Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nghiên Cứu Thực Trạng Mắc Bệnh Tăng Huyết Áp Của Người Dân Trên 20 Tuổi Ở Phường Phú Mỹ Thành Phố Thủ Dầu Một Tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 25 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2014-2015

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN 20 TUỔI Ở PHƯỜNG PHÚ MỸ
THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thuộc nhóm Ngành: Khoa Học Tự Nhiên

Bình Dương, tháng 5 – năm 2015


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2014-2015

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI
DÂN TRÊN 20 TUỔI Ở PHƯỜNG PHÚ MỸ THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Thuộc nhóm Ngành: Khoa Học Tự Nhiên


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Hiệp
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: C12SH01 – Khoa Khoa học Tự nhiên
Năm thứ: 3 / Số năm đào tạo: 3
Ngành học: Sư Phạm Sinh Học
Người hướng dẫn:Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền

Nam, Nữ: Nữ


3

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
1.1.

Nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp chung là 11,8% (Bộ Y Tế Việt Nam, 1989), tỉ

lệ này gia tăng đáng quan tâm vì trước năm 1975 tỉ lệ này ở miền Bắc Việt Nam chỉ có
1-3% (Đặng Văn Chung, 1975). Tại bệnh viện Trung ương Huế năm 1980 tỉ lệ THA
trong số các bệnh nội khoa chỉ có 1% nhưng 10 năm sau, năm 1990, đã tăng đến 10%.
Theo Phạm Gia Khải, năm 1999 tỉ lệ THA là 16,05% người từ 25 tuổi trở lên tại Hà
Nội [6]. Năm 2001 tỷ lệ này là 23,02%.
Thống kê năm 2002 Viện Tim Mạch tại miền Bắc Việt Nam cho thấy tỉ lệ tăng
huyết áp là 16,3% [6].
Theo số liệu điều tra năm 2001-2002 của Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở nam
giới từ 16 tuổi trở lên là 15,1% và nữ giới là 13,5%. Các yếu tố dẫn đến bệnh tăng
huyết áp gồm có: tuổi cao, giới tính nam có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ, khối lượng
cơ thể, chỉ số BMI, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, tiền sử gia đình cho người mắc

bệnh tăng huyết áp,...
Tần suất mắc bệnh THA tại cộng đồng thành phố Hồ Chí Minh ở người từ 18
tuổi trở lên trong nghiên cứu năm 2004 là 20,5% [10].
Theo một điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người
lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỉ lệ tăng huyết áp đã tăng
lên đến 25,1%, nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp. Với
dân số của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị
tăng huyết áp[10].
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết bị tăng
huyết áp, hoặc là tăng huyết áp nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa
đưa được số huyết áp về mức bình thường. Tăng huyết áp nếu khơng được điều trị
đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề


4

, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe,
sức lao động của người bệnh và trở.thành.gánh.nặng.cho.gia.đình.và.xã.hội [14].
Tuyệt đại bộ phận (khoảng 90%) các bệnh nhân bị THA là không rõ nguyên
nhân. Chỉ một số nhỏ các bệnh nhân (<10%) bị THA có tìm được ngun nhân (tức là
do hậu quả của một số bệnh lý khác). Do đó, những dấu hiệu thể hiện bệnh THA
thường không đặc hiệu và người bệnh thường khơng thấy có gì khác biệt với người
bình thường [14].
Theo một điều tra của Viện Tim mạch tại 4 tỉnh phía bắc Việt Nam năm 2003
cho thấy, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu (10%) gây suy tim tại cộng đồng ở
người lớn Việt Nam. 46% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại Viện Tim
mạch (2005) có liên quan với tăng huyết áp và hơn 1/3 số bệnh nhân tai biến mạch
máu não điều trị tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai (2003) có nguyên nhân là
tăng huyết áp [13].
Ở Việt Nam cùng với sự phát triển cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, tỉ lệ bệnh THA

tăng rất nhanh. Ở Miền Bắc, tỉ lệ THA từ 1,9% năm 1976, đến năm 2008 tỉ lệ này là
25,1%. Bệnh ngày phổ biến nhưng số người chẩn đốn sớm cịn thấp, số bệnh nhân
được điều trị cịn ít, số bệnh nhân được điều trị chưa đúng phác đồ chưa nhiều. Dự báo
đến năm 2025, có khoảng 10 triệu người Việt Nam bị THA, ước tính chi phí cho bệnh
này là 3.120 tỉ đồng, đây là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
1.2.

Nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh tim mạch chiếm 1/3

nguyên nhân tử vong trên thế giới và đang góp phần gia tăng gánh nặng bệnh tật trên
thế giới. Tăng huyết áp đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu: khoảng 1 tỷ
người trên toàn thế giới bị THA - yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các
nước công nghiệp và ngay tại nước ta. Tuổi thọ của người dân ngày càng cao kèm theo
các yếu tố nguy cơ ngày càng nhiều làm tăng không ngừng số người bị THA trên tồn
thế giới [15].
Theo ước tính của các trung tâm khoa học, hàng năm THA là nguyên nhân gây
tử vong cho khoảng 7 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn
cầu (64 triệu người sống trong tàn phế). Còn ở những đối tượng lớn tuổi: tuổi càng cao
thì số người bị tăng huyết áp càng nhiều, HA càng cao thì tỷ lệ tử vong càng lớn và
trên 75% các trường hợp bệnh lý đều có liên quan tới HA cao. Có sự liên quan chặt


