Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Bai giang Dieu duong cong cong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.15 KB, 50 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Điều dưỡng cộng đồng. Lời nói đầu Từ khi loài người xuất hiện trên Trái đất, qua lao động sản xuất con người đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Dần dần xuất hiện những tộc người có những quyền lợi và liên kết xã hội nhất định. Từ đây nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ được hình thành. Hình thức sơ khai nhất là những kinh nghiệm trong việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, con người đã làm giàu thêm vốn kiến thức y học của mình. Và không ai khác, chính các bà mẹ với thiên chức của mình đã tạo nên cơ sử vững chắc cho sự ra đời của y học. Vì vậy không còn nghi ngờ gì nữa, y học chân chính bắt nguồn từ cộng đồng và những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác cùng với sự phát triển của các ngành khoa học đã tạo nên một ngành y tế lớn mạnh không ngừng. Song song với việc đào tạo hệ thống bác sỹ, điều dưỡng phục vụ cho công tác chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. Những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã chú trong sang lĩnh vực mới: Đào tạo hệ thống bác sỹ, điều dưỡng phục vụ công tác điều trị, chăm sóc, dự phòng sức khoẻ cho toàn dân, với mục tiêu dự phòng là chính (bác sỹ gia đình, Điều dưỡng cộng đồng,...). Điều dưỡng cộng đồng là một chuyên ngành trong ngành điều dưỡng, tập trung đào tạo những điều dưỡng viên sau khi ra trường có khả năng làm việc tại cộng đồng, đưa các chương trình y tế quốc gia đến tận người dân trong cộng đồng. Điều dưỡng cộng đồng là một danh từ chung nhất cho những người làm công tác điều dưỡng tại cộng đồng, nó bao gồm những người được đào tạo chính quy hoặc không chính quy (y tá sơ học; y tá, y sỹ được đào tạo trong quân đội sau khi phục viên chuyển ngành sang làm công tác tại cộng đồng,...). Nhưng hiện nay theo quy định của Bộ y tế và Bộ giáo dục, Điều dưỡng cộng đồng dược đào tạo như những chuyên ngành khác của ngành y tế. Người điều dưỡng cộng đồng có thể đạt trình độ trung học, cao đẳng, đại học hoặc trên đại học và được đào tạo trong các trường có chuyên ngành đào tạo y tế..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Môn điều dưỡng cộng đồng nằm trong chương trình đào tạo Điều dưỡng cộng đồng được đưa vào chương trình giảng dạy Điều dưỡng đa khoa, Hộ sinh Y sỹ Y học cổ truyền để giới thiệu và khái quát chung nhất về cách tiếp cận và làm việc tại cộng đồng. Với 24 tiết lý thuyết và 80 tiết thực tế tại cộng đồng không thể đưa đến cho các em một cách cụ thể và chi tiết toàn bộ chương trình Điều dưỡng cộng đồng. Vì vậy mong rằng qua tìm hiểu tài liệu và thực nghiệm, các em hãy tìm ra con đường và phương pháp tốt nhất hoàn thành tâm nguyện của mình. Bài 1:. Khái niệm về điều dưỡng cộng đồng Mục tiêu. 1. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng cộng đồng. 2. Nêu được vai trò của ĐDCĐ trong việc chăm sóc sức khỏe cho CĐ. 3. Nắm được cách thu thập các số liệu và các phương pháp điều tra cộng đồng. Nội dung. 1. Khái niệm về công tác điều dưỡng: 1.1 Điều dưỡng bệnh viện Từ xa xưa để chăm sóc cho những người bị bệnh hiểm nghèo, những nhà tu hành đã lấy nhà thờ (đối với Công giáo), nhà chùa (đối với Phật giáo) để làm nơi chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh. Dần dần, trong những cuộc chiến tranh do không có đủ người chăm sóc cho thương binh, nên họ đã chọn lựa những người tù binh làm công tác chăm sóc thương binh. Từ đây hình thành nên một ngành khoa học chuyên về chăm sóc, nâng đỡ và đáp ứng những nhu cầu cho người bệnh và những người thương tật nhưng cũng hình thành những ý tưởng không tốt về hình ảnh người y tá điều dưỡng sau này. Và đó cũng chính là nguồn gốc căn bản để hình thành nên ngành điều dưỡng. Điều dưỡng bệnh viện chính là những người được đào tạo cơ bản trong các trường đào tạo ngành y, hoặc những trường có đào tạo sinh viên y.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> khoa. Sau khi ra trường họ được nhận vào làm tại các cơ sở điều trị, trực tiếp chăm sóc người bệnh. Điều dưỡng bệnh viện là người sử dụng các kiến thức và kỹ năng thực hành điều dưỡng cơ bản vào việc chăm sóc người bệnh, chủ động đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người bệnh và cộng tác với bác sỹ để chăm sóc bệnh nhân. 1.2 Điều dưỡng cộng đồng. Cũng giống như điều dưỡng bệnh viện những người điều dưỡng cộng đồng cũng được đào tạo cơ bản, có kiến thức y tế nhất định. Tuy nhiên, không giống như điều dưỡng bệnh viện, những người điều dưỡng cộng đồng làm việc chủ yếu ở cộng đồng. Công việc của họ không những chỉ chăm sóc sức khoẻ cho những người bệnh tại cộng đồng mà còn chăm sóc sức khoẻ cho cả những người lành trong cộng đồng. Tuy nhiên không chỉ những người được đào tạo chuyên biệt về điều dưỡng cộng đồng mới có thể làm việc tại cộng đồng mà những người được đào tạo trong các ngành điều dưỡng khác, như: Điều dưỡng đa khoa, Hộ sinh,... khi được đào tạo qua một lớp y tế công cộng cũng có thể làm việc tại cộng đồng. Vậy điều dưỡng cộng đồng là gì? Điều dưỡng cộng đồng trong cộng đồng kết hợp kiến thức lý thuyết điều dưỡng cơ bản và thực hành y tế công cộng vào việc trực tiếp bảo vệ, chăm sóc và cải thiện sức khoẻ của mọi người dân trong cộng đồng. 1.3 Mục tiêu của điều dưỡng cộng dồng. Người điều dưỡng cộng đồng là người có kiến thức về y tế công cộng và kiến thức về điều dưỡng cơ bản. Người điều dưỡng cộng đồng là người cuối cùng đưa các chính sách y tế vào phục vụ cho cộng đồng và là người đầu tiên đánh giá việc thực hiện các chương trình y tế đó. Chính vì vậy mục tiêu đạt được của người điều dưỡng là phải đưa vào áp dụng tại cộng đồng các chương trình y tế và đánh giá các chương trình y tế đó được thực hiện như thế nào, sự phù hợp của các chương trình đó. Vậy khi làm việc tại cộng đồng người điều dưỡng CĐ phải: - Đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đến mọi người dân trong cộng đồng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người, mọi đối tượng không phân biệt. - Giáo dục, hướng dẫn chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho cả người bệnh và người lành trong cộng đồng. 2. Vai trò, năng lực của điều dưỡng cộng đồng - Hiểu biết các mục tiêu sức khoẻ và CSSKBĐ, áp dụng vào thực tế Việt Nam. - Xác định nhu cầu sức khoẻ của cộng đồng, lựa chọn chăm sóc sức khoẻ ưu tiên, đề xuất biện pháp giải quyết. - Có kiến thức và kỹ năng lâm sàng cần thiết, nhận định chính xác tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của người bệnh, gia đình và cộng đồng. - Lập kế hoạch cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Sơ cứu, cấp cứu tai nạn, thảm hoạ với trang bị và kỹ thuật điều dưỡng tại cộng đồng. - Tham gia chăm sóc môi trường sinh sống của cộng đồng, thực hiện các chương trình y tế tại địa phương. - Giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn, giảng dạy về sức khoẻ cho cộng đồng, người bệnh và nhân viên y tế cơ sở. - Huy động cộng đồng, các gia đình và các cá nhân vào chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và phát triển cộng đồng. - Có khả năng làm việc trong nhóm y tế và hoạt động liên ngành với mục tiêu sức khoẻ cho mọi người. - Lập kế hoạch hành động, tiến hành giám sát và lượng giá kết quả hoạt động y tế địa phương. 3. Chức năng của người điều dưỡng cộng đồng. - Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. - Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của người dân. - Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Quản lý công tác điều dưỡng cộng đồng. 4. Nhiệm vụ của điều dưỡng cộng đồng. 4.1 Giáo dục sức khoẻ và huy động cộng đồng cùng tham gia chăm sóc sức khoẻ. - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện: Phòng chống tiêu chảy, tiêm chủng,... - Tổ chức, thực hiện, đánh giá công tác giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng. - Tư vấn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề sức khoẻ và hạnh phúc gia đình. - Huy động cộng đồng cùng tham gia vào chăm sóc sức khoẻ. 4.2 Thực hiện vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ nâng cao sức khoẻ nhân dân. 4.2.1 Dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh thực phẩm. - Hướng dẫn cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý, khoa học và vệ sinh. - Vận động nuôi con bằng sữa mẹ, ăn sam và nuôi con đúng phương pháp, phối hợp phát hiện và can thiệp sớm các nguy cơ thiếu vi chất: sắt, iod, vitamin A,... - Giám sát vệ sinh thực phẩm và ăn uống tại cộng đồng. 4.2.2 Nước sạch - Vệ sinh môi trường - Tiêm chủng mở rộng. - Thực hiện tiêm chủng tại cộng đồng. - Hướng dẫn cộng đồng xây dựng, sử dụng, bảo quản các công trình vệ sinh. - Hướng dẫn thực hiện vệ sinh hoàn cảnh, duy trì phong trào bảo vệ sức khoẻ. - Giám sát an toàn trong lao động sản xuất, phát hiện sớm và xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Thực hiện một số kiến thức y tế công cộng tại cộng đồng: mẫu nước, mẫu thực phẩm,... gửi xét nghiệm. Hướng dẫn các kỹ thuật làm trong sạch nước, kỹ thuật diệt ruồi, chuột,... 