Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

BÀI THU HOẠCH KINH tế CHÍNH TRỊ mác LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.71 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

BÀI THU HOẠCH
THỰC HIỆN: TỔ 46 LỚP Y19H

1


CÁC THÀNH VIÊN TRONG TỔ

1. VÕ HOÀI ĐỨC
2. PHÙNG MINH KIỆT
3. PHAN NGUYỄN THANH NGÂN
4. HỒ NAM QUÝ NHẬT
5. LÊ GIA PHÚ
6. TRẦN LÊ MINH QUÂN
7. NHỊNG THANH TRÚC
8. HOÀNG ĐỨC TRUNG

2


MỤC LỤC

Đề: Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai trị người sản xuất ra loại
hàng hóa đó để thảo luận về thuộc tính và chỉ ra tầm quan trọng đó đối với xã
hội? Phân tích trách nhiệm xã hội của mình đối với người tiêu dùng, cảm
nhận tác động của quy luật cạnh tranh và đề ra phương án để duy trì vị trí sản
xuất của mình trên thương trường.
BÀI LÀM


I) Tổng quan về hàng hóa
1) Hàng hóa là gì?
◦ Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó
của con người thơng qua trao đổi mua bán. Hàng hóa bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng
hóa vơ hình, nghĩa là bao gồm tất cả các sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất và phi vật
chất.

3


4


2) Các thuộc tính của hàng hóa
◦ Thuộc tính là những tính chất thuộc về bản thân sự vật. Hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản
là giá trị sử dụng và giá trị.
b) Giá trị sử dụng
• Khái niệm:
▪ Giá trị sử dụng là cơng dụng hay tính có ích của vật nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người, khơng kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ: gạo để ăn, áo
để mặc, …
• Đặc điểm:
▪ Hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau. Số lượng
giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được
phát hiện dần dần trong q trình phát triển của khoa học-kỹ thuật.
▪ Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng hay cơng dụng của hàng hóa
là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định.
▪ Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng (tiêu
dùng cho sản xuất, tiêu dùng cho cá nhân), nó là nội dung vật chất của của cải, khơng kể
hình thức xã hội của của cải đó như thế nào.

▪ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng của xã hội vì giá trị sửNó dụng của hàng
hóa khơng phải giá trị sử dụng của người sản xuất trực tiếp mà là cho một người khác, cho
xã hội thông qua giá trị bn bán, trao đổi. Điều đó địi hỏi người sản xuất hàng hóa phải
ln quan tâm đến nhu cầu xã hội thì hàng hóa của họ mới bán được.
▪ Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng khơng phải
bất cứ vật gì có giá trị sử dụng là hàng hóa. Chẳng hạn, khơng khí rất cần cho cuộc sống con
người, nhưng khơng phải hàng hóa. Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng
khơng phải là hàng hóa.
▪ Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá trị sử dụng càng cao.
c) Giá trị
◦ Muốn hiểu giá trị của hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là một giá trị về số
lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi sử dụng với những giá trị sử
dụng loại khác.
• Ví dụ: 1m vải= 10kg thóc
5


◦ Hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có có sở chung
nào đó. Vì các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nên không thể lấy giá trị sử dụng để đo
lường hàng hóa. Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so
sánh được với nhau trong khi trao đổi: các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, sản phẩm
của lao động là do lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Thực chất các chủ thể
khi trao đổi với nhau là trao đổi lao động chứa đựng trong hàng hóa. Trong ví dụ trên, giả sử
người thợ dệt làm ra được 1m vải mất 5 giờ, người nơng dân làm ra 10kg thóc cũng mất 5 giờ.
Trao đổi 1m vải lấy 10kg thóc thực chất là trao đổi 5 giờ lao động sản xuất ra 1m vải với 5 giờ
lao động sản xuất ra 10kg thóc.
◦ Từ phân tích trên ta có thể đưa ra kết luận: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của
người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
• Đặc trưng của giá trị hàng hóa:
▪ Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.

