Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

giao an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.46 KB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Nội dung. Góc phân vai. Góc nghệ thuật. Góc xây dựng. Góc thiên nhiên. Yêu cầu. Chuẩn bị. -Trẻ biết về nhóm để chơi theo nhóm,biết chơi cùng với nhau trong nhóm. -Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi. -Nắm được một số công việc của vai chơi:người bán sách, người mua sách,lớp học của bé. -Trẻ biết cầm bút đúng cách.Biết cầm màu tô và kéo.Bé biết vẽ đường đến lớp. -Trẻ biết cắt dán hình ảnh của trường. -Trẻ biết xây dựng hàng rào,tạo khung cảnh,khuôn viên trường có bồn hoa, thảm cỏ, đồ chơi ngoài trời. -Biết sắp xếp các loại khối,cây xanh,cỏ hoa thật đẹp. -Trẻ yêu trường lớp.. -Một số đồ dùng học tập như: sách, vở,bút,bàn,ghế… -Một số đồ dùng,đồ chơi trong lớp phục vụ các góc chơi.. Cách tiến hành. -Đóng vai cô giáo dạy trẻ ở một hoạt động cụ thể trong trường mầm non.Một số bạn đóng vai học sinh đang đến lớp.Phụ huynh dắt trẻ đi mua đồ dùng học tập ở cửa hàng. -Cô vào góc chơi cùng với trẻ,giúp trẻ nhận vai chơi. Hướng dẫn trẻ một số kĩ năng của vai chơi. -Trẻ chơi cô quan sát,gợi ý các nhóm chơi liên kết với nhau. -giấy màu, bút vẽ, -Cô hướng dẫn trẻ giấy vẽ,kéo,màu tô,vẽ,xé,cắt,dán về trường,lớp tô. mầm non. -Nhắc trẻ ngồi đúng tư thế,không tô màu lem ra ngoài. -Khuyến khích, động viên trẻ sáng tạo. -Đồ chơi xây -Cô và trẻ cùng trò chuyện về dựng: khối, hàng trường mầm non của mình,gợi ý rào,cây xanh,… để trẻ kể ở trường mình ó nhữn - Các loại mô hình gì? đồ chơi ngoài trời. - Cô hướng dẫn trẻ xây dựng trường,dạy trẻ sắp xếp hàng rào,bồn hoa,các lớp học đêuù đẹp. -Hướng dẫn trẻ lắp đặt một số đồ chơi như: cầu trượt,đu quay, bập bênh… -Trẻ biết chăm sóc -Cây xanh,cát, -Cho trẻ nhặt lá vàng,tưới nước cây,biết tưới cây, nhặt nước,chai,lọ,phễu cho cây. lá vàng cho cây.Trẻ … -Trẻ thỏa thuận vào góc chơi.Cô biết nếu không có hướng dẫn,tổ chức cho trẻ chơi nước cây sẽ khô héo ở các góc. và chết. -Cho trẻ chơi đong nước, sàng -Trẻ yêu thiên nhiên cát,đóng cát vào khuon. hơn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ===========******===========. THỂ DỤC SÁNG 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: rèn luyện và phát triển các cơ chuyên biệt,trẻ được tám nắng. - Kỹ năng: trẻ tâp đúng động tác, tập đều. - Giáo dục: Trẻ siêng năng luyện tập thể dục. 2.CHUẨN BỊ: -Sân bãi thoáng sạch, không có chướng ngại vật. 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Khởi động - Trẻ đi, chạy theo các kiểu, chuyển đội hình về 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động - Hô hấp 2: Thổi nơ bay - Tay vai 2: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao. - Chân 3: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao. - Bụng 2: Đứng quay người sang 2 bên. - Bật 1: Bật tiến về phía trước. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại, hít thở nhẹ nhàng. ===========******============ Thứ hai, ngày 17 tháng 09 năm 2012. AI KHÉO HƠN HOẠT ĐỘNG HỌC VĐCB: Tung bóng và bắt bóng TC: Ném bóng vào rổ 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Rèn luyện và phát triển cơ tay. - Kỹ năng: Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Gíao dục: Tính kiên trì. 2.CHUẨN BỊ: - Sân bãi thoáng sạch, không có chương ngại vật. Xắc xô,chuông. 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Khởi động -Trẻ đi vòng tròn với các kiểu đi,chuyển đội hình về 3 hàng dọc. * Hoạt động 2: Trọng động a.Bài tập phát triển chung: - Cho trẻ tập theo bài thể dục buổi sáng,mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.Riêng động tác tay tập 4 lần 8 nhịp. b.Trọng động: Tung bóng và bắt bóng -Cô làm mẫu cho trẻ xem.Trẻ chú ý quan sát. -Lần 2: Cô lầm mẫu kết hợp giải thích: dùng 2 tay tung bóng lên cao khi bóng rơi thì dùng 2 tay để bắt bóng. -Cho vài trẻ lên làm thử,cô chú ý sửa sai cho trẻ. -Cho trẻ luyện tập nhiều lần,cô quan sát sửa sai cho trẻ. -Cho trẻ thi đua giữa các nhóm với nhau,khuyến khích trẻ luyện tập. c.Trò chơi: Ném bóng vào rổ -Cô gọi tên trò chơi. -Cô phổ biến luật chơi và cách chơi. -Cô tổ chức hướng dẫn cho trẻ chơi,động viên trẻ tích cực tham gia hoạt động. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh -Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng. =============*******=============. HOẠT ĐỘNG GÓC -Góc trọng tâm: góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, chơi với nước. -Cô tổ chức hướng dẫn cho trẻ chơi theo bài soạn đầu tuần. =============*******============. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo quanh sân trường, tham quan các khu vực trong trường.. TC: Ô ăn quan 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ được tham quan các khu vực trong trường. - Kỹ năng: rèn kỹ năng quan sát, nhận xét của trẻ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Thái độ: trẻ yêu quý trường lớp,các cô trong trường. 