4.2.3 Phòng chống dịch và bệnh xã hội. - Phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh, dịch tại cộng đồng và đề xuất các biện pháp giải quyết. - Quản lý, theo dõi, chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm,... 4.3 Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong cộng đồng. - Thực hiện các chỉ định điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ. - Phối hợp xử lý các bệnh và vết thương thông thường. - Tham gia xử lý ban đầu các tai nạn và thảm hoạ xảy ra. - Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng thích hợp và hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc. - Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho gia đình và cá nhân. - Hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc hợp lý và an toàn. - Trực tại trạm và tới từng gia đình. - Tham gia quản lý phụ nữ có thai: Phát hiện các nguy cơ sản khoa. - Tham gia quản lý phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và hướng dẫn sinh đẻ hợp lý. - Thực hiện các hoạt động GOBIFFF. 4.4 Quản lý công tác điều dưỡng tại cộng đồng. - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch điều dưỡng cho cá nhân và cộng đồng. - Giám sát công tác điều dưỡng tại cộng đồng theo nhiệm vụ được giao. - Lượng giá, đánh giá công tác điều dưỡng tại cộng đồng. - Huấn luyện điều dưỡng cho nhân viên và học sinh - sinh viên y tế..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ theo hộ gia đình và các đối tượng ưu tiên. 5. Thu thập các số liệu và điều tra liên quan đến điều dưỡng cộng đồng. 5.1 Thu thập các số liệu. 5.1.1 Dân số, chủng tộc. - Dân số trung bình. - Dân số nam, nữ. - Nhóm tuổi 0 - 1tuổi, 1- 5 tuổi, nữ từ 15 - 49 tuổi,... - Thành phần dân tộc, địa điểm gia đình,... 5.1.2 Trình độ văn hoá. - Số người mù chữ. - Số người học hết PTCS. - Số người tốt nghiệp PTTH. 5.1.3 Tài nguyên kinh tế. - Nghề nghiệp chính, phụ. - Tình trạng thất nghiệp, bán thất nghiệp. - Tình trạng kinh tế gia đình, thu nhập cá nhân và gia đình. 5.1.4 Tình trạng sống. - Nhà ở: Cố định hay tạm thời. - Tập quán sinh hoạt, ăn uống. - Các thói quen, hành vi có hại cho sức khoẻ. 5.2 Điều tra cộng đồng. 5.2.1 Mục đích - Biết được tình hình sức khoẻ, bệnh tật, hiểu được các kiến thức về bảo vệ sức khoẻ, các nhu cầu sức khoẻ của nhân dân, kết hợp với các số liệu về thống kê cộng đồng..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Xác định các vấn đề sức khoẻ ưu tiên cần giải quyết ở cộng đồng. 5.2.2 Các phương pháp điều tra cộng đồng. - Phỏng vấn: Cá nhân, lãnh đạo, người có chức sắc,... - Hỏi ý kiến các thành viên trong cộng đồng bằng cách gửi các thư hoặc các bản câu hỏi. - Phân tích các thống kê có liên quan qua sổ sách của trạm, của UBND, ... - Điều tra dịch tễ học mô tả: Con người, đặc điểm, thời gian của bệnh, ... - Điều tra dịch tễ học phân tích: Mối liên quan giữa nguy cơ bệnh và bệnh bằng: + Nghiên cứu hồi cứu lại quá khứ so sánh từng trường hợp bệnh với từng trường hợp đối chứng. + Nghiên cứu diễn biến so sánh số trường hợp bệnh xảy ra ở nhóm có tiếp xúc với nguy cơ gây ra bệnh với số trường hợp ở nhóm không tiếp xúc với nguy cơ gây bệnh. - Điều tra dịch tễ học thực nghiệm: Đưa ra một biện pháp phòng chống vào cộng đồng rồi so sánh sự thay đổi bệnh tật ở cộng đồng có biện pháp đó và cộng đồng đối chứng không có biện pháp đó. Ví dụ: Giải quyết nước sạch ở nông thôn: So sánh bệnh tiêu chảy ở thôn không được giải quyết nước sạch với thôn được giải quyết nước sạch. ---------------------------------------- Lượng giá I/ Điền ngắn vào chỗ trống trong các câu sau: 1. Điều dưỡng cộng đồng trong cộng đồng kết hợp kiến thức lý thuyết và thực hành ...............................(A) vào việc trực tiếp bảo vệ, chăm sóc và ............................. (B) của ............................. (C) trong cộng đồng..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. Chức năng của người điều dưỡng cộng đồng là thực hiện ............................... (A), bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của .............................. (B). 3. Bốn chức năng của điều dưỡng cộng đồng là: A: ..................................................................... B: ...................................................................... C: ..................................................................... D: ..................................................................... 4. Điều dưỡng cộng đồng cần thu thập các số liệu về vấn đề gì: A: ..................................................................... B: ...................................................................... C: ..................................................................... D: ..................................................................... 5. Hãy nêu 5 phương pháp điều tra cộng đồng A: ..................................................................... B: ...................................................................... C: Phân tích D: ..................................................................... E: ...................................................................... F: Điều tra dịch tễ học thực nghiệm II/ Chọn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu: 1. Vai trò năng lực của điều dưỡng cộng đồng là: A: Xác định nhu cầu sức khoẻ của CĐ, lựa chọn chăm sóc sức khoẻ có ưu tiên, đề xuất biện pháp giải quyết. B: Lập kế hoạch cho các cá nhân trong cộng đồng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> C: Huy động CĐ vào chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và phát triển của CĐ. D: Lập kế hoạch, huy động, tiến hành giám sát và lượng giá kết quả hoạt động y tế tại trạm y tế. 2. Chức năng của điều dưỡng cộng đồng là: A: Giáo dục sức khoẻ cho cá nhân trong CĐ. B: Quản lý công tác ĐD tại bệnh viện C: Giáo dục sức khoẻ cho người bệnh D: Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, giáo dục và nâng cao sức khoẻ của người dân. 3. Để thực hiện được dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh thực phẩm cần: A: Hướng dẫn CĐ về dinh dưỡng hợp lý khoa học, vệ sinh. B: Yêu cầu CĐ phải thực hiện các biện pháp ăn uống vệ sinh, hợp lý. C: Giám sát ăn uống hợp lý và vệ sinh thực phẩm tại gia đình. E: Tất cả các ý kiến trên. III/ Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu (X) vào cột A cho câu đúng và vào cột B cho câu sai. STT. Nội dung. 1. Điều dưỡng cộng đồng trong CĐ kết hợp kiến thức y tế công cộng vào việc bảo vệ, chăm sóc và cải thiện sức khoẻ của người bệnh trong cộng đồng. 2. Mục tiêu của điều dưỡng cộng đồng là đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho mọi người dân trong cộng đồng.. A. B.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3. Điều dưỡng cộng đồng cần phải có kiến thức và kỹ năng lâm sàng cần thiết.. 4. Vai trò của điều dưỡng cộng đồng là huy động CĐ, các gia đình và cá nhân vào việc chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và phát triển xã hội. 5. Chức năng của điều dưỡng cộng đồng là chăm sóc sức khoẻ CĐ. 6. Quản lý công tác điều dưỡng cộng đồng là chức năng của trạm y tế. 7. Giám sát an toàn trong lao động sản xuất, phát hiện sớm và xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không thuộc nhiệm vụ của điều dưỡng cộng đồng. 8. Hướng dẫn nhân dân xử dụng thuốc hợp lý và an toàn là nhiệm vụ của nhân viên quản lý dược tại trạm chứ không phải của điều dưỡng cộng đồng. 9. Điều dưỡng cộng đồng có trách nhiệm giám sát công tác điều dưỡng tại cộng đồng theo nhiệm vụ được giao. 10. Điều tra dịch tễ học phân tích là điều tra mối liên quan giữa nguy cơ bệnh và bệnh bằng điều tra nghiên cứu hồi cứu và nghiên cứu diễn tiến..