Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Giáo trình Kỹ năng lập luận và tranh luận: Phần 1 - PGS.TS Lê Thanh Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.23 KB, 206 trang )

PGS.TS. LÊ THANH SƠN (Chủ biên)
PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC LƯƠNG

KỸ NĂNG
LẬP LUẬN VÀ TRANH LUẬN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ
Huế, 2020
i


Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia
Việt Nam
Lê Thanh Sơn
Kỹ năng lập luận và tranh luận / Lê Thanh Sơn (ch.b.), Đoàn
Đức Lương. - Huế : Đại học Huế, 2020. - 307tr. ; 21cm
Thư mục: tr. 307
1. Lập luận 2. Tranh luận 3. Kĩ năng
808.53 - dc23
DUF0320p-CIP

Mã số sách: TK/71-2020
ii


LỜI NÓI ĐẦU
Các mối quan hệ trong xã hội dù ở bất kỳ lĩnh vực nào
của đời sống: từ đạo đức, văn hóa, giáo dục… đến chính trị,
khoa học, kinh tế, luật pháp… luôn luôn làm nảy sinh, xuất
hiện những tình huống phức tạp, chứa đựng những mâu thuẫn
địi hỏi phải giải quyết. Đối thoại, tranh luận phản biện là


cách giải quyết các mâu thuẫn dựa trên sức mạnh của trí tuệ –
ngơn từ, là phương thức ơn hịa để hóa giải mâu thuẫn, cân
bằng các mối quan hệ, san bằng cách biệt, giúp tiếp cận và
làm sáng tỏ chân lý, tạo động lực để xã hội phát triển và là
phương tiện giao tiếp không thể thiếu trong thế giới tiến bộ.
Là hình thức giao tiếp ngơn ngữ đặc thù, kỹ năng tranh
luận ln gắn bó tự nhiên, giao thoa và song hành cùng kỹ
năng lập luận và kỹ năng tư duy phản biện để hình thành nhóm
kỹ năng tư duy – ngơn ngữ. Đây là nhóm kỹ năng vừa mang
tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, trong đó có thể coi
kỹ năng tư duy phản biện là khối óc và kỹ năng lập luận là
dòng máu, là hơi thở để duy trì “sức sống” cho đối thoại,
tranh luận.
Sau cuốn “Kỹ năng tư duy phản biện” được xuất bản
vào năm 2018, cuốn “Kỹ năng lập luận và tranh luận” được
xuất bản lần này với hy vọng sẽ góp phần cung cấp những tài
liệu liên quan cần thiết phục vụ cho mục tiêu nói trên.
Về nội dung, cuốn sách có 5 chương và có thể được chia
thành hai phần: phần thứ nhất gồm các chương 1, 2 và 3 trình
bày các kiến thức và kỹ năng lập luận nói chung và lập luận
iii


pháp lý nói riêng. Phần thứ hai gồm các chương 4 và 5 trình
bày các kiến thức và kỹ năng tranh luận.
Với nhiệm vụ của một tài liệu huấn luyện kỹ năng – như
tiêu đề của cuốn sách – chúng tôi tập trung quan tâm đến việc
giúp người đọc thực hành để nâng cao đồng thời kỹ năng lập
luận và tranh luận, mà trọng tâm là:
- Kỹ năng phân tích (thành phần, cấu trúc) và đánh giá

chất lượng một lập luận, xác định vai trò và mối quan hệ giữa
các luận cứ và giữa luận cứ với kết luận trong một lập luận,
kỹ năng vận dụng các loại lý lẽ, kết hợp linh hoạt các phương
thức lập luận, biết cách phát hiện và khắc phục các lỗi trong
một lập luận, vận dụng thành thạo các thủ thuật tăng cường
hiệu quả lập luận… làm cơ sở để tự mình hình thành và xây
dựng lập luận sắc bén, có sức mạnh thuyết phục, đáp ứng
được những đòi hỏi của thực tiễn và hoạt động nghề nghiệp,
kể cả những lập luận trong các hoạt động pháp lý, một lĩnh
vực điển hình địi hỏi hội tụ những yêu cầu cao nhất, nghiêm
ngặt và có tính đặc thù về kỹ năng lập luận.
- Dựa trên nền móng của kỹ năng tư duy phản biện và
kỹ năng lập luận, biết vận dụng một cách tổng hợp và linh
hoạt các kỹ năng cốt lõi, mang lại hiệu quả, khiến đối phương
phải “tâm phục, khẩu phục” trong tranh luận, đó là: kỹ năng
lựa chọn, sắp xếp các luận cứ, luận điểm để xây dựng lập luận
“thấu tình, đạt lý”, kỹ năng chứng minh và bác bỏ, kỹ năng
sử dụng các thủ thuật phản biện, kỹ năng kiểm soát cảm xúc,
kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong tranh luận.
Khơng chỉ là những kỹ năng có tính cơng cụ, lập luận và
tranh luận cịn là những kỹ năng “nền”, là cơ sở để hình thành
iv


