Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

ĐÁNH GIÁ TRẦM cảm, LO âu và CĂNG THẲNG của NGƯỜI CHĂM sóc BỆNH NHÂN SA sút TRÍ TUỆ CAO TUỔI NHẬP VIỆN BẰNG THANG điểm DASS 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.27 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ DƯƠNG TUYẾT LAN

ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ CĂNG THẲNG
CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC
BỆNH NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ CAO TUỔI NHẬP VIỆN
BẰNG THANG ĐIỂM DASS 21

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ DƯƠNG TUYẾT LAN

ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ CĂNG THẲNG
CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC
BỆNH NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ CAO TUỔI NHẬP VIỆN
BẰNG THANG ĐIỂM DASS 21



CHUYÊN NGÀNH: LÃO KHOA
MÃ SỐ: NT62 72 20 30

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BS. THÂN HÀ NGỌC THỂ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................i
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..........................................................................................iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ..............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................4
1.1. Đại cương về sa sút trí tuệ..................................................................................4
1.1.1. Định nghĩa sa sút trí tuệ..............................................................................4
1.1.2. Ngun nhân sa sút trí tuệ...........................................................................5
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đốn sa sút trí tuệ.............................................................7
1.1.4. Các giai đoạn của sa sút trí tuệ..................................................................8
1.1.5. Cơng cụ đánh giá suy giảm nhận thức......................................................10

1.2. Gánh nặng của người chăm sóc........................................................................11
1.2.1. Định nghĩa chăm sóc, người chăm sóc và phân loại người chăm sóc.......11
1.2.2. Định nghĩa và mơ hình gánh nặng của người chăm sóc...........................12
1.3. Trầm cảm, lo âu, căng thẳng ở người chăm sóc................................................15
1.3.1. Đại cương về trầm cảm, lo âu và căng thẳng............................................15
1.3.2. Mối liên quan giữa trầm cảm, lo âu và căng thẳng...................................18
1.3.3. Các thang điểm đánh giá trầm cảm, lo âu và căng thẳng.........................19
1.4. Các yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc khơng chính
thức bệnh nhân sa sút trí tuệ....................................................................................22
1.4.1. Những đặc điểm của bệnh nhân sa sút trí tuệ là gánh nặng chăm sóc......22
1.4.2. Những đặc điểm của người chăm sóc là gánh nặng chăm sóc..................23
1.4.3. Đặc điểm của người chăm sóc là yếu tố liên quan hai chiều đến gánh nặng
23
1.5. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài............................................................24


1.5.1. Những nghiên cứu trên thế giới................................................................24
1.5.2. Những nghiên cứu trong nước..................................................................26
1.6. Tổng quan về khoa lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định.....................................26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................28
2.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................28
2.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................................28
2.3. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................28
2.4. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................28
2.4.1. Dân số mục tiêu........................................................................................28
2.4.2. Dân số chọn mẫu......................................................................................28
2.5. Cỡ mẫu.............................................................................................................28
2.6. Phương pháp chọn mẫu....................................................................................29
2.6.1. Kỹ thuật chọn mẫu....................................................................................29
2.6.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu................................................................................29

2.7. Định nghĩa biến số nghiên cứu.........................................................................30
2.7.1. Biến số chính.............................................................................................30
2.7.2. Biến số nền................................................................................................32
2.8. Các biến số nghiên cứu.....................................................................................36
2.9. Kiểm soát sai lệch.............................................................................................40
2.9.1. Kiểm soát sai lệch lựa chọn......................................................................40
2.9.2. Kiểm soát sai lệch thông tin......................................................................41
2.10. Quản lý và xử lý số liệu..................................................................................41
2.10.1. Quản lý số liệu........................................................................................41
2.10.2. Xử lý số liệu............................................................................................41
2.11. Quy trình thực hiện.........................................................................................42
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu..............................................................................43
2.13. Tiến trình thực hiện nghiên cứu......................................................................44
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.....................................................................46
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu.............................................................................46
3.1.1. Bệnh nhân sa sút trí tuệ.............................................................................46
3.1.2. Người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ..................................................48
3.2. Tỷ lệ và mức độ trầm cảm-lo âu-căng thẳng.....................................................50
3.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm trong phân tích đơn biến...........................50


3.3.1. Đặc điểm bệnh nhân.................................................................................50
3.3.2. Đặc điểm người chăm sóc.........................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
NCS

Người chăm sóc

NCT

Người cao tuổi

SSTT

Sa sút trí tuệ

TIẾNG ANH
ADL

Activities of Daily Living
Hoạt độ chức năng hàng ngày

DASS

Depression-Anxiety-Stress Scale
Thang điểm đánh giá Trầm cảm-Lo âu-Căng thẳng

DSM

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders
Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần

IADL


Instrumental Activities of Daily Living
Hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày

MMSE

Mini-Mental State Exam
Trắc nghiệm đánh giá tâm thần tối thiểu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các nguyên nhân chính của sa sút trí tuệ và các đặc điểm chính...............6
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đốn sa sút trí tuệ theo DSM-V......................................7
Bảng 1.3. Điểm cắt của thang DASS 21..................................................................21
Bảng 2.1. Điểm cắt MMSE.....................................................................................30
Bảng 2.2. Hoạt động chức năng hằng ngày ADL....................................................33
Bảng 2.3. Hoạt động chức năng sinh hoạt hằng ngày IADL....................................34
Bảng 2.4: Liệt kê các biến số trong nghiên cứu.......................................................36


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
No table of figures entries found.