5

chẽ giữa trị số HA với nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới: tỷ lệ tăng huyết áp ở các nước tuy có khác
nhau nhưng đều rất cao: từ các nước châu Á như Đài loan là 28%, tới các nước Âu-Mỹ
như Hà Lan là 37%, Hoa Kỳ là 24% [16].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), năm 2000, toàn thế giới có

tới 972 triệu người bị cao huyết áp và con số này được dự đoán đến năm 2015 sẽ vào
khoảng 1,56 tỉ ngườiTHA đang trở thành một vấn đề thời sự vì sự gia tăng nhanh
chóng của căn bệnh này trong cộng đồng [17].
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã có khoảng 1,5 tỷ người trên
thế giới bị THA. Theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng 74,5 triệu người Mỹ
bị THA, tức là cứ khoảng 3 người lớn lại có 1 người bị THA. Nhưng một điều đáng
lưu tâm hơn là tỷ lệ những người bị THA còn đang gia tăng một cách nhanh chóng ở
cả các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi. Ở Việt Nam, theo một điều tra
gần đây nhất của Viện Tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì tỷ lệ
THA của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 27,4% [17].
2. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm gần đây những bệnh về tim mạch đang có xu hướng gia tăng.
Trong số đó thì tăng huyết áp là bệnh phổ biến nhất. Tăng huyết áp là một trong những
bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hậu quả có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di
chứng tàn phế, làm giảm hoặc mất khả năng lao động của người bệnh, gây ra những
thiệt hại cho bản thân, gia đình và xã hội.
Trong báo cáo về sức khoẻ hàng năm của WHO năm 2002 đã nhấn mạnh THA
là “kẻ giết người số một”. Vào năm 2008, người ta ước tính có khoảng 17,5 triệu
người trên thế giới bị tử vong do THA và các biến chứng tim mạch. Theo một điều tra
tại Hoa Kỳ năm 2006 đã cho thấy có 56.561 người Mỹ bị tử vong vì THA. Một nghiên
cứu tại nước Đức vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước đã cho thấy những nguy cơ
gây tử vong trong một năm tại Đức là: Đi máy bay thì nguy cơ là 1/1.000.000; lái xe
ơtơ là 1/5.000; hút thuốc lá là 1/250, nhưng THA thì nguy cơ là 1/50.Người ta cũng
thấy là với mỗi mức HA tâm thu tăng lên 20mmHg và HA tâm trương tăng lên
10mmHg thì nguy cơ các biến cố tim mạch cũng sẽ tăng lên gấp đơi. THA là bệnh lý
có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau, làm cho người bệnh trở nên tàn phế,
thậm chí có thể tử vong.


6


Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), năm 2000, tồn thế giới có
tới 972 triệu người bị cao huyết áp và con số này được dự đoán đến năm 2015 sẽ vào
khoảng 1,56 tỉ người.
Năm 2012, tại Việt Nam, theo khảo sát của Bộ Y tế đối với người dân 20 tuổi
trở lên thì tỉ lệ cao huyết áp là 25% tương đương 22,5 triệu người.Tỷ lệ bệnh tăng
huyết áp ở nước ta ở mức đáng báo động, biểu hiện lâm sàng của bệnh không rõ rệt
nhưng biến chứng của bệnh lại rất phong phú và bệnh tình tiến triển nặng gây nên tỷ lệ
tử vong cao.
Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với
các huyện, thị trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30
km. Phường Phú Mỹ là một phường nằm ở ngoại ôcủa thành phốThủ Dầu Một, là nơi
có nhiều khu công nghiệp, thành phần dân cư đa dạng như: nông dân, cơng nhân, cơng
nhân viên chức,…. Ở đây chưa có một đề tài nào nghiên cứu về thực trạng mắc bệnh
THA ở người dân.Vì những lí do trên, chúng tơi thực hiện đề tài“Nghiên cứu thực
trạng mắc bệnh tăng huyết áp của người dân trên 20 tuổi ở phường Phú Mỹ
thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương”.
3. Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu thực trạng mắc bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tăng huyết áp
của người dân tại phường Phú Mỹ. Từ những thông tin nghiên cứu của đề tài xây dựng
được một phần cơ sở dữ liệu về bệnh tăng huyết áp trên địa bàn thành phố.
Góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tăng huyết áp.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.

Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu những nội dung liên quan đến

bệnh tăng huyết áp:


4.2.

-

Bệnh tăng huyết áp là gì? Yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp.

-

Biến chứng của bệnh tăng huyết áp.

-

Phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu


7

Thực hiện phát phiếu điều tra và hướng dẫn bệnh nhân điền các nội dung theo
yêu cầu của phiếu điều tra ở nhà của từng hộ dân.
Tiến hành đo huyết áp để lấy các thông số huyết áp, đo chiều cao, cân nặng,
vịng mơng, vịng bụng.

4.3.

Phương pháp đo các chỉ số
Chiều cao đứng: đơn vị đo là cm, dụng cụ đo là thước có vạch sẵn có độ chính


xác đến 1 mm. Khi đo, bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, hai gót chân sát vào nhau, mắt
nhìn thẳng, đồng thời đảm bảo 4 điểm là đầu, lưng, mông và gót chân chạm vào thước
đo. Tư thế đứng được xác định khi đi mắt và lỗ tai ngồi cùng ở trên đường thẳng
ngang vng góc với trục cơ thể.
Cân nặng: được xác định bằng cân y tế có độ chính xác đến 0,1 kg. Cân được
đặt trên mặt phẳng ngang. Khi cân: đối tượng chỉ mặc trang phục gọn gàng, không
mang dép và đội mũ, đứng thẳng sao cho trọng tâm của cơ thể rơi vào điểm giữa cân,
đo xa bữa ăn.
Vịng bụng: dụng cụ đo là thước vải khơng co dãn có độ chính xác đến 1 mm.
Vịng bụng được đo ở tư thế đứng thẳng đo bằng thước dây cuốn quanh bụng qua rốn,
sao cho mặt phẳng của thước dây tạo ra song song với mặt đất. Đo cách xa bữa ăn.
Vịng mơng: dụng cụ đo là thước vải khơng co dãn có độ chính xác đến 1 mm.
Vịng mơng được đo ở tư thế đứng thẳng đo bằng thước dây cuốn quanh mông, sao
cho mặt phẳng của thước dây tạo ra song song với mặt đất.
Chỉ số WHR được tính theo cơng thức:
WHR = Vịng eo (cm)/ Vịng mơng (cm)
Chỉ số BMI được tính theo cơng thức:
BMI = Cân nặng (kg ) / (Chiều cao (m))2
Phân loại chỉ số BMI của WHO dành cho người Châu Á:
Phân loại
Chỉ số BMI