và phát triển các kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và kỹ
năng hợp tác, mà theo Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF – 2015)
đây là những kỹ năng hình thành nên nhóm kỹ năng hội nhập,
là hành trang của cơng dân trong thế kỷ 21. Vì vậy, việc rèn
luyện và nâng cao kỹ năng lập luận và tranh luận là một trong
những phương pháp hiệu quả để nâng cao năng lực và giá trị

bản thân, đó khơng chỉ là thước đo để đánh giá phẩm chất và
thái độ sống của mỗi người mà còn là “nguồn lực” để phát
triển trong một thế giới đầy biến động và bất định.
Trong cuốn sách, chúng tơi ưu tiên trích dẫn nhiều ví dụ
minh họa cũng như các bài tập có nội dung liên quan đến lĩnh
vực Luật nhằm giúp sinh viên chuyên ngành Luật thuận lợi
khi sử dụng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, học tập. Tuy
nhiên, điều đó khơng gây trở ngại đáng kể với những người
có chun mơn ngồi lĩnh vực Luật.
Xin chân thành cám ơn Thạc sĩ, Luật sư Hồng Ngọc
Thanh (Cơng ty Luật TNHH Hồng Ngọc Thanh và cộng sự)
đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị, góp phần hồn thiện nội
dung cuốn sách.
Chúng tôi xin trân trọng tiếp thu và cám ơn những ý kiến
đóng góp, phê bình của các chun gia, của bạn đọc giúp sửa
chữa, bổ sung, chỉnh lý nhằm tiếp tục hoàn thiện nội dung
cuốn sách cho những lần tái bản sau.
Mọi ý kiến trao đổi, góp ý, phê bình xin vui lòng chuyển
về địa chỉ:
CÁC TÁC GIẢ
v


