Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Cac chu de GDNGLL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chủ đề hoạt động tháng 9:. TN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CNH - HĐH ĐẤT NƯỚC  I.Mục tiêu hoạt động: -Học sinh hiểu được vai trò của CNH, HĐH trong qua trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH. Có thái độ tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. -Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai. -Tích cực chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện. Vận dụng phương pháp học tập tích cực vào các tiết học, môn học cụ thể. -Có ý thức tôn trọng luật giáo dục, có trách nhiệm với việc thực hiện luật giáo dục và vận dụng những người xung quanh thực hiện tốt các điều khoản của luật giáo dục trong phạm vi thực hiện của người học sinh. II.Nội dung hoạt động: -CNH, HĐH có tầm quan trọng như thế nào trong xây dựng và phát triển đất nước. -Để thực hiện CNH, HĐH cần có những điều kiện gì về con người. -Vai trò trách nhiệm của thanh niên, học sinh THPT trong nhà trường và trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước là gì? -Trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở THPT giữa các học sinh cùng lớp. -Thi tìm hiểu một số vấn đề cơ bản trong luật giáo dục đặc biệt những vấn đề liên quan đến học sinh và trách nhiệm của học sinh. III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan về nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh. - Chuẩn bị các câu hỏi. - Giao cho cán bộ lớp phân công các bạn chuẩn bị câu trả lời. - Thể lệ chấm điểm. 2.Học sinh: - Nhận vấn đề hoặc câu hỏi, phân công trả lời cho các bạn trong tổ, nhóm của mình. - Trang trí lớp, kê bàn ghế. - Cử người dẫn chương trình, thư ký, giám khảo, thống nhất chương trình hành động. - Chuẩn bị cây hoa, câu hỏi gắn trên cây. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. IV. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu: ( 5’ ) - Người điều khiển cho cả lớp hát tập thể bài “Lên Đàng” nhạc Lưu Hữu Phước. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu đại biểu, đội thi. 2.Hoạt động 1: Đội nào nhanh hơn ( 45’ ) - Nội dung: thi hỏi đáp nhanh về vai trò của thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Cách tiến hành: + Chia lớp làm 2 đội. + Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi, mỗi đội có thời gian suy nghĩ 10 giây. Đội nào có tín hiệu trước sẽ cử đại diện trả lời. + Ban giám khảo chấm điểm +Sau 10 giây, không đội nào có tín hiệu người dẫn chương trình sẽ hỏi khán giả. ( Câu hỏi: a. CNH, HĐH đất nước là gì?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> b. CNH, HĐH tập trung vào các lĩnh vực? c. Quá trình CNH, HĐH đất nước đang đặt ra những yêu cầu gì? d. CNH, HĐH có tầm quan trong như thế nào trong XD và phát triển đất nước? e. Muốn đất nước tiến lên HĐH người dân phải có trình độ như thế nào? f. CNH, HĐH có mối quan hệ như thế nào? g. Để thực hiện CNH, HĐH cần có những điều kiện gì về con người? h. Để góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, người thanh niên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường có nhiệm vụ gì? 3.Hoạt động 2: Chương trình văn nghệ ( 25’ ) Người thực hiện chương trình văn nghệ, giới thiệu các tiết mục văn nghệ. ( Câu hỏi khán giả: a.Thế nào là HĐH nông thôn? b.Hãy so sánh phương pháp học tập ở lớp 9 và lớp 10. 4.Hoạt động 3: Hái hoa dân chủ ( 50’ ) -Người dẫn chương trình nêu cách chơi: trên cây hoa có rất nhiều hoa với các yêu cầu khác nhau., mỗi đội cử người lên hái hoa, người hái hoa sẽ đọc to yêu cầu của hoa, hội ý ở đội 30 giây và trả lời câu hỏi. Người dẫn chương trình làm trọng tài. Trên cây có 12 câu hỏi nhưng mỗi đội chỉ được bốc thăm 5 câu, tổng số câu trả lời cho 2 đội là 10 câu. Sau khi thi xong nếu phân thắng bại thì thôi. Nếu 2 đội bằng điểm nhau sẽ còn 2 câu hỏi nữa trên cây. Người dẫn chương trình bốc thăm câu hỏi và đọc to cho 2 đội cùng nghe. -Đội nào trả lời trước đúng đội đó sẽ thắng. Điểm tối đa của mỗi câu 10 điểm. Câu hỏi: 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân được luật giáo dục qui định: a. Điều 7 b. Điều 8 c. Điều 9 2. Người học là người đang học tập tại nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân. a. Đúng b. Sai 3. Giáo dục phổ thông gồm: a. Giáo dục tiểu học b. Giáo dục THCS c. Giáo dục THPT d. Cả a,b,c đúng 4. Câu mở đầu của điều 9 là câu nào trong 3 câu sau đây: a. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong Giáo dục. b. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc tiểu số. c. Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. 5. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ ……………… ……………….. , ………………… ……………… trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. 6. Giáo dục phổ thông nhằm giúp gì cho học sinh. 7. Người học có những nhiệm vụ gì? 8. Người học có quyền lợi gì? 9. Thế nào là phương pháp học tập tích cực. 10. Tại sao học sinh phải cần thiết học tập theo phương pháp tích cực. 11. Tác dụng của phương pháp học tập tích cực so với phương pháp học tập cổ truyền NTN? 12. Là học sinh các em phải làm gì để học tập theo phương pháp học tập tích cực? 13. Văn nghệ đợi tổng kết điểm 14.Cơng b? k?t qu? cu?c thi 15.Trao phần thưởng cho đội thắng V. Kết thúc hoạt động: - Người điều khiển mời GVCN phát biểu ý kiến. - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của lớp và nhắc nhở cho hoạt động tiếp theo. ====================================================================.