▪ Giá trị là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất có
sản xuất và trao đổi hàng hóa.
▪ Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội, tức là quan hệ kinh tế giữa những
người sản xuất hàng hóa.
▪ Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị. Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá
trị trao đổi. Giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo.

6


3) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.
◦ Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính trên
đều do cùng một lao động sản xuất ra hàng hóa.
◦ Giữa hai thuộc tính của hàng hóa ln có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau , nó vừa mâu
thuẫn vừa thống nhất với nhau , mặt thống nhất thể hiện ở chỗ hai thuộc tính này cùng đồng
thời tồn tại trong một hàng hóa , một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa,
nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó sẽ khơng phải là hàng hóa .
• Mẫu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:
▪ Với tư cánh là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khơng đồng nhất về chất. Nhưng với tư
cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất đều là sự kết tinh của lao động.
▪ Tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóa những q trình thực hiện
chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian.
◦ Hai thuộc tính của hàng hố này khơng phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh
trong hàng hoá mà là do lao động sản xuất hàng hố có tính chất hai mặt , vừa có tính trừu
tượng ( lao động trừu tượng ) , vừa có tính cụ thể ( lao động cụ thể ) . Ta có thể nói , giá trị của
hàng hố là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hoá .
◦ Đây chính là mặt chất của giá trị hàng hóa. Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị
trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản
phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau.
Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng

trong các hàng hố. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng
hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Nếu giá trị sử dụng là
thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa. Như vậy, hàng hố là sự thống
nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng, những mục đích của họ khơng phải
là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị
mà thôi. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu
cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải có giá trị cho người sản xuất
ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không
thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.
7


II) Sau đây là bài phân tích của tổ với vai trò là người sản xuất thịt heo.
1) Trước hết chúng ta cần biết thịt heo tươi và an toàn là gì?
◦ Thịt heo là thực phẩm phổ biến, nhiều chất dinh dưỡng
◦ Thịt heo tươi và an toàn: là thịt sau khi giết mổ ở dạng nguyên con, được cắt miếng hoặc
xay nhỏ và được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ từ 0 độ C đến 4 độ C. Là sản phẩm
khơng có thuốc, kháng sinh, hormon, chất kích thích tăng trưởng.

• Màu sắc của thịt heo
▪ Thịt tươi có lớp màng khơ, có màu đỏ tươi, bề mặt hơi se lại. Mặt cắt miếng thịt có màu
hồng sáng, da trắng hồng, mềm mại. Phần mỡ có màu sáng, chắc, có mùi thơm đặc trưng.
Phần khớp xương láng và trong. Tủy xương bám chặt vào thành ống và trong suốt.
▪ Ngược lại, thịt ơi có màu sắc nhợt nhạt, sờ vào miếng thịt thấy nhớt (nhớt ít hoặc nhiều
tùy mức độ ôi). Phần mỡ tối màu, có dấu hiệu bở hoặc vữa ra; khớp xương có nhiều nhớt,
xuất hiện dịch đục; phần tủy bị tróc ra khỏi thành ống hoặc có dấu hiệu tróc ra, màu sắc tối
hoặc nâu.
8



• Mùi thịt heo
▪ Thịt tươi sẽ có mùi thơm đặc trưng. Miếng thịt khơng ngon sẽ có mùi hơi khó chịu và
tanh.
• Kết cấu phần da, mỡ, thịt heo
▪ Lớp mỡ của heo ni bình thường dày từ 1,5 – 2cm. Do đó, nên cẩn thận với loại thịt
heo có lớp mỡ dưới da mỏng, khơng bám chắc và có độ dày chưa đến 1cm.
• Độ đàn hồi của thịt heo
▪ Lấy ngón tay ấn vào thịt rồi bng ra. Nếu không để lại dấu tay, thớ thịt đàn hồi nhanh
và có màu đỏ hồng thì đó là thịt tươi; nếu miếng thịt cịn để lại dấu tay thì đã ơi.

