Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giao an lop 4 tuan 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.57 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án lớp 4. Tuần 35 Thứ 2 ngày 06 tháng 5 năm 2013 Tập đọc. Ôn tập cuối học kì II ( t1 ) I. Mục đích, yêu cầu: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKII. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được thể loại (thơ, văn xuôi) của bài tập đọc thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống. II. Chuẩn bị: - Phiếu, thăm. Một số tờ giấy to. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Kiểm tra TĐ - HTL: - Số HS kiểm tra: Khoảng 5 HS. - Tổ chức kiểm tra. - Gọi từng HS lên bốc thăm. Cho HS chuẩn bị bài. - Cho HS đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu đã ghi trong phiếu thăm. - H kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết học sau. 3. Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu BT. - GV giao việc: Các em chỉ ghi những đieồ cần ghi nhớ về các bài tập đọc thuộc một trong hai chủ điểm. Tổ 1 + 2 làm về chủ điểm Khám phá thế giới. Tổ 3 làm về chủ điểm Tình yêu cuộc sống. - HS làm bài. HS trình bày kết quả bài làm. - GV nhận xét và chốt lại ý đúng. CHỦ ĐIỂM: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI STT 1 2 3 4. Tên bài Đường đi Sa Pa Trăng ơi … từ đâu đến ? Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất Dòng sông mặc áo. Tác giả Thể loại Nguyễn Phan Văn Hách xuôi Trần Đăng Thơ Khoa Hồ Diệu Tấn Đỗ Thái Nguyễn Trọng Tạo. Văn xuôi Thơ. Trang 1. Nội dung chính Ca ngợi cảnh đẹp Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến cảnh đẹp đất nước. Thể hiện tình cảm gắn bó với trăng, với quê hương đất nước. Ma- gien- lăng cùng đoàn thủy thủ trong chuyến thám hiểm hơn một nghìn ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. Dòng sông duyên dáng luôn đổi màu – sáng, trưa, chiều, tối – như mỗi lúc lại khoác lên mình một. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo án lớp 4 5. Ăng – co Vát. 6. Con chuồn chuồn nước. Sách những kì quan thế giới Nguyễn Thế Hội. Văn xuôi Văn xuôi. chiếc áo mới. Ca ngợi vẻ đẹp của khu đền Ăng – co – vát của đất nước Cam – pu – chia. Miêu tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước, qua đó, thể hiện tình yêu đối với quê hương.. CHỦ ĐIỂM: TÌNH YÊU CUỘC SỐNG STT Tên bài Tác giả Thể loại 1. Vương quốc vắng nụ cười. Trần Đức Tiến. 2. Ngắm trăng, Không đề. Hồ Chí Minh. 3. Con chim chiền chiện. Huy Cận. 4. Tiếmg cười là liều thuốc bổ. 5. Ăn “mầm đá”. Báo Giáo dục và Thời đại Truyện dân gian Việt Nam. Nội dung chính Một vương quốc rất buồn chán, có nguy cơ tàn lụi vì vắng trống tiếng cười. Nhờ một chú bé, nhà vua Văn xuôi và cả vương quốc biết cười, thoát khỏi cảnh buồn chán và nguy cơ tàn lụi. Hai bài thơ sáng tác trong hai hoàn cảnh rất đặc Thơ biệt đều thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác Hồ. Hình ảnh con chim chiền chiện bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, thanh bình là hình ảnh Thơ của cuộc sống ấm no hạnh phúc, gieo trong lòng người cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống. Tiếng cười, tính hài hước làm cho con người khỏe Văn xuôi mạnh, sống lâu hơn. Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách Văn xuôi làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa.. 3. Củng cố, dặn dò: - G: Nhận xét tiết học. Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. --------    ----------. Tiết 2: Toán Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó. I. Mục tiêu: - Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó. II. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - HS làm lại BT1 - HS theo dõi, nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn tập Bài 1: H nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó, sau đó yêu cầu HS tính và viết số thích hợp vào bảng số. Bài 2: H nêu yêu cầu bài tập. Trang 2. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo án lớp 4 - Yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó, sau đó yêu cầu HS tính và viết số thích hợp vào bảng số. