Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

SKKN Gop phan GDKNS cho HSTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.63 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>GÓP PHẦN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC</b>
<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


<b>1. Lý do chọn đề tài: </b>


Trong những năm gần đây bạo lực học đường gia tăng, học sinh tự tử vì bị la mắng, học
sinh khơng hứng thú trong học tập, bị xâm phạm, bị lợi dụng... là do các em khơng có khả
năng ứng phó với các căng thẳng, không biết giải quyết xung đột, không tiết chế được cảm
xúc bản thân. Theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng
sống (KNS).


Giáo dục KNS cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan
tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với cuộc sống thực tế của học
sinh. Lo lắng trước những cảnh báo về một lớp trẻ thiếu KNS nên khơng ít phụ huynh bên
cạnh việc cho con đi học ngoại ngữ, năng khiếu, thể thao cũng ráo riết tìm kiếm những trung
tâm huấn luyện KNS cho trẻ với kỳ vọng: Trẻ sẽ có đủ tự tin và bản lĩnh để vững bước vào
đời.


Trước tình hình đó, từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT đã chủ trương đưa nội dung giáo
dục KNS vào chương trình chính khóa và được dạy tích hợp vào các mơn học và các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường phổ thông từ bậc tiểu học đến trung học
phổ thông. Đây là một chủ trương cần thiết và hết sức đúng đắn, nhưng lâu nay do Bộ
GD-ĐT chưa ban hành bộ chuẩn về giáo dục KNS cho học sinh để định hướng chung nên mỗi
trường dạy mỗi kiểu.


KNS thực sự khơng phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục KNS cho trẻ
em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối
thiểu để các em có thể tự lập. Và mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập
hơn trong cuộc sống. Song chọn những nội dung nào? Phương pháp nào để giáo dục KNS
cho học sinh có hiệu quả và thiết thực nhất vẫn đang cịn là mối trăn trở của các nhà trường
và gia đình hiện nay.



<b>2. Mục đích nghiên cứu:</b>


Chúng tơi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra nội dung giáo dục thiết thực và hiệu quả nhất
cho học sinh của nhà trường. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm là học sinh của
trường tiểu học Ninh Thượng.


<b>3. Phương pháp nghiên cứu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>
<b>1. Cơ sở lý luận:</b>


Tại hội thảo “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh - Thực trạng và giải pháp” vừa được tổ
chức tại quận Phú Nhuận - TP. HCM, Tiến sĩ Ninh Văn Bình - Trưởng phịng GDĐT quận
Phú Nhuận cho rằng các em học sinh chưa được dạy cách đương đầu với những khó khăn
của cuộc sống, như cha mẹ ly hơn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém, ...


Cùng suy nghĩ đó, Phó Bí thư quận ủy quận Phú Nhuận – bà Trần Thị Hóa phân tích:
“Giáo dục Việt Nam lâu nay chú trọng dạy chữ, chưa quan tâm đúng mức đến "dạy người”,
dạy học sinh sống đúng, sống đẹp. Tính nhân văn ngày càng mờ nhạt thể hiện ở hành vi ứng
xử chưa đẹp giữa các em và với thầy cơ, cha mẹ, cộng đồng. Khiếm khuyết nhân cách cịn
thể hiện ở việc các em sống thiếu trách nhiệm với chính mình. Tồn tại này thuộc trách nhiệm
nhà trường, gia đình và xã hội chưa giáo dục kỹ năng sống cho các em”.


Năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị số 40 về việc phát động phong trào thi
đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó có nội dung rèn luyện kỹ
năng sống cho các em. Năm 2010 Bộ tiếp tục ra công văn số 3408 về việc bồi dưỡng cho
giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh. Nhưng theo
Thạc sĩ Phan Tấn Chí - Phó trưởng khoa Quản lý giáo dục của trường Cán bộ Quản lý giáo
dục TP. HCM cho rằng việc triển khai còn nhiều rào cản. Nội dung giáo dục hiện tại nặng về


lý thuyết hơn thực hành. Học sinh từ chỗ nghỉ hẳn 3 tháng hè dần dần chỉ còn hai tháng rưỡi
và bên cạnh việc học chính khóa cịn lịch học thêm dày đặc mà vẫn chưa hết kiến thức thầy
cô truyền thụ.


