Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Giao an lop 5 tuan 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.77 KB, 49 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012 TOÁN. TIEÁT 21. ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DAØI. I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài (biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng). - Rèn kĩ năng chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV kẻ bảng đơn vị đo độ dài như SGK, chưa điền số. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài. - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài. GV ghi đề lên bảng, HS nhắc lại đề bài. b. Lập bảng đơn vị đo độ dài - GV treo bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận và - Lớp thảo luận làm vào giấy nháp. điền vào bảng (từ lớn đến bé) đơn vị đo độ dài (chủ yếu là hai đơn vị liền nhau) - Gọi HS lên bảng điền. - 2 HS lên bảng điền. - GV theo dõi nhận xét. LỚN HƠN MÉT km hm dam 1km 1hm 1dam = 10 hm =10dam =10m 1 = 100 dam = 100m = 10 hm 1 = 1000 m = 10. km. 1 = 100 km. MÉT m 1m = 10 dm = dam. 1 10. dm 1dm =10 cm = 100 mm 1. = 10 m. BÉ HƠN MÉT cm mm 1 cm 1 mm 1 = 10 mm = cm =. 1 10. dm 1 = 100 m. 10 1 = 100 m 1 = 1000 m. *Nhận xét: trong hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé , đơn vị bé 1. bằng 10 đơn vị lớn. - Khi viết số đo độ dài, mỗi hàng đơn vị đo ứng với 1 chữ số. c. Luyện tập Bài 2/23: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu bài tập, tự làm bài vào vở. - GV hướng dẫn HS làm : + Câu a: chuyển đổi đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ. + Câu b,c : chuyển đổi từ các đơn vị nhỏ ra các đơn vị lớn hơn. - GV cho HS làm vào vở, gọi 3 HS lên bảng - 3 HS lên bảng làm bài, lớp tự làm bài vào vở. làm.  Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ trống..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a) 135m = 1350 dm 342dm = 3420 cm 15cm = 150 mm 1. c) 1mm = 10 1. 1cm = 100. cm m. 1. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3/23: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS làm bài vào vở.. 1m = 1000 km + Lớp nhận xét. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận theo bàn làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm.  Viết các số thích hợp vào chỗ chấm : 4km 37m = 4037 dm 354dm = 35m 4dm 8m 12cm = 812 cm 3040m = 3km 40m. - GV nhận xét, cho lớp tuyên dương. 3. Củng cố-dặn dò: ? Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn? GV chốt lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học - Về nhà làm bài tập ở VBT. Xem lại kiến thức về Bảng đơn vị đo khối lượng để tiết sau chúng ta học. -------------– & —-------------. TIEÁT 9. TẬP ĐỌC. MOÄT CHUYEÂN GIA MAÙY XUÙC (Hồng Thủy). I. MỤC TIÊU 1. Luyện đọc: Đọc lưu loát toàn bài. - Đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước ngoài. 2. Hiểu: - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung bài. II. CHUẨN BỊ: + Tranh phóng to trong SGK. Tranh ảnh về công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ và xây dựng: Cầu Thăng Long, cầu bắc Mỹ Thuận, nhà máy thủy điện Hòa Bình (nếu có). + Bảng phụ viết đoạn HS cần luyện đọc diễn cảm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Bài ca về trái đất - Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu + HS1: Hình ảnh trái đất có gì đẹp? hỏi. + HS2: Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất - GV nhận xét, ghi điểm. + HS3: Nêu ý nghĩa bài thơ?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Cho HS xem tranh những công trình xây dựng lớn ở nước ta với sự tài trợ và giúp đỡ của nước bạn. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, chúng ta thường xuyên nhận được sự giúp đỡ tận tình của nước bạn. Các chuyên gia Liên Xô (cũ) đã giúp đỡ chúng ta xây dựng những công trình lớn như cầu Thăng Long, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, …Bài tập đọc Một chuyên gia máy xúc cho các em thấy được tình cảm hữu nghị, tương thân tương ái của bạn bè nước ngoài đối với nước Việt Nam ta. GV ghi tên bài lên bảng. * Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: b. Luyện đọc: + Gọi 1 HS khá đọc cả bài. - Cả lớp lắng nghe và đọc thầm. + HS chia đoạn: 2 đoạn  Đoạn 1: Từ đầu…. Thân mật  Đoạn 2: Còn lại + 2 HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn. - HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn. - GV theo dõi sửa sai những từ HS đọc sai (ghi - HS luyện đọc từ khó. bảng) (loãng, gầu chắc, mảng nắng, chất phác, giản dị, A-lếch-xây) - GV hướng dẫn cách đọc : khi đọc cần đọc với - HS theo dõi. gọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc. Cần chú ý khi đọc tên nước ngoài. Hướng dẫn HS ngắt câu dài: * Thế là/ A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to /vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mở của tôi lắc mạnh và nói. + 2 HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. - HS đọc, lớp đọc thầm theo bạn. - GV kết hợp yêu cầu HS đọc giải nghĩa từ có trong SGK ở cuối bài. - HS luyện đọc theo cặp. GV nhận xét chung. - HS đọc theo nhóm đôi.  GV đọc mẫu toàn bài. - Lớp đọc thầm theo. c. Tìm hiểu bài: + 1 HS đọc đoạn 1 - HS đọc bài ? Anh Thuỷ gặp A-lếch-xây ở đâu? + Ở tại một công trường xây dựng trên đất nước Việt Nam. ? Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến + Vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên anh Thuỷ chú ý? như một mảng nắng. Thân hình chắc khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân. Khuôn mặt to chất phác. - Cho HS rút ý của đoạn  Ý1: Dáng vẻ của A-lếch-xây + 1 HS đọc đoạn 2 ? Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp + A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt màu xanh. diễn ra như thế nào? + A-lếch-xây đưa bàn tay to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay dầu mỡ của anh Thuỷ. * GV : Qua lời chào hỏi, qua cái bắt tay ta thấy cuộc gặp gỡ giữa hai người diễn ra rất thân mật. ? Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì - HS trả lời tự do. sao?  Ví dụ : Em nhớ nhất trong đoạn miêu tả của.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ngoại hình A-lếch-xây. Em thấy đoạn văn này tả rất đúng về một người nước ngoài. - Chi tiết tả anh A-lếch-xây khi anh xuất hiện ở công trường. anh được miêu tả là một người đầy thiện cảm - Chi tiết được tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thủy và anh A-lếch-xây, họ rất hiểu nhau về công *GV giảng: Chuyên gia máy xúc A-lếch-xây việc. cùng với nhân dân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với nhân dân Việt Nam, giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước. Tình bạn giữa anh Thủy và A-lếch-xây thể hiện tình hữu nghị của hai dân tộc. - Cho HS rút ý của đoạn.  Ý2 : Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng + 1 HS đọc cả bài. nghiệp. + Nội dung bài tập dọc nói lên điều gì? - 1 HS đọc cả bài. - GV cho HS rút đại ý bài, GV chốt lại và đính Nội dung : Qua tình cảm chân thành giữa 1 bảng. HS nhắc lại. người công nhân Việt Nam với 1 chuyên gia nước ngoài, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tinh thần hữu nghị của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước khác. d. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - GV cho HS đọc đoạn : Từ A-lếc-xây đến giữa - Lớp theo dõi đọc thầm. tôi và A-lếch-xây. - GV hướng dẫn HS luyện đọc : chú ý cách + HS nghe. nghĩ ngơi : Thế à/ A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay … - Cho HS luyện đọc theo cặp. + HS luyện đọc. - Cho HS thi đọc. + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Cho HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố-dặn dò: + Câu chuyện giữa anh Thuỷ và anh A-lếch-xây gợi cho em điều gì? GV chốt lại nội dung bài. Liên hệ cho HS. - Nhận xét tiết học - Về nhà học bài, chuẩn bị bài “Ê-mi-li, con . . .” đọc nội dung và xem các câu hỏi ở cuối bài, tiết sau học.. TIEÁT 5. -------------– & —------------ĐẠO ĐỨC COÙ CHÍ THÌ NEÂN (T1). I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. - Biết được : Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: + Một vài mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó. + Bảng nhóm. Thẻ màu đỏ, xanh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. - GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi. - HS1: Nếu như em lỡ gây ra 1 chuyện ngoài ý muốn cho người khác, em phải làm thế nào? Nêu cụ thể sự việc đó? - GV nhận xét, tuyên dương. - HS2: Nêu phần ghi nhớ. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.  Hoạt động 1: Làm việc cả lớp b. Tìm hiểu thông tin - GV tổ chức cho cả lớp làm việc: - Cho HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng - HS đọc. trong SGK - GV yêu cầu HS thảo luận cả lớp để trả lời câu - Lớp thảo luận và trả lời câu hỏi. hỏi: ? Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì + Cuộc sống gia đình Trần Bảo Đồng rất khó trong cuộc sống và trong học tập? khăn, anh em lại đông, nhà nghèo, mẹ lại hay đau ốm! Vì thế ngoài giờ học Bảo Đồng phải giúp mẹ bán bánh mì. ? Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để + Sử dụng thời gian hợp lí, có phương pháp vươn lên như thế nào? học tốt vì thế suốt 12 năm học Đồng luôn đạt HS giỏi. Năm 2005, Đồng thi vào trường Đại học khoa học tự nhiên TPHCM và đỗ thủ khoa. ? Em học được điều gì từ tấm gương anh Trần + Dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu nhưng có Bảo Đồng ? niềm tin, ý chí quyết tâm phấn đấu thì sẽ vượt qua hoàn cảnh. - GV nhận xét và chốt lại: Từ tấm gương Trần - Lớp nhận xét. Bảo Đồng ta thấy : Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm c. Xử lí tình huống - Cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 1 tình - Lớp thảo luận theo 4 nhóm. huống như sau :  Nhóm 1,3 : Đang học lớp 5, một tai nạn bất - HS trong nhóm thảo luận. ngờ đã cướp đi đôi chân của Khôi khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào ?  Nhóm 2,4 : Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua - HS trong nhóm thảo luận. lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> tiếp tục đi học ? - GV gọi đại diện nhóm lên trình bày. - Đại diện nhóm lên trình bày. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận : - Lớp nhận xét. Giáo viên chốt lại: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng chán nản, bỏ học,… Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp. Bài 1/10 - GV cho HS đọc yêu cầu bài. - GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập1/10 gọi HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ. - GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó. Bài 2/11 - GV cho HS đọc yêu cầu bài. - GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập2/11 gọi HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ. - GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.. - HS đọc yêu cầu bài. - HS bày tỏ thài độ bằng cách giơ thẻ màu.  Thẻ đỏ : câu a, b, d  Thẻ xanh : câu c - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu.  Thẻ đỏ : câu b, đ  Thẻ xanh : câu a, c, d - Lớp đọc phần ghi nhớ.. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò + Kể những khó khăn em đã gặp, em vượt qua những khó khăn đó như thế nào? - GV chốt lại nội dung bài, GV giáo dục HS. + Tìm hiểu hoàn cảnh của một số bạn học sinh trong lớp, trong trường hoặc địa phương em  đề ra phương án giúp đỡ. - Nhận xét tiết học. - Về nhà các em (sưu tầm vài mẩu chuyện nói về gương HS “ Có chí thì nên”) để tiết sau học tiếp. -------------– & —-------------. Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012 TIEÁT 9. THEÅ DUÏC. ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TROØ CHÔI “ AI NHANH VAØ KHEÙO HÔN”. I. MỤC TIÊU - Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các bài học thể dục. - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình, đội ngũ. - Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”. Yêu cầu HS nắm được cách chơi. II. CHUẨN BỊ: Trên sân trường dọn dẹp vệ sinh nơi tập, 1 chiếc khăn. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP 1. Phần mở đầu - GV tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Lớp đứng vỗ tay hát. - Trò chơi “Diệt các con vật” 2. Phần cơ bản a. Đội hình đội ngũ - Ôn tập hợp hàng dọc, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dồn hàng. - GV điều khiển lớp tập và sửa chữa sai sót cho HS. Sau đó chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét. Các tổ thi đua trình diễn, GV cùng HS quan sát, nhận xét, biểu dương. b. Trò chơi vận động - Chơi trò chơi “ Ai nhanh và khéo hơn” - GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi. GV cho HS chơi thử: 2 lần. Cho cả lớp thi đua chơi: 2, 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc, HS tích cực trong khi chơi. 3. Phần kết thúc - GV hệ thống bài học. - Cho HS đi nối nhau thành 1 vòng tròn vừa đi vừa làm động tác thả lỏng sau đó khép thành vòng tròn nhỏ rồi đứng lại, mặt quay vào tâm vòng tròn. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học. -------------– & —-------------. TIEÁT 22. TOÁN. ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG. I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng đơn vị đo khối lượng (biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng). - Rèn kỉ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - GV kẻ bảng đơn vị đo độ dài như SGK, chưa điền số. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu viết số hoặc - 2HS lên bảng làm bài. phân số thích hợp vào chỗ chấm: 12 m = ….cm 34 dam = ……m 600m = …..hm 93 m = ….hm 9m = ……dam 7cm =……..m - HS nhận xét. GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. b. Lập bảng đơn vị đo khối lượng LỚN HƠN KI-LÔ- GAM KI-LÔBÉ HƠN KI-LÔ-GAM GAM tấn tạ yến kg hg dag g.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1 tấn =10 tạ = 100 yến = 1000kg. 1tạ =10 yến = 100 kg 1. = 10 tấn. 1yến =10kg. 1kg = 10hg. = 10 tạ. = 10 yến. 1. 1 = 100 tấn. 1. 1hg = 10dag = 100 g 1. = 10 kg. 1dag = 10 g 1. = 10 hg 1 = 100 kg. 1g. 1 = 10 dag 1 = 100 hg 1 = 1000 kg. *Nhận xét: Trong hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị 1. bé bằng 10 đơn vị lớn. - Khi viết số đo khối lượng, mỗi hàng đơn vị đo ứng với 1 chữ số. c. Luyện tập Bài 2/23: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu đề. - GV hướng dẫn HS làm. - Cả lớp làm vào vở theo nhóm bàn, 4 HS đại diện lên bảng làm bài.  Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a) 18 yến = 180kg b) 430kg = 43 yến 200 tạ = 20 000kg 2500kg = 25 tạ 35 tấn = 35 000kg 16000kg = 16 tấn c) 2kg 326g = 2326g d) 4008g = 4kg 8g 6kg 3g = 6003g 9050kg = 9 tấn 50kg - GV nhận xét tuyên dương. + Lớp nhận xét. Bài 4/24: Cho HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS cách làm. + Đổi 1 tấn =1000g + Tính số kg đường cửa hàng bán được trong ngày thứ hai + Tính tổng số đường bán trong hai ngày đầu + Suy ra số kg đường bán trong ngày thứ 3 - Cho lớp thảo luận theo 4 nhóm để làm. - Lớp thảo luận nhóm (4 nhóm) làm vào phiếu. Nhóm nào làm xong đính bảng. Lớp nhận xét. Giải Tóm tắt: 1 tấn = 1000kg 3 ngày : 1 tấn đường Số kg đường cửa hàng bán trong ngày thứ hai Ngày đầu : 300kg là : Ngày thứ hai: gấp đôi ngày đầu 300 2 = 600 (kg) Ngày thứ ba : ? kg Số kg đường bán trong 2 ngày là : 600 + 300 = 900 (kg) Số kg đường bán ngày thứ ba là : 1000 – 900 = 100 (kg) - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm Đáp số : 100kg nhanh và đúng. 3. Củng cố-dặn dò: + Nêu bảng đơn vị đo khối lượng? - GV nhận xét tiết học - Về nhà học bài, làm VBTT. Chuẩn bị bài “Luyện tập” ôn lại kiến thức có trong nội dung bài để tiết sau học..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> -------------– & —-------------. TIEÁT 5. LỊCH SỬ. PHAN BOÄI CHAÂU VAØ PHONG TRAØO ÑOÂNG DU. I. MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết - Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu). - Phong trào Đông Du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Hình trong SGK. + Phiếu học tập của HS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. + HS1: Từ cuối thế kỉ XI X ở Việt Nam xuất hiện những ngành kinh tế nào? + HS2: Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra - GV gọi HS nhận xét ; GV nhận xét ghi những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội điểm cho HS. Việt Nam ? 2. Bài mới:: a. Giới thiệu: Đầu thế kỉ XX nước ta có hai phong trào chống Pháp tiêu biểu do hai chiến sĩ yêu nước là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phong trào Đông du do Phan Bội Châu lãnh đạo. GV ghi đề lên bảng, HS nhắc lại đề bài. b. Tìm hiểu bài Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - GV gọi HS đọc nội dung SGK để thuật lại 1. Phong trào Đông du những nét chính về phong trào Đông Du. - GV tổ chức cho HS thảo luận theo 4 nhóm - Lớp thảo luận theo 4 nhóm, làm vào phiếu bài ở nội dung sau: tập. - Cho 1 HS lên bảng chỉ vị trí của Nhật Bản - HS chỉ vị trí Nhật Bản trên bản đồ.  Nhóm 1: Phong trào Đông Du diễn ra vào + Diễn ra từ năm 1905, do Phan Bội Châu lãnh thời gian nào? Ai là người lãnh đạo ? Mục đạo. Mục đích của phong trào này là đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học đích của phong trào là gì ? *Cử người sang Nhật du học để đào tạo kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, sau đó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước. nhân tài cứu nước.  Nhóm 2: Các thanh niên yêu nước đã hưởng + Càng ngày số người sang Nhật học càng nhiều. Để có tiền ăn học, họ đã phải làm nhiều nghề, ứng phong trào Đông Du như thế nào? cuộc sống của họ thiếu thốn đủ thứ. Nhân dân trong nước đóng góp tiền của cho phong trào Đông Du.  Nhóm 3: Tại sao trong điều kiện khó khăn, + Vì họ có lòng yêu nước nên quyết tâm học tập thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn để cứu nước. hăng say học tập?  Nhóm 4: Tại sao chính phủ Nhật trục xuất + Vì phong trào Đông Du phát triển làm cho thực Phan Bội Châu và những người du học? Vì dân Pháp rất lo ngại. Năm 1908, thực dân Pháp.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> sao phong trào Đông Du thất bại?. cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông Du, chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người *Phong trào Đông Du thất bại yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi *Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta. Nhật Bản. Phong trào Đông Du thất bại, Phan Bội Châu cùng nhiều thanh niên lánh sang Quảng Châu, sang Xiêm tiếp tục các hoạt động yêu nước. * HS xác định vị trí Quảng Châu và Xiêm trên bản đồ. - GV cho HS các nhóm báo cáo kết quả làm - Các nhóm báo cáo kết quả, lớp nhận xét, tuyên việc. dương. GV bổ sung: Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, là tấm gương sáng của dân tộc Việt Nam. Phan Bội Châu (1867 - 1940) quê ở làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ, 17 tuổi đã hưởng ứng phong trào Cần Vương. Ông là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Chủ trương lúc đầu của ông là dựa vào Nhật để đánh Pháp. ? Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa - Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp? hậu như Việt Nam. Trước nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách và trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật cũng là một nước Châu Á nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp. ? Tìm hiểu về phong trào Đông Du? - Đông Du là du học sang phía đông (Nhật Bản), bắt đầu từ năm 1905 và kết thúc năm 1907. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - GV nhấn mạnh lại những ý cần nắm - HS đọc phần nội dung chính trong bài. HS đọc phần bài học. Nêu một số vấn đề cho HS tìm hiểu thêm: ? Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào đến phong trào cách mạng của nước ta đầu thế kỉ XX? ? Ở địa phương em có đường phố và trường học nào mang tên Phan Bội Châu không? Hoạt động 3: Trò chơi: “Ô chữ kì diệu” - GV treo ô chữ lên bảng và phổ biến luật chơi. Chia lớp thành hai nhóm (mỗi dãy một nhóm) - Các nhóm chơi ô chữ hàng ngang, GV đọc gợi ý, HS đoán đúng mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, đúng hàng dọc được 20 điểm. *Gợi ý: 1. Năm 1905 có mấy người sang Nhật du học? 2. Phong trào Đông Du gắn liền với tên tuổi của ai? 3. Phong trào Đông Du thất bại, Phan Bội Châu cùng với các thanh niên lánh sang đâu? 4. Tên tuổi của Phan Bội Châu gắn với phong trào nào? 5. Phan Bội Châu cùng với nhiều thành viên lập hội Duy Tân, lánh sang Quảng Châu, Xiêm để tiếp tục hoạt động gì? 6. Để tuyên truyền, cổ động cho phong trào Đông Du, Phan Bội Châu viết tác phẩm nào gửi về nước? 7. Xiêm là tên nước nào thời kì đó? 8. Phan Bội Châu sinh ra ở xã nào thuộc tỉnh Nghệ An?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 9. Phan Bội Châu lánh sang thành phố nào của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. C H I N P H A N B Ô I C H A U X I Ê M Đ Ô N G D U C Ư U N U O C H A I N G O A I H U Y Ê T T H Ư T H A I L A N X U  N H O A Q U A N G C H A U * Từ hàng dọc: HỘI DUY TÂN 3. Củng cố-dặn dò: ? Nêu những suy nghĩ của em về Phan Bội Châu? - GV nhận xét tiết học: - Về nhà học bài. Chuẩn bị bài: “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”. - Về nhà sưu tầm tranh ảnh tư liệu về sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. -------------– & —-------------. TIEÁT 5. CHÍNH TAÛ. NGHE VIEÁT: MOÄT CHUYEÂN GIA MAÙY XUÙC. LUYỆN TẬP ĐÁNH DẤU THANH (CÁC TIẾNG CHỨA UÔ/UA). I. MỤC TIÊU - Nghe và viết đúng một đoạn văn trong bài Một chuyên gia máy xúc. - Nắm được quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ua và tìm được các tiếng có chứa uô/ua trong bài văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + VBT tiếng việt 5, tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : - GV yêu cầu HS chép các tiếng : tiến , biển , bìa , mía vào bảng mô hình vần; sau đó nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng. - Gọi HS nhận xét; GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học và viết bài chính tả nghe viết : Một chuyên gia máy xúc và nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ua. GV ghi tên bài lên bảng. b. Tìm hiểu bài chính tả - GV cho HS mở SGK/45. - HS mở SGK/45  GV đọc lại 1 lần đoạn chính tả. - HS viết vào bảng con. - GV gọi HS đọc đoạn chuần bị sẽ viết. * khung cửa, buồng máy, khách tham quan, - Cho HS luyện viết những từ dễ sai. ngoại quốc, khuôn mặt, chất phác..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - GV gọi HS đọc thầm lại đoạn văn chuẩn bị viết. GV nhắc nhở HS lưu ý những từ dễ sai, cách trình bày một đoạn văn. - Cho HS gấp SGK. c. Viết bài chính tả - Nhắc HS về tư thế ngồi viết. - GV đọc cho HS viết, chú ý đọc từng câu. (Quan tâm tới những HS viết sai chính tả) d. Chấm, chữa bài - GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi. - GV thu 5- 7 bài để chấm.. - HS đọc bài. - Lớp lắng nghe.. - HS viết bài. - HS soát bài, tự phát hiện lỗi và sữa lỗi. - Từng cặp HS đổi vở soát lỗi. HS nhìn bài mẫu ở SGK.. - GV đọc điểm và nêu nhận xét chung về những bài đã chấm. e. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài 2/46 : GV cho HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi - Cho HS làm bài ở vở bài tập. - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng lên bảng gạch dưới các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi ua/ uo + Các tiếng chứa uô : cuốn, cuộc, buôn, muôn. + Các tiếng có chứa ua : của, múa. - Yêu cầu HS nêu nhận xét về cách đánh dấu  Cách đánh dấu thanh: thanh. + Trong các tiếng có uô (Tiếng có âm cuối) : dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính uô – chữ ô. + Trong các tiếng có ua (Tiếng không có âm cuối) : dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua – chữ u. - GV cho HS nhận xét, GV chốt lại kết quả - Lớp theo dõi để nhận xét. đúng. Cho HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh + HS nhắc lại. trong các tiếng có chứa ua/ uô Bài 3/47 : Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS thi làm nhanh theo 4 nhóm. - Lớp làm bài theo 4 nhóm, nhóm nào xong đính bảng (2 nhóm đính bảng)  Muôn người như một : ý nói đoàn kết một lòng.  