2) Hai thuộc tính của thịt heo là:
a) Giá trị sử dụng.
◦ Là tính có ích của thịt heo nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng như dùng để chế
biến các món ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp protein cho con người, …

◦ Số lượng giá trị sử dụng của thịt heo không phải ngay một lúc mà phát hiện ra được, mà nó
được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển khoa học kỹ thuật. Chúng ta có thể thấy rằng,
con người từ thời nguyên thủy là là động vật ăn tạp, thịt đã quá đỗi trở nên quen thuộc đối với
con người, nhưng để có một miếng thịt tươi, sạch, an tồn có thể dùng để trao đổi, mua bán thì
nó lại là cả một quá trình phát triển của kỹ thuật-khoa học. Vì thế có thể nói rằng thịt heo có
tính lịch sử cụ thể.

9


◦ Giá trị sử dụng của thịt heo là một phạm trù vĩnh viễn do đặc tính tự nhiên của thịt heo.
Chúng ta áp dụng kỹ thuật để làm cho miếng thịt giữ được lâu, ngon hơn nhưng đặc tính tự
nhiên của nó khơng hề thay đổi, nó vẫn là thực phẩm chính yếu cung cấp protein cho con
người.

◦ Giá trị sử dụng của thịt heo chỉ thể hiện khi con người tiêu dùng và sử dụng nếu khơng nó
khơng thể gọi là hàng hóa để mua bán và trao đổi.
◦ Giá trị sử dụng của thịt theo là giá trị cùa xã hội, nó khơng phải là giá trị của người sản
xuất ra nó mà là có giá trị cho người mua, cho xã hội.
◦ Thịt heo ngày càng phong phú, đa dạng thì giá trị sử dụng của nó sẽ tang cao.
b) Giá trị.
◦ Thịt heo là tinh hoa được kết tinh từ sự cố gắng, miệt mài lao động của người chăn nuôi
heo.
◦ Giá trị của thịt heo nói lên mối quan hệ xã hội, đó là mối quan hệ giữa những người sản
xuất hể hiện như sau: Nông dân-Thương lái địa phương- Thương lái đường dài- Công ty chế
biến thực phẩm- Cửa hàng bán lẻ- Người tiêu dùng.
◦ Trong nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữa về tư liệu sản xuất, quan hệ kinh tế giữa người
với người biểu hiện thành quan hệ giữa vật với vật. Hiện tượng vật thống trị người ta gọi là sự
sùng bái hàng hóa, khi tiền tệ xuất hiện thì đỉnh cao của sự sùng bái hàng hóa là sự sùng bái
tiền tệ. Vì thế, chúng ta chỉ có thể mua thịt thơng qua tiền tệ trong cuộc sống hiện đại này.
◦ Nó có một phạm trù lịch sử nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất có sản
xuất và trao đổi. Nó đã phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp chăn nuôi
gia súc.
◦ Giá trị trao đổi chỉ là hình thức của giá trị, nếu giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay
đổi. Nếu lúc trước, người chăn nuôi heo phải mất 1 năm để có heo bán nhưng vì dịch heo tai
xanh mà lượng heo bán ra q ít, lúc đó thịt theo sẽ gia tang vì mức độ khan hiếm của nó
khơng đủ cung cấp cho người tiêu dùng sử dụng.
◦ Ví dụ: 1kg thịt heo= 10kg gạo. Chúng ta có thể thấy rằng cả hai đều có điểm chung do cả
hai đều là sản phẩm của lao động, là do sự hao phí lao động. Người chăn ni theo phải bỏ ra 1
năm để chăm bón heo thì phải được trao đổi với 1 năm người nông dân bỏ ra để trồng lúa. Đó
là sự trao đổi lao động chứa đựng trong hàng hóa.
10


3) Tầm quan trọng của thịt heo an toàn đối với xã hội.