2.CHUẨN BỊ: - Địa điểm quan sát, sân trường sạch sẽ, không có chướng ngại vật 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: -Cô tổ chức cho trẻ tham quan các khu vực trong trường. -Gơi hỏi: Tham quan trường,lớp mầm non các cháu thấy gì? Có bao nhiêu lớp học,văn phòng,ngoài sân trương thì như thế nào? -Trẻ nêu ý kiến, nhận xét về các khu vưc trong trường. * Hoạt động 2: Trò chơi: Ô ăn quan -Cô nêu tên trò chơi. -Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi. -Trẻ tham gia trò chơi,cô khuyến khích động viên tất cả các cháu cùng tham gia chơi. * Hoạt động 3: Chơi tự do -Trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.Cô bao quát trẻ. ===========******===========. LÀM QUEN TIẾNG VIỆT Chào cô, chào bố, chào mẹ 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ hiểu được ý nghĩa của từ, trẻ nhớ từ. - Kĩ năng: Phát triển vốn từ tiếng việt cho trẻ. -Giáo dục: Trẻ biết chào cô khi đến lớp, biết chào hỏi người lớn. 2.CHUẨN BỊ: -Cô và trẻ thuộc bài hát “Con chào bố ạ,con chào mẹ yêu” 3. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Trò chuyện -Hát : Con chào bố ạ, con chào mẹ yêu. -Trò chuyện theo nội dung bài hát, dẫn lời vào hoạt động. * Hoạt động 2: Dạy từ “Chào cô, chào bố, chào mẹ” - Cô giới thiệu từ cần dạy. -Cô đọc từ vài lần đồng thời diễn tả bằng hành động. -Trẻ đọc từ vài lần, trẻ đọc theo cặp đôi và diễn tả hành động. * Hoạt động 3: Hoạt động tự chọn -Trẻ chơi, cô bao quát chung. ============******=============.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn luyện bài tập buổi sáng Chơi ở các góc 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ ôn luyện và nắm được kỹ năng VĐCB. - Kỹ năng: Trẻ thưc hiện bài tập tốt hơn,khéo léo hơn. - Thái độ: Trẻ học ngoan, chú ý. 2.CHUẨN BỊ: - Qủa bóng,đồ dùng đồ chơi ở các góc. 3. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Ôn tập tung và bắt bóng -Hát: Ngày vui của bé. Trò chuyện về một ngày đến lớp của bé. -Gợi hỏi bài tập vận động buổi sáng,trẻ luyên tập theo tổ, nhóm,cá nhân. -Cô giáo dục trẻ chú ý, tập trung trong giờ học. * Hoạt động 2: Chơi ở các góc -Trẻ tham gia chơi ở các góc,cô nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi. -Trẻ chơi, cô bao quát trẻ. Hoạt động 3: Chơi tự do -Trẻ chơi theo ý thích. Cô bao quát trẻ chơi. ===========*******===========. VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ -Vệ sinh: Hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay, rửa mặt. -Nêu gương: Cô nêu tiêu chuẩn thi đua,hướng dẫn trẻ cắm cờ đúng ô. -Trả trẻ: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân cho trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập trong ngày của trẻ. =============*******============. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY -Thể dục sáng:…………………………………………………………………………………………………………………… -Làm quen tiếng việt:………………………………………………………………………………………………………… -Hoạt động chung:…………………………………………………………………………………………………………….. -Hoạt động góc:………………………………………………………………………………………………………………… -Hoạt động ngoài trời:………………………………………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -Hoạt động chiều:……………………………………………………………………………………………………………… ===============*******================ Thứ ba, ngày 18 tháng 09 năm2012. AI NHANH HƠN HOẠT ĐỘNG HỌC Xác định vị trí phía trên, phía dưới,phía trước, phía sau của đối tượng. -TC: Chuông reo 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ xác định được vị trí trên, dưới, trước, sau của đối tượng. - Kỹ năng: -Rèn luyện khả năng định hướng trong không gian. + Rèn kĩ năng giao tiếp, sử dụng vốn từ diễn đạt ngôn ngữ + Rèn luyện khả năng tư duy,trí nhớ, sự chú ý. - Thái độ: -Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua trong tập thể. Trẻ gắn bó, đoàn kết chơi cùng nhau. 2.CHUẨN BỊ: - Chùm bóng phía trên đầu, bông hoa ở dưới nền nhà, cô và cháu có một đồ chơi nhỏ cầm tay(xắc xô, hoa). 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1:Ổn định tổ chức -Cho trẻ hát bài: Ngày vui của bé. Trò chuyện theo nội dung bài hát. * Hoạt động 2: Xác định phía trên – phía dưới,phía trước – phía sau của đối tượng + Phía trên: -Hôm nay đến lớp các con thấy có gì mới?( Có chùm bóng). Nó ở đâu?( Treo ở trên cao). Làm thế nào mà con nhìn được chùm bóng. Tương tư như thế cô cho trẻ xác định phía dưới, phía trước, phía sau. Vì sao phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy được? -Cô khái quát: Muốn nhìn thấy chùm bóng phải ngẩng đầu lên vì chùm bóng ở phía trên -Cho trẻ nhắc lại từ phía trên vài lần. * Hoạt động 3: Luyện tập -Cho trẻ chơi trò chơi: Chuông reo ở đâu. -Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. -Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi. -Cô bao quát, động viên, hướng dẫn trẻ chơi..