câu hỏi có chất lượng
sẽ giúp học sinh lĩnh hội tốt tác phẩm, phát huy được tính năng động
trong học tập, từ đó sẽ u thích bộ mơn Văn hơn.
***
*Lời kết:
- Những kết quả đạt được ở trên cho thấy rằng hệ thống câu hỏi trong
việc soạn giảng theo phương pháp mới cần phải được phát huy và đầu
tư nhiều hơn nữa.
- Nội dung hệ thống câu hỏi trong sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn
cịn nhiều thiếu sót. Sự thiếu sót ấy sẽ được bổ sung từ thực tế giảng
dạy và sự góp ý tích cực của đồng nghiệp./.

Người viết : LÊ THỊ HỒNG NHUNG
Tổ Văn
Trường THPT Lê Quý Đôn

9


TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Ngữ Văn.

( Nhà Xuất bản Giáo Dục)
2. Thiết kế bài học tác phẩm văn chương.
( Phan Trọng Luận)
3. Nghị luận xã hội
( Bùi Thiên Phước)

10


PHIẾU XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài : Câu hỏi trong thiết kế bài giảng
2. Tên tác giả
: LÊ THỊ HỒNG NHUNG
3. Loại đề tài
:
……………………………………………………………….
4. Xếp loại ở cơ sở:………………………………………………………
5. Nhận xét
:
a. Hình thức :
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
b. Nội dung:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………....
6. Nhận xét đánh giá chung:
a. ưu điểm:

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………....
b. Tồn tại:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………....
7. Xếp loại:
Nhận xét của HĐ NCKH ngành GD-ĐT
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………....

11


12



×