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bài 2:. Lượng giá nhu cầu và lập kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho cụm dân cư Mục tiêu 1. Nêu được khái niệm vấn đề sức khoẻ và vấn đề sức khoẻ ưu tiên. Cách xác định các vấn đề đó.. 2. Trình bày cách xây dựng bản kế hoạch hoạt động. Nội dung 1. Lượng giá nhu cầu ở cộng đồng. 1.1. Khái niệm. - Lượng giá nhu cầu ở cộng đồng là khâu đầu tiên của quá trình điều dưỡng, sử dụng phương pháp thu thập và phân tích thông tin để phát hiện các nhu cầu sức khoẻ và chăm sóc của cá nhân, gia đình và cộng đồng. 1.2. Mục đích của lượng giá nhu cầu điều dưỡng. Khi làm việc tại cộng đồng, người điều dưỡng cộng đồng coi những đối tượng cần chăm sóc sức khoẻ như những khách hàng của mình. Vì vậy mục đích của người điều dưỡng khi làm việc ở cộng đồng phải: - Phát hiện được nhu cầu chăm sóc của "khách hàng". - Xác định nhu cầu chăm sóc cơ bản của "khách hàng"..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Phát hiện nguy cơ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc. - Đánh giá đáp ứng điều dưỡng và kết quả chăm sóc, giám sát liên tục và lượng giá thường xuyên. 2. Quan niệm và định nghĩa về sức khoẻ. - Sức khoẻ là một trạng thái đầy đủ, thoải mái về vật chất, tinh thần, xã hội chứ không phải bó hẹp trong phạm vi có bệnh hay không có bệnh. Phân tích các loại sức khoẻ như sau: * Sức khoẻ về thể lực: Là các chức năng cơ học của cơ thể hoạt động tốt. VD: Mang, vác,... * Sức khoẻ về tâm thần: là khả năng suy nghĩ rõ ràng, sáng sủa, mạch lạc. * Sức khoẻ về cảm xúc: là khả năng cảm nhận các xúc động, sợ hãi, thích thú, vui buồn, tức giận,...và khả năng thể hiện những cảm nhận này một cách thích hợp và đồng thời là khả năng đương đầu với các stress: sự căng thẳng, thất vọng, lo lắng,... * Sức khoẻ về xã hội: Là khả năng tạo lập và duy trì mối quan hệ với mọi người trong xã hội. * Sức khoẻ tâm linh: Liên quan đến niềm tin và tín ngưỡng để đạt được sự thoải mái về tâm linh trong con người. 3. Vấn đề sức khoẻ và vấn đề sức khoẻ ưu tiên. 3.1. Vấn đề sức khoẻ Là biểu hiện "tình trạng xấu "về sức khoẻ và "tình trạng chưa ổn" về quản lý kinh tế, xã hội, văn hoá,... 3.2. Vấn đề sức khoẻ ưu tiên: Là vấn đề quan trọng đang tồn tại trong nhiều vấn đề sức khoẻ tại cộng đồng có thể có khả năng giải quyết ngay được. 3.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Sau khi xác định được vấn đề sức khoẻ và vấn đề sức khoẻ cần ưu tiên phải xây dựng những việc làm để giải quyết vấn đề đó. 4. Xác định vấn đề sức khoẻ 4.1. Định nghĩa: - Xác định vấn đề sức khoẻ thực chất là chẩn đoán cộng đồng. 4.2. Các phương pháp thu thập chỉ số (các chỉ số thu thập chủ yếu). - Dân số. - Kinh tế -Văn hoá - Xã hội. - Sức khoẻ - Bệnh tật. - Phục vụ y tế, ... 4.3. Cách thu thập các chỉ số. - Nghiên cứu sổ sách báo cáo của Trạm y tế, của chính quyền địa phương và của y tế cấp trên đối với cộng đồng đó. - Quan sát trực tiếp tại cộng đồng: + Dùng bảng kiểm tra thu lượm thông tin về vấn đề nào đó. + Khám sàng lọc, có thể xét nghiệm để chẩn đoán. - Vấn đáp tại cộng đồng: + Phỏng vấn trực tiếp cá nhân và gia đình. + Thu thập qua bộ câu hỏi in sẵn gửi qua các đối tượng. 4.4. Cách xác định vấn đề sức khoẻ và vấn đề sức khoẻ ưu tiên. * Tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khoẻ. Bảng điểm xác định vấn đề sức khoẻ TT. Tiêu chuẩn xác định VĐSK. Tiêu chảy (VĐ1).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 1. - Các chỉ số thể hiện vượt quá mức bình thường.. 2. 2. - Cộng đồng đã biết vấn đề đó và có phản ứng rõ ràng.. 1. 3. - Vấn đề cấp thiết đã được xã hội quan tâm.. 0. 4. - Có khả năng giải quyết được.. 3. Tổng điểm. 6. Cách cho điểm: 0 - 3 điểm 0 điểm: Không có hoặc không rõ ràng. 1 điểm: Có thể có nhưng không rõ lắm. 2 điểm: Có rõ ràng. 3 điểm: Vấn đề rất rõ ràng. Cách xác định: Lớn hơn hoặc bằng 9 điểm: VĐSK Nhỏ hơn 9 điểm: VĐSK chưa rõ ràng. * Xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên. Bảng điểm xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên TT. Tiêu chuẩn xác định VĐSKUT. 1. - Mức độ phổ biến của vấn đề.. 2. - Gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.. 3. - ảnh hưởng đến lớp người khó khăn.. 4. - Đã có kỹ thuật phương tiện giải quyết.. 5. - Kinh phí chấp nhận được.. VĐ1. VĐ2. VĐ3.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 6. - Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết. Tổng điểm. Cách cho điểm: 0 - 3 điểm 0 điểm: Không có hoặc không rõ ràng. 1 điểm: Có thể có nhưng không rõ lắm. 2 điểm: Có rõ ràng. 3 điểm: Vấn đề rất rõ ràng. Cách xác định: - Xét và giải quyết từ điểm cao đến điểm thấp. - Lồng ghép giải quyết 2 vấn đề một lúc nhưng vẫn quan tâm đến vấn đề chủ chốt. 5. Cách xây dựng kế hoạch. 5.1. Khái niệm: Xây dựng kế hoạch là những bước nối tiếp nhau theo trình tự logic nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. 5.2. Các bước xây dựng kế hoạch. - Điều tra - nghiên cứu trước: qua chỉ tiêu - Tìm vấn đề sức khoẻ ưu tiên. - Vạch ra các mục tiêu. - Xây dựng chương trình hành động. 5.3. Các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch. 5.3.1. Xác định mục tiêu. - Có khả năng thực thi. - Có thể điều chỉnh trong quá trình thực hiện. 5.3.2. Xác định nguyên nhân của vấn đề..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tìm nguyên nhân nào khi tác động có hiệu quả nhất. 5.3.3. Chọn giải pháp phù hợp với nguồn lực. 5.3.4. Vạch ra những hoạt động cụ thể bằng cách ghi rõ người, thời gian thực hiện và dự kiến kết quả. 5.4. Cách viết một bản kế hoạch. Thời gian. Bắt đầu. Kết thúc. 6. Giám sát và đánh giá. - Thu thập các thông tin cập nhật. - Đánh giá từng phần khi đã kết thúc hoạt động. ---------------------------------------- Lượng giá I/ Điền ngắn vào chỗ trống trong các câu hỏi sau. 1 - Lượng giá nhu cầu ở CĐ là khâu ...............................(A) của QTĐD, sử dụng các phương pháp .............................. (B) và.............................. (C) thông tin để phát hiện các nhu cầu sức khoẻ và chăm sóc của cá nhân gia đình và cộng đồng..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 2 - Vấn đề sức khoẻ là biểu hiện tình trạng ................................(A) về sức khoẻ và tình trạng ..............................(B) về quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội. 3 - Xây dựng kế hoạch là những bước .............................. (A) theo trình tự ..............................(B) nhất định nhằm đạt được ............................ (C) đã đề ra. 4 - Các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch là. A: ..................................................................... B: ...................................................................... C: ..................................................................... D: ..................................................................... II/ Chọn ý đúng nhất trong các câu hỏi sau 1 - Cách thu thập các chỉ số tốt nhất tại CĐ là: A: Quan sát trực tiếp tại CĐ B: Quan sát gián tiếp tại CĐ C: Quan sát trực tiếp tại gia đình D: Quan sát trực tiếp tại Trạm y tế 2- Vấn đáp trực tiếp tại CĐ là A: Phỏng vấn trực tiếp cá nhân. B: Phỏng vấn trực tiếp gia đình C: Phỏng vấn gián tiếp cá nhân và gia đình D: Phỏng vấn trực tiếp cá nhân và gia đình 3 - Tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khoẻ là A: Các chỉ số thể hiện vượt quá mức bình thường B: CĐ đã biết vấn đề đó nhưng không phản ứng rõ ràng C: Vấn đề chưa được xã hội quan tâm..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> D: Xác định vấn đề sức khoẻ cần ưu tiên giải quyết cho cá nhân. III/ Trả lời câu hỏi đúng sai bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu đúng và vào cột B cho câu sai. STT. Nội dung. 1. Lượng giá nhu cầu là khâu tiếp theo của quy trình điều dưỡng cộng đồng. 2. Vấn đề sức khoẻ là biểu hiện tình trạng tốt về sức khoẻ. 3. Sau khi xác định vấn đề sức khoẻ và vấn đề sức khoẻ cần ưu tiên phải xây dựng những việc làm để giải quyết vấn đề đó.. 4. Tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khoẻ khi cộng đồng đã biết vấn đề đó và có phản ứng rõ ràng.. 5. Tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên là khi vấn đề đó không có kinh phí để giải quyết. 