Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất cho việc xử lý rác thải tại thành phố Quy Nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 113 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các số liệu sử
dụng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của địa bàn nghiên cứu. Các kết quả
này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Huế, ngày

tháng 4 năm 2016

Tác giả luận văn

Võ Thị Thanh Bình

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS
Hoàng Thị Thái Hịa, Trưởng Bộ mơn Nơng hóa Thổ nhưỡng, Khoa Nông học, Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Chất thải Nông nghiệp - Trường Đại học
Nông lâm Huế, là người đã hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức,
kinh nghiệm và phương pháp để hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Huế,
tồn thể q thầy giáo, cơ giáo, Phịng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Tài nguyên đất và
Môi trường nông nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Huế, cùng tồn thể bạn bè đã


giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài ngun và Mơi
trường Bình Định, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Chi cục Quản lý Đất đai, Ban Quản lý
các Cơng trình trọng điểm tỉnh Bình Định, UBND xã Phước Mỹ, Công ty cổ phần
Môi trường Đô thị Quy Nhơn, các ban ngành, cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Bình
Định, đã tạo điều kiện cho tôi gặp gỡ, điều tra khảo sát, thu thập số liệu và các chuyên
gia trong lĩnh vực liên quan đã cộng tác, đóng góp những thơng tin q báu, cùng
những ý kiến xác đáng để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn./.

Huế, ngày

tháng 4 năm 2016

Tác giả luận văn

Võ Thị Thanh Bình

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Trong cơng tác quy hoạch sử dụng đất, việc chọn địa điểm xây dựng bãi chôn
lấp rác thải là rất cần thiết, nó địi hỏi phải đánh giá rất nhiều các tiêu chí khác nhau
về tự nhiên, kinh tế, xã hội, mơi trường. Vì vậy sự lựa chọn đúng giúp chúng ta bảo
vệ môi trường và giảm thiểu chi phí xây dựng, cũng như giải quyết các vấn đề xã hội
khác. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ cấp bách của quản lý đất đai. Để tránh
tình trạng sử dụng đất lãng phí, hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái môi trường,

đề tài được thực hiện với mục đích là đánh giá được thực trạng quản lý và sử dụng
đất cho việc xử lý rác thải tại thành phố Quy Nhơn, từ đó đề xuất giải pháp xây dựng
quỹ đất hợp lý cho việc xử lý rác thải tại địa bàn nghiên cứu. Số liệu đề tài được thu
thập từ năm 2010 – 2015 và sử dụng các phương pháp như điều tra thu thập số liệu
thứ cấp, số liệu sơ cấp, phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích số liệu.
Thành phố Quy Nhơn là thành phố ven biển của tỉnh Bình Định, với tổng diện tích
tự nhiên là 28.605,76 ha. Thành phố có 16 phường, 5 xã. Hiện nay dân số toàn thành phố
khoảng trên 300.000 người. Mỗi ngày thành phố Quy Nhơn thải ra một lượng rác thải
khổng lồ khoảng hơn 200 tấn rác.
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích đất bãi thải, xử lý chất
thải của thành phố Quy Nhơn là 46,79 ha, được phân bố tại 06 phường, xã. Hiện
nay đất sử dụng cho việc xử lý rác thải của thành phố là 35,27 ha, chiếm tỷ lệ
0,12% so với tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố và chiếm 0,36% so với tổng
diện tích đất phi nơng nghiệp. Tổng diện tích đất đang sử dụng tại khu xử lý rác
thải Long Mỹ, xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn là 35,15 ha, trong đó đất dùng
cho xử lý, chơn lấp rác thải là 13,24 ha.
Sử dụng đất xử lý rác thải tại khu xử lý rác thải mang lại hiệu quả về kinh tế như
có chi phí xử lý mơi trường thấp nhất (đối với bãi chôn lấp hợp vệ sinh), phù hợp với
nguồn lực tài chính của địa phương. Về hiệu quả xã hội là tạo việc làm cho lao động
không có chun mơn, tận dụng nguồn lao động sẵn có của thành phố, giải quyết công
ăn việc làm cho gần 500 lao động với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Về
hiệu quả môi trường, đã cải thiện vệ sinh mơi trường của thành phố Quy Nhơn, hạn
chế được tình trạng ơ nhiễm mơi trường do rác thải, góp phần cải thiện mỹ quan thành
phố biển Quy Nhơn. Ngoài những lợi ích về mặt tài chính, người dân cịn được hưởng
những lợi ích khác mà chúng ta khơng thể lượng hố được bằng tiền, đó là những lợi
ích về sức khỏe.
Nghiên cứu của đề tài đã đưa ra các giải pháp, quản lý nguồn tài đất đai có hiệu
quả. Xây dựng quỹ đất dành cho việc xử lý rác thải trong thời gian đến một cách hợp
lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn định và phát triển bền vững.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích và mục tiêu của đề tài ..................................................................................2
2.1. Mục đích của đề tài...................................................................................................2
2.2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................3
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất ....................................................................3
1.1.2. Khái niệm về rác thải và các nguồn phát sinh rác thải ..........................................4
1.1.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường của rác thải ...............................................................5
1.1.4. Cơ sở pháp lý lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho việc xử lý rác thải .........5
1.1.5. Các chỉ tiêu trong việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp
chất thải rắn .....................................................................................................................7
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................10
1.2.1. Tình hình rác thải trên thế giới ............................................................................10