Chậm như rùa : quá chậm chạp.  Ngang như cua : tính gàn dỡ, khó nói chuyện.  Cày sâu cuốc bẫm : chăm chỉ làm việc trên cánh đồng. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - Chia thành 2 dãy chơi trò chơi. - Trò chơi: Dãy A cho tiếng - Dãy B đánh dấu thanh  GV nhận xét - Tuyên dương. 3. Củng cố-dặn dò:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Gọi HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở tiếng chứa các nguyên âm đôi ua/uô. - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau “Nhớ viết : Ê-mi-li, con. . . .” học thuộc bài thơ và xem trước nội dung bài tập chính tả để tiết sau học.. TIEÁT 9. -------------– & —------------KHOA HOÏC. THỰC HAØNH : NÓI “KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN. I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Nêu được một số tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. - Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Phiếu bài tập. + Hình SGK/20,21,22,23. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi. + HS1: Để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì, em nên làm gì? + HS2: Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi - GV nhận xét, ghi điểm. dậy thì? 2. Bài mới a. Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi đề lên bảng, HS nhắc lại. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân b. Thực hành xử lí thông tin - GV cho HS đọc các thông tin trong SGK - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể *Nhóm 1,2 : Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của thuốc lá. *Nhóm 3,4 : Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của rượu, bia *Nhóm 5,6 : Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của ma tuý. - Sau khi thảo luận xong GV yêu cầu đại diện của các nhóm báo cáo các nhóm khác bổ xung. ? Hút thuốc lá có hại gì ?. ? Uống rượu, bia có hại gì?. - HS đọc các thông tin để trả lời câu hỏi.. - Đại diện của các nhóm báo cáo các nhóm khác bổ xung. 1. Thuốc lá là chất gây nghiện. 2. Có hại cho sức khỏe người hút: bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh ung thư… 3. Tốn tiền, ảnh hưởng kinh tế gia đình, đất nước. 4. Ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh. * Rượu, bia là chất gây nghiện. a. Có hại cho sức khỏe người uống: bệnh đường.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> tiêu hóa, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, hủy hoại cơ bắp… b. Hại đến nhân cách người nghiện. c. Tốn tiền ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đất nước. d. Ảnh hưởng đến người xung quanh hay gây lộn, vi phạm pháp luật… GV chốt lại: Uống bia cũng có hại như uống rượu. Lượng cồn vào cơ thể khi đó sẽ lớn hơn so với lượng cồn vào cơ thể khi uống ít rượu. ? Sử dụng ma túy có hại gì? 1. Ma túy chỉ dùng thử 1 lần đã nghiện. 2. Có hại cho sức khỏe người nghiện hút: sức khỏe bị hủy hoại, mất khả năng lao động, tổn hại thần kinh, dùng chung bơm tiêm có thể bị HIV, viêm gan B  quá liều sẽ chết. 3. Có hại đến nhân cách người nghiện: ăn cắp, cướp của, giết người. 4. Tốn tiền, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đất nước. 5. Ảnh hưởng đến mọi người xung quanh: tội phạm gia tăng. * GV chốt lại: - Rượu, bia, thuốc lá, ma túy đều là chất gây nghiện. Sử dụng và buôn bán ma túy là phạm pháp. - Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe người sử dụng, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Làm mất trật tự xã hội. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm c. Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi” - Giáo viên đề nghị mỗi nhóm cử 1 bạn vào - Lớp lắng nghe. ban giám khảo và 3-5 bạn tham gia chơi, các bạn còn lại là quan sát viên. - Chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu. Hộp 1 - Học sinh tham gia sưu tầm thông tin về tác hại đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của của thuốc lá sẽ chỉ được bốc thăm ở hộp 2 và 3. thuốc lá. Hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan Những học sinh đã tham gia sưu tầm thông tin về đến tác hại của rượu, bia. Hộp 3 đựng các tác hại của rượu, bia chỉ được bốc thăm ở hộp 1 câu hỏi liên quan đến tác hại của ma túy. và 3. Những học sinh đã tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của ma túy sẽ chỉ được bốc thăm ở hộp 1 và 2. - Giáo viên và ban giám khảo cho điểm độc - Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu lập sau đó cộng vào và lấy điểm trung bình. hỏi. - GV tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố-dặn dò: - Gọi HS đọc lại mục “Bạn cần biết”, cho HS liên hệ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Nhận xét tiết học - Về nhà học bài, xem nội dung bài của phần tiếp theo để tiết sau học. -------------– & —-------------. Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012 TIEÁT 9. LUYỆN TỪ VAØ CÂU. MỞ RỘNG VỐN TỪ : HÒA BÌNH. I. MỤC TIÊU 1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hoà bình. Hiểu nghĩa của từ hoà bình, tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình. 2. Biết sử dụng các từ đã học để viết một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + Bút dạ, một vài tờ phiếu khổ to. + Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3,4 của tiết + HS1: Gạch dưới từ trái nghĩa trong các câu 8 sau: - HS dưới lớp đọc thuộc lòng các câu thành - Ăn ít ngon nhiều ngữ, tục ngữ ở tiết trước. - Ba chìm bảy nổi - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng ; GV nhận - Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho xét ghi điểm. - Nắng chóng trưa, mưa chóng tối + HS2: Tìm những từ tái nghĩa nhau a, Tả hình dáng: cao\thấp; to kềnh \bé tẹo,.. b, Tả trạng thái: buồn \vui, lạc quan\ bi quan,.. c, Tả hành động: khóc \cười, đứng \ngồi,.. d, Tả phẩm chất: tốt/xấu; hiền /dữ; lành/ác... 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu nghĩa của từ hòa bình, tìm từ đồng nghĩa với từ hòa bình và thực hành viết đoạn văn. b. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1/47: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - HS đọc yêu cầu bài tập. - Gợi ý cho HS khoanh tròn vào chữ cái đặt trước dòng nêu đúng nghĩa của từ “hòa bình” - Cho HS tự ghi bài vào vở. - HS tự làm bài vào vở. 1HS đọc kết quả, Lớp nhận xét. - GV theo dõi nhận xét, tuyên dương.  Câu b : Trạng thái không có chiến tranh. * Các ý không đúng: - Trạng thái bình thản: không biểu lộ xúc động. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người, không dùng để nói về tình hình của đất nước hay thế giới. - Trạng thái yên ả, hiền hòa: yên ả là trạng thái của cảnh vật, hiền hòa là trạng thái của cảnh vật.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> hay tính nết con người. Bài 2/47 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập. ? Thế nào là hòa bình.. - HS đọc yêu cầu bài tập. * “Hoà bình” có nghĩa là yên ổn không hoạn lạc, không có chiến tranh. - GV phát phiếu cho HS làm bài. - HS làm bài theo nhóm đôi. Ghi kết quả vào phiếu. - Cho HS trình bày. GV nhận xét, chốt lại lời - Đại diện các nhóm lên bảng đính kết quả. Lớp giải đúng. nhận xét.  Các từ đồng nghĩa với từ hoà bình : bình yên, thanh bình, thái bình. Bài 3/47: GV cho HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi đọc thầm. - GV hướng dẫn : có thể viết về cảnh thanh - Lớp lắng nghe. bình của địa phương các em hoặc của một làng quê, thành phố mà em thấy trên ti vi. - Cho HS làm bài vào vở. - HS làm bài. - GV phát phiếu cho 1 HS khá làm bài. - 1 HS làm bài vào phiếu, đính bài lên bảng. - Cho HS trình bày kết quả. - Lớp theo dõi nhận xét. - GV nhận xét bài làm trên bảng, ở dưới lớp, * Quê tôi nằm cạnh một con sông hiền hòa. Chiều tuyên dương những học sinh viết đoạn văn chiều đi học về chúng tôi cùng bạn ra bờ sông thả hay. diều. Những cánh đồng lúa rộng mênh mông, xanh  Ví dụ: Mặt trăng tròn vành vạch từ từ nhô mượt. Đàn cò trắng đang rập rờn bay lượn. Bên bờ lên sau luỹ tre. Trăng đêm nay sáng quá. sông, đàn bò đang thung thăng gặm cỏ. Được nằm Bầu trời điểm xuyến một vài ngôi sao lấp trên thảm cỏ bên dòng sông thật dễ chịu. Tôi ngước lánh như những con đom đóm nhỏ. Ánh nhìn những con diều giấy nhiều màu sắc, đủ hình trăng vàng dịu mát toả xuống, chảy tràn lan dáng và thầm nghĩ có phải cánh diều đang mang trên mặt đất, trên các cành cây, ngọn cỏ… những ước mơ của tôi bay cao, cao mãi. Không gian mới yên tĩnh làm sao!Thoang thoảng đâu đây mùi hương nếp mới dịu dàng lan toả. Đêm nay cảnh làng quê thật đẹp. 3. Củng cố-dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu những em HS viết đoạn văn chưa đạt hoặc chưa xong thì về nhà tự hoàn thành bài vào vở. - Về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài “Từ đồng âm” xem trước nội dung bài để tiết sau học.. TIEÁT 23. TOÁN. LUYEÄN TAÄP. I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi sau : + HS1: Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> + HS2: Nêu công thức tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật. - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. b. Luyện tập Bài 1/24: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đoc yêu cầu của bài tập. - GV cho HS thảo luận theo bàn để làm bài. - HS thảo luận theo bàn để làm bài, 1 HS lên bảng làm bài. Tóm tắt Giải Trường Hòa Bình : 1 tấn 300kg 1 tấn 300 kg = 1 300 kg Trường Hoàng Diệu: 2 tấn 700 kg 2 tấn 700 kg = 2 700 kg 2 tấn = 50000 quyển vở Số giấy vụn cả hai trường thu gom được là: Số giấy vụn của hai trường: . . . quyển vở? 1 300 + 2 700 = 4 000 (kg) 4 000 kg = 4 tấn 4 tấn so với 2 tấn thì gấp số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) Số cuốn vở sản xuất được là: 50 000 2 = 100 000 (cuốn vở) Đáp số : 100 000 cuốn vở - GV theo dõi HS làm, cho lớp nhận xét. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3/24: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu đề . - GV hướng dẫn HS làm bài. - GV cho HS thảo luận làm bài theo nhóm. - Lớp thảo luận làm bài theo 4 nhóm, nhóm nào làm xong đính lên bảng. Giải Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 14 6 = 84 (m2) Diện tích hình vuông NCEM là : 7 7 = 49 (m2) Diện tích mảnh vườn là : 84 + 49 = 133 (m2) Đáp số : 133 (m2) - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố-dặn dò: - GV chốt lại kiến thức. - GV nhận xét tiết học - Về nhà làm ở VBT, xem trước nội dung bài “Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông” để tiết sau học. -------------– & —-------------. TIEÁT 5. KÓ THUAÄT. MOÄT SOÁ DUÏNG CUÏ NAÁU AÊN VAØ AÊN UOÁNG TRONG GIA ÑÌNH.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> I. MỤC TIÊU: HS cần phải : - Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và uống thông thường trong gia đình. - Có ý thức bảo quản, giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng đun nấu, ăn uống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình . - Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường . - Một số loại phiếu học tập . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra : GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. b. Tìm hiểu bài * Xác định dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình + GV nói : Đây là bài học tìm hiểu những kiến thức rất quen thuộc với các em đó là các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng trong gia đình. Các em hãy quan sát hình vẽ SGK và bằng hiểu biết của mình hãy hoàn thành phiếu bài tập. - Đặt câu hỏi gợi ý để HS kể tên các dụng cụ - HS quan sát hình SGK và trả lời được: thường dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia 1. Bếp đun : Bếp ga, bếp dầu, bếp củi,... đình. 2. Dụng cụ nấu ăn : Nồi cơm điện, chảo, xoong - Ghi tên các dụng cụ lên bảng theo từng nồi,... nhóm. 3. Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống: - Nhận xét, nhắc lại tên các dụng cụ . chén , đĩa , đũa,... 4. Dụng cụ cắt thái thực phẩm: dao, thớt, kéo,... 