Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.66 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
PHỊNG GD& ĐT KRƠNG NĂNG
<b>TRƯỜNG TH EA DĂH</b> <b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>
Số: 17 / BC ED Krông Năng, ngày 12 tháng 4 năm 2013
Căn cứ vào thơng báo của phịng GD & ĐT Krông Năng về vấn đề “Công
<i>tác giáo dục đạo đức trong các nhà trường phổ thông”. Ban giám hiệu trường TH</i>
Ea Dăh xin báo cáo về công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường năm
học 2011 - 2012 như sau:
<b>1. Về chương trình giáo dục đạo đức đối với học sinh Tiểu Học</b>
<b>a. Công tác quản lý, chỉ đạo việc giảng dạy môn học</b>
Xuất phát từ thực tế của trường TH Tiểu học Ea Dăh chúng tơi thấy vị trí
của mơn học giáo dục đạo đức học sinh trong tổng thể chương trình giảng dạy ở
các nhà trường phổ thông là vô cùng quan trọng. Đối với bậc Tiểu học mơn học
đóng vai trị quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh là môn Đạo đức, ngồi ra
vấn đề này cịn được lồng ghép trong tất cả các môn học. Đặc biệt là lồng ghép
giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt, Khoa học, Tự nhiên – xã hội, …
- Về công tác quản lý giáo dục đạo đức được BGH nhà trường xây dựng
trên cơ sở phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong năm học của trường, địa
phương; xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian,
sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường. Hầu hết CBQL
và giáo viên nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh khi cho ở mức độ rất quan trọng với các nội dung: Giáo dục
giảng dạy được đào tạo đúng chuyên môn. Chú ý tích hợp giáo dục kĩ năng sống
trong các mơn học.
<b>b. Chương trình giảng dạy </b><i><b>“giáo dục đạo đức”</b></i><b> cho học sinh</b>
- Chương trình giảng dạy mơn Đạo Đức trong trường Tiểu Học được phân
phối thống nhất đối với cả 5 khối lớp là 1 tiết / tuần, 35 tiết / năm học. Chương
trình gồm các phần : giáo dục đạo đức theo chủ điểm của từng khối lớp, giáo dục
đạo đức theo nội dung Dành cho địa phương, thực hành kĩ năng cuối học kì I, cuối
năm học.
- Nội dung chương trình, nhìn chung đã bám sát yêu cầu giáo dục đạo đức
cho học sinh, có gắn với thực tế và tương đối phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh
Tiểu Học. Các bài học được xây dựng theo hướng đồng tâm, gắn lý thuyết với
thực hành, coi trọng giáo dục nhận thức và hành vi của học sinh qua bài tập đóng
vai, bài tập bày tỏ ý kiến ...
c. Phương pháp giảng dạy giáo dục đạo đức cho học sinh
- Nhà trường đã cho áp dụng đổi mới phương pháp dạy học ở trên lớp tạo
điều kiện cho học sinh mạnh dạn trong giao tiếp và được bày tỏ ý kiến. Cách dạy
học này phần nào đã tạo cho các em tự tin, hứng thú khi được tự khám phá kiến
thức, được chủ động trong tìm hiểu, nhận xét, đánh giá vấn đề, được phát huy
năng lực tự học, tự rèn luyện. Các em có điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng
tạo, kỹ năng thực hành. Cách làm việc theo nhóm giúp mỗi học sinh có cơ hội bộc
lộ suy nghĩ, thái độ, hiểu biết của mình, được tập thể chia sẻ. Từ đó phát triển tình
bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tương trợ, ý thức cộng đồng được
Ngồi ra nhà trường cịn thực hiện “phương pháp phối hợp” giữa các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường hiện nay:
+ Các lực lượng giáo dục trong nhà trường gồm : Cán Bộ Quản Lý, GV
Bộ môn, GV Chủ nhiệm, nhân viên các bộ phận, các tổ chức Đoàn thể như Đội
TNTPHCM, Sao Nhi Đồng.
+ Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường gồm : phụ huynh, ban đại
diện Cha mẹ HS, chính quyền và các tổ chức Đảng, đoàn thể tại địa phương, các tổ
chức xã hội khác.
- Nhà trường cũng đã trang bị những thiết bị cần thiết để phục vụ công tác
giảng dạy giáo dục đạo đức cho học sinh như tranh ảnh, truyện đọc, tài liệu tham
khảo…
<b>2. Đánh giá về thực trạng đạo đức của học sinh của nhà trường</b>
- Trong năm 2011 – 2012 công tác giáo dục đạo đức của trường đã đạt được
những thành quả nhất định như: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức phù
hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường; nội dung các hoạt động giáo dục đạo
đức được thực hiện khá đều đặn; các phương pháp giáo dục đạo đức đã giúp cho
học sinh thấy được tác dụng hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện
bản thân; vai trị các lực lượng giáo dục có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và
đồng bộ; GVCN đã xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù
riêng của lớp. Như vậy có thể đánh giá chung việc quản lý giáo dục đạo đức của
nhà trường ở mức khá tốt.
*) Bảng tổng hợp số liệu công tác giáo dục đạo đức của nhà trường (có mẫu
<b>3. Về mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan, đồn thể</b>
<b>trong việc giáo dục đạo đức học đường</b>
- Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan, đồn thể trong việc
giáo dục đạo đức học đường là vô cùng cần thiết. Nhà trường đã phối hợp với phụ
huynh bằng cách gặp gỡ, trao đổi trực tiếp, định kì qua các buổi Đại hội PHHS
đầu, giữa và cuối năm học; qua các buổi họp thường trực Ban đại diện CMHS, qua
những lần chủ động gặp gỡ, qua họp Hội đồng kỉ luật học sinh. Nhà trường cũng
đã liên hệ với phụ huynh qua sổ liên lạc, thư thông báo, qua điện thoại. Việc phối
hợp với địa phương (thôn, xã) cũng được thực hiện linh hoạt thông qua những
cách thức nêu trên.
- Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan, đoàn thể trong việc
giáo dục đạo đức học đường đơi lúc gặp khơng ít khó khăn:
<i><b>- Từ phía phụ huynh:</b></i>
+ Một số phụ huynh bất lực trong việc giáo dục, quản lí con em, chỉ trông
nhờ vào sự giáo dục của nhà trường.
+ Một số phụ huynh chưa nêu gương tốt cho con em trong giao tiếp, hành
xử, trong quan niệm, nếp sống.
+ Giữa nhà trường và gia đình đơi khi chưa thống nhất trong mục tiêu, nội
dung, phương pháp giáo dục học sinh.
<i><b>- Từ phía địa phương:</b></i>
+ Có thơn hầu như khơng liên hệ với nhà trường đề nắm thông tin về tình
trạng HS học tập, nghỉ bỏ học của thơn để có biện pháp phối hợp giải quyết.
+ Việc xã chưa kiểm tra thường xuyên, chưa quản lí được chặt chẽ các
quán hàng quà vặt, Internet trên địa bàn có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến
những tiêu cực trong học sinh.
<i><b>- Từ phía xã hội:</b></i>
Hiện tại vẫn cịn có một độ chênh lệch đáng kể trong việc giáo dục đạo
đức, nhân cách của học sinh ở nhà trường với cách hành xử của người lớn trong xã
hội. Việc nêu gương xấu của một số cán bộ công chức, nhân viên ở các cơ quan,
đơn vị đã được thông tin rộng rãi trên các phương tiện báo chí hoặc các em đã
được trực tiếp chứng kiến trong thực tế thật khó cho các thầy cơ giáo khi giáo dục,
giải thích, thuyết phục học sinh. Bởi các em nhận thấy có một khoảng cách giữa
bài học lý thuyết trên lớp với thực tế cuộc sống.
<b>4. Những đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước, với Bộ Giáo dục và</b>
<b>Đào tạo, với chính quyền địa phường</b>
<b>a. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo</b>
- Ngành giáo dục cần xác định cụ thể hệ thống những giá trị đạo đức cần
trang bị cho học sinh ở từng cấp học, bậc học, đảm bảo tính liên thơng chặt chẽ.