6. Cách xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên là xét và giải quyết từ điểm thấp đến điểm cao. 7. Cách xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên không được giải quyết lồng ghép hai vấn đề một lúc. A. B.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 8. Cách giám sát và đánh giá là đánh giá toàn phần khi đã kết thúc hoạt động. Bài 3:. Quy trình điều dưỡng cộng đồng Mục tiêu. 1. Phân biệt được chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán cộng đồng. 2. Trình bày được 4 bước của quy trình điều dưỡng cộng đồng với những nội dung cơ bản. 3. Viết được một bản QT ĐDCĐ cho một vấn đề sức khoẻ ưu tiên ở xã, phường. Nội dung 1. Một số khái niệm. 1.1. Định nghĩa về quy trình điều dưỡng: Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo một kế hoạch đã được định trước trực tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc riêng biệt. Quy trình điều dưỡng là nền tảng của điều dưỡng cộng đồng, là phương pháp để xác định, lập kế hoạch, can thiệp, lượng giá kết quả của công tác chăm sóc khi áp dụng cho mỗi cá nhân, hoặc cho mỗi gia đình và cộng đồng. Đó là quá trình giải quyết các vấn đề, nó nhấn mạnh đến việc giải quyết vấn đề sức khoẻ ở mọi nơi và mọi cơ sở y tế. Quy trình điều dưỡng là quá trình liên tục, nó luôn luôn được điều chỉnh và xem xét đánh giá. Quy trình điều dưỡng bao gồm phương pháp nhận định, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá hiệu quả kế hoạch việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân. 1.2. Định nghĩa về cộng đồng..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Cộng đồng là những nhóm người chung sống trong những liên kết xã hội nhất định có chung một số đặc điểm và quyền lợi dựa vào nhau để cùng phát triển. Hay nói cách khác cộng đồng là một nhóm người trong xã hội được xác định bởi ranh giới địa lý, các giá trị và quyền lợi chung. Mỗi thành viên tác động lẫn nhau và hoạt động trong một khuôn khổ xã hội nhất định, biểu hiện và tạo ra các chuẩn mực, các giá trị và thiết lập ra các tổ chức xã hội. 1.3. Chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán chăm sóc Người điều dưỡng cộng đồng cần phải có cả hai kỹ năng chẩn đoán chăm sóc và kỹ năng chẩn đoán cộng đồng để phát hiện vấn đề sức khoẻ cần giải quyết tại một CĐ., vì nó là yếu tố đầu tiên quyết định phẩm chất của người điều dưỡng cộng đồng.. TT. Danh mục so sánh. Chẩn đoán cộng Chẩn đoán chăm sóc đồng. 1. Cá nhân người bệnh. 2. Chọn kỹ thuật chăm sóc. 3. Đối tượng chẩn đoán Cộng đồng. Dựa vào y học lâm sàng. 4. Mục đích chẩn đoán. Lập kế hoạch chăm sóc cho. 5. Phương pháp chẩn đoán. Chọn giải pháp giải quyết Dựa vào y học cộng đồng. Khỏi, đỡ, tàn tật, chết.. Phương pháp xử lý Điểm kết thúc. Lập kế hoạch chăm sóc gia đình, nhóm, cộng đồng. cá nhân người bệnh.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Liên tục Điểm kết thúc 1.4. Quy trình điều dưỡng tại cộng đồng. - Là tiến trình thực hành điều dưỡng, thực hành chăm sóc sức khoẻ công cộng áp dụng cho mọi người nhằm tăng cường sức khoẻ cho mọi người dân trong CĐ. 2. Nội dung quy trình điều dưỡng. 2.1. Nhận định điều dưỡng. - Qua thu thập các số liệu, qua các phương pháp điều tra cộng đồng để chẩn đoán các vấn đề sức khoẻ cần giải quyết tại cộng đồng bằng các phương pháp: quan sát, giao tiếp, hỏi tiền sử, thực nghiệm, xét nghiệm sàng lọc,... * Chú ý các số liệu thông tin sau: + Dân số: Tuổi, giới tính, tôn giáo, mức độ thu nhập, tài sản, trình độ văn hoá,... + Đặc điểm thể chất. + Đặc điểm về môi trường. + Tình hình bệnh tật, sức khoẻ, bệnh tật hiện tại,... 2.2. Chẩn đoán sức khoẻ (Chẩn đoán chăm sóc). Chẩn đoán điều dưỡng do người điều dưỡng đề ra sau khi đã phân tích các số liệu đã thu thập. Chẩn đoán sức khoẻ xác định tình trạng của sức khoẻ của cá nhân, gia đình và tìm nguyên nhân của bệnh tật. Một chẩn đoán sức khoẻ có thể chẩn đoán từ trong hoặc yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ của cá nhân, gia đình..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Ví dụ: - Một trẻ 4 tháng tuổi cân nặng 4 kg. Chẩn đoán: Cân nặng dưới mức bình thường. - Một cháu nhỏ 1 tuổi không được tiêm chủng đầy đủ. Chẩn đoán: Không thực hiện đầy đủ lịch tiêm chủng. 2.3. Lập kế hoạch. Kế hoạch là trọng tâm của quy trình điều dưỡng. Lập ra ưu tiên về những vấn đề sức khoẻ và đưa ra mục tiêu. Người điều dưỡng xem xét những việc cần làm và xác định những vấn đề đang đặt cá nhân, gia đình và toàn bộ cộng đồng vào tình trạng nguy cơ. Sau khi xác định được chẩn đoán thì chuyển sang lập kế hoạch dựa vào chẩn đoán sức khoẻ. Trọng tâm là kế hoạch, đây chính là lí do để áp dụng quy trình điều dưỡng. Kế hoạch cần xây dựng theo những ưu tiên liên quan đến chẩn đoán. Xác định ưu tiên xuất phát từ nhu cầu của mỗi cá nhân hay mỗi gia đình. Mọi kế hoạch cần có mục tiêu để đánh giá kết quả chăm sóc đã thực hiện. Vì vậy khi lập kế hoạch cần: - Lập kế hoạch cụ thể, xác định các mục tiêu hoàn thành. - Dựa vào các vấn đề đã nhận định cần được giải quyết. - Đưa ra những vấn đề ưu tiên nhất cần được giải quyết chăm sóc. - Dựa vào nguồn lực sẵn có của cá nhân, gia đình, cộng đồng để có những kế hoạch chăm sóc phù hợp. Người điều dưỡng phải chứng minh được tính khả thi của kế hoạch đã đề ra. 2.4. Thực hiện kế hoạch. Tức là thực hành chăm sóc, tiến hành và nâng cao, duy trì và phục hồi sức khoẻ, hướng dẫn các kỹ năng vào chăm sóc và giáo dục sức khoẻ cho cá nhân trong cộng đồng. Sự thực hiện kế hoạch tập trung vào các can thiệp để đạt mục tiêu đề ra. Những can thiệp người điều dưỡng cần khởi xướng hoặc tham gia bao gồm: - Thăm khám thực thể..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Hướng dẫn phòng bệnh. - Hướng dẫn tự nâng cao sức khoẻ. - Thực hiện hoạt động điều trị. - Giảng dạy về nâng cao sức khoẻ. - Tư vấn cho cá nhân và gia đình. - Theo dõi bệnh. - Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc chức năng. - Chuyển tuyến. - Thu thập dữ liệu y tế. 2.5. Đánh giá. Quá trình đánh giá tập trung xác định xem mục tiêu đề ra của kế hoạch chăm sóc có được đáp ứng không. Tuy nhiên đánh giá không phải là bước cuối cùng mà nó là sự khởi đầu cho sự giao tiếp giữa người điều dưỡng với các cá nhân, gia đình và cộng đồng. Vì vậy cần phải đánh giá: - Sự hoàn thành của công việc qua quá trình chăm sóc hoặc thay đổi hành vi của các đối tượng được chăm sóc. - Nhận định nhận thức của cá nhân và gia đình qua những hoạt động đã can thiệp. - Mục tiêu có đạt được không?. Nếu mục tiêu chưa đạt được thì vì sao? Phải điều chỉnh kế hoạch hoặc đặt kế hoạch tiếp theo. 3. Những vấn đề sức khoẻ cần ưu tiên giải quyết khi chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng. 3.1. Chăm sóc sức khoẻ cho cá nhân. ưu tiên: - Trẻ em từ 0 -5tuổi. - Bà mẹ mang thai. - Người già. 3.2. Chăm sóc sức khoẻ cho gia đình..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Giáo dục sức khoẻ. - Vệ sinh hoàn cảnh: Nhà ở, sân, vườn, ao, chuồng trại,... - Dinh dưỡng và chế độ ăn đầy đủ, hợp lý, vệ sinh. - Sinh đẻ kế hoạch. - Các chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân cấp, mãn tính, bệnh xã hội,... 3.3. Chăm sóc sức khoẻ cho cả cộng đồng. - Giáo dục sức khoẻ. - Cung cấp đầy đủ nước sạch với các nội dung của chăm sóc SKBĐ. - Kiểm soát được môi trường truyền nhiễm xã hội. - Quản lý chặt chẽ các chất thải, vệ sinh môi trường. - Cung cấp thực phẩm đầy đủ và an toàn, đề phòng các bệnh tật lây lan. ----------------------------------------- Lượng giá I - Điền ngắn vào các câu hỏi sau. 1 - Quy trình điều dưỡng CĐ là phương pháp ................................... (A) lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá hiệu quả kế hoạch việc................................... (B) cho người dân. 2- Cộng đồng là những....................................(A) chung sống trong những liên kết xã hội nhất định, có chung một số..................................... (B) và.....................................(C) dựa vào nhau để cùng pháp triển. 3 - Điểm kết thúc của chẩn đoán chăm sóc là....................................(A) 4 - Các mục dùng để so sánh giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán chăm sóc là: A: ..................................................................... B: ...................................................................... C: ......................................................................

