Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiểu luận kết thúc học phần kỹ năng mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.43 KB, 6 trang )

I.

Giới thiệu:

Giao tiếp là hành động phổ biến xảy ra thường xuyên trong xã hội. Mỗi cá nhân
tồn tại trong xã hội đều phải giao tiếp với nhau. Giao tiếp khơng chỉ thể hiện qua lời nói
mà cịn được thể hiện qua hành động, cử chỉ và cảm xúc. Khi giao tiếp, chúng ta có thể
thể hiện được cá tính riêng, đặc trưng riêng của mình và đó cũng là một cách để nhận
biết, phân biệt một cá nhân trong xã hội. Giao tiếp ảnh hưởng đến chúng ta rất nhiều
trong việc nhìn nhận một vấn đề và có thể giúp chúng ta hiểu rõ về nhau hơn, khi đó
chúng ta có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.
Từ thời xa xưa, giao tiếp đã được hình thành khơng rõ từ lúc nào. Lúc đó, giao tiếp
chỉ đơn thuần dùng để trao đổi và truyền tải thông tin bằng cách trực tiếp qua lời nói, cử
chỉ hay về sau khi chữ viết xuất hiện có thể giao tiếp gián tiếp qua thư từ. Hiện nay, với
sự phát triển của xã hội, thế giới đã dần tiến tới thời đại 4.0 là thời đại của công nghệ, kỹ
thuật số thì giao tiếp ngày càng được nâng cao hơn và hiện đại hơn. Trước đây, việc giao
tiếp còn hạn chế về khoảng cách sống, khá khó khăn và mất nhiều thời gian như khi vận
chuyển thư từ, thì ngày nay, việc giao tiếp đã trở nên đơn giản hơn, phong phú hơn nhờ
vào Internet hay mạng xã hội, cho nên bây giờ, chúng ta khơng cịn cảm thấy lo ngại
trong giao tiếp nếu ở khoảng cách quá xa hay tốn quá nhiều thời gian trong việc vận
chuyển thư từ.
Việc giao tiếp có vai trị quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân và nó có rất
nhiều ứng dụng trong đời sống. Hầu hết trong tất cả các lĩnh vực, đời sống chúng ta đều
phải dùng đến giao tiếp, như trong giáo dục, giao tiếp nhằm truyền tải kiến thức, văn hóa
cho các cá nhân khác giúp cá nhân lĩnh hội để vận dụng vào đời sống. Việc giao tiếp cũng
làm cá nhân trưởng thành hơn, góp phần vào sự phát triển của xã hội, có tác động mạnh
mẽ đến xã hội làm xã hội biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Giao tiếp là một
hành động xã hội, nó tạo nên những tương tác xã hội, qua nhiều lần tương tác xã hội dẫn
đến hình thành các mối quan hệ xã hội, từ các mối quan hệ đó có thể giúp chúng ta nhiều
vấn đề khác trong xã hội. Khi một cá nhân giao tiếp, ngồi mục đích là truyền tải thơng
tin thì về mặt tâm lý, cịn là nơi giao lưu tình cảm, giúp chúng ta chia sẽ những chuyện


vui buồn để giảm đi những căng thẳng và gắn kết tình cảm giữa con người với nhau.
Tuy là vậy, nhưng để có thể giao tiếp một cách tốt nhất là điều không dễ dàng. Nếu
chúng ta không biết cách sử dụng ngơn từ trong giao tiếp thì khơng những làm đối
phương khơng hiểu rõ ý của mình mà cịn có thể dẫn đến phản tác dụng gây nên những
hiểu lầm khơng đáng có. Để truyền tải thơng tin cho mọi người nhưng có thể hiểu được
tối đa những gì mình truyền đạt thì chúng ta phải biết cách giao tiếp, ứng xử nhạy bén
trong mọi hoàn cảnh. Có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan gây cản trở đến việc
giao tiếp. Vì vậy, để giao tiếp hiệu quả chúng ta phải có những kỹ năng cần thiết.
Chính vì thấy được tầm quan trọng và tính cần thiết khi giao tiếp của cá nhân trong
xã hội, cho nên tôi muốn đề cập đến vấn đề kỹ năng giao tiếp trong xã hội để có thể giúp
cho mọi người có những định hướng đúng đắn hơn về tầm quan trọng cũng như tính phổ
biến của việc giao tiếp.
Mục đích của việc phân tích này là để giải thích cho mọi người làm thế nào để có
thể giao tiếp tốt hơn, nêu ra những yếu tố hạn chế cản trở giao tiếp rồi đưa ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện hơn về giao tiếp.