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chủ đề hoạt động tháng 10:. THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH  I.Mục tiêu hoạt động: 1.Kiến thức: - Hiểu được tình bạn, tình yêu, gia đình, lứa tuổi vị thành niên và vai trò gia đình trong giáo dục. - Xây dựng tình bạn trong sáng. - Biết ứng xử tốt trong quan hệ bạn bè, gia đình. 2.Kỷ năng: - Giao tiếp khéo léo, ứng xử tế nhị. - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến. 3.Thái độ: - Nghiêm túc xây dựng mối quan hệ bạn bè. - Có ý thức trách nhiệm và hành vi ứng xử. II.Nội dung hoạt động: - Thế nào là tình bạn, tình yêu? - Khác biệt giữa tình bạn và tình yêu là gì? - Nên có tình yêu trong lứa tuổi vị thành niên không? Tại sao? - Ýù nghĩa của tình bạn, tình yêu trong cuộc sống con người ? - Vai trò và hạnh phúc gia đình trong giáo dục lứa tuổi vị thành niên? III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Sưu tầm tài liệu, tìm hiểu nội dung tình bạn, tình yêu và gia đình của lứa tuổi TN - Hướng dẫn học sinh tham khảo tài liệu, tìm tòi thêm một số câu thơ, truyện ca ngợi tình cảm trên. - Giáo viên thông báo cho học sinh nội dung của câu hỏi, gợi ý trả lời câu hỏi và các hình thức tổ chức hoạt động. - Phân công học sinh: + Dẫn chương trình và điều khiển các hoạt động. + Giám khảo. + Tổ chức buổi học. + Tập diễn một số tiểu phẩm về tình bạn ( 1 hoặc 2). 2.Học sinh: - Tìm và tham khảo sách báo, tài liệu liên quan đến chủ đề hoạt động. - Viết bài hùng biện tình bạn chân chính. - Chuẩn bị khâu tổ chức tốt: văn nghệ phục vụ, trang trí lớp, thành phần tham dự, … IV. Tổ chức hoạt động: 1.Ổn định: Lớp 10A3 ( 5’) 2.Tuyên bố lý do: ( 1’) 3.Giới thiệu đại biểu: ( 2’) - Giáo viên chủ nhiệm. - Giáo viên GDCD, GVSH. 4.Giới thiệu thành phần: ( 1’ ) - Giám khảo. - Thư ký. 5.Giới thiệu các hoạt động: ( 1’) - Hái hoa dân chủ. - Hùng biện. - Thi ứng xử tình huống trong giao tiếp, ứng xử..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 6.Thực hiện các hoạt động: a.Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ ( 30’) - Mỗi tổ cử đại diện lần lượt hái hoa. Mỗi câu hỏi đúng sẽ ghi được nhận 20 điểm. - Qua 2 lần, ban giám khảo sẽ tuyên bố điểm nhận xét và phát thưởng cho tổ nào đạt điểm cao nhất. Nội dung câu hỏi: 1. Thế nào là tình bạn chân chính? 2. Tình bạn và tình yêu có điểm nào khác nhau? 3. Bạn bè trong học tập có trách nhiệm giúp nhau không? Tại sao? 4. Trong lứa tuổi học sinh, bạn có nên yêu không? Tại sao? 5. Vì sao ở tuổi vị thành niên không thể lập gia đình? 6. Cở sở của một gia đình hạnh phúc là gì? 7. Vai trò của cha mẹ, anh chị em đối với bạn trong đời sống ( nhất là học tập ) như thế nào? b. Hoạt động 2: Thi hùng biện ( 30’ ) - Giới thiệu nội dung hùng biện. - Mời các thí sinh ( 4 hoặc 2 ) lần lượt trình bày nội dung hùng biện. - Các học sinh bên dưới đặt từ 2 – 3 câu hỏi phỏng vấn người hùng biện. - Giám khảo công bố điểm. Nhận xét chung và cho biết người đạt giải. - Giáo viên chủ nhiệm trao giải thưởng. c. Hoạt động 3: Thi xử lý tình huống trong giao tiếp, ứng xử ( 60’ ) - Người dẫn chương trình: giới thiệu 3 tiểu phẩm ( 2 tổ kết hợp thực hiện 1 tiểu phẩm), ( xử lý tình huống, ứng xử ). - Tổ cử đại diện lên thực hiện tiểu phẩm và đặt ra 3 câu hỏi. - Học sinh trả lời câu hỏi. BGK tính điểm cho từng tổ, nhận xét chung và công bố. + Tiểu phẩm nào diễn, ý nghĩa hay nhất? + Đặt và trả lời câu hỏi hay? - Phát thưởng. V. Kết thúc hoạt động ngoài giờ: ( 5’) - Giáo viên GDCD có ý kiến nhận xét, đánh giá buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Giáo viên chủ nhiệm: + Nhận xét chung. + Rút kinh nghiệm. + Một số công việc cần thực hiện cho tiết học GDNGLL tháng tới.. Chủ đề hoạt động tháng 11:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO  I.Mục tiêu hoạt động: - Hiểu được nội dung và giá trị của truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, xác định được trách nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đó. - Biết cách xử sự đúng mực với thầy, cô giáo. - Kính trọng, yêu quí thầy cô giáo; tích cực, tự giác học tập để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. II.Nội dung hoạt động: - Ca ngợi công lao của thầy, cô giáo. - Những dòng cảm xúc của thầy, cô giáo. - Giao lưu với học sinh tiêu biể của trường để học tập và rèn luyện đạt kết quả tốt. - Kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam. III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Gợi ý một số chủ đề cụ thể (thơ, văn, kể truyện, …) để học sinh viết bài nói lên cảm xúc của mình đối với thầy cô giáo. - Mời một số học sinh tiêu biểu của trường tham dự. - Chuẩn bị các câu hỏi cho các học sinh thi trả lời. - Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp phân công công việc. 2.Học sinh: - Trang trí lớp. - Chuẩn bị một số phần quà. - Phát động toàn bộ lớp ai cũng có bài viết hoặc sưu tầm theo gợi ý nội dung ở trên. - Mỗi tổ(nhóm) tổng hợp chọn bài viết, bài sưu tầm hay để tham gia thi “ Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo”. - Ban giám khảo ( ban cán sự lớp ) nhận bài các tổ dự thi, chấm điểm các bài nhất, nhì, ba ở từng thể loại khác nhau. - Mỗi tổ chuẩn bị vài câu hỏi để giao lưu. - Chọn vài học sinh phục vụ văn nghệ (chủ đề thầy, cô giáo). - Cử người dẫn chương trình, thư ky,ù giám khảo thống nhất chương trình hành động. IV. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu ( 5’) - Người dẫn chương trình nêu ý nghĩa buổi sinh hoạt. - Giới thiệu đại biểu, ban giám khảo, các nhóm dự thi. - Thông báo chương trình hành động. 2.Hoạt động 1: ( 30’) a.Nội dung: Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo. b.Cách tiến hành: - Người dẫn chương trình mời đại diện ban giám khảo báo cáo tóm tắt kết quả sưu tầm, sáng tác của các nhóm theo chủ đề hoạt động trên. - Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi “Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo”. - Sau đó mời đại diện các tổ có bài dự thi đạt giải lên thể hiện lại bài đạt giải của mình (như đọc diễn cảm bài thơ hoặc kể lại chuyện…). - Sau cùng là trao phần quà cho các tổ đạt giải. 3.Hoạt động 2: ( 10’) a.Nội dung: văn nghệ, ca ngợi, biết ơn công lao thầy, cô giáo. b.Các tiến hành: Người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ: + Bài “ Bụi phấn”.