1.2.2. Tình hình rác thải tại Việt Nam và Quy Nhơn ....................................................12
1.2.3. Các phương pháp xử lý rác thải trên thế giới và Việt Nam .................................13
1.3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................24

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGIÊN CỨU ..........................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................24
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................24
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................24
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu ...................................................24
2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp .........................................................................25
2.3.3. Phương pháp chuyên gia .....................................................................................25
2.3.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu ..........................................................................25
2.3.5. Phương pháp tính tốn một số chỉ tiêu liên quan đến đề tài ................................25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................27
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ QUY NHƠN ......27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................27
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội .....................................................................................32
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .......................................38
3.2. TÌNH HÌNH RÁC THẢI VÀ DỰ BÁO LƯỢNG RÁC THẢI ĐẾN NĂM 2020
TẠI THÀNH PHỐ QUI NHƠN ....................................................................................39
3.2.1. Tình hình rác thải tại thành phố Quy Nhơn từ năm 2010 – 2015 .......................39
3.2.2. Dự báo lượng rác thải từ 2016 – 2020 tại thành phố Quy Nhơn .........................40

3.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI THÀNH PHỐ
QUY NHƠN ..................................................................................................................41
3.3.1. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho đất bãi thải, xử lý chất thải tại
thành phố Quy Nhơn .....................................................................................................41
3.3.2. Tình hình giải phóng mặt bằng ............................................................................43
3.3.3. Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ............................................................44
3.3.4. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai .....................................................................48
3.3.5. Tình hình giao đất, cho thuê đất ..........................................................................49
3.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI THÀNH PHỐ
QUY NHƠN .................................................................................................................49
3.4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 thành phố Quy Nhơn .....................................49
3.4.2. Hiện trạng sử dụng đất bãi thải, xử lý chất thải tại thành phố Quy Nhơn ...........52

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi

3.4.3. Hiện trạng sử dụng đất khu xử lý rác thải Long Mỹ, thành phố Quy Nhơn .......53
3.4.4. Đánh giá tình hình sử dụng đất xử lý rác thải tại thành phố Quy Nhơn .............63
3.4.5. Dự báo quỹ đất cho xử lý rác thải tại thành phố Quy Nhơn ...............................67
3.4.6. Hiệu quả sử dụng đất của việc xử lý rác thải ......................................................70
3.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ CHO VIỆC XỬ LÝ RÁC
THẢI TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN ........................................................................78
3.5.1. Giải pháp về bảo vệ môi trường ..........................................................................78
3.5.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước .............................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................80
4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................80
4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................82


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHLB

:

Cộng hòa liên bang

CTR

:

Chất thải rắn

CTRSH

:

Chất thải rắn sinh hoạt

GPMB

:


Giải phóng mặt bằng

KD

:

Kinh doanh

UBND

:

Ủy ban nhân dân

WB

:

Ngân hàng thế giới

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.

Lựa chọn quy mô bãi chơn lấp ................................................................7


Bảng 1.2.

Quy mơ diện tích bãi chơn lấp .................................................................8

Bảng 1.3.

Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chơn lấp ..................................9

Bảng 1.4.

Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước Châu Á ....................14

Bảng 2.1.

Tính tốn cơng suất ô chôn lấp rác thải .................................................26

Bảng 3.1.

Cơ cấu tổng sản phẩm ...........................................................................33

Bảng 3.2.

Lượng rác thải từ năm 2010 đến 2015 ..................................................39

Bảng 3.3.

Dự báo lượng rác thải từ 2016 – 2020 tại thành phố Quy Nhơn ...........40

Bảng 3.4.


Cơng trình hạ tầng kỹ thuật tại khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ .........44

Bảng 3.5.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 thành phố Quy Nhơn .......................49

Bảng 3.6.

Hiện trạng sử dụng đất bãi thải, xử lý chất thải tại các phường, xã của
thành phố Quy Nhơn năm 2015 ............................................................52

Bảng 3.7.

Hiện trạng sử dụng đất Khu xử lý rác thải Long Mỹ, thành phố Quy
Nhơn ......................................................................................................57

Bảng 3.8.

Công suất các ô chôn lấp .......................................................................60

Bảng 3.9.

Tổng hợp khối lượng rác được xử lý từ năm 2011 – 2015 ...................61

Bảng 3.10.

Kết quả thực hiện việc sử dụng đất bãi thải, xử lý chất thải .................63

Bảng 3.11.


Tình hình chôn lấp rác thải tại khu xử lý rác thải Long Mỹ..................66

Bảng 3.12.

Diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải cấp tỉnh phân bổ cho thành phố
Quy Nhơn đến năm 2020.......................................................................67

Bảng 3.13.

Công suất rác thải ô chôn lấp C3 ...........................................................68

Bảng 3.14.

Dự báo lượng rác thải và quỹ đất cần cho chôn lấp rác thải từ 2016 2020 .......................................................................................................68

Bảng 3.15.

Kết quả tính tốn, đề xuất xây dựng quỹ đất đến 2020 .........................69

Bảng 3.16.

Hiệu quả kinh tế trong việc xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp
và phương pháp chế biến phân compost tại khu xử lý rác thải
Long Mỹ ................................................................................................71

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ix


Bảng 3.17.

Các thơng số ơ nhiễm mơi trường khơng khí do hoạt động của khu xử
lý rác thải Long Mỹ tại khu vực cửa nhà máy .......................................72

Bảng 3.18.

Các thông số ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động của khu xử
lý rác thải Long Mỹ tại khu vực ô chôn lấp rác đang vận hành ............73

Bảng 3.19..