Gầy

Bình thường

Thừa cân

Béo phì


<18,5

18,5-<23

23-<24,9

>25

Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tự động (Microlife – BP 3GW1): Cho người
bệnh nằm thoải mái tại giường hoặc ngồi. Quấn băng huyết áp vào phần cổ tay ở phía
bên trong, cách cổ tay khoảng 1 cm, quấn băng huyết áp vừa chặt với cổ tay. Đặt cổ
tay bên đo một cách từ từ ngang với vị trí tim, tay cịn lại thì đỡ vào khuỷu tay bên kia


8

để cơ không bị căng. Bấm nút START/STOP để tiến hành đo huyết áp, máy sẽ tự động
bơm hơi và xả hơi, khi có âm thanh kêu lên là báo hiệu là việc đo đã hoàn thành.
Trong khi đo người bệnh khơng được nói chuyện, khơng được cử động tay và máy đo
ln đặt ở vị trí ngang tim. Nếu máy báo lỗi thì tìm nguyên nhân và tiến hành đo lại,
mỗi lần đo cách nhau ít nhất 3 phút.
4.4.

Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Tham khảo một số tài liệu và xin ý kiến của các bác sĩ chuyên ngành về bệnh

tăng huyết áp để có được những dữ liệu chính xác phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
4.5.

Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu theo mơ hình cắt ngang phân tầng ngẫu nhiên. Địa bàn phường Phú

Mỹ lấy ngẫu nhiên ra các khu phố, ở mỗi khu phố chọn ra ngẫu nhiên các hộ dân để
tiến hành thực hiện điều tra thu thập số liệu.
Cỡ mẫu: mẫu được chọn dựa vào công thức

S 2 .t 2
n =
d2
n: Số cá thể mẫu cần lấy.
S: Độ lệch chuẩn tính theo % của giá trị trung bình, cịn gọi là hệ số biến thiên
CV (có được qua điều tra sơ bộ).
t: Trị số tương ứng với độ tin cậy chọn trước kết quả.
d: Sai số cho phép của trị số trung bình.
Chọn sai số cho phép đo của kết quả nghiên cứu là ±5% của trị số trung bình,
độ tin cậy của kết quả là 99% (tra bảng phân phối Student thì t = 2,576. Làm thí
nghiệm sơ bộ ta tính được:

130 ,14 . 2 , 576
n =
52
4.6.

2

= 36

Phương pháp xử lý số liệu
Bước 1: Kiểm tra các phiếu điều tra. Những phiếu khơng đạt u cầu thì loại


bỏ.
Bước 2: Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


9

5.1.

Đối tượng nghiên cứu
Bệnh tăng huyết áp ở người dân từ 20 tuổi trở lên sống trên địa bàn phường Phú

Mỹ thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.

5.2.

Phạm vi nghiên cứu
Các chỉ số thể lực liên quan đến bệnh tăng huyết áp: chiều cao, cân nặng, vịng

bụng, vịng mơng.
Các chỉ số huyết áp: huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu.
Các thông tin liên quan đến bệnh tăng huyết áp thực hiện bằng phiếu điều tra.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 36trang:
Mở đầu: Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài, lý
do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết: Trình bày định nghĩa về huyết áp và bệnh tăng
huyết áp, cơ chế của hiện tượng tăng huyết áp, các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng
huyết áp, biến chứng của bệnh tăng huyết áp.
Chương 2: Thực trạng nghiên cứu: Trình bày đặc điểm khu vực nghiên cứu và

một số nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp tại tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu: Trình bày các kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Kết luận và khuyến nghị: Rút ra kết luận chung cho đề tài nghiên cứu, từ đó đưa
ra khuyến nghị phù hợp với kết quả nghiên cứu.


10

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Định nghĩa về huyết áp
Huyết áp là áp lực của dòng máu lên các thành động mạch ở ngoại vi và dao

động theo hoạt động của chu kỳ tim. Huyết áp có chỉ số tối đa ở thời kì tim co, đẩy
máu ra động mạch (thời kỳ tâm thu – huyết áp tối đa) và có chỉ số tối thiểu khi tim
giãn ra để thu máu về tim (thời kì tâm trương – huyết áp tối thiểu).
Huyết áp thay đổi trong ngày, theo tuổi và hoạt động của cơ thể. Huyết áp
xuống thấp hơn vào ban đêm, lúc ta ngủ, nghỉ và lên cao vào tầm trưa, đầu giờ chiều
hay khi ta vận động, tinh thần bị kích động. Ở người già, huyết áp thường cao hơn
người trẻ.
1.2.