<span class='text_page_counter'>(26)</span> D: ..................................................................... E: Điểm kết thúc 5 - Quy trình điều dưỡng cộng đồng là tiến trình thực hành điều dưỡng, thực hành chăm sóc sức khoẻ ................................... (A) áp dụng cho................................... (B) nhằm tăng cường sức khoẻ cho mọi người dân trong CĐ. 6 - Lập kế hoạch trong quy trình điều dưỡng cần: A: ..................................................................... B: ...................................................................... C: ..................................................................... D: ..................................................................... 7 - Thực hiện kế hoạch tức là thực hành chăm sóc, tiến hành và ............................ (A), duy trì và ................................... (B) sức khoẻ, hướng dẫn các kỹ năng vào chăm sóc và giáo dục sức khoẻ cho cá nhân trong cộng đồng. 8 - Những vấn đề sức khoẻ cần ưu tiên giải quyết khi chăm sóc sức khoẻ cho cá nhân tại cộng đồng là: A: ..................................................................... B: ...................................................................... C: ..................................................................... II/ Chọn ý đùng nhất trong các câu hỏi sau. 1- Chẩn đoán cộng đồng cần A: Dựa vào y học lâm sàng B: Dựa vào y học cộng đồng C: Dựa vào cá nhân người bệnh D: Lập kế hoạch cho cá nhân người bệnh 2 - Khi lập kế hoạch chăm sóc cộng đồng cần.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> A: Dựa vào vấn đề nhận định chưa được giải quyết B: Dựa vào vấn đề nhận định cần được giải quyết C: Dựa vào vấn đề nhận định đã được giải quyết D: Tất cả ý trên 3 - Khi đánh giá quá trình chăm sóc cần A: Nhận định nhận thức của cá nhân và gia đình qua những hoạt động đã can thiệp B: Nhận định nhận thức của cá nhân và gia đình qua những hoạt động chưa can thiệp C: Quá trình chăm sóc đã hoàn thành một cách xuất sắc. D: Mục tiêu không thể thực hiện được. 4 - Vấn đề nào cần ưu tiên giải quyết khi chăm sóc sức khoẻ cho cả cộng đồng A: Cung cấp một phần nước sạch với các nội dung của chăm sóc sức khoẻ ban đầu B: Kiểm soát một phần môi trường truyền nhiễm xã hội C: Quản lý chặt chẽ các chất thải, vệ sinh môi trường D: Tất cả các ý trên 5 - Vấn đề nào cần ưu tiên khi chăm sóc sức khoẻ cho gia đình A: Giáo dục sức khoẻ B: Lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên cho cá nhân trong gia đình C: Dinh dưỡng và chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý, vệ sinh D: ý A và ý B C: ý A và ý C.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> III/ Trả lời câu hỏi đúng sai bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu đúng và vào cột B cho câu sai. STT. Nội dung. 1. Cộng đồng là những nhóm người có đặc điểm và quyền lợi riêng nhưng dựa vào nhau để sống. 2. Đối tương chẩn đoàn của điều dưỡng cộng đồng là cá nhân người bệnh. 3. Mục đích chẩn đoán của chẩn đoán chăm sóc là chọn giải pháp giải quyết. 4. Phương pháp chẩn đoán của chẩn đoán CĐ là dực vào y học CĐ. 5. Phương pháp xử lý của chẩn đoán CĐ là dựa vào kế hoạch chăm sóc cho cá nhân người bệnh. 6. Điểm kết thúc của chẩn đoán CĐ là liên tục. 7. Nhận định điều dưỡng CĐ không cần thu thập các số liệu mà chỉ cần dựa vào các chỉ số hiện có ở CĐ. 8. Khi lập kế hoạch người điều dưỡng cộng đồng phải chứng minh được tính khả thi của kế hoạch đã đề ra. A. B.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 9. Tầm quan trọng của thực hiện kế hoạch là phải tiến hành và nâng cao, duy trì và phục hồi sức khoẻ cho cá nhân trong CĐ. 10. Khi các đối tượng được chăm sóc thay đổi hành vi chứng tỏ kế hoạch đặt ra đã được thực hiện. 11. Trẻ em từ 3 - 5 tuổi không thuộc nhóm ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho cá nhân. 12. Bà mẹ mang thai và người già đều thuộc nhóm chăm sóc sức khoẻ cho cá nhân được ưu tiên. 13. Các chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân cấp, mãn tính, các bệnh xã hội không thuộc nhóm đối tượng ưu tiên của chăm sóc sức khoẻ cho gia đình. 14. Một trong những vấn đề quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ trong cộng đồng cần ưu tiên cung cấp thực phẩm đầy đủ và an toàn, đề phòng các bệnh tật lây lan.. Bài 4:. Thăm và chăm sóc điều dưỡng tại gia đình Mục tiêu. 1. Trình bày vai trò của người điều dưỡng trong hành nghề chăm sóc gia đình 2. Trình bày mục đích thăm, chăm sóc cá nhân, gia đình và cộng đồng. 3. Nắm vững các bước cần thực hiện của một quy trình ĐDCĐ..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Nội dung Gia đình là một đơn vị chăm sóc sức khoẻ cơ bản của điều dưỡng cộng đồng. Thăm gia đình là một nhiệm vụ quan trọng của người điều dưỡng, đòi hỏi phải được huấn luyện tốt cả về kỹ năng giao tiếp và khả năng ứng xử, giúp cho người điều dưỡng cộng đồng thích nghi với mọi hoàn cảnh trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu. 1. Vai trò của người điều dưỡng trong hành nghề chăm sóc gia đình. 1.1. Chức năng: Hỗ trợ gia đình đối phó một cách hiệu quả với các vấn đề sức khoẻ bằng cách tăng cường khả năng của gia đình trong việc thực hiện các nhiệm vụ sức khoẻ. 1.2. Vai trò: - Là người theo dõi sức khoẻ: Thông qua tiếp xúc định kỳ và các mối quan hệ duy trì với gia đình. - Người cung cấp sự chăm sóc cho các thành viên bị ốm: Việc cung cấp chăm sóc cho các thành viên bị ốm, bị tàn tật hay thành viên phụ thuộc của gia đình là một trong những nhiệm vụ sức khoẻ của gia đình. Người điều dưỡng chăm sóc thành viên ốm và cùng lúc đó phát triển khả năng chăm sóc sức khoẻ của gia đình bằng cách đưa ra các trình diễn thực tế và dạy các thành viên có trách nhiệm cách đối phó với các tình huống. - Người điều phối các dịch vụ gia đình: Mỗi ngành đều có chuyên môn của mình, do đó điều cần thiết là sự phối hợp thích hợp tất cả các dịch vụ này để tối đa hoá mức hữu dụng của nguồn lực và tối thiểu hoá hoặc không có trùng lặp. Trong số những người chăm sóc sức khoẻ gia đình khác nhau, người dường như ở vị trí thích hợp nhất để thực hiện điều này là người điều dưỡng. - Người thúc đẩy: Có những trường hợp mà rào cản mang tính xã hội hoặc văn hoá, chẳng hạn việc một số phụ nữ từ chối cho các bác sỹ nam kiểm tra. Một số gia.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> đình từ chối sử dụng các nguồn lực gắn liền với các định kiến, như bệnh viện Lao hay bệnh viện tâm thần. Người điều dưỡng có thể khích lệ hành vi của gia đình bằng cách cung cấp sự hỗ trợ cần thiết và tạo động cơ thúc đẩy thông qua giáo dục sức khoẻ. - Người giáo viên: Giáo dục sức khoẻ là một trong những biện pháp can thiệp hay được sử dụng nhất của người điều dưỡng cộng đồng. - Người cố vấn: Khi gia đình đã tăng sự tin tưởng, tin cậy với người điều dưỡng thì họ sẽ bộc lộ sự cởi mở của mình đối với người điều dưỡng. Điều này được chứng tỏ bằng sự tham khảo và hỏi ý kiến về vấn đề cá nhân, riêng tư,... 