Hiệu quả về mặt xã hội của xử lý rác thải .............................................76

Bảng 3.20.

Kết quả phỏng vấn người dân................................................................77

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1.

Sơ đồ thành phố Qui Nhơn ....................................................................27

Hình 3.2.


Sơ đồ qui hoạch sử dụng đất thành phố Qui Nhơn ...............................41

Hình 3.3.

Tỷ lệ sử dụng đất thành phố Quy Nhơn ................................................51

Hình 3.4.

Sơ đồ mặt bằng qui hoạch Khu xử lý rác thải Long Mỹ,
TP Quy Nhơn.........................................................................................55

Hình 3.5.

Tỷ lệ sử dụng đất xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn .........................56

Hình 3.6.

Một số hình ảnh về Nhà máy, khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ ..........59

Hình 3.7:

Quy trình chơn lấp chất thải rắn ............................................................61

Hình 3.8.

Quy trình vận hành sản xuất phân compost ..........................................62

Hình 3.9.


Tỷ lệ sử dụng đất bãi thải, xử lý chất thải thực tế so với quy hoạch, kế
hoạch được duyệt ...................................................................................64

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hố - xã hội, quốc phịng, an ninh. Vì vậy, quản lý và
khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai là nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia.
Tốc độ đơ thị hóa trong thời kỳ đổi mới của đất nước đã làm thay đổi nhiều bộ
mặt đô thị ở Việt Nam. Sự phát triển các khu đơ thị, nhà máy, xí nghiệp, trường học,
sự gia tăng dân số cùng với nhu cầu sử dụng về vật chất và nhu cầu thực phẩm phục vụ
cho con người ngày càng tăng lên. Khối lượng các chất thải ra mơi trường ngày càng
nhiều, trong đó rác thải sinh hoạt chiếm phần lớn, tạo ra sức ép lớn về quỹ đất dành
cho việc xử lý rác thải.
Ở Việt Nam, công tác lựa chọn địa điểm cho việc xử lý rác thải tại một số địa
phương được thực hiện tương đối tự phát với việc áp dụng các tiêu chí đơn giản như:
khoảng cách tới khu dân cư gần nhất, hướng gió, tận dụng các diện tích đất chưa sử
dụng. Mặc dù công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được triển khai tại các
địa phương nhưng chất lượng chưa cao, một số chỉ tiêu sử dụng đất dự báo chưa sát
với nhu cầu thực tế. Việc thiếu các giải pháp phối hợp khai thác sử dụng đất với cải tạo
đất, gắn kết mục đích kinh tế với bảo vệ môi trường, đã làm ảnh hưởng đến môi
trường sống của người dân, dẫn đến người dân phản đối, khiếu nại.
Điều 22, Luật Đất đai 2013 xác định một trong những nội dung quản lý Nhà nước

về đất đai là ‘‘Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” [16]. Điều 16, Luật Đất đai
khẳng định nguyên tắc sử dụng đất là phải đảm bảo ‘‘Đúng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất, tiết kiệm, có hiệu quả bảo vệ mơi trường và
khơng làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh” [16].
Vấn đề tìm vị trí chơn lấp rác thải cũng là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của quy hoạch sử dụng đất. Trong công tác quy hoạch sử dụng đất, việc chọn địa
điểm xây dựng bãi chôn lấp rác thải là rất cần thiết, nó địi hỏi phải đánh giá rất nhiều
các tiêu chí khác nhau về tự nhiên, kinh tế, xã hội, mơi trường. Vì vậy sự lựa chọn
đúng giúp chúng ta bảo vệ mơi trường và giảm thiểu chi phí xây dựng, cũng như giải
quyết các vấn đề xã hội khác. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ cấp bách của
quản lý đất đai.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2

Để tránh tình trạng sử dụng đất lãng phí, hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái
môi trường, đề tài: “Nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất cho việc xử lý rác
thải tại thành phố Quy Nhơn” được thực hiện.
2. Mục đích và mục tiêu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Đánh giá được thực trạng quản lý và sử dụng đất cho việc xử lý rác thải tại thành
phố Quy Nhơn, từ đó đề xuất giải pháp xây dựng quỹ đất hợp lý cho việc xử lý rác thải
tại địa bàn nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được tình hình rác thải tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá được thực trạng quản lý và sử dụng đất cho việc xử lý rác thải tại
thành phố Qui Nhơn.
- Đề xuất được giải pháp xây dựng quỹ đất hợp lý cho việc xử lý rác thải trên địa

bàn nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về quản lý và sử dụng đất
cho xử lý rác thải.
- Góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý đất đai lồng ghép với công tác
bảo vệ môi trường.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả đề tài góp phần đề xuất giải pháp trong việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp
lý, bảo vệ môi trường trong sạch, tránh được tình trạng khiếu kiện của người dân, bảo
đảm an ninh trật tự.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để đề xuất các phương án triển
khai các biện pháp nhằm giải thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải
gây ra (đặc biệt là trong quy hoạch sử dụng bãi rác thải hợp lý).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô vùng quý giá được chuyển tiếp qua các thế hệ
và được xem là một dạng tài sản đặc biệt. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa ngày càng cao đã gây ra nhiều sức ép
làm cho tình hình sử dụng đất trên thị trường biến động không ngừng.
Thành phố Quy Nhơn là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh

Bình Định, có mật độ dân cư đơng đúc. Cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu và
kinh tế khu vực của đất nước, Quy Nhơn đang trên đà thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, có những bước phát triển nhanh về các lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng, giao
thơng, thương mại, văn hóa xã hội, du lịch, dịch vụ…Q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đã mang lại những lợi ích to lớn cho thành phố nhưng đồng thời cũng nảy sinh
nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặt biệt là sự phát sinh rác thải
– một vấn đề bức xúc đối với thành phố hiện nay.
Việc lập quy hoạch sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất, phục vụ cho sự
phát triển kinh tế của địa phương. Để có một phương án quy hoạch sử dụng đất khả thi
cao cần xem xét tính tốn trên ba phương diện đó là: kinh tế, xã hội và mơi trường. Do
vậy, việc lập quy hoạch sử dụng đất lồng ghép bảo vệ môi trường là rất cần thiết nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội theo hướng bền vững và lâu dài.
* Quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian
sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ mơi
trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng
đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính
trong một khoảng thời gian xác định [16].
* Kế hoạch sử dụng đất:
Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để
thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất [16].
* Hủy hoại đất:

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4

Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ơ
nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định [16].

* Nguyên tắc sử dụng đất:
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích
chính đáng của người sử dụng đất xung quanh [16].
* Phát triển bền vững:
Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường [17].
1.1.2. Khái niệm về rác thải và các nguồn phát sinh rác thải
a. Khái niệm
Rác là một từ dùng chỉ chung những vật khơng có giá trị sử dụng đối với một số
đối tượng nhất định, nói chung là các vật rơ rác để loại bỏ [20]. Chất thải là vật chất
được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [17].
b. Các nguồn phát sinh rác thải: Rác thải phát sinh từ 3 nguồn chủ yếu sau đây:
- Rác thải sinh hoạt (chất thải từ các hộ gia đình);
- Rác thải sản xuất kinh doanh (các chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản
xuất kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng...);
- Rác thải nguy hại (các chất độc hại, nguy hiểm cho con người và sinh vật như
chất thải y tế, chất phóng xạ...).
* Phân loại chất thải:
Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: gồm chất thải rắn, chất thải lỏng và
chất thải khí.
Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: chất thải dạng hữu cơ và vô cơ hoặc
chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy bìa...
Phân loại chất thải theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật như chất
thải độc hại, chất thải đặc biệt độc hại...
Mỗi cách phân loại có mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử
dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả.
Riêng với các chất thải phát sinh từ khu vực đô thị bao gồm 4 nhóm: vơ cơ, hữu
cơ, phân bắc và chất thải nguy hại. Các chất thải vô cơ phát sinh chủ yếu từ các khu

vực công nghiệp, thương mại và xây dựng, với một lượng nhất định đầu vào từ nền

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5

kinh tế hộ gia đình. Chất thải hữu cơ được phát sinh từ công nghiệp chế biến thực
phẩm, các chợ, các cửa hàng bán lẻ rau và từ các thức ăn thải ra từ kinh tế hộ gia đình.
Phân bắc phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình, với một phần ít hơn là nước thải cống từ
các khách sạn, các cơ quan và các hộ gia đình có đường cống nối với hệ thống cổng
thoát nước thành phố. Các chất thải nguy hại chủ yếu phát sinh từ các bệnh viện và
khu vực luyện kim hoặc xử lý kim loại.
1.1.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường của rác thải
Nguồn phát sinh khí thải bốc lên từ các bãi chơn lấp, gồm: NH3, H2S, CH4 và CO2
các mùi hôi ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, gây các bệnh về đường hô hấp.
Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp chảy ra ngồi, một phần hịa vào dịng nước mặt chảy
qua khu vực gây ô nhiễm nguồn nước mặt, một phần tự thấm vào đất gây ô nhiễm môi
trường đất.
Nguồn ô nhiễm khác đáng quan tâm trong quá trình hoạt động của bãi chôn lấp
rác thải là bụi và vấn đề ruồi nhặng phát sinh nhiều, ảnh hưởng đến khu vực dân cư
xung quanh [10].
1.1.4. Cơ sở pháp lý lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho việc xử lý rác thải
a. Văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội:
- Luật Đất đai năm 1993 (đã thay đổi);
- Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (đã thay đổi);
- Luật Đất đai năm 2003 (đã thay đổi);
- Luật Xây dựng năm 2003;
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (đã thay đổi);

- Luật Quy hoạch Đô thị năm 2009;
- Luật Đất đai năm 2013;
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
b. Văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai năm 2003 (đã thay đổi);
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm
2005 (đã thay đổi);

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn (đã thay đổi);
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy
định về quản lý chất thải và phế liệu;
c. Văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 01 năm
2001 của liên Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng hướng dẫn các
quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành
bãi chôn lấp chất thải rắn;
- Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 261: 2001 – Bãi chôn lấp chất thải
rắn – Tiêu chuẩn thiết kế, do Công ty Tư vấn xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt

Nam biên soạn, Vụ Khoa học Cơng nghệ trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo
Quyết định số 35/2001/QĐ-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2001;
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều
chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (đã thay đổi);
- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng
dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (đã
thay đổi);
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT, ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất các cấp (đã thay đổi)
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất;
- Thông tư 02/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số
44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ;

