Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De dap an thi HSG Sinh 12 nam 2012 Yen Bai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.45 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: SINH HỌC. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Câu. Hướng dẫn chấm Điểm 1. Vật chất di truyền của virut là axit nucleic hay protein? Franken và Conrat đã làm thế nào để xác định được vật chất di truyền của virut? Câu I 2. Một tế bào trong cơ thể đa bào khác với động vật đơn bào về những đặc điểm nào? 1. Vật chất di truyền của virut là axit nucleic. 0,25 - Thí nghiệm của franken và conrat: 0,25 + Chọn 2 chủng virut A và B đều có khả năng gây bệnh khảm thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. + Tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai chủng virut A và B. + Lấy axit nucleic của chủng A trộn với protein của chủng B →virut lai. 0,25 + Cho nhiễm chủng virut lai vào cây → cây bị bệnh. + Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A. 0,25 b. khác nhau: Động vật đơn bào Tế bào trong cơ thể đa bào 0,25 Là một đơn vị hoàn chỉnh. Là đơn vị cấu tạo nên cơ thể nhiều tế bào nên có thể không cần có cấu tạo hoàn chỉnh (VD: hồng cầu không có nhân...) 0,25 Không có chất nền ngoại Phải liên hệ với các tế bào khác nên có cầu bào sinh chất (tế bào thực vật) và chất nền 0,25 ngoại bào (tế bào động vật) Sống tự do, tự hoạt động Sống tập thể, phụ thuộc vào nhau để tồn 0,25 để tồn tại tại. Sống độc lập nên chết độc Khi cơ thể ngừng hoạt động thì dù tế bào lập còn sống cũng vẫn phải chết theo tập thể. 1. Sự vận chuyển các chất ra vào tế bào được thực hiện theo những Câu II phương thức nào? Nêu điều kiện để các chất có thể được vận chuyển theo các phương thức đó. 2. Nêu cơ chế và các con đường vận chuyển nước qua màng sinh chất. 1. - Các phương thức vận chuyển các chất qua màng: 0,25 + Vận chuyển thụ động. + Vận chuyển chủ động. + Nhập bào, xuất bào. - Điều kiện vận chuyển: 0,25 + Vận chuyển thụ động: chênh lệch nồng độ các chất giữa hai bên màng, chất vận chuyển có kích thước nhỏ hơn lỗ màng. + Vận chuyển chủ động: Cần năng lượng, protein vận chuyển hoặc bơm 0,25 ion. + Nhập bào, xuất bào: Thụ thể trên màng, màng có khả năng biến dạng, 0,25 cần năng lượng. 2. Vận chuyển nước qua màng: 0,5 - Cơ chế: từ nơi có thế nước cao (áp suất thẩm thấu thấp) đến nơi có thế.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nước thấp (áp suất thẩm thấu cao). - Con đường: + Qua kênh protein. + Trực tiếp qua photpholipit. 1. Nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường có cơ chất là gluco cho đến khi đang ở pha log, đem cấy chúng sang các môi trường sau: - Môi trường 1: có cơ chất là gluco. - Môi trường 2: có cơ chất là manto. Câu III - Môi trường 3: có cơ chất là gluco và manto. Các môi trường đều trong hệ thống kín. Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli gồm những pha nào trong từng môi trường nói trên? Giải thích. 2. Vì sao trong quá trình lên men rượu có những mẻ rượu bị nhạt, có những mẻ rượu bị chua? 1. - Các môi trường đều trong hệ thống kín, có nghĩa là cơ chất chỉ được cung cấp một lần và chất thải không được lấy ra. - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong hệ thống kín gồm 4 pha: pha lag, pha log, pha cân bằng, pha suy vong. - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn tương ứng với các môi trường như sau: + Môi trường 1: cơ chất là gluco, đường cong sinh trưởng gồm 3 pha: pha log, pha cân bằng, pha suy vong. Vì môi trường cũ và mới đều có cơ chất là gluco, mà ở môi trường cũ vi khuẩn đang ở pha log, nên cấy sang môi trường gluco mới, vi khuẩn không phải qua giai đoạn thích ứng với cơ chất mới nên không có pha lag. + Môi trường 2: Đường cong sinh trưởng gồm đầy đủ cả 4 pha: pha lag, pha log, pha cân bằng, pha suy vong. Vì manto là cơ chất mới, nên vi khuẩn phải trải qua giai đoạn thích ứng, tiết ra các enzim phân giải cơ chất mới nên có pha lag. + Môi trường 3: Đường cong sinh trưởng gồm 1 pha lag, 2 pha log, 1 pha cân bằng, 1 pha suy vong. Vì vi khuẩn đang ở pha log trong môi trường gluco ban đầu được cấy sang môi trường mới có đồng thời hai cơ chất gluco và manto thì vi khuẩn sẽ sử dụng gluco trước, nó sẽ sinh trưởng theo pha log, khi sử dụng hết gluco thì chúng phải thích ứng với cơ chất mới nên các pha tiếp theo là pha lag, pha log, pha cân bằng và pha suy vong. 2. - Nấm men là sinh vật kị khí không bắt buộc: hô hấp hiếu khí khi môi trường có O2 hoặc lên men etylic khi môi trường kị khí. - Rượu bị nhạt: Do mẻ rượu bị O 2 xâm nhập vào → nấm men chuyển sang hô hấp hiếu khí, phân giải hoàn toàn C6H12O6 theo phương trình: C6H12O6 + O2 → CO2 + H2O + Q → nồng độ rượu etylic giảm. - Rượu bị chua: Do mẻ rượu bị O 2 xâm nhập và bị nhiễm vi khuẩn "lên men" giấm (vi khuẩn axetic) thì vi khuẩn này sẽ oxi hóa rượu thành giấm theo phương trình: C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O + Q → rượu bị chua. Hãy giải thích các trường hợp sau: Câu 1. Cây xanh bị vàng lá khi thiếu một trong các nguyên tố Nitơ (N), Magiê IV (Mg), Sắt (Fe).. 0,25 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25. 0,25 0,25 0,5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Sau một thời gian mưa kéo dài, người trồng lạc thấy các lá già ở cây lạc đang biến thành màu vàng. 3. Vai trò của axit piruvic trong hô hấp hiếu khí và lên men không giống nhau. 1. - Lá cây bị vàng khi thiếu một trong các nguyên tố N, Mg, Fe vì: + N và Mg là thành phần cấu tạo của diệp lục. + Fe hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục. 2. - Sau thời kì mưa kéo dài dẫn đến O2 trong đất cạn kiệt - O2 trong đất thiếu → Hô hấp giảm → thiếu ATP và NADH - Thiếu ATP và NADH → ức chế quá trình cố định nitơ khí quyển của vi khuẩn nốt sần rễ cây lạc vì ATP và NADH (lực khử) là hai điều kiện cần thiết của quá trình đó → thiếu NH4+. - Sau trận mưa kéo dài, sẽ rửa trôi NO3- ra khỏi đất → thiếu NO3- Triệu chứng thiếu nitơ sẽ dẫn đến vàng lá ở lá gìà. 3. Vai trò của axit piruvic: - Trong hô hấp hiếu khí: nhường e, H+ cho NADH, tạo axetyl CoA, chất này đi vào krep tiếp tục nhường e và H+ cho NADH và FADH2, là nguyên liệu của chuỗi chuyền e tạo ATP. - Trong lên men: nhận e và H+ từ NADH, để hình thành sản phẩm rượu hoặc axit lactic, đồng thời tái tạo NAD+ cho giai đoạn đường phân. 1. Trình bày những lợi thế của thực vật C4 so với thực vật C3 ? 2. Trong một thí nghiệm, người ta cho các tinh thể axit ascorbic (AH) là một chất khử mạnh vào một ống nghiệm chứa dung dịch methyl đỏ (MR) là một chất ôxi hóa mạnh (có màu đỏ khi ở trạng thái bão hòa và không Câu V màu khi ở trạng thái khử) đến mức bão hòa thì thấy dung dịch vẫn có màu đỏ. Tuy nhiên, nếu cho thêm một lượng vừa phải clorophin vừa tách khỏi lá vào ống nghiệm và đặt ống nghiệm dưới ánh sáng thì màu đỏ biến mất và xuất hiện màu xanh lục. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm. 1. Lợi thế của TV C4 so với thực vật C3. - Điểm bù CO2 thấp hơn so với thực vật C3 → quang hợp xảy ra ở ngay ở nồng độ CO2 khá thấp, nồng độ O2 cao. - Sử dụng nước ít hơn → sống được cả ở những môi trường khô hạn. - Có điểm bão hòa ánh sáng cao hơn → quang hợp vẫn xảy ra khi cường độ chiếu sáng rất mạnh. - Không xảy ra hô hấp sáng nên năng suất quang hợp cao có thể gấp đôi thực vật C3. 