Định nghĩa về bệnh tăng huyết áp
Huyết áp (HA): là một chỉ số cho biết áp lực bơm máu trong cơ thể. Số đo

huyết áp được biểu diễn bằng đơn vị mmHg (hay cmHg), bao gồm 2 thành phần: Trị
số HA tâm thu (số ở trên) nói lên khả năng bơm máu của tim, trị số HA tâm trương (số
ở dưới) nói lên trương lực của động mạch để duy trì dịng máu chảy trong hệ thống
mạch máu. Bình thường số đo HA tâm thu dao động từ 90 đến 139 mmHg và HA tâm

trương từ 60 đến 89 mmHg [13].
Tổ chức tăng huyết áp thế giới và Ủy ban quốc gia cộng lực Hoa Kỳ, Hội tăng
huyết áp Việt Nam đều thống nhất một người lớn bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu
trên hoặc bằng 140 mmHg và huyết áp tâm trương trên hoặc bằng 90 mmHg [16].
Có hai loại tăng huyết áp:
Tăng huyết áp tiên phát: đối với hầu hết người lớn, khơng có nguyên nhân nhận
dạng của tăng huyết áp. Đây là loại huyết áp cao, gọi là tăng huyết áp cần thiết ban
đầu, có xu hướng phát triển dần dần qua nhiều năm.
Tăng huyết áp thứ phát: một số người có huyết áp cao gây ra bởi một điều kiện
cơ bản. Đây là loại huyết áp cao, gọi là tăng huyết áp thứ cấp, có xu hướng xuất hiện
bất ngờ và gây ra huyết áp cao hơn so với hiện tăng huyết áp chính.
1.3.

Phân loại bệnh tăng huyết áp [6]
Theo WHO/ISH (năm 2003) chia tăng huyết áp làm 3 cấp độ:


11

Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003)
Huyết áp (mmHg)

Phân loại huyết áp
Tâm thu

Tâm trương

Tăng huyết áp loại I

140 - 159


90 – 99

Tăng huyết áp loại II

160 - 179

100 – 109

Tăng huyết áp loại III

≥ 180

≥ 110

Liên ủy ban quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá, điều trị tăng huyết áp
Hoa Kỳ (Join National Committee – JNC) chia độ tăng huyết áp:
Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003)
Huyết áp (mmHg)

Phân loại huyết áp
Tâm thu

Tâm trương

< 120

< 80

Tiền tăng huyết áp


120 - 139

80 – 89

Tăng huyết áp loại I

140 – 159

90 – 99

Tăng huyết áp loại II

≥ 160

≥ 100

Bình thường

Cách phân độ tăng huyết áp tại Việt Nam xuất phát từ cách phân độ tăng huyết
của WHO/ISH và JNC, Hội tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ như sau:
Bảng 1.3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay
Huyết áp (mmHg)

Phân loại tăng huyết áp

Tâm thu

Tâm trương


120

80

Huyết áp bình thường

120 – 129

80 – 84

Huyết áp bình thường cao

130 – 139

85 – 89

Tăng huyết áp độ 1 (nhẹ)

140 – 159

90 – 99

Tăng huyết áp độ 2 (trung bình)

160 – 179

100 – 109

Tăng huyết áp độ 3 (cao)


≥ 180

≥ 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

≥ 140

< 90

Huyết áp tối ưu (lý tưởng 120/80)


12

1.4.

Cơ chế của hiện tượng tăng huyết áp
Biểu hiện rõ nhất của hiện tượng tăng huyết áp là mạch máu bị thu nhỏ lại,

thành mạch dày lên, máu lưu thông trong lòng mạch bị cản trở, làm tăng áp lực lên
thành mạch. Nhưng giảm lượng máu đi tới các cơ quan gây tai biến như nghẽn mạch,
vỡ mạch, suy tim, đột quỵ,...
1.5.

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp [13], [14], [15]
Tuổi: Nguy cơ gia tăng áp lực máu cao theo tuổi. Qua tuổi trung niên, huyết áp

cao là phổ biến hơn ở nam giới. Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển bệnh tăng huyết
áp sau khi mãn kinh.

Chủng tộc: Huyết áp cao đặc biệt phổ biến ở người da đen, thường phát triển ở
độ tuổi sớm hơn ở người da trắng. Biến chứng nghiêm trọng như: đột quỵ, và đau tim
cũng phổ biến hơn ở người da đen.
Gia đình: Huyết áp cao có xu hướng di truyền trong gia đình.
Thừa cân hoặc béo phì: Càng nặng cần phải cung cấp oxi và chất dinh dưỡng
đến các mơ nhiều hơn. Khi thể tích máu lưu thơng qua mạch máu tăng lên thì áp lực
lên thành động mạch tăng.
Không vận động cơ thể: Những người không hoạt động thường có nhịp tim
cao hơn. Tỷ lệ nhịp tim cao hơn, tim khó khăn hơn phải làm việc với từng cơn co thắt
và các lực mạnh hơn và các động mạch. Thiếu hoạt động thể chất cũng làm tăng nguy
cơ bị thừa cân.
Hút thuốc lá: Các hóa chất trong thuốc lá có thể làm tổn thương niêm mạc của
thành động mạch. Điều này có thể gây ra thu hẹp các động mạch, tăng huyết áp.
Quá nhiều muối (sodium) trong chế độ ăn uống: Quá nhiều natri trong chế
độ ăn làm cho cơ thể giữ lại các chất dịch, làm tăng huyết áp.
Quá ít kali trong chế độ ăn uống: Kali giúp cân bằng lượng natri trong tế bào.
Nếu không nhận được đủ kali thì cơ thể tích tụ lại natri trong máu.
Uống quá nhiều rượu, bia: Uống nhiều hơn hai hoặc ba ly trong ngày có thể
tạm thời làm tăng huyết áp, vì nó có thể làm cơ thể giải phóng các hoocmon làm tăng
lưu lượng máu và nhịp tim.


13

Căng thẳng: Mức độ căng thẳng có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời nhưng
kịch tính huyết áp. Nếu cố gắng để thư giãn bằng cách ăn nhiều hơn, sử dụng thuốc lá,
uống rượu, chỉ có thể làm tăng các vấn đề với huyết áp cao.
Một số bệnh mãn tính: Một số điều kiện mãn tính cũng có thể làm tăng nguy
cơ huyết áp cao, bao gồm cholesterol cao, tiểu đường, bệnh về thận,...
1.6.