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu....................................................................................43


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Mơ hình gánh nặng chăm sóc theo Poulshock và Deimling......................13


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tỉ lệ người cao tuổi (NCT) ngày càng tăng cao. Vào
năm 2019, NCT (≥ 65 tuổi) trên thế giới là 703 triệu người, ước đoán khoảng 727
triệu người vào năm 2020 và tăng gấp đôi – đạt 1,5 tỷ người vào năm 2050. Tỷ lệ
NCT dự kiến sẽ tăng từ 9,3% vào năm 2020 lên đến 16% vào năm 2050 [53]. Việt
Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số vào năm 2012, sớm hơn 2 năm so với dự
báo (tỷ lệ người ≥ 60 tuổi chiếm 10,2%) [11], [13]. Việt Nam là một trong những
quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất ở Châu Á. Đến năm 2050, số người từ
60 tuổi trở lên sẽ tăng gấp đôi từ 11,9 triệu lên 29 triệu người, chiếm gần một phần
ba tổng dân số. Số người trên 80 tuổi cũng sẽ tăng gấp 3 lần lên gần 6% dân số [38].
Sự già hóa dân số kéo theo sự gia tăng của các nhóm bệnh lý ung thư, tim mạch
cũng như bệnh lý thối hóa. Trong số các bệnh lý thối hóa, sa sút trí tuệ (SSTT) là
một rối loạn thần kinh nhận thức gây suy giảm nhận thức, rối loạn hành vi và ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, tạo gánh nặng cho gia đình
và xã hội. Trên thế giới hiện có khoảng 50 triệu người bị SSTT, với gần 60% bệnh
nhân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nhưng đến năm 2050 con số
này sẽ tăng lên 71%. Cứ mỗi 3 giây sẽ có một trường hợp mới mắc SSTT trên tồn
cầu, tổng số người mắc SSTT được dự đốn sẽ lên đến 82 triệu người vào năm 2030
và 152 triệu người vào năm 2050 [77]. Tỷ lệ ước tính của dân số từ 60 tuổi trở lên
bị SSTT là 5-8% [77]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu dịch tễ học ở phía Bắc và phía
Nam đã ghi nhận tỉ lệ SSTT chiếm 4,8-5% ở người trên 60 tuổi [7]. Theo một
nghiên cứu năm 2014 tại Huế, tỷ lệ SSTT ở NCT trong cộng đồng là 9,4% [45]. Tại
Việt Nam, theo số liệu của cục điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ lệ người trên
65 tuổi hiện nay chiếm 7,7% dân số, tương ứng 5,46 triệu người, như vậy theo ước
đốn nước ta có khoảng 300.000-500.000 người bệnh SSTT [8], [12].

SSTT là một trong những nguyên nhân chính gây ra tàn tật và phụ thuộc ở NCT
trên toàn thế giới. Phần lớn bệnh nhân SSTT sống tại nhà và được chăm sóc bởi
người thân trong gia đình [76]. Gia đình và bạn bè thường là những người chăm sóc
(NCS) “khơng chính thức” [17] và hầu hết khơng được chuẩn bị đầy đủ cũng như


2

thiếu sự hỗ trợ về kiến thức để đảm nhận vai trị này, do đó mang đến gánh nặng lớn
đối với NCS. NCS phải đối mặt với nhiều trở ngại khi phải giữ cân bằng giữa việc
chăm sóc bệnh nhân với các nhu cầu khác như nuôi dạy con cái, sự nghiệp và các
mối quan hệ. Uớc tính số giờ chăm sóc “khơng chính thức” hàng năm trên tồn cầu
được cung cấp cho bệnh nhân SSTT sống tại nhà là khoảng 82 tỷ giờ vào năm 2015,
tương đương với 2089 giờ mỗi năm hoặc 6 giờ mỗi ngày. Con số này tương đương
với hơn 40 triệu lao động toàn thời gian vào năm 2015 và sẽ tăng lên 65 triệu lao
động toàn thời gian vào năm 2030 [41]. Những ảnh hưởng đối với NCS rất đa dạng
và phức tạp, bao gồm những ảnh hưởng về thể chất, tâm lý, tài chính cũng như đời
sống xã hội [40]. Những NCS bệnh nhân SSTT bị căng thẳng nhiều hơn đáng kể so
với những NCS bệnh nhân không mắc chứng SSTT và phải chịu các triệu chứng
trầm cảm cũng như các vấn đề thể chất nghiêm trọng hơn [58]. Triệu chứng lo âu và
trầm cảm xảy ra phổ biến [55], một phân tích tổng hợp cho thấy tỷ lệ NCS có triệu
chứng trầm cảm và lo âu lần lượt là 34% và 43,6% [61]. Những yếu tố trên tạo nên
chất lượng chăm sóc bệnh nhân kém, sự bỏ mặc bệnh nhân và tăng nhu cầu hỗ trợ
về chăm sóc.
Đối với NCT việc chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm là khơng thể nếu khơng
có sự tham gia của NCS. Gánh nặng của NCS thường bị bác sĩ lâm sàng bỏ qua. Để
làm giảm gánh nặng của NCS, nhân viên y tế cần hiểu tốt hơn những khó khăn mà
NCS phải trải qua, những nhu cầu và bệnh lý kèm theo của NCS từ đó có những hỗ
trợ thích hợp cho cả bệnh nhân và NCS. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu trong
và ngoài nước tập trung vào đánh giá các cơng cụ tầm sốt, chẩn đốn và điều trị