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7

d. Văn bản do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định ban hành
- Quyết định số 3234/QĐ-UB, ngày 27 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Bình
Định về việc phê duyệt dự toán lập quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020;
- Công văn số 3145/UBND-KTN ngày 20 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Bình Định về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Quyết định số 3764/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh
Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử
dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tại thành phố Quy Nhơn;
- Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh Bình Định về
việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 theo Chỉ thị 21/CTTTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
1.1.5. Các chỉ tiêu trong việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn
lấp chất thải rắn
Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng hướng dẫn các quy định về bảo vệ
môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất
thải rắn, cụ thể như sau:
1.1.5.1. Lựa chọn quy mô bãi chôn lấp
Bảng 1.1. Lựa chọn quy mô bãi chôn lấp

Loại đô thị, khu công
nghiệp

Dân số
(1000
người)

Khối lượng
chất thải
(1000
tấn/năm)

Thời gian
sử dụng


Quy mô
bãi

Đô thị cấp 4, 5, cụm
công nghiệp nhỏ

Dưới 100

Dưới 20

Dưới 5

Nhỏ

Đô thị cấp 3, 4, khu CN,
cụm CN vừa

100 - 500

20 – 65

Từ 5 – 10

Vừa

Đô thị cấp 1, 2, 3, khu
CN, khu chế xuất

500 - 1000


65 – 200

Từ 10 – 15

Lớn

Đô thị cấp 1, 2, khu CN
lớn, khu chế xuất

Trên 1000

Trên 200

Từ 15 – 30

Rất lớn

Nguồn: Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 261: 2001. [3]

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8

Khi lực chọn quy mô bãi chôn lấp, phải dựa trên cơ sở dân số đô thị, khu công
nghiệp và khối lượng chất thải, tỷ lệ tăng dân số và lượng gia tăng chất thải, khả năng
tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển [3].
1.1.5.2. Lựa chọn các mô hình bãi chơn lấp
Tùy thuộc vào các đặc tính của từng loại chất thải được chôn lấp và đặc điểm địa

hình từng khu vực, có thể lựa chọn các mơ hình bãi chơn lấp: bãi chơn lấp khơ, bãi
chơn lấp ướt, bãi chôn lấp hỗn hợp khô – ướt, bãi chơn lấp nổi, bãi chơn lấp chìm, bãi
chơn lấp kết hợp chìm nổi và bãi chơn lấp ở các khe núi.
Đối với việc lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn, ngồi các phân tích về mặt
định tính như trên thì các chỉ tiêu định lượng là rất quan trọng. Các chỉ tiêu này cho phép
chúng ta có những cơ sở để thực hiện bài tốn tìm kiếm địa điểm thích hợp.[2]
1.1.5.3. Quy mơ diện tích bãi chơn lấp
Quy mơ diện tích bãi chơn lấp được xác định trên cơ sở:
Dân số và lượng chất thải hiện tại, tỷ lệ tăng dân số và tăng lượng chất thải
trong suốt thời gian vận hành bãi chôn lấp.
-

-

Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển của đô thị.

Việc thiết kế bãi chôn lấp phải đảm bảo sao cho tổng chiều dày của bãi kể từ
đáy đến đỉnh có thể từ 15 m đến 25 m, tuỳ thuộc vào loại hình bãi chơn lấp và điều
kiện cảnh quan xung quanh bãi chơn lấp.
-

- Tỷ lệ diện tích xây dựng các cơng trình phụ trợ: đường, đê kè, hệ thống thoát
nước, dẫn nước, nhà kho, sân bãi, xưởng, hồ lắng nước rác, hồ xử lý nước, hệ thống
hàng rào cây xanh và các cơng trình phụ trợ khác trong bãi chơn lấp chiếm khoảng
20% tổng diện tích bãi [2].
Bảng 1.2. Quy mơ diện tích bãi chơn lấp
STT

Loại bãi


Dân số đơ thị hiện tại
(người)

Lượng rác
(tấn/năm)

Diện tích bãi
(ha)

1

Nhỏ

100.000

20.000

10

2

Vừa

100.000 – 300.000

65.000

10 - 30

3


Lớn

300.000 – 1.000.000

200.000

30 – 50

4

Rất lớn

1.000.000

> 200.000

50

Nguồn: Phụ lục 4 của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD
ngày 18/01/2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng [2].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

1.1.5.4. Lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp
Địa điểm bãi chôn lấp được xác định căn cứ theo quy hoạch xây dựng đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

-

-

Khoảng cách xây dựng từ bãi chôn lấp tới các điểm dân cư, khu đô thị.
- Việc lựa chọn địa điểm phải căn cứ vào các yếu tố:

+ Yếu tố tự nhiên: Địa hình, khí hậu, thủy văn, yếu tố địa chất, địa chất thủy
văn, địa chất cơng trình, yếu tố tài nguyên – khoáng sản, cảnh quan sinh thái.
+ Yếu tố kinh tế - xã hội: Sự phân bố dân cư của khu vực, hiện trạng kinh tế và
khả năng tăng trưởng kinh tế, hệ thống quản lý hành chính, di tích lịch sử, an ninh
quốc phịng.
+ Yếu tố về cơ sở hạ tầng: Giao thông, hiện trạng sử dụng đất, phân bố các cơ
sở sản xuất công nghiệp, khai khoáng hiện tại và tương lai, hệ thống cấp thốt nước và
mạng lưới điện.
-

Khi lựa chọn vị trí bãi chôn lấp cần phải xác định rõ:

+ Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các đô thị
+ Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các cụm dân cư
+ Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các sân bay
+ Khoảng cách từ bãi chơn lấp đến các cơng trình văn hóa, khu du lịch
+ Khoảng cách từ bãi chơn lấp đến các cơng trình khai thác nước ngầm
+ Khoảng cách từ rìa bãi chơn lấp đến đường giao thơng chính. [2]
Bảng 1.3. Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp
Khoảng cách tới bãi chôn lấp (m)
Đối tượng cần
cách ly