2. Thăm và chăm sóc tại gia đình: 2.1. Mục đích: - Hỗ trợ cho gia đình có sức khoẻ tốt hơn: + Cung cấp cho họ những kiến thức phòng bệnh. + Hướng dẫn những kỹ năng chăm sóc đơn giản. + Giúp đỡ một số kỹ năng thực hành đơn giản để tự chăm sóc sức khoẻ. - Xác định các vấn đề sức khoẻ của gia đình: + Số người mắc bệnh thông thường hoặc bệnh nặng. + Số người nguy cơ mắc bệnh. + Số người khoẻ mạnh trong nhà. - Giúp đỡ, giải quyết các vấn đề sức khoẻ: + Bệnh thông thường có thể điều trị tại nhà. + Bệnh nặng có nguy cơ lây nhiễm điều trị tại viện. - Hướng dẫn gia đình kỹ năng tự chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng đặc biệt. - Trao đổi với gia đình về tiến trình đã thoả thuận của lần thăm trước. - Đánh giá tình hình sức khoẻ của gia đình..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 2.2. Thực hiện thăm gia đình: Bước 1: Chuẩn bị trước khi đi thăm. - Xây dựng lịch thăm gia đình một cách cụ thể. - Xem lại những thông tin sẵn có về gia đình. - Chọn thời điểm thăm thích hợp đối với từng loại đối tượng, từng gia đình. - Cán bộ y tế phải ăn mặc chỉnh tề. - Thuốc men thông thường và các loại sổ sách. Bước 2: Các bước khi đến thăm gia đình. - Chào hỏi, giới thiệu tên và nhiệm vụ của mình. - Giải thích mục đích đến thăm. - Thiết lập mối quan hệ tốt giữa điều dưỡng và gia đình. - Nhận định tình trạng sức khoẻ. Bước 3: Kết thúc buổi thăm. - Ghi chép lại nội dung của buổi thăm gia đình. - Đặt lịch cho buổi thăm lần sau. - Cám ơn. 2.3. Quy trình điều dưỡng cho gia đình: Bước 1: Nhận định - Mô hình sống của gia đình (hạt nhân, mở rộng, đặc biệt,...) - Điều kiện vật chất của gia đình. - Điều kiện vệ sinh của gia đình. - Hành vi sức khoẻ của những thành viên trong gia đình. - Xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh đối với gia đình. - Tình trạng sức khoẻ, bệnh tật trong gia đình..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Bước 2: Lập kế hoạch. - Bàn bạc cùng gia đình, chọn những vấn đề sức khoẻ cần giải quyết trước mắt. - Giúp gia đình nhận thức được các vấn đề sức khoẻ và thúc đẩy gia đình quan tâm giải quyết. - Đặt mục tiêu. - Căn cứ vào các nguồn lực có sẵn để xác định các hoạt động chăm sóc. - Lập bản kế hoạch chăm sóc có sự nhất trí của gia đình. Bước 3: Thực hiện. - Thực hiện dựa vào kế hoạch đã định. - Vận động gia đình cùng tham gia thực hiện. - Thực hiện đến đâu, trao đổi với gia đình đến đó. - Nếu quá khả năng chăm sóc thì chuyển lên tuyến trên và yêu cầu gia đình đi cùng. Bước 4: Đánh giá. - So kết quả thực hiện với mục tiêu xem có đạt không? - Xem kết quả đó có đem lại lợi ích về sức khoẻ cho gia đình không?. - Nếu không đạt được mục đích phải đặt ra các câu hỏi để giải quyết và tiếp tục giáo dục, vận động gia đình tiếp tục thực hiện kế hoạch chăm sóc khác phù hợp hơn. 3. Chăm sóc cho cá nhân trong cộng đồng. 3.1. Mục đích: - Giúp cho mỗi cá nhân có được sức khoẻ và hoạt động tốt nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống. - Giúp cho mỗi cá nhân biết cách tự thăm khám để phát hiện bệnh sớm. - Cung cấp kiến thức để bệnh nhân có biện pháp phòng bệnh..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Giúp cá nhân biết cách ngăn ngừa không để xảy ra bệnh, chống tái phát bệnh và làm lây lan bệnh tật. 3.2. Quy trình chăm sóc: Bước 1: Nhận định - Các số liệu cơ bản của cá nhân: Tên, tuổi, địa chỉ, tôn giáo,... - Tình trạng bệnh tật hiện tại. + Tìm hiểu tiền sử của cá nhân có liên quan đến bệnh hiện tại. - Khám thực thể. - Quan sát, phỏng vấn tiếp xúc trực tiếp với cá nhân. Bước 2: Lập kế hoạch. - Xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên cần giải quyết. - Xác định mục tiêu chăm sóc. - Đề ra các giải pháp và chọn lựa các hoạt động chăm sóc. - Viết một bản kế hoạch chăm sóc cụ thể. Bước 3: Thực hiện. - Các quan điểm điều dưỡng. - Các chăm sóc cụ thể. - Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. - Tư vấn, giải quyết các vấn đề về sức khoẻ. Bước 4: Đánh giá. - So kết quả đạt được với mục tiêu xem có đạt được không? - Nếu không đạt xây dựng kế hoạch mới. Lượng giá I/ Điền ngắn vào các câu hỏi sau 1 - Mục đích của thăm và chăm sóc tại gia đình là.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> A: ..................................................................... B: ...................................................................... C: ..................................................................... D: Hướng dẫn gia đình kỹ năng tự chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng đặc biệt. E: ..................................................................... F: Đánh giá tình hình sức khoẻ của gia đình. 2 - Chuẩn bị trước khi thăm gia đình cần A: ..................................................................... B: ...................................................................... C: ..................................................................... D: ..................................................................... E: Thuốc thang thông thường và các loại sổ sách 3 - Các bước khi đến thăm gia đình là: A: ..................................................................... B: ...................................................................... C: ..................................................................... D: ..................................................................... 4 - Lập kế hoạch cho gia đình, điều dưỡng cộng đồng cần: A: ..................................................................... B: ...................................................................... C: ..................................................................... D: ..................................................................... E: Lập kế hoạch chăm sóc có sự nhất trí của gia đình. 5 - Các bước thực hiện của chăm sóc cá nhân tại cộng đồng là:.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> A: ..................................................................... B: ...................................................................... C: ..................................................................... D: ..................................................................... II/ Chọn ý đúng nhất. 1 - Khi thực hiện quy trình điều dưỡng cho gia đình, điều dưỡng cộng đồng cần A: Thực hiện dựa vào kế hoạch đã định B: Vận động từng cá nhân tham gia thực hiện C: Khi thực hiện xong tất cả các bước mới trao đổi với gia đình D: Nếu quá khả năng chăm sóc thì điều dưỡng cộng đồng cố thử lại KHCS một lần nữa. 2 - Đánh giá quá trình thực hiện quy trình điều dưỡng cho gia đình cần. A: So sánh mục tiêu với kết quả thực hiện B: Nếu đạt được mục đích thì chuyển tuyến. C: Nếu không đạt được mục đích thì tiếp tục thực hiện kế hoạch cũ. D: Tất cả các ý trên. II/ Trả lời câu hỏi đúng sai bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu đúng và vào cột B cho câu sai. STT. Nội dung. 1. Hỗ trợ cho gia đình có sức khoẻ cần cung cấp cho họ những kiến thức phòng bệnh. 2. Khi xác định vấn đề sức khoẻ của gia đình, điều. A. B.