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Bài “ Người thầy” 4.Hoạt động 3: ( 45’ ) a.Nội dung: Giao lưu với học sinh tiêu biểu của trường. b.Cách tiến hành: - Cả lớp hát bài “ Nối vòng tay lớn” - Người dẫn chương trình giới thiệu anh (chị) học sinh tiêu biểu để giao lưu. (Câu hỏi giao lưu: 1. Anh (chị) đã vượt khó như thế nào? Mặc dù nhà xa anh (chị) đi lại khó khăn nhưng vẫn đảm bảo giờ học tốt. 2. Anh (chị) cho biết thời khoá biểu ở nhà để em học tập? 3. Gặp bài tập khó Anh (chị) giải quyết như thế nào? Có thể cho em biết một vài kinh nghiệm. 4. Người ta nói “ Học thầy không tày học bạn”. Vậy Anh (chị) đã vận dụng câu tục ngữ này như thế nào để trở thành người học sinh tiêu biểu? 5. Anh (chị) có giúp bạn bè trong nhóm tiến bộ không? Giúp bằng cách nào? 6. Nếu Anh (chị) giúp bạn như thế sẽ mất thời gian vậy Anh (chị) phân bố thời gian ntn? - Sau những câu hỏi giao lưu, mời học sinh tiêu biểu phát biểu ý kiến của mình. - Đại diện lớp lên tặng quà cho học sinh tiêu biểu. - Kết thúc là bài hát “Bạn tôi”. 5.Hoạt động 4: ( 45’) a.Nội dung: Tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của truyền thống tôn sư trọng đạo. b.Cách tiến hành: Thi trả lời câu hỏi: - Chia lớp làm 3 đội. - Có một số câu hỏi để trên bàn giáo viên. Đội 1 sẽ cử 1 bạn lên bốc câu hỏi, sau đó đọc to câu hỏi cho các đội cùng nghe. Các đội sẽ suy nghĩ thảo luận trong 15 giây, đội nào có tín hiệu trước sẽ được trả lời. Nếu trả lời sai thì đội khác được quyền trả lời. Tiếp theo là đội 2, đội 3 lần lượt lên bốc câu hỏi. Thực hiện 2 lượt (mỗi đội bốc câu hỏi 2 lần). (Câu hỏi: 1. Lễ nhà giáo Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? 2. Vì sao lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam? 3. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư “ bạn nghĩ gì về câu này? 4. Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” ngày nay còn phù hợp không? 5. Nếu có một bạn HS nào trong lớp có thái độ vô lễ với thầy, cô giáo bạn sẽ làm gì? 6. Điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Muốn sang thì ……… Muốn con hay chữ thì ………..” 7. Câu: “ Em trồng giàn bông trước cửa nhà em, em giành 1 cây cho cô giáo hiền” là câu mở đầu trong bài hát nào? Tác giả là ai? - Khi 3 đội trả lời xong, cho 3 đội giao lưu bằng cách: đội A sẽ đặt ra câu hỏi cho đội B trả lời, đội B đặt 1 câu hỏi cho đội C trả lời, đội C đặt câu hỏi cho đội A trả lời. Sau câu trả lời của đội bạn thì đội đặt ra câu hỏi phải nêu ra đáp án và nhận xét câu trả lời của đội bạn là đúng hay sai. - Ban giám khảo tổng hợp điểm và công bố đội nào nhất, nhì, ba. - Phát thưởng cho đội về nhất, nhì. V. Kết thúc hoạt động: ( 5’) Người dẫn chương trình mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.. Chủ đề hoạt động tháng 12:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC  I.Mục tiêu hoạt động: - Hiểu rõ trách nhiệm của TN học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Học sinh hiểu được các loại tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ma tuý; tác hại của tệ nạn xã hội, có thái độ tích cực lên án, đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến các tệ nạn xã hội trong học sinh. II.Nội dung hoạt động: - Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần xây dựng đất nước. - Thanh niên và nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội. - Kỉ niệm ngày quốc phòng toàn dân. III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan về nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh. - Chuẩn bị các câu hỏi. - Giao cho cán bộ lớp phân công các bạn chuẩn bị câu trả lời. - Thể lệ chấm điểm. 2.Học sinh: - Nhận vấn đề hoặc câu hỏi, phân công trả lời cho các bạn trong tổ, nhóm của mình. - Trang trí lớp, kê bàn ghế. - Cử người dẫn chương trình, thư ký, giám khảo. - Chuẩn bị tiết mục văn nghệ. IV. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu: (5’) - Người dẫn chương trình cho cả lớp hát tập thể bài “Lên đàng” nhạc Lưu Hữu Phước. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu đại biểu, đội thi. 2.Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ ( 35’) 1. Có người rủ bạn thử hút ma tuý, bạn sẽ nói với người bạn đó như thế nào? 2. Khi bạn nhìn thấy một người hàng xóm buôn bán ma tuý, bạn sẽ làm thế nào? 3. Có người nói thấy ma tuý phải tránh xa, nên thấy một bạn hít hêrôin tôi liền bỏ đi ngay, như vậy đúng hay sai? Tại sao? 4. Bạn nghĩ gì về phòng trào xây dựng khu phố làng xóm văn hóa? 5. Có người nói rằng học sinh còn đang đang sống phụ thuộc vào gia đình nên không cần tham gia các hoạt động từ thiện, theo bạn đúng hay sai? Tại sao? 6. Ba tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá. 7. Là một học sinh, bạn phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc? 8. Tỉnh Đồng Tháp hiện nay có bao nhiêu người bị nhiễm HIV? 9. Tỉnh Đồng Tháp, trại ma tuý thuộc xã, huyện nào? 10. Nếu người thân bị nhiễm HIV,bạn có dùng thức ăn chung với người ấy không?Vì sao? 11. Vào tháng 12 trường bạn thường phát động phòng trào thi đua nào? 12. Ngay trong năm nay nhà nước yêu cầu các em tham gia thanh niên xung phong, các em nghĩ thế nào? + Chia lớp làm 6 đội. + Các đội lần lượt lên bốc thăm, suy nghỉ trong 10 giây và trả lời câu hỏi. + Ban giám khảo chấm điểm. + Văn nghệ để thư ký cộng điểm ( 10’) + Sau hoạt động 1, loại 1 đội có số điểm thấp nhất. 3.Hoạt động 2: Trắc nghiệm ( 30’).