5. Một số dụng cụ khác dùng khi nấu ăn: Rổ, rá , thau, chậu,... ? Em hãy nêu cách sử dụng các loại bếp đun + HS phát biểu cá nhân. trong gia đình? - GV theo dõi HS trả lời, nhận xét và bổ sung GV chốt ý: Muốn thực hiện các công việc nấu ăn cần phải có các dụng cụ thích hợp. * Đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình - Lớp thảo luận theo nhóm, ghi nội dung vào - GV viên chia lớp làm 4 nhóm và phát cho phiếu. mỗi nhóm một phiếu học tập yêu cầu HS Loại dụng Tên các Tác dụng Sử dụng, thảo luận cụ dụng cụ bảo quản - Sử dụng tranh minh họa để kết luận từng cùng loại nội dung theo SGK Bếp đun Dụng cụ nấu.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Dụng cụ bày thức ăn và để uống Dụng cụ cắt, hái Dụng cụ khác - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.. - Cho các nhóm lên trình bày. - GV nhận xét, bổ sung.  Ví dụ - Bếp đun có tác dụng cung cấp nhiệt điện để làm chín lương thực, thực phẩm. - Dụng cụ nấu dùng để nấu chín và chế biến thực phẩm. - Dụng cụ để bày thức ăn và ăn uống có tác dụng giúp cho việc ăn uống hợp vệ sinh. 3. Củng cố, dặn dò : - GV dùng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS. - Nêu lại ghi nhớ SGK. - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu về việc nấu ăn. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS sưu tầm tranh, ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn hàng ngày để học tốt bài sau. -------------– & —-------------. TIEÁT 5. KEÅ CHUYEÄN. KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà ĐỌC. I. MỤC TIÊU 1. Biết kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh. - Trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Một số tranh ảnh gắn với chủ điểm hoà bình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 5 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. - GV gọi HS dưới lớp nhận xét bạn kể chuyện; GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Chiến tranh thật tàn khốc và ác liệt. Mọi người dân trên thế giới đều mong muốn hòa bình. Có rất nhiều tấm gương đã xả thân vì hòa bình dân tộc, vì hòa bình của toàn nhân loại. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em cùng kể lại những câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh mà các em đã từng được nghe hoặc được đọc..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> b. Hướng đẫn kể chuyện - GV ghi đề bài lên bảng lớp, gọi HS đọc đề. - HS đọc đề bài. - GV gạch dưới những từ được nghe, được đọc, ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh để giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề bài. Đề: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. - GV nhắc HS lưu ý: Các em cần đọc gợi ý1, - Cả lớp đọc thầm toàn bộ phần đề bài và phần gợi ý - Truyện tham khảo: Anh bộ đội Cụ Hồ ý2, ý3 trong SGK. gốc Bỉ, Những con sếu bằng giấy ,… c. Hướng dẫn HS kể chuyện - GV cho HS đọc phần gợi ý trong SGK/28 + Em đọc câu chuyện của mình ở đâu, hãy giới - Lần lượt học sinh nêu lên câu chuyện em sẽ kể. thiệu cho các bạn cùng nghe. - Nhắc các em chú ý kể chuyện theo trình tự: + Giới thiệu với các bạn tên câu chuyện em chọn kể; cho biết em đã nghe, đọc truyện đó ở đâu, vào dịp nào. + Phần kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Kể tự nhiên, cố thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. + HS kể chuyện theo nhóm. Các thành viên - GV cho HS chuyện theo nhóm. trong nhóm kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Cho HS thi kể chuyện. + Đại diện nhóm lên bảng kể và nói ý nghĩa của câu chuyện. - GV nhận xét và khen những nhóm HS kể hay, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện. d. HS thực hành kể chuyện theo cặp  GV cho HS kể chuyện theo cặp, GV theo dõi - HS kể chuyện theo nhóm đôi và trao đổi về nhân vật trong câu chuyện. để hướng dẫn thêm. - HS nối tiếp nhau thi kể chuyện trước lớp và  GV cho HS thi kể trước lớp. nói cảm nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện. - Lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay. - Cho HS nhận xét và bình chọn. - GV nhận xét và khen những HS kể chuyện hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò - GV cho HS nhắc lại tên một số câu chuyện đã kể trong giờ học. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tập kể lại câu chuyện, chuẩn bị một vài câu chuyện có nội dung ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh để tiết sau học. -------------– & —-------------.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> TIEÁT 5. ÑÒA LÍ. VÙNG BIỂN NƯỚC TA. I. MỤC TIÊU: HS học xong bài này - Trình bày được đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta. - Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng trên bản đồ (lược đồ). - Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam ( lược đồ ) - Hình 1 trong SGK/77. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Sông ngòi + HS1: Nêu đặc điểm sông ngòi Việt Nam? - GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi. + HS2: Chỉ vị trí các con sông lớn của nước ta trên bản đồ ? + HS3: Nước sông lên xuống theo mùa có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta? + Lớp nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GV cho HS xem một số tranh ảnh về biển và giới thiệu. Biển là một bộ phận không thể thiếu của lãnh thổ nước ta. Từ ngàn đời nay, biển có vai trò quan trọng đối với đời sống của nhân dân ta. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn điều này qua bài địa lý hôm nay. GV ghi đề lên bảng, HS nhắc lại đề. b. Tìm hiểu bài Hoạt động 1: Làm việc cả lớp * Vùng biển nước ta - GV cho HS quan sát lược đồ SGK yêu cầu + Lược đồ của khu vực Biển Đông giúp ta nhận HS nêu công dụng của lược đồ. biết được giới hạn của Biển Đông, các nước có chung Biển Đông. - GV chỉ vùng biển của Việt Nam trên biển Đông và nêu : Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của biển Đông. ? Biển Đông bao bọc phía nào của đất liền + Biển Đông bao bọc phía Đông Nam và Tây Việt Nam? Nam phần đất liền của nước ta. + Vùng biển nước ta giáp với biển của những + Vùng biển nước ta giáp với biển của các nước nước nào? Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Brunây, Campuchia, Thái Lan. - Gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ (lược đồ) - HS lên bảng chỉ vùng biển của nước ta trên bản vùng biển của nước ta đồ. - GV kết luận, ghi bảng : Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông..

<span class='text_page_counter'>(22)</span>  Hoạt động 2: Làm việc cá nhân * Đặc điểm của vùng biển nước ta - GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK để trả lời câu hỏi sau: ? Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam + Nước không bao giờ đóng băng.  Miền Bắc và miền Trung hay có bão.  Hằng ngày nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống. ? Mỗi đặc điểm trên có tác động thế nào đến + Vì nước biển không bao giờ đóng băng nên đời sống và sản xuất của nhân dân ta? thuận lợi cho giao thông đường biển và đánh bắt thuỷ hải sản trên biển.  Bão biển đã gây ra những thiệt hại lớn cho tàu thuyền và những vùng ven biển.  Nhân dân trong vùng biển lợi dụng thủy triều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh cá. - GV theo dõi HS trả lời, bổ sung thêm. GV mở rộng thêm cho hs biết: Thủy triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có vùng, chế độ thủy triều là nhật triều, có vùng là bán nhật triều (một ngày có 2 lần lên xuống), lại có vùng có cả hai. Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm * Vai trò của biển - GV cho HS thảo luận 4 nhóm theo nội dung - Lớp thảo luận theo 4 nhóm. Nhóm nào xong sau : đính nội dung lên bảng. ? Biển tác động như thế nào đến khí hậu + Biển điều hòa khí hậu, làm cho khí hậu nước ta nước ta? ẩm vào mùa hạ và đỡ đỡ khô hạn hơn về mùa đông. ? Biển cung cấp cho chúng ta những loại tài + Biển cung cấp dầu mỏ, khí tự nhiên làm nhiên nguyên nào? Các loại tài nguyên này đóng liệu cho ngành công nghiệp, cung cấp muối, hải góp gì vào đời sống và sản xuất của nhân dân sản cho đời sống và ngành thuỷ sản xuất chế biến ta? hải sản. * Biển đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích, nhưng tài nguyên của biển không phải là nguồn vô tận. Chính vì vậy khi khai thác phải biết tiết kiệm để tránh lãng phí tài nguyên biển và phải đảm bảo vệ sinh môi trường luôn trong lành, thoáng mát. ? Biển mang lại thuận lợi gì cho ngành du + Các bãi biển đẹp là nơi du lịch, nghỉ mát hấp lịch ở nước ta? dẫn, góp phần đáng kể phát triển ngành du lịch. - Các nhóm HS trình bày, lớp nhận xét. - GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận, GV nhận xét và chốt lại kiến thức.  Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát. Hoạt động 4: Trò chơi * Hướng dẫn viên du lịch.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - GV cho HS chơi trò chơi “Hướng dẫn viên - HS lên bảng thực hiện. Nhóm nào đọc đúng tên du lịch”. và chỉ trên bản đồ đúng được nhiều địa điểm thì - GV chọn một số HS tham gia trò chơi. nhóm đó thắng. Lớp theo dõi lắng nghe để nhận  Cách chơi : một nhóm đọc tên, một nhóm xét. phải đọc tên và chỉ trên bản đồ Địa lí Việt Nam tỉnh hoặc thành phố có địa điểm mà HS ở nhóm 1 đã nêu. - GV nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc. * GV cung cấp thêm thông tin về Vịnh Hạ Long (được coi là kì quan thiên nhiên thế giới), bãi biển Mỹ Khê nằm trên bán đảo Sơn Trà là một trong những bãi biển đẹp và quyến rũ nhất thế giới. + HS đọc bài học trong SGK/79. - Cho HS đọc phần bài học SGK/79. 3. Củng cố, dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài, liên hệ cho HS. - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài, xem nôi dung và câu hỏi ở cuối bài “Đất và rừng” để tiết sau học. -------------– & —-------------. Thứ năm ngày 20 tháng 9 năm 2012 TIEÁT 10. THEÅ DUÏC. ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI : “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH”. I. MỤC TIÊU - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình, đội ngũ. - Trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu biết cách chơi. II. CHUẨN BỊ: Trên sân trường dọn vệ sinh nơi tập. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP 1. Phần mở đầu - Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học. Nhắc lại nội quy tập luyện, chấn chỉnh đội hình. Cho HS chạy theo 1 vòng quanh sân. - Cho HS xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối vai, hông; giậm chân tại chỗ. - Cho HS chơi trò chơi “Diệt các con vật”. 2. Phần cơ bản a. Đội ngũ đội hình - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau; đi đều. - Lần 1, 2 GV điều khiển lớp tập có nhận xét, sữa động tác sai cho HS. Chia tổ luyện tập có nhận xét, do tổ trưởng điều khiển tập: 6 lần. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS các tổ. Tập hợp lớp, cho các tổ trình diễn : 1-2 lần, GV cùng HS quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua các tổ với nhau. + Cả lớp tập luyện dưới sự điều khiển của GV để củng cố. b. Trò chơi “Nhảy nhanh, nhảy đúng”.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Chơi trò chơi ‘ Nhảy nhanh, nhảy đúng”. - Tập hợp HS theo đội hình chơi, GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi và quy định chơi. Cho cả lớp thi đua chơi GVquan sát, nhận xét, biểu dương tổ, HS thắng cuộc chơi và chơi đúng luật. 3. Phần kết thúc - Cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp đi thành vòng tròn. - GV cùng HS hệ thống. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học. -------------– & —-------------. TIEÁT 10. TẬP ĐỌC. EÂ-MI-LI, CON . . . (Tố Hữu). I. MỤC TIÊU 1.Luyện đọc: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. + Đọc đúng tên riêng nước ngoài. + Giọng đọc thay đổi linh hoạt, đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng. 2. Hiểu: + Các từ ngữ trong bài. + Nắm được nội dung chính, ý nghĩa của bài thơ. 3. Học thuộc lòng khổ thơ : khổ thơ 3,4 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + Tranh minh hoạ bài đọc SGK. + Bảng phụ ghi những câu cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : Một chuyên gia máy xúc - Gọi 2 HS nối tiếp đọc bài và trả lời câu hỏi về + HS1: Vì sao người ngoại quốc này khiến anh nội dung bài. Thuỷ đặc biệt chú ý? + HS2: Chi tiết nào trong bài em thích nhất? Vì sao? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: : Cuộc chiến tranh huỷ diệt tàn khốc của đế quốc Mỹ trên mảnh đất Việt Nam đã làm tất cả những người có lương tri trên thế giới, trong đó có nhiều người là công nhân Mỹ vô cùng căm phẫn. Xúc động trước hành động tự thiêu của anh Mo-ri-xơn để phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ “Ê-mi-li, con…” với hình ảnh anh Mori-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, nơi anh tự thiêu vì nền hòa bình ở Việt Nam…Các em sẽ được tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay. (HS quan sát tranh) GV ghi đề lên bảng, HS nhắc lại đề. * Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: + Gọi 1 HS khá đọc toàn bài. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo dõi bạn đọc. - HS chia đoạn: 4 đoạn (mỗi khổ thơ là 1 đoạn)  Đoạn 1: Khổ 1  Đoạn 2: Khổ 2  Đoạn 3: Khổ 3.