Đô thị
Sân bay, các khu công
nghiệp, hải cảng

Đặc điểm và quy mơ
các cơng trình

Các thành phố,
thị xã
Quy mơ nhỏ đến lớn

Bãi chôn
lấp vừa
và nhỏ

Bãi chôn
lấp lớn

Bãi chôn
lấp rất lớn

≥ 3000

≥ 5000

15000

≥ 1000

≥ 2000


≥ 3000

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10

Khoảng cách tới bãi chôn lấp (m)
Đối tượng cần

Đặc điểm và quy mơ
các cơng trình

cách ly

Bãi chơn
lấp vừa
và nhỏ

≥ 15

Bãi chôn
lấp lớn

Bãi chôn
lấp rất lớn

Thị trấn, thị tứ, cụm
dân cư ở đồng bằng và

trung du

Cuối hướng do chính

Cụm dân cư miền núi

≥ 15 hộ, cùng khe núi
(có dịng chảy xuống)

≥ 3000

≥ 5000

≥ 5000

CS < 1000 m3/ng

≥ 50

≥ 100

≥ 500

CS 100-10000 m3/ng

≥ 100

≥ 500

≥ 1000


CS ≥ 10000 m3/ng

≥ 500

≥ 1000

≥ 5000

Quốc lộ, tỉnh lộ

≥ 100

≥ 300

≥ 500

Cơng trình khai thác
nước ngầm
Khoảng cách từ đường
giao thông tới bãi

≥ 1000

Các hướng khác

≥ 3000

chôn lấp
(Nguồn: Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 261: 2001 [3])

Theo quy định của TCXDVN 261:2001 và Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và
Mơi trường, Bộ Xây dựng, căn cứ theo diện tích, dân số và lượng chất thải phát sinh
của thành phố Quy Nhơn thì quy mơ bãi chơn lấp là loại quy mơ lớn với diện tích bãi
30 - 50 ha.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Tình hình rác thải trên thế giới
Hiện nay, bảo vệ môi trường, trong đó có việc xử lý rác thải là vấn đề mang tính
tồn cầu. Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một năm,
thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn) và sắt thép (1
tỉ tấn), khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Propreté, công ty quản
lý rác lớn thứ hai thế giới.
Theo các chuyên viên nghiên cứu của hai cơ quan trên, trong tổng số rác trên thế
giới, có 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đô thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấn rác công nghiệp
không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm (mức tính tốn thực hiện tại 30

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

nước). Mỹ và châu Âu là hai "nhà sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200 triệu tấn
rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn. Theo ước tính, tỉ lệ
rác đơ thị ở Mỹ ở mức 700 kg/người/năm. Và tỷ lệ này ở Hàn Quốc gần 2000 kg.
Brazil là 20 kg. Đối với rác công nghiệp, Mỹ chiếm khoảng 275 triệu tấn.
Ngày 6/6/2012, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng
rác thải đang ngày càng nghiêm trọng và tạo gánh nặng khổng lồ về tài chính cũng như
mơi trường cho chính phủ các nước. Trong báo cáo "Đánh giá toàn cầu về quản lý rác
thải rắn," WB nhận định khối lượng rác thải ngày càng lớn của cư dân đô thị đang là
một thách thức lớn khơng kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải

sẽ là gánh nặng đối với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là ở châu Phi.
Các chuyên gia WB ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân thành thị
thải ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm - tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí
xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm
hiện tại. Với sự bùng nổ dân số thành thị sử dụng than đá và gỗ làm nguồn cung cấp
năng lượng, châu Phi có thể sẽ "đóng góp" ít nhất 55% trong tổng lượng chất thải gây
ô nhiễm của thế giới vào năm 2030.
Theo WB, những số liệu này cần được nhìn nhận như hồi chuông cảnh tỉnh về
một cuộc khủng hoảng rác thải trong tương lai, trong bối cảnh chất lượng cuộc sống đô
thị đang ngày một được cải thiện và tình trạng bùng nổ dân số gia tăng. Các chuyên
gia của WB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đưa ra các kế hoạch
xử lý và tái chế rác thải nhằm hạn chế các khí gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời tăng
cường xử lý chất thải rắn, đặc biệt là ở các thành phố có tốc độ đơ thị hóa nhanh và các
quốc gia thu nhập thấp.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Blacksmith và Hội Chữ thập xanh Thụy Sĩ
tại hơn 3.000 địa điểm ở 49 quốc gia cho thấy hơn 200 triệu người trên thế giới có
nguy cơ tiếp xúc với chất thải độc hại. Đồng nghĩa với việc họ phải chiến đấu với
những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng gây ra nhiều căn bệnh xã hội nghiêm trọng,
nhất là đối với trẻ em – BBC dẫn theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp
và Ivory-Coast cho biết. Nghiên cứu chỉ ra bãi phế thải điện tử Agbobloshie ở thủ đơ
Accra của Ghana là nơi có mối đe doạ độc hại cao nhất với cuộc sống con người.
Agbobloshie trở thành một bãi phế thải điện tử toàn cầu, nguyên nhân gây ra các vấn
đề môi trường và sức khỏe nghiêm trọng.
Tại Agbobloshie, nghiên cứu cho thấy chì xuất hiện trong đất ở mức độ rất cao,
gây ra những mối nguy hiểm tiềm tàng nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi trường
cho hơn 250.000 người dân ở các vùng lân cận. Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với Ngân
hàng Thế giới ước tính 23% số ca tử vong ở các nước đang phát triển có nguyên do từ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