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: H nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán rồi làm bài. - GV chữa bài sau đó yêu cầu HS giải thích cách vẽ sơ đồ của mình. 4 - Vì số thóc ở kho thứ nhất bằng 5 số thóc ở kho thứ hai nên nếu biểu thị số thóc. ở kho thứ nhất là 4 phần bằng nhau thì số thóc ở kho thứ hai là 5 phần như thế. - GV nhận xét và ghi điểm HS. Bài 4: H nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 5: H nêu yêu cầu bài tập - Gọi HS đọc đề bài toán. Yêu cầu HS làm. - GV nhận xét và cho điểm HS làm bài trên bảng lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau --------    --------Tiết 3: Đạo đức. Thực hành kĩ năng cuối học kì II I. Mục tiêu : - HS biết kính trọng, biết ơn người lao động, lịch sự với mọi người, tham gia các hoạt động nhân đạo, tôn trọng luật giao thông, bảo vệ môi trường. Biết cư xử nói năng lịch sự với người khác, tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, biết chia sẻ những khó khăn với người thân trong gia đình - Kỹ năng: Hình thành kĩ năng ứng xử khi tham gia các hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, cư xử nói năng lịch sự II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập, bảng nhóm III. Hoạt động dạy học : A. Bài cũ : B. Bài mới : * Giới thiệu bài : 1. Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi - Vì sao phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo? - Vì sao phải tôn trọng luật giao thông? - Vì sao phải bảo vệ môi trường? - Vì sao phải cư xử nói năng lịch sự với người khác? - Làm gì để tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội? - Làm gì để chia sẻ những khó khăn với ngưòi thân trong gia đình? Trang 3. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo án lớp 4 - GV : Chúng ta đã học những bài nào ? 2. Hoạt động 2:: - Em có thể làm gì để giúp đỡ nạn nhân do thiên tai, chiến tranh gây ra ? - Để tham gia giao thông an toàn em cần làm gì ? GV nhận xét bổ sung - Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ? GV nhận xét bổ sung 4. Củng cố, dặn dò: - G nhận xét giờ học. --------    --------Tiết 4: Lịch sử. Kiểm tra cuối học kì II ------------------------------------------  ---------------------------------------------Thứ 3 ngày 30 tháng 4 năm 2013 Tiết 1: Toán. Luyện tập chung I. Mục tiêu : - Vận dụng được bốn phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và tìm thành phần chưa biết của phép tính. - Giải bài toán có lời văn về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. II. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - HS làm lại BT1 - HS theo dõi, nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn tập: Bài 1: H nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS đọc diện tích của các tỉnh được thống kê. - Yêu cầu HS sắp xếp các số đodt của các tỉnh theo thứ tự từ bé đến lớn. - Gọi HS chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách sắp xếp của mình. Ta có: 9615 < 9765 < 15496 < 19599 Vậy: 9615km2< 9765km2<15496km2 < 19599km2 Tên tỉnh sắp xếp theo số đo diện tích từ bé đến lớn là: Kon Tum, Lâm Đồn, Gia Lai, Đắc Lắc. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: H nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức và rút gọn kết quả nếu phân số chưa tối giản. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: H nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - Yêu cầu HS nêu cách tìm x của mình. Trang 4. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo án lớp 4 - Tìm số bị trừ chưa biết trong phép trừ, số bị chia chưa biết trong phép chia để giải thích. - GV nhận xét và ghi điểm HS. Bài 4: H nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải. - Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - HS làm bài vào VBT. Bài 5: H nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS chữa bài trước lớp. - GV nhận xét và ghi điểm HS. 3. Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau ----------    ----------Tiết 2: Tập đọc. Ôn tập cuối học kì II ( t2 ) I. Mục đích yêu cầu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Nắm được một số từ ngữ thuộc hai chủ điểm đã học (Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống); bước đầu giải thích được nghĩa từ và đặt câu với từ ngữ thuộc hai chủ điểm ôn tập. II. Chuẩn bị: - Phiếu thăm. Một số tờ giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Kiểm tra TĐ - HTL: - 1/6 số HS trong lớp. - Thực hiện như ở tiết 1. 3. Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu BT2. - GV giao việc: Các em tổ 1 + 2 thống kê các từ ngữ đã học trong hai tiết MRVT thuộc chủ điểm Khám phá thế giới. Tổ 3 + 4 thống kê các từ ngữ đã học trong hai tiết MRVT thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống. - Cho HS làm bài: GV phát giấy và bút dạ cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. CHỦ ĐIỂM: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI. HOẠT ĐỘNG DU LỊCH * Đồ dùng cần cho chuyến du lịch - Va li, cần câu, lều trại, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, thiết bị nghe nhạc, điện thoại, đồ ăn, nước uống, … Trang 5. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo án lớp 4 * Phương tiện giao thông - Tàu thủy, bến tàu, tàu hỏa, ô tô con, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, sân bay, bến xe, vé tàu, vé xe, xe máy, xe đạp, xích lô, … * Tổ chức nhân viên phục vụ du lịch Khách sạn, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ty du lịch, hướng dẫn viên, tua du lịch, … * Địa điểm tham quan du lịch - Phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm. HOẠT ĐỘNG THÁM HIỂM * Đồ dùng cần cho việc thám hiểm - La bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa, diêm, vũ khí, … * Khó khăn nguy hiểm cần vượt qua - Bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, tuyết, mưa gió, sóng thần, … * Những đức tính cần thiết của người tham gia thám hiểm - Kiên trì, diễn cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, bền chí, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò, hiếu kì, ham hiểu biết, thích khám phá, thích tìm tòi, không ngại khó khăn gian khổ, … CHỦ ĐIỂM: TÌNH YÊU CUỘC SỐNG * Những từ có tiếng lạc (lạc nghĩa là vui mừng) * Những từ phức chứa tiếng vui - Vui chơi, giúp vui, mua vui, vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui, vui tính, vui nhộn, vui tươi,. Vui vẻ, … * Từ miêu tả tiếng cười - Cười khanh khách, rúc rích, ha hả, hì hì, hí, hơ hớ, hơ hơ, khành khạch, khùng khục, khúc khích, rinh rích, sằng sặc, … 3. Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu BT3. - GV : Các em chọn một số từ vừa thống kê ở BT2 và đặt câu với mỗi từ đã chọn. Mỗi em chỉ cần chọn 3 từ ở 3 nội dung khác nhau. - Cho HS làm bài. HS trình bày. - GV nhận xét và khen những HS đặt câu hay. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà quan sát trước cây xương rồng hoặc quan sát cây xương rồng trong tranh ảnh để chuẩn bị cho tiết ốn tập sau. ----------    ----------Tiết 3: Thể dục. Bài 69: Di chuyển tung và bắt bóng - Trò chơi “ Trao tín gậy” I. Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng động tác di chuyển tung và bắt bóng, động tác nhẹ nhàng, số lần thực hiện càng nhiều càng tốt. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. Trang 6. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo án lớp 4 - Nhắc lại được những nội dung cơ bản đã học trong năm và thực hiện cơ bản đúng các động tác theo yêu cầu của GV. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện - Phương tiện: Còi, dây nhảy, bóng. III. Hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: 6-10 phút - Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. - GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. - Khởi động: Cán sự điều khiển khởi động xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai. - Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng và phối hợp của bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”. 2. Phần cơ bản: 18-22 phút a. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: * Ôn tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay : - Tổ chức cho HS tập luyện đồng loạt theo lệnh thống nhất của cán sự, GV quan sát đến chỗ HS thực hiện sai để sửa (Nếu thấy nhiều HS sai, GV phải làm mẫu và giải thích thêm rồi mới cho các em tiếp tục tập). - GV cho một số HS thực hiện động tác tốt làm mẫu cho các bạn tập. - Tổ chức thi đua theo tổ xem tổ nào có nhiều người thực hiện đúng động tác. * Ôn tung bóng và bắt bóng theo nhóm hai người - Từ đội hình vòng tròn, GV cho HS điểm số theo chu kỳ 1 – 2, cho số 2 tiến 4 – 5 bước, quay sau, bước sang trái hoặc phải thành đứng đối diện để tung và bắt bóng. * Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 người -Tiếp nối đội