bệnh nhân SSTT, trong khi đó ở nước ta các nghiên cứu trên đối tượng NCS cịn ít.
Nhằm phác thảo dịch tễ học về gánh nặng tâm lý của NCS để cung cấp các chiến
lược chẩn đoán, đánh giá và can thiệp giúp ngăn chặn hoặc giảm nhẹ gánh nặng tâm
lý cho NCS trong thực hành lâm sàng chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá
trầm cảm, lo âu và căng thẳng của người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ cao tuổi
nhập viện bằng thang điểm DASS 21” với câu hỏi:
Tỷ lệ và mức độ trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các yếu tố liên quan của người
chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ bằng Thang điểm đánh giá Trầm cảm-Lo âu-


3

Căng thẳng (Depression-Anxiety-Stress Scale/DASS 21 tại khoa Lão – Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định là bao nhiêu?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các yếu tố liên quan
của người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ cao tuổi nhập viện bằng thang điểm
DASS 21 tại khoa Lão học bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 8/2021 đến
tháng 6/2022
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ và mức độ trầm cảm, lo âu, căng thẳng của người chăm sóc
bệnh nhân sa sút trí tuệ nhập viện bằng thang điểm đánh giá Trầm cảm-Lo
âu-Căng thẳng (Depression-Anxiety-Stress Scale/DASS 21)
2. Khảo sát các yếu tố liên quan (nhân khẩu, thời gian chăm sóc, đặc điểm bệnh
nhân) với trầm cảm, lo âu, căng thẳng của người chăm sóc bệnh nhân sa sút
trí tuệ.
3.



4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về sa sút trí tuệ
1.1.1. Định nghĩa sa sút trí tuệ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization-WHO), SSTT là một
hội chứng - thường có tính chất mạn tính hoặc tiến triển - trong đó có sự suy
giảm chức năng nhận thức vượt trên mức lão hóa bình thường. SSTT ảnh hưởng
đến trí nhớ, tư duy, định hướng, hiểu, tính tốn, năng lực học tập, ngơn ngữ và
khả năng phán đốn. Ý thức khơng bị ảnh hưởng. Sự suy giảm chức năng nhận
thức thường đi kèm với sự suy giảm khả năng kiểm soát cảm xúc, hành vi xã
hội hoặc vận động [77].
Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Hoa Kỳ (U.S. National
Institute of Neurological Disorders and Stroke-NINDS), SSTT là sự mất chức
năng nhận thức - khả năng suy nghĩ, ghi nhớ, giải quyết vấn đề hoặc lý luận - đến
mức gây cản trở cuộc sống và hoạt động hàng ngày của một người. Sa sút trí tuệ có
mức độ nghiêm trọng từ giai đoạn nhẹ nhất, khi mới bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt
động của một người, đến giai đoạn nặng nhất, khi người đó phải phụ thuộc hồn
tồn vào người khác trong các hoạt động cơ bản hàng ngày. Các chức năng bị ảnh
hưởng bao gồm trí nhớ, kỹ năng ngơn ngữ, nhận thức thị giác, giải quyết vấn đề,
quản lý bản thân và khả năng tập trung và chú ý. Một số người bị sa sút trí tuệ
khơng thể kiểm sốt cảm xúc của họ và tính cách của họ có thể thay đổi. Các dấu
hiệu và triệu chứng của SSTT xảy ra khi các tế bào thần kinh trong não ngừng hoạt
động, mất kết nối với các tế bào não khác và chết. Mặc dù mọi người đều mất một
số tế bào thần kinh khi họ già đi, những người bị SSTT trải qua sự mất tế bào
nhiều hơn. SSTT phổ biến hơn khi tuổi cao (khoảng một nửa số người từ 85 tuổi
trở lên có thể mắc một số dạng SSTT), nhưng đó khơng phải là một phần bình
thường của q trình lão hóa [68].



5

1.1.2. Nguyên nhân sa sút trí tuệ
Hiện nay, bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của sa sút trí tuệ ở mọi
lứa tuổi (trên và dưới 65 tuổi), chiếm 60-70% trong tổng số các bệnh nhân SSTT
[77]. Dựa vào giải phẫu bệnh học, nguyên nhân SSTT được chia thành hai nhóm
chính: thối hóa thần kinh và khơng thối hóa thần kinh.
Ngun nhân SSTT do thối hóa thần kinh thường gặp nhất là bệnh Alzheimer,
tiếp sau đó là SSTT trán-thái dương, SSTT thể Lewy và SSTT do bệnh Parkinson.
Ngoài ra, một số ngun nhân thối hóa ít gặp khác như liệt trên nhân tiến triển,
thối hóa vỏ não-hạch nền, teo đa hệ thống và bệnh Huntington cũng có thể liên
quan đến SSTT. Đặc tính chính của nhóm ngun nhân này là diễn tiến chậm và
mạn tính [8].
Nhóm ngun nhân khơng do thối hóa thần kinh rất đa dạng và có diễn tiến
khác nhau từ cấp tính, bán cấp đến mạn tính [8]. SSTT khơng do thối hóa thần
kinh có thể hồi phục được hoặc quá trình tiến triển SSTT bị chậm lại hay tạm dừng
nếu nguyên nhân cơ bản có thể xác định và điều trị thích hợp [29]. Các nguyên nhân
nhóm này có thể phân theo diễn tiến bệnh trong đó phổ biến nhất là SSTT mạch
máu:
-