◦ Thịt lợn chứa hàm lượng protein cao cùng nhiều vitamin và khoáng chất. Thịt lợn nạc là
một thực phẩm tuyệt vời cho chế độ ăn uống lành mạnh. Nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu
cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Mỡ lợn đôi khi được sử dụng như là một chất
béo trong nấu ăn. Giống như các loại thịt đỏ, thịt lợn chủ yếu gồm các chất béo bão hòa và chất
béo khơng bão hịa với hàm lượng tương đương nhau.Vitamin B12 trong thịt lợn rất quan trọng
cho sự hình thành máu và chức năng của não. Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây thiếu máu và
tổn hại đến tế bào thần kinh.
◦ Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng trở thành mối quan tâm đặc
biệt của xã hội cũng như người dân. Trước tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm ngày cảng trở
nên bức thiết, người dân ngày càng quan tâm tới chất lượng thực phẩm an toàn, nhất là với sản
phẩm thịt lợn – món ăn chính trong mỗi bữa ăn
◦ Đối với người Việt Nam thịt lợn là một loại thực phẩm quan trọng và cần thiết trong mỗi
bữa ăn, có thể nói đây là một sản phẩm quen thuộc và khơng thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia
đình. Tuy nhiên, trên thực tế, thịt lợn nhiễm hóa chất đang tràn lan trên thị thường và gây ra
hậu quả hết sức to lớn cho người tiêu dùng. Họ đã ý thức được tính quan trọng của loại thực
phẩm này đối với sức khỏe trong tình hình sản xuất và tiêu thị không đảm bảo, nhất là dân cư ở
các khu vực đơ thị. Chính vì vậy mà ngày nay, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến vệ sinh
an toàn thực phẩm cho các loại thịt tươi sống như thịt lợn.
◦ Thời gian gần đây, người tiêu dùng Việt Nam đã chuyển dần từ phương thức đi chợ sang
phương thức mua sắm tại siêu thị, các chợ lớn và trung tâm thương mại. Cuộc sống hiện đại
bận rộn, người tiêu dùng ngày càng thiếu thời gian dành cho việc mua sắm. Họ thường mua với
số lượng tăng lên và tần suất ít đi. Người tiêu dùng thành thị chọn siêu thị vì sự tiện lợi, sạch
sẽ, mát mẻ, mua được nhiều hàng hóa mà khơng lo trả giá. Người tiêu dùng có xu hướng mua
thịt lợn tại các siêu thị vì họ cho rằng nguồn cung cấp ở đây được kiểm dịch và đáng tin cậy.
◦ Nhân tố để người tiêu dùng lựa chọn là quan trọng khi mua thịt gồm có giá, độ tươi, màu
thịt, an tồn thực phẩm, thói quen, tỷ lệ mỡ, nguồn gốc của thịt, bao gói, giống lợn. Kết quả cho
thấy mối quan tâm về an tồn thực phẩm, giá, mua theo thói quen là những yếu tố người tiêu
dùng quan tâm.

11



◦ Tình trạng bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải thịt lợn còn tồn dư 2 chất kháng sinh, thịt lợn
siêu nạc,…xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây và có xu hướng ngày càng gia tăng,
gây lo ngại cho tồn xã hội.
Tình trạng lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi là rất cao và sự mất an toàn vệ sinh thực phẩm
từ khâu giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm vẫn nằm ngồi tầm kiểm sốt của các cơ quan chức năng. Gây
ra sự rủi ro rất lớn đối với người tiêu dùng trong việc lựa chọn thực phẩm. Cùng với đó là nhu cầu
tiêu thụ mặt hàng thịt lợn luôn biến động qua từng thời kỳ khác nhau. Vì vậy, đây là căn cứ thực tiễn
để khuyến cáo người tiêu dùng cần sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm thịt lợn, ưu tiên lựa
chọn sản phẩm từ những nhãn hàng uy tín, đã qua kiểm nghiệm, tránh sử dụng các mặt hàng thịt lợn
không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ sức khỏe gia đình được an tồn.