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> dưỡng cộng đồng chỉ cần xác định số người mắc bệnh thông thường hoặc bệnh nặng.. 3. ĐDCD cần hướng dẫn một số kỹ năng đơn giản để gia đình tự chăm sóc sức khoẻ.. 4. Người ĐDCD có thể đến thăm gia đình vào bất kỳ thời điểm nào. 5. Khi đến thăm gia đình, nếu cần dùng đến thuốc thì ĐDCD cần phải về lấy ngay lập tức.. 6. Thiết lập mối quan hệ tốt giữa điều dưỡng và gia đình là điều kiện thuận lợi cho người ĐDCD trong công việc. 7. Khi đến thì chào hỏi và khi về phải cám ơm là việc không thể thiếu của ĐDCD khi đến thăm gia đình. 8. Người ĐDCD không cần đặt lịch cho buổi thăm lần sau để tránh tình trạng đối phó từ phía gia đình.. 9. Xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh đối với gia đình là khâu quan trọng của phần nhận định. 10. Người ĐDCD phải tự mình đặt ra những vấn đề sức khoẻ cần giải quyết trước mắt cho gia đình..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 11. Người ĐDCD cần căn cứ vào các nguồn lực sẵn có để xác định các hoạt động chăm sóc.. 12. Giúp cá nhân biết cách điều trị và chống tái phát, lây lan bệnh là mục đích của chăm sóc cá nhân.. 13. Khi viết một bản kế hoạch chăm sóc thì ĐDCD phải xác định vấn đề sức khoẻ cần ưu tiên.. Bài 5:. Quản lý sức khoẻ tại trạm y tế Mục tiêu. 1. Nắm được các mục tiêu của ngành y tế tại cộng đồng. 2. Lập kế hoạch và quản lý sức khoẻ cho người dân trong cộng đồng. 3. Trình bày được các loại sổ sách dùng tại trạm y tế. Nội dung 1. Những mục tiêu của ngành y tế. 1.1. Mục tiêu dài hạn: - Phòng chống các dịch bệnh và bệnh lây truyền, thanh khiết môi trường. - Nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, quản lý sức khoẻ cho mọi người. - Đẩy mạnh việc bảo vệ sức khoẻ BMTE - KHHGĐ và hạ tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi. - Cung cấp thoả đáng thuốc dự phòng, thuốc chữa bệnh, các phương tiện để chẩn đoán và các trang thiết bị y tế khác. - Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống y tế để làm tốt công tác quản lý sức khoẻ toàn dân. 1.2. Mục tiêu ngắn hạn:.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Dứt điểm 4 chương trình vệ sinh: Hố xí - giếng nước - nhà tắm - rác thải. - Dứt điểm về chương trình Quản lý sức khoẻ cho các đối tượng ưu tiên. - Dứt điểm về chương trình Sinh đẻ kế hoạch. - Dứt điểm chương trình Kiện toàn tổ chức y tế cơ sở. - Dứt điểm chương trình Trồng và sử dụng thuốc Nam. 2. Quản lý sức khoẻ toàn dân: 2.1. Các yếu tố để đảm bảo sức khoẻ: - Môi trường sống và đời sống vật chất. - Môi trường lao động. - Công ăn việc làm. - Đời sống tinh thần. - Dự phòng để không bị ốm đau bệnh tật. - Chăm sóc chu đáo khi bị ốm đau. 2.2. Bản chất của quản lý sức khoẻ: Định nghĩa: Quản lý sức khoẻ là phối hợp công tác dự phòng và chữa bệnh, nhưng bản chất là dự phòng. Quản lý sức khoẻ xuất phát từ việc phân tích nhu cầu của người lao động để có sức khoẻ tốt và các yếu tố đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. 2.3. Nội dung của quản lý sức khoẻ: - Công tác truyền thông GDSK. - Thực hiện chương trình TCMR. - Thực hiện công tác dinh dưỡng. - Công tác khám sức khoẻ. - Chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ cho cộng đồng. - Quản lý các bệnh xã hội..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Công tác vệ sinh môi trường. - Công tác BV SKBMTE - KHHGĐ. - Cung cấp thuốc và trang thiết bị thiết yếu: Trồng và sử dụng thuốc Nam. - Củng cố tổ chức và quản lý mạng lưới y tế cơ sở. 2.4. Cách làm quản lý sức khoẻ: - Khi khám sức khoẻ lần đầu đó là QLSK. - Các cách khám sức khoẻ để làm QLSK: + Khám chữa bệnh hàng ngày. + Khám tuyển nghĩa vụ quân sự. + Khám sức khoẻ cho các đối tượng ưu tiên. + Khám sức khoẻ cho thân nhân người bệnh và người khoẻ mạnh. 2.5. Cách khám sức khoẻ lần đầu: - Khám lâm sàng. - Làm một số xét nghiệm (chưa đầy đủ) + Khám lâm sàng. - Khám lâm sàng + các loại xét nghiệm (hoàn chỉnh). * Nội dung của việc khám sức khoẻ lần đầu. - Khám toàn diện về mặt lâm sàng và cận lâm sàng. - Đánh giá tình hình sức khoẻ và xếp loại sức khoẻ. - Phát hiện các bệnh tiềm tàng chưa có biểu hiện ra ngoài. - Tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật trong môi trường. - Xác định chế độ cho từng người. - Cấp cho mỗi người một sổ sức khoẻ có ghi các chỉ số sức khoẻ cơ bản. Hồ sơ gốc lưu tại trạm. 2.6. Cách khám sức khoẻ định kỳ:.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Nên có kế hoạch chủ động để khám sức khoẻ định kỳ cho người dân. - Tuỳ theo điều kiện của cơ sở y tế để để chọn cách khám sức khoẻ định kỳ cho phù hợp (tốt nhất mỗi năm nên khám sức khoẻ định kỳ một lần). - Ghi kết quả vào sổ khám sau mỗi lần khám và giải quyết ngay bệnh mới phát sinh. 2.7. Yêu cầu của quản lý sức khoẻ: - Phải có khám sức khoẻ lần đầu và khám định kỳ. - Theo dõi có hệ thống tình hình sức khoẻ của từng cá nhân. - Tổ chức điều trị sớm và điều trị triệt để khi có bệnh. - Truyền thông GDSK. - Tuyên truyền thực hiện các điều kiện môi trường tốt để có lợi cho sức khoẻ. 2.8. Các yêu cầu đảm bảo quản lý sức khoẻ: - Kiện toàn được mạng lưới y tế cơ sở, đặc biệt là y tế tuyến xã, phường và tuyến huyện. - Phải có đội ngũ y tế có trình độ nhất định. - Phải được đầu tư ngân sách thích hợp. - Phải xác định đúng đối tượng ưu tiên để tiến hành quản lý sức khoẻ trước. 2.9. ý nghĩa của quản lý sức khoẻ: - Là mục tiêu chiến lược bảo vệ sức khoẻ quốc gia. - Giúp cho ngành y tế biết được các tình hình sức khoẻ, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, nguyên nhân và biện pháp phòng - chữa bệnh phù hợp, tạo điều kiện sức khoẻ tốt cho người dân. - Thực hiện được công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. - Giúp cho mỗi người có một sổ sức khoẻ để theo dõi sức khoẻ lâu dài và tạo điều kiện cho tuyến sau điều trị bệnh có kết quả tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 3. Vai trò của sổ sách đối với tuyến y tế cơ sở: 3.1. Theo dõi người bệnh: - Biết các triệu chứng, chẩn đoán và điều trị của lần trước. - Vận dụng, xử trí cho phù hợp. 3.2. Tìm hiểu vấn đề sức khoẻ của cộng đồng: 3.3. Phát hiện nhanh chóng sự xuất hiện một bệnh dịch: số bệnh nhân tăng lên bất thường về một bệnh nào đó. 3.4. Đánh giá tình hình sử dụng Trạm y tế: - Đánh giá được khả năng đáp ứng về mặt y tế của cơ sở. - Đánh giá tỷ lệ dân đến Trạm y tế để khám bệnh. 3.5. ước lượng khối lượng công việc: 3.6. Đánh giá hoạt động của Trạm y tế và Cán bộ y tế: 4. Cách sử dụng sổ sách phục vụ cho công tác quản lý y tế: 4.1. Sổ A1 (Sổ khám bệnh): * Các chỉ số được thu thập. - Số người đến khám và số lần đến khám bệnh. - Số người được điều trị nội trú hoặc ngoại trú. Số lần được điều trị. - Số người được khám và điều trị bằng thuốc đông y. - Số bệnh nhân cấp cứu và chuyển viện. - Mô hình bệnh tật và tử vong: Tỷ lệ mắc, giới, tuổi, nghề,... * Các chỉ số được sử dụng của sổ khám chữa bệnh. - Để đánh giá các hoạt động của Trạm y tế. - Phục vụ cho công tác KHHGĐ. - Dự báo dịch tễ học theo mùa, theo đối tượng, theo cụm dân cư,....