-

-

Diễn tiến cấp:
• Bệnh lý mạch máu não (SSTT mạch máu)
• Sau chấn thương sọ não
• Chuyển hóa (hạ natri máu, hạ đường huyết)
Diễn tiến bán cấp:

• Nhiễm trùng (nhiễm HIV/AIDS, giang mai, lao, ký sinh trùng, …)
• Viêm não (viêm não tự miễn, bệnh Prion, …)
• U tân sinh
Diễn tiến mạn tính:
• Chuyển hóa bất thường (ví dụ: hạ natri máu, suy giáp, …)
• Biến dưỡng (thiếu máu, thiếu vitamin B12, …)
• Bất thường cấu trúc: não úng thủy áp lực bình thường, xơ chai hải mã,



Trầm cảm (giả SSTT)

SSTT có thể do phối hợp nhiều nguyên nhân, đặc biệt là khi tình trạng bệnh tiến
triển hoặc ở người cao tuổi. Ngồi ra, các bệnh nội khoa mạn tính (ví dụ: suy tim


6

sung huyết, bệnh thận mạn) và ảnh hưởng của thuốc (ví dụ: kháng histaminergic,
kháng cholinergic) cũng làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm nhận thức ở bệnh
nhân cao tuổi bị sa sút trí tuệ. Khi một người bị ảnh hưởng bởi nhiều dạng SSTT,
SSTT đó có thể được gọi là SSTT hỗn hợp [68]. SSTT hỗn hợp thường gặp nhất là
Alzheimer và SSTT mạch máu.
Bảng 1.1. Các nguyên nhân chính của sa sút trí tuệ và các đặc điểm chính
Nguyên nhân
Bệnh Alzheimer
(AD)

Đặc điểm chính
Chiếm tỉ lệ cao nhất (60-80%).

Mất trí nhớ là biểu hiện sớm nhất, diễn tiến từ từ tăng dần.
Sinh bệnh học chính là mảng beta-amyloid và đám rối vi sợi
thần kinh.

Bệnh mạch máu
não
(VaD)

SSTT mạch máu đơn thuần chiếm tỉ lệ 5-10% nguyên nhân
SSTT.

Bệnh thể Lewy
(DLB)

Thể Lewy là thể vùi protein alpha-synuclein trong tế bào thần
kinh.

Phần lớn nguyên nhân mạch máu cùng tồn tại với bệnh
Alzheimer (SSTT hỗn hợp) làm tăng tỉ lệ lên 40-50%.

SSTT thể Lewy đơn thuần chiếm 5% nguyên nhân SSTT, còn
lại là dạng hỗn hợp với bệnh Alzheimer.
Thối hóa thùy
trán-thái dương
(FTLD)

FTLD bao gồm nhiều loại SSTT như biến thể rối loạn hành vi
FTLD, mất ngơn ngữ tiến triển tiên phát, bệnh Pick, thối hóa
vỏ não-hạch nền và liệt trên nhân tiến triển.
Xuất hiện thể vùi bất thường trong tế bào thần kinh, thường là

Tau-protein hoặc TDP-43.

SSTT do bệnh
Parkinson
(PDD)

Biểu hiện SSTT đi sau khởi bệnh Parkinson.

Xơ hải mã

Hải mã xơ cứng gây nên mất trí nhớ.

Xuất hiện thể vùi Lewy (thể vùi protein alpha-synuclein) trong
tế bào thần kinh.
Thường đi kèm với đột biến gấp nếp sai protein TDP-43.

Thể hỗn hợp

Nhiều cơ chế sinh bệnh cùng tồn tại.
Nguồn: Trần Công Thắng [8]


7

1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đốn sa sút trí tuệ
Chẩn đốn SSTT địi hỏi phải có một bệnh sử và tiền sử chính xác, thăm khám
tồn diện, đặc biệt là đánh giá chức năng nhận thức, các dấu hiệu thần kinh đi kèm
và các rối loạn hệ thống nếu có. Cận lâm sàng có giá trị xác định nguyên nhân và
chẩn đoán phân biệt.
Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (Diagnostic and

