Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

de va dap an HSG truong 11 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.14 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD VÀ ĐT NGHÊ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 11 NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: Lịch sử Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI. Câu 1: (4,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa lịch sử của chính sách kinh tế mới ( NEP) ở nước Nga Xô viết. Câu 2: (3,0 điểm) Phân tích nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì? Câu 3: (3,0 điểm) Vì sao đến cuối thế kỉ XIX Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây ? Câu 4: (3.0 điểm): Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1858? Câu 5: ( 4,0 điểm) Khi thực dân Pháp xâm lược “lục tỉnh Nam Kì”, Triều đình nhà Nguyễn và nhân dân Nam Kì có phản ứng khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Câu 6: ( 3,0 điểm) Nhận xét tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn (từ 1858 đến 1867) ---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM. CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa lịch sử của chính sách (4,0 điểm) kinh tế mới ( NEP) ở nước Nga Xô viết. * Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi nội chiến kết thúc nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị trầm trọng: +Về Kinh tế: Chiến tranh tàn phá nặng nề, sản lượng công nông nghiệp giảm sút, nạn đói dịch bệnh tràn lan. + Chính trị: Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp nhân dân bất mãn, bọn phản động kích dộng quần chúng đấu tranh. - Tháng 3/ 1921 Đại hội lần thứ X của ĐCS Nga quyết định chuyển từ chính sách cộng sản thời chiến sangchính sách kinh tế mới ( NEP) do Lê Nin đề ra: * Nội dung chủ yếu: - Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thu thuế lương thực. Người nông dân sau khi nộp đủ số thuế được sử dụng toàn bộ những sản phẩm dư thừa…. - Cho tự do buôn bán, mở lại các chợ, phát triển thương nghiệp… - Cho tư nhân thuê hoặc xây dựng các xí nghiệp loại nhỏ… - Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế: công nghiệp, ngân hàng… * ý nghĩa: - Thực chất của NEP là công nhận nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước… - NEP làm cho nông dân yên tâm, phấn khởi sản xuất, làm cho nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng… - Kinh tế phát triển làm cho chính trị xã hội ổn định, khối liên minh công nông được củng cố…. 0.5 0.25 0.25 0.5. 0.5 0.25 0,25 0.5 0.25 0.25 0.5. Câu2: Phân tích nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ (3,0 điểm) nhất (1914 - 1918). Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì? * Phân tích nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ Chiến tranh... - Do qui luật phát triển không đồng đều của CNTB cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc lực lượng của chủ nghĩa đế quốc. Các nước đế quốc già (Anh, Pháp) có hệ thống thuộc địa rộng lớn. Các nước đế quốc trẻ (Mĩ, Đức, Nhật Bản) vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng có quá ít thuộc địa, dẫn đến mâu thuẫn giữa hai khối nước đế quốc ngày càng trở nên gay gắt - Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ra ở nhiều nơi: chiến tranh Trung- Nhật (1894- 1895), chiến tranh Mĩ - Tây. 0,5. Ban Nha (1898), chiến tranh Anh - Bô ơ (1899- 1902) - Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là nước hung hăng nhất vì. 0,5. có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh, nhưng lại có quá ít thuộc địa... - Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau... Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu. 0,5. xa bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) * Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì? - Căm ghét chủ nghĩa thực dân, căm ghét chiến tranh, thương xót những người dân vô tội bị sát hại bởi bom đạn chiến tranh, những người lính bị lôi cuốn trở thành công cụ của chiến tranh, bảo vệ hòa bình là một trong những. 