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Phục vụ cho công tác quản lý của ngành. - Phục vụ cho công tác điều tra nghiên cứu. 4.2. Sổ A2 (Sổ tiêm chủng): * Các chỉ số được thu thập. - Số trẻ được tiêm và uống các loại vắc xin. - Số trẻ < 1 tuổi được tiêm chủng. - Số trẻ được tiêm và uống đủ liều. * Các chỉ số được sử dụng. - Đánh giá kết quả thực hiện của chương trình TCMR. - Đánh giá chất lượng hoạt động của cơ sở y tế. - Xây dựng kế hoạch cho kỳ sau. 4.3. Sổ A3 (Sổ khám thai): * Các chỉ số thu thập. - Tổng số người có thai. - Số lần khám thai. - Tổng số bà mẹ khám thai đủ 3 lần trong thời kỳ mang thai. - Những biến chứng thường gặp trong thời kỳ thai sản. * Các chỉ số được sử dụng. - Phát hiện những nguy cơ về phía bà mẹ trong thai sản để có kế hoạch chỉ đạo chuyên môn. - Phát hiện những nguy cơ về phía thai nhi. - Đánh giá kết quả hoạt động của công tác chăm sóc SKBMTE. - Tiên lượng nguy cơ để làm giảm tai biến sinh sản và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ trong thời kỳ thai sản. 4.4. SổA4 (Sổ đẻ): * Các chỉ số được thu thập..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Số người đẻ. - Nơi đẻ và người đỡ đẻ. - Tình trạng khi đẻ. - Số lần đẻ của người mẹ. - Biến chứng sản khoa. - Số trẻ đẻ ra sống. - Số trẻ đẻ ra có trọng lượng >2.500g. - Biến chứng của con. - Bệnh lý chu sinh: Tụ máu, ngạt,... - Các chấn thương của bà mẹ do đẻ. - Số chết bào thai. - Số chết trong khi đẻ. - Số bà mẹ chết liên quan đến chửa đẻ. * Các chỉ số được sử dụng. - Công tác BV SKBMTE - KHHGĐ. 4.5. Sổ A5 (Theo dõi các biện pháp KHHGĐ): * Các chỉ số thu thập. - Số người áp dụng các biện pháp tránh thai. - Số lứa tuổi và giới áp dụng các biện pháp tránh thai. - Số người sảy thai. - Số người hút điều hoà kinh nguyệt và nạo phá thai. * Các chỉ số sử dụng. - Đành giá các hoạt động của chương trình KHHGĐ. - Điều chỉnh kế hoạch và lựa chọn đối tượng cho phù hợp. - Dự kiến khả năng tăng dân số..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 4.6. Sổ A6 ( Theo dõi nguyên nhân tử vong): * Các chỉ số thu thập. - Số người chết trong năm. - Nguyên nhân chết. - Cơ cấu nguyên nhân chết theo nhóm bệnh (mô hình tử vong). * Các chỉ số sử dụng. - Tính triển vọng sống trung bình. - Đánh giá chất lượng chẩn đoán, điều trị và trình độ Cán bộ y tế. - Đánh giá kết quả hoạt động của các chương trình quốc gia trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. 4.7. Sổ A7 (Theo dõi các bệnh xã hội): * Các chỉ số thu thập. + Bệnh sốt rét. - Số lam máu xét nghiệm tìm được KST sốt rét. - Số lam máu có KST sốt rét các loại. - Số bệnh nhân bị sốt rét và sốt rét ác tính. - Số người được điều trị sốt rét. - Số người chết. + Bệnh lao. - Số xét nghiệm tìm được BK (+). - Số bệnh nhân được quản lý và điều trị. - Số bệnh nhân được điều trị khỏi. + Bệnh phong và hoa liễu. - Tổng số bệnh nhân phong và số người được quản lý điều trị. - Số người bị da liễu..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> + Những bệnh về mắt và mù loà. - Số bệnh nhân bị mắt hột mãn. - Số người được chữa và số đã khỏi. - Số người đục thuỷ tinh thể và số đã khỏi. + Bệnh bướu cổ đơn thuần. - Số người bị bướu cổ đơn thuần. - Số người được điều trị. - Số người được tiêm dầu Lipiodol. + Bệnh tâm thần - Nghiện hút. - Số bệnh nhân tâm thần. - Số bệnh nhân được quản lý và điều trị. - Số người động kinh. - Số người nghiện ma tuý. * Các chỉ số sử dụng: để đánh giá công tác phòng chống bệnh xã hội nói chung và từng bệnh nói riêng. ---------------------------------------- Câu hỏi lượng giá I - Điền ngắn vào các câu hỏi sau. 1 - Nêu 5 mục tiêu dài hạn của ngành y tế A: ..................................................................... B: Nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, quản lý sức khoẻ cho mọi người. C: ..................................................................... D: ..................................................................... E: ......................................................................

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 2 - Quản lý sức khoẻ là phối hợp công tác..............................(A) và ........................…..(B) , nhưng thực chất là dự phòng là chính. 3 - Điền vào cho đủ 10 nội dung của quản lý sức khoẻ. A: ..................................................................... B: ..................................................................... C: ..................................................................... D: ..................................................................... E: Chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ F: Quản lý các bệnh xã hội G: ..................................................................... H: ..................................................................... I: ..................................................................... J: Củng cố tổ chức và quản lý mạng lưới y tế cơ sở. 4 - Nêu 3 cách khám sức khoẻ định kỳ: A: ..................................................................... B: ..................................................................... C: ..................................................................... 5 - Nêu đủ 6 vai trò của sổ sách đối với tuyến y tế cơ sở. A: ..................................................................... B: ..................................................................... C: ..................................................................... D: ..................................................................... E: Ước lượng khối lượng công việc. F: Đánh giá hoạt động của Trạm y tế và Cán bộ y tế. 6 - Nêu 5 chỉ số được sử dụng của sổ khám bệnh (Sổ A1)..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> A: ..................................................................... B: ..................................................................... C: ..................................................................... D: ..................................................................... E: Phục vụ cho công tác điều tra nghiên cứu. 7 - Các chỉ số thu thập của sổ theo dõi các biện pháp KHHGĐ là: A: ..................................................................... B: ..................................................................... C: ..................................................................... D: ..................................................................... II - Chọn ý trả lời đúng nhất 1 - Yếu tố của quản lý sức khoẻ là: A: Môi trường sống và đời sống vật chất. B: Môi trường lao động C: Công ăn việc làm và đời sống tinh thần. D: Dự phòng bệnh tật và chăm sóc chu đáo. E: Tất cả các ý trên. 2 - Các cách khám sức khoẻ để làm quản lý sức khoẻ là: A: Khám chữa bệnh hàng ngày. B: Khám sức khoẻ để học tập hoặc đi nước ngoài. C: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự. D: ý A và ý B E: ý A và ý C 3 - Yêu cầu của quản lý sức khoẻ là : A: Theo dõi có hệ thống tình hình sức khoẻ của từng cá nhân..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> B: Theo dõi có hệ thống tình hình sức khoẻ của cả gia đình. C: Theo dõi có hệ thống tình hình sức khoẻ của cá nhân và gia đình. D: Theo dõi có hệ thống tình hình sức khoẻ của gia đình và của cả cộng đồng. 4 - Yêu cầu đảm bảo quản lý sức khoẻ là: A: Phải đảm bảo mạng lưới y tế theo tuyến tỉnh. B: Phải đảm bảo mạng lưới y tế theo tuyến tỉnh, huyện. C: Phải đảm bảo mạng lưới y tế tuyến theo tỉnh, huyện, và xã phường. D: Kiện toàn được mạng lưới y tế cơ sở, đặc biệt là y tế tuyến xã, phường và tuyến huyện. 5 - ý nghĩa của quản lý sức khoẻ là: A: Là mục tiêu chiến lược bảo vệ sức khoẻ quốc gia. B: Thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. C: Giúp cho ngành y tế biết được các tình hình sức khoẻ. D: Giúp cho mỗi người có một sổ khám sức khoẻ. E: Tất cả các ý trên. 6 - Sổ theo dõi các biện pháp kế hoạch hoá gia đình là . A: Sổ A1 B: Sổ A3 C: Sổ A5 D: Sổ A6 E: Sổ A7 7 - Sổ theo dõi các bệnh xã hội bao gồm các bệnh. A: Bệnh sốt rét, bệnh lao, bệnh phong, bệnh bướu cổ đơn thuần, các chấn thương..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> B: Bệnh sốt rét, bệnh lao, bệnh phong, bệnh bướu cổ đơn thuần, số người khám thai. C: Bệnh sốt rét, bệnh lao, bệnh phong và hoa liễu, bệnh bướu cổ đơn thuần, bệnh tâm - thần kinh và nghiện hút, bệnh về mắt và mù loà. D: Bệnh sốt rét, bệnh lao, bệnh phong, bệnh bướu cổ đơn thuần, bệnh tâm - thần kinh và nghiện hút, bệnh về mắt..

<span class='text_page_counter'>(51)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×