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -Giáo dục trẻ có nền nếp trong giờ học, trẻ đoàn kết. -Cô nhận xét giờ học, chuyển hoạt động. ==============*******=============. HOẠT ĐỘNG GÓC -Thực hiện đầy đủ tất cả các góc theo kế hoạch -Góc trọng tâm: Góc nghệ thuật “ Tô màu, cắt xé, vẽ đường đến lớp. Cắt dán hình ảnh trường mầm non của chúng ta”. ===============******============. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI -Trò chuyện về các khu vực và công việc của các cô trong trường. -TC: Ai tinh 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ biết được công việc của các cô, các bác trrong trường mầm non. + Trẻ được tham quan các khu vực làm việc trong trường - Kỹ năng: Trẻ biết phân biệt công việc hàng ngày của các cô,các bác trong trường. - Thái độ: Trẻ biết kính trọng những người lớn trong trường. 2.CHUẨN BỊ: - Địa điểm quan sát, trò chuyện. Sân trường sạch sẽ 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: -Trẻ xếp thành 2 hàng. -Hôm nay, cô sẽ cho các cháu đi tham quan các khu vực làm việc của các bác, các cô trong trường nhé! -Cô và trẻ cùng đi tham quan. -Đàm thoại: Trong trường có những ai? Tham quan trường, lớp mầm non các cháu thấy gì? Bác bảo vệ làm công việc gì?... -Cô khái quát, giáo dục trẻ kính trọng những người lớn trong trường. - Hoạt động 2: Trò chơi: Ai tinh -Cô gọi tên trò chơi. -Cô phổ biến luật chơi, cách chơi. -Cô hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát trẻ * Hoạt động 3: Hoạt động tự chọn -Trẻ chơi tự do với trò chơi có sẵn ngoài trời. -Cô quan sát trẻ chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ==============******=============. LÀM QUEN TIẾNG VIỆT Đứng lên, ngồi xuống 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ hiểu ý nghĩa của từ, hiểu khi nghe cô nói đến từ đứng lên, ngồi xuống. - Kĩ năng: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục: Trẻ chú ý, tập trung học. 2.CHUẨN BỊ: - Tranh diễn tả hành động đứng lên, ngồi xuống. 3. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Trò chuyện -Cô cho trẻ xem tranh, gợi hỏi các ban học sinh trong tranh đang làm gì? -Cô giới thiệu từ thông qua bức tranh. * Hoạt động 2: Dạy từ “ Đứng lên, ngồi xuống” -Cô đọc từ vài lần đồng thời diễn tả hành động. -Trẻ nói theo cô và diễn tả hành động. -Giáo dục trẻ chú ý học, tập trung học. * Hoạt động 3: Hoạt động tự chọn. Trẻ chơi, cô bao quát chung =============*******==============. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn luyện bài cũ. Xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi. 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ biết định hướng trên – dưới, trước – sau. Trẻ hiểu ý nghĩa của từ trước – sau. - Kỹ năng: Rèn khả năng tư duy, nhớ lâu của trẻ. - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. 2.CHUẨN BỊ: - Đồ dùng, đồ chơi có sẵn trong lớp. 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> -Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài: “Qủa bóng”, cho trẻ chơi trò chơi quả bóng. -Cô dẫn lời, giới thiệu hoạt động. -Cho trẻ ôn lại hoạt động sáng, cô giúp đỡ trẻ yếu. -Trẻ hoạt động theo tổ, nhóm. * Hoạt động 2: -Cô tổ chức cho trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc cho gọn gàng. -Trẻ thực hiện, cô hoạt động cùng trẻ. -Giáo duc trẻ tích cực hoạt động, chú ý tâp trung trong giò học. * Hoạt động 3: Hoat động tự chọn -Trẻ chơi theo ý thích. Cô bao quát chung. =============*******===========. VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ -Vệ sinh: ôn lại thao tác chải răng cho trẻ -Nêu gương: Nhận xét, nêu gương, cắm cơ. -T rả trẻ: trả trẻ tận tay phụ huynh. =============*******=============. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY -Thể dục sáng:………………………………………………………………………………………………………………… -Làm quen tiếng việt:………………………………………………………………………………………………………. -Hoạt động học:……………………………………………………………………………………………………………… -Hoạt động góc:……………………………………………………………………………………………………………… -Hoạt động chiều:…………………………………………………………………………………………………………… ================******============== Thứ tư, ngày 19 tháng 09 năm 2012. LỚP LÁ 2 CỦA BÉ HOẠT ĐỘNG HỌC Trò chuyện về lớp lá 2 của bé.