Statistical Manual of Mental Disorders-DSM-V) cung cấp một tiêu chuẩn hợp lý
cho khái niệm SSTT trong thực hành lâm sàng.
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ theo DSM-V
A. Có bằng chứng suy giảm nhận thức đáng kể ít nhất 2 trong các lĩnh vực nhận
thức (sự tập trung chú ý, chức năng điều hành, học tập và trí nhớ, chức năng
ngơn ngữ, thị giác không gian và nhận thức xã hội) dựa trên:
1. Than phiền của người bệnh, hoặc của người thân, hoặc ghi nhận bởi bác
sĩ về sự suy giảm rõ rệt chức năng nhận thức của bệnh nhân, và
2. Suy giảm đáng kể những biểu hiện nhân thức, tốt nhất là được xác định
các test tâm thần kinh đã được chuẩn hóa hoặc nếu khơng thì dựa trên
đánh giá lâm sàng có chất lượng khác.
B. Suy giảm nhận thức làm ảnh hưởng đến tính độc lập trong các hoạt động
hằng ngày (tức là cần sự hỗ trợ tối thiểu ở các hoạt động sống phức tạp như
trả hóa đơn, dùng thuốc điều trị,…)
C. Bệnh nhân không đang bị mê sảng, lú lẫn cấp
D. Suy giảm nhận thức không phải do nguyên nhân tâm thần kinh khác (ví dụ
trầm cảm hay tâm thần phân liệt)
Nguồn Association American Psychiatric (2013) [20]
Tiêu chuẩn này ra đời năm 2013 bởi Hội Tâm Thần Hoa Kỳ. Trong DSM-V, họ
dùng thuật ngữ mới là “rối loạn nhận thức thần kinh điển hình” (Major
Neurocognitive Disorders) thay cho thuật ngữ SSTT (Dementia) trong DSM-IV.
Trong khi các định nghĩa trước đây của DSM liệt kê tiêu chí đầu tiên cẩn thiết để
chẩn đốn SSTT là suy giảm trí nhớ, thì vị trí trung tâm của rối loạn chức năng trí
nhớ đã bị giảm xuống trong DSM-V, với tất cả sáu lĩnh vực nhận thức có giá trị
ngang bằng nhau trong tiêu chuẩn chẩn đoán. Sự thay đổi từ DSM-IV sang DSM-V
phản ánh vấn đề một số bệnh nhân SSTT do các nguyên nhân khác ngoài bệnh


8


Alzheimer khơng đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đốn vì chức năng trí nhớ cịn ngun
vẹn hoặc ít nhất là tương đối nguyên vẹn so với bình thường. Điều này cũng chỉ ra
rằng, đối với các dạng SSTT phổ biến nhất, rối loạn chức năng trí nhớ và ngơn ngữ
thường ln luôn xuất hiện. Trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ
SSTT để thuận tiện khi so sánh với các nghiên cứu khác.
1.1.4. Các giai đoạn của sa sút trí tuệ
SSTT ảnh hưởng đến mỗi người theo một cách khác nhau, tùy thuộc vào tác
động của bệnh và tính cách trước khi mắc bệnh của người đó. Các vấn đề liên quan
đến SSTT có thể được chia thành ba giai đoạn:
-

Giai đoạn sớm – một hoặc hai năm đầu tiên.
Giai đoạn giữa – từ năm thứ hai đến năm thứ tư hoặc thứ năm.
Giai đoạn muộn – năm thứ năm trở đi.

Những khoảng thời gian này được đưa ra như một hướng dẫn gần đúng - đôi khi
một người có thể diễn tiến xấu đi nhanh hơn hoặc chậm hơn, và không phải tất cả
những bệnh nhân SSTT sẽ có tất cả các triệu chứng [76].
1.1.4.1. Giai đoạn sớm
Giai đoạn này thường bị bỏ qua. Người thân và bạn bè (và đơi khi cả các chun
gia) coi đó là “tuổi già”, là một phần của quá trình lão hóa bình thường. Do bệnh
khởi phát từ từ nên rất khó để chắc chắn chính xác thời điểm bệnh bắt đầu.
-

Trở nên đãng trí, đặc biệt là về những việc vừa xảy ra.
Có thể gặp một số khó khăn trong giao tiếp, chẳng hạn như khó tìm từ.
Đi lạc ở những nơi quen thuộc.
Mất định hướng thời gian, bao gồm cả thời gian ngày, tháng, năm, mùa.
Gặp khó khăn khi đưa ra quyết định và quản lý tài chính cá nhân.
Gặp khó khăn khi thực hiện các cơng việc nhà phức tạp.

Tâm trạng và hành vi:
• Trở nên kém năng động, mất hứng thú với các hoạt động và sở thích.
• Thay đổi tâm trạng, bao gồm trầm cảm hoặc lo âu.
• Phản ứng tức giận hoặc hung hăng bất thường.

1.1.4.2. Giai đoạn giữa
-

Trở nên rất hay quên, đặc biệt là các sự kiện gần đây và tên của mọi người.


9

-

Gặp khó khăn trong việc hiểu thời gian, ngày tháng, địa điểm và các sự kiện;

-

có thể bị lạc ở nhà cũng như trong cộng đồng.
Ngày càng gặp khó khăn trong giao tiếp (nói và hiểu).
Cần giúp đỡ trong các hoạt động chăm sóc cá nhân (đi vệ sinh, giặt giũ, thay

-

quần áo).
Không thể chuẩn bị thức ăn, nấu ăn, dọn dẹp hoặc mua sắm.
Khơng thể sống một mình an tồn nếu khơng có sự hỗ trợ đáng kể.
Những thay đổi về hành vi bao gồm đi lang thang, hỏi lặp đi lặp lại, gọi lớn,
đeo bám, rối loạn giấc ngủ, ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy những thứ khơng có


-

ở đó).
Có thể thể hiện hành vi khơng phù hợp trong nhà hoặc trong cộng đồng (ví
dụ: ức chế, gây hấn).