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Chỉ còn 5 đội. Loại 1 đội có điểm thấp nhất. Câu hỏi: 1. Ma tuý có bao nhiêu loại? a. 246 b. 247 c. 248 d. 245 2. Ma tuý được phân chia bao nhiêu nhóm chính? a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 3. Ngày quốc phòng toàn dân là ngày, tháng nào? a. 22/11 c. 22/12 d. 24/12 d. 25/12 4. Hít thử mấy lần thì có thể xem là nghiện ma tuý? a. Chỉ 1 lần b. Ba lần trở lên c. Năm lần trở lên d. Hai lần 5. Ngày thế giới phòng chống AIDS? a. 10/12 b. 6/12 c. 22/12 d. 1/12 6. Tác hại của Ma tuý đến sức khoẻ: a. Suy nhược cơ thể b. Có thể chết người c. Vị thành niên không thể phát triển bình thường. d. Cả 3 câu a, b, c đều đúng. 4.Hoạt động 3: Văn nghệ ( 20’ ) + Chọn 6 học sinh chia làm 2 đội. + Bốc thăm: 6 thăm. + Hát theo chủ đề: Nếu hát trọn bài là 20 điểm, nửa bài 10 điểm, 1 đoạn 4 điểm.  Thanh niên (2 thăm)  Đất nước (2 thăm)  Tình bạn (2 thăm) 5.Hoạt động 4: Đôi bạn hiểu nhau ( 20’) + Đại diện 2 bạn trong nhóm thể hiện. + (Còn 4 đội) sau đó loại 1 đội có điểm thấp. ( Câu hỏi: 1. Bạn hãy diễn tả “cơn nghiện” ma tuý. 2. Bạn hãy diễn tả “sự đau kho”å của người thân khi trong gia đình có người bị nghiện ma tuý. 3. Bạn hãy diễn ta, một người bị nhiễm “HIV sắp chết”. 4. Bạn hãy diễn tả Bạn là “một tên trộm”. ( Ghi chú: nếu 4 đội đồng điểm bốc thăm ( 3 thăm may mắn + 1 thăm bị loại) 6.Hoạt động 5: Văn nghệ ( 5’) 7.Hoạt động 6: Trò chơi ô chữ ( 15’ ) + Chỉ còn 3 đội. + Hình thức: Đoán từng chữ cái khi bốc thăm, thăm gồm: 10 điểm, 5 điểm, …, mất lượt, thêm lượt, mất điểm, gấp đôi,… Ô chữ: 1. TUYÊN TRUYỀN ( 11 chữ cái) Đây là một hình thức khá phổ biến trong việc phòng chống ma tuý? 2. TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN( 18 chữ cái) Đây là một ngày lễ kiû niệm trong tháng 12. ( Đáp án: Trắc nghiệm 1. b 2.c 3.b 4.a 5.d 6.d V. Kết thúc hoạt động ngoài giờ: - Giáo viên chủ nhiệm: + Nhận xét chung. + Rút kinh nghiệm. + Một số công việc cần thực hiện cho tiết học GDNGLL tháng tới. Chủ đề hoạt động tháng 1:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC  I.Mục tiêu hoạt động: - Học sinh hiểu được tính riêng biệt, tính cụ thể của nền văn hoá dân tộc là một bộ phận của nền văn minh nhân loại: Trách nhiệm của công dân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. - Phát huy kỹ năng nghiên cứu các vấn đề VHXH của gia đình địa phương và đất nước. - Có thái độ tôn trong nền văn hoá, lịch sử dân tộc mình nuôi dưỡng thái độ tôn trọng tất cả các dân tộc và các nền văn hoá của họ. II.Nội dung hoạt động: - Báo cáo các kết quả tìm hiểu các DT lịch sử, di sản văn hóa của địa phương, đất nước. - Trò chơi ô chữ về di sản văn hoá tỉnh Đồng Tháp. - Câu hỏi trả lời nhanh về những giá trị lịch sử của các di sản văn hoá của địa phương của đất nước và của thế giới. - Hội thi nét đẹp tuổi thanh niên. III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan về nội dung để cung cấp cho học sinh. - Chuẩn bị các câu hỏi. - Giao cho cán bộ lớp phân công các thành viên trong lớp thực hiện nội dung. - Thể lệ chấm điểm. 2.Học sinh: - Nhận vấn đề hoặc câu hỏi, phân công trả lời cho các bạn trong tổ, nhóm của mình. - Trang trí lớp, kê bàn ghế. - Cử người dẫn chương trình, thư ký, giám khảo, thống nhất chương trình hành động. - Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ. IV. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu: (5’) - Người dẫn chương trình cho cả lớp hát tập thể bài “Ca khúc truyền thống của trường”. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu đại biểu, đội thi. 2.Hoạt động 1: Báo cáo kết quả tìm hiểu di tích lịch sử, di sản văn hóa của địa phương của đất nước ( 45’)  Cách tiến hành: - Chia lớp thành 4 đội. - Người dẫn chương trình lần lượt mời từng đội lên báo cáo kết quả tìm hiểu của đội mình, thời gian báo cáo là 10 phút. - Các tổ khác đặt câu hỏi để tổ báo cáo có thể giải đáp thắc mắc mắc.  Nội dung tìm hiểu: - Khái niệm di sản văn hóa. - Văn hoá vật thể, phi vật thể của địa phương của đất nước. - Ýù kiến của mình về khái niệm di sản văn hóa. - Cho ví dụ về văn hoá vật thể, phi vật thể. - Mô tả giá trị của DSVH mà em biết ( giá trị nghệ thuật, giá trị LS, giá trị địa chất). - Di sản văn hóa nào mà em tìm hiểu mô tả lại cho cả lớp nghe. - Chúng ta làm gì để bảo vệ, phát triển các di sản văn hóa đó. - Kiến nghị ( nếu có). Ban giám khảo dựa vào những ý kiến đó cho điểm (có thể mỗi 1 ý tưởng cho 1 điểm). ( Chương trình văn nghệ giao lưu ( 15’). 3.Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ về di sản văn hóa Trà Vinh ( 30’).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ( Cách tiến hành: - Người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện mỗi tổ, lên bốc thăm và trả lời, người bốc thăm không đoán được chữ thì đến người tiếp theo ( bốc thăm chọn vị trí, hình thức như “Chiếc nón kỳ diệu”. - Trong các thăm có ghi điểm từ 10 – 90 điểm, thăm mất điểm, thăm may mắn, thăm mất lượt, thăm thưởng. ( ô chữ : 1. BA ĐỘNG ( 6 chữ ) Đây là khu du lịch gắn với văn hóa sông nước Trà Vinh ? 2. LONG VĨNH (8 chữ ) Đây là căn cứ Cách Mạng đầu tiên của Huyện Duyên Hải? 3. NGUY?N TH? ÚT ( 11 chữ ) “Còn lai quần cung đánh” là câu nói nổi tiếng của Ch?. 4.Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi về hội thi nét đẹp tuổi thanh niên ( 20’ ) ( Cách tiến hành: + Mỗi đội cử 2 -> 3 thành viên: khi Người dẫn chương trình đọc câu hỏi đội nào có tín hiệu trước thì trả lời trước. ( Câu hỏi: 1. Theo bạn những dấu hiệu nào biểu hiện nét đẹp văn hóa của tuổi thanh niên nói chung? 