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: - Trẻ biết tên lớp, vị trí lớp mình trong trường. + Biết tên các bạn, tên cô giáo trong lớp. + Biết công việc hằng ngày của cô và trẻ khi đến lớp. + Biết tên các góc chơi và tên đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích. - Kỹ năng:- Rèn khả năng giao tiếp, sử dụng vốn tư diễn đạt. +Trẻ biết làm theo nhóm,lắng nghe,chia sẻ, trao đổi với bạn và cô. - Thái độ:- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớ. Trẻ yêu trường,yêu lớp. Thể hiện tình cảm vơi cô giáo và bạn bè. 2.CHUẨN BỊ: - Một số đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi. Địa điểm: trẻ ngồi trong lớp học 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Gây hứng thú -Cô cho trẻ hát bài: vui đến trường -Trò chuyện theo nội dung bài hát, dẫn lời vào hoạt động. * Hoạt động 2: Đàm thoại về lớp -Cô đố các con: Các con đang học ở lớp nào? Trường nào? Lớp lá 1 của chúng mình nằm ở vị trí nào? Các con thấy lớp của chúng mình như thế nào? Trong lớp có những cô nào? Các cô làm những công việc gì? Lớp mình có những bạn nào? Trong lớp có những góc chơi nào? Cho trẻ đếm số lượng góc mà trẻ nhìn thấy. Các con thích chơi ở những góc nào? Chơi cùng bạn nào? * Hoạt động 3:Trẻ lựa chọn và tham gia vào các góc chơi -Cho trẻ về các góc chơi -Cô đi từng góc và hỏi góc chơi đó có đồ dùng đồ chơi nào. -Cô tổ chức hướng dẫn và bao quát các hoạt động của trẻ. -Gíao dục trẻ yêu trường lớp,cô giáo và bạn bè. Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi cẩn thận. ===========*******==========. HOẠT ĐỘNG GÓC -Thực hiện tất cả các góc theo kế hoạch -Thực hiên đầy đủ các góc theo kế hoạch, trọng tâm góc phân vai: “ Lớp mẫu giáo của bé, cửa hàng sách vở”. ===========******===========. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI -Vẽ tự do trên sân.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ biết vẽ tự do theo ý thích, trẻ biết cáh cầm phấn. - Kỹ năng: Trẻ vẽ đúng kĩ năng, - Thái độ: Trẻ yêu thích sảnn phẩm do trẻ tạo ra 2.CHUẨN BỊ: - Sân sạch sẽ,phấn vẽ. 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: -Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường, lớp của chúng ta. -Gợi hỏi ý định vẽ của trẻ,trẻ sử dụng kĩ năng gì để vẽ? - Cô hướng dẫn trẻ cách cầm phấn. * Hoạt động 2: Trẻ thực hiện -Trẻ vẽ, cô quan sát hướng dẫn thêm cho trẻ -Giáo dục trẻ yêu thích bài vẽ của mình. * Hoạt động 3:Chơi tự do -Trẻ chơi theo ý thích,cô bao quát trẻ. ============*******==============. LÀM QUEN TIẾNG VIỆT Đi ra, đi vào, dừng lại 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ nhớ và hiểu được ý nghĩa của từ. - Kĩ năng: Trẻ phát âm đúng, tăng cường vốn tiếng việt cho trẻ. - Giáo dục: Trẻ chú ý học 2.CHUẨN BỊ: -Cô hiểu rõ ý nghĩa của từ. 3. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Trò chuyện -Gợi hỏi trẻ : mỗi sáng đến lớp con làm gì?Chào cô rồi con làm gì nữa?... -Dẫn lời, giới thiệu từ. * Hoạt động 2: Dạy từ “ Đi ra, đi vào, dừng lại” - Cô đọc từ “Đi vào” vài lần,giải thích ý nghĩa của từ. - Cho trẻ đọc 2- 3 lần, gọi 2 – 3 trẻ nhắc lại ý nghĩa của từ. - Trẻ vừa nói vừa thể hiện hành động..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Cô giới thiệu tương tự với 2 từ còn lại. * Hoạt động 3: Trẻ luyện tập -Trẻ luyện tập theo tổ, nhóm, cô bao quát sửa sai cho trẻ. ============******==========. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Tập tô chữ cái o, ô, ơ 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: -trẻ nhận biết chữ cái trong băng từ. Trẻ biết cách cầm bút và ngồi đúng tư thế. - Kỹ năng: Trẻ tô đều, đẹp, không lem ra ngoài. - Thái độ: Trẻ ngoan, trật tự tham gia hoạt động. 2.CHUẨN BỊ: - Vở tập tô, bút chì, màu tô. - Tranh tập tô, bút dạ, màu tô cho cô.Băng từ cô giáo, ở trường,tập đo 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: -Đọc thơ: Cô giáo của em, trò chuyện theo nội dunng bài thơ. -Cô gắn băng từ chứa chữ o, ô, ơ hoàn chỉnh và băng chữ có chữ o, ô, ơ in mờ. -Cô gợi hỏi để trẻ phát hiện chứ cái in mờ. -Cô đồ lên chữ cái o, ô, ơ. -Cho trẻ phát âm vài lần. -Trò chơi: Trời tối, trời sáng. * Hoạt động 2: -Cô giới thiệu tranh tập tô chữ o. -Cho trẻ đọc tên tranh và từ dưới tranh. -Cô đồ mẫu, hướng dẫn cách thực hiện. -Tương tự với chữ ô, ơ. * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện -Trẻ thực hiện, cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ. ===============******============. VỆ SINH - NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ -Vệ sinh: Thực hiện tốt các thao tác vệ sinh cá nhân -Nêu gương: trẻ cắm cờ -Trả trẻ: Trả trẻ tận tay phụ huynh ==============*******============.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> NHẬN XÉT CUỐI NGÀY -Thể dục sáng:………………………………………………………………………………………………………………… -Làm quen chữ cái:…………………………………………………………………………………………………………. -Hoạt động học:……………………………………………………………………………………………………………… -Hoạt động góc:………………………………………………………………………………………………………………. -Hoạt động ngoài trời:……………………………………………………………………………………………………. -Hoạt động chiều:……………………………………………………………………………………………………………. ================******=============== Thứ năm, ngày 20 tháng 09 năm 2012. AI NGOAN NHẤT HOẠT ĐỘNG HỌC Câu chuyện: Thỏ trắng đi học 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: -Trẻ chú ý nghe chuyện, hiểu nội dung câu chuyện. Nắm được nội dung chuyện. - Kỹ năng: có kỹ năng đọc sách, mở vở. - Thái độ: Trẻ chăm ngoan học,không khóc nhè khi đến lớp. 2.CHUẨN BỊ: -Tranh minh họa nội dung câu chuyện 