II.

Nội dung tiểu luận:

1. Vì sao nên rèn luyện về kỹ năng giao tiếp?
Tuy các cá nhân đã biết và tiếp cận việc giao tiếp ứng xử từ khi còn bé, xem việc
giao tiếp là điều bình thường trong cuộc sống. Nhưng các cá nhân vẫn phải học hỏi
những kỹ năng để có thể tạo ra cuộc trị chuyện giao tiếp hiệu quả. Giao tiếp giúp gắn kết
các mối quan hệ nhưng nếu chúng ta không biết cách giao tiếp thì dễ dẫn đến làm rạn nứt
đi mối quan hệ đó. Giao tiếp ứng xử cũng phải dựa trên những ngun tắc cơ bản và phù
hợp với hồn cảnh, tình huống. Khi chúng ta rèn luyện, học hỏi những kỹ năng về giao
tiếp sẽ giúp chúng ta nhạy bén hơn trong ứng xử, thể hiện phong cách giao tiếp phù hợp
với tình huống, nâng cao hiệu quả trong giao tiếp.

Đơi khi trong giao tiếp xảy ra nhiều tình huống khó xử, việc học hỏi và rèn luyện
các kỹ năng giao tiếp giúp chúng ta khơn khéo hơn trong lời nói, hành động, làm thỏa
mãn, gắn kết tình cảm các bên tham gia, phát triển mối quan hệ xã hội theo chiều hướng
tốt hơn. Kỹ năng giao tiếp là cơ sở của nhiều kỹ năng mềm khác. Kỹ năng thuyết trình,
kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, thương lượng,
… đều phải cần đến kỹ năng giao tiếp.
2. Các nguyên tắc giao tiếp hiệu quả
Đầu tiên, phải biết đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa các bên tham gia. Tức là, khi
giao tiếp các bên tham gia phải biết thông cảm cho nhau, thống nhất với nhau chứ khơng
tranh đua, độc đốn, hiếu thắng và q thể hiện cái tơi của mình. Trong giao tiếp, chúng
ta còn phải hiểu được tâm lý của đối phương để biết được mục đích của đối phương và
mục đích của mình trong cuộc giao tiếp này là gì để có thể đạt được những lợi ích mong
muốn.
Thứ hai, phải đảm bảo được tính bình đẳng trong giao tiếp. Trong giao tiếp, chúng
ta có thể gặp nhiều đối tượng khác nhau về độ tuổi, giới tính hay tầng lớp giai cấp. Đối
với những ai có tính bảo thủ, cố chấp đôi khi xem thường đối phương như con cái khơng
có tiếng nói trong gia đình, lời nói của đàn ơng có giá trị hơn phụ nữ, người giàu khinh
thường người nghèo,… dẫn đến việc giao tiếp không hiệu quả, nghiêm trọng hơn có thể
dẫn đến xung đột.
Thứ ba, biết tôn trọng lẫn nhau về mọi mặt, đặc biệt là về các giá trị văn hóa, ngơn
ngữ. Hai người ở hai quốc gia khác nhau hay hai dân tộc khác nhau, khi giao tiếp phải
biết tơn trọng văn hóa của mỗi người, vì đơi khi vì tính chất địa lý hay nhiều nguyên nhân
khác tạo nên sự khác biệt về văn hóa như một vài nơi như ở Ấn Độ họ dùng tay để lấy
thức ăn nhưng đối với quốc gia khác đó là hành động mất vệ sinh hay ẩm thực của các
quốc gia đều có những đặc trưng riêng cho nên đừng lấy vấn đề đó để bàn tán không tốt
hay cợt nhã, chọc ghẹo, xúc phạm lẫn nhau để rồi dẫn tới xung đột, bất đồng.
Thứ tư, phải biết lắng nghe, đây là một kỹ năng quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều
đến hiệu quả trong giao tiếp. Việc lắng nghe giúp chúng ta có thể hiểu được nội dung một
cách sâu sắc, thúc đẩy và tạo sự hưng phấn và niềm vui cho người nói, tăng sức hút trong
giao tiếp nhằm đem lại những lợi ích mong muốn. Lắng nghe không chỉ đơn giản là nghe