<span class='text_page_counter'>(25)</span>  Đoạn 4 :Khổ 4 + Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo 4 đoạn - HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. - GV theo dõi sửa sai những từ HS đọc sai (ghi - HS luyện đọc từ khó. bảng)  Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn. - GV hướng dẫn HS cách đọc: Đọc với giọng xúc động, trầm lắng. + 4 HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. - HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn, lớp đọc thầm. - GV kết hợp yêu cầu HS giải nghĩa từ có trong SGK theo từng đoạn. GV ghi bảng. + Cho HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc. Lớp nhận xét.  GV đọc mẫu cả bài. - Lớp đọc thầm. c. Tìm hiểu bài - 1 HS đọc khổ thơ đầu. + HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu. + GV cho HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mili. GV hướng dẫn HS đọc : giọng chú Mo-rixơn trang nghiêm; giọng bé Ê-mi-li ngây thơ, hồn nhiên. - GV nhận xét, cho lớp tuyên dương. - Lớp nhận xét. - Cho HS rút ý của đoạn.  Ý1: Tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Êmi-li + GV chốt ý : Như vậy các em đã biết được người trong tranh là chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mili. Chú đã bế con gái 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc Phòng Mĩ, nơi chú tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ở Việt nam. Các em tìm hiểu tiếp ở đoạn 2 của bài để biết được những hành động của đế quốc Mĩ đối với con người và sự sống ở Việt nam ta như thế nào? mà chú Mo-ri-xơn phải lên án. - 1 HS đọc khổ thơ 2 - HS đọc khổ thơ 2 ? Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh + Vì hành động của đế quốc Mĩ là hành động xâm lược của đế quốc Mĩ? phi nghĩa, vô cùng tàn bạo : đốt bệnh viện, đốt trường học, giết trẻ em, giết những cánh đồng, giết những dòng sông thơ ca nhạc hoạ. Chúng đã dùng máy bay B52, dùng bom Na-pan và hơi độc để huỷ diệt con người và sự sống ở + GV chốt ý : Khổ thơ đã vạch rõ đối tượng của Việt nam. cuộc chiến tranh này chỉ là “những con người chỉ biết yêu thương, những trẻ em chỉ biết đến trường, . . . Đây là những thứ không gây hại cho ai vậy mà Mĩ đã dùng máy bay B52, bom Na- pan, hơi độc để huỷ diệt. Từ “giết” được lặp lại nhiều lần ở các dòng thơ cuối như một đau, lời lên án gay gắt về hành động man rợ của.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> chính quyền Mĩ. - Cho HS rút ý..  Ý2: Lời tố cáo của chú Mo-ri-xơn về tội ác của Mĩ đối với dân tộc Việt Nam. Đứng trước tội ác của chính quyền Mĩ, chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu để lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa. Trước cái chết chú đã mong muốn điều gì ở gia đình mình chúng ta tìm hiểu đoạn 3 của bài. - 1 HS đọc khổ thơ 3 - HS đọc khổ thơ 3. ? Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ + Chú nói với con : Trời sắp tối rồi không bế biệt? Ê-mi-li về được. Chú dặn con: Khi mẹ đến, hãy ôm mẹ cho cha và nói với mẹ : “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn” ? Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con : “Cha đi + Chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn, vui, xin mẹ đừng buồn” bởi chú đã ra đi thanh thản, tự nguyện. - GV nhận xét, chốt ý : Lời từ biệt của chú Mori-xơn diễn ra vào giây phút cái sống liền kề cái chết, một cái chết cá nhân để đòi hành phúc cho bao người. Cảnh tượng ấy thật đau lòng nhưng cũng thật cảm động. Nó làm cho mọi người phải xúc động. Xúc động và cái chết của Mo-rixơn. Xúc động trước cảnh tượng vợ mất chồng, con mất cha, bơ vơ, đau buồn giữa cảnh trời đêm. . . - Cho HS rút ý  Ý3: Lời từ biệt vợ con của chú Mo-ri-xơn Đoạn 4 của bài sẽ thể hiện điều gì? Cô mời - Lớp đọc thầm. cả lớp đọc lướt nhanh trong 1 phút. ? Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo- + HS tự trả lời. ri-xơn ?  Ví dụ : Chú Mo-ri-xơn tự thiêu để đòi hoà bình cho nhân Việt Nam. Em cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó.  GV: Quyết định tự thiêu, chú Mo-ri-xơn + Hành động của chú Mo-ri-xơn là hành động mong muốn ngọn lửa mình đốt lên thức tỉnh rất cao đẹp, đáng khâm phục. Chú Mo-ri-xơn mọi người làm mọi người nhận ra sự thật về dám xả thân vì việc nghĩa… cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bạo của chính quyền Giôn-xơn ở Việt Nam làm mọi người cùng nhau hợp sức ngăn chặn tội ác. Hành động ấy thật là cao cả. Chỉ có một tấm lòng dào dạt tình yêu nhân loại, dũng cảm bảo vệ công lí mới có thể hi sinh bản thân để đấu tranh như vậy. - Cho HS rút ý của đoạn.  Ý4: Ngọn lửa Mo-ri-xơn đốt lên sẽ thức tỉnh mọi người hãy ngăn chặn tội ác. - 1 HS đọc cả bài (hoặc cả lớp đọc lướt nhanh). - Lớp đọc thầm. ? Qua bài học em nào có thể nêu cho cô nội dung của toàn bài. - HS tự nêu..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - GV chốt lại và đính bảng.. Nội dung: Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.. d. Đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS cách đọc. - GV yêu cầu HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ..  GV đọc mẫu. - Cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, tuyên dương.. - HS chú ý lắng nghe. Cha không bế con được nữa Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa Đêm nay Mẹ đến tìm con Con sẽ ôm lấy Mẹ mà hôn Cho Cha nhé Oa-sinh-tơn Buổi hoàng hôn Đã đến phút lòng ta sáng nhất Ta đốt thân ta Cho ngọn lửa sáng lòa Sự thật. - Lớp theo dõi đọc thầm. - HS đọc thầm. - HS thi đọc diễn cảm. - Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.. e. HS học thuộc lòng + HS học thuộc lòng. - GV cho HS học thuộc lòng khổ thơ 3,4 + HS thi đọc thuộc lòng. - GV cho HS xung phong đọc thuộc lòng. - GV nhận xét, khen những HS đọc hay, đọc + Lớp nhận xét, bình chọn bạn học thuộc nhanh nhất. thuộc nhanh. 3. Củng cố, dặn dò ? Qua bài học em có suy nghĩ gì về bản thân trước hành động cao đẹp của chú Mo-ri-xơn. GV liên hệ cho HS. - GV chốt lại nội dung bài. - Về nhà học thuộc lòng khổ thơ 3,4. Chuẩn bị bài ở tuần sau “Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai” đọc bài và xem các câu hỏi cuối bài. - Nhận xét tiết học. -------------– & —-------------. TIEÁT 24. TOÁN. ĐỀ CA MÉT VUÔNG – HÉC TÔ MÉT VUÔNG. I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ đo diện tích : đơn vị của đề-ca-mét vuông hét-tô-mét vuông. - Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị dam2, hm2 - Biết mối quan hệ giữa dam2, hm2. Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị câu ghi khái niệm Đề – ca – mét vuông , Héc – tô mét vuông, Phấn màu, bảng phụ..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu miệng kết quả sau:. - HS nêu kết quả: 1km2 = 1 000 000m2 1 m2 = 100dm2 1dm2 = 100cm2. - GV nhận xét. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: Trong thực tế để thuận tiện cho việc đo người ta sử dụng các đơn vị đo diện tích lớn hơn mét vuông ( là đề-ca-mét vuông và héc-tô-mét vuông). Ngày hôm nay các em sẽ tìm hiểu vấn đề đó qua bài: Đề-ca-mét vuông – Héc-tô-mét vuông. GV ghi đề lên bảng, HS nhắc lại. b. Hình thành biểu tượng về đề-ca-mét vuông + GV yêu cầu HS nhắc lại - Mét vuông là diện tích hình vuông có kích + Mét vuông là diện tích hình vuông có kích thước như thế nào? thước cạnh là 1m. - Kilômét vuông là diện tích hình vuông có + Ki lô mét vuông là diện tích hình vuông có kích thước như thế nào? cạnh là 1ki-lô-mét. Tương tự: vậy đề-ca-met vuông là gì? + Đề-ca-met vuông là diện tích hình vuông có cạnh là 1đề-ca-met. - GV cho HS tự nêu cách đọc và viết kí hiệu + Đề-ca-met vuông viết tắt là dam2 đề-ca-met vuông. c. Phát hiện mối quan hệ của đề-ca-met và mét vuông - Cho HS quan sát hình vuông có cạnh dài - Lớp quan sát. 1dam và giới thiệu: Chia mỗi cạnh của hình vuông thành 10 phần bằng nhau. Nối các điểm chia để tạo thành hình vuông nhỏ. ? Mỗi ô vuông nhỏ trong hình vuông dài 1 + 1m2 dam có diện tích bằng bao nhiêu ? ? Hình vuông 1 dam2 gồm bao nhiêu ô vuông + 100 ô vuông 1 m2 1 m2 Vậy 1 đề-ca-mét vuông bằng bao nhiêu + 1dam2 = 100 m2 mét vuông ? GV ghi bảng, vài HS đọc. * GV chốt lại: Hình vuông 1dam2 bao gồm 100 hình vuông nhỏ 1 mét vuông 1dam2 = 100m2 d. Hình thành biểu tượng về hec-tô-met vuông: + Tương tự như Kilômet vuông và đề-ca-met + Hec-tô-met vuông là diện tích hình vuông có vuông, vậy hec-tô-met vuông là diện tích cạnh là 1hec-tô-met. hình vuông có kích thước như thế nào? - GV cho HS tự nêu cách đọc và viết kí hiệu + Hec-tô-met vuông viết tắt: hm2 Héc-tô-met vuông. e. Phát hiện mối quan hệ của đề-ca-met và mét vuông.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Cho HS quan sát hình vuông có cạnh dài 1dam và giới thiệu: Chia mỗi cạnh của hình vuông thành 10 phần bằng nhau. Nối các điểm chia để tạo thành hình vuông nhỏ. ? Mỗi ô vuông nhỏ trong hình vuông dài 1 hm có diện tích bằng bao nhiêu ? ? Hình vuông 1 hm2 gồm bao nhiêu ô vuông 1 dam2 Vậy 1 héc- to-mét vuông bằng bao nhiêu đề-ca-mét vuông ? GV ghi bảng, vài HS đọc. * GV chốt lại: Hình vuông 1hm2 bao gồm 100 hình vuông nhỏ 1 dam2 1hm2 = 100 dam2 (Đây là mối quan hệ của hec-tô-met vuông và đề-ca-met vuông) g. Thực hành: Bài 1/26: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - GV cho HS đứng tại chỗ đọc số đo diện tích.. + 1dam2 + 100 ô vuông 1 dam2 + 1hm2 = 100 dam2. - HS đọc yêu cầu bài. + Đứng tại chỗ đọc số đo diện tích.  105 dam2 : một trăm linh năm đề-ca-mét vuông. 32 600 dam2 : ba mươi hai nghìn sáu trăm đềca-mét vuông. 492 hm2 : bốn trăm chín mươi hai héc-tô-mét vuông. 180 350 hm2 : một trăm tám mươi nghìn ba trăm năm mưoi héc-tô-mét vuông. - Lớp nhận xét.. - GV theo dõi HS làm, cho lớp nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. + HS đọc yêu cầu đề. Bài 2/26: Cho HS đọc yêu cầu bài. - GV gợi ý cho HS làm. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở (thảo luận - Cho HS làm bài theo cặp, gọi 2 HS lên theo cặp) bảng làm.  Viết các số đo diện tích a. Hai trăm bảy mươi mốt đề-ca-mét vuông: 217 m2 b. Mười tám nghìn chín trăm năn mươi tư đề-camét vuông : 18 954 dam2 c. Sáu trăm linh ba héc-tô-mét vuông : 603 hm2 d. Ba mươi tư nghìn sáu trăm hai mươi héc-tômét vuông : 34 620 hm2 - Lớp nhận xét. - GV nhận xét và tuyên dương. + HS đọc yêu cầu bài tập. Bài 3/26: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận theo 4 nhóm để làm bài, nhóm nào - GV cho HS thảo luận làm bài theo nhóm. xong đính bảng.  Viết số thích hợp vào chỗ chấm a. 2dam2 = 200m2 3dam2 15 m2 = 315 m2 30hm2 = 3 000 dam2 200m2 = 2 dam2.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 12hm2 5dam2 = 1 205 dam2 760m2 = 7dam2 60m2 1. b. 1m2 = 100 3. 3m2 = 100 8. 8dam2 = 100 - Lớp nhận xét.. 27. dam2. 27m2 = 100. dam2. 1dam2 = 100. hm2. 1. dam2 hm2. 15. 15dam2 = 100 hm2. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò - GV chốt lại kiến thức. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm ở vở bài tập, xem trước nội dung bài “Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích” để tiết sau học. -------------– & —-------------. TIEÁT 9. TAÄP LAØM VAÊN. LUYEÄN TAÄP LAØM BAÙO CAÙO THOÁNG KEÂ. I. MỤC TIÊU - Biết trình bày kết quả thống kê theo hàng và thống kê bằng cách lập bảng. - Qua bảng thống kê kết quả học tập của các cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu học tốt hơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + Vở bài tập tiếng việt 5, tập 1 + Bảng phụ, giấy khổ to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi hai HS đọc lại bảng thống kê số HS từng tổ trong lớp. GV nhận xét bài làm của HS 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. b. Hướng dẫn HS làm bài luyện tập Bài 1/51: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc. - GV cho HS làm việc. - HS làm việc cá nhân ghi tất cả số điểm của mình ra giấy và thống kê. + 3 HS lên bảng thống kê trên bảng lớp. - GV cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, khen ngợi. Bài 2/51: Cho HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV lưu ý HS: Tổ trưởng thu lại kết quả - HS lắng nghe. thống kê của các bạn trong tổ. Sau đó dựa vào kết quả các bạn lập một bảng thống kê kết quả cho từng cá nhân và cả tổ trong tuần. - GV phát phiếu và bút cho HS theo tổ. - Từng tổ thống kê vào phiếu. - GV gọi đại diện nhóm trình bày trên bảng - HS trình bày trên bảng kết quả. Các nhóm nhận.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> kết quả thống kê của nhóm mình. - GV tuyên dương những em có kết quả tốt.. xét. BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ HỌC TẬP (Tổ ……., tháng …. ) STT. HỌ VÀ TÊN 0-4. SỐ ĐIỂM 5-6 7-8. 9-10. 1 2 3 4 5 TỔNGCỘNG. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu tác dụng của bảng thống kê? - GV nhận xét giờ học - Về nhà ghi nhớ cách lập bảng thống kê. Chuẩn bị cho tiết sau “Trả bài văn tả cảnh”.. TIEÁT 10. -------------– & —------------KHOA HOÏC. THỰC HAØNH : NÓI “KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (TT). I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện (rượu, bia, thuốc lá, ma túy). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + Chiếc ghế. + Các đồ dùng để đóng vai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi. - HS 1: Hút thuốc lá có hại gì ? - HS 2: Uống rượi, bia có tác dụng gì? - HS 3: Sử dụng ma tuý có hại gì ? - GV nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài. b. Tìm hiểu bài  Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp *Thực hành trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” - GV tổ chức và hướng dẫn. Để 1 cái ghế và phủ một cái khăn và giới thiệu : Đây là chiếc ghế rất nguy hiểm, vì nó đã bị nhiễm điện cao thế. Nếu đi đụng vào ghế sẽ bị chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. Bây giờ các em hãy xếp hàng từ ngoài hành lang đi vào..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Cử 5 HS đứng quan sát, ghi lại những điều - 5 HS đứng quan sát, HS cả lớp xếp hàng đi từ mà em nhìn thấy. ngoài hành lang vào trong lớp, vào chỗ ngồi của mình. - GV yêu cầu HS đọc kết quả quan sát. + Có bạn cố gắng không chạm vào ghế. + Có bạn cố ý đẩy bạn ngã vào ghế. + Có bạn cảnh giác, né tránh bạn đã bị chạm vào - GV nhận xét, khen ngợi HS quan sát tốt. ghế ...  Thảo luận cả lớp - GV dựa vào diễn biến thực tế để đặt các câu + HS tự trả lời. hỏi phân tích. ? Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế ? - Rất lo sợ  Tại sao khi đi qua chiếc ghế em nên đi chậm - Vì sợ bị điện giật chết và rất thận trọng ?  Tại sao em lại đẩy mạnh làm bạn ngã chạm - Chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào. vào ghế?  Tại sao khi bị xô ngã vào ghế, em cố gắng - Vì biết nó nguy hiểm cho bản thân. để không ngã vào ghế? - GV kết luận : Qua trò chơi chúng ta cũng giải thích được tại sao có nhiều người biết chắc là nguy hiểm nếu thực hiện một hành vi nào đó là gây nguy hiểm cho bạn thân hoặc những người xung quanh mà họ vẫn làm. Nhưng một số người đều rất thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm. Hoạt động 2: Đóng vai * Đóng vai - GV cho HS thảo luận : Khi chúng ta từ chối + Hãy nói rõ rằng mình không muốn làm việc đó. ai đó một điều gì, các em sẽ nói gì? - GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu - Lớp thảo luận 4 nhóm để đóng vai các tình tình huống cho các nhóm như sau : huống đã nhận.  Lân và Hoàng là hai người bạn thân một hôm Lân nói với Hoàng là mình tập hút thử thuốc lá và rất thích. Lân cố rủ Hoàng cùng hút với mình. Nếu bạn là Hoàng, bạn sẽ ứng xử thế nào ?  Minh được mời đi dự sinh nhật, có một số anh lớn hơn ép Minh uống rượu. Nếu là Minh bạn sẽ ứng xử như thế nào ?  Một lần có việc phải đi ra ngoài vào buổi tối, trên đường về nhà, Tư gặp một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ và ép dùng thử hê-rô-in. Nếu là Tư, bạn sẽ ứng xử như thế nào ? - GV cho các nhóm lên trình diễn. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm đóng và xử lí tình huống hay. GV kết luận: chúng ta có quyền tự bảo vệ và.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> được bảo vệ  phải tôn trọng quyền đó của người khác. Cần có cách từ chối riêng để nói “Không !” với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. - Gọi HS đọc lại phần “ Bạn cần biết”. - Lớp đọc phần “ Bạn cần biết”. 3. Củng cố, dặn dò: ? Việc từ chối hút thuốc lá, uống rượu, bia, sử dụng ma tuý có dễ dàng không? ? Trường hợp bị dọa dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì? - GV chốt lại kiến thức. - Nhận xét tiết học - Về nhà học bài, Chuẩn bị bài: “Dùng thuốc an toàn” tiếp theo để tiết sau học. -------------– & —-------------. Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012 TIEÁT 10. LUYỆN TỪ VAØ CÂU TỪ ĐỒNG ÂM. I. MỤC TIÊU - Hiểu thế nào là từ đồng âm. - Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa các từ đồng âm. Đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm, bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và các câu đố. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + VBT tiếng việt 5 + Bút dạ và phiếu khổ to, tranh ảnh,… có tên gọi giống nhau. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố ở tiết trước. GV nhận xét chung. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. b. Tìm hiểu bài * Nhận xét - GV hướng dẫn làm bài. Bài 1/51: - Cho HS đọc yêu cầu của đề bài. - 1 HS đọc. - Cho lớp làm bài miệng. - HS làm bài cá nhân. - Gọi HS đọc kết quả. - HS trình bày, lớp nhận xét. - GV nhận xét và chốt ý đúng.  Câu (cá): bắt cá, tôm… bằng móc sắt nhỏ thường có mồi.  Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn. - GV chốt lại : Hai từ “câu” ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là những từ đồng âm. * Phần ghi nhớ - GV cho cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ - 1 HS đọc, lớp đọc thầm..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> trong SGK. - Cho HS đọc nhưng không nhìn sách. - HS cho một vài ví dụ về từ đồng âm. * Luyện tập Bài 1/52: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - GV giao việc. - Cho 3 HS làm bài vào phiếu. - Cho HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.  Đồng (trong cánh đồng): Khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cấy cày. + Đồng (trong tượng đồng): Kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi dùng làm dây điện và chế hợp kim. + Đồng (trong một nghìn đồng): Đơn vị tiền tệ Việt Nam.  Đá (trong hòn đá): Chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng mảng, từng hòn. + Đá (trong đá bóng): Đưa nhanh về phía chân và hất mạnh bóng cho xa hoặc vào khung thành đối phương.  Ba (trong ba má): Bố, cha, thầy. + Ba (trong 3 tuổi): Chỉ số 3, số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên. Bài 2/52: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn cho HS hiểu yêu cầu bài tập: Các em đặt câu với một cặp từ đồng âm. - GV cho HS làm bài cá nhân. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét và tuyên dương những HS đặt câu văn hay.. Bài 3/52: Cho HS đọc yêu cầu đề.. * Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. + Cái bàn – bàn bạc Lá cây – lá cờ Bàn chân – chân bàn - HS đọc yêu cầu bài tập. - Lớp làm bài theo nhóm đôi, 3 HS làm vào phiếu, đính trên bảng. - HS trình bày kết quả, lớp nhận xét. - Lớp sửa lại bài nếu làm sai.. - HS đọc yêu cầu bài tập. - Lớp làm bài cá nhân ; 2 HS làm bài phiếu. - HS dán kết quả lên bảng lớp. Lớp nhận xét, bình chọn bạn đặt câu văn hay. - HS nào sai, tự sửa lại cho đúng.  Ví dụ:  Lọ hoa đặt trên bàn trông thật đẹp. Chúng em bàn nhau quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.  Nước con suối này rất trong. Nước ta có bờ biển dài hơn 3 000 km.  Bố em mua về một bộ bàn ghế rất đẹp. Họ đang bàn về việc sửa đường.  Nhà cửa ở đây được xây dựng hình ô bàn cờ. Lá cờ đỏ sao vàng phất phới tung bay.  Yêu nước là thi đua. Bạn Lan đang đi lấy nước. - HS đọc yêu cầu đề..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - GV hướng dẫn cho HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài. HS thảo luận theo cặp để làm - Lớp thảo luận theo cặp. - Cho HS trả lời. - HS trả lời. Lớp nhận xét. * Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của hai từ đồng âm là tiền tiêu Tiền tiêu: Tiêu nghĩa là tiền để chi tiêu. Tiền tiêu: Tiêu là vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, - GV theo dõi nhận xét, chốt lại ý đúng : hướng về phía địch. Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu với tiếng tiêu trong từ đồng âm. Tiền tiêu chỉ vị trí quan trọng nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch. Bài 4/52: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu đề. - GV cho HS thi giải câu đố nhanh - HS thi giải nhanh câu đố, lớp nhận xét. + Từ chín trong câu a là nướng chín cả mắt mũi, đầu đuôi chứ không phải là số 9 (là số tự nhiên sau 8). - GV nhận xét, tuyên dương, chốt lại ý đúng : + Khẩu súng còn được gọi là cây súng. + Câu a: con chó thui. + Câu b: cây hoa súng và khẩu súng. 3. Củng cố, dặn dò - Cho học sinh thi nhau đặt câu có từ đồng âm. ? Thế nào là từ đồng âm? - GV chốt lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tìm thêm từ đồng âm. Chuẩn bị bài “MRVT : Hữu nghị – hợp tác” xem trước nội dung bài để tiết sau học.. TIEÁT 10. -------------– & —------------TAÄP LAØM VAÊN. TRAÛ BAØI VAÊN TAÛ CAÛNH. I. MỤC TIÊU - Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh. - Nhận thức được ưu khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn, biết sữa lỗi, viết lại được một đoạn văn cho hay hơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + Ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý, . . cần được sửa chung trước lớp . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: GV chấm bảng thống kê trong vở HS của tiết trước bài 2. GV nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> b. Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình - GV nhận xét chung về kết quả bài viết của lớp.  Ưu điểm: Các em đã hiểu bài và nắm được yêu cầu bài. Một số bài viết hay có hình ảnh cảm xúc. Diễn đạt ngắn gọn. Trình bày sạch sẽ, gọn gàng. Biết cách dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá.  Khuyết điểm: Một số bài viết dùng từ chưa chính xác, viết sai nhiều chính tả, bố cục chưa rõ ràng. Một số bài viết quá ít ý, bài viết thiên về giọng kể nhiều hơn tả. Diễn đạt lủng củng, chưa chốt lại được ý trọng tâm, diễn giải dài dòng. - Viết câu ngắn, chưa biết dùng dấu ngắt câu. - Chữ viết quá xấu, sai chính tả, tẩy xoá nhiều. * GV công bố điểm cụ thể. - GV hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình viết trên bảng. GV chữa lại bằng phấn màu (nếu sai)  Lỗi chính tả: dộn nhịp, trông lành, dọt xương, chò chuyện., chước, mưa sối sã, có vẽ vội vả.  Lỗi về ý : Vì công viên có thể tập thể dục hít thở ….  Lỗi đặt câu : (Câu văn tối nghĩa) - Lúc này em cảm thấy như là. - Những giọt sương còn dính trên đám hoa. - Chiều hôm qua lúc em đi học về, trời đang nắng bổng nổi gió, mây đen bay đến ầm ầm..  Lỗi chính tả : nhộn nhịp, trong lành, giọt sương, trò chuyện, trước, mưa xối xả, có vẻ vội vã.  Lỗi về ý : Công viên là nơi mọi người đến để tập thể dục, thư giản,… và hít thở không khí trong lành.  