vi


MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu


iii

Mục lục

vii

Chương 1. Một số nội dung cơ bản về lập luận

1

1.1. Những vấn đề chung về lập luận

1

1.1.1. Khái niệm về lập luận

1

1.1.2. Phân biệt lập luận với các dạng phát ngơn khác

3

1.2. Vai trị của lập luận

9

1.3. Lập luận theo logic hình thức và lập luận đời thường

10


1.4. Các thành phần trong một lập luận

16

1.4.1. Luận cứ

16

1.4.2. Kết luận

18

1.4.3. Các yếu tố chỉ dẫn lập luận

18

1.4.4. Nhận diện những thành phần khơng đóng vai
trị hình thành nên lập luận

22

1.5. Cấu trúc của một lập luận

24

1.5.1. Quan hệ giữa các luận cứ với nhau và giữa
luận cứ với kết luận

25


1.5.2. Lập sơ đồ biểu diễn cấu trúc lập luận

31

vii


1.6. Các hình thức lập luận

37

1.6.1. Lập luận diễn dịch

37

1.6.2. Lập luận quy nạp

42

1.6.3. Lập luận hỗn hợp

47

1.6.4. Lập luận phản đề

48

1.7. Giả định và hàm ý trong lập luận


48

1.8. Lý lẽ trong lập luận đời thường

55

1.8.1. Lý lẽ khách quan

55

1.8.2. Lý lẽ cá nhân (lý lẽ nội tại)

57

1.8.3. Lý lẽ theo kinh nghiệm xã hội

59

Câu hỏi và Bài tập chương 1

69

Chương 2. Lập luận pháp lý

81

2.1. Đặc điểm cơ bản của lập luận pháp lý

81


2.1.1. Dạng thức lập luận

82

2.1.2. Mục đích và kết quả lập luận

83

2.1.3. Lý lẽ sử dụng và phương pháp lập luận

84

2.1.4. Tính chất của lập luận

86

2.2. Các yêu cầu của lập luận pháp lý

87

2.2.1. Yêu cầu về lý lẽ

87

2.2.2. Yêu cầu về ngôn ngữ

101
viii



2.3. Trình bày một lập luận pháp lý theo phương
pháp IRAC (hoặc CRAC)

109

Câu hỏi và Bài tập chương 2

118

Chương 3. Rèn luyện kỹ năng lập luận

139

3.1. Tính logic – sức sống của một lập luận

139

3.2. Rèn luyện kỹ năng nhạy bén xác định cấu trúc
lập luận

141

3.2.1. Xác định chính xác và đầy đủ kết luận và các
luận cứ của lập luận

141

3.2.2. Hiểu rõ vai trò, ảnh hưởng của các luận cứ
với kết luận


146

3.2.3. Xác định và đánh giá tính vững chắc của giả định

149

3.3. Rèn luyện kỹ năng phát hiện lỗi của lập luận

152

3.3.1. Các lỗi trong luận cứ

152

3.3.2. Các lỗi của kết luận

159

3.3.3. Các lỗi do vi phạm quan hệ logic giữa luận
cứ với kết luận

161

3.4. Nắm vững và vận dụng thành thạo các thủ thuật
tăng cường hiệu quả lập luận

162

3.4.1. Các thủ thuật tăng cường sức mạnh của luận cứ


162

3.4.2. Các chiến thuật tăng cường hiệu quả lập luận khác

171

ix


3.4.3. Nghệ thuật hùng biện trong lập luận

174

Câu hỏi và Bài tập chương 3

176

Chương 4. Kỹ năng tranh luận

194

4.1. Những vấn đề chung về tranh luận

194

4.1.1. Khái niệm về tranh luận

194

4.1.2. Các hình thức tranh luận trong đời sống


200

4.2. Vai trò của tranh luận trong đời sống và xã hội

204

4.3. Các khái niệm và mơ hình cấu trúc của lập luận
trong tranh luận

208

4.4. Các đặc điểm cơ bản của tranh luận

212

4.4.1. Tính trí tuệ

212

4.4.2. Tính đối lập

213

4.4.3. Tính tương tác

214

4.4.4. Tính cạnh tranh


216

4.4.5. Tính văn hóa

217

4.5. Các u cầu của tranh luận

218

4.5.1. Phải có thái độ khách quan, cơng bằng

218

4.5.2. Phải nhanh nhạy và linh hoạt trong tư duy

219

4.5.3. Phải đảm bảo sự chặt chẽ, sắc sảo trong ngôn
ngữ và lập luận

220

x


4.5.4. Phải có thái độ khiêm tốn, tơn trọng và cầu thị

221


Câu hỏi và Bài tập chương 4

224

Chương 5. Rèn luyện kỹ năng tranh luận

237

5.1. Rèn luyện kỹ năng làm chủ nội dung tranh luận

237

5.1.1. Nắm vững và bám sát vấn đề cốt lõi

238

5.1.2. Chủ động kiểm soát chiều hướng diễn biến
của cuộc tranh luận

239

5.2. Rèn luyện kỹ năng chứng minh và bác bỏ trong
tranh luận

240

5.2.1. Các thành phần của phép chứng minh

241


5.2.2. Các phương pháp chứng minh

242

5.2.3. Các phương pháp bác bỏ

247

5.2.4. Quy trình 4 bước trình bày lập luận đồng
tình/bác bỏ

256

5.3. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe và kiểm soát cảm
xúc khi tranh luận

259

5.4. Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ khi
tranh luận

261

5.5. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ khi
tranh luận

262

5.6. Rèn luyện kỹ năng sử dụng hiệu quả các thủ
thuật phản biện


264

xi


5.6.1. Các thủ thuật tấn công vào lập luận của đối phương

264

5.6.2. Các thủ thuật tác động vào tâm lý, cảm xúc
của đối phương

272

Câu hỏi và Bài tập chương 5

278

TÀI LIỆU THAM KHẢO

307

xii


Chương 1.

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ LẬP LUẬN
1.1. Những vấn đề chung về lập luận

1.1.1. Khái niệm lập luận
Trong logic học, lập luận là suy luận (suy diễn logic), là
một “hình thức cơ bản của tư duy mà từ một hay nhiều phán
đốn đã có (tiền đề), người ta đưa ra được phán đoán mới
(kết luận)”.
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì lập luận là “… trình bày
lý lẽ một cách có hệ thống, có logic nhằm chứng minh cho
một kết luận về một vấn đề”1. Còn theo tác giả Nguyễn Đức
Dân thì: “Lập luận là một hoạt động ngơn từ. Bằng cơng cụ
ngơn ngữ, người nói đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người
nghe đến một hệ thống xác tín nào đó; rút ra một (một số) kết
luận hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó”2.
Như vậy, lập luận là một hành động ngơn ngữ, dựa trên
những căn cứ (sự kiện, bằng chứng, chân lý…) đã được thừa
nhận, thông qua việc sử dụng, sắp xếp các lý lẽ, cách diễn đạt,
cách phản hồi… để dẫn dắt đến những kết luận nhằm đạt
được mục đích (chứng minh, thuyết phục, tạo dựng niềm tin…)
trong quá trình giao tiếp.
Chứng minh, thuyết phục là mục đích mà lập luận hướng
tới. Tuy nhiên, không phải bất cứ nỗ lực chứng minh, thuyết
1
2

Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thơng tin, tr.195.
Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, tr.165.