12

các yếu tố môi trường, bao gồm ô nhiễm và các yếu tố rủi ro môi trường liên quan đến
hơn 80 % các bệnh thường gặp [30].
1.2.2. Tình hình rác thải tại Việt Nam và Quy Nhơn
1.2.2.1. Tình hình rác thải tại Việt Nam
Sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng đang khiến rác
thải sinh hoạt và y tế tại các thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước
khác trên thế giới.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt.
Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày. Phần lớn
lượng rác phát sinh chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phịng…
Việc quản lý và xử lý chất thải rắn đơ thị nước ta đang còn rất lạc hậu, chủ yếu là chôn
lấp. Tại thành phố Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm,
tổng lượng rác thải ra ngồi mơi trường lên tới 5.000 tấn/ngày. Thành phố Hồ Chí
Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng để xử
lý. Xét về rác thải y tế, khoảng 50% số bệnh viện tại Việt Nam vẫn chưa áp dụng quy
trình xử lý rác y tế đạt chuẩn. Mỗi ngày, ngành y tế thải ra từ 350 đến 450 tấn rác thải,
trong đó có 40 tấn thuộc loại độc hại.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình xử lý chất thải rắn từ nay đến
2020 do Bộ Tài nguyên & Mơi trường đệ trình. Theo đó, đảm bảo 70% lượng rác thải
nông thôn, 80% rác thải sinh hoạt, 90% rác thải công nghiệp không nguy hại và 100%
rác thải nguy hại phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Đặc biệt, Đề án xác định, đến năm 2015 có 60% và lên đến 95% vào năm 2020
lượng rác này phải được tái chế, tái sử dụng. Để đạt được mục tiêu này cần sự nỗ lực
chung của tồn xã hội [30].
1.2.2.2. Tình hình rác thải tại thành phố Quy Nhơn
Thành phố Quy Nhơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của tỉnh
Bình Định. Hiện nay dân số của thành phố Quy Nhơn khoảng hơn 300.000 nguời.

Chất thải rắn của thành phố Quy Nhơn được thải ra từ các hộ gia đình, các chợ, các xí
nghiệp sản xuất, các bệnh viện, đường hè phố, các cơng trình cơng cộng và phế thải
xây dựng đường thành phố…
Khối lượng rác thay đổi tùy theo các thời kì trong năm: Các ngày lễ, tết, mùa trái
cây...Theo số liệu thống kê của Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Quy Nhơn, năm
2015 khối lượng chất thải rắn phát sinh hàng của thành phố Quy Nhơn trung bình
khoảng 240 tấn/ngày (dao động trong khoảng + 10%). Chất thải rắn sinh hoạt: Khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt khu vực nội thành chiếm khoảng 90% với chỉ số phát thải
bình quân đầu người ở mức khoảng 1,2 kg/người/ngày.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13

Chất thải rắn công nghiệp và xây dựng: Bao gồm các phế liệu từ vật liệu, nhiên
liệu, phế thải từ hoạt động trong sản xuất công nghiệp và các phế thải từ q trình xây
dựng... Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về khối lượng phát thải hàng năm trên
địa bàn.
Hiện nay, việc thu gom và vận chuyển, xử lý rác thải do Công ty cổ phần Môi
trường Đô thị Quy Nhơn đảm nhiệm. Các phương tiện xe cộ thu gom của Công ty
được trang bị che chắn, đội ngũ nhân viên thu gom, quét rác hàng ngày góp phần làm
sạch đẹp thành phố.
Chất thải cơng nghiệp được thu gom bằng hai hình thức: Chính thống (do đơn vị
chuyên trách thu gom chất thải rắn đảm nhận) và khơng chính thống (do người dân,
các cơ sở tái chế, tái sử dụng lại chất thải rắn này và thu gom và mua về.
Đối với chất thải y tế: Tại bệnh viện Lao, nơi đặt lò đốt chất thải y tế, các chất
thải y tế từ các cơ sở y tế do Công ty môi trường đô thị vận chuyển đến để xử lý.
1.2.3. Các phương pháp xử lý rác thải trên thế giới và Việt Nam
1.2.3.1. Các phương pháp xử lý rác thải trên thế giới

Nhìn chung, lượng rác thải sinh hoạt ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụ
thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước đó.
Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người.
Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số thành phố trên thế giới như sau: Băng
Cốc (Thái Lan) là l,6 kg/người/ngày; Singapo là 2 kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2
kg/người/ngày; NewYork (Mỹ) là 2,65 kg/người/ngày.
Thành phần rác ở các nước trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu nhập và
mức sống của mỗi nước. Đối với các nước có nền cơng nghiệp phát triển thì thành
phần các chất vô cơ trong rác thải phát sinh chiếm đa số và lượng rác này sẽ là nguyên
liệu cho ngành cơng nghiệp tái chế. Hàng năm tồn nước Mỹ phát sinh một khối lượng
rác khổng lồ lên tới 10 tỷ tấn. Trong đó, rác thải từ q trình khai thác dầu mỏ và khí
chiếm 75%; rác thải từ q trình sản xuất nông nghiệp chiếm 13%; rác thải từ hoạt
động cơng nghiệp chiếm 9,5%; rác thải từ cặn cống thốt nước chiếm 1%; rác thải sinh
hoạt chiếm 1,5%.
Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới đang ngày càng được quan
tâm hơn. Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến hành một cách rất chặt
chẽ, từ ý thức bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại nguồn, thu gom, tập kết
rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo từng loại rác. Các quy định đối
với việc thu gom, vận chuyển, xử lý từng loại rác thải được quy định rất chặt chẽ và rõ
ràng với đầy đủ các trang thiết bị phù hợp và hiện đại. Một khác biệt trong công tác quản
lý, xử lý rác thải của các nước phát triển là sự tham gia của cộng đồng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14

Trên thế giới có 3 phương pháp xử lý rác chủ yếu là: thiêu đốt, ủ sinh học và chôn lấp.
Thiêu đốt: đối với một số loại rác thải độc hại
Ủ sinh học: đối với các loại rác thải chứa các chất hữu cơ.