1.1.4.3. Giai đoạn muộn
Giai đoạn muộn là một trong những giai đoạn gần như hồn tồn phụ thuộc và
khơng hoạt động. Rối loạn về mặt trí nhớ và thể chất của bệnh trở nên rõ ràng hơn.
-

Thường không biết về thời gian và địa điểm.
Khó hiểu những gì đang xảy ra xung quanh họ.
Không thể nhận ra người thân, bạn bè và các đồ vật quen thuộc.
Không thể ăn nếu khơng có sự trợ giúp, có thể gặp khó khăn khi nuốt.
Nhu cầu tự chăm sóc được hỗ trợ ngày càng tăng (tắm và vệ sinh).
Có thể tiêu tiểu khơng tự chủ.
Thay đổi khả năng vận động, có thể khơng đi lại được hoặc bị hạn chế trên xe

-

lăn hoặc giường.
Thay đổi hành vi, hung hăng đối với người chăm sóc, kích động phi ngơn ngữ

-

(đá, đánh, la hét hoặc rên rỉ).
Khơng thể tìm thấy đường đi trong nhà.
1.1.5. Cơng cụ đánh giá suy giảm nhận thức


Mặc dù cuộc phỏng vấn với bệnh nhân và NCS cung cấp nhiều thông tin và có
thể đủ để chẩn đốn sơ bộ, việc bổ sung bệnh sử bằng kết quả của các bài kiểm tra
nhận thức là rất quan trọng. Các bài kiểm tra nhận thức có thể được thực hiện bởi
bác sĩ lâm sàng hoặc một trợ lý ở phòng khám, hoặc là một phần của đánh giá thần
kinh tâm lý chính thức bởi bác sĩ tâm lý thần kinh .


10

Các cơng cụ đánh giá nhận thức có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau, chúng có thể được sử dụng để sàng lọc các rối loạn chức năng nhận thức kín
đáo, xác định mức độ suy giảm nhận thức và giúp hỗ trợ chẩn đốn. Có nhiều cơng
cụ đánh giá nhận thức ngắn gọn có thể giúp ích cho bác sĩ lâm sàng. Một trong
những công cụ ra đời sớm nhất và vẫn được sử dụng rộng rãi là thang đánh giá
trạng thái tâm thần tối thiểu (Mini-Mental State Examination) của Folstein và cộng
sự, ra đời năm 1975, thường được gọi tắt là MMSE [35]. MMSE thường được sử
dụng để sàng lọc ban đầu cho rối loạn chức năng nhận thức và cũng dùng để phân
giai đoạn cho bệnh nhân (SSTT nhẹ, trung bình hoặc nặng) dựa trên điểm số. Công
cụ này giúp đánh giá một cách ngắn gọn và nhanh chóng các lĩnh vực nhận thức có
thể bị ảnh hưởng bởi chứng SSTT bao gồm khả năng định hướng, trí nhớ ngắn hạn,
sự chú ý/tập trung, chức năng định hình và ngơn ngữ [35]. Cơng cụ MMSE gồm 30
câu hỏi đánh giá các lĩnh vực nhận thức khác nhau, chỉ cần 5-10 phút để thực hiện,
người tiến hành có thể là người làm chuyên khoa sâu tâm lý, thần kinh, tâm thần
hoặc không chuyên khoa sâu. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam thường
lấy điểm cắt ngưỡng bình thường MMSE là 24 điểm [4], [14], có độ nhạy, độ đặc
hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm trong các bệnh viện lần lượt là
71,1%, 95,6%, 94,2% và 76,4% [50]. Có sự khác nhau khi thiết lập điểm cắt
ngưỡng bình thường cho công cụ MMSE đối với NCT mù chữ và khơng mù chữ.
Đối với nhóm bệnh nhân mù chữ, điểm cắt ngưỡng bình thường là 18 điểm, có độ

nhạy là 95% và độ đặc hiệu là 72,7% [19]. Ngoài ra, điểm cắt MMSE trong từng
giai đoạn SSTT cũng khác nhau khi so sánh nhóm bệnh nhân mù chữ và không mù
chữ. Ở người mù chữ, đối với điểm CDR=2 tương đương với SSTT giai đoạn trung
bình, cắt điểm MMSE là 13 điểm, và đối với điểm CDR=3 tương đương với SSTT
giai đoạn nặng, cắt điểm MMSE là 8 điểm [75]
Năm 2005, tác giả Nguyễn Kinh Quốc đã dịch và chuẩn hóa thang MMSE sang
tiếng Việt [6].
Chúng tơi sử dùng thang hoạt động sinh hoạt hàng ngày IADL của Lawton để
đánh giá SSTT theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-V. Có 8 mục bao gồm sử dụng
điện thoại, đi mua sắm, chuẩn bị thức ăn, quản lý nhà cửa, giặt đồ, phương tiện di


11

chuyển, quản lý thuốc cá nhân và quản lý tài chính. Suy giảm IADL khi tổng điểm
<8. Thang đánh giá IADL tốt hơn ADL trong phát hiện SSTT nhẹ vì nhiều bệnh
nhân trong số các bệnh nhân SSTT nhẹ vẫn độc lập trong ADL [42].