2. trong quan hệ tình bạn khác giới, theo bạn nên có những các ứng xử như thế nào là đẹp, là có văn hoá? 3. Bạn hiểu thế nào là ứng xử có văn hóa? 4. Nét đẹp văn hoá của thanh niên được thể hiện ntn trong trang phục hằng ngày? 5. Thanh niên có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn những nét văn hoá của lứa tuổi mình? 6. Tích cực rèn luyện thân thể, học tập và tham gia các hoạt động khác có kế hoạch là nét đẹp văn hoá của thanh niên. Bạn hãy bình luận ý kiến trên? 7. Định hướng học sinh tham gia vào cộng tác chuẩn bị: bàn bạc về cách thức tiến hành, phân công lực lượng chuẩn bị (về nội dung,về tổ chức, về điều hành hoạt động, về nhiệm vụ của từng học sinh, về các điều kiện cơ sở vật chất,…) V. Kết thúc hoạt động ngoài giờ: - Giáo viên chủ nhiệm: + Nhận xét chung. + Rút kinh nghiệm. + Một số công việc cần thực hiện cho tiết học GDNGLL tháng tới.. Chủ đề hoạt động tháng 2:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> THANH NIÊN VỚI LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG  I.Mục tiêu hoạt động: - Học sinh hiểu rõ được lý tưởng cách mạng mà Đảng ta đã chỉ ra: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ đó xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc phấn đấu thực hiện lý tưởng đó. - Có thái độ tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng cách mạng mà Đảng đã chỉ ra, tích cực phấn đấu để thực hiện lý tưởng đó. - Quyết tâm học tập và rèn luyện vì lý tưởng cách mạng, trước hết là tích cực học tập và công tác đoàn thanh niên. - Biết thêm một số bài hát và biết hát các bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi Đoàn. II.Nội dung hoạt động: - Khắc sâu cho học sinh về ý nghĩa của sự ra đời Đảng cộng sản việt nam. Từ sự hiểu biết về đảng về lý tưởng của đảng. Học sinh tổ chức tọa đàm về vai trò trách nhiệm của đoàn viên với lý tưởng cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã chỉ ra. - Tổ chức các hoạt động văn nghệ ca ngợi Đảng Cộng Sản Việt Nam để học sinh thêm yêu mến tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Giao cho cán bộ lớp phối hợp với cán bộ chi đoàn phát động toàn thể đoàn viên thanh niên tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Chuẩn bị một số câu hỏi tổ chức hái hoa dân chủ. Phát động phong trào sưu tầm và tập hát các bài ca ngợi Đảng. 2.Học sinh: - Nhận vấn đề hoặc câu hỏi, chia nhóm, phân công cụ thể từng bạn trong nhóm. - Trang trí lớp kê bàn ghế. - Cử người dẫn chương trình, thư ký, giám khảo, thống nhất chương trình hành động. - Chuẩn bị cây hoa. - Chuẩn bị một số tiết muc ca ngợi đảng, đoàn, Bác, quê hương đất nước. IV. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu: - Người điều khiển cho cả lớp hát bài “Ca ngợi Đảng Cộng Sản Việt Nam”. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. a. Hoạt động 1: Thi hùng biện ( 45’ )  Nội dung hoạt động: Thi tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển của Đảng. Nhấn mạnh tính tất yếu và ý nghĩa của sự kiện đó.  Cách tiến hành: - Chia lớp làm 3 đội, đại diện các đội lên trình bày bài thi của mình. - Ban giám khảo phát vấn thí sinh dự thi. - Công bố kết quả điểm.  Câu hỏi chung: cho biết quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ý nghĩa của sự kiện đó.  Câu hỏi ban giám khảo: 1. Cho biết mục tiêu của Đảng Cộng Sản vạch ra là gì? 2. Để đạt mục tiêu của Đảng đề ra mỗi công dân cần phải làm gì? 3. HS còn đi học cần phải làm gì để góp phần thực hiện MT mà Đảng đã ?? ra. b. Hoạt động 2: Thi hái hoa dâng chủ ( 45’)  Cách tiến hành:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Người dẫn chương trình nêu cách chơi: Chia 2 đội chơi, mỗi đội cữ đại diện lên hái hoa, đọc to yêu cầu của hoa, hội ý đội 30 giây, trả lời câu hỏi. - Trên cây có 10 câu hỏi, mỗi đội sẽ bốc thăm 4 câu. - Mỗi câu hỏi trả lời đúng điểm tối đa 10 điểm (tùy vào mức độ trả lời ban giám khảo quyết định số điểm). - Mỗi đội sau lần trả lời thứ 4 người dẫn chương trình công bố kết quả điểm, nếu: điểm 2 đội có sự chênh lệch, người chương trình tuyên bố đội thắng cuộc. Nếu 2 đội bằng điểm nhau người chương trình đọc to câu hỏi còn lại ( câu hỏi còn lại 1 ) đội nào có tín hiệu trước, trả lời đúng kết thúc cuộc chơi. Nếu cả 2 đội không trả lời được người chương trình đọc to câu hỏi còn lại.  Câu hỏi: 1. Thế nào là dân giàu? 2. Tại sao có dân giàu thì nước mới mạnh? 3. Nhà nước ta đã làm gì để cho dân giàu nước mạnh. 4. Thế nào là xã hội công bằng dân chủ, văn minh? 5. Tại sao nước phải mạnh? 6. Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam là ai? 7. Mô hình xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội như thế nào? 8. Theo em con người VN, con người mới hiện nay cần có những đặc điểm nào? 9. Theo em những thành tố nào cần có ở người lao động mới ở nước ta hiện nay? 10. Là ?VTN em hãy cho biết nguyên tắc hoạt động của tổ chức đoàn là gì? c. Hoạt động 3: Hội thi văn nghệ (60’)  Nội dung: Hát về Đoàn, về Bác, về quê hương đất nước.  Cách tiến hành: Tổ chức thi đơn ca, song ca, tốp ca. - Đơn ca 4 tiết mục. - Song ca, tốp ca 4 tiết mục. - Người dẫn chương trình mời các thí sinh đăng ký dự thi lên trình bày nhạc phẩm mình chọn theo chủ đề, thứ tự trình bày 1 đơn ca, 1 song tốp ca. - Tiêu chuẩn đánh giá: hát đúng lời, rõ 10 điểm ( tùy mức độ ban giám khảo quyết định số điểm mỗi đội (mỗi thí sinh)). - Thư ký tổng kết kết quả hội thi. V. Kết thúc hoạt động: - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của lớp. - Mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét kết quả hoạt động. - Người dẫn chương trình nêu hoạt động tiếp theo.. Chủ đề hoạt động tháng 3:. THANH NIÊN VỚI VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP .

<span class='text_page_counter'>(13)</span> I.Mục tiêu hoạt động: - Học sinh nhận thức được ý nghĩa của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, từ đó định ra được phương hướng lựa chọn ngành nghề theo khối học nào cho phù hợp với khả năng, điều kiện bản thân và gia đình. - Biết cách tìm hiểu, phân tích, khái quát các hướng ngành nghề cho phù hợp. - Học sinh có được những hiểu biết về một số ngành nghề, nhất là những ngành nghề mà bản thân đang có hướng, có ý định tiếp cận để hiểu rõ hơn. - Biết phân tích, so sánh tính chất, đặc điểm của các ngành nghề khác nhau, từ đó định hướng cho việc chọn nghề của bản thân. II.Nội dung hoạt động: - Thảo luận chuyên đề “Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp”. - Viết tham luận “Tìm hiểu về các nghề”. - Thi tìm hiểu về các ngành nghề. - Thi hát về các ngành nghề. III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Nêu yêu cầu, mục đích của hoạt động cho học sinh toàn lớp biết. - Chuẩn bị phần thưởng. - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan về nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh . - Chuẩn bị câu hỏi. - Giao cho cán bộ lớp phân công các bạn chuẩn bị trả lời câu hỏi. - Thể lệ chấm điểm. 2.Học sinh: - Trang trí lớp, sắp xếp bàn ghế. - Cử người dẫn chương trình, thư ký, giám khảo. - Mỗi học sinh tự tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để chuẩn bị ý kiến phát biểu hoặc xây dựng cho mình ước mơ về một nghề tương lai. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. IV. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu:(5’) - Người điều khiển cho cả lớp hát tập thể bài hát “Lên đàng” nhạc của Lưu Hữu Phước. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu đội thi. 2.Hoạt động 1: Thảo luận về vấn đề lập nghiệp ( 45’ ) ( Nội dung: Thảo luận o Câu 1: Theo bạn, học sinh lớp 10 có cần quan tâm tới vấn đề lập nghiệp? Vì sao có? Vì sao không? o Câu 2: Bước đầu của lập nghiệp là chọn cho mình một nghề. Vậy theo bạn khi chọn nghề cho bản thân, chúng ta cần lưu ý những điều kiện gì? o Câu 3: Có ý kiến cho rằng: nghề nghiệp của bản thân là do cha mẹ quyết định, miễn là có nhiều tiền. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này? ( Cách tiến hành: o Thảo luận theo tổ (chia lớp làm 4 tổ). Rút ra ý kiến chung của tổ, cử người đại diện phát biểu. o Thảo luận chung cả lớp (các tổ cử người phát biểu). Rút ra ý kiến chung của lớp. o Giáo viên chủ nhiệm rút ra nhận xét. 3.Hoạt động 2: ( Nội dung: Thi hát theo chủ đề “nghề nghiệp”. ( Cách tiến hành: Chia lớp làm 4 đội..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> o Bốc thăm chọn thứ tự đội hát ( thứ 1, thứ 2, thứ 3, thứ 4). o Đội bốc thăm số 1 hát trước, lần lượt các đội có thăm số 2, 3, 4. Đến lượt đội nào không có bài hát sẽ bị loại. o Đội cuối cùng sẽ thắng (có phần thưởng). 4.Hoạt động 3: ( Nội dung: Viết tham luận “Tìm hiểu về các nghề”.  Câu hỏi: Ước mơ của Bạn sẽ làm nghề gì? Vì sao Bạn chọn nghề đó? ( Cách tiến hành: o Mỗi em trong tổ đều viết bài tham luận. o Mỗi tổ cử một thành viên trình bày tham luận của mình trước lớp. o Ban giám khảo chọn bày tham luận hay nhất để phát thưởng. 5.Hoạt động 4: “Chúng mình hiểu nhau.” ( Nội dung: Thi đua giữa các đội. ( Cách tiến hành: Chia lớp làm 2 đội. o Cử một thành viên đại diện. o Thành viên này qua đội bạn học một nghề về diễn tả bằng hành động (cử chỉ) để đội mình đoán ra nghề đó (không được nói). o Thời gian mỗi lần trình bày cho đội mình đoán là 2 phút. o Trò chơi tiến hành 5 lượt cho mỗi đội. o Ban giám khảo cho điểm theo từng lượt ( Đúng 10 điểm). V. Kết thúc hoạt động: - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của lớp. - Mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét kết quả hoạt động và thông báo hoạt động tiếp theo.. Chủ đề hoạt động tháng 4:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC  I.Mục tiêu hoạt động: - Học sinh nhận thức được ý nghĩa của hoà bình hữu nghị và hợp tác trong bối cảnh hội nhập hiện nay; thấy rõ tính chất của nguy cơ chạy đua vũ trang, chủ nghĩa khủng bố và cách ngăn chặn nó. - Có thái độ yêu hòa bình ghép chiến tranh. - Biết cách hợp tác để duy trì hoà bình. - Có thái độ phê phán với những biểu hiện thiếu thiện chí, thiếu XD trong QH hàng ngày. - Có ý thức theo dõi tình hình thế sự để bổ sung cho vốn hiểu biết của mình. - Học sinh hiểu được tính cần thiết của sự hợp tác và sự hội nhập trong cuộc sống hàng ngày ở nhà trường, trong gia đình và ngoài cộng đồng dân cư. - Biết cách hợp tác với nhau trong học tập và rèn luyện để giúp nhau cùng tiến bộ. - Biết cách thể hiện tình thần hòa bình bằng những hành vi hành động cụ thể trong quan hệ hàng ngày. - Giúp học sinh nâng cao nhận thức về vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác, giá trị của vấn đề này trong việc duy trì và phát triển tính bền vững của một xã hội, cộng đồng và của mỗi gia đình. II.Nội dung hoạt động: Với việc tạo ra “Ô chữ hoà bình” thông qua trò chơi học sinh sẽ có điều kiện thực hiện các nội dung hoạt động: - Hoà bình là gì? - Vì sao phải duy trì một nền hoà bình trên hành tinh của chúng ta? - Vấn đề hoà bình hữu nghị và hợp tác trong bối cảnh của nền kinh tế xã hội hiện nay. - Yù nghĩa của vấn đề hoà bình hữu nghị và hợp tác. - Những thông tin về hoà bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới. - Làm thế nào để hợp tác cùng nhau. - Tác dụng của sự hội nhập và hợp tác cùng nhau. III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Nêu yêu cầu, mục đích của hoạt động cho học sinh toàn lớp biết. - Chuẩn bị phần thưởng. - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan về nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh . - Chuẩn bị câu hỏi. - Giao cho cán bộ lớp phân công các bạn chuẩn bị trả lời câu hỏi. - Thể lệ chấm điểm. - Giáo viên xem thiết kế của học sinh và góp ý để có một chương trình hoạt động bổ ích và lý thú. 2.Học sinh: - Trang trí lớp, sắp xếp bàn ghế. - Cử Người dẫn chương trình, thư ký, giám khảo. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Chuẩn bị phấn: vẽ ô chữ lên bảng. - Chọn một vài học sinh có khả năng nói về chuyên đề này. - Từng học sinh có trách nhiệm chuẩn bị ý kiến quan niệm của mình về vấn đề này. IV. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu:(5’) - Người điều khiển cho cả lớp hát tập thể bài hát “Trái đất này là của chúng mình” - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu đội thi..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2.Hoạt động 1: Giải trí “ô chữ” ( 45’ ) - Người dẫn chương trình phổ biến cách thực hiện hoạt động vui chơi giải trí. ( Câu hỏi: 1. Ô chữ gồm 6 chữ cái. Nói về 1 trong những xu thế của các nước ASEAN hiện nay. Hợp tác. 2. Ô chữ gồm 7 chữ cái. Một giải pháp có thể ngăn chặn chiến tranh. Đàm phán. 3. Hãy tìm từ đồng nghĩa với từ hoà bình trên ô chữ sau, biết rằng ô chữ giao nhau giữa hàng dọc và hàng ngang là chữ “ i ”. - “Phi bạo lực”: hàng dọc. - “Hoà bình”: hàng ngang.. o Cách tiến hành: - Chia lớp làm 3 đội. - Người dẫn chương trình nêu cách thực hiện hoạt động vui chơi giải trí này. - Mỗi đội cử một đại diện của đội mình lên bảng ghi các từ hoặc cụm từ đồng nghĩa với hoà bình. Trong lúc đó yêu cầu mỗi đội ghi vào một tờ giấy nhỏ đáp án của đội mình và gởi cho Người dẫn chương trình. - Người dẫn chương trình đọc to các ô chữ của các đội. Người dẫn chương trình cho lớp nhận xét đánh giá xem ô chữ nào hợp lý nhất và thuyết phục nhất. ( Ghi chú: câu a và b có thể cho học sinh tiến hành như trò chơi “ Chiếc nón kỳ diệu”. - Tổng kết điểm vòng I. - Văn nghệ. 3.Hoạt động 2: Hái hoa dâng chủ ( 60’) Người dẫn chương trình nêu cách chơi: Trên cây hoa có nhiều hoa với các câu hỏi có các yêu cầu khác nhau. Mỗi đội cử 1 đại diện lên hái hoa, người hái hoa sẽ đọc to yêu cầu của câi hỏi và hội ý với đội trong 60 giây. Người dẫn chương trình làm trọng tài. Trên cây có 10 câu hỏi trong đó có 3 câu hỏi may mắn, học sinh không cần trả lời câu hỏi vẫn được hưởng trọn số điểm. o Câu hỏi: a. Hoà bình là gì? b. Vì sao phải duy trì một nền hoà bình trên hành tinh của chúng ta? c. Nêu ý nghĩa của vấn đề hòa bình hữu nghị và hợp tác. d. Thái độ và trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng tình hữu nghị và đoàn kết, hợp tác và cùng hoạt động để tạo ra sức mạnh. e. Nêu những thông tin điển hình về hoà bình và an ninh trong khu vực và trên W f. Làm thế nào để hợp tác cùng nhau. - Tổng kết điểm vòng II..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Văn nghệ. 4.Hoạt động 3: Đoán ô chữ ( 30’) - Qua công bố số điểm của 3 đội, chọn 2 đội có số điểm cao nhất để thi vòng này. - Người dẫn chương trình công bố cách chơi. - Đây là vòng thi quyết định nên phải có qui định thời gian, nếu đội nào tìm ra câu đáp án đúng trước thì đội đó thắng. o Câu hỏi: Tìm 2 từ trái nghĩa với từ hoà bình trên ô chữ sau, biết rằng 2 ô chữ giao nhau bằng chữ “t ” theo mô hình sau:. - “Thuø ñòch”: haøng doïc. - “ Chieán tranh”: haøng ngang.. - Tổng kết điểm. - Văn nghệ: chờ kết quả. - Trò chơi: chờ kết quả. - Công bố kết quả cuộc thi. - Trao phần thưởng đội thắng. V. Kết thúc hoạt động: - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của lớp. - Mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét kết quả hoạt động. - Người dẫn chương trình nêu hoạt động tiếp theo.. Chủ đề hoạt động tháng 5:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> THANH NIÊN VỚI BÁC HỒ  I.Mục tiêu hoạt động: - Học sinh nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với những tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ. - Học sinh tự hào, kính trọng và biết ơn Bác Hồ và các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng đất nước. - Học sinh tích cực học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại. II.Nội dung hoạt động: - Trao đổi về công lao to lớn của Bác đối với dân tộc và tình thương của Bác dành cho thế trẻ. - Văn nghệ: “Những bài ca dâng Bác”. - Sưu tầm những lời dạy của Bác dành cho thanh niên. III.Công tác chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Chọn người điều khiển chương trình, giao nhiệm vụ cho ban chấp hành và chi đoàn cùng cán bộ lớp chuẩn bị chương trình. - Tham khảo kiến thức chyên môn từ một số Giáo viên sử, văn, GDCD,… 2.Học sinh: - Sưu tầm tài liệu, hình ảnh, bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác. - Chuẩn bị cây hoa, phiếu câu hỏi phục vụ cho hoạt động bốc thăm, băng cát-sét phục vụ cho trò chơi âm nhạc. - Chuẩn bị khẩu hiệu có ghi lời dạy của Bác (để treo tại lớp). - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Bác Hồ kính yêu. - Chuẩn bị quà cho đội thắng. IV. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu: - Người điều khiển cho cả lớp hát tập thể bài hát “Như có Bác Hồ ” - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu đại biểu, đội thi. 2.Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? a.19/05/1890; Làng Hoàng Trù, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. b.19/05/1890; Làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. c. 19/05/1889; Làng Hoàng Trù, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Câu 2: Hai quyển sách nổi tiếng của Nguyễn Aùi Quốc được xuất bản trong giai đoạn 1925-1927 có tên gọi là gì? a. Bản án chế độ thực dân pháp; Đường cách mệnh. b. Người cùng khổ; Đường cách mệnh. c. Bản án chế độ thực dân pháp; Người cùng khổ. Câu 3: Thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học tại trường nào trước khi ra đi tìm đường cứu nước? a. Trường Dục Thanh – Phan Thiết. b. Trường Quốc Học – Huế. c. Quốc Tử Giám. Câu 4: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày thán g năm nào? Ơû đâu? a. 15/06/1911; Cảng Hải Phòng. b. 05/06/1911; Cảng Sài Gòn. c. 05/06/1921; Cảng Đà Nẵng. Câu 5: Tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội” được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Ơû đâu?.