thấy mà nó là một chuỗi hành động diễn ra liên tục như tiếp nhận, xử lý âm thanh, chú ý,
hiểu, thấu cảm, phản hồi và ghi nhớ. Nhưng đôi khi trong lúc lắng nghe có nhiều nguyên
nhân khách quan hay chủ quan khác tác động vào làm cản trở việc lắng nghe như khi
người nói quá nhàm chán hay do chúng ta để tâm vào việc riêng khác nên không chú ý
lắng nghe, người nói dùng từ ngữ nhạy cảm có ý trêu chọc làm người nghe khơng muốn


lắng nghe, người nghe vội vàng đoán trước ý nghĩ của người nói dẫn đến việc chủ quan
khơng muốn nghe hay chủ để phức tạp vượt ra khỏi tầm hiểu biết của người nghe. Vì vậy,
để lắng nghe hiệu quả chúng ta nên tỏ ra hứng thú, có thiện cảm và nhìn vào người nói,
tập trung lắng nghe có thể nhờ người nói giải thích nếu có chỗ chưa hiểu, ln biết giữ
bình tĩnh tránh lên giọng, thúc giục, tranh cãi, chỉ trích, ngắt lời người nói
Cuối cùng, phải biết hồi đáp. Hồi đáp là một cách để kéo dài cuộc giao tiếp, nâng
cao hơn tính hiệu quả của giao tiếp. Nhưng khi hồi đáp chúng ta cần lưu ý: số lượng ý
kiến vừa phải, đề cập mặt tích cực trước, tiêu cực sau, phản hồi phải cụ thể rõ ràng, sử
dụng ngôn ngữ đúng mực, thái độ cởi mở, thẳng thắn, chân thành, không ra lệnh, áp đặt,
phán xét.
3. Các yếu tố gây trở ngại trong giao tiếp và biện pháp khắc phục.
Trong khi giao tiếp chúng ta cứ mãi nhìn điểm đen của mình và người khác, tức là
chỉ để ý vào điểm yếu của mình và người khác làm hình thành nên trong tư tưởng của
chúng ta có suy nghĩ thiếu thiện cảm với người đối diện hay cảm thấy tự ti về bản thân
mình, vơ tình tạo nên một bức tường vơ hình giữa các bên giao tiếp. Muốn khắc phục yếu
tố này thì chúng ta nên tích cực nhìn nhận vào điểm tốt của mình và người khác, bộc lộ
tốt những lợi thế của mình, tự tin hơn đối với bản thân, cố gắng hoàn thiện bản thân, góp
ý những điểm chưa tốt của đối phương để họ sửa chữa, hồn thiện hơn.
Thói quen đổ lỗi cũng là một thói quen phổ biến làm giảm đi hiệu quả giao tiếp.
Khi mắc lỗi, chúng ta hay tìm mọi cách đổ lỗi cho người khác hay hồn cảnh. Ngun
nhân là vì chúng ta ln muốn mình là một con người hồn hảo, ln tin là mình đúng,
mình tốt, khơng chấp nhận cái sai. Thói quen này sẽ làm mình khơng đánh giá đúng năng
lực của mình và người khác vì ln có ý nghĩ là mình hơn người khác và người khác ln