Biến chứng của bệnh tăng huyết áp[14]

Các biến chứng tim mạch:
Cao huyết áp lâu ngày làm hư lớp nội mạc (lớp áo trong cùng) của mạch vành,
làm các phân tử cholesterol tỉ trọng thấp (LDL) dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào lớp
áo trong động mạch vành, sau đó làm hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm hẹp
mạch vành.
Khi động mạch vành bị hẹp nhiều, bệnh nhân thấy đau ngực, nghẹn trước ngực
khi gắng sức, khi vận động nhiều, leo cầu thang, cơn đau giảm khi bệnh nhân ngừng
gắng sức(triệu chứng bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ). Đau trước ngực có thể lan lên cổ,
lan ra tay trái và ra sau lưng. Nếu mảng xơ vữa động mạch bị nứt, vỡ thì trong động
mạch vành hình thành huyết khối, làm tắc động mạch vành và làm bệnh nhân bị nhồi
máu cơ tim.
Cao huyết áp cũng làm cơ tim phì đại (cơ tim dày lên):
Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do cao huyết áp sẽ có một vùng cơ tim bị chết,
khơng thể co bóp được, dẫn đến suy tim. Cao huyết áp lâu ngày làm cơ tim phì đại,
nếu khơng được điều trị cũng sẽ dẫn đến suy tim.
Các biến chứng về não:
Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao, mạch máu não khơng chịu nổi áp lực
cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hồn tồn,
nặng thì có thể tử vong.
Nhũn não: Cao huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự mạch vành),
nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đơng, làm tắc mạch máu não gây
chết một vùng não (còn gọi là nhũn não).
Thiếu máu não: Cao huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm
máu bơm lên não không đủ khiến người bệnh thấy chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh.


14


Các biến chứng về thận:
Cao huyết áp làm hỏng màng lọc của tế bào thận, làm bệnh nhân tiểu ra protein
(bình thường khơng có), lâu ngày gây suy thận.
Cao huyết áp còn làm hẹp động mạch thận, làm thận tiết ra nhiều chất renin,
khiến huyết áp tăng cao. Hẹp động mạch thận lâu ngày cũng gây ra suy thận.
Biến chứng về mắt:
Cao huyết áp làm hư mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm
hẹp lòng mạch lại. Khi có q trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ đè bẹp tĩnh
mạch và cản trở tuần hoàn làm bệnh nhân hỏng mắt tiến triển theo các giai đoạn.
Cao huyết áp còn làm xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực,
thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Các biến chứng về mạch ngoại vi:
Cao huyết áp làm động mạch chủ phình to, có thể bóc tách và vỡ thành động
mạch chủ dẫn đến chết người.
Cao huyết áp làm hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân. Khi
động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, bệnh nhân đi một đoạn đường thì đau chân, phải
đứng lại nghỉ (đau cách hồi).


15

Chương 2 THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Phú.Mỹ là.một phường nằm.phía.đơng.bắc.thuộc.thành.phố Thủ.Dầu.Một tỉnh
Bình Dương, cách nội ô thành phố Thủ Dầu Một 6 km, cách trung tâm thành phố mới
Bình Dương 3 km theo tuyến đường Huỳnh Văn Lũy. Đông giáp phường Phú Tân,
thành phố Thủ Dầu Một, xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên.Tây giáp phường Hiệp
Thành và phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một.Nam giáp phường Phú Lợi,
thành phố Thủ Dầu Một.Bắc giáp xã Phú Chánh, huyện Tân Uyên.

Phường được Chính phủ nâng cấp từ xã Phú Mỹ trước lên đơn vị hành chính
cấp phường theo Nghị định 73/2008/NĐ-CP năm 2008, là một trong 14 phường, xã
thuộc địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Phườngcó 1.287,67 ha diện tích tự nhiên và
11.345 người nhưng khi thành lập phường Hòa Phú và Phú Tân phường cịn lại 627,37
ha diện tích tự nhiên và 10.544 người (2009), được chia thành 8 khu phố từ 1 – 8: Khu
phố 1: diện tích 79,02 ha; dân số 1.011 nhân khẩu; 272 hộ.Khu phố 2: diện tích 32,59
ha; dân số 1.180 nhân khẩu; 313 hộ.Khu phố 3: diện tích 57,37 ha; dân số 1.820 nhân
khẩu; 490 hộ.Khu phố 4: diện tích 63 ha; dân số 1.257 nhân khẩu; 352 hộ.Khu phố 5:
diện tích 109,63 ha; dân số 759 nhân khẩu, 196 hộ.Khu phố 6: diện tích 79,25 ha; dân
số 1.117 nhân khẩu; 290 hộ.Khu phố 7: diện tích 68,23 ha; dân số 1.537 nhân khẩu;
361 hộ.Khu phố 8: diện tích 138,28 ha; dân số 1.612 nhân khẩu; 415 hộ.
Chỉ tiêu