1


phục nào cũng đều là những lập luận. Điều này sẽ được xem

xét và phân tích khi nghiên cứu cấu trúc của lập luận.
Để hiểu rõ hơn khái niệm lập luận, ta xét 2 phát biểu sau đây:
a/. “Đây là một giao dịch hợp pháp”.
b/. “Đây là một giao dịch hợp pháp vì nó thỏa mãn các điều
kiện quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005”.
Phát biểu a là một khẳng định, chỉ có nhiệm vụ cung
cấp thông tin. Nhưng phát biểu b là một lập luận vì trong phát
biểu này, điều khẳng định (“Đây là một giao dịch hợp pháp”)
đã được hỗ trợ bởi bằng chứng (“vì nó thỏa mãn các điều kiện
quy định tại Điều 122 BLDS năm 2005”). Ở đây, tính “hợp
pháp” của giao dịch được hỗ trợ bởi tiền đề, đó là căn cứ pháp
lý được quy định trong BLDS.
Trong một lập luận, kết luận thường là:
* Một lời khẳng định/phủ định.
Ví dụ: “Mọi người phạm tội đều có hành vi vi phạm
pháp luật. Nam là người phạm tội. Vậy, Nam có hành vi vi
phạm pháp luật”.
* Một khuyến cáo/đề nghị/lời khuyên.
Ví dụ: “Phát triển năng lượng hạt nhân đòi hỏi vốn đầu
tư lớn. Đây cũng là nguồn năng lượng có sức mạnh hủy diệt,
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhân loại đã chứng kiến nhiều bài học
đau lòng về thảm họa hạt nhân. Cần thận trọng cân nhắc khi
lựa chọn phát triển năng lượng hạt nhân”.
* Một câu hỏi có tính định hướng để người nghe/đọc tự
rút ra câu trả lời theo hướng mong muốn của người hỏi.
2


Ví dụ: “Hàng hóa do Cơng ty A sản xuất là hàng hóa
thuộc danh mục Nhà nước cấm sản xuất, buôn bán, lưu hành,

sử dụng theo Điều 199 Bộ luật Hình sự. Chẳng lẽ anh vẫn
khơng cơng nhận đó là hàng cấm?”.
1.1.2. Phân biệt lập luận với các dạng phát ngơn khác
1.1.2.1. Phân biệt lập luận với giải thích và tóm tắt
Mục đích thuyết phục là một trong những chỉ dấu quan
trọng đầu tiên để nhận diện một lập luận. Vì thế, nếu một mệnh
đề khơng đưa ra được kết luận với mục đích thuyết phục người
nghe/đọc đến một nhận thức hay hành động, thì đó là dấu
hiệu cho thấy mệnh đề đó có nhiều khả năng khơng phải là
một lập luận. Ta xét 2 ví dụ sau1:
Ví dụ 1: “Theo thỏa thuận, bà Th. sẽ trả số nợ 50 triệu
đồng cho ông K. trước 12 giờ ngày 23/3/2012. Tuy nhiên, do
gặp trục trặc trong quá trình thu hồi vốn nên đến 8 giờ ngày
24/3/2012 bà Th. mới có đủ số tiền. Vì vậy, đến 9 giờ ngày
24/3/2012 bà Th. mới hồn trả đủ số tiến nợ cho ơng K”.
Trong ví dụ này có hai căn cứ được đưa ra (thời hạn bà
Th. phải trả nợ và thời hạn bà Th. thu hồi đủ tiền) để hướng
đến kết luận (đưa ra lý do bà Th. bị chậm trễ trong việc trả
nợ). Tuy nhiên, kết luận này rõ ràng không nhằm đến mục
đích thuyết phục một điều gì. Các lý do đưa ra chỉ có nhiệm
vụ giải thích cho kết luận cuối cùng mà thơi.
1
Dẫn từ “Tình huống pháp lý và thực tiễn tố tụng”, Hồ Ngọc Diệp - NXB
Phương Đông, 2016.