1,0. vấn đề cấp bách của toàn nhân loại ... Câu 3 Vì sao đến cuối thế kỉ XIX Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây ? - Khái quát quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á... và từ đó đi đến kết luận Xiêm cũng đứng trước nguy cơ xâm lược của CNTB phương Tây - Trong bối cảnh đó Rama IV đã thi hành chính sách mở cửa buôn bán với nước ngoài, lợi dụng sự kiềm chế giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập của đất nước - Đến thời Rama V đã thi hành những chính sách tiến bộ trên tất cả các mặt: Kinh tế: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động để họ được tự do làm ăn sinh sống; xóa bỏ chế độ lao dịch cho nông dân, giảm nhẹ thuế ruộng... Nhờ đó đã góp phần nâng cao năng suất lúa, tăng sản lượng gạo xuất khẩu... Để phát triển công nghiệp nhà nước khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp, xây dựng một số nhà máy, mở hiệu buôn bán và ngân hàng... - Rama V còn tiến hành một loạt cải cách theo khuôn mẫu của các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục... tạo cho Xiêm một bộ mặt mới phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Ngoại giao: Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh-Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền. Nhờ đó Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực mà vẫn giữ được độc lập mặc dù lệ thuộc nhiều về chính trị và kinh tế vào Anh-Pháp.... (3,0 điểm) 0,5 0,5 1,0. 0,5. 0,5. Câu 4 Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở đầu cuộc chiến (3,0 điểm).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tranh xâm lược Việt Nam năm 1858? *Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1858 vì: - Đà Nẵng là một vị trí chiến lược quan trọng, nếu chiếm được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng, 1,0 lại nằm trên đường thiên lý Bắc Nam. - Đà Nẵng chỉ cách Huế 100 km, qua đèo Hải Vân, tại đây có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu hoạt động từ trước làm hậu thuẫn. Dụng ý của Pháp là sau khi chiếm được Đà Nẵng, sẽ tiến 1,0 thẳng ra Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng. - Hậu phương Đà Nẵng là đồng bằng Nam – Ngãi có thể lợi dụng để thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. 1,0 Câu 5 Khi thực dân Pháp xâm lược “lục tỉnh Nam Kì”, Triều đình nhà Nguyễn và nhân dân Nam Kì có phản ứng khác nhau. Sự khác nhau đó (4.0 điểm) thể hiện như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? * Khi thực dân Pháp xâm lược 6 tỉnh Nam Kì, triều đình nhà Nguyễn và nhân dân có sự phản ứng khác nhau. Sự khác nhau được thể hiện: 0.5 - Triều đình nhà Nguyễn sau một thời gian ngắn, chống đối yếu ớt, đã đi từ thoả hiệp này đến thoả hiệp khác và cuối cùng đầu hàng thực dân Pháp. 0.5 + Năm 1862 kí hoà ước cắt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp. + Năm 1867 để mất 3 tỉnh miền Tây. 0,5 - Thái độ của nhân dân: Có 4 hoạt động chính: + Phối hợp với quan quân triều đình chống Pháp ( 1859-1861) 0.5 + Tự động vũ trang lập căn cứ chống Pháp: Trương Định, Nguyễn Trung Trực… 0.5 + Chiến đấu bằng ngòi bút như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị… + Bất hợp tác với Pháp. 0.5 * Có sự khác nhau đó là vì: - Triều đình muốn bảo vệ quyền lợi của dòng họ Nguyễn. Phải đứng trước 2 nguy cơ: TD Pháp và nhân dân, triều Nguyễn chấp nhận thoả hiệp với Pháp. 0,5 - Nhân dân chỉ có sự lựa chọn là vũ trang chống ngoại xâm: Bảo vệ chủ 0,5 quyền của quốc gia, bảo vệ cuộc sống của chính họ. Câu 6 Nhận xét tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn (3.0 điểm) (từ 1858 đến 1867) -Trong quá trình xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta từ năm 1858 0,5 đến 1867, thái độ chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn được thể 0,75 hiện như sau: + Lúc đầu vua quan triều đình nhà Nguyễn tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, biết hợp tác với nhân dân, được nhân dân ủng hộ. + Về sau tỏ thái độ lo sợ thực dân Pháp, quay mặt với nhân dân, thậm.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> chí phản đối cuộc kháng chiến của nhân dân để rồi đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. + Từ đó có thể nhận thấy rằng tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn đi từ chỗ chống ngoại xâm đến chỗ nhượng bộ, từng bước đầu hàng giặc, thể hiện sự hèn yếu, tinh thần bạc nhược trong cuộc kháng chiến chống Pháp.. -------------------------------------Hết--------------------------------------. 0,75. 1,0.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×