Lỗi đặt câu : + Lúc mọi người ra về, em cảm thấy công viên lại thật yên tĩnh không còn nhộn nhịp như trước nữa. + Những giọt sương vào sáng sớm còn động lại trên những cánh hoa, trông thật đẹp. + Chiều hôm qua lúc em đi học về, trời đang nắng gay gắt, bỗng nhiên mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, em ngước mắt nhìn trời. Trời như tối sầm lại. + Nhà em có mái mgói đỏ tươi, tường vôi xanh màu da trời. + Mưa dần dần ngớt hạt rồi tạnh hẳn. Mọi hoạt động được tiếp diễn, ngoài đường xe cộ lại tấp nập.. - Dường như nhà tôi có mái nhà, mái nhà màu đỏ tươi. - Mưa dần dần ngớt hạt rồi tạnh hẳn. Mọi hoạt động được tiếp tục ra đường thì tướp nượp người.  Lỗi dùng từ : + Sấm chớp đùng đùng. - Sấm chớp đùn đùn. + Cánh đồng lúa rộng mênh mông. (bát ngát) - Cánh đồng lúa rộng chấp chới. + Mây đen ùn ùn kéo đến. - Mây đen bay đến ầm ầm ..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> e. Hướng dẫn HS chữa bài viết của mình - GV phát bài cho HS. - Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. - GV cho HS đọc lại đoạn văn mà mình đã - HS đọc bài làm của mình và tự chữa lỗi, chữa. những phần mà GV đã nhận xét và đánh dấu. + HS đổi bài cho bạn để rà soát lại việc chữa lỗi - GV đọc cho cả lớp nghe một số đoạn văn hay, - HS đọc lại đoạn văn mà mình đã chữa. Lớp bài văn hay. theo dõi để nhận xét. - HS trao đổi để học tập rút kinh nghiệm cho bản thân. - GV chốt lại cho HS những ý cần học tập. + Lớp lắng nghe. 3. Củng cố, dặn dò - GV biểu dương những HS viết bài được điểm cao. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu những em viết bài chưa đạt về nhà viết lại. - Về nhà quan sát một cảnh sông nước trong tranh ảnh, phim, ti-vi,... ghi những đặc điểm của cảnh đó để học tốt tiết sau. -------------– & —-------------. TIEÁT 25. TOÁN. MI-LI-MEÙT VUOÂNG – BAÛNG ÑÔN VÒ ÑO DIEÄN TÍCH. I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng ti-mét vuông. - Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mô hình hình vuông có cạnh dài 1 cm và kẻ bảng đơn vị đo diện tích. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng nêu lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề, làm bài 4 / 26 (SGK). 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã học 2 đơn vị đo Dam 2, hm2. Hôm nay, chúng ta học thêm 1 đơn vị diện tích mới nhỏ nhất là mm2 và lập bảng đơn vị đo diện tích. GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. b. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông - GV yêu cầu HS nhắc lại đơn vị đo diện tích. + cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2 - GV: mi-li-mét vuông là những diện tích rất bé. ? Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông - Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có kích thước như thế nào? Kí hiệu như thế có cạnh dài 1 mm. nào? + Mi-li-mét vuông kí hiệu là mm2.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - GV đưa mô hình lên bảng và hỏi: ? Hình vuông này có cạnh là 1cm, vậy diện tích là bao nhiêu ? Có bao nhiêu ô vuông cạnh 1cm ? ? Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu ? ? Em hãy cho biết mối quan hệ giữa xăng-timét vuông và mi-li-mét vuông? c. Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích - GV đính bảng phụ đã kẻ sẵn bảng đơn vị đo diện tích lên bảng. - GV gọi HS lên bảng điền HS dưới lớp làm vào vở nháp. - GV gọi HS nhận xét, GV theo dõi bổ sung. LỚN HƠN MÉT VUÔNG km2 hm2 dam2 1km2 1hm2 1dam2 = 100 hm2 = 100dam2 = 100m2 1 = 100 km2. 1 = 100 hm2. + 1 cm2 + Có 100 ô vuông cạnh 1 mm + 1 mm2 + 1 cm2 = 100 mm2. 1. 1mm2 = 100. cm2. - HS thảo luận để xếp những đơn vị đo diện tích vào bảng theo thứ tự từ lớn đến bé.. MÉT VUÔNG NHỎ HƠN MÉT VUÔNG 2 2 m dm cm2 mm2 1m2 1dm2 1cm2 1mm2 1 = 100dm2 = 100 cm2 = 100mm2 = 100 cm2 1 = 100 dam2. 1 = 100 m2. 1 = 100 dm2. ? Mỗi đơn vị đo diện tích gấp mấy lần đơn vị + Mỗi đơn vị đo diện tích đều gấp 100 lần đơn bé hơn tiếp liền ? vị bé hơn liền nó. 1 ? Mỗi đơn vị đo diện tích kém mấy lần đơn vị lớn hơn tiếp liền ? + Mỗi đơn vị đo diện tích đều bằng 100 đơn vị lớn hơn liền nó. d. Thực hành Bài 1/28: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc đề bài. - Cho HS thảo luận theo bàn để làm bài tập. - Lớp thảo luận theo bàn để làm. - Cho HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng - Lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. làm. a) Đọc các số đo diện tích  29mm2 : Hai mươi chín mi-li-mét vuông 305mm2 : Ba trăm linh năm mi-li-mét vuông 1200mm2 : Một nghìn hai trăm mi-li-mét vuông b) Viết các số đo diện tích:  Một trăm sáu mươi tám mi-li-mét vuông : 168mm2 Hai nghìn ba trăm mười mi-li-mét vuông : 2310mm2 + Lớp nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, gọi HS đọc lại bài tập 1/a - HS đọc yêu cầu bài tập. Bài 2/28: GV cho HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào vở, 4HS lên bảng làm..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - GV hướng dẫn cách làm, lớp làm bài tập vào  Viết số thích hợp vào chỗ chấm: vở, 4 HS lên bảng làm. a) 5cm2 = 500mm2 12km2 = 1200hm2 7hm2 = 70 000m2 1hm2 = 10 000m2 + Lớp nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS đọc yêu cầu của bài tập. Bài 3/28: GV cho HS đọc yêu cầu bài tập. - Lớp thảo luận theo 4 nhóm để làm, nhóm nào - GV cho lớp thảo luận 4 nhóm để làm bài tập. làm xong trước đính lên bảng.  Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm: 1.  1mm2 = 100 8. 8mm2 = 100 29. 29mm2 = 100 - Lớp nhận xét.. cm2. 1. 1dm2 = 100 7. cm2. 7dm2 = 100. cm2. 34dm2 = 100. 34. m2 m2 m2. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò + Nêu bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại? + Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề nhau? - GV chốt lại kiến thức trong bài. - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm VBT, xem trước nội dung bài “Luyện tập” để tiết sau học. SINH HOẠT LỚP TIEÁT 5. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ – NHẬN XÉT CUỐI TUẦN. I. MỤC TIÊU 1. Hoạt động tập thể - Giúp HS hiểu biết cách làm thế nào để học tốt, hăng hái thi đua học tốt ở các cá nhân, tổ , nhóm. - Giáo dục HS có ý thức tự giác học tập. 2. Sinh hoạt lớp: - HS biết nhận xét những ưu khuyết điểm về các mặt hoạt động trong tuần. - HS biết sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm cho tuần sau. - Giáo dục cho HS có ý thức kỉ luật tốt. II. CHUẨN BỊ - GV chuẩn bị nội dung các câu hỏi. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: (15 phút). Chủ điểm: Truyền thống nhà trường Làm thế nào để học cho tốt ? A. Khởi động : Lớp hát một bài. 1. Hoạt động 1: HS làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm câu hỏi sau: Muốn học tốt phải làm thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> + HS thảo luận và trình bày kết quả thảo luận trên bảng nhóm. Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. 2. Hoạt động 2: Các nhóm trình bày. - Các nhóm lên trình bày, lớp theo dõi nhận xét. GV nhận xét để đi đến thống nhất : + Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập như : sách, vở, bút, thước và các dụng cụ học tập theo môn. + Làm bài tập về nhà và trên lớp đầy đủ. Học thuộc các bài học, các công thức. + Chú ý nghe cô giảng bài để biết vận dụng vào phần bài tập. + Chuẩn bị bài cho các tiết học nối tiếp để tiếp thu kiến thức các bài học mới như : Đóng vai, sưu tầm tranh ảnh, sưu tầm các mẫu chuyện, các bài thơ, . . . 3. Hoạt động 3: Phát động phong trào thi đua học tốt. - GV cho các tổ thảo luận, bàn bạc để đưa ra những phong trào thi đua học tốt. - Lớp trưởng điều hành lớp, cho các tổ đọc tên những phong trào, lớp nhận xét. - Lớp trưởng đọc nội dung của các phong trào chung của cả lớp như : Thi VSCĐ, Giành nhiều điểm 10, Tham gia đầy đủ các hoạt động của đội, . . . - Lớp trưởng cho các tổ ký cam kết để thực hiện. - Lớp trưởng giao bản cam kết cho GVCN B. Nhận xét, dặn dò - Lớp phải thực hiện tốt những điều đã được học. 2. SINH HOẠT LỚP: (20 phút) a. Các tổ trưởng nhận xét những hoạt động của tổ trong tuần. b. GV đánh giá, nhận xét chung:  Nề nếp - Vệ sinh lớp sạch sẽ. Tập thể dục giữa giờ đều và đẹp. - Đi học chuyên cần, không đi trễ hoặc nghĩ học vô lí do. - Thực hiện tốt ATGT, ANHĐ. Không gây gỗ mất đoàn kết trong lớp.  Học tập - Lớp đã đi vào nề nếp học tập, các em đã có ý thức học tốt. Các tổ có tinh thần thi đua trong học tập. - Các em phát huy cao tinh thần tự học, có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập. - Duy trì đều đặn việc dò bài giữa các tổ. - Về nhà chăm chỉ học bài và làm bài đầy đủ. - Trong giờ học các em hăng hái phát biểu xây dựng bài, chăm chú nghe giảng. - Các em đã tham gia làm bài thi khảo sát đầu năm 2 môn Toán, Tiếng Việt đầy đủ.  Tồn tại: Một số em còn chuẩn bị bài sơ sài, chữ viết chưa tiến bộ như : Tiến, Tài, Duy, Nghĩa, Nhung.  Các hoạt động khác - Sinh hoạt 10 phút đầu giờ đều đặn và nghiêm túc. - Tham gia lao động rất tích cực. - Trực nhật đúng giờ, lớp sạch sẽ. - Để xe đúng nơi quy định. - Chăm sóc cây xanh rất tốt.  KẾ HOẠCH TUẦN: 06 - Tiếp tục duy trì nề nếp học tập. - Thực hiện nghiêm túc việc rèn chữ, giữ vở sạch, đẹp..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Phát huy tinh thần thi đua trong học tập giữa các tổ. - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp và có chất lượng. - Thường xuyên chấm, kiểm tra bài các HS trong lớp. - Làm lồng đèn tham gia đêm “Hội trăng rằm” được tổ chức tại trường. -------------– & —-------------. Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2011 TIEÁT 8. LUYỆN TỪ VAØ CÂU. LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA. I. MỤC TIÊU HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + VBT tiếng việt 5. + Bút dạ và phiếu khổ to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho 2 HS lên bảng. - HS1: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ. - HS2: Đặt câu để phân biệt một cặp từ trái - GV nhận xét và ghi điểm. nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: Các em đã hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa. Tiết học này các em cùng nhau vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập tìm từ trái nghĩa. GV ghi tên bài lên bảng. b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1/43: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. + HS đọc yêu cầu bài tập - Gọi HS nhắc lại: Thế nào là từ trái nghĩa? - GV cho cả lớp làm vào vở; 2 HS lên bảng làm - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. bài. * Tìm những từ trái nghĩa nhau trong mỗi - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. thành ngữ, tục ngữ sau: - Ăn ít ngon nhiều - Ba chìm bảy nổi - Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho - Nắng chóng trưa, mưa chóng tối + Em hiểu thế nào về ý nghĩa của các câu thành + Ăn ít ngon nhiều: Những món ăn ngon chỉ ngữ, tục ngữ đó? cần ăn một ít cũng thấy ngon; có khi được hiểu là lời khuyên ăn uống chừng mực cho ngon miệng, không nên ăn quá nhiều, mất cảm giác ngon. + Ba chìm bảy nổi: ý nói cuộc đời gian nan, - Cho HS học thuộc những câu trên. vất vả. + Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho: yêu quý trẻ em thì trẻ hay đến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui. Kính trọng tuổi già thì mình cũng được thọ như người già. + Nắng chóng trưa, mưa chóng tối: trời nắng có cảm giác mau trưa, trời mưa lại mau tối. Bài 2/44: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - GV cho lớp thảo luận theo nhóm bàn để làm - Lớp thảo luận theo nhóm bàn để làm bài vào bài vào vở. vở. Đại diện 1 nhóm làm vào giấy khổ to. - GV cho HS trả lời. - HS trình bày, lớp nhận xét. * Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm: a, Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn. b, Trẻ già cùng đi đánh giặc. c, Dưới trên đoàn kết một lòng. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3/44: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - GV cho HS làm bài cá nhân vào vở. - Lớp làm bài vào vở. - Cho HS phát biểu. - HS phát biểu. - GV nhận xét, tuyên dương. Cho HS xung * Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa phong đọc thuộc 3 thành ngữ, tục ngữ. thích hợp: a, Việc nhỏ nghĩa lớn. b, Áo rách khéo vá hơn lành vụng may. c, Thức khuya dậy sớm. + Em hiểu thế nào về ý nghĩa của các câu thành * Ca ngợi những việc tưởng chừng bình.