3


Ví dụ 2: “Ngày 4/8/2014, trong khi đang làm việc tại
nhà máy, chị M. nhặt được chiếc ví bên trong có nhiều tài sản

là nữ trang kim loại màu vàng. Cùng ngày, Ban giám đốc nhà
máy lập biên bản tạm giữ số tài sản đó, nhưng đến nay đã
hơn 2 tháng vẫn chưa có kết luận gì. Ngày 5/9/2014, Cơng an
phường X. lập biên bản tạm giữ số vàng trên và chuyển hồ sơ
đến Công an Thành phố H. để thụ lý giải quyết theo thẩm
quyền. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại cơ quan Cơng an
vẫn chưa có thông tin phản hồi với chị M. Như vậy, từ khi chị
M. nhặt được tài sản, các tổ chức có thẩm quyền đã trực tiếp
xem xét xử lý nhưng chưa đưa ra kết luận nào về sự việc”.
Với ví dụ này, nội dung được nói đến sau từ “Như vậy”
khơng phải là một kết luận mà thực chất chỉ là việc tóm tắt lại
những nội dung đã nêu trước đó, khơng đưa ra thơng tin hoặc
phán đốn gì mới. Vì vậy, đây không phải là một lập luận.
Để thấy rõ hơn sự khác nhau, ta xét ví dụ 3 tương tự với
ví dụ 2:
Ví dụ 3: “Ngày 4/8/2014, trong khi đang làm việc tại
nhà máy, chị M. nhặt được chiếc ví bên trong có nhiều tài sản
là nữ trang kim loại màu vàng. Cùng ngày, Ban giám đốc nhà
máy lập biên bản tạm giữ số tài sản đó, nhưng đến nay đã
hơn 2 tháng vẫn chưa có kết luận gì. Ngày 05/9/2014, Công
an phường X. lập biên bản tạm giữ số vàng trên và chuyển hồ
sơ đến Công an Thành phố H. để thụ lý giải quyết theo thẩm
quyền. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại cơ quan Công an
vẫn chưa có thơng tin phản hồi với chị M. Do đó, căn cứ vào
4


các quy định của pháp luật, chị M. hoàn toàn có quyền
khiếu nại về thái độ vơ trách nhiệm của các cơ quan liên
quan đối với sự việc này”.

Trong ví dụ này, câu cuối cùng không phải là sự tổng
kết những nội dung đã nêu ở phía trước (như trong ví dụ 2)
mà là một kết luận. Đó là kết luận về thái độ thiếu trách nhiệm
của các cơ quan có liên quan trong sự việc này, đồng thời hướng
mục đích đến việc thuyết phục, tìm sự đồng thuận với người
đọc/nghe trong trường hợp chị M. có khiếu nại. Vì vậy, nội
dung của ví dụ 3 là một lập luận.
1.1.2.2. Phân biệt lập luận với miêu tả và trần thuật
Ta xét hai ví dụ sau đây:
Ví dụ 41: “Theo Điều 3 Thông tư số 28/2013 ngày
05/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tiền giả là
những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không
phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành”.
Ví dụ 5. “Từ trước đến nay, ai cũng phải thừa nhận An
là người rất trung thực”.
Các phát ngơn trong hai ví dụ trên là những phát ngơn
miêu tả, trần thuật có mục đích thơng báo cho người đọc/nghe
thơng tin về sự vật, hiện tượng mà không đưa ra bất kỳ một
kết luận nào. Tính đúng/sai, chân thực/khơng chân thực của
sự vật, hiện tượng được đánh giá dựa vào thực tế mà nó phản
1
Dẫn từ “Tình huống pháp lý và thực tiễn tố tụng”, Hồ Ngọc Diệp - NXB
Phương Đông, 2016.

5


ánh. Như vậy, trong khi lập luận có mục đích chứng minh,
thuyết phục người đọc/nghe thông qua kết luận mà nó đưa ra,
thì miêu tả, trần thuật chỉ có mục đích thơng báo hoặc đưa ra

nhận định về các sự vật, sự việc, hiện tượng của đời sống.
Tuy vậy, trong thực tế nhiều khi phát ngôn miêu tả, trần
thuật không chỉ cung cấp thông tin được thể hiện trực tiếp ở
nội dung mà nó diễn tả, mà cịn hàm chứa “phía sau” thơng
tin đó một kết luận mà nó muốn hướng đến.
Chẳng hạn, trong ví dụ 4, bản thân nội dung chỉ mang
đến một thông tin (cho biết thế nào là tiền giả theo quan điểm
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), không hàm ý định
hướng đến một kết luận cụ thể nào. Tuy nhiên, nếu đặt trong
một văn cảnh giao tiếp cụ thể – ví dụ trong phiên tịa xét xử
tội tàng trữ ngoại tệ giả – thì phát ngơn này có thể hướng đến
một thái độ, một kết luận. Giả định, nếu trong phiên tịa nói
trên Hội đồng xét xử (HĐXX) căn cứ hướng dẫn tại điểm 3,
Mục I Nghị quyết số 02/2003/NQ–HĐTP ngày 17/4/2003 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS)
năm 1999 (theo đó, tiền giả bao gồm tiền Việt Nam đồng giả
và ngoại tệ giả) để kết tội bị cáo “… phạm tội làm, tàng trữ,
vận chuyển, lưu hành tiền giả” theo Điều 280 BLHS năm
2009 cũng như Điều 207 BLHS năm 2015 và “… bị phạt tù
từ ba năm đến bảy năm…”, thì phát ngơn này thể hiện rõ sự
khơng đồng tình với kết luận của HĐXX. Theo quan điểm
của phát ngơn này thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – với tư
6