4) Trách nhiệm xã hội của người sản xuất thịt heo đối với người tiêu dùng.
Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân
Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện, điều này thể hiện ở chất lượng bữa ăn hằng ngày, dịch vụ
chăm sóc y tế, giáo dục... Tuy nhiên, có một thực tế này sinh đó là vấn đề "đầu độc hóa con người"
chạy theo lợi nhuận của một số cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh. Vấn đề này được chứng
minh qua hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, với những lời cảnh báo của giới truyền thông cùng với
các cơ quan chức năng về thực phẩm già, thực phẩm nhiễm độc, thực phẩm thối... Không ngoại trừ
một mặt hàng nào, thực phẩm tươi sống cũng nắm trong danh sách báo động về vấn đề “đầu độc hóa
con người" chạy theo lợi nhuận. Điêu này có cảnh hưởng Vơ cùng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc
sống của mỗi người dân bởi thực phẩm nói chung và thực phẩm tươi sống nói riêng là những loại
thực phẩm khơng thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người dân Việt. Tại các khu đơ thị lớn, nơi tập trung
đơng dân cư thì việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và đạo đức kinh doanh trở nên cấp thiết hơn
bao giờ hết. Mặc dù thực trạng này đã diễn ra trong thời gian dài và các cơ quan chức năng cũng có
những quy định, giải quyết nhưng lại chưa được đề cập đến nhiều trong các cơng trình nghiên
cứu.Đảm bảo được chất lượng của thịt heo đối với người tiêu dùng, thịt phải tươi, không chất bảo
quản.Dưới đây sẽ là những yêu cầu về trách nhiệm của người sản xuất thịt đối với người tiêu dùng.


12


◦ Cần bình ổn thị trường, khơng lợi dụng thời điểm dịch bệnh mà tang giá thịt heo lên mức
cao để kiếm lời.
◦ Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn ni nhằm phịng chống dịch bệnh, tăng năng
suất, chất lượng vật nuôi đang được nhiều địa phương và các trang trại đẩy mạnh thực hiện.
Mua lợn của hợp tác xã nông nghiệp và nhân dân trong địa phương đã được quy định theo kế
hoạch, chấp hành đúng đắn các chính sách và giá cả của Nhà nước.
◦ Nhận lợn của các tỉnh khác theo kế hoạch của cục Thực phẩm, phân phối và điều động theo
hợp đồng kinh tế đã ký hoặc theo lệnh của cục.
◦ Bảo quản, chăn nuôi, phấn đấu đảm bảo sức chứa của chuồng trại, xuất và vận chuyển kịp
thời theo kế hoạch và lệnh của cục để cung cấp cho các xí nghiệp thương nghiệp bán lẻ ở thành
thị và khu công nghiệp, cũng như cung cấp một số sản phẩm cho công nghiệp và cho xuất
khẩu.
◦ Chăn nuôi lợn nái, gây giống tốt để bổ sung cho đàn lợn chăn nuôi lâu dài của trại để có
thể cung cấp lợn giống cho các cơ quan khác, cho hợp tác xã nông nghiệp và cho nhân dân địa
phương.
◦ Ngồi ra, có thể chăn ni thêm trâu, bị, ngan, ngỗng, chim bồ câu, thả cá… để tận dụng
hết khả năng chuồng trại, nhân lực, ruộng đất, nhưng vẫn phải lấy việc chăn nuôi dự trữ lợn
làm chủ yếu.

13


◦ Tổ chức vệ sinh phòng trừ bệnh dịch cho gia súc trong phạm vi xí nghiệp, đồng thời phổ
biến và hướng dẫn cho nhân dân địa phương cách phòng trừ bệnh dịch, cách chế biến thức ăn
cho gia súc, cung cấp phân bón cho hợp tác xã nơng nghiệp và nhân dân địa phương.
◦ Tăng gia sản xuất tự túc, rau bèo, khoai, củ, sử dụng ruộng đất hợp lý, tăng sản lượng các
loại cây trồng, nâng cao tỷ lệ tự túc rau bèo cho gia súc.

