Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

b4 tao httt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.86 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài: 04 – Tiết: 04 Tuần: 04 Bài 4 - VẼ TRANG TRÍ. TẠO HỌA TIẾT TRANG TRÍ š{› 1 MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.1 Kiến thức: - HS hiểu được thế nào là họa tiết trang trí và họa tiết trang trí là yếu tố cơ bản của nghệ thuật trang trí. 1.2 Kĩ năng: - HS biết tạo họa tiết trang trí đơn giản và áp dụng vào làm bài trang trí. 1.3 Thái độ: - HS yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc. 2 TRỌNG TÂM: - HS biết tạo họa tiết trang trí đơn giản và áp dụng vào làm bài trang trí. 3 CHUẨN BỊ: 3.1 Giáo viên: - Bài trang trí hình vuông, hình tròn… - Một số hình ảnh họa tiết trang trí - Bài vẽ HS năm trước 3.2 Học sinh: - Dụng cụ học tập: giấy vẽ, bút chì, …. - Hoa, lá thật - Hình vẽ một số họa tiết 4 TIỀN TRÌNH DẠY HỌC: 4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 4.2 Kiểm tra miệng: - GV: thu bài thực hành ở nhà và chọn 3 bài treo bảng - HS nhận xét, đánh giá về: + Cách sắp xếp bố cục + Tỉ lệ mẫu + Hình vẽ + Đậm nhạt - HS: nhận xét theo cảm nhận - GV: Đánh giá chấm đạt. 4.3 Bài mới: Vào bài: Trang trí luôn được gắn với các công trình và đồ vật mà ta dùng hàng ngày. Để trang trí đẹp và có thẩm mỹ là sự kết hợp của các họa tiết. Nhưng để có được họa tiết ta phải làm như thế nào? Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ được biết cách tạo họa tiết trang trí để áp dung cho các bài học sau này. Hoạt động của thầy và trò: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét GV giới thiệu các bài trang trí cho HS quan sát HS cả lớp nhận xét ? Họa tiết trang trí thấy ở đâu?. Nội dung bài học: I. Quan sát, nhận xét :.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Trang trí chén, đĩa, khăn… ? Hình dáng họa tiết có giống các vật thật trong cuộc sống không? - Có, nhưng đơn giản hơn, độc đáo hơn GV rút ra kết luận : Họa tiết lấy từ hình ảnh trong cuộc sống, dựa trên màu sắc, đường nét tự nhiên để sắp xếp lại, tạo nên hình dáng cân đối, hài hòa, giản lược chi tiết rườm rà, không cần thiết, để có hình trang trí đẹp hơn GV lưu ý HS về bố cục của bài vẽ * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. * Lựa chọn họa tiết: ? Vì sao ta phải lựa chọn hình ảnh để làm họa tiết? - Họa tiết phải đẹp do đó hình ảnh phải có sự lựa chọn. ? Ta nên chọn những hình ảnh nào? - Hoa, lá, con vật. HS lấy mẫu hoa lá đã chuẩn bị lựa chọn hình ảnh yêu thích * HS quan sát mẫu ? Đặc điểm của mẫu là gì? - Lá có các cạnh. ? Ta sẽ giữ lại phần nào khi vẽ? - Giữ lại đặc điểm chính của mẫu, lược bỏ chi tiết phụ, rườm rà, không cần thiết. - GV nhận xét * Tạo họa tiết: ? Ta phải làm gì sau khi quan sát mẫu thật? - Chép lại hình ảnh thật ( B1 ) ? Quan sát mẫu thật xong ta phải làm gì? - Đơn giản mẫu ( B2 ) ? Cách điệu mẫu như thế nào? - Cách điệu là làm đẹp hơn, không phải làm khác đi mẫu thật mà phải giữ lại đặc điểm mẫu ( B3 ) ? Sau cùng ta làm gì? - Tô màu ( B4 ) - GV cho HS quan sát một số hình ảnh họa tiết và chỉ ra những điểm cần lưu ý. Phác hình trước và tiến hành tạo họa tiết theo các bước * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài: - GV đến từng bàn theo dõi HS làm bài. - HS làm bài theo đúng các bước đã hướng dẫn. - GV yêu cầu HS: + Chọn bố cục đẹp, hợp lí + Chọn màu đẹp, hài hòa + HS làm bài Theo đúng các bước đã hướng dẫn - GV: theo dõi HS làm bài. Gợi ý HS nhận ra chỗ chưa đúng.. - SGK. II. Cách vẽ: 1. Lựa chọn nội dung họa tiết. 2. Quan sát mẫu thật. 3. Tạo họa tiết Chép lại hình ảnh mẫu thật Đơn giản: Bỏ chi tiết thừa Cách điệu: Làm đẹp họa tiết mà vẫn giữ đặc điểm của mẫu vật ban đầu Tô màu theo ý thích. III. Thực hành: Chép và cách điệu 1 họa tiết, tô màu theo ý thích..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4.3 Câu hỏi bài tập và củng cố: - GV chọn và treo một số bài đã hoàn thành - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá theo cảm nhận. - GV: Nhận xét bổ sung và rút kinh nghiệm - GV xếp loại theo thứ tự và đánh giá tiết học 4.4 Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học tiết này + Hoàn thành bài vẽ. + Sưu tầm một số họa tiết đẹp - Đối với bài học ở tiết tiếp theo + Chuẩn bị bài 5: “ ĐỀ TÀI TRANH PHONG CẢNH”. + Quan sát hình ảnh, cảnh vật xung quanh + Quan sát tranh, ảnh chụp phong cảnh + Sưu tầm tranh phong cảnh quê hương, đất nước. 5 RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: .................................................................................................................................... Phương pháp:.............................................................................................................................. Sử dụng đồ dùng dạy học:............................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×