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: -Cho trẻ hát: Vui đến trường -Trò chuyện theo nội dung bài hát. Dẫn lời, giới thiệu câu chuyện: Thỏ trắng đi học * Hoạt động 2: Kể chuyện: Thỏ trắng đi học -Lần 1: Kể diễn cảm,giảng nội dung câu chuyện. -Lần 2: Cô kể chuyện theo tranh + giảng từ khó “nhún nhảy”, “hòa nhịp”, “nhiệm vụ”. -Đàm thoại: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Ai đua Thỏ Trắng đi học? Mẹ định ra về thì bạn Thỏ Trắng làm sao? Vậy bạn Thỏ Trắng có ngoan không? Cô Họa Mi đã làm gì để Thỏ Trắng vào lớp? Sóc Nâu và Thỏ Trắng đang làm gì? Vì sao Thỏ Trắng khóc? Sóc đã nói gì với cô Họa Mi? Thỏ Trắng đã nói với cô Họa Mi điều bí mật gì? - Giáo dục trẻ chăm ngoan, đến lớp không được khóc nhè..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> * Hoạt động 3: -Trẻ kể chuyện cùng cô. -Cô động viên trẻ mạnh dặn kể chuyện cùng cô. -Cho trẻ nhắc lại nhiều lần từ khó trong truyện. -Hát: Trường chúng cháu là trường mầm non ===========******============. HOẠT ĐỘNG GÓC -Thực hiện đầy đủ tất cả các góc theo kế hoạch, trọng tâm góc xây dựng. =============******=============. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI -Đồng dao: “ Chi chi chành chành”, “Chồng nụ chồng hoa” 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ đọc thuộc bài đồng dao, đọc đúng nhịp điệu bài đồng dao. - Kỹ năng :-Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ và phát triển tai nghe ở trẻ. - Thái độ:Trẻ chú ý học. 2.CHUẨN BỊ: -Cô thuộc bài thơ. Trống lắc.. 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1:Đọc đồng dao “chi chi chành chành”, “Chồng nụ chồng hoa”. -Cô giới thiệu tên bài đồng dao. Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần. -Tổ chức cho trẻ đọc đồng dao. Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân. - Động viên trẻ đọc đúng nhịp . -Giáo dục trẻ tập trung,chú ý khi ngồi học. * Hoạt động 2:Hoạt động tự chọn -Trẻ chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời. Cô bao quát và nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy nhau. ============******===========. LÀM QUEN TIẾNG VIỆT Nắm tay, buông tay 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ hiểu ý nghĩa của từ. - Kĩ năng: Phát triển vốn từ cho trẻ - Giáo dục: Trẻ chú ý học, nghiêm túc trong giờ học.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 2.CHUẨN BỊ: -Cô nắm rõ ý nghĩa của từ 3. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1:Dạy từ “ Nắm tay, buông tay” -Cô giới thiệu từ: nắm tay -Cô đọc từ 2 lần + giải thích nghĩa của từ+ diễn tả hành động -Cả lớp đọc 2 – 3 lần, mời vài trẻ nhắc lại ý nghĩa của từ. -Tương tự cho trẻ làm quen với từ : buông tay * Hoạt động 2: ôn luyện -Cho trẻ đứng thành vòng tròn và làm theo cô nói. * Hoạt động 3: Tự chọn. Trẻ chơi, cô bao quát trẻ. =============*******==============. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn bài cũ: Kể chuyện, đồng dao. 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ ôn và nhớ được nội dung câu chuyện,bài đồng dao. - Kỹ năng: Rèn khả năng phát triển trí nhớ ở trẻ. - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 2.CHUẨN BỊ: - Tranh truyện, trẻ đã thuộc bài đồng dao. 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Ôn câu chuyện :Thỏ Trắng đi học -Cô và trẻ cùng kể chuyện. -Cho trẻ nhắc lại nội dung câu chuyện. Khuyến khích, động viên trẻ tóm tắt câu chuyện. -Giáo dục trẻ hứng thú học tập. * Hoạt động 2:Ôn bài đồng dao -Cô tổ chức cho trẻ chơi và đọc bài đồng dao. -Trẻ đọc luân phiên theo tổ, nhóm. * Hoạt động 3: Chơi tự do -Trẻ chơi theo ý thích.Cô bao quát trẻ chơi. =============*******=============. VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ -Nêu gương: Cô nêu tiêu chí thi đua, trẻ lên cắm cờ -Vệ sinh: Kiểm tra vệ sinh cho trẻ, đầu tóc, quần áo gọn gàng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> -Trả trẻ: Trao đổi với phụ huynh về hoạt đông trong 1 ngày của trẻ. Trả trẻ tận tay phụ huynh. ==============*******============. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY -Thể dục sáng:…………………………………………………………………………………………………………………… -Làm quen tiếng việt:………………………………………………………………………………………………………… -Hoạt động học:………………………………………………………………………………………………………………… -Hoạt động góc:………………………………………………………………………………………………………………… -Hoạt động ngoài trời:………………………………………………………………………………………………………. -Hoạt động chiều:……………………………………………………………………………………………………………… ================******============ Thứ sáu, ngày 21 tháng 09 năm 2012. BÉ YÊU CÔ GIÁO HOẠT ĐỘNG HỌC Hát: Cô giáo miền xuôi Nghe hát: Em yêu trường Em Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: -Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu, vui tươi, nhịp nhàng, thể hiện được tình cảm khi hát. - Kỹ năng: -Biết vận động minh họa theo lời bài hát một cách hồn nhiên. Trẻ phản ứng nhanh nhẹn với âm thanh qua trò chơi. - Thái độ: Trẻ biết yêu mến, kính trọng và biết ơn thầy cô. 2.CHUẨN BỊ: - Dụng cụ âm nhạc, quần áo trang phục gọn gàng. 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Gây hứng thú -Cô đố trẻ: Ai dạy bé hát Chải tóc hằng ngày? Ai kể chuyện hay Khuyên bé đừng khóc? (Cô giáo).