cách là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền
tệ – chỉ xem tiền giả là tiền Việt Nam đồng, nghĩa là tiền
ngoại tệ giả không có trong khái niệm tiền giả. Do đó, hành vi
tàng trữ ngoại tệ giả không thuộc phạm vi điều chỉnh của

thơng tư này.
Tương tự, phát ngơn ở ví dụ 5 nếu đặt trong ngữ cảnh
dư luận có ý kiến cho rằng An là một người giả dối, khơng
trung thực thì phát biểu này là sự phủ định ý kiến của dư luận.
Những phát ngơn miêu tả, trần thuật có mục đích thơng
báo, nhưng lại hàm ẩn một sự đánh giá, một kết luận được gọi
là những lập luận hàm ngôn.
Lập luận hàm ngơn là lời nói có nghĩa ẩn bên trong, tự
nó chưa phải là một lập luận đích thực mà chỉ chứa đựng tiềm
năng lập luận. Chỉ khi nào từ các phát ngôn miêu tả, trần thuật
người phát ngôn đi đến một kết luận trực tiếp, “hiển ngôn” – là
khi nghĩa của lời nói biểu hiện trực tiếp ra ngồi – thì phát ngơn
đó mới trở thành lập luận đích thực.
Trong các văn bản nghị luận khoa học, chính trị – xã hội
hay lập luận pháp lý, để đạt được mục đích thuyết phục người
đọc, người nghe chấp nhận các kết luận thì nhất thiết các kết
luận đó phải được rút ra một cách rõ ràng, minh định, tránh nhận
thức mơ hồ hay gây hiểu nhầm. Vì vậy, yêu cầu lập luận được
sử dụng trong các trường hợp này phải là lập luận hiển ngôn.
1.1.2.3. Phân biệt lập luận với một số câu có dạng thức tương
tự với lập luận
Dưới đây là một số dạng câu tuy không phải là một lập
7


luận, nhưng có dạng thức tương tự như lập luận, vì vậy dễ gây
nhầm lẫn.
* Câu minh họa.
Ví dụ: “Trường chúng tơi có rất nhiều đơn vị trực
thuộc. Trong đó có các Phịng, Ban chức năng, các Khoa đào

tạo, các Trung tâm, các bộ phận cơ hữu khác”. Trong ví dụ
này, toàn bộ phần nội dung của câu sau chỉ có nhiệm vụ minh
họa cho câu đầu tiên (“Trường chúng tơi có rất nhiều đơn vị
trực thuộc”).
* Câu điều kiện (Nếu…thì).
Ví dụ: “Nếu muốn đi du học, Bạn phải học tiếng Anh”.
Trong ví dụ này, khơng có kết luận nào được đưa ra và vì thế
đây khơng phải là một lập luận.
Tuy nhiên, mệnh đề: “Nếu muốn đi du học, Bạn phải
học tiếng Anh. Bạn đã không học tiếng Anh. Vì vậy, Bạn
khơng thể đi du học” lại là một lập luận. Ở đây, kết luận “Bạn
không thể đi du học” được hỗ trợ bởi 2 tiền đề, đó là: “Nếu
muốn đi du học, Bạn phải học tiếng Anh” và “Bạn đã khơng
học tiếng Anh”.
* Câu ở dạng “Báo cáo”.
Ví dụ: “Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng nhìn chung
Giáo dục Việt Nam vẫn chưa thốt khỏi những khó khăn,
thách thức. Đặc biệt là những tồn tại, yếu kém về chất lượng
giáo dục”.
Những dạng câu báo cáo chỉ có giá trị cung cấp thông tin.
8


* Câu ở dạng “Tun bố khơng có căn cứ”.
Ví dụ: “Dịch bệnh không phải là điều đáng để con
người phải hoảng loạn. Quanh ta diễn ra biết bao điều khủng
khiếp. Cái cảm giác mình khơng cịn là chính mình, khơng
biết mình là ai, sống mà khơng làm chủ và định hướng được
chính cuộc đời mình thì đó quả là một cảm giác kinh hoàng,
rất đáng sợ”.