2. AH là một chất khử mạnh còn MR là chất ô xi hóa mạnh → bậc thang ôxi hóa khử rất xa nhau. Do đó khi trộn hai chất vào với nhau điện tử không thể chuyển từ AH đến MR → MR vẫn ở trạng thái ôxi hóa và có màu đỏ. - Khi cho clorophin vào và chiếu sáng thì diệp lục bị kích thích nên có chức năng truyền điện tử từ AH đến MR làm cho MR bị khử mất màu để lộ màu xanh của clorophin. (Thí sinh có thể trả lời: Khi clorophin vào, được kích thích bởi ánh sáng nên điện tử bật từ clorophin sang MR, làm cho MR bị khử mất màu để lộ màu xanh của clorophin, và điện tử từ AH chuyển sang bù lại điện tử vừa bị mất của clorophin). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu VI. Các câu sau đây đúng hay sai?Giải thích. 1. Người ta dùng khí cacbogen (5% CO2 và 95% O2) để cấp cứu người bị ngất do ngạt thở mà không phải O2 nguyên chất. 2. Động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch, hầu hết tập tính của chúng là tập tính học được. 3. Ở người, bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt là hai tên của cùng một bệnh.. Câu VII. 1. Đúng. - Nguyên tắc: Để cấp cứu người bị ngất do ngạt thở thì phải kích thích trung khu hô hấp, tăng sự lưu thông khí. + Tế bào sống cần O2 cho hô hấp nên cần lượng O2 lớn (95%). - Do CO2 có tác dụng kích thích trung khu hô hấp gián tiếp qua nồng độ H+ tác động lên thụ thể ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ làm tăng phản xạ hô hấp, nên cần một lượng CO2 nhỏ để gây phản xạ thở. - ngoài ra nồng độ CO2 trong máu tăng -> CO2 khuếch tán vào dịch não tủy tăng -> tăng nồng độ H + (giảm pH) -> kích thích thụ thể hóa học trung ương → gây tăng hô hấp. (cho tối đa 0,25 khi thí sinh chỉ cần trả lời được một trong hai ý) - Nếu dùng O2 nguyên chất, không có CO2 thì không kích thích được trung khu hô hấp 2. Sai, vì cơ sở thần kinh của tập tính học được là các phản xạ có điều kiện, mà: - Hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch có ít tế bào thần kinh, cấu tạo đơn giản nên khả năng học tập và rút kinh nghiệm kém. - Động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch thường có tuổi thọ ngắn nên ít thời gian học tập và rút kinh nghiệm 3. Sai Bệnh đái tháo đường do thiếu Insulin chuyển hóa đường => trong nước tiểu có chứa hảm lượng đường cao. Bệnh đái tháo nhạt là do thiếu ADH => tái hấp thụ nước ở ống lượn xa kém => đi tiểu nhiều. 1. Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật ít hoạt động, trong khi đó côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở ? 2. Cho biết các nguyên nhân đưa máu từ ngón chân về tim ở người? 1. * Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoạt động vì: - Máu chảy trong mạch và điều phối tới các cơ quan ở hệ tuần hoàn hở với tốc độ chậm. - Không đáp ứng được nhu cầu O2, thải CO2 của động vật hoạt động tích cực. * Côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở vì: - Côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để cung cấp O2 cho tế bào và thải CO2 ra khỏi cơ thể. - Côn trùng sử dụng hệ thống ống khí, các ống khí phân nhánh tới tận các tế bào. 2. Nguyên nhân đưa máu từ ngón chân về tim : - Sự co dãn của tim: + Tim co bóp đẩy máu chảy trong hệ mạch + Khi tim dãn, áp suất trong tâm thất giảm tạo ra lực hút máu từ tĩnh mạch về tim. - Áp suất âm của lồng ngực: Khi hít vào, thể tích lồng ngực tăng lên  áp. 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu VIII. Câu IX. suất trong khoang màng phổi càng âm hơn, tạo điều kiện để các tĩnh mạch lớn trong lồng ngực dãn ra, hút máu từ các tĩnh mạch nhỏ hơn về, đồng thời khi hít vào cơ hoành hạ xuống  áp suất trong khoang bụng tăng, ép vào tĩnh mạch chủ  đẩy máu về tim. - Hoạt động của các cơ xương: Khi các cơ xương co ép vào các tĩnh mạch  dồn máu chảy trong tĩnh mạch. - Van tĩnh mạch: Các van tĩnh mạch làm cho máu chảy theo một chiều từ tĩnh mạch về tim 1. Có ý kiến cho rằng có những đột biến gen làm cho một gen nào đó không bao giờ được phiên mã. Điều đó có đúng không? Giải thích. 