"Chúng ta đã đưa vào giáo dục trong nhà trường nhiều nội dung nhưng luôn nghĩ là chưa
đủ, để thêm nội dung này lại phải bớt nội dung kia hoặc phải thêm thời gian. Về phía giáo
viên muốn rèn luyện cho học sinh kỹ năng thì họ phải là người thuần thục kỹ năng mình sẽ
dạy. Nhưng chương trình đào tạo giáo viên lâu nay nặng về khoa học cơ bản hơn là khoa học
sư phạm. Kỹ năng mà học sinh được rèn luyện chủ yếu là kỹ năng học tập, cịn kỹ năng sống
khơng được rèn luyện đủ để có thể truyền thụ cho người khác. Đây là một trong những rào
cản lớn nhất”, Thạc sĩ Phan Tấn Chí nói.


Kết quả khảo sát của trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP. HCM cho thấy giáo viên rất có
nhu cầu được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng để giảng dạy kỹ năng sống, song chương trình,
nội dung, thời gian, phương pháp và cả người bồi dưỡng cho giáo viên chưa đáp ứng được
nhu cầu. Các trường công lập tại thành phố đều đang thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống
lồng ghép theo chương trình của Bộ GDĐT và thơng qua hoạt động ngồi giờ, nhiều nơi giáo
dục kỹ năng sống khơng khác gì giáo dục đạo đức. Ưu tiên hàng đầu của các trường vẫn là
học văn hóa, là kết quả thi cuối cấp, vì nó liên quan đến thành tích chứ chưa phải là học sinh
có nhiều kỹ năng sống hay khơng.


Việc giáo dục là nhằm "học để làm người, học để cùng chung sống” chứ không chỉ đơn
thuần "học để biết, học để làm”. Không thể đổ lỗi hồn tồn cho nhà trường, nhưng dư luận
ln cho rằng nhà trường có trách nhiệm lớn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Giáo dục kỹ năng sống phải bắt đầu từ chính cuộc sống, vì thế những kỹ năng sống mà nhà
trường giáo dục cho học sinh chỉ có thể được xem là thành cơng khi có thể giúp các em áp
dụng có hiệu quả ở gia đình và trong xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b> Vậy kỹ năng là gì? Kỹ năng sống là gì?</b></i>



Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía
cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay cơng việc nào đó phát sinh trong
cuộc sống.


Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu
cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. KNS bao gồm cả hành vi
vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành
một cách tự nhiên, thơng qua q trình giáo dục hoặc tự rèn luyện của con người.


Tóm lại, kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả
năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Không phải đợi đến
lúc được học kỹ năng sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc
đời, những trải nghiệm, va vấp, thành cơng và thất bại giúp con người có được bài học quý
giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học
hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn.


<i><b> Vì sao phải rèn luyện KNS cho học sinh?</b></i>


Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi
chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là
nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và
kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; giáo dục cho học sinh thói quen rèn
luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các
tệ nạn xã hội. Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và
sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách
sau này. Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời của một con người và luôn luôn được bổ
sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành
cũng vẫn cần học kỹ năng sống.


<i><b>Có thể phân loại kỹ năng sống như thế nào?</b></i>



<i><b> </b> </i>Kỹ năng sống được chia thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao.


- Kỹ năng cơ bản gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy v.v…
- Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức mới
hơn. Nó bao gồm: Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng
hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi v.v…


Ở tiểu học, đối với các lớp đầu cấp, kỹ năng cơ bản được xem trọng, còn các lớp cuối cấp
nâng dần cho các em về kỹ năng nâng cao. Theo đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các
em 2 nhóm kỹ năng sống sau đây:


<b> * Nhóm kỹ năng giao tiếp – hịa nhập cuộc sống:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Thực tế trong nhà trường, thông qua môn Đạo đức, các hoạt
động tập thể HS được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng
giao tiếp, khơng có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều
em cịn khơng dám nói hoặc khơng biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai.


- Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là kỹ năng quan trọng mà
không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta không rèn luyện thường ngày.


* Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí:


- Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa ra ý kiến chia sẻ trong
nhóm bạn.


- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.


- Kỹ năng kiểm sốt tình cảm – kỹ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá nhân có hại


cho bản thân và người khác.


- Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động.
<b>2. Thực trạng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cuộc sống, học không gắn với hành, và đã biến nhiều kiến thức sống thành "kiến thức chết",
lý thuyết suông. Chỉ riêng một kỹ năng sống bình thường là: biết bơi, rơi xuống nước khơng
chìm, khơng chết đuối, mà bao nhiêu năm nay, qua bao nhiêu bài viết phản ánh và cảnh báo,
qua bao nhiêu tai nạn đau lòng, nhưng chuyện chết người do đuối nước vẫn tiếp diễn, và có
vẻ ngày càng trở thành một tai nạn lớn. Không chỉ trẻ em chết vì đuối nước mà người lớn
cũng chết vì đuối nước! Riêng tại Ninh Hòa, năm học này đã có 6 học sinh bị chết vì đuối
nước, trong đó tiểu học có 4 học sinh. Nhiều tai nạn chết người vì đuối nước chắc chắn sẽ


khơng xảy ra nếu nạn nhân biết bơi!


Dạy KNS cho tuổi trẻ học đường trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết ở các
trường phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng. Trong lúc nội dung về rèn luyện KNS
chưa được đưa vào thành một chương trình riêng mà chủ yếu được giáo viên lồng ghép trong
từng bộ môn như giáo dục Đạo đức, Tiếng Việt… hay trong các tiết chào cờ đầu tuần. Với
thời lượng hạn hẹp như vậy, các em chưa được trang bị đầy đủ các KNS. Đó là điều đang cịn
khó khăn, lúng túng cho các nhà trường nhằm rèn luyện KNS cho học sinh. Một trong những
mục tiêu được chú trọng trong năm học 2009-2010 mà Bộ GD-ĐT yêu cầu là tăng cường
giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, làm thế nào để triển khai hoạt động
rèn KNS một cách hiệu quả thu hút được học sinh và các bậc phụ huynh đang là trăn trở của
các thầy cơ giáo, các nhà trường và tồn xã hội hiện nay.


Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Viện Khoa học giáo dục, tổ chức biên soạn
bộ tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua một số môn học: địa lý, ngữ văn, giáo
dục công dân, sinh học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đây là một chủ trương đúng
nhằm cung cấp cho học sinh những kỹ năng cơ bản để ứng phó với những thử thách, khó


khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng cần phải phản biện lại vấn đề này, khi Bộ Giáo dục
và Đào tạo chủ trương đưa bộ môn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào nhà trường là do
nạn bạo lực học đường đã trở nên báo động. Điều này là đúng, nhưng chưa đủ, chưa tìm đến
ngun nhân sâu sắc nhất. Theo chúng tơi, ngun nhân sâu xa chính là <i>tình trạng vơ cảm</i>


của con người dưới sự tác động, chi phối của tiến bộ khoa học-công nghệ, của lối sống tiêu
thụ, thực dụng.