<span class='text_page_counter'>(17)</span> -Cô đưa tranh vẽ cô giáo ra hỏi trẻ: + Tranh vẽ ai?Ai có nhận xét gì về bức tranh này?Cô giáo dạy các con những gì?Đó cũng chính là nội dung bài hát: Cô giáo miền xuôi. * Hoạt động 2: Dạy hát: Cô giáo miền xuôi -Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. -Cô giới thiệu nội dung bài hát. -Cô và trẻ cùng hát. Cô động viên trẻ hát cùng cô. -Cho tổ, nhóm, cá nhân hát. -Trẻ hát luân phiên, to nhỏ theo hiệu lệnh của cô. -Giáo dục trẻ yêu mến, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. * Hoạt động 3: Nghe hát: Em yêu trường em. -Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. -Cô hát cho trẻ nghe 1 lần . -Cô giới thiệu nội dung: Bài hát thể hiện tình cảm của các bạn nhỏ đối với mái trường của mình. Bạn nhỏ rất yêu quý trường vì ở đó có nhiều bạn thân, có thầy, cô giáo dạy bạn học. -Cô hát lần 2 khuyến khích trẻ hát theo cô, hưởng ứng theo giai điệu bài hát. * Hoạt động 4: Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật -Cô gọi tên trò chơi -Cô phổ biến luật chơi, cách chơi. Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.Cô bao quát trẻ ===========*******=========. HOẠT ĐỘNG GÓC -Thực hiện đầy đủ các góc theo kế hoạch, trọng tâm góc học tập. =============*******=============. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ biết được tên gọi, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời. - Kỹ năng: Trẻ chơi theo đúng công dụng củ đồ chơi - Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi,không làm hỏng đồ chơi 2.CHUẨN BỊ: - Đồ chơi có sẵn ngoài trời 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> -Trẻ xếp hàng và đi ra ngoài sân -Cô cho trẻ quan sát đồ chơi, nêu nhận xét. Cách bảo quản đồ chơi. -Giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng, biết giữ gìn đồ chơi. * Hoạt động 2: -Trẻ chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời. -Nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy bạn khi chơi. -Bao quát trẻ chơi * Hoạt động 3: Chơi tự do -Trẻ chơi, cô bao quát chung. ==============******=============. LÀM QUEN TIẾNG VIỆT Ôn tập tất cả các từ trong tuần 1. MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: Trẻ nhớ được các từ đã học, nhớ ý nghĩa của từ. - Kĩ năng: Trẻ sử dụng từ phù hợp với ý nghĩa của từ. Phát triển vốn từ cho trẻ. - Giáo dục: Trẻ luôn nghiêm túc trong giờ học. 2.CHUẨN BỊ: -Cô nhớ tất cả các từ đã học trong tuần. 3. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Ôn tập tất cả các từ trong tuần -Cô cho trẻ nhắc lại tất cả các từ đã học trong tuần. -Cho trẻ đọc lại tất cả các từ đã học. -Mời vài trẻ nhắc lại ý nghĩa của các từ đã học. Cô khái quát lại. -Giáo dục trẻ chú ý học, nghiêm túc trong giờ học. * Hoạt động 2: Trẻ luyện tập -Cho trẻ luyện tập theo tổ, nhóm. Trẻ vừa nói vừa thể hiện hành động. * Hoạt động 3: Hoạt động tự chọn -Trẻ chơi, cô bao quát chung. ===========******==========. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Biểu diễn văn nghệ, lao động cuối tuần. 1.MỤC ĐÍCH: - Kiến thức: -Trẻ biết lau bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi. Trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ theo chủ đề..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng lao động cơ bản. - Thái độ: Giáo dục trẻ luôn giữ gìn đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ.Bảo quản đồ dùng, đồ chơi cẩn thận. 2.CHUẨN BỊ: - Giẻ lau, nước, xà phòng, xắc xô, bộ gõ. 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1:Lao động -Cô tổ chức phân công cho trẻ lau bàn ghế, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc chơi. -Nhắc trẻ thực hiện tốt câc thao tác vệ ssinh cá nhân. -Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng, đồ chơi cẩn thận * Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ -Cô cho trẻ biễu diễn văn nghệ -Khuyến khích, động viên trẻ tích cực tham gia hoạt động. -Cô tham gia múa, hát cùng trẻ. * Hoạt động 3: Chơi tự do -Trẻ chơi, cô bao quát trẻ. ==============*******============. VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẺ TRẺ -Vệ sinh: Thực hiện các thao tác vệ sinh rửa tay, lau mặt, chải răng, giữ vệ sinh chung. -Nêu gương: Tuyên dương trẻ ngoan, tham gia học. -Trả trẻ: Trả trẻ tận tay phụ huynh. ==============*******==============. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY -Thể dục sáng:…………………………………………………………………………………………………………………… -Làm quen tiếng việt:………………………………………………………………………………………………………… -Hoạt động học:………………………………………………………………………………………………………………… -Hoạt đông góc:………………………………………………………………………………………………………………… -Hoạt động ngoài trời:………………………………………………………………………………………………………. -Hoạt động chiều:……………………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trường Mầm Non Lộc Bảo CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2012 – 2013 LỚP LÁ 1 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP: -Giáo viên phụ trách lớp: 1. Ka Cẩm 2. Vũ Thị Hồng -Sĩ số lớp: 40 cháu. Trong đó có cháu nam, cháu nữ. 1.Thuận lợi: -Có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, phòng học sạch thoáng,bàn ghế đầy đủ phù hợp với độ tuổi của trẻ. -Được sự quan tâm của BGH tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuyên môn,các chị em trong trường luôn tận tình giúp đỡ, nhiệt tình cùng phối hợp công tác để bản thân giáo viên hoàn thành công việc được giao..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> -Được các ban nghành địa phương, cấp Đảng Uỷ giúp đỡ nhiều trong công tác tuyên truyền, dân vận… 2. Khó khăn: - Số trẻ dân tộc chiếm đa số nên còn nhiều hạn chế về giao tiếp Tiếng Việt. Vốn hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chế nên việc lĩnh hội kiến thức từ phía cô chưa thông hiểu hết được và chưa thông sâu nên giáo viên phải rèn cặp nhiều. -Trẻ phần lớn có hoàn cảnh khó khăn, đời sống kinh tế thấp, phụ huynh chưa có nhận thức được tầm quan trọng của bậc học nên các cháu chưa được chăm sóc chu đáo và chưa có sự quan tâm nhiều trong học tâp. II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM TRONG NĂM HỌC 1. Công tác duy trì sĩ số: -Giáo viên tuyên truyền, vận động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp. -Đảm bảo duy trì sĩ số tốt đến cuối năm đạt từ 90 – 95%. - Không để trẻ nghỉ học giữa chừng.  Biện pháp: -Đến từng gia đình vận động trẻ ra lớp đầu năm học. -Không ngừng nâng cao phương pháp dạy học hiệu quả, tích cực, gây hứng thú cho trẻ,phát huy sự sáng tạo của trẻ. -Luôn gần gúi, yêu thương, quan tâm trẻ, động viên trẻ học, khuyến khích trẻ mạnh dạn trong học tập, hòa đồng với bạn bè trong lúc học và trong khi chơi. -Cần tìm hiểu tâm sinh lý trẻ để có phương pháp dạy phù hợp. -Với trẻ vắng học trong thời gian dài cần tìm hiểu nguyên nhân từ phía gia đình để vận động trẻ đi học lại và đi học đều. -Lớp học trang trí phù hợp, thay đổi thích hợp theo từng chủ điểm, màu sắc tưởi vui, đồ chơi phong phú tạo cho trẻ cảm giác thích thú đến lớp. -Hình thức dạy học phải gần gũi với điều kiện của địa phương, thân thuộc với trẻ để trẻ dễ tiếp thu, không gây nhằm chắn ở trẻ. 2.Ổn định nề nếp lớp, kết hợp với lễ giáo, vệ sinh: -Rèn cho trẻ thói quen chào hỏi cô và người lớn, biết thăm hỏi các bạn khi đến lớp. -Nhắc nhở các cháu đi học đều, đúng giờ. -Dạy trẻ biết cảm ơn, biết xin lỗi đúng lúc, có thái độ ứng xử từ tốn, đúng mực với mọi người. -Giáo dục trẻ ngoan, vâng lời cô giáo và người lớn dạy bảo. -Giáo dục trẻ biết giữu gìn vệ sinh môi trường xung quanh, gọn gàng, ngăn nắp ở trường, ở nhà, nơi công cộng.  Biện pháp: -Thông qua các môn học kết hợp với các giờ học ngoại khóa để giáo dục trẻ..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> -Kết hợp với phụ huynh trong việc rèn tập cho trẻ một cách thường xuyên, giáo dục trẻ cả 5 mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ, Lao. 3. Công tác chuyên môn: -Thực hiện soạn giảng đầy đủ, có kế hoạch soạn giảng cụ thể cho từng chủ đề mới, đầu tư cho tiết dạy đạt hiệu quả cao. -Chuẩn bị đầy đủ giáo án, giáo cụ khi lên lớp. -Làm đồ dùng đồ chơi gây ấn tượng tạo niềm thích thú cho trẻ. -Có phương pháp dạy học phù hợp với trẻ và chú ý riêng đến những trẻ cá biệt. 4.Công tác nuôi dưỡng chăm sóc: -Tổ chức bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ. -Cân đo chấm biểu đồ tăng trọng theo quý với kênh A và cân đo hàng tháng đối với trẻ suy dinh dưỡng. -Phối hợp với trung tâm y tế khám bệnh cho trẻ trong lớp theo định kì. -Phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ.  Biện pháp: -Phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ hằng ngày ở trường, ở nhà. -Tuyên truyền công tác nuôi và chăm sóc trẻ ở trường, khuyến khích phụ huynh đóng góp để bồi đưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng. -Đảm bảo lớp học thoáng mát cho trẻ trong mùa nắng và ấm áp trong mùa mưa để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. -Có biện pháp phòng các dịch bệnh cụ thể. -Đảm bảo 100% trẻ cân đo và chấm biểu đồ theo quý và cân đo chấm biểu đồ tăng trọng trẻ suy dinh dưỡng hằng tháng. 5. Công tác thực hiện chuyên đề: -Thực hiện đầy đủ các chuyên đề trong năm học.  