STT

Số lượng

1

Tổng số hộ

3.545 hộ

2

Tổng dân số

13.528 người

3


Dân số trong tuổi lao động

8.300 người

4

Lao động thông qua đào tạo

4.160 người

5

Lao động nông nghiệp

507 người

6

Số người trong tuổi lao động khơng có việc làm

700 người


16

Phú Mỹ là một phường có vị trí nằm gần vùng ven rìa của thành phố Thủ Dầu
Một, dân số đông, thành phần dân cư đa dạng như: nông dân, cơng nhân, viên chức
nhà nước, hưu trí,… Đề tài “Nghiên cứu thực trạng mắc bệnh tăng huyết áp của
người dân trên 20 tuổi ở phường Phú Mỹ tỉnh Bình Dương”là đề tài nghiên cứu

một cách cụ thể về bệnh tăng huyết áp trên địa bàn phường Phú Mỹ.
2.2. Một số nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp tại tỉnh Bình Dương
Năm 2008 nhóm tác giả Lê Hồng Ninh và cộng sự, công bố đề tài nghiên cứu
“Các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây (tăng huyết áp, đái tháo đường týp
2) ở người lớn tỉnh Bình Dương, năm 2006-2007”. Đề tài nghiên cứu bệnh chứng
bắt cặp theo tuổi và giới cho 704 trường hợp được chọn tại 3 bệnh viện điều trị tại tỉnh
Bình Dương. Có 176 trường hợp tăng huyết áp và 176 ca chứng, 176trường hợp đái
tháo đường týp 2 và 176 ca chứng. Nghiên cứu cho thấy độ mạnh mối liên quan giữa
các hành vi uống rượu bia, ăn mặn với nguy cơbệnh tăng huyết áp, mối liên quan giữa
hành vi uống rượu bia với nguy cơ bệnh đái tháo đường týp 2, mối liênquan chỉ số
nhân trắc BMI với hai bệnh trên.
Nghiên cứu cho các kết quả sau: Trong nhóm bệnh và chứng của bệnh THA các
yếu tố có uống rượu bia trong 12 tháng qua và tần suất uống rượu bia thường xuyên, tỷ
lệ béo phì và béo bụng, ăn mặn (được người khác cho là ăn mặn) là các yếu tố nguy cơ
làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhóm bệnh THA có uống rượu bia trong 12 tháng qua
cao hơn nhóm chứng (OR=2,16 KTC 95% = 1,05-4,71, p=0,02). Nhóm bệnh THA có
tần suất uống rượu biathường xuyên cao hơn nhóm chứng (OR=3,5 KTC 95%=1,3610,5, p=0,004). Nhóm bệnh THA có chỉ số BMI>= 23 cao hơn nhóm chứng (OR=3,5
KTC 95%=2,04-6,28, p=0,0001). Nhóm bệnh THA có chỉ số vịng eo/mơng cao hơn
nhóm chứng (OR=2,08 KTC 95%=1,24-3,59, p=0,003). Nhóm bệnh THA ăn mặn hơn
so với nhóm chứng (p=0,004). Trong nhóm bệnh và chứng của bệnh ĐTĐ, các yếu tố
uống rượu bia hàng ngày, béo phì là các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nhóm bệnh ĐTĐ có tỉ lệ uống rượu bia trong 12 tháng qua cao hơn nhóm chứng
(OR=2,18 KTC 95%=1,02-4,9, p=0,02). Nhóm bệnh ĐTĐ có tần suất uống rượu bia
thường xuyên cao hơn nhóm chứng (OR=7,5 KTC 95%=1,74-67,59, p=0,0016). Nhóm
bệnh ĐTĐ có bị béo phì (BMI>=23) cao hơn nhóm chứng (OR=2,86 KTC 95% =1,74,8, p= 0,0001).


17

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.

THÀNH PHẦN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu ở 432 đối tượng được phân bố theo giới tính, độ tuổi, nghề

nghiệp, trình độ học vấn và được thể hiện qua bảng 3.1:
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

Số lượng

Tỉ lệ

Nam

180

41,4%

Nữ

252

58,3%

20 – 29

203

47%


30 – 39

109

25,2%

40 – 49

40

9,3%

50 – 59

28

6,5%

60 – 69

30

6,9%

Trên 70

22

5,1%


Sinh viên

56

13%

CNVC

29

6,7%

Cơng nhân

104

42,6%

Nơng dân

36

8,3%

Bn bán

54

12,5%


Hưu trí

44

10,2%

Khác

29

6,7%

Mù chữ

44

10,2%

Tiểu học

96

22,2%

Trung học

196

45,4%


CĐ - ĐH

96

22,2%

Giớitính

Độ tuổi

Nghề ngiệp

Trình độ học vấn


18

Tỉ lệ giới tính
0%

0%

41,4%
Nam

58,3%

Nữ


Hình 1: Tỉ lệ giới tính

Tỉ lệ độ tuổi
5,1%

6,9%
6,5%

20 – 29
47%

9,3%

30 – 39
40 – 49
50 – 59

25,2%

60 – 69
Trên 70

Hình 2: Tỉ lệ độ tuổi

Tỉ lệ nghề nghiệp
10,2%

13%

6,7%


12,5%

Sinh viên
CNVC

8,3%

Cơng nhân
Nơng dân
42,6%

Bn bán
Hưu trí

Hình 3: Tỉ lệ nghề nghiệp


19

Tỉ lệ trình độ học vấn

22,2%

10,2%
22,2%

Mù chữ
Tiểu học
Trung học


45,4%

Cao đẳng – Đại học

Hình 4: Tỉ lệ trình độ học vấn
Nhận xét:Thực
ực hiện đề ttàiđo chỉ số HA trên 432 người. Trong đó::
-

Về giới tính: thực hiện đo ch
chỉ số HA và phát phiếu điều tra trên 180 nam (41,4%),
252 nữ (58,3%).

-

Về độ tuổi:nghiên cứu ở các độ tuổi khác nhau nh
như: 20 – 29 tuổi có 203 người
ngư
(47%), 30 – 39 tuổi có 109 ngư
người (25,2%), 40 – 49 tuổi có 40 người
ời (9,3%), 50 –
59 tuổi có 28 người
ời (6,5%), 60 – 69 tuổi có 30 người
ời chiếm (6,9%), trên
tr 70 tuổi có
22 người (5,1%).