<b>3. Một số biện pháp rèn luyện KNS cho học sinh tiểu học</b>


Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư duy, tiếp đó
là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Giáo dục kỹ năng sống, theo cách hiểu hiện nay là giáo
dục những cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động vật
cắn, bị xâm hại tình dục, phịng, chống các tệ nạn xã hội… Theo chúng tôi, đây mới chỉ là
mục đích trước mắt. Mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cách cho học
sinh, trong đó quan trọng nhất là giáo dục tình thân ái và các ứng xử văn hoá. GDKNS là một
trong những nội dung không thể thiếu trong giáo dục của nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Bên cạnh nhà trường, gia đình và xã hội là hai mơi trường thiết yếu quan trọng đối với việc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Gia đình là cái nơi hình thành nhân cách, ứng xử cho
học sinh. Một gia đình hạnh phúc, biết trân trọng các giá trị tinh thần sẽ giáo dục nên những
đứa con ngoan, những học trò lễ phép. Ngược lại, gia đình thiếu hạnh phúc, coi nhẹ các giá
trị tinh thần, coi trọng giá trị đồng tiền và vật chất, thậm chí thường xun xảy ra tình trạng
bạo lực sẽ tác động tiêu cực đến tính cách, cách ứng xử của các em học sinh. Ngoài gia đình,
xã hội phải thực sự vào cuộc để cùng phối hợp. Trước hết, xã hội giáo dục cho các em bằng
những ứng xử giữa con người với con người, bằng sự tuân thủ (của tất cả mọi người) đối với
pháp luật, bằng việc coi trọng các giá trị truyền thống… Xin nêu một ví dụ nhỏ, đó là việc
bảo vệ môi sinh môi trường nơi công cộng. Hầu hết ở nước ta, ý thức bảo vệ của công, môi
trường công cộng là rất kém. Chúng ta răn dạy học sinh về bảo vệ môi trường, nhưng khi đến
công viên, đến những địa điểm du lịch thì vứt rác bừa bãi.



Để đạt được mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị. Tồn xã hội phải coi trọng đến vấn đề này. Cần tập trung vào đào tạo các
ngành xã hội-nhân văn, đây là gốc rễ của tình thân ái, của tinh thần nhân văn dưới mọi thời
đại.


<b> a. Vai trò của nhà trường:</b>



Hơn ai hết, lực lượng giáo viên có một vai trị quan trọng trong việc giáo dục, tổ chức, rèn
luyện KNS cho học sinh trong môi trường sư phạm. Các thầy cô không chỉ là “chất xúc tác”
tạo nên hiệu ứng dây chuyền trong GDKNS mà còn là tấm gương để các em soi rọi trong quá
trình rèn luyện và tự tu dưỡng. Bằng tài năng và bản lĩnh sư phạm tuyệt vời, mỗi nhà giáo là
một kỹ sư tâm hồn sẽ thiết kế nên những lâu đài giáo dục, lên chương trình và hoạch định các
hoạt động GDKNS cho học sinh thông qua nhiều “cửa ngõ” khác nhau như tiết dạy bộ mơn
văn hóa, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, hoặc các hoạt động giáo dục ngoại khóa. Song song đó,
những phong trào thi đua, khen thưởng chính là bệ phóng và nguồn động lực khơng bao giờ
cạn giúp các em có thêm niềm tin trong học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức. Tác phong
mẫu mực hết lòng thương yêu học sinh của mỗi nhà giáo sẽ là tác nhân tích cực trong việc
GDKNS. Qua nhịp cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, thầy cô mở ra một không gian sống
động và thiết kế cho các em có được mơi trường học tự lập, chủ động bằng những “kỹ thuật
nhà nghề” như: Tổ chức lớp học, làm việc theo nhóm, kỹ năng tự phục vụ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>-</b> Qua từng tiết dạy, giáo viên cần chú ý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc theo
<i>nhóm: biết cách phân cơng cơng việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp</i>
nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất… Đây là kĩ năng hết
sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong tập thể. Ở môn kĩ thuật, giáo viên cần
giáo dục kĩ năng tự phục vụ bởi ở gia đình, các em thường được cha mẹ, người giúp việc làm
thay hoặc khơng có thời gian gần gũi để hướng dẫn. Thầy cô cần cho học sinh thấy rằng việc
khâu may, nấu cơm, luộc rau, lắp ráp mạch điện đơn giản… hết sức cần thiết cho bản thân


các em vì chẳng những có thể phụ giúp cha mẹ khi bận hoặc bệnh mà còn là hành trang khi
các em đi học xa nhà sau này không có người chăm lo. Trong các bài khoa học, chúng ta có
thể hướng dẫn, tập dần cho các em kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định như nói khơng
với thuốc lá, ma túy, rượu… dứt khốt với những lời dụ dỗ, lơi kéo vào những thói hư tật
xấu. Ở môn đạo đức, giáo viên rất dễ dàng nâng cao kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức như
kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô, thương binh - liệt sĩ, những người lao động…
bằng những hành vi, thái độ, việc làm nho nhỏ hằng ngày. Các em biết quan tâm chăm sóc
ơng bà, cha mẹ, anh chị; biết giúp đỡ người già, em nhỏ, bạn bè; biết xác định các giá trị
hành vi đạo đức. Tùy từng bài học, chúng ta giáo dục các kĩ năng phù hợp cho các em.