hình tập trên, GV cho ba cặp cạnh nhau tạo thành hai nhóm, mỗi nhóm 3 người để tung bóng cho nhau và bắt bóng. * Ôn nhảy dây theo kiểu chân trước chân sau - GV tổ chức cho HS thi nhảy dây và tung bắt bóng. b) Trò chơi vận động: - Khi có lệnh, số 1 chạy qua vạch giới hạn đến cờ của bên A, sau đó chạy vòng về. Khi số 1 chạy đến cờ của bên A và bắt đầu vòng lại thì số 5 bắt đầu chạy sang cờ B. Số 1 chạy sau, số 5 chạy trước. Hai người vừa chạy vừa làm động tác trao tín gậy cho nhau ở khoảng giữa hai vạch giới hạn. Số 1 trao tín gậy bằng tay phải, số 5 nhận tín gậy bằng tay trái, sau đó chuyển tín gậy sang tay phải để làm động tác trao gậy cho số 2. Số 5 sau khi nhận được tín gậy vẫn tiếp tục chạy đến cờ B thì quay lại. Khi số 5 bắt đầu chạy quay lại, thì số 2 xuất phát để cùng chạy và trao tín gậy cho nhau ở khu giới hạn. Số 2 nhận tín gậy bằng tay trái rồi lại chuyển sang tay phải để trao gậy vào tay trái số 6. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, cặp đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Trường hợp rơi tín gậy, có thể nhặt lên để tiếp tục cuộc chơi. 3. Phần kết thúc :4- 6 phút Trang 7. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo án lớp 4 - GV cùng HS hệ thống bài học. Đi đều và hát. - Cho HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh: Đứng tại chỗ hít thở sâu 4 – 5 lần (dang tay: hít vào, buông tay: thở ra ) ----------    ----------Tiết 4: Khoa học. Ôn tập: I. Mục tiêu: Ôn tập về: - Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống. - Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất. - Kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt. II. Chuẩn bị: - Hình minh họa trang 138 SGK và câu hỏi 23, phô tô cho từng nhóm HS. - Giấy A4. Thẻ có ghi sẵn một số chất dinh dưỡng và loại thức ăn. A. Bài cũ : - 2 H lên bảng vẽ chuỗi thức ăn trong tự nhiên, trong đó có con người và giải thích. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : 1. Hoạt động 1: Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng - Tổ chức cho HS thi trong từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. - Phát phiếu cho từng nhóm. - Yêu cầu nhóm trưởng đọc nội dung câu hỏi, các thành viên trong nhóm xung phong trả lời, nhận xét, thư ký ghi lại câu trả lời của các bạn. - Gọi các nhóm HS lên thi. - 1 HS trong lớp đọc câu hỏi, nhóm nào lắc chuông trước, nhóm đó được quyền trả lời. Trả lời đúng, được bốc thăm một phần thưởng. - GV thu phiếu thảo luận của từng nhóm. - Nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng nhóm. - Tuyên dương nhóm trả lời nhanh, đúng. - Kết luận về câu trả lời đúng. 2. Hoạt động 2: Ôn tập về nước, không khí, ánh sáng, sự truyền nhiệt - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. - Yêu cầu: Nhóm trưởng đọc câu hỏi, các thành viên trong nhóm cùng lựa chọn phương án trả lời và giải thích tại sao. GV đi giúp đỡ từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia. - Gọi HS trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét, kết luận về câu trả lời đúng. - Đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để cốc nước nóng nguội đi nhanh ? - Gọi HS nêu phương án, GV ghi nhanh lên bảng. Trang 8. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo án lớp 4 - Kết luận: Các phương án mà các em nêu ra đều đúng, nhưng trong mọi nơi, mọi lúc thì phương án đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh là tối ưu nhất vì nếu nơi không có tủ lạnh thì làm sao chúng thức ăn có đá hoặc để cốc nước vào được. Khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh, cốc nước đã truyền nhiệt sang cho chậu nước. Cốc nước tỏa nhiệt nên nguội đi rất nhanh. 