thua kém mình, khơng tận dụng tốt lợi thế của hoàn cảnh. Để khắc phục, thay vì đổ lỗi thì
chúng ta nên nhìn nhận những cái sai, cái thiếu đó mà đưa ra các biện pháp khắc phục,
sửa chữa để hoàn thiện bản thân hơn, biết chấp nhận và phải vượt qua hoàn cảnh dù có
khó khăn đến đâu.
Việc nhìn nhận vấn đề một cách nông cạn, hời hợt, thiển cận sẽ làm cho chúng ta
bỏ qua nội dung giao tiếp dẫn đến không nhận ra được giá trị, lợi ích của cuộc giao tiếp
đem lại dễ dẫn đến gạt bỏ ý định hay từ bỏ cuộc giao tiếp. Cho nên trong giao tiếp phải
xem xét vấn đề một cách thấu đáo, sâu sắc thì khi đó chúng ta mới có thể đưa ra quyết
định chính xác.
Nhiều người khi giao tiếp chỉ biết sử dụng ngơn từ mà khơng chú ý đến hình thể,
cử chỉ, giọng nói và nó có thể làm cuộc giao tiếp trở nên nhàm chán, khơng thu hút.
Trong q trình giao tiếp, để truyền thơng tin cho một người khác thì ngơn từ chỉ chiếm
khoảng 7%, giọng nói khoảng 38% cịn hình ảnh thì chiếm tới 55%. Vì vậy nếu muốn
việc giao tiếp trở nên sinh động, hứng thú hơn thì ta nên đầu tư hơn vào giọng nói và đặc
biệt là hình ảnh (cử chỉ, thái độ,…)
Ngơn ngữ là loại mã phổ biến thường dùng trong giao tiếp để truyền thông tin, làm
cuộc giao tiếp diễn ra dễ dàng hơn, nhưng ở vài trường hợp thì ngơn ngữ lại là một phần
gây cản trở đến việc giao tiếp do bất đồng ngơn ngữ. Vì vậy để thuận tiện trong việc giao
tiếp thì các cá nhân nên rèn luyện thêm cho mình về ngoại ngữ ít nhất là ngồi ngơn ngữ
mẹ đẻ thì nên biết thêm ngơn ngữ phổ biến – tiếng Anh.
Thời gian không phù hợp cũng làm gián đoạn việc giao tiếp, vì mỗi cá nhân đều có
đồng hồ sinh học và lịch hoạt động khác nhau, vì thế sẽ có những khoảng thời gian mà cá


nhân đó khơng giao tiếp tốt được. Do đó, để cuộc giao tiếp thành công, cần hiểu đồng hồ
sinh học và lịch hoạt động của mình và đối phương, biết sắp xếp thời gian phù hợp, hợp
lý cho các bên giao tiếp.
Đơi khi mỗi cá nhân đều có những định kiến riêng đối với người đối diện vì có nền
văn hóa, vai trị, vị thế trong xã hội khác nhau. Những định kiến này dễ dẫn đến những
cái nhìn sai lệch về đối phương, hình thành nên những mâu thuẫn hoặc vơ tình tạo ra bức

tường vơ hình ngăn cách trong giao tiếp. Để xây dựng được cuộc giao tiếp như mong
muốn thì trước tiên các cá nhân phải vứt bỏ đi được những định kiến sai lệch đó, hình
thành lối sống, suy nghĩ cởi mở hơn, thoải mái hơn và hiện đại hơn.
4. Làm thế nào để rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp trong môi trường Đại học
và công sở, doanh nghiệp.
a. Trong môi trường Đại học.
Mạnh dạn làm quen, mở rộng mối quan hệ với bạn bè, thầy cơ. Muốn có được kỹ
năng giao tiếp tốt thì trước tiên phải tạo dựng được mối quan hệ tốt. Đầu tiên chúng ta
nên tập làm quen với những người xung quanh trước như bạn cùng bàn, sau đó có thể mở
rộng ra hơn là các bạn cùng lớp và các thầy cơ giáo bộ mơn, sau đó chúng ta có thể quen
biết rộng hơn khi tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm hay tham gia các hoạt động của nhà
trường. Từ những mối quan hệ đó, khơng những chúng ta có thể học hỏi, rèn luyện những
kỹ năng để giao tiếp mà còn học hỏi được nhiều kỹ năng hay kiến thức khác.
Trau dồi, nâng cao thêm nhiều về vốn từ để dễ dàng, thuận lợi cho việc giao tiếp
một cách suôn sẻ. Ngôn ngữ là công cụ phổ biến trong giao tiếp, nhưng nếu dùng sai ngữ
pháp hay hiểu sai nghĩa của từ thì dễ dẫn đến hiểu lầm hoặc không hiểu hết ý mà người
nói muốn truyền đạt, cho nên trau dồi về vốn từ có thể làm cho người nói tự tin hơn trong
giao tiếp, giúp người nghe hiểu đúng, hiểu rõ những gì người nói truyền đạt và đặc biệt là
sẽ khơng xảy ra tình trạng bị gián đoạn khi người nói bị bí từ, khơng biết dùng từ gì để
diễn đạt. Ngoài ra, chúng ta nên rèn luyện thêm ngoại ngữ để mở rộng nhiều mối quan hệ
hơn, thuận lợi hơn trong giao tiếp.
Ngồi việc đầu tư về mặt ngơn ngữ thì đầu tư về mặt hình ảnh và giọng nói cũng
rất quan trọng. Trong giao tiếp, khi nói chúng ta nên kết hợp thêm cử chỉ tay chân, cảm
xúc và phải biết ngưng nghỉ, ngắt đoạn đúng lúc, khi nói phải rõ ràng, nhấn mạnh, trong
giọng nói để người nghe dễ hiểu hơn, hứng thú hơn, tăng tính sinh động, tránh tạo sự
nhàm chán cho cuộc giao tiếp.
Biết cởi mở với bạn bè, kính trọng thầy cơ, có thái độ tốt, học cách kiềm chế cảm
xúc, ln giữ bình tĩnh để làm mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn cũng góp phần nâng cao
kỹ năng giao tiếp. Thường xuyên tập luyện để tạo nên sự tự tin, ít nhất phải biết tự giới
thiệu về bản thân trước mọi người.