Những giá trị đạo đức ấy được xây dựng trên cơ sở kết hợp những truyền thống
đạo đức tốt đẹp của dân tộc với yêu cầu của đất nước thời kì đổi mới, hội nhập
quốc tế.
- Nội dung chương trình mơn giáo dục Đạo đức cần xác định theo hướng
tập trung vào những chuẩn mực đạo đức đã xác định, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi
- Cần xác định : trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm
của toàn thể HĐSP bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà
trường chứ không phải là trách nhiệm của một cá nhân, bộ phận nào. Vì thế, tập
thể sư phạm phải nêu gương tốt cho học sinh về phẩm chất đạo đức, tác phong
mẫu mực của nhà giáo ; Phải có sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường :
giữa Ban Giám hiệu với giáo viên - nhân viên và ngược lại, giữa giáo viên với
giáo viên, giữa giáo viên với nhân viên. Việc giáo dục đạo đức học sinh phải được
thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xuyên, liên tục trong từng tiết dạy,
ở mọi lúc, mọi nơi và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngồi
nhà trường. Trong đó có thể xác định GVCN và giáo viên các bộ mơn khác có
nhiều điều kiện để gần gũi, giáo dục đạo đức học sinh hơn.
- Phải luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường sư phạm từ cơ sở vật
chất đến tinh thần, khơng khí học tập, sinh hoạt, làm việc, đảm bảo tính giáo dục
ngày càng cao. Xây dựng nền nếp kỉ luật, học tập quy củ, thưởng phạt nghiêm
minh học sinh thực hiện tốt hoặc học sinh còn vi phạm.
- Tổ chức có hiệu quả các hình thức giáo dục ngồi giờ học tại lớp như :
sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa, tham quan dã
ngoại, hoạt động văn thể mỹ, công tác Đội – Sao Nhi Đồng, công tác xã hội. Tổ
chức báo cáo các chuyên đề về giáo dục pháp luật, giáo dục dành cho địa phương,
tư vấn tâm lý lứa tuổi.
- Tuyên truyền chủ trương, quy định của ngành giáo dục nội dung giáo dục
của nhà trường đến PHHS. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp thường xuyên
với phụ huynh, địa phương và các tổ chức xã hội để tạo được sự đồng thuận,
chung sức trong quá trình giáo dục học sinh.
<i><b>c. Đối với PHHS</b></i>
Cần quan và kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các ban ngành đại phương
trong việc quản lý con em của mình ở nhà cũng như ở trường.
<i><b>d. Đối với địa phương</b></i>
- Cần quan tâm thường xuyên đến tình hình an ninh trật tự, an toàn, mỹ
quan khu vực quanh trường học đặc biệt là xử lý cương quyết các hàng quán kinh
doanh có thể có tác động khơng tốt đến học sinh.
<i><b>e. Đối với xã hội</b></i>
Người lớn phải nêu gương tốt cho trẻ em về thái độ, hành vi, cách ứng xử
của mình đối với bản thân và đối với cộng đồng.
Tóm lại:
Cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một công tác hết sức quan trọng
trong nhà trường phổ thơng. Đây là một cơng tác có tính đặc biệt, yêu cầu nhà giáo
dục phải xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục và có kế hoạch cụ thể, rõ ràng
để thực hiện. Việc thực hiện phải trong một q trình lâu dài, phức tạp, địi hỏi sự
cơng phu, kiên trì, liên tục; Thực hiện có sự thống nhất, có sức mạnh tổng hợp của
nhiều lực lượng trên cơ sở nắm vững các đặc điểm tâm lý, cá tính, hồn cảnh của
từng đối tượng. Đồng thời, tất yếu phải có sự phối hợp chặt chẽ, sự tác động đồng
thời của ba môi trường giáo dục : nhà trường, gia đình và xã hội.
Con đường cơ bản đề giáo dục đạo đức cho học sinh lứa tuổi thiếu niên
chính là hoạt động, bao gồm hoạt động học tập và các hoạt động phong trào, sinh
Hiệu trưởng