Dễ dàng thấy trong ví dụ này, khơng có một tiền đề nào
đóng vai trị hỗ trợ cho kết luận “Dịch bệnh khơng phải là điều
đáng để con người phải hoảng loạn”.
1.2. Vai trò của lập luận
Lập luận là một hoạt động có mục đích: người đưa ra
lập luận ln nhắm đến việc mong muốn thuyết phục người
nghe tin tưởng vào một điều gì đó hoặc hành động theo cách
nào đó.
Lập luận có vai trị quan trọng trong giao tiếp ngơn ngữ,
diễn ra ở mọi nơi và ở mọi lĩnh vực, là công cụ để đạt được
mục tiêu truyền tải thông điệp với hiệu quả cao nhất: giúp các
đối tượng giao tiếp thấu hiểu lẫn nhau, tránh những thông tin
sai lệch hoặc cách hiểu sai lệch, giúp khẳng định những ý
kiến, quan điểm đúng đắn và bác bỏ những ý kiến, quan điểm
sai lầm, giúp thuyết phục, lơi kéo sự đồng tình của người
khác… Trình độ lập luận là sự kết hợp hài hịa năng lực nhận
thức, đánh giá, tổng hợp, phân tích, suy luận, phán đoán… về
các hiện tượng, sự vật, sự việc diễn ra không ngừng và đa
dạng trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Do đó, trình độ
9


lập luận là thước đo năng lực trí tuệ, năng lực tư duy logic, kỹ
năng ngôn ngữ của mỗi người, là phẩm chất, là thước đo mức
độ trưởng thành của con người.
Với những người hoạt động trong lĩnh vực liên quan
đến Pháp luật, năng lực lập luận là yêu cầu, là địi hỏi có tính
bắt buộc. Lập luận được sử dụng phổ biến và đòi hỏi chất
lượng cao trong hoạt động tư pháp (với ý nghĩa là hoạt động
của các cơ quan tư pháp: điều tra, truy tố, xét xử nhằm thực

hiện các hoạt động tố tụng do pháp luật quy định và thuộc
trách nhiệm của họ), điển hình là trong các cuộc tranh luận
nhằm chứng minh cho một hoặc nhiều luận điểm cũng như để
phản bác ý kiến sai trái của người khác. Vì vậy, với những
người hoạt động trong lĩnh vực này, sử dụng tinh thông và
nhuần nhuyễn kỹ năng lập luận là điều kiện tối cần thiết, có
ảnh hưởng quyết định đến thành cơng hay thất bại của cơng
việc hàng ngày và cả sự nghiệp. Có thể nói, bất cứ hoạt động
nào trong lĩnh vực liên quan đến luật pháp cũng ln địi hỏi
kỹ năng lập luận để chứng minh/bác bỏ, khẳng định/phủ định.
Đặc biệt, một luật sư khơng chỉ cần có kiến thức pháp luật un
thâm, tư duy pháp lý vững vàng mà còn cần được trang bị năng
lực lập luận sắc sảo, chặt chẽ, thuyết phục để đủ sức bảo vệ
quyền lợi vật chất, tinh thần và tính mạng của thân chủ.
1.3. Lập luận theo logic hình thức và lập luận đời thường
Về mục đích lập luận, theo Lê Thị Hồng Vân1, có thể
1
Lê Thị Hồng Vân… (2017), Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận,
NXB Hồng Đức, tr.102-104.

10


chia lập luận thành 2 loại: lập luận để chứng minh một chân
lý và lập luận để thuyết phục.
- Loại thứ nhất: thuộc dạng lập luận theo logic hình
thức (hay lập luận theo diễn từ chuẩn). Đặc trưng của dạng
lập luận này là phương pháp suy luận tuân thủ theo một
khuôn mẫu logic xác định và chặt chẽ. Ở đây, chân lý được
khẳng định qua các tiền đề và các quy tắc suy diễn theo ngôn