<b>-</b> Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua học tập – sinh hoạt ở nhà trường là điều
hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì, quyết tâm
thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy. Tổ chức lớp cũng nên đổi
mới. Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó cần thay đổi theo từng tháng để từng học sinh
biết được các công việc của người lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và xử lý ra sao… Đồng
thời biết thông cảm với công việc của người chỉ huy. Qua đó rèn cho các em những kĩ năng
<i>chỉ huy - lãnh đạo cần thiết. Trong sinh hoạt hằng ngày, giáo viên cần chú ý nâng dần kĩ</i>
<i>năng giao tiếp - tự nhận thức cho các em như biết sử dụng đúng các quy tắc: chào hỏi, xin</i>
phép, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu… Biết cảm thông cảm chia sẻ buồn vui với mọi người. Giáo
viên cũng có thể tập dần cho các em kĩ năng đặt mục tiêu từ những việc nhỏ như thói quen
dậy sớm tập thể dục, đi học đúng giờ, phụ mẹ việc nhà, giữ lời hứa với mọi người…


- Nhà trường cần tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần. Theo đó mục tiêu buổi chào cờ
khơng chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong tuần qua của
giáo viên trực, triển khai kế hoạch tuần tới của Ban giám hiệu nhà trường mà cần thay đổi
hình thức buổi lễ chào cờ một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Chẳng hạn
như để các em được thay mặt lớp trực đánh giá, nhận xét thêm phần giao lưu với toàn trường
qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố, trị chơi… do chính các em đứng ra tổ chức
dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

với gia đình, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường để cùng góp phần giáo dục KNS
cho các em.


- Tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi bằng các hình thức như Rung
chuông vàng, Đối mặt, Đường lên đỉnh; Hàng năm tổ chức cho các em tham quan, dã ngoại,
du lịch như cha ơng ta đã nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Trong từng năm học,
cần lựa chọn một số chủ đề rèn luyện KNS để triển khai. Nhà trường cần phát huy vai trò của
tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng theo các chủ điểm hàng
tháng. Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian vào
trường học, qua đó mà rèn luyện KNS cho học sinh.


Song một điều giáo viên cần lưu ý là Chương trình giáo dục mơn Đạo đức ở cấp tiểu học
và Giáo dục cơng dân ở cấp THCS có một số nội dung trùng hợp với nội dung của môn giáo
dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, mục đích và phương pháp dạy các mơn này khơng giống nhau
hồn tồn.


Ví dụ: Trong chương trình mơn Đạo đức lớp 1, tuần 19 có bài: “Lễ phép, vâng lời thầy cơ
giáo”. Trong chương trình dạy kỹ năng sống, khơng có khái niệm “vâng lời”, chỉ có khái
niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện
cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm,
chứ khơng đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Cơng dân tồn cầu là người biết suy nghĩ
bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và
chịu trách nhiệm về điều đó, chứ khơng tạo ra lớp cơng dân chỉ biết “biết nghe lời”.


Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kỹ năng sống với các môn học truyền thống
như Đạo đức và Giáo dục công dân.


Giáo dục thế hệ trẻ không chỉ chú trọng “dạy chữ” mà còn phải quan tâm đúng mức đến
nhiệm vụ “dạy người”. Con người khơng chỉ có tri thức mà cịn phải biết sống đúng, sống
đẹp, sống có ích.



b. Vai trị của gia đình:


Thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng cần được thông tin đến phụ huynh để
phụ huynh thấy được tầm quan trọng của kĩ năng sống đối với con em mình, cùng với giáo
viên thực hiện, theo dõi, ủng hộ, động viên các em. Nếu được sự hỗ trợ của phụ huynh học
sinh thì việc thực hiện sẽ dễ dàng thành công hơn.