Chôn lấp:đối với các loại rác thải không thể chế biến được nữa.
Bảng 1.4. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước Châu Á
(Đơn vị: %)
Nước

Bãi rác lộ
thiên, chôn lấp

Thiêu
đốt

Chế biến
Phương
phân compost pháp khác

Hồng Kông

92

8

-

-

Ấn Độ

70

-


20

10

Inđônêxia

80

5

10

5

Nhật Bản

22

74

0,1

3,9

Hàn Quốc

90

-


-

10

Malayxia

70

5

10

15

Philippin

85

-

10

5

Srilanka

90

-


-

10

Thái Lan

80

5

10

5

(Nguồn: Viện Khoa học thủy lợi, 2006)
Phương pháp thiêu đốt ở các nước phát triển, các phương pháp này được triển
khai mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an tồn cho mơi trường. Tuy nhiên ở
các quốc gia đang phát triển thì việc thực hiện đúng các giải pháp này không phải điều
đơn giản. Tuy đảm bảo vệ sinh, gọn nhẹ nhưng chi phí lại cao, trang thiết bị rất đắt
tiền nên phương pháp thiêu đốt khơng thích hợp với việc áp dụng đại trà ở các nước
đang phát triển như Việt Nam.
Phương pháp ủ sinh học chi phí đầu tư ban đầu thấp, nhưng nhược điểm là quy
trình kéo dài 3 - 4 tháng, xử lý bãi nơi chôn lấp để ủ rác khó làm triệt để nên dễ gây
thiệt hại tới môi trường.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15


Cuối cùng chỉ có phương pháp chơn lấp là được sử dụng nhiều nhất. Cách này
vừa dễ làm, vừa đỡ tốn kém nhưng lại có nhược điểm là địi hỏi quỹ đất sử dụng lớn,
gây ô nhiễm đất, nước, các loại khí sản sinh khi rác phân huỷ gây ơ nhiễm khơng khí
và cháy nổ.
Đối với các nước Châu Á chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ biến để xử
lý chất thải vì chi phí rẻ. Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi lộ thiên,
bãi chôn lấp bán vệ sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Chất lượng của
các bãi chôn lấp liên quan mật thiết với GDP. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường
thấy ở các nước có thu nhập cao, trong khi đó các bãi rác lộ thiên thường thấy phổ biến
ở các nước đang phát triển. Tuy vậy, các nước đang phát triển đã có nỗ lực cải thiện
chất lượng các bãi chơn lấp, như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các loại chất
thải khó phân hủy sinh học, các loại chất thải có thể tái chế.
Theo báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 cho biết, hầu hết các nước
Nam Á và Đông Nam Á rác thải được chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc các bãi lộ
thiên để tiêu hủy. Các nước như Việt Nam, Hongkong, Srilanka, Trung Quốc và Hàn
Quốc có tỷ lệ chơn lấp lớn lên tới 90%. Đối với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là
phương pháp tiêu hủy chủ yếu. Một số nước như Ấn Độ, Philippin, Thái Lan... áp
dụng phương pháp này khá phổ biến. Tuy nhiên, chưa có nước nào tận dụng hết tiềm
năng sản xuất phân compost. [32]
a. Bãi chôn lấp sinh thái Semakau - Singapore
Cách thành phố Singapore khoảng 8km về phía nam, rộng 3,5km2 tổ hợp xử lý rác
thải Semakau (trên quần đảo Paula Semakau ngòai bờ biển Singapore ) được xem là
bãi rác sinh thái ngoài biển đầu tiên trên thế giới
Tổ hợp bao gồm hai hòn đảo nhỏ kết hợp với nhau là bãi rác có 11 hố chứa rác,
được phủ bằng chất dẻo và đất sét nhằm ngăn chặn các chất thải độc hại lan ra biển.
Chính quyền Singapore quyết định xây dựng bãi rác Semakau từ đầu thập niên
1990, khi các khu chứa rác trong đất liền đã khơng cịn chỗ trống. Được đưa vào sử
dụng năm 1999, đến nay 4 trong 11 hố rác đã được chôn lấp đầy. Phần miệng hố được
phủ kín bằng những bãi cỏ xanh tươi. Tổ hợp trị giá 400 triệu USD này có thể chứa 63

triệu m3 rác, đủ để đáp ứng nhu cầu chôn rác của Singapore cho đến tận năm 2040.
Điểm khác biệt giữa nơi đây và các bãi rác khác là Semakau hoàn tồn sạch và
khơng hề có mùi rác. Hai phần ba trong số lượng rác hàng ngày được chuyển tới
Semakau đều đã được xử lý tại lò đốt khiến khối lượng rác thải giảm đi chỉ còn 10%.
Rác xây dựng cũng được xử lý trong khi các chất độc hại được bọc kỹ, do đó khơng
thể thốt ra ngồi mơi trường.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×