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> ngữ, tục ngữ đó?. thường nhưng có ý nghĩa lớn lao. * Ca ngợi người khéo léo trong may vá. * Ca ngợi những người lao động chăm chỉ, - Cho HS xung phong đọc thuộc 3 thành ngữ, không ngại vất vả sớm tối. tục ngữ. Bài 4/44: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV gợi ý cho HS cách làm : Tất cả các từ tìm được đều chỉ về người. - Cho HS làm bài vào phiếu. - Lớp làm bài theo 4 nhóm, nhóm nào xong đính nội dung lên bảng. - Cho HS trình bày kết quả. - HS các nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét. a. Tả hình dáng: cao\thấp; to kềnh \bé tẹo,.. b.Tả trạng thái: buồn \vui, lạc quan\ bi quan,.. c. Tả hành động: khóc \cười, đứng \ngồi,.. d. Tả phẩm chất: tốt/xấu; hiền /dữ; lành/ác... - GV theo dõi nhận xét, bổ sung. Bài 5/44: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS cách làm : có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa, có thể đặt 2 câu mỗi câu chứa 1 từ. - Cho HS làm bài vào vở. - Lớp trao đổi nhau để làm; 2, 3 HS làm bài - Cho HS phát biểu ý kiến. phiếu. - HS dán kết quả lên bảng lớp. Lớp nhận xét, bình chọn bạn đặt câu hay, có sử dụng từ đồng nghĩa. * Trường hợp mỗi câu chứa 1 từ trái nghĩa + Chú chó Cún nhà em béo múp. Chú Vàng nhà Hương gầy nhom. + Hoa hớn hở vì được điểm 10. Mai ỉu xìu vì không được điểm tốt. * Trường hợp 1 câu chứa 1 hoặc nhiều cặp từ trái nghĩa. + Na cao lêu khêu còn Hà thì lùn tịt. + Đáng quý nhất là trung trực còn dối trá thì chẳng ai ưa. - GV theo dõi nhận xét, tuyên dương, khen - HS nào sai , tự sửa lại cho đúng. những em đặt câu hay. 3. Củng cố, dặn dò - GV chốt lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 1, 3. Chuẩn bị bài “MRVT: Hòa Bình” xem trước nội dung và phần bài tập để tiết sau chúng ta học. -------------– & —-------------.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> THAO GIẢNG CHUYÊN ĐỀ Ngaøy daïy : 15/9/2012 Người dạy : Châu Thị Anh Thư Moân. : Tập đọc. Baøi. : Những con sếu bằng giấy. I. MỤC TIÊU 1. Luyện đọc: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. - Biết đọc diễn cảm bài văn giọng trầm buồn. 2. Hiểu: - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung chính của bài. II. CHUẨN BỊ: + Tranh phóng to trong SGK. + Bảng phụ viết đoạn HS cần luyện đọc diễn cảm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 nhóm HS lên bảng đọc vở kịch “ - Nhóm 1 đọc phần 1 Lòng dân”. - Nhóm 2 đọc phần 2. Cả hai nhóm đọc theo cách phân vai. - GV nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu: Cho HS xem và quan sát tranh minh hoạ chủ điểm “Cánh chim hoà bình” và nội dung các bài học trong chủ điểm: bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc. - Cho HS xem tranh trong bài, quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ những gì? Bức tranh vẽ một em gái đang ngồi bên giường bệnh và gấp những con chim bằng giấy. Bức ảnh chụp một tượng đài hình con chim trắng. Để biết thêm nội dung của bức tranh và bức ảnh trong tiết học ngày hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu qua bài: “Những con sếu bằng giấy”. GV ghi tên bài. * Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: b. Luyện đọc: + Gọi 1 HS khá đọc cả bài. - Cả lớp lắng nghe và đọc thầm. + HS chia đoạn: 4 đoạn  Đoạn 1: Từ đầu…. Đến Nhật Bản  Đoạn 2: Tiếp … đến nguyên tử  Đoạn 3: Tiếp theo đến 644 con  Đoạn 4: Còn lại + 4 HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn. + HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn. - GV theo dõi sửa sai những từ HS đọc sai - HS luyện đọc từ khó. (ghi bảng) (Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-cô Xa-xa-ki) - GV hướng dẫn cách đọc : Đọc với giọng - HS theo dõi. trầm, buồn và cần nhấn giọng ở những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh, khát vọng sống của cô bé Xa-xa-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi : nhiễm phóng xạ, gấp đủ một nghìn con sếu, … + 4 HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. + HS đọc, lớp đọc thầm theo bạn. - GV kết hợp yêu cầu HS đọc giải nghĩa từ có - HS đọc phần chú giải. trong SGK ở cuối bài. - HS luyện đọc theo cặp. GV nhận xét chung. - HS đọc theo nhóm đôi. Lớp nhận xét.  GV đọc mẫu toàn bài. - Lớp đọc thầm theo. c. Tìm hiểu bài: * Để biết được nước nào đã ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, cô cùng các em tìm hiểu bài qua đoạn 1 - 1HS đọc đoạn 1 - HS đọc thầm đoạn 1 ? Nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử vào + Nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử vào ngày tháng năm nào? ngày 16/7/1945. ? Hơn nữa tháng sau, chính phủ quyết định + Hơn nữa tháng sau, chính phủ quyết định ném điều gì? cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. ? Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi + Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống nào? Nhật Bản..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> + Cho HS rút ý của đoạn, GV ghi bảng vài HS đọc. * Chúng ta tìm hiểu đoạn 2 của bài để biết điều gì xảy ra đối với hai thành phố Hi-rôsi-ma và Na-ga-xa-ki - 1 HS đọc đoạn 2 ? Hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống gây ra những hậu quả gì? GV giảng: chiến tranh thế giới sắp kết thúc, Mỹ quyết định ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật để chứng tỏ sức mạnh hòng làm cho cả thế giới khiếp sợ trước vũ khí giết người hàng loạt này. Các số liệu cụ thể trong sách giáo khoa đã cho thấy thảm hoạ do chiến tranh gây ra thật khủng khiếp. + Cho HS rút ý của đoạn, GV ghi bảng. * Mỗi con người đều có quyền hi vọng vào cuộc sống của mình, chúng ta tìm hiểu đoạn 3 để biết Xa-xa-cô hi vọng điều gì nhé. - 1 HS đọc đoạn 3 ? Khi bị nhiễm phóng xạ Xa-xa-cô bao nhiêu tuổi? ? Sau bao lâu, xa-xa-cô mới phát bệnh nặng? ? Cô bé Xa-xa-cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? + Cho HS rút ý của đoạn, GV ghi bảng vài HS đọc. - 1 HS đọc đoạn 4 ? Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô? ? Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?.  Ý1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. - HS đọc thầm đoạn 1 + Đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951 có thêm 100 000 người ở Hi-rô-sima bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử..  Ý2: Hậu quả do hai quả bom đã gây ra. - 1HS đọc, lớp đọc thầm. + Khi bị nhiễm phóng xạ Xa-xa-cô hai tuổi. + Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. + Cô tin vào truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh. Vì vậy ngày nào Xa-xa-cô cũng gấp.  Ý3: Khát vọng sống của Xa-xa-cô. + Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gởi tới cho Xa-xa-cô. + Đã quyên góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng dài khắc những dòng chữ thể hiện khát vọng của các bạn: Mong muốn cho thế giới mãi mãi hoà bình. + Chúng tôi căm ghét chiến tranh. ? Nếu được đứng trước tượng đài em sẽ nói + Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu được sự gì với Xa-xa-cô? tàn bạo của chiến tranh. + Tôi căm ghét những kẻ làm bạn phải chết, tôi sẽ cùng mọi người đấu tranh để xoá bỏ vũ khí hạt nhân. + Bạn hãy yên nghỉ. Những người tốt trên thế gian này đang đấu tranh để xoá bỏ vũ khí hạt.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> nhân để trẻ em không phải chết. + Tượng đài này nhắc nhở chúng tôi phải hợp sức chống lại những kẻ thích chiến tranh. + Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải yêu và bảo vệ hoà bình.  Ý4: Ước vọng hoà bình của HS thành phố + Cho HS rút ý của đoạn. Hi-rô-xi-ma + Tố cáo tội ác chiến tranh, nói lên khát vọng ? Qua câu chuyện muốn nói với em điều gì? sống của trẻ em thành phố Hi-rô-xi-ma. - HS đọc bài. + 1 HS đọc cả bài. Nội dung :Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân. - GV cho HS rút đại ý bài, GV chốt lại và Đồng thời nói lên khát vọng sống, khát vọng đính bảng. hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới. d. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm. * Khi đọc cần nhấn mạnh: từng ngày còn lại, ngây thơ, nghìn con sếu, khỏi bệnh, lặng lẽ, gửi tới tấp, chết, 644 con... + Nghỉ hơi: cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng / nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh. Nhưng Xa-da-cô chết khi em mới gấp được 644 con. - GV cho HS luyện đọc theo cặp. HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Cho HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố-dặn dò: ? Qua bài các em biết được điều gì? - GV chốt lại nội dung bài. HS tự liên hệ bản thân. - GV nhận xét tiết học, khen những em đọc tốt. - Về nhà học bài, đọc và xem trước các câu hỏi ở cuối bài “Bài ca về trái đất” tiết sau chúng ta học. -------------– & —-------------.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> I,MỤC TIÊU : HS nắm được các hoạt động đã thực hiện trong tuần 2 . Nắm được kế hoạch hoạt động cho tuần 3. Giáo dục HS ý thức tự giác, tự chủ trong sinh hoạt. HS có một số kiến thức sơ giản về các nguyên nhân gay tai nạn khi đi lại trên đường.Nắm được một số thông tin về cuộc đời của danh nhân Phan Đăng Lưu. II,CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : A. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: Chủ đề truyền thống nhà trường 1,Ổn định :HS hát tập thể 2,Các hoạt động: *Hoạt động 1: Một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông. GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS thảo luận nhóm rồi trả lời. -Hãy nêu một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông? +Người tham gia giao thông không chấp hành luật giao thông đường bộ. Các điều kiện giao thông không an toàn. Các phương tiện giao thông không an toàn Khoảng cách và tốc độ của phương tiện không đảm bảo an toàn. GV nhận xét,kết luận:Nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông không thực hiện dung quy định của Luật giao thông đường bộ.Vì vậy các em cần ghi nhơ ùvà thực hiện tốt. *Hoạt động 2:Tìm hiểu về danh nhân Phan Đăng Lưu. HS thảo luận cặp đôi,sau đó GV yêu cầu đại diện báo cáo. GV nhận xét –bổ sung :.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Danh nhân Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/ 5/1902 trong một gia đình nhà nho nghèo,tại xã Tràng Thanh (nay là Hoa Thanh ) huyện Yên Thanh ,tỉnh Nghệ An. Mất ngày 28/ 8/1941 bị xử bắn tại Hoóc Môn-Gia Định. *Hoạt động 3:Kế hoạch lớn trong tuần. Thực hiện thời khoá biểu tuần 3.Tham gia đầy đủ cáchoạt động do nhà trường , Đội đề ra. 3,Tổng kết: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch đã đề ra. B. SINH HOẠT LỚP +Hoạt động 1 : Sơ kết tuần 3 Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt : báo cáo mọi mặt hoạt động cả những cố gắng và tồn tại ( tổ trưởng từng tổ báo cáo ) cá nhân bổ sung. Lớp trưởng tổng hợp báo cáo . GV nhận xét bổ sung. *Đạo đức : Chăm ngoan ,lễ phép. Thực hiện đầy đủ các nề nếp sinh hoạt . Một số em có ý thức xây dựng nề nếp của lớp ,biết giúp đỡ bạn bè *Học tập : Đa số các em đều có ý thức học tập tốt.Một số em có động cơ học tập tích cực : Duyên, Hiếu , Tâm. Lớp thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu theo quy định. Tồn tại : Một số em chưa bao bìa ,dán nhãn,ghi chép cẩu thả :Huy,Vũ, Châu . * Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường và Đội đề ra . Giữ vững các nề nếp hoạt động,tiến hành thành công buổi họp “ Hội cha mẹ học sinh “. Duy trì nghiêm túc các nề nếp :xếp hàng ra vào lớp ,thể dục . + Hoạt động 2 :Kế hoạch tuần4. Thực hiện chương trình và thời khoá biểu tuần 4. Triển khai nghiêm túc các kế hoạch của Đội đề ra. Giữ vững nội quy trường lớp ,thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh . Duy trì tốt các nề nếp sinh hoạt. 3,Dặn dò : Chăm chỉ học tập ,phấn đấu rèn luyện tốt để trở thành con ngoan trò giỏi . Vâng lời ông bà ,cha mẹ ,thầy cô. -------------– & —-------------.

<span class='text_page_counter'>(50)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×