-


Về nghề nghiệp: đo huyết
ết áp vvà khảo sát ở sinh viên có 56 người
ời (13%), CNVC có
29 người
ời (6,7%), cơng nhân có 104 ng
người
ời (42,6%), nơng dân có 36 người
ng
(8,3%),
bn bán có 54 người
ời (12,5%), hhưu trí có 44 người (10,2%), các ngàành nghề khác
có 29 người (6,7%).

-

Về trình độ học vấn:: mù ch
chữ có 44 người (10,2%), tiểu học có 96 người
ngư (22,2%),
trung học có 196 người (45,4%), CĐ – ĐH có 96 người (22,2%)


20

TÌNH TRẠNG HUYẾT
ẾT ÁP CỦA NG
NGƯỜI DÂN

3.2.

Tình trạng

ạng huyết áp của ng
người dân được thể hiện qua bảng 3.2 vàà hình 5:
Bảng 3.22. Tình trạng tăng huyết áp chung
Huy
Huyết áp cao
n

432

Huyết áp bình
ình thường
th

HATĐtb
HATĐtb

Số lượng

Tỉ lệ

HATĐtb

Số lượng
ợng

Tỉ lệ

148,4

58


13,4%

113,5

374

86,6%

113,29

Tỉ lệ THA chung

0%

0%
13,4%
Huyết áp cao
Huyết áp bình thường

86,6%

Hình 5: Tỉ lệ THA chung
Nhận xét: Trong nhóm đđối tượng nghiên cứu 432 người thì có 58 người
ngư có chỉ
số HA cao chiếm tỉ lệ 13,4%. K
Kết quả này thấp hơn kết
ết quả của tác giả Ths.Bs Nguyễn
Thị Thanh Nga nghiên cứu
ứu tại th

thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ người
ời cao huyết áp là
l
24,6%. Thấp hơn kết quả điều
ều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hhành ở
người
ời lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh vvà thành phố của nước ta thì thấy
ấy tỉ lệ tăng huyết áp đã
tăng lên đến 25,1%.


21

CÁC YẾU TỐ LIÊN
ÊN QUAN Đ
ĐẾN TĂNG HUYẾT ÁP

3.3.

3.3.1. Mối liên hệ giữa tăng huy
huyết áp và độ tuổi
Kết quả mối liên hệệ giữa THA vvà độ tuổi được
ợc thể hiện qua bảng 3.3 và hình 6:
Bảng
ảng 3.3.Mối liên hệ giữa THA và độ tuổi
Độ tuổi

Huy
Huyết áp cao


n

HATĐtb S
Số lượng

Huyết áp bình
ình thường
th
Tỉ lệ

HATĐtb

Số lượng
ợng

Tỉ lệ

20 – 29

203

131,5

19

9,4%%

105

182


90,6%

30 – 39

109

140,9

21

19,3%

109

88

80,7%

40 – 49

40

145,7

7

17,5%

110,3


33

82,5%

50 – 59

28

150

2

7,1%%

122,2

28

92,9%

60 – 69

30

151,3

3

10%


114,6

27

90%

>70

22

168

6

27,3%

119,7

16

72,7%

Tổng

432

58

13,4%


374

86,6%

27.3

30
25
19.3

20

17.5

15
10

9.4
10

7.1

5
0
20 - 29

30 - 39

40 - 49


50 - 59

60 - 69

Trên 70

Tỉ lệ THA
Hình 6:: M
Mối liên hệ giữa THA và độ tuổi
Nhận xét: Nghiên cứu
ứu 432 đối ttượng người dân trên địa bàn phường
ờng Phú Mỹ ở
các độ tuổi: 20 – 29 tuổi
ổi nghi
nghiên cứu 203 người, chỉ số HA cao có 21 người
ngư (10,3%);
30 – 39 tuổi nghiên cứu
ứu 109 ng
người, chỉ số HA cao có 21 người
ời (19,3%); 40 – 49 tuổi
nghiên cứu 40 người,
ời, chỉ số HA cao có 7 người (17,5%); 50 – 59 tuổi nghiên cứu
c 28


22

người, có 2 người
ời chỉ số HA cao tr

trên mức bình thường (7,1%); 60 – 69 tuổi nghiên
cứu 30 người, có 3 người chỉỉ số HA cao tr
trên mức bình thường (10%); trên 70 tuổi
tu
nghiên cứu 22 người, có 6 ngư
người chỉ số HA cao (27,3%). Như vậy,
ậy, ở nhóm đối tượng
t
trên 70 tuổi có tỉ lệ chỉ số HA cao cao nhất (27,3%), tuổi là yếu
ếu tố nguy cơ
c của THA,
nguy cơ THA càng tăng khi tu
tuổi càng cao. Kết quả nghiên cứu
ứu của nhóm phù
ph hợp với
nghiên cứu của các tác giả trước
ớc [1], [5], [12
[12],...
3.3.2. Mối liên hệ giữa tăng huy
huyết áp và giới tính
Kết quả mối liên hệệ giữa THA vvà giới tính được
ợc thể hiện qua bảng 3.4và
3.
hình 7:
Bảng 3.
3.4. Mối liên hệ THA và giới tính
Giới

Huy
Huyết áp cao


n

tính

HATĐtb S
Số lượng

Huyết áp bình
ình thường
th
Tỉ lệ

HATĐtb

Số lượng
ợng

Tỉ lệ
78,9%

Nam

180

152,5

38

21,1%


113,2

142

Nữ

252

111,3

20

7,9%

108,3

232

Tổng

432

58

13,4%

25

21.1


20
15
7.9

10
5
0
Nam

Nữ
Tỉ lệ THA
Hình 7: M
Mối liên hệ giữa THA và giới tính

374

92,1%
86,6%


23

Nhận xét: Trong nhóm đối tượng THA thì nam chiếm tỉ lệ 65,5% cao hơn nữ tỉ
lệ 34,5% (p<0,05) có ý nghĩa thống kê. Đề tài nghiên cứu 432 người (252 nữ, 180
nam) tỉ lệ nữ cao hơn nam. Khi thực hiện thống kê thì tỉ lệ nam có chỉ số HA cao số
lượng nhiều hơn nữ (21,1% > 7,9%). Như vậy, THA có liên quan đến giới tính và nam
tỉ lệ THA cao hơn nữ.Nghiên cứu của nhóm phù hợp với kết quả của tác giả Chu Hồng
Thắng [12]: Tỷ lệ THA ở nam giới (20,3%) cao hơn nữ giới (15,4%) (p<0,01). Nguy
cơ mắc bệnh THA ở nam giới cao gấp 1,39 lần so với nữ giới.