Học tập và áp dụng tốt các môn học về kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ở
trường Đại học. Nhiều trường Đại học rất coi trọng việc đào tạo các kỹ năng cho sinh
viên cho nên đã đưa kỹ năng vào như một mơn học, từ đó có thể giúp cho sinh viên rèn
luyện. Ngoài học tập ở trên lớp, chúng ta nên tìm đọc nhiều sách về kỹ năng giao tiếp để
dần hồn thiện hơn.
b. Trong mơi trường cơng sở, doanh nghiệp.
Về cơ bản, thì rèn luyện kỹ năng trong môi trường công sở cũng giống như trong
môi trường Đại học, tuy nhiên ở công sở, doanh nghiệp thì kỹ năng giao tiếp có mức độ


quan trọng hơn so với Đại học vì nó cũng ảnh hưởng nhiều đến năng suất và hiệu quả
làm việc.
Biết phá vỡ sự im lặng, thúc đẩy môi trường hoạt náo, vui tươi. Trong công sở,
doang nghiệp với khối lượng công việc lớn đã làm cho tinh thần các nhân viên mệt mỏi,
stress và nếu như môi trường làm việc chán nản như vậy dễ làm cho các nhân viên uể oải,
mất đi tinh thần làm việc. Vì vậy, biết khuấy động khơng khí cũng góp phần làm cho tinh
thần mọi người thoải mái, vui vẻ hơn, giảm đi áp lực và nâng cao hiệu quả làm việc.
Phải là con người có tính trung thực, vì trong giao tiếp, trung thực tạo nên sự gần
gũi, thoải mái. Tạo dựng được sự tin tưởng của đối phương làm đối phương cảm thấy
không ngại để giao tiếp với chúng ta. Chúng ta có thể nói thật nhưng phải khéo léo và tế
nhị để khơng làm tổn thương người đối diện mà cịn có thể giúp người đối diện nhìn nhận
rõ vấn đề như ưu, khuyết điểm của bản thân để cố gắng sữa chữa.
Tích cực học hỏi từ đồng nghiệp, tiếp thu ý kiến của cấp trên, nhất là những người
có tuổi đời và tuổi nghề cao, vì họ là những người đi trước có nhiều kinh nghiệm hơn
chúng ta, họ là những con người từng trải cho nên có thể có kinh nghiệm trong việc nhận
biết những gì là phù hợp hay chưa phù hợp. Việc học hỏi đó có thể giúp chúng ta ứng xử
khôn khéo hơn để tạo nên quá trình giao tiếp như mong muốn.
Đừng đùn đẩy trách nhiệm, hãy giữ thái độ tích cực trong cơng việc để tạo được
thiện cảm cho đồng nghiệp và cấp trên. Những cơng việc mà cấp trên giao phải hồn
thành tốt hay phải trên cả mong đợi thì khi đó mới tạo được sự tin tưởng của cấp trên và