1.2. Gánh nặng của người chăm sóc
1.2.1. Định nghĩa chăm sóc, người chăm sóc và
phân loại người chăm sóc
1.2.1.1. Định nghĩa chăm sóc
Mặc dù khơng có định nghĩa tiêu chuẩn về chăm sóc gia đình (family
caregiving), nhưng có sự đồng thuận chung rằng "chăm sóc" liên quan đến "việc
cung cấp các dịch vụ chăm sóc đặc biệt, vượt ngồi giới hạn của những gì là chuẩn
mực hoặc bình thường trong các mối quan hệ gia đình. Chăm sóc thường liên quan
đến sự tiêu tốn đáng kể thời gian, năng lượng và tiền bạc trong một khoảng thời
gian dài, liên quan đến những cơng việc có thể khó chịu và khơng thoải mái với
căng thẳng về tâm lý và mệt mỏi về thể chất" [63].
1.2.1.2. Định nghĩa và phân loại người chăm sóc

Người chăm sóc (caregiver/carer/caretaker) là người cung cấp sự hỗ trợ trong
việc đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của người khác. NCS có thể cung cấp sự chăm
sóc cho cha mẹ già, vợ/chồng, người thân khác hoặc người không liên quan, người
bị bệnh hoặc người tàn tật. Những cơng việc của NCS có thể là đưa bệnh nhân đi
khám bệnh, đi chợ, làm việc nhà, chuẩn bị bữa ăn, đồng thời hỗ trợ việc mặc quần
áo, ra khỏi giường, giúp ăn uống… [49]
NCS có thể được trả tiền hoặc không được trả tiền. Những NCS “chính thức”
(formal caregiver/paid caregiver) được trả tiền cho các dịch vụ của họ và họ đã
được đào tạo và giáo dục trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc [49]. NCS “chính
thức” là người thuộc các tổ chức của chính phủ cũng như phi chính phủ, có thể là
người giúp việc theo ngày hoặc điều dưỡng chăm sóc tại nhà theo giờ.


12

NCS "khơng chính thức" (informal caregiver/unpaid caregiver) cịn được gọi là
người chăm sóc gia đình (family caregiver), là những NCS cho gia đình hoặc bạn bè
và khơng được trả tiền [49].
1.2.2. Định nghĩa và mơ hình gánh nặng của người
chăm sóc
Khơng có Phân loại bệnh quốc tế (International Classification of Diseases) bản
sửa đổi lần thứ chín (ICD-9) hoặc mã ICD-10 cho gánh nặng của NCS. Zarit và
cộng sự đã đề xuất một định nghĩa về gánh nặng chăm sóc là “mức độ mà NCS
nhận thấy rằng việc chăm sóc có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động cảm xúc, xã hội,
tài chính, thể chất và tinh thần của họ” [79]. Định nghĩa này nhấn mạnh ảnh hưởng
đa chiều trên NCS và cũng như việc chăm sóc là một trải nghiệm mang tính cá nhân
hóa cao [36]. Một số hồn cảnh chăm sóc có thể gây ra gánh nặng và căng thẳng
cho người chăm sóc (ví dụ: nhu cầu hỗ trợ nhiều trong các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày, cách ly xã hội và thiếu thốn tài chính do bệnh tật và việc chăm sóc), nhưng có
các ngưỡng khác nhau để gây ra gánh nặng cho NCS. Mặc dù việc chăm sóc gây

căng thẳng, nó cũng có thể mang lại lợi ích về mặt tinh thần vì giúp khẳng định mối
quan hệ gia đình, thể hiện lịng kính trọng đối với sự chăm sóc trước đây mà NCS
đã nhận được từ người hiện tại cần được chăm sóc và tiết kiệm chi phí gia đình
[71].
Có hai mơ hình hữu ích về các yếu tố dẫn đến gánh nặng của người chăm sóc.
Theo mơ hình gánh nặng của Pearlin và cộng sự [56] đã nêu ra bốn lĩnh vực
chính góp phần gây ra căng thẳng cho NCS: (1) bối cảnh nền (như mức độ hỗ trợ và
tác động của các sự kiện khác trong cuộc sống), (2) các yếu tố gây căng thẳng chính
của bệnh (primary stressors) của bệnh như mức độ giúp đỡ mà bệnh nhân yêu cầu,
hành vi và các vấn đề tâm lý của bệnh nhân SSTT, (3) các căng thẳng đóng vai trị
thứ yếu (secondary role strains ) như xung đột gia đình và đời sống xã hội, (4) các
căng thẳng nội tâm như tính cách, năng lực và vai trò giam cầm (role captivity) của
NCS.


13

Trong mơ hình của Poulshock và Deimling [59], SSTT dẫn đến gánh nặng chăm
sóc, gánh nặng chăm sóc có thể biểu hiện dưới dạng căng thẳng theo một số cách
khác nhau, có thể là tiêu cực (ví dụ: rối loạn hành vi, sức khỏe thể chất hoặc tâm lý
ở NCS) hoặc tích cực (ví dụ: khả năng chịu đựng, khả năng đối phó). Mơ hình phân
loại gánh nặng chăm sóc được sử dụng nhiều nhất là mơ theo Poulshock và
Deimling.

Hình 1.1 Mơ hình gánh nặng chăm sóc theo Poulshock và Deimling
1.2.2.1. Gánh nặng thể chất (physical burden)
Những NCS bệnh nhân SSTT có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau
bao gồm các vấn đề về tim mạch, khả năng miễn dịch thấp hơn, phản ứng miễn dịch
kém hơn với vắc-xin, vết thương chậm lành hơn, mức độ cao hơn của các bệnh mạn
tính (như đái tháo đường, viêm khớp, loét dạ dày và thiếu máu), nhiều lần đi khám

bác sĩ hơn và phải sử dụng thuốc theo toa, sức khỏe tự đánh giá kém hơn, giảm
tham gia các hoạt động giúp bảo vệ sức khỏe như tập thể dục và nhiều khả năng hút
thuốc lá, uống rượu và rối loạn giấc ngủ. Những NCS mắc bệnh tâm lý và căng
thẳng nặng hơn thậm chí có nhiều khả năng có sức khỏe thể chất kém và nguy cơ tử
vong cao hơn [24].