2. Làm thế nào để có thể xác định được vị trí của một gen nào đó trong tế bào? 3. Hệ gen của sinh vật có thể được biến đổi bằng những cách nào? 1. Ý kiến đó đúng vì: - Đột biến làm hỏng hoặc mất promoter (vùng khởi động) khiến cho ARN polimeraza không thể bám vào và do vậy gen đột biến không phiên mã. - Đột biến ở vùng vận hành làm cho vùng này liên kết chặt với chất ức chế khiến gen cũng không được phiên mã. 2. Có thể dùng phép lai thuận nghịch để xác định sự tồn tại của gen trong tế bào + Nếu kết quả lai thuận và lai nghịch giống nhau → gen nằm trong nhân và trên NST thường. + Nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau và tỷ lệ phân ly kiểu hình khác biệt giữa các giới → gen nằm trong nhân và di truyền liên kết với giới tính. + Nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau,kết quả thu được theo dòng mẹ → gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất. 3. Có 3 cách làm biến đổi hệ gen của một sinh vật: - Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. - Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. - Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. Trong vườn đậu, cây cao (T) là trội so với cây thấp (t), hạt tròn (R) là trội so với hạt nhăn (r), hạt vàng (Y) là trội so với hạt xanh (y), hoa màu tím (A) là trội so với màu trắng (a). Biết rằng: Các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Cho lai hai cây đậu có kiểu gen RrYyAaTt với nhau, hãy xác định tỉ lệ F1: 1. Có kiểu gen rrYyAaTt. 2. Chỉ thuần chủng về hạt vàng, cây cao. 3. Có kiểu gen chứa 3 alen trội 4. Thuần chủng về hai tính trạng bất kì. 1. 1/4 x 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/32 2. RrYYAaTT: 1/2 x 1/4 x 1/2 x 1/4 = 1/64 3. C38/44 = 56/256 4. có C24 cách chọn 2 cặp gen với nhau. Với mỗi cách chọn 2 cặp gen có 4 dạng thuần chủng.. 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25. 0,25 0,5 0,5 0,25.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Vì 2 cơ thể đem lai có kiểu gen đều dị hợp giống nhau về tất cả các cặp gen nên xác suất mỗi dạng thuần chủng về 2 tính trạng bất kì là như nhau. Xác suất của 1 dạng thuần chủng hai tính trạng bất kì, ví dụ như: RRYYAaTt: 1/4 x 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/64 => Tỉ lệ cây thuần chủng về 2 tính trạng bất kì: C24 x 4 x 1/64 = 24/64 = 3/8 Một quần thể ruồi giấm đang ở trạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen quy định màu thân, trong đó: alen A quy định thân xám, Câu X alen a quy định thân đen. Trong quần thể tỉ lệ các cá thể thân đen chiếm 36%, người ta chọn ra ngẫu nhiên 10 cặp đều có thân xám. 1. Tính xác suất để cả 10 cặp cá thể này đều có kiểu gen dị hợp tử. 2. Nếu ở thế hệ ban đầu chỉ cho các cá thể thân xám giao phối với nhau, thì đời con thu được bao nhiêu % cá thể thân xám. 1. Tần số alen. 0,25. 0,25. 0,25. 2. q(a) = q  0,36 0,6  P (A) = 1 – 0,6 = 0,4 Tần số kiểu gen dị hợp (Aa) 2pq Aa = 2. 0,6. 0,4 = 0,48 Tỉ lệ kiểu gen dị hợp / tổng số cá thể thân xám là:. . 0,25 0,25. 2 pq 0,48 0,48 3    2 0,16  0,48 0,64 4 p  2 pq. . + Xác suất của một cặp đực cái thể dị hợp tử về cặp gen Aa là (3/4) 2 + Xác suất để cả 10 cặp đực cái đều dị hợp tử là (3/4) 2.10 2. Thế hệ ban đầu là: 0,16 AA : 0,48Aa : 0,36aa Chỉ cho các cá thể thân xám giao phối với nhau => tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể tham gia sinh sản: 0,16/(0,16 + 0,48) AA : 0,48/(0,16 + 0,48) Aa = 1  0,25 AA : 0,75 Aa Tần số các alen trong quần thể tham gia sinh sản: p(A) = 0,25 + 0,375 = 0,625; q(a) = 0,375 => thân xám ở thế hệ sau là: p2 + 2pq = 0,6252 + 2x0,375x0,625= 0,859375 = 85,9375% Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày khác với đáp án nếu chính xác, khoa học vẫn được điểm tối đa. ---Hết---. 0,25. 0,25. 0,25 0,5.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×