◦ Đối với trạm gia súc thì nhiệm vụ tiếp nhận, thu mua để chăn ni dự trữ, vỗ béo là chủ
yếu, cịn nhiệm vụ chăn nuôi lâu dài là thứ yếu.
◦ Đối với trại chăn ni thì nhiệm vụ chăn ni lâu dài là chủ yếu để tạo nguồn hàng, có
thêm lực lượng hàng hóa, cịn nhiệm vụ tiếp nhận, chăn ni dự trữ là thứ yếu.
◦ Ở những nơi có điều kiện chăn nuôi tốt, vận chuyển cung cấp thuận tiện cho các thành phố,
khu công nghiệp, nên tổ chức những trại chăn nuôi quy mô lớn, với sức chứa từ 4.000 con lợn
trở lên. Phương hướng kinh doanh lấy chăn nuôi lâu dài từ bé đến lớn là nhiệm vụ chính nhưng
cũng kiêm cả nhiệm vụ tiếp nhận, dự trữ lợn, vỗ béo, bảo đảm cung cấp kịp thời cho nhu cầu
trong nước và cho xuất khẩu.
◦ Ở những địa phương có chăn ni nhiều, có khả năng thu mua được nhiều để cung cấp cho
Trung ương, nên tổ chức trạm gia súc quy mơ trung hình, với sức chứa từ 2.000 đến 4.000 con,
lấy nhiệm vụ thu mua, dự trữ lợn là chủ yếu nhưng cũng kiêm cả nhiệm vụ chăn nuôi lâu dài để
hỗ trợ một phần cho nhiệm vụ thu mua, dự trữ;
◦ Ở những địa phương việc chăn nuôi chưa phát triển mạnh, thu mua chưa ổn định, cơ sở
chăn nuôi phải làm cả hai nhiệm vụ dự trữ lợn và chăn nuôi lâu dài;
◦ Trạm thu mua huyện hoặc cửa hàng thực có thể có trại gia súc quy mơ nhỏ, có nhiệm vụ
tạm ni lợn mới mua được, kể cả lợn thịt và lợn giống, trong thời gian chờ vận chuyển về cơ
sở chăn ni cấp 1 hoặc cấp 2, khơng có nhiệm vụ chăn ni lâu dài nhưng có thể kết hợp mua
lợn choai để vỗ béo khi nhân dân cần bán.
• Đây là những trách nhiệm mà nhà cung cấp phân phối thịt heo nói riêng và thực phẩm nói
chung phải đảm bảo thực hiện chấp hành để có 1 thị trường lành mạnh.

5) Tác động của quy luật cạnh tranh tới doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh mặt hàng
thịt heo và người tiêu dùng.

14


◦ Với thực trạng giá thịt heo cao hiện nay là một lợi thế về mặt kinh tế với những trạng trại, c
ơ sở kinh doanh thịt heo… tạo nguồn vốn, do đó ln có sự cạnh tranh nhất định giữa các

doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh mặt hàng này.
◦ Quy luật cạnh tranh có nhiểu tác động tích cực lẫn tiêu cực tới cung-cầu như:
• Mặt tích cực
▪ Tạo nguồn vốn tích cực cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thịt heo
▪ Tạo động lực cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế, phát triển
chất lượng sản phẩm thịt heo
▪ Có thể làm giảm giá thành sản phẩm đối với người tiêu dùng
• Mặt tiêu cực
▪ Vấn đề thu mua, tồn trữ, chế biến, phân loại sản phẩm chưa được đồng bộ và hiệu quả.
▪ Vấn đề cạnh tranh khơng thích hợp trong hoạt động mua bán của các thương lái trung gi
an.
▪ Cạnh tranh với mặt hàng của các cơ sở sản xuất, một số cơ sở cạnh tranh không lành mạ
nh, công bằng như sử dụng phẩm màu để làm cho màu thịt heo đẹp hơn, tươi hơn ảnh hưởng
đến sức khỏe người tiêu dùng.
▪ Giá cả thịt heo biến động liên tục, điều này là do mạng lưới phân phối thịt chưa hợp lý v
à hiệu quả, gây khó khan cho những đại lý trực tiếp trao đổi hang hóa với khách hàng.
▪ Vấn đề thiếu vốn sản xuất cũng gây khó khan cho người chăn nuôi.
▪ Cạnh tranh không lành mạnh làm giảm uy tín của đại lý, cơ sở phân phối.
▪ Tình trạng đầu cơ tích trữ, làm mất cân bằng cung – cầu đẩy giá sản phẩm lên cao ảnh
hưởng tói người tiêu dung và doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh.
◦ Như vậy, ngành sản xuất, kinh doanh thịt heo sạch, an tồn cịn nhiều khó khan do tác động
của quy luật cạnh tranh nhưng vẫn có thể cải thiện và phát triển nhiều mặt có lợi cho cả đơi
bên. Tạo một thị trường kinh doanh lành mạnh, đáp ứng được những nhu cầu, lợi ích của cá
nhân và xã hội.