3. Hoạt động 3: Trò chơi: Chiếc thẻ dinh dưỡng - GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 thành viên tham gia thi. - Trên bảng GV dán sẵn 4 nhóm Vitamin A, D, B, C và các tấm thẻ rời có ghi tên các loại thức ăn. Trong vòng 1 phút các đội tham gia chơi hãy ghép tên của thức ăn vào tấm thẻ ghi chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó. Cứ 1 thành viên cầm thẻ chạy đi ghép xong chạy về chỗ thì thành viên khác mới được xuất phát. Mỗi lần ghép chỉ được ghép một tấm thẻ. Mỗi miếng ghép đúng tính 10 điểm. - Nhận xét, tổng kết trò chơi. Lưu ý: +Thẻ ghi các loại thức ăn GV lấy từ SGK hoặc tuỳ GV lựa chọn. +Tham khảo bảng sau để đánh giá kết quả. Thức ăn Nhóm. Tên. Sữa Bơ Pho – mát Sữa chua Thịt gà Trứng (lòng đỏ) Thịt và cá Gan Cá Dầu cá thu Gạo có cám Lương thực Bánh mì trắng Cà rốt Cà chua Gấc Các loại rau quả Đu đủ chín Đậu Hà Lan Cải sen Sữa và các sản phẩm của sữa. A X X X X X X X X X X X. Vi-ta-min D Nhóm B X X X X X X X X X X X X X X X X X. Chanh, cam, bưởi Các loại rau quả Chuối Cải bắp. C. X X X X X. 4. Hoạt động 4: Thi nói về: Vai trò của nước, không khí trong đời sống - GV cho HS tham gia chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 HS. - Luật chơi: Bốc thăm đội hỏi trước. Đội này hỏi, đội kia trả lời. Câu trả lời đúng tính 10 điểm. Khi trả lời đúng mới có quyền hỏi lại.. Trang 9. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo án lớp 4 - GV gợi ý HS hỏi về: Vai trò của nước, không khí đối với đời sống của con người, động vật, thực vật. - Nhận xét, tổng kết trò chơi. - Gọi 2 HS trình bày lại vai trò của nước và không khí trong đời sống. - Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng. 5. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại các kiến thức đã ôn tập. - G: Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra cuối năm -------- a & b ---------. Tiết 5: Kể chuyện. Ôn tập cuối học kì II ( t3) I. Mục đích, yêu cầu : - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Dựa vào đoạn văn nói về một cây cụ thể hoặc hiểu biết về một loài cây, viết được đoạn văn tả cây cối rõ những đặc điểm nổi bật. II. Chuẩn bị: - Phiếu thăm, Tranh vẽ cây xương rồng trong SGK hoặc ảnh về cây xương rồng. III. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Kiểm tra TĐ - HTL: - 1/6 số HS trong lớp. - Như ở tiết 1. 3. Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu BT và quan sát tranh cây xương rồng. - GV giao việc: Các em đọc kĩ đoạn văn Xương rồng trong SGK. Trên cơ sở đó, mỗi em viết một đoạn văn tả cây xương rồng cụ thể mà em đã quan sát được. - Cho HS làm bài. Cho HS trình bày. - G nhận xét, khen những H tả hay, tự nhiên … và chấm điểm một vài bài viết tốt. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra chưa đạt về nhà luyện đọc để kiểm tra ở tiết sau. --------------------------------------------  -------------------------------------------Thứ 4 ngày 1 tháng 5 năm 2013 Tiết 1: Toán. Luyện tập chung I. Mục tiêu : - Đọc được số, xác định được giá trị của chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số tự nhiên. So sánh được hai phân số. II. Các hoạt động dạy học : Trang 10. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo án lớp 4 A. Bài cũ : - HS làm lại BT1 - HS theo dõi, nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn tập: Bài 1: H nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS đọc số đồng thời nêu vị trí và giá trị của chữ số 9 trong mỗi số. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: H nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. Bài 3: H nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS so sánh và điền dấu so sánh, khi chữa bài yêu cầu HS nêu rõ cách so sánh của mình. Bài 4: H nêu yêu cầu bài tập. - Gọi HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 5: H nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. --------    --------Tiết 2: Mỹ thuật. Giáo viên mỹ thuật dạy --------    --------Tiết 3: Luyện từ và câu. Ôn tập cuối học kì II ( t4) I. Mục đích, yêu cầu : - Nhận biết được câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến trong bài văn; tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, trẹang ngữ chỉ nơi chốn trong bài văn đã cho. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài học trong SGK. Một số tờ phiếu để HS làm bài tập. III. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Bài tập 1 + 2: - Cho HS đọc yêu cầu của BT 1 + 2. - Cho lớp đọc lại truyện Có một lần. - Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm. - Cho HS trình bày. Trang 11. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giáo án lớp 4 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:  Câu hỏi: - Răng em đau phải không ?  Câu cảm: - Ôi răng đau quá ! - Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi !  Câu khiến: - Em về nhà đi ! - Nhìn kìa !  Câu kể: Các câu còn lại trong bài là câu kể. 3. Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu của BT3. - GV giao việc: Các em tìm trong bài những trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ nơi chốn. - Cho HS làm bài. + Em hãy nêu những trạng ngữ chỉ thời gian đã tìm được. + Trong bài những trạng ngữ nào chỉ nơi chốn? - GV chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - G: Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà xem lại lời giải bài tập 2 + 3. Chuẩn bị tiết sau. --------    --------Tiết 4: Khoa học. Ôn tập --------    --------Tiết 5: Thể dục. Bài 70: Tổng kết môn học I. Mục tiêu: - Tổng kết môn học TD lớp 4.Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức,kỹ năng cơ bản đã học trong năm. Đánh giá được sự cố gắng và những điểm còn hạn chế của HS, phát huy những em hoàn thành tốt nhiệm vụ môn học. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Còi, dây nhảy, bóng III. Hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: 6-10 phút - G viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát - Trò chơi : Chim bay , cò bay . 2. Phần cơ bản: 18-22 phút a. Tổng kết năm học: * Đội hình đội ngũ: - Ôn một số nội dung đã học ở các lớp dưới. - Học mới:Quay sau.Đi đều vòng phải(trái)…đứng lại.Đổi chân khi đi đều sai nhịp. * Bài TD phát triển chung:Gồm có 8 động tác: - Vươn thở,Tay,Chân,Lưng-Bụng,Toàn thân,Thăng bằng,Nhảy,Điều hoà. Trang 12. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giáo án lớp 4 * Bài tập RLTT và KNVĐCB: - Ôn một số nội dung đã học ở các lớp dưới. - Học mới:Bật xa,Phối hợp chạy,nhảy.Phối hợp chạy,mang vác.Nhảy dây kiểu chân trước,chân sau.Di chuyển tung và bắt bóng. * Trò chơi vân động: - Ôn một số trò chơi đã học ở các lớp dưới. - Học mới:Nhảy lướt sóng.Chạy theo hình tam giác.Thăng bằng.Lăn bóng bằng tay. Đi qua cầu.Con sâu đo.Kiệu người.Chạy tiếp sức ném bóng vào rỗ.Trao tín gậy. Dẫn bóng. * Môn tự chọn : Đá cầu . - Tâng cầu bằng đùi,Chuyền cầu bằng mu bàn chân, chuyền cầu theo nhóm 2 người 3. Phần kết thúc :4- 6 phút - Trong năm học đa số HS có tinh thần tham gia học tôt bộ môn,nhiệt tình,có tinh thần tập luyện,có ý thức tổ chức kỹ luật.Bên cạnh đó trong dịp hè này các em cần phải luyện tập thêm các bài tập RLTT và KNVĐCB để rèn luyện sức khoẻ và cần luyện tập đúng phương pháp. - Tuyên dương một số em có tinh thần học tập tốt - H đứng vỗ tay và hát. G nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà. ------------------------------------------------  ---------------------------------------Thứ 5 ngày 2 tháng 5 năm 2013 Tiết 1: Luyện từ và câu:. Ôn tập cuối học kì II ( t5) I. Mục đích, yêu cầu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 90 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 7 chữ. II. Chuẩn bị: - Phiếu thăm. III. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - 1 H làm bài tập 3, (Tiết LTVC trước) - HS nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Kiểm tra TĐ - HTL: - 1/6 số HS trong lớp. 3. Nghe – viết: - GV đọc một lượt bài chính tả. - Cho HS đọc thầm lại bài chính tả. - GV nói về nội dung bài chính tả: Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của chuyện cổ tích, sống giữa tình yêu thương của cha mẹ. Trang 13. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giáo án lớp 4 - Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: lộng gió, lích rích, chìa vôi, sớm khuya … - GV đọc cho HS viết. GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. - GV đọc lại cả bài một lượt. - Chấm, chữa bài. Nhận xét chung. 4. Củng cố, dặn dò: - G nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài Nói với em. --------    --------Tiết 2: Toán. Luyện tập chung I. Mục tiêu : - Viết được số. Chuyển đổi được số đo khối lượng. - Tính được giá trị của biểu thức chứa phân số. II. Các hoạt động dạy học : A. Bài cũ : - HS làm lại BT1. HS theo dõi, nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn tập: Bài 1: H nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS viết số theo lời đọc, GV có thể đọc các số trong SGK hoặc các số khác. Yêu cầu HS viết số theo đúng trình tự đọc. Bài 2: H nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài. - HS tự làm bài vào VBT, sau đó 1 HS chữa miệng trước lớp, HS cả lớp theo dõi để nhận xét và tự kiểm tra bài mình. - GV nhận xét và cho điểm HS vừa chữa bài. Bài 3: H nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức, khi chữa bài có thể yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. Bài 4: H nêu yêu cầu bài tập - Gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, sau đó yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 5: H nêu yêu cầu bài tập - GV đọc từng câu hỏi trước lớp, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời. - GV nhận xét câu trả lời của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. ----------    ----------Tiết 3: Địa lí. Kiểm tra cuối học kì II Trang 14. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giáo án lớp 4 ----------    ----------Tiết 4: Tập làm văn. Ôn tập cuối học kì II ( t6) I. Mục đích, yêu cầu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Dựa vào đoạn văn nói về một con vật cụ thể hoặc hiểu biết về một loài vật, viết được đoạn văn tả con vật rõ những đặc điểm nổi bật. II. Chuẩn bị: - Phiếu thăm. Tranh minh họa hoạt động của chim bồ câu trong SGK. III. Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài : 2. Kiểm tra TĐ – HTL: - Số HS kiểm tra: Tất cả HS còn lại. - Tổ chức kiểm tra: Thực hiện như ở tiết 1. 3. Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu BT. Cho HS quan sát tranh. - GV giao việc: Các em dựa vào những chi tiết mà đoạn văn vừa đọc cung cấp, dựa vào quan sát riêng của mình, mỗi em viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu. Các em chú ý tả những đặc điểm. - HS làm bài. HS trình bày bài làm. - GV nhận xét và khen những HS viết hay. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 7, 8 và chuẩn bị giấy để làm bài kiểm tra viết cuối năm. ----------    ----------Tiết 5: Kỹ thuật Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 3) I. Mục tiêu: - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được. II. Chuẩn bị: - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật . III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập. B. Bài mới: * Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. 1. Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép - GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép. 2. Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết - GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS. Trang 15. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Giáo án lớp 4 - Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp. 3. Hoạt động 3: HS thực hành lắp ráp mô hình đã chọn - GV cho HS thực hành lắp ghép mô hình đã chọn. + Lắp từng bộ phận. + Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh. 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh gía sản phẩm thực hành: + Lắp được mô hình tự chọn. + Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình. + Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch. - GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. - GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng, sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn của HS nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. Chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật để học bài sau. --------------------------------------------  -------------------------------------------Thứ 6 ngày 03 tháng 5 năm 2013 Tiết 1 : Tập làm văn. Kiểm tra cuối học kì II Đọc – hiểu ----------    ----------Tiết 2: Toán. Kiểm tra cuối học kì II ----------    ----------Tiết 3 : Chính tả. Kiểm tra cuối học kì II Chính tả - TLV ----------    ----------Tiết 4: Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu : - Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học vừa qua. - Triển khai một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo. II. Nội dung sinh hoạt 1. Đánh giá tình hình tuần học thứ 35: a. Nề nếp: - Sĩ số: duy trì khá tốt 21 HS. - Duy trì được nề nếp học tập. b. Học tập: - Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo GV kịp thời - Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: Vân Anh, Hoàng, Ánh, Đại,… c. Lao động vệ sinh: - Công tác vệ sinh lớp học và khu phân công thực hiện tốt. Trang 16. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Giáo án lớp 4 - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.. Trang 17. – GV Lê Hùng.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×