Biện pháp: -Đảm bảo thực hiện chuyên đề theo kế hoạch tự xây dưng hoặc kế hoạch nhà trường đề ra. -Dự giờ chuyên đề các lớp để học hỏi kinh nghiệm và có áp dụng cụ thể, phù hợp tình hình lớp. -Trang trí lớp học có lồng ghép chuyên đề, lồng ghép chuyên đề vào tiết học nhẹ nhàng, kết hợp lồng ghép trong các hoạt động khác. -Kết hợp lồng ghép chuyên đề trong giáo dục như: +Thực hiện tốt bữa ăn dinh dưỡng, kết hợp với cấp dưỡng đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. +Giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông, đảm bảo an toàn khi ra đường. +Giáo dục trẻ biết giữ gìn lớp học, cảnh quan nhà cửa sạch sẽ, có ý thức biết bảo vệ môi trường xung quanh luôn xanh, sạch, đẹp và vệ sinh cá nhân hằng ngày đúng kĩ năng..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 6. Công tác tuyên truyền: -Tuyên truyền đầy đủ với các nội dung tuyên truyền  Biện pháp: -Thực hiện tuyên truyền qua loa, đài, phát thanh, tuyên truyền các bệnh dịch tay- chânmiệng, cúm, sốt xuất huyết, bệnh cúm mùa…và cách phòng tránh. -Tuyên truyền qua bảng biểu tuân thủ luật lệ giao thông, các nội dung chuyên đề tuyên truyền. 7. Công tác tổ chức lễ hội: -Tập cho trẻ hát, múa, kể chuyện, đọc thơ và rèn tính mạnh dạn, tự tin khi tham gia biểu diễn trong các ngày lễ hội, hội nghị, phong trào của trường, ngành… -Tham gia đầy đủ các ngày lễ hội của trường. 8. Xây dựng cảnh quan: -Xây dựng cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp.  Biện pháp: -Giữ gìn lớp học sạch sẽ, gọn gàng, biết cất xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. -Rèn cho trẻ có tinh thần tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp. -Giáo dục trẻ không bứt lá, bẻ cành, hái hoa,không trèo cây và phá hoại cây xanh. 9. Tham gia các hội thi cấp trướng, cấp ngành: -Có kế hoạch đầu tư cho hồ sơ, sổ sách, học hỏi chuyên môn. -Mạnh dạn đăng ký tham gia các hội thi cấp trường, cấp ngành tổ chức. -Chấp hành tốt quy chế chuyên môn, nội quy trường học. -Góp sức xây dựng tập thể chi đoàn, công đoàn vững mạnh. 10. Chỉ tiêu phấn đấu trong năm học: -Dang hiệu: + Lớp tiên tiến + Giáo viên giỏi cấp trường. + Lao động tiên tiến cấp cơ sở. -Về chất lượng học sinh: + Bé chăm: 95% + Bé khỏe: 80% + Bé ngoan: 90% + Bé khỏe – ngoan: 70LỚP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ HÈ 2012  CHUYÊN ĐỀ 1: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI  Hoạt động 1: Lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm, xã hội trong chương trình GDMN -Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> -Giáo dục phát triển TC – XH chính là hình thành và phát triển ở trẻ năng lực cá nhân, những hành vi tích cực giúp trẻ tham gia vào cuộc sống hằng ngày, đó là yếu tố vô cùng thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ở trường phổ thông. -Giáo dục phát triển TC – XH là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác như nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ. Lĩnh vực giáo dục phát triển TC –KN XH trong chương trình GDMN: -Nội dung PTTC – KNXH được thiết kế xuất phát từ trẻ, gần gũi với cuộc sống hiện thực, hướng đến hình thành các phẩm chất và kĩ năng sống. -Nội dung giáo dục PTTC – KNXH ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo được phát triển và mở rộng trên cơ sở nội dung giáo dục TC & KNXH ở trẻ lứa tuổi nhà trẻ nhằm hình thành ở trẻ một số phẩm chất và kĩ năng sống phù hợp. - Tổ chức các hoạt động theo hướng tích hợp.  Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện nội dung phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội -Khó khăn: + Kĩ năng sống còn nhiều hạn chế, trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp với người lạ và tiếng việt của trẻ chưa được tốt. -Tích hợp nội dung GD PTTC – KNXH vào các môn học, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi, hoạt động chăm sóc hằng ngày, hoạt động chơi tập ( nhà trẻ ), tích hợp mọi lúc, mọi nơi trong mọi tình huống. -Nội dung GD PTTC – KNXH được tích hợp trong tất cả các chủ đề: Bản thân, Trường lớp mầm non, nghề nghiệp… - Tổ chức hoạt động GD PTTC – KNXH: +Thường xuyên trò chuyện thân thiện với trẻ. +Không nên đưa ra quá nhiều yêu cầu đối với trẻ. +Luôn chú ý lắng nghe để hiểu và kịp thời đáp ứng những nhu cầu của trẻ. +Kịp thời khen ngợi, động viên trẻ khi trẻ thực hiện những kĩ năng xã hội hợp lí (điều đó sẽ khiến cho trẻ thường xuyên lặp lại những kĩ năng tốt đó). +Làm gương cho trẻ bắt chước; +Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm thông qua việc tham quan tiếp xúc, quan sát môi trường xã hội gần gũi xung quanh.  Hoạt động 3:Thực hành xây dựng chủ đề tích hợp nội dung giáo dục PTTC – KNXH và các hoạt động cụ thể -Những điểm cần lưu ý: +Các nội dung phải có mối liên hệ với nhau xoay quanh một chủ đề, tránh tình trạng rời rạc, khiên cưỡng dẫn đến hiệu quả giáo dục không cao. +Các nội dung lựa chọn cho một chủ đề cần tính đến kinh nghiệm và khả năng của trẻ. +Không nên tích hợp quá nhiều nội dung trong chủ đề của một ngày..

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×