Nhiều quan điểm cho rằng: thầy cô giáo dạy kỹ năng sống cho học sinh chỉ cần lồng ghép
vào các môn học trong các trường phổ thông là đủ, về nhà bố mẹ chỉ chú trọng nhắc nhở các
em học văn hóa. Đây là quan niệm giáo dục sai lầm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

làm cho con trẻ thiếu tính độc lập, thiếu tự tin, thiếu kỹ năng tự vệ, kỹ năng tự giải quyết các
vấn đề, … luôn phải dựa dẫm vào người khác.


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, cho đội viên, đoàn viên, phải được xem như là sự tiếp
tục, bổ sung, nâng cao, mở rộng kết quả giáo dục kỹ năng sống cho lớp trẻ từ trong mỗi gia
đình. “Dạy con từ thuở cịn thơ”, “Học ăn học nói, học gói học mở”; học chịu thương chịu
khó, học kính trên nhường dưới, học thưa gửi, học cảm ơn, xin lỗi; học lễ học nghĩa, học làm
con làm cháu, học làm anh chị, làm em, học làm người...


Để dạy cho trẻ những bài học đó trước hết và tốt nhất là từ gia đình. Những bài học kinh
nghiệm tuy xưa mà chẳng bao giờ cũ, không thể quên lãng, càng khơng nên xem thường và
cho đó là lạc hậu, lỗi thời, để rồi chạy theo “mốt” cho con đi học kỹ năng sống.


Các bậc cha mẹ ngày nay nên tỉnh táo và trung thực nhìn vào chính gia đình mình, xem ở
đó trẻ được giáo dục kỹ năng sống như thế nào, khi mà dường như trẻ không được yêu cầu
làm việc gì, chỉ tập trung vào ăn và học, mọi việc cịn lại cha mẹ làm thay, hoặc cần thì th
người giúp việc, gọi dịch vụ...?



Sự giao tiếp ứng xử giữa cha mẹ và con cái - trường học giáo dục kỹ năng sống - thì ngày
càng thưa vắng hoặc ln vội vàng, giản lược, chỉ cịn là sự trao đổi vắn tắt thơng tin mà
thiếu hụt sự chia sẻ, cảm thông.


Hơn thế nữa, cùng với việc ép con học chính, học phụ, học giỏi, đỗ cao, đạt nhiều “danh
hiệu”, là việc cha mẹ hạn chế, cách ly con cái tiếp xúc với bên ngồi, khơng được trải nghiệm
cuộc sống, nhằm phịng ngừa tiêu cực, tai nạn rủi ro... đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ “lơ
ngơ như gà công nghiệp” và càng thiếu kỹ năng sống. Rõ ràng đây không chỉ là những lệch
lạc về giáo dục kỹ năng, mà trước hết là sự lệch lạc về giáo dục giá trị sống trong mỗi gia
đình.


Sự nhân - quả là ở đó, vậy thì tại sao lại đi tìm giải pháp từ bên ngồi gia đình? Hãy bắt
đầu từ sự thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh. Ngày nay, tuy cùng sống trong một mái
nhà, đa số là đầy đủ tiện nghi, nhưng giữa cha mẹ và con cái lại đang thiếu đi rất nhiều cái
“cùng nhau”, như cùng ăn, cùng chơi, cùng trị chuyện, cùng đảm trách mọi cơng việc trong
nhà để cùng cảm thông, chia sẻ niềm vui và những lo toan.


Ngay từ nhỏ, trong phận làm con, các em cũng cần phải được rèn luyện, tập thực thi trách
nhiệm, cùng cha mẹ vun đắp cuộc sống gia đình. Kỹ năng sống của trẻ được hình thành từ
đó, đâu có đợi đến mai sau. Càng không thể trông đợi vào phép màu của các lớp học kỹ năng
sống, vào một “học kỳ quân đội”... mà các em chỉ tham gia trong một khoảng thời gian ngắn
ngủi.