6) Phương pháp đề ra để duy trì vai trị của người sản xuất thịt heo trên thương
trường.
◦ Trong những năm gần đây, doanh nghiệp sản xuất thịt heo ở nước ta phát triển khá nhanh
và mạnh, trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam
15



◦ Nhằm phát huy hơn nữa thành phần kinh tế của họ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất
nước chúng ta nên đưa ra một số kiến nghị như sau để góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp
này ổn định và phát triển.
◦ Nhà nước tạo mọi điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các doanh nhân yên tâm đầu tư
làm ăn lâu dài.
◦ Bổ sung, sửa đổi thể chế nhằm đảm bảo cho kinh tế tư nhân được phát huy không hạn chế
về quy mô và địa bàn trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm
◦ Đề xuất kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn có giải pháp khuyến khích tái
đàn đối với các cơ sở chăn ni có cơ sở vật chất tốt, đảm bảo khả năng phòng, chống dịch
◦ Đẩy mạnh các giải pháp tổ chức kết nối, hỗ trợ các công ty chăn nuôi gia súc mở rộng thị
trường, đưa sản phẩm thịt heo cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng (đã giết mổ, pha lóc)
thơng qua hệ thống phân phối
◦ Ngăn chặn việc nhập lậu và cấm các cơng ty khơng có giấy phép nhập heo sống nhằm đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và duy trì sự ổn định về giá cả
◦ Khẩn trương đánh giá tình hình cung cầu thịt heo (gồm cả thịt heo hơi và thịt heo thành
phẩm), có giải pháp ổn định giá cả, cung cầu thịt heo từ nay đến cuối năm
◦ Nhà nước cần có chính sách đầu tư để cải thiện hệ thống, nạc hóa đàn heo nhằm nâng cao
chất lượng thịt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, hồn thiện cơng tác thú y, kiểm dịch, vệ sinh thực
phẩm, môi trường: cần lựa chọn một số chủng loại heo (nội hoặc ngoại) chỉ để phục vụ cho
xuất khẩu.
◦ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng phối hợp với các địa phương hỗ trợ cơ sở
chăn ni, hộ gia đình đẩy mạnh tăng đàn heo kết hợp phòng ngừa dịch bệnh. Đồng thời, đề
nghị doanh nghiệp chăn nuôi lớn tăng cường việc nhân giống, cung cấp đủ cho người chăn ni
• Trên đây là những giải pháp nên được áp để khẳng định vị trí “kinh tế tư nhân được phát
triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của nhà nước”. Đồng
thời, địa vị kinh tế của mỗi người dân được xác định cụ thể “mọi người được tự do kinh
doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp”.


16


III) Kết luận:
Thịt heo là một hàng hóa phổ biến trên thị trường. Vì vậy khi tiến hành kinh doanh sản phẩm
này sẽ gặp rất nhiều sự cạnh tranh đến từ thị trường truyền thống. Tuy nhiên, thịt heo sạch chỉ mới
phát triển trong vòng vài năm trở lại đây nên tiềm năng phát triển là khá lớn. Với những chiến lược
kinh doanh hợp lý, năng động, sáng tạo đồng thời trong thời đại mà ý thức con người về tầm quan
trọng của sức khỏe tăng cao nên chúng có cơ hội rất lớn thành công với thịt heo sạch.

17



×