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> a. 06/1925; Ma Cao (Trung Quốc). b. 06/1925; Quảng Châu (Trung Quốc). c. 05/1926; Hồng Kông (Trung Quốc). Câu 6: Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Bác Hồ, tổ chức nào sau đây được thành lập? a. Việt Nam độc lập đồng minh hội. b. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. c. Việt Nam thanh niên cáh mạng đồng chí hội. Câu 7: Sau một thời gian hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu? a. 08/02/1941; Pắc pó ( Cao Bằng ) b. 18/02/1941; Pắc Pó (Cao Bằng) c. 28/02/1941; Lạng Sơn. Câu 8: Lời nói nào sau đây của Bác Hồ đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày 20/12/1946? a. ”Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. b. ” …Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. c. ”Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Câu 9: “ … Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, thật sự đã thành một nước tự do và độc lập…”. Câu nói trên đã được chủ tịch nước Hồ Chí Minh nói trong dịp nào? a. Trong tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. b. Nói chuyện với bộ đội tại Đền Hùng. c. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Câu 10: Tư tưởng của bác khi nói về đạo đức công dân có bao nhiêu nội dung? Nội dung thứ nhất là gì? a. 7 nội dung; Tuân theo pháp luật nhà nước. b. 7 nội dung;Bảo vệ tổ quốc. c. 6 nội dung;Tuân theo kỷ luật lao động. Câu 11: 5 nội dung Bác Hồ nói về đạo đức cách mạng là gì? a. Nhân – lễ – nghĩa – trí – tín. b. Nhân – nghĩa – trí – dũng – liêm. c. Cần – kiệm – liêm chính – chí công – vô tư. Câu 12: Tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục, bồi dưỡng thanh niên có bao nhiêu nội dung? Nội dung thứ nhất là gì? a. 4 nội dung; giáo dục bồi dưỡng về chí khí cách mạng. b. 5 nội dung; giáo dục bồi dưỡng về đạo đức cách mạng. c. 5 nội dung; giáo dục bồi dưỡng về lý tưởng cách mạng. Câu 13: Học tập phong cách của Bác Hồ, khi làm bất cứ việc gì đoàn viên thanh niên cần phải:. a. Điều tra, nghiên cứu kỹ, cụ thể và sâu sát với công việc. b. Đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể lên hàng đầu; Đề cao tính khiêm tốn. c. Cả 2 câu trên đều đúng. Cây 14: Uûy ban xét duyệt danh nhân văn hóa thế giới của UNESCO đã công nhận chủ tịch Hồ Chí Minh danh hiệu gì? a. Danh nhân văn hóa thế giới. b. Anh hùng dân tộc. c. Danh nhân thế giới – thế kỷ XX. Câu 15: Nơi yên nghĩ cuối cùng của cụ thân sinh chủ Tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là gì? Ở đâu?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> a. b. c.  1.b 9.a. Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, phường VI – Thị xã Cao Lãnh. Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, phường IV – Thị xã Cao Lãnh. Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Hoà An – Thị xã Cao Lãnh. Đáp án: 2.a 3.a 4.b 5.b 6.b 7.a 8.b 10.a 11.b 12.c 13.c 14.a 15.b. 3.Hoạt động 2: Văn nghệ + Kể chuyện về Bác. 4.Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Nghe câu hát đoán tên bài hát và tác giả”. - Tùy theo số bài hát đã tập hợp được để tổ chức trò chơi, cử BGK cho trò chơi này. - Một số bài hát gợi ý: + “ Trông với lưng núi, khuổi nậm rì rào núi cao tầng mây…” ( Tiếng hát giữa rừng Pác Bó của Nguyễn Tài Tệ) + “ Tôi hát ngàn lời ca, bao la hơn những cánh đồng, mênh mông hơn mặt biển đông, êm đêm hơn những dòng sông..” ( Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người của Trần Kiết Tường) + “ Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên…” ( Thanh niên làm theo lời Bác của Hoàng Hà) + “ Bác Hồ – Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại…” ( Bác Hồ một tình yêu bao la của Thuật Yến) + “ Nơi đây có túp lều nhỏ xinh…” ( Từ RazơLíp đến Pác Bó của Phan Long) + “ Ngàn đài hoa kính dâng lên Người …” ( Hát bên tượng đài Hồ Chí Minh của Lưu Hữu Phước) + “ Giữa Mạc Tư Khoa, tôi nghe ơ ơ ơ, nghe câu hò Nghệ Tĩnh…” ( Giữa Mạc tư Khoa tôi nghe câu hò Nghệ tĩnh của Trần Hoàn) + “ Bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân. Hôm nay Bác gọi cả non sông đáp lời..” ( Bác đang cùng chúng cháu hành quân của Huy Thục) + “Ơ … con suối xanh xanh xanh dáng mềm mại thanh thanh, xưa Bác ngồi câu cá, vầng trán rộng mênh mông…” ( Suối Lê nin của Phạm Tuyên, lời thơ: Trần Văn Loa) + “ Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác …” ( Viếng Lăng Bác nhạc Hoàng Hiệp, lời thơ Viễn Phương) + “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng…” ( Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng của Phong Nhã) 5.Hoạt động 4:Thảo luận về vị trí, vai trò của thanh niên trong xã hội. o Câu hỏi thảo luận: 1. Vì sao nói TN là lực lượng tiên phong trong các hoạt động của tập thể? 2. Bác dạy “ Đâu cần, thanh niên có Đâu khó, có thanh niên” Bạn hiểu lời dạt của Bác như thế nào ? 3. Bạn hãy cho biết vị trí, vai trò của TN trong thời kỳ mới của đất nước. - Cả lớp cùng thảo luận. - Đại diện của mỗi nhóm (hoặc học sinh xung phong) trình bày ý kiến của mình. - Người dẫn chương trình khéo léo tóm tắt các ý kiến và gợi ý những người khác tiếp tục phát biểu. - Giáo viên chủ nhiệm với tư cách “cố vấn chuyên môn” giúp Người dẫn chương trình giải quyết những vấn đề băn khoăn, thắc mắc của các bạn. 2. Hoạt động kết thúc: Văn nghệ. Người dẫn chương trình mời cả lớp cùng hát vang bài “Thanh niên làm theo lời Bác” của Hồng hà. V. Kết thúc hoạt động: - Cán bộ lớp biểu dương đội có số điểm cao nhất, nếu có tặng phẩm càng có ý nghĩa. - Mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét kết quả hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×