Vì vậy, mỗi gia đình, mỗi tế bào xã hội cần nhận thức đúng đắn hơn nữa trong việc giáo
dục để trẻ có một mơi trường lành mạnh, tự tin vui tươi thoải mái... trong gia đình thì trẻ sẽ
học tập và tiếp thu được nhiều điều tốt trong xã hội


<b> 4. Hiệu quả: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Đầu năm học, chúng tôi đã tiến hành làm một bài tets nhỏ trong học sinh lớp 2 về nội


dung: Em sẽ nói như thế nào nếu muốn chuyển kênh xem một chương trình tivi khác khi
anh(chị) đang xem phim? Kết quả có 70% học sinh trình bày được lời yêu cầu, đề nghị một
cách thuyết phục. Cùng bài tets này, chúng tôi lấy ý kiến học sinh vào khoảng giữa kỳ II thì
có 95% học sinh trình bày tốt lời yêu cầu, đề nghị này.


<b>Thời gian</b> <b>Nêu được lời yêu cầu, đề nghị</b> <b>Không nêu được lời yêu cầu, đề nghị</b>


<b>Đầu năm</b> 70% 30%


<b>Giữa kỳ II</b> 95% 5%


<b>III. KẾT LUẬN</b>


Với mục đích trang bị cho con người những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế để trải
nghiệm trong đời sống, từ trước đến nay GDKNS đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa
vào trường học. Ở Việt Nam, mục tiêu GD đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý
thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết cho người học. Vì thế có thể coi GDKNS là
nhiệm vụ cấp thiết và không thể thiếu được đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình, trường học và
tồn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu
cầu thiết yếu đưa GDKNS vào trường học cùng với các bộ môn khoa học khác. KNS không
chỉ là “giá đỡ” khi thực hiện mục tiêu GD mà cịn là “chiếc chìa khóa vạn năng” giúp con
người từng bước khẳng định bản thân mình. Việc GDKNS cho các em là điều quan trọng mà
ai cũng biết nhưng quan trọng hơn nữa là các em biết “vận dụng những kỹ năng đó như thế
nào vào cuộc sống”. Đó cũng là một thách thức quyết liệt khi chọn lọc những kỹ năng cần
thiết để định hướng cho HS, giúp các em trưởng thành và sống một cách vững vàng hơn.
Cuối cùng sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường có thể ví là “mối lương dun” để
làm nên sự thành bại trong GDKNS. Các thành viên trong “thế giới ngày mai” không chỉ
được lớn lên từ trong tràn đầy hạnh phúc của những ngơi nhà bình n mà cịn phải biết đứng
lên bằng đơi chân vững chãi mà thế trụ ba chân là nhà trường, gia đình và xã hội.



Vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt tinh thần chỉ đạo của ngành, trường chúng tôi đã
mạnh dạn tổ chức rất nhiều các hoạt động giáo dục trong chương trình nội khóa và ngoại
khóa nhằm giáo dục KNS cho HS, bước đầu cũng đã gặt hái được một số thành quả đáng kể.
Chúng tôi thấy phần nào an tâm hơn về KNS và việc vận dụng của học sinh vào thực tiễn.
Các em đã lớn lên và trưởng thành từng ngày trong chiếc nơi của nhà trường, gia đình và xã
hội. SKKN này chỉ là sự đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục của nhà trường, mong
rằng nó cũng sẽ trở thành một số kinh nghiệm nho nhỏ để các trường bạn tham khảo, vận
dụng sáng tạo vào nhà trường mình để góp phần giáo dục có hiệu quả hơn nữa KNS cho học
sinh trong tình hình hiện nay.


Qua đây, chúng tơi cũng có ý kiến đề nghị các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục sớm có
một chương trình dạy KNS chính quy trong nhà trường tiểu học và quan tâm hơn nữa đến
điều kiện cơ sở vật chất để các em có một chỗ học thật tốt, các em thấy yêu thích, tự hào về
nơi mình đến học mỗi ngày, thật sự cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.


<b>Người viết</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×