3.3.3. Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và trình độ học vấn
Kết quả mối liên hệ giữa THA và trình độ học vấn được thể hiện qua bảng 3.5
và hình 8:
Bảng 3.5.Mối liên hệ giữa THA và trình độ học vấn
Trình độ
học vấn

Huyết áp cao

Huyết áp bình thường

n
HATĐtb Số lượng

Tỉ lệ

HATĐtb

Số lượng

Tỉ lệ

Mù chữ

44

147,45

10


22,7%

140,5

34

77,3%

Tiểu học

96

140

16

16,7%

138

80

83,3%

Trung học

196

138,5


22

11,2%

126

174

88,8%

CĐ – ĐH

96

135

10

10,4%

125,2

86

89,6%

Tổng

432


58

13,4%

374

86,6%

Nhận xét: Trong nhóm đối tượng THA thì ở trình độ học vấn mù chữ có tỉ lệ
người THA cao nhất (22,7%); trình độ tiểu học có tỉ lệ người THA là 16,7%; trình độ
trung học có tỉ lệ người THA là 11,2%; trình độ CĐ – ĐH có tỉ lệ người có chỉ số HA
cao là 10,4%. Trong nhóm nghiên cứu những người mù chữ đa số là người lớn tuổi do
đó có chỉ số HA cao. Như vậy, trình độ học vấn có thể là yếu tố gián tiếp liên quan đến
THA, cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.


24

25

22.7

20

16.7

15

11.2


10.4

10
5
0
Mù chữ

Tiểu học

Trung học

CĐ - ĐH

Tỉ lệ THA
Hình 8: Mối
ối li
liên hệ giữa THA và trình độ học vấn
3.3.4. Mối liên hệ giữa
ữa tăng huyết áp vvà nghề nghiệp
Kết quả mối liên hệệ giữa THA vvà nghề nghiệp được
ợc thể hiện qua bảng 3.6
3. và
hình 9:
Bảng 3.6. M
Mối liên hệ giữa THA và nghề nghiệp
Độ tuổi

Huyết áp cao

n


Huyết áp bình
ình thường
th

HATĐtb

Số lượng

Tỉ lệ

HATĐtb Số lư
ượng

Tỉ lệ

Sinh viên

56

129,7

3

5,4%

105

53


94,6%

CNVC

29

140,9

6

21,7%

129

23

78,3%

Nông dân

36

136,5

5

13,8%

110,3


31
1

86,2%

Buôn bán

54

141

5

9,3%

122,2

49

90,7%

Công nhân

104

141,3

23

22,1%


114,6

81

77,9%

Hưu trí

44

168

18

41%

149,8

26

59%

Khác

29

137

5


17,2%

124

24

82,8%

Tổng

432

58

13,4%

374

86,6%


25

50

41

40
30

20
10

22.1

21.7
13.8

9.3

5.4

0
Sinh viên

CNVC

Nơng dân Bn bán

Cơng
nhân

Hưu trí

Tỉ lệ THA
Hình 9: Mối
ối li
liên hệ giữa tăng huyết áp và nghềề nghiệp
Nhận xét:: Trong nhóm đđối tượng có chỉ số HA cao thì nhóm đối
ối tượng

t
hưu trí
chiếm
ếm tỉ lệ cao nhất (41%); nhóm đối ttượng
ợng cơng nhân có chỉ số HA cao tỉ lệ 22,1%;
thấp nhất là nhóm đối tượng
ợng sinh vi
viên chiếm 5,4%. Như vậy,
ậy, nhóm người
ng
lớn tuổi
nghỉ hưu có chỉỉ số HA cao chiếm tỉ lệ cao.Kết quả đề tài phù hợp
ợp với nghiên
nghi cứu của
tác giả Chu Hồng Thắng: Liên
iên quan gi
giữa nghề nghiệp và bệnh
ệnh THA cho thấy tỷ lệ
THA ở nhóm hưu
ưu trí là cao nh
nhất: 47,4%, tiếp đến là nhóm cán bộ
ộ CNVC:
CN
30,1%,
nhóm nghềề khác: 23,7%; bn bán: 15,7%; nhóm cơng nhân vvàà nơng dân có tỷ
t lệ THA
thấp nhất: nông dân: 13,5%; công nhân: 9,0%.
3.3.5. Mối liên hệệ giữa tăng huyết áp vvà chỉ số BMI
Kết quả mối liên hệệ giữa THA vvà chỉ số BMI được
ợc thể hiện qua bảng 3.7

3. và
hình 10:
Bảng 3.7.M
Mối liên hệ giữa THA và chỉ số BMI
Chỉ số
BMI

Huyết áp cao

n

Huyết áp bình
ình thường
th

HATĐtb

Số lượng

Tỉ lệ

HATĐtb Số lư
ượng

Tỉ lệ

<18,5

94


134

4

4,6%

121,9

90

95,4%

18,5-<23

239

138,8

32

13,4%

125

207

207%

23-<25


61

140,1

13

21,3%

131,1

48

48%

≥25

38

141,7

9

132,2

29

29%

Tổng


432

374

86,6%

58

23,7%
13,4%


×