14

1.2.2.2. Gánh nặng tâm lý (emotional burden/psychological distress)
Gánh nặng tâm lý hay gánh nặng tinh thần là những căng thẳng về tâm lý gây ra
do việc chăm sóc. Các triệu chứng của gánh nặng tâm lý có thể là lo âu, trầm cảm,
căng thẳng hoặc những triệu chứng liên quan đến cơ thể như mệt mỏi, dao động về
cân nặng, rối loạn về hoạt động tình dục. Gánh nặng tâm lý cũng có thể biểu hiện
bằng những cảm xúc tinh tế như sự xấu hổ, mặc cảm, tự trách móc bản thân mình
hay cảm giác bị mắc kẹt vào hồn cảnh [1].
Mối liên quan giữa NCS bệnh nhân SSTT và những ảnh hưởng tiêu cực đến sức
khỏe tinh thần đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Mức độ của gánh nặng
tâm lý cao hơn đáng kể, sức khỏe chủ quan và sức khỏe thể chất thấp hơn đáng kể ở
những NCS bệnh nhân SSTT so với những NCS khác; những khác biệt này thậm
chí cịn lớn hơn khi so sánh với những người khơng chăm sóc [58].
1.2.2.3. Gánh nặng xã hội (social burden)
Khái niệm gánh nặng xã hội của việc chăm sóc nói về những áp lực gây nên bởi
cơng việc chăm sóc đối với đời sống xã hội của NCS. Đời sống xã hội là những mối
quan hệ giữa người chăm sóc và những thành viên khác trong gia đình, là quan hệ
giữa người chăm sóc với xã hội bên ngoài [1].
NCS thường thiếu sự kết nối và hỗ trợ xã hội cũng như phải trải qua cảm giác bị
cơ lập với xã hội. Những NCS có xu hướng hy sinh những sự theo đuổi và sở thích
cá nhân của họ, hạn chế thời gian với bạn bè và từ bỏ hoặc giảm việc làm [24]. Do
việc chăm sóc, NCS có thể bị ảnh hưởng đến mối quan hệ với các thành viên khác

trong gia đình. Họ có thể gặp mâu thuẫn trong việc đưa ra các quyết định về việc
chăm sóc người bệnh, quyết định về việc đi khám chữa bệnh, về nghĩa vụ tài chính,
quyền giám hộ đối với người bệnh, trầm trọng hơn có thể đưa nhau ra tịa án [1].
SSTT có thể là một yếu tố gây chia rẽ gia đình nhất là khi có những rạn nứt trong
tình đồn kết giữa các thành viên, do đó địi hỏi những can thiệp lấy gia đình làm
trung tâm nhằm giải quyết mâu thuẫn gia đình và xung đột giữa những cá nhân
cũng như đòi hỏi giám định năng lực hành vi của bệnh nhân SSTT [57].


15

1.2.2.4. Gánh nặng tài chính (financial burden)
Chi phí cho điều trị và chăm sóc bệnh nhân SSTT là rất cao. Chi phí trực tiếp bao
gồm tư vấn y tế, thuốc, dịch vụ chăm sóc cá nhân và điều dưỡng, và chủ yếu là chi
phí chăm sóc nội trú trong giai đoạn muộn. Các ước tính chi phí có thể bỏ qua hoặc
đánh giá chưa hết các chi phí gián tiếp vốn là đáng kể mà NCS phải chịu, ví dụ như
mất thu nhập của bệnh nhân và NCS khi bỏ hoặc giảm việc làm, số giờ chăm sóc
khơng chính thức và gánh nặng tử vong [24].

1.3. Trầm cảm, lo âu, căng thẳng ở người chăm sóc
1.3.1. Đại cương về trầm cảm, lo âu và căng thẳng
1.3.1.1. Trầm cảm
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến,
được đặc trưng bởi nỗi buồn dai dẳng và mất quan tâm hứng thú trong các hoạt
động bổ ích hoặc thú vị trước đó. Trầm cảm cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ và
cảm giác thèm ăn, mệt mỏi và kém tập trung. Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu
gây tàn tật trên toàn thế giới và góp phần lớn vào gánh nặng bệnh tật toàn cầu [78].
Nguyên nhân của trầm cảm bao gồm tương tác phức tạp giữa các yếu tố xã hội,
tâm lý và sinh học. Các sự kiện trong cuộc sống như nghịch cảnh thời thơ ấu, mất
mát và thất nghiệp góp phần và có thể xúc tác sự tiến triển của bệnh trầm cảm [78].

Trầm cảm và các rối loạn tâm thần liên quan có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả
các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm thành tích ở trường, năng suất làm việc, mối
quan hệ với gia đình và bạn bè, và khả năng tham gia vào cộng đồng. Nghiên cứu
cũng cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa trầm cảm và sức khỏe thể chất, bao gồm
bệnh lao và bệnh tim mạch. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người - già
và trẻ, giàu và nghèo - ở tất cả các quốc gia. Phụ nữ dễ bị trầm cảm hơn nam giới
[78].
Trầm cảm là rối loạn mạn tính, khó điều trị hiệu quả và chi phí điều trị cao hơn
một số bệnh mạn tính khác như đái tháo đường hay bệnh lý tim mạch. Khoảng một
nửa số bệnh nhân bị tái phát sau khi điều trị [51].


×