có thể n tâm bàn giao nhiều cơng việc cho mình. Từ đó việc giao tiếp cũng trở nên dễ
dàng hơn trong cơng việc và tạo ra những lợi ích mà ta mong muốn.
5. Bản thân đã rèn luyện được những gì trong thời gian vừa qua.
Bản thân tôi cũng đã không ngừng cố gắng để dần hoàn thiện những kỹ năng về
giao tiếp. Ln cố gắng học tập, tìm hiểu qua sách vở, tạo dựng nhiều mối quan hệ tốt đối
với thầy cơ và bạn bè. Tham gia tích cực các hoạt động của trường lớp và các câu lạc bộ,
đội, nhóm để mở rộng quan hệ. Học cách lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ để
nâng cao hiệu quả giao tiếp. Trau dồi về vốn từ để dễ dàng hơn trong giao tiếp, ngồi ra,
hiện tại tơi đang rèn luyện thêm về ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh để sau này sẽ thuận lợi
hơn trong việc giao tiếp với người nước ngoài.
Ngoài việc rèn luyện ở trường lớp, tơi cịn rèn luyện ở bên ngồi nhà trường như
tham gia các hoạt động ngoại khóa ở bên ngồi, khơng chỉ nâng cao thêm về mặt kiến
thức mà kỹ năng giao tiếp cũng được cải thiện. Làm thêm cũng là một cách tốt trong việc
cải thiện kỹ năng, ngoài việc có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống thì việc tiếp xúc
với nhiều đối tượng đa dạng về độ tuổi, giới tính, vị thế khác nhau cũng giúp tơi nhạy bén
hơn trong các tình huống và xử lí các vấn đề một cách phù hợp hơn.
III.

Kết luận:

Việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với chúng ta. Mọi
hoạt động đời sống đều sử dụng đến giao tiếp và kỹ năng giao tiếp là cơ sở của nhiều kỹ
năng khác. Muốn có một cơng việc tốt trong tương lai thì kỹ năng giao tiếp cũng rất quan
trọng. Khi chúng ta có kỹ năng giao tiếp thì có thể giúp cho mối quan hệ giữa chúng ta
với mọi người trở nên tốt hơn, gặp thuận lợi hơn trong cuộc sống.
Đối với cá nhân, để có được kỹ năng về giao tiếp thì các cá nhân phải nỗ lực rèn
luyện, cố gắng từng ngày, tích lũy kinh nghiệm, học hỏi những điều chưa biết từ bạn bè,


thầy cô. Đối với nhà trường, trong các bài tập dành cho sinh viên nên xây dựng theo hình

thức làm việc nhóm, nên quan tâm nhiều hơn về đào tạo kỹ năng cho sinh viên, tạo ra
nhiều môi trường mới như thành lập nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm cho sinh viên thỏa sức
sáng tạo, thỏa mãn niềm đam mê để sinh viên tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và
tổ chức nhiều học phần về rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho tương lai của sinh viên.
Đối với xã hội, cần tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt, ngồi việc có thể trao đổi kiến
thức học tập và đời sống cịn có thể tạo ra những mối quan hệ tốt giúp ích cho việc rèn
luyện của chúng ta.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài tiểu luận này em xin chân thành cảm ơn đến trường Đại học
Nông Lâm đã đưa Kỹ năng mềm vào chương trình dạy học. Đặc biệt cảm ơn sâu sắc đến
giảng viên bộ môn Lê Thị Hồng Phương đã rất nhiệt huyết trong giảng dạy, đã truyền đạt
cho em những kiến thức bổ ích và tận tình giúp đỡ em học tốt môn học này. Môn Kỹ
năng mềm là một môn học bổ ích giúp chúng em rèn luyện những kỹ năng cần thiết để áp
dụng vào đời sống và công việc tương lai. Sau khi được học môn Kỹ năng mềm em nhận
thấy mình cũng dần hồn thiện hơn rất nhiều, thuần thục hơn khi sử dụng các kỹ năng
trong giao tiếp, thuyết trình,… và là hành trang quý báu giúp em vững bước, tự tin hơn
sau này.
Khi làm bài tập sẽ khó tránh khỏi sai sót mong thầy cơ thơng cảm và góp ý tận
tình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.



×