ngữ đã được công thức hóa, mang tính phổ qt, với ý nghĩa
là mọi nơi, mọi người dùng những ngôn ngữ tự nhiên khác
nhau cũng đều lập luận theo một mơ thức chung mang tính
phổ quát như vậy. Dạng lập luận này được sử dụng phổ biến
trong các lĩnh vực khoa học với các lý lẽ được sử dụng là
những định lý, định luật, quy tắc… Với mục đích nhằm khẳng
định giá trị chân lý, khẳng định tính đúng - sai của sự kiện,
nên giá trị của lập luận được đánh giá dựa trên mức độ chặt chẽ
và chính xác, mức độ đúng đắn, chân xác của các tiền đề cũng
như sự phù hợp với các quy tắc logic khi suy diễn.
- Loại thứ hai: thuộc dạng lập luận theo logic phi hình
thức (thường gọi là lập luận đời thường, hay lập luận theo lẽ
thường). Mục đích của dạng lập luận này khơng chỉ nhằm
khẳng định tính đúng – sai của chân lý (thậm chí nhiều khi
khơng thể xác định theo tiêu chí đúng – sai) mà quan trọng
hơn còn là nhằm đạt được hiệu quả thuyết phục, tạo dựng
niềm tin, cốt để người nghe thấy “lọt lỗ tai”, từ đó làm thay
đổi nhận thức, từ bỏ những xác tín cũ, tin và nghe theo những
điều được người nói đưa ra. Đây là dạng lập luận thường
11


được sử dụng trong tranh luận, phản biện. Dạng lập luận này
dựa trên những căn cứ, lý lẽ chủ yếu, có tầm quan trọng hàng
đầu, đó là:
- Những logic đời thường, khơng có tính tất yếu (ví dụ:
những lý lẽ về quan hệ nhân quả như “Ở hiền, gặp lành”,
“Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “Ở bầu thì trịn, ở ống
thì dài”…; lý lẽ về số mạng như “Trời kêu ai nấy dạ”,
“Duyên phận do trời định…”; lý lẽ về dịng dõi như “Con

nhà tơng, khơng giống lơng cũng giống cánh”, “Cha nào, con
nấy”… Đó là những lẽ thường hay lý lẽ “hiển nhiên là thế”).
- Những tri thức văn hóa, tâm lý, đạo đức, lý lẽ, kinh
nghiệm sống, phong tục tập quán, các thói quen ứng xử truyền
thống, nhân sinh quan… của một cộng đồng, một dân tộc,
được hầu hết các thành viên sống trong cộng đồng đó tơn
trọng, thừa nhận và tn thủ như một lẽ hiển nhiên (ví dụ:
“Chị ngã. em nâng”, “Đóng cửa bảo nhau”, “Có phúc có
phần”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Tay đứt ruột
xót”, “Lực bất tịng tâm”, “Phép vua thua lệ làng”, “Bán
anh em xa mua láng giềng gần”…).
Cũng vì lý do đó mà lập luận theo lý lẽ đời thường
không tất yếu đúng ở mọi nơi, mọi lúc mà còn tùy thuộc vào
tri thức, kinh nghiệm, nhân sinh quan, văn hóa ứng xử của
từng cộng đồng, dân tộc, từng ngữ cảnh giao tiếp. Dưới đây là
một số ví dụ về lập luận đời thường:
Trong phiên tịa vụ đại án Phạm Công Danh, bị cáo
12


Hồng Đình Quyết – ngun Phó Giám đốc Ngân hàng Xây
dựng Việt Nam (VNCB), chi nhánh Sài Gòn – với mong
muốn được giảm nhẹ hình phạt – đã lập luận trong lời nói sau
cùng trước Tịa: “Từ đời ơng đến bố của bị cáo là người theo
cách mạng, có truyền thống yêu nước. Bị cáo luôn được răn
dạy sống sao cho có ích với xã hội… Nhưng tiếc thay, mọi sự
không như ý muốn, bị cáo không thành công và đã để lại hậu
quả nặng nề ở VNCB… bị cáo mong muốn HĐXX giảm nhẹ
hình phạt cho các thuộc cấp của mình”1.
Hoặc như lời trần tình trước HĐXX của bị cáo Lý Xuân

Hải – nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) –
trong vụ án trên, khi cho rằng mình hồn tồn khơng có động
cơ phạm tội, chẳng qua chỉ là quá tin tưởng và tuân thủ vào
lãnh đạo Ngân hàng: “Với những người lãnh đạo như vậy, tôi
không có lương tâm nào làm trái được”2.
Như vậy, có thể định nghĩa lập luận theo logic phi hình
thức hay lập luận đời thường như sau: “Lập luận đời thường
là lập luận dựa trên các lý lẽ thực tiễn, phổ quát trong đời
thường nhằm mục đích thuyết phục người khác chấp nhận kết
luận mà mình đưa ra”.
Bảng 1.1 trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa
hai loại lập luận3:

1, 2
3

Báo điện tử Một Thế giới, ngày 30